B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
LC HNG QUC
NGHIÊN CứU ứNG DụNG BàI TậP
NÂNG CAO THể LụC CHO Nữ SINH VIÊN KHOA MầM NON
KHóA HọC 2013-2016 TRƯờNG CAO ĐẳNG TUYÊN QUANG
Chuyờn ngnh: Giỏo dc th cht
Mó s: 60140103
LUN VN THC S KHOA HC GIO DC
Ngi hng dn khoa hc
PGS.TS V c Thu
HÀ NỘI, NĂM 2014
2
Lời cảm ơn
Với tất cả sự chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn đến BGH trưởng Đại
học Sư phạm Hà Nội, phòng sau đại học đã tổ chức và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho chúng tôi - học viên khóa cao học 22 - hoàn thành tốt khóa
học này. Đồng gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý thầy cô, những người
đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và công sức để truyền thụ những kiến thức
bổ ích về GDTC, TDTT làm tiền đề quan trọng cho những nghiên cứu trong
luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Đức Thu,
người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tất cả cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi những người luôn bên tôi,
động viên, hỗ trợ tôi tất cả về vật chất lẫn tinh thần. Xin cảm ơn BGH, trung
tâm TDTT cùng thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và các em sinh viên trường Cao
đẳng Tuyên Quang đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Học viên cao học
Lục Hưng Quốc
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo
GDTC : Giáo dục thể chất
HLV : Huấn luyện viên
LVĐ : Lượng vận động
TCTL : Tố chất thể lực
TDTT : Thể dục thể thao
XPC : Xuất phát cao
VN : Việt Nam
DANH MỤC
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
m : Mét
” : Giây
’ : Phút
cm : Centimet
kg : Kilogam
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. So sánh trình độ thể lực của nữ sinh viên khoa mầm non khóa
học 2013 – 2016 trường Cao đẳng Tuyên Quang với nữ thanh
niên Việt Nam ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND
Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn sinh viên (n= 150) . . ERROR: REFERENCE
SOURCE NOT FOUND
Bảng 3.3: Thực trạng đội ngũ giảng viên TDTT trường Cao đẳng Tuyên
Quang ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND
Bảng 3.4: Thực trạng sân bãi dụng cụ phục vụ giảng dạy và tập luyện
TDTT của trường Cao đẳng Tuyên Quang ERROR:
REFERENCE SOURCE NOT FOUND
Bảng 3.5. Hệ thống các bài tập nâng cao TL cho nữ sinh viên ERROR:
REFERENCE SOURCE NOT FOUND
Bảng 3.6. Hệ thống các bài tập áp dụng thực nghiệm ERROR:
REFERENCE SOURCE NOT FOUND
Bảng 3.7. Kết quả phỏng vấn giáo viên về vai trò quan trọng của phát
triển thể lực và phương pháp nâng cao thể lực cho nữ sinh
viên (n=20) ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND
Bảng 3.8: So sánh thực trạng thể lực chung trước thực nghiệm của
hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. ERROR:
REFERENCE SOURCE NOT FOUND
Bảng 3.9: So sánh thực trạng thể lực của hai nhóm đối chứng và thực
nghiệm sau thực nghiệm. . ERROR: REFERENCE SOURCE NOT
FOUND
Bảng 3.10. So sánh n hịp tăng trưởng các test thể lực của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng ERROR: REFERENCE SOURCE
NOT FOUND
5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Vai trò quan trọng của phát triển TL cho nữ sinh viên
ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND
Biểu đồ 3.2. Hình thức tập luyện cho nữ sinh viên ERROR:
REFERENCE SOURCE NOT FOUND
Biểu đồ 3.3. Phương pháp luyện tập cho nữ sinh viên ERROR:
REFERENCE SOURCE NOT FOUND
Biểu đồ 3.4: So sánh thành tích trung bình của hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm ERROR:
REFERENCE SOURCE NOT FOUND
Biểu đồ 3.5: So sánh thành tích trung bình của hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm ERROR:
REFERENCE SOURCE NOT FOUND
Biểu đồ 3.6: So sánh thành tích trung bình của hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm ERROR: REFERENCE
SOURCE NOT FOUND
Biểu đồ 3.7: So sánh thành tích trung bình của hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm ERROR: REFERENCE
SOURCE NOT FOUND
Biểu đồ 3.8: Nhịp độ tăng trưởng của hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng sau thực nghiệm . . ERROR: REFERENCE SOURCE NOT
FOUND
6
MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1
HÀ NỘI, NĂM 2014 2
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
3.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn 4
3.2 Đối tượng nghiên cứu 4
3.3 Phạm vi nghiên cứu 4
4. Luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
5.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 6
5.2 Phương pháp phỏng vấn 6
5.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm 6
5.3.1. Bật xa tại chỗ (cm) 6
5.3.2. Chạy 30m xuất phát cao 7
5.3.3. Lực bóp tay thuận: 7
5.3.4. Dẻo gập thân: 7
5.3.5.Chạy con thoi 4x10m (giây) 8
5.3.6. Chạy 5 phút tùy sức 8
5.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 8
5.5 Phương pháp toán học thống kê 9
Chương 1 11
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất cho học sinh
sinh viên 11
1.2. Mục đích – Nhiệm vụ GDTC trong trường Đại học – Cao đẳng 15
1.2.1 Mục đích của GDTC và thể thao trong trường học 15
1.2.2. Nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong trường học 16
1.2.2.1 Nhiệm vụ của người dạy 17
1.2.2.2 Nhiệm vụ của người học 17
1.2.2.3 Nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao sức khỏe 18
1.2.2.4. Nhiệm vụ giáo dưỡng 18
1.2.3 Thực tiễn công tác GDTC trong các trường ĐH – CĐ 18
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 18 – 22 19
1.3.1 Đặc điểm tâm lý 19
1.3.2 Đặc điểm sinh lý 21
1.3.3.1.Sức nhanh 23
1.3.3.2.Sức mạnh 25
1.3.3.3. Sức bền 26
1.3.3.4. Mềm dẻo 26
1.3.3.5 Năng lực phối hợp vận động 27
1.4. Khái quát tình hình kinh tế, chính trị, giáo dục, xã hội của tỉnh Tuyên
Quang 27
8
CHƯƠNG 2 31
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỰC TRẠNG
THỂ LỰC CỦA NỮ SINH VIÊN KHOA MẦM NON NĂM THỨ NHẤT
KHÓA 2013-2016 TRƯỜNG CAO ĐẲNG TUYÊN QUANG 31
2.1. Thực trạng về chương trình môn học giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Cao đẳng Tuyên Quang 31
2.2. Thực trạng thể lực của nữ sinh viên khoa mầm non khóa học 2013 –
2016 trường Cao đẳng Tuyên Quang 35
2.2.1 Lựa chọn các test đánh giá thể lực chung cho nữ sinh viên khóa học
2013 - 2016 35
2.2.2. Thực trạng thể lực của nữ sinh viên khoa mầm non năm thứ nhất
khóa học 2013 – 2016 trường Cao đẳng Tuyên Quang 36
2.3. Thực trạng về nhu cầu tập luyện nâng cao thể lực của nữ sinh viên
khoa mầm non trường Cao đẳng Tuyên Quang 39
2.4. Thực trạng về các yếu tố và các điều kiện đảm bảo cho công tác nâng
cao thể lực cho nữ sinh viên khoa mầm non Trường Cao đẳng Tuyên
Quang 41
2.4.1 Phương pháp tổ chức quá trình giảng dạy 41
2.4.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên môn học GDTC 42
2.4.3 Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ TDTT 42
CHƯƠNG 3 44
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BÀI
TẬP NÂNG CAO THỂ LỰC CHO NỨ SINH VIÊN KHOA NẦM NON
NĂM THỨ NHẤT KHÓA 2013-2016 TRƯỜNG CAO ĐẲNG 44
TUYÊN QUANG 44
3.1. Lựa chọn hệ thống bài tập nâng cao thể lực cho nữ sinh viên khoa mầm
non khóa học 2013- 2016 trường Cao đẳng Tuyên Quang 44
9
3.1.1. Hệ thống hóa các bài tập nâng cao thể lực cho nữ sinh viên 44
3.1.2. Lựa chọn hệ thống bài tập nâng cao thể lực cho nữ sinh viên khoa
mầm non khóa học 2013 – 2016 trường Cao đẳng Tuyên Quang 48
3.2. Lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp tập luyện cho nữ sinh viên
khoa mầm non khóa học 2013 – 2016 trường Cao đẳng Tuyên Quang 52
3.3. Xây dựng và triển khai kế hoạch tập luyện nâng cao thể lực cho nữ
sinh viên khoa mầm non khóa học 2013 – 2016 trường Cao đẳng Tuyên
Quang 56
3.4. Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng bài tập nâng cao thể lực cho nữ sinh
viên khoa mầm non khóa học 2013 – 2016 trường Cao đẳng Tuyên Quang
59
3.4.1 So sánh thực trạng thể lực chung ban đầu của hai nhóm thực
nghiệm (nhóm I) và nhóm đối chứng (nhóm II) trước thực nghiệm 59
3.4.2. So sánh thực trạng thể lực của hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng sau thực nghiệm 62
3.4.3 So sánh sự tăng trưởng ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng
sau thời gian thực nghiệm 64
KẾT LUẬN 71
1. Từ kết quả nghiên cứu cho phép rút ra những kết luận như sau: 71
1.4 Bàn về phương pháp tập luyện 72
2. Đóng góp mới và kiến nghị của tác giả về sử dụng kết quả nghiên cứu
của luận văn 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 1 1
PHỤ LỤC 2 4
PHỤ LỤC 3 5
Phụ lục 4 9
10
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời kì đất nước đang vươn mình đổi mới theo hướng công
nghiệp hóa – hiện đại hóa để hòa nhập vào dòng chảy mạnh mẽ của kinh tế
thế giới thì việc phát triển kinh tế nước nhà và ứng dụng những thành tựu của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ là hết sức cần thiết. Chính vì lý do đó,
con người trong xã hội hiện đại một mặt được thụ hưởng thành tựu của khoa
học tiến bộ, mặt khác cũng phải chịu nhiều áp lực từ nhiều phía và những áp
lực đó có những tác động bất lợi đến hoạt động trí tuệ, thể chất lẫn tinh thần
của người lao động, nhất là những người lao động có tri thức cao. Con người
cần phải có sự phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn thể chất để có thể chiếm
lĩnh được tri thức từ đó đưa nền kinh tế nước nhà vươn lên hội nhập với nền
kinh tế khu vực và quốc tế. Chính vì con người là nhân tố trung tâm quyết
định toàn bộ sự thành công trong sự nghiệp của một quốc gia nên vấn đề quan
tâm và phát triển con người nhất là lực lượng lao động có tay nghề cao luôn
được các quốc gia đặc biệt chú trọng.
Giáo dục là một trong những bộ phận quan trọng góp phần không nhỏ
vào quá trình phát triển toàn diện con người. Ở Việt Nam giáo dục được xem
là quốc sách hàng đầu rất được các cơ quan ban ngành đoàn thể dành sự quan
tâm đặc biệt. Trong nhiều năm trở lại đây Bộ Giáo dục và Đào tạo thường
xuyên thực hiện việc chỉ đạo và trực tiếp tiến hành việc cải tiến nội dung,
chương trình giáo dục ở các cấp học phổ thông nói chung và Đại học, Cao
đẳng nói riêng. Đặc biệt ở hệ Đại học và Cao đẳng đã thành lập những hội
đồng đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo của các trường. Đây là một bước
ngoặt lớn để từng trường có thể tự xem xét và đánh giá thực trạng công tác
giảng dạy làm cơ sở đổi mới, cải tiến chương trình, phương pháp, nội dung
cho phù hợp với nền giáo dục hiện đại, trên cơ sở đó nâng cao tầm vóc thể
trạng con người Việt Nam trong tương lai.
Hơn nữa sức khỏe từ lâu đã được xem như là một điều quý giá của con
người vì thế mới có câu : “Sức khỏe là vàng”. Có sức khỏe tức là khi khỏe
mạnh chúng ta muốn làm rất nhiều điều nhưng khi bệnh chúng ta chỉ muốn
duy nhất một điều đó là mau khỏi bệnh. Như vậy, có một sức khỏe tốt thì gần
như là có được tất cả bởi lẽ phải cộng rất nhiều thứ vào thì mới bằng sức
1
khỏe. Chính vì lẽ đó Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đúng mức đến công
tác giáo dục thể chất nhằm chăm lo sức khỏe cho các tầng lớp nhân dân nhất
là lực lượng lao động, những người trực tiếp làm ra của cải vật chất để cải
biến xã hội là một việc làm tất yếu trong chiến lược phát triển đất nước.
Phát triển thể lực, nâng cao sức khỏe cho các tầng lớp nhân dân đã
được các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể thực hiện từ rất sớm. Trên
cơ sở có được sức khỏe tốt sẽ giúp tạo nên một đội ngũ lao động dồi dào đủ
tiêu chuẩn về trí tuệ lẫn thể lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới. Do đó công tác giáo dục thể chất tại các trường Đại
học, Cao đẳng đã có được những sự chuyển biến tích cực chính nhờ những
quan tâm đó. Mặc dù vậy nhưng trình độ phát triển thể lực của sinh viên các
trường Đại học - Cao đẳng chưa đồng đều, ngay cả trong các khoa của các
trường cũng có sự chênh lệch đáng kể. Trường Cao đẳng Tuyên Quang cũng
không nằm ngoài ngoại lệ. Là một trường Cao đẳng đa ngành mới được nâng
cấp trên cơ sở trường Cao Đẳng Sư Phạm Tuyên Quang cũ, một trong những
trường chủ lực trong đào tạo đội ngũ giáo viên tiểu học, mầm non, do đó sinh
viên theo học chủ yếu là các ngành sư phạm nên hầu hết đều là nữ vì vậy so
với mặt bằng chung của các trường Đại học – Cao Đẳng trong khu vực thì thể
lực của sinh viên nói chung và nữ sinh viên trường Cao đẳng Tuyên Quang có
phần thấp hơn.
Xuất phát từ tiễn trên, với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé
của mình vào việc cải thiện thể lực cho nữ sinh viên của trường cũng như là
góp phần vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện để cho những thế
hệ sinh viên ra trường đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về thể lực cũng như trí
tuệ mà xã hội hiện đại đang cần. Những yêu cầu từ lý luận cũng như thực tiễn
nêu trên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài :“Nghiên cứu ứng dụng bài
tập nâng cao thể lực cho nữ sinh viên khoa Mầm non khóa học 2013 – 2016
trường Cao dẳng Tuyên Quang”
2. Lịch sử nghiên cứu
Giáo dục thể chất có nhiệm vụ phát hiện những tài năng thể thao trong
trường học và thông báo đến các tổ chức có trách nhiệm để kịp thời bồi dưỡng
nhân tài đó.
Chính vì vai trò quan trọng không thể thiếu được của GDTC nên việc
nghiên cứu, vận dụng, ứng dụng các biện pháp, giải pháp, phương tiện,
2
phương pháp GDTC vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của nguồn nhân
lực đã được nhiều tác giả quan tâm và được thể hiện qua các công trình
nghiên cứu: Lưu Quang Hiệp (1991):Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, chức
năng và trình độ thể lực của học sinh các trường nghề Việt Nam. PGS.TS
Trịnh Trung Hiếu, GS Dương Nghiệp Chí, Huỳnh Trọng Khải (1995): “Tìm
hiểu động thái phát triển thể hình và thể lực của học sinh nữ tiểu học thành
phố Hồ Chí Minh”. Lê Thanh Thủy (1998): Nghiên cứu hiệu quả sử dụng bài
tập thể dục nhịp điệu đến sự phát triển thể hình và sức bền của nữ sinh viên
trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội. Phạm Thu Thái (1999): Biện pháp
có hiệu quả nhằm phát triển thể chất cho nữ sinh viên trường Cao đẳng Kinh
tế Kỹ thuật công nghiệp I – Bộ Công Nghiệp. Trần Nguyên Đán (1998):
Nghiên cứu xây dựng chỉ tiêu thể lực cho nữ sinh viên trường Cao đẳng Sư
phạm nhạc họa TW. Nguyễn Thành Cao (2008): Nghiên cứu một số biện
pháp nâng cao thể lực cho nữ sinh viên có sức khỏe yếu của trường Cao đẳng
Tài chính – Hải quan. Ngoài các công trình nghiên cứu nêu trên, còn có nhiều
bài viết liên quan đến đề tài được đăng trên các bài báo khoa học của tạp chí
khoa học TDTT, thông tin khoa học của Viện Khoa học TDTT. Như chúng ta
thấy, phụ nữ nói chung và phụ nữ trong độ tuổi lao động luôn chiếm một tỉ lệ
cao trong dân số (khoảng 45 – 50%) và đây cũng có thể nói là một lực lượng
hùng hậu trong tổng nguồn nhân lực của đất nước. Vì thế, Đảng và Nhà nước
ta luôn có những chủ trương, chính sách đặc biệt quan tâm đến nguồn lao
động nữ như thăm hỏi, động viên, chăm sóc sức khỏe, đề bạt vào những vị trí
lãnh đạo quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Con người nói chung và phụ nữ nói riêng luôn tiềm ẩn bên trong mình
những khả năng vô tận. Với bộ não chỉ nặng khoảng 1400 gram nhưng những
gì chứa đựng bên trong đó khiến cho con người có khả năng nhận thức, chiếm
lĩnh được toàn bộ thế giới và cả vũ trụ rộng lớn. Chỉ cần hai tế bào thần kinh
kết hợp với nhau tạo ra một đường dây liên hệ tạm thời thì con người đã có
thể thực hiện được một hoạt động vận động cũng như nhận thức và con số của
sự kết hợp giữa 2 trong tổng số tất cả tế bào thần kinh là lớn hơn số lượng
ngôi sao trên bầu trời. Trong suốt cuộc đời, con người chỉ mới sử dụng 5 –
7% năng lực thực sự có thể của não bộ. Vì thế con người hoàn toàn có khả
năng nhận thức và làm chủ thế giới này, quan trọng là con người có được kích
thích và khai phá tiềm năng đó hay không. Công tác GDTC là một trong
những mặt quan trọng giúp con người khai phá tiềm năng tiềm ẩn đó. Trong
3
giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới thì việc làm quan trọng là chuẩn bị cho lực
lượng lao động một hành trang thể lực đầy đủ để thực hiện thành công những
chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Điều này một lần nữa cho thấy vai
trò không thể thiếu được trong đời sống và cả trong phát triển đất nước trong
từng giai đoạn cụ thể.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn
Thông qua kết quả đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất, cũng
như thực trạng thể lực của nữ sinh viên trường Cao đẳng Tuyên Quang, đề tài
tiến hành lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao thể lực cho đối tượng nghiên
cứu phù hợp với điều kiện cụ thể hiện có của nhà trường, đồng thời đáp ứng
được nhu cầu người học góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục và
đào tạo của nhà trường hiện nay.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Bài tập nâng cao thể lực cho nữ sinh viên khoa Mầm non năm thứ nhất
khóa 2013-2016 Trường Cao đẳng Tuyên Quang.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ được tiến hành nghiên cứu tại Khoa GDTC - trường Đại học
sư phạm Hà Nội và trường Cao đẳng Tuyên Quang.
Số lượng mẫu nghiên cứu được chia làm 3 nhóm chính bao gồm:
Nhóm chuyên gia phỏng vấn: Số lượng 25 người. Đây là nhóm đối
tượng khảo sát về thực trạng thể lực của nữ sinh viên khoa mầm non năm thứ
nhất khóa 2013-2016 trường Cao đẳng Tuyên Quang, đồng thời khảo sát các
bài tập đề tài lựa chọn, hội thảo về nội dung bài tập nâng cao thể lực cho đối
tượng nghiên cứu.
Nhóm thực nghiệm: Là nhóm đối tượng được tiến hành khảo sát thực
trạng thể lực của nữ sinh viên khoa mầm non năm thứ nhất khóa 2013-2016
trường Cao đẳng Tuyên Quang (46 sinh viên).
Nhóm đối chứng: Đây sẽ là đối tượng tham gia vào quá trình thực
nghiệm sư phạm nhằm xác định hiệu quả bài tập nâng cao thể lực mà quá
trình nghiên cứu của đề tài đã lựa chọn (49 sinh viên).
4
4. Luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
Quan điểm của Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến công tác giáo dục
thể chất coi giáo dục thể chất là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống
giáo dục xã hội chủ nghĩa đó là phương tiện giáo dục, giáo dưỡng bồi dưỡng
thế hệ trẻ để phát triển đất nước.
Công tác giáo dục thể chất ở các trường Cao đẳng, đại học đã được quan
tâm và coi đó là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình đào tạo
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra của nhà trường.
Qua quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu của các tác giả, các tài
liệu có liên quan đến đánh giá và nâng cao thể lực cho học sinh, sinh viên đề
tài nhận thấy các đề tài, tác giả chủ yếu tập chung nghiên cứu trên đối tượng
là học sinh, sinh viên ở những tỉnh thành phố lớn mà chưa có tác giả nào
nghiên cứu về nâng cao thể lực cho đối tượng là sinh viên khu vực trung bắc
đặc biệt là sinh viên nữ chuyên ngành cao đẳng sư phạm mầm non chưa có đề
tài và tác giả nào đề cập đến việc nâng cao thể lực cho nữ sinh viên chuyên
nghành sư phạm mầm non từ đó đề tài mạnh dạn nghiên cứu: lựa chọn và ứng
dụng bài tập nâng cao thể lực cho nữ sinh viên chuyên ngành sư phạm mầm
non khóa học 2013 – 2016 trường Cao đẳng Tuyên Quang.
Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tiến hành đánh giá
được thực trạng thể lực của nữ sinh viên khoa mầm non năm thứ nhất khóa
2013-2016 trường Cao đẳng Tuyên Quang. Đồng thời lựa chọn và xây dựng
được bài tập nâng cao thể lực cho nữ sinh viên nhà trường từng bước góp
phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong điều kiện thực tiễn hiện nay.
Về mặt xã hội: Đánh giá được mặt bằng chung về thể lực của nữ sinh
viên khoa mầm non trường Cao đẳng Tuyên Quang, từ đó tiến hành bổ xung
bài tập góp phần nâng cao thể lực cho nữ sinh viên khoa mầm non trường Cao
đẳng Tuyên Quang.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu, đề
tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5
5.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu nhằm tổng hợp các tài
liệu, tư liệu, hệ thống kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu, hình thành cơ
sở lý luận, xây dựng giả định khoa học, xác định nhiệm vụ nghiên cứu và bàn
lụân kết quả trong quá trình thực hiện luận văn.
5.2 Phương pháp phỏng vấn
Bằng phương pháp phỏng vấn gián tiếp thông qua phiếu phỏng vấn
khảo sát trực tiếp những vấn đề có liên quan đến đề tài, nhằm xác định hệ
thống các chỉ tiêu đánh giá thể lực và hệ thống bài tập nhằm nâng cao thể lực
cho nữ sinh viên.
5.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn và tiến hành kiểm tra
06 nội dung đánh giá thể lực cho nữ sinh viên khoa mầm non khóa học 2013
– 2016 trường Cao đẳng Tuyên Quang: Chạy 30m XPC (s); Bật xa tại chỗ
(cm); Lực bóp tay thuận (kg); Chạy con thoi 4x10m (s); Chạy 5 phút tùy sức
(m); Dẻo gập thân (cm).
Đây là các test sư phạm được lựa chọn thông qua phỏng vấn và đã được
sử dụng trong công trình nghiên cứu thể chất người VN của viện khoa học
TDTT, kèm theo quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh
viên (Ban hành kèm theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo) có độ tin cậy, tính thông báo, trong
việc phản ánh, đánh giá thể lực cho sinh viên.
5.3.1. Bật xa tại chỗ (cm)
- Mục đích : kiểm tra sức mạnh tốc độ của nhóm cơ chân.
- Dụng cụ kiểm tra: thước dây, trang cào cát, hố cát (cát cào phẳng
ngang bằng với vị trí bật nhảy )
6
Cách tiến hành: Người được đo hai chân đứng rộng bằng vai, hai tay thả
lõng. Sau đó hơi khụy gối, hai tay đưa ra sau để tạo đà, tiếp đó bật nhảy về
trước đồng thời hai tay vung lên cao, rồi hai chân rơi xuống mặt đất (không
ngã hoặc chống tay về phía sau). Mỗi sinh viên thực hiện 3 lần, lấy thành tích
ở lần cao nhất. Kết quả được tính bằng cm. Đó là khoảng cách từ mũi chân cái
lúc đứng chuẩn bị cho đến gót chân gần nhất khi bật xa kết thúc. Dụng cụ đo
bằng thước dây Trung Quốc với độ chính xác đến 1/10cm.
5.3.2. Chạy 30m xuất phát cao
- Mục đích: kiểm tra sức nhanh.
- Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây hiệu casio loại 10 lap, súng phát
lệnh.
- Phương pháp kiểm tra: sinh viên xuất phát ở tư thế cao từ vạch xuất
phát theo khẩu lệnh của người phát lệnh. Thành tích ghi nhận từ tín hiệu xuất
phát bắt đầu đến khi hoàn thành cự ly.
5.3.3. Lực bóp tay thuận:
- Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh của cơ tay-vai.
- Dụng cụ: Lực kế, bút, giấy ghi thành tích.
- Cách tiến hành: Đối tượng được kiểm tra đứng hai chân rộng bằng
vai, tay thuận cầm lực kế đưa sang bên, tạo thành góc 45
o
so với trục dọc
của cơ thể. Tay còn lại duỗi thẳng tự nhiên, song song dọc theo thân người.
Bàn tay cầm lực kế sao cho đồng hồ lực kế hướng vào lòng bàn tay. Các
ngón tay nắm chặt than lực kế, bóp mạnh và gắng sức trong 02 giây. Không
bóp giật cục và có những động tác hỗ trợ khác, bóp 02 lần nghỉ giữa 15s
lấy kết quả lần cao nhất.
5.3.4. Dẻo gập thân:
- Mục đích: Nhằm đánh giá độ dẻo của cột sống.
- Dụng cụ: Bục hình hộp có gắn thướt dài 50cm có chia độ ở hai phía,
thước có con trượt để ghi thành tích.
- Cách tiến hành: Đối tượng kiểm tra đứng chân đất trên bục, hai bàn
chân song song, gối thẳng, người từ từ cúi xuống dung ngón tay cố gắng đẩy
7
con trượt sâu xuống dưới. Khi đã cúi người hết mức, con trượt dừng ở đâu thì
đó là kết quả của độ dẻo thân mình. Khi con trượt vượt qua mặt phẳng của
bục thì kết quả đó là dương (+) tương ứng với độ dẻo tốt, nếu không vượt qua
mặt phẳng bục thì đó là kết quả âm (-) tương ứng với độ dẻo kém. Mỗi người
thực hiện hai lần tính lần cao nhất.
5.3.5.Chạy con thoi 4x10m (giây)
- Mục đích: Nhằm đánh giá khả năng phối hợp vận động.
- Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ, thướt dây 10m, cờ đánh dấu.
- Cách tiến hành: Người được kiểm tra thực hiện theo hiệu lệnh vào chỗ
và xuất phát của người chỉ huy, khi một chân chạm vạch giới hạn lập tức quay
người lại chạy về vạch xuất phát, cứ như thế thực hiện đến khi nào hết quãng
đường. Người kiểm tra đứng ở hai vị trí phải hô to cho người thực hiện biết số
lần thực hiện của mình. Kết quả sẽ được ghi nhận ở lần chạy cuối cùng, tổng
cộng 2 vòng với 03 lần quay.
5.3.6. Chạy 5 phút tùy sức
- Mục đích: Nhằm đánh giá sức bền chung (sức bền ưa khí).
- Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ, bục xuất phát, đường chạy rộng ít nhất 2m,
dài tối thiểu 50m, hai đầu kẻ hai đường giới hạn, có khoảng trống ít nhất 1m
để quay vòng. Trên đường chạy đánh dấu từng đoạn 1 - 10m để xác định phần
lẽ quãng đường sau khi hết thời gian.
- Cách tiến hành: Khi có lệnh chạy, đối tượng được điều tra chạy trong ô
chạy, hết đoạn đường 50m thì vòng bên trái qua vật chuẩn và chạy lặp lại
trong thời gian 5 phút. Người chạy cần có sự phân phối sức đều trong suốt cự
ly, nếu mệt có thể đi bộ đến hết thời gian. Mỗi người kiểm tra có một số đeo ở
ngực và tay cầm tích – kê có số tương ứng. Khi có lệnh dung chạy cấm tích –
kê của mình xuống chân tiếp đất để đánh dấu phần lẻ quãng đường chạy. Sau
đó người chạy có thể chạy chậm lại hoặc đi bộ thả lỏng.
5.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm sư phạm được tiến hành theo phương pháp tự
thực nghiệm so sánh song song đơn trong đó gồm 2 nhóm là: nhóm thực
nghiệm gồm 46 nữ sinh viên lớp Cao đẳng mầm non D K7 khoa Mầm non
năm thứ nhất khóa học 2013 - 2016 và nhóm đối chứng gồm 49 nữ sinh viên
8
lớp Cao đẳng mầm non E K7 khoa Mầm non năm thứ nhất khóa học 2013 -
2016 của trường Cao đẳng Tuyên Quang.
5.5 Phương pháp toán học thống kê
Phương pháp này dùng để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình
nghiên cứu. Trong luận văn đã sử dụng các tham số và các thuật toán sau:
Giá trị trung bình
X
:
1
1
n
i
i
X X
n
=
=
∑
Độ lệch chuẩn S :
2
1
1
( )
n
i
i
S X X
n
=
= −
∑
Kiểm định t-student hai mẫu độc lập (n≥30)
2 2
A B
A B
A B
X X
t
S S
n n
−
=
+
Kiểm định t-student hai mẫu liên quan (n≥30)
2
1
( )
n
i
i
d n
t
d d
n
=
=
−
∑
n
≥
30
Trong đó:
- d
i
là hiệu số giữa các cặp giá trị d
i
= X
Ai
- X
Bi
-
d
là giá trị trung bình của d
i
.
1
1
n
i
i
d d
n
=
=
∑
- n là số cặp giá trị
9
Đánh giá mức độ tăng tiến (W%) (S.Brody)
)(5.0
)(100
21
12
XXx
XXx
W
+
−
=
Lập thang điểm C :
C = 5+2
S
XX
−
1
10
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Giáo dục phát triển thể chất trong các trường Đại học - Cao đẳng và
Trung cấp chuyên nghiệp là một bộ phận không thể tách rời trong sự nghiệp
giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta đối với thế hệ trẻ. Nó là bộ phận
vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, củng cố Quốc
phòng – An ninh. Giáo dục thể chất trong giai đoạn đất nước đang tiến hành
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa được Đảng ta xem như là quốc sách hàng
đầu nhằm tạo dựng một thế hệ có đủ đức, đủ tài, đủ sức khỏe để đảm đương
sứ mệnh và trọng trách vô cùng quan trọng trong tình hình mới. Như vậy,
GDTC được đặt ra như một tất yếu khách quan trong giáo dục toàn diện với
những yêu cầu mới mang tính cấp bách về mặt sức khỏe, năng lực hoạt động,
khả năng thích ứng cao độ với cường độ làm việc cao cũng như sự chịu đựng
bền bỉ, dẻo dai trước những áp lực hết sức nặng nề của nền kinh tế đất nước
trong giai đoạn hội nhập thế giới.
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất cho học
sinh sinh viên
Quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người đã bắt buộc con
người phải đương đầu với biết bao thử thách của thiên nhiên khắc nghiệt để
sinh tồn. Quá trình đó đã làm nảy sinh những hình thức, những hoạt động thể
chất đơn giản như: chạy, nhảy, leo trèo, cầm, nắm, ném…Trong thời kì sơ
khai của buổi đầu hình thành, những điều kiện hoạt động thô sơ này trở nên
vô cùng quan trọng và thiết yếu. Khi xã hội dần phát triển, con người đã từng
bước sáng tạo ra công cụ lao động làm cho hoạt động sản xuất được tăng
cường thì các hoạt động GDTC đã trở thành nhiệm vụ chung và không thể
thiếu của toàn xã hội. Và có thể nói rằng GDTC là một trong những hình
thức ý thức xã hội được hình thành sớm nhất của xã hội loài người. Học
thuyết Mac- Lênin ra đời đã cho thấy được vai trò quan trọng không thể thiếu
11
được của GDTC trong quá trình phát triển con người toàn diện ấy: “Nền giáo
dục trong xã hội tương lai, khi mà tất cả trẻ em đã qua độ tuổi nào đó, lao
động sản xuất sẽ được kết hợp với thể dục và trí dục, không chỉ với tư cách là
một phương pháp tăng sức sản xuất của xã hội mà còn với tư cách là phương
pháp duy nhất để tạo ra những con người phát triển toàn diện”[1].
Khi Quốc gia và Nhà nước ra đời thì việc xây dựng một đạo quân hùng
hậu để bảo vệ và phát triển đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Việt
Nam là một quốc gia nhỏ nhưng phải thường xuyên đương đầu với các quốc
gia hùng mạnh để bảo vệ dãy đất thiêng liêng hình chữ S, do đó nhiệm vụ phát
triển thể chất, rèn luyện thân thể thường xuyên được các vị Vua chúa, Tướng
lĩnh quan tâm rất nghiêm túc. Có lẽ vì thế mà đất nước ta đã có những trận
chiến hết sức vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử đầy vinh quang nhưng cũng
lắm đắng cay đó. Sau này, khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, dù còn non trẻ nhưng lại đứng trước một
tình thế vô cùng khó khăn và nguy hiểm như: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại
xâm, kể cả bọn phản động chống phá cách mạng trong và ngoài nước…tất cả
đã làm cho sức khỏe nhân dân giảm sút hết sức nghiêm trọng. Trước tình thế
khó khăn như vậy Đảng, nhà nước và Bác Hồ đã kịp thời có những chủ trương
hết sức phù hợp dìu dắt nhà nước non trẻ đặt những bước đi vững chắc đầu tiên
trên con đường cách mạng đầy gian khó đó, từng bước đẩy lùi những khó khăn,
trở ngại: diệt giặc đói, xóa giặc dốt, thoát khỏi giặc ngoại xâm, tiêu diệt bọn
phản động. Ngày 31/01/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh 14 thành lập
Nha TDTT thuộc bộ thanh niên với nhiệm vụ: “Liên lạc mật thiết với bộ y tế và
bộ giáo dục để nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc
nhằm tăng cường sức khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam”.
Tiếp theo đó, để tăng cường và mở rộng các hoạt động TDTT và chỉ đạo
công tác GDTC cho thế hệ trẻ. Ngày 27/03/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ban hành sắc lệnh số 32 thành lập Nha thanh niên và thể dục thuộc Bộ Giáo
12
dục và Đào tạo (GD - ĐT). Đồng thời Bác cũng viết lời kêu gọi toàn dân tập
thể dục: “ Luyện tập thể dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận của người dân yêu
nước…dân cường thì nước thịnh, tôi mong đồng bào ta ai cũng tập, tự tôi
ngày nào cũng tập.” [19]
Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng đào tạo bồi dưỡng
con người phát triển toàn diện vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp
cách mạng làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Trong đó GDTC trường học là mặt quan trọng nhằm đào tạo bồi
dưỡng thế hệ tương lai của đất nước, cung cấp nguồn nhân lực cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, đồng thời cũng là nguồn cung cấp tài năng cho nền thể thao đất nước.
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ III (1960) nêu rõ: “…Con người là vốn
quý nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe con
người là nghĩa vụ và mục tiêu cao quý của các ngành Y tế và Thể dục thể
thao dưới chế độ ta.” [31].
Trong thư gửi Hội nghị Cán bộ thể dục thể thao toàn miền Bắc
31/03/1960 Bác dạy: “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì
cần có sức khỏe. Muốn có sức khỏe thì nên thường xuyên tập luyện thể dục
thể thao. Vì vậy, chúng ta nên phát triển phong trào thể dục thể thao cho rộng
khắp”. Bác không quên căn dặn cán bộ người làm công tác TDTT: “Cán bộ
thể dục thể thao phải học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái
công tác nhằm phục vụ sức khỏe nhân dân”. Người cũng không quên khẳng
định lại vị trí quan trọng của TDTT trong xã hội đó là “một trong những công
tác cách mạng khác”.
Trong giai đoạn tiếp sau, ý tưởng về giáo dục toàn diện và thể dục toàn
dân qua “ thư gửi các cháu Thiếu nhi Việt Nam nhân dịp tết trung thu
15/08/1945” và “lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
13
vẫn còn giữ nguyên giá trị và được thường xuyên đưa vào nghị quyết của các
kì đại hội.
Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII
trình trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, sau khi đánh giá
ngắn gọn sự tiến triển khá tốt của phong trào thể thao đã có định hướng “…
phát triển thể thao sâu rộng trong cả nước trước hết là tầng lớp thanh thiếu
niên, tạo chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả giáo dục thể chất
trong trường học…”. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII cũng khẳng định:
“…Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, là vốn quý
để tạo ra tài sản, trí tuệ và vật chất xã hội, chăm lo cho con người về thể chất
là trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, các đoàn thể…”
Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 tại
điều 41 quy định: “Nhà nước thống nhất sự nghiệp quản lý TDTT, quy định
chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong nhà trường, khuyến khích và giúp đỡ
phát triển các tổ chức tự nguyện của nhân dân, tạo điều kiện cần thiết và
không ngừng mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng hoạt động
TDTT chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao” [18]. Luật giáo dục
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được Ủy ban thường vụ Quốc
hội thông qua tháng 09/2000 cũng nói rõ: “GDTC là một bộ phận quan trọng
để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa…” [26].
Luật thể dục thể thao 2006 cũng đã nêu cụ thể về công tác giáo dục thể
chất trong nhà trường như: giảng dạy theo đúng nội dung chương trình;
thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm phát hiện và bồi
dưỡng năng khiếu thể thao; tôn trọng, đối xử công bằng và thực hiện đầy đủ
các quy định về đảm bảo an toàn cho người tập…[27].
14
Như vậy, quan điểm của các cấp ủy Đảng, các Sở, ban ngành đoàn thể và
các cơ quan hữu quan từ xưa đến nay đều có cơ sở dựa trên những quan điểm
được xây dựng từ trước đó của Đảng và Bác Hồ. Xuyên suốt trong quá trình
đấu tranh cách mạng qua các thời kì thì nhân tố trung tâm, nhân tố quan trọng,
nhân tố quyết định nhất bao giờ cũng là nhân tố con người. Nền kinh tế của đất
nước ta đang phát triển nhanh, theo hướng toàn diện và xu thế hội nhập quốc tế
đặt nước ta trước những thời cơ, thách thức chưa từng có trước đây. Chính vì
thế, vai trò của con người lại trở nên vô cùng quan trọng vì quy luật kinh tế là
mạnh được yếu thua mà con người là một phần không thể thiếu trong sức mạnh
của nền kinh tế quốc gia. Vì thế, công tác giáo dục phải được đặt biệt coi trọng
trong đó không thể tách rời giáo dục thể chất, một mặt nâng cao tầm vóc, thể
trạng con người mặt khác nâng cao vị thế của Việt Nam qua việc không ngừng
phát triển phong trào thể dục thể thao rộng khắp cũng như nâng cao thành tích
thể thao nước nhà nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng.
1.2. Mục đích – Nhiệm vụ GDTC trong trường Đại học – Cao đẳng
1.2.1 Mục đích của GDTC và thể thao trong trường học
Bằng việc xác định rõ bản chất GDTC, nhận thức sâu sắc về tầm quan
trọng của việc GDTC đối với vận mệnh đất nước. Đảng cộng sản Việt Nam
luôn chú trọng đến việc tăng cường và mở rộng các hoạt động TDTT và đặc
biệt là GDTC cho thanh thiếu niên. Ngay từ khi đặt chân về nước thành lập mặt
trận Việt Minh chuẩn bị tổng khởi nghĩa cướp chính quyền. Bác Hồ xem đây là
vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Trong mười chính sách của mặt trận Việt minh
có một điều khoảng ghi rõ “ Nhi đồng được chính phủ săn sóc đặc biệt về thể
dục và trí dục”.
Chương trình GDTC học đường đã được Đảng ta chính thức đưa vào
Nghị quyết Trung ương VII khóa III năm 1961“ Bắt đầu đưa việc dạy thể
dục và một số môn thể thao cần thiết vào chương trình học tập của các trường
phổ thông,chuyên nghiệp và Đại học”. Kể từ thời điểm đó đến 1975 số lượng
15