Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển thể lực cho vđv bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13 14 tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.25 KB, 51 trang )

MỞ ĐẦU
Thể dục thể thao (TDTT) được hình thành từ xa xưa, nó trở thành một
nền văn hoá chung của xã hội loài người và được coi là bộ phận của nền văn
hoá nhằm hoàn thiện con người, TDTT là sự sống, là sức khoẻ, có thể nói
sức khoẻ con người là yếu tố tạo nên sức mạnh cộng đồng. Thủ tướng Phạm
Văn Đồng đã nói “Không có sức khoẻ thì không làm được gì, con người xã
hội chủ là con người mạnh khoẻ”.
Mặt khác sức khoẻ cũng là một yếu tố tinh thần và niềm tin của mỗi
con người góp lên sức mạnh cho đất nước và dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chỉ ra rằng “Vận mệnh đất nước gắn liền với sức khoẻ của từng người
dân” Bác đặt ra nhiệm vụ cho toàn dân “Tập luyện thể dục, bồi dưỡng sức
khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.
Nhận thức được vai trò to lớn của TDTT, tháng 3/1946 Bác Hồ ra lời
kêu gọi toàn dân tập thể dục, trong đó Bác nêu: “giữ gìn dân chủ, xây dựng
nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành
công”…
Cùng với phong trào phát triển lớn mạnh của nền bóng chuyền thế
giới, bóng chuyền Việt Nam cũng không ngừng phát triển và dần củng cố.
Vài năm gần đây bóng chuyền nước ta có những bước phát triển rõ rệt,
nhiều CLB đã được thành lập, nhờ vậy mà chất lượng các giải đấu trong
nước và quốc tế được cải thiện.
Thái Bình là thành phố trẻ mới được thiết lập, cơ sở hạ tầng đang
trong thời gian hoàn thiện dần, cùng với đó phong trào TDTT phát triển
mạnh mẽ. Song song với sự phát triển các, môn thể thao, Bóng chuyền ở
Thái Bình cũng được quan tâm, đầu tư và phát triển, đã có đội nữ bóng
chuyền tham gia thi đấu ở giải A1 quốc gia. Tuy nhiên công tác đào tạo
VĐV trẻ còn nhiều bất cập và hạn chế, vì vậy sở TDTT rất quan tâm tới
công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV trẻ kế cận cho tương lai.
1
Bóng chuyền hiện đại ngày nay đòi hỏi thi đấu tiến công nhanh,
mạnh, xa lưới, kỹ thuật điêu luyện, sử dụng tối đa các sở trường cá nhân,


tăng phòng thủ, tăng phát bong và nhảy phát bóng. Chính vì vậy đòi hỏi
VĐV bóng chuyền phải có thể lực tốt, do đó việc phát triển thể lực cho các
VĐV là cực kỳ quan trọng trong tập luyện và thi đấu, bao gồm các tố chất
thể lực như: sức mạnh, sức bền, khả năng linh hoạt, khéo léo.
Việc phát triển thể lực cho VĐV là vấn đề rộng lớn và được nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu như: Nguyễn Đức Hậu: “Nghiên cứu ứng dụng
một số bài tập phát triển sức nhanh tốc độ cho nữ VĐV bóng chuyền A1
tuổi 15-18”-1997, Ngô Văn Đẩu: “ Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển
khả năng linh hoạt cho nữ VĐV Bóng chuyền lứa tuổi 14-16 Tỉnh Thái
Nguyên”-2005, Nhữ Văn Thuấn: “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển
sức bền tốc độ cho nữ VĐV Bóng chuyền lứa tuổi 15-16 Hải Phòng”-2006.
Tuy nhiên các tác giả chủ yếu đề cập tới việc phát triển một số tố chất thể
lực chuyên môn cụ thể với các đối tượng khác nhau.
Trong quá trình đào tạo VĐV trẻ, việc phát triển thể lực chung trong
giai đoạn giảng dạy ban đầu rất quan trọng góp phần dự báo, phát hiện và
bồi dưỡng những VĐV có năng lực và tố chất đặc thù có lợi cho bóng
chuyền đỉnh cao sau này. Thể lực chung còn là cơ sở giúp VĐV có điều
kiện tiếp thu và hình thành kỹ năng vận động nhanh, là cơ sở để phát triển
các tố chất chuyên môn cần thiết trong quá trình đào tạo và tuyển chọn
VĐV ở các giai đoạn. Trong quá trình quan sát thực tiễn và trao đổi với các
HLV đang trực tiếp thực hiện công tác huấn luyện VĐV nữ trẻ tại Thái Bình
đã cho thấy thành tích thấp kém của các nữ VĐV trẻ chủ yếu do nền thể lực
chung còn thấp, hệ thống bài tập và kế hoạch huấn luyện thể lực chưa khoa
học và hợp lý. Xuất phát từ những phân tích lý luận và thực tiễn trên đây,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho VĐV bóng
chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình”
2
 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là ứng dụng các bài tập đưa vào huấn

luyện phát triển thể lực chung từ đó góp phần nâng cao thành tích cho VĐV
Bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình.
 Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài giải quyết 2 mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác phát triển thể lực cho nữ VĐV
bóng chuyền trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình.
Để giải quyết mục tiêu 1 đề tài tiến hành giải quyết các vấn đề sau:
-Đánh giá thực trạng kế hoạch huấn luyện VĐV bóng chuyền nữ trẻ lứa
tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình.
-Đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển thể lực chung cho
VĐV Bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14.
-Đánh giá thực trạng thể lực chung của VĐV bóng chuyền nữ trẻ tỉnh Thái
Bình.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập phát
triển thể lực chung cho VĐV bóng chuyền nữ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái
Bình.
Để giải quyết mục tiêu 2 chúng tôi tiến hành giải quyết những vấn đề
sau:
- Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho VĐV Bóng chuyền nữ
trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình.
- Xây dựng kế hoạch thực nghiệm.
- Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập trên đối tượng nghiên cứu
3
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Xu hướng phát triển của bóng chuyền hiện đại.
Bóng chuyền xuất hiện đầu tiên ở Mỹ năm 1895, trải qua hơn một thế
kỷ hình thành và phát triển bóng chuyền đã không ngừng được thay đổi và
có những bước phát triển nhảy vọt. Hiện nay, thi đấu bóng chuyền diễn ra
quyết liệt với tốc độ nhanh, biến hoá đa dạng, đồng thời đã xuất hiện nhiều

xu hướng mới trong huấn luyện và thi đấu. Có thể tóm tắt một số xu thế
phát triển mới như sau:
Tuyển chọn VĐV có chiều cao và sức bật tốt.
Trong thi đấu, lấy tấn công làm với việc vận dụng kỹ, chiến thuật
linh hoạt, đa dạng và có hiệu quả cao như: Tấn công xa lưới, tận dụng tối
đa chiều dài cũng như tầm cao, tầm xa trên lưới để tránh tay chắn đối
phương, đặc biệt là tấn công từ hàng sau đã và đang được nhiều VĐV tấn
công bằng việc tạo ra uy lực phát bóng mạnh, gây khó khăn cho chuyền
một, tổ chức tấn công của đối phương và có thể giành điểm trực tiếp.
Xu thế nhảy chuyền hai cũng đang thực sự đem lại hiệu quả trong
việc đánh lừa hang chắn đối phương, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng đội
tấn công dứt điểm.
Cùng với sự phát triển của kỹ, chiến thuật tấn công thì các kỹ, chiến
thuật trong phòng thủ cũng không ngừng được phát triển. Để cân bằng giữa
tấn công và phòng thủ, tăng tính hấp dẫn trong thi đấu bóng chuyền, người
ta sử dụng các biện pháp như: Thay đổi luật thi đấu với việc cho phép sử
dụng cầu thủ Libero-chuyên môn hoá trong phòng thủ…
Ở nước ta trong những năm gần đây bóng chuyền đã đang được chú
trọng và phát triển mạnh mẽ. Thông qua giải vô địch Quốc gia hàng năm,
giải vô địch Đông Nam Á, khu vực…Các đội bóng Việt Nam đã dần được
khẳng định trong làng thể thao quốc tế. Hàng năm có rất nhiều giải thi đấu
được tổ chức, thông qua các giải thi đấu tạo điều kiện cho các VĐV có
4
nhiều cơ hội cọ sát. Nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng thời là động lực
thúc đẩy phong trào tập luyện bóng chuyền phát triển là cơ hội phát hiện ra
các nhân tài bóng chuyền cho đất nước.
Bóng chuyền nữ Việt Nam hiện nay được đánh giá là một trong
những đội mạnh của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên so với trình độ của
bóng chuyền Châu lục và thế giới thì còn nhiều hạn chế bởi trình độ thể lực,
chiều cao…của các VĐV Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của bóng

chuyền hiện đại.
Do vậy trong giai đoạn hiện nay cần thiết phải quan tâm tới công tác
tuyển chọn và đào tạo VĐV trẻ. Tập trung huấn luyện thể lực chung và
chuyên môn đồng thời tiếp cận với các xu thế trong việc chuẩn bi tập luyện
kỹ thuật chuyên môn điêu luyện.
1.2.Đặc điểm của công tác huấn luyện thể lực chung cho nữ VĐV bóng
chuyền
Ngày nay việc hợp lý hoá quá trình chuẩn bị thể lực cho VĐV bóng
chuyền nhằm mục đích nâng cao năng lực vận động, trình độ tập luyện và
thi đấu luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tập luyện và thi đấu
bóng chuyền có tác động khá toàn bộ tới cơ thể, các bài tập thể lực chuyên
môn của bóng chuyền giúp phát triển khả năng phối hợp vận động, sức
mạnh, tốc độ, cải thiện chức phận chung của cơ thể. Vì vậy việc huấn luyện
thể lực chung trong môn bóng chuyền cần phải lưu ý các vấn đề sau:
Phải lôi cuốn được các hệ cơ quan trong cơ thể vào hoạt động, tăng
dần lượng vận động, cải thiện trạng thái chức năng chung, nâng cao trạng
thái thể thao, phát triển các tố chất vận động chuyên môn đặc thù.
Phải phát triển các tố chất thể lực chung trên cơ sở nắm vững các
động tác kỹ chiến thuật, các bài tập phối hợp nhóm, tổ chức sử dụng các kỹ,
chiến thuật vào trong tình huống thi đấu.
Sử dụng các biện pháp chuẩn bị thể lực chung cho VĐV bóng chuyền
bằng các bài tập: nhảy, chạy, ném… và các môn thể thao khác.
5
Huấn luyện thể lực chung là một mặt cơ bản trong nội dung công tác
huấn luyện đó là nền tảng cấu thành nên thành tích thể thao trong tập luyện
và thi đấu bóng chuyền. Nhưng để đánh giá được thể lực chung cho các
VĐV thì trước hết phải đánh giá mức độ phát triển các tố chất thể lực như:
Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sự khéo léo… của VĐV.
1.1.1. Sức mạnh:
Đa số các động tác kỹ thuật bóng chuyền đòi hỏi phải có sức mạnh

chung biểu hiện đáng kể ở các pha nhảy, đập, phát bóng, sưca mạnh thực
hiện động tác khác nhau và có ý nghĩa đối với việc thể hiện sức bền và sự
khéo léo. Ví dụ như để thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay
cần phải có trình độ phát triển nhất định của sức mạnh cơ các bàn tay, để
phát bóng là sức mạnh cơ bàn tay, cơ tay, bả vai, thân, để đập bóng là sự
phát triển đồng bộ sức mạnh của cơ bàn tay, bả vai, thân và chân…Để thực
hiện hiệu quả các động tác kỹ thuật trong thi đấu bóng chuyền, cần phải có
sức mạnh bột phát-khả năng linh hoạt của hệ thống thần kinh-cơ khắc phục
sức cản bằng tốc độ co cơ cao. Vì thế cho nên huấn luyện sức mạnh chung
trước tiên là huấn luyện sức mạnh tốc độ của VĐV. Bên cạnh đó thì sức
mạnh bền và sức mạnh tối đa cũng rất cần thiết.
Sức mạnh tốc độ là năng lực của VĐV phát huy sức mạnh trong một
thời gian ngắn nhất. Để phát triển sức mạnh tốc độ về nguyên tắc cần tạo sự
căng cơ tối đa. Mục đích của huấn luyện sức mạnh tối đa là tạo nên những
tiền đề cho việc phát triển sức mạnh tốc độ.
Sức mạnh bền được đo bằng các bài tập kiểm tra chuyên môn khi
khắc phục một lực cản nhất định và tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh bền là số
lần lặp lại được trong một thời gian cho trước hoặc là số lần lặp lại tới mức
kiệt sức.
Sức mạnh tối đa là khả năng khắc phục lực cản lớn nhất của cơ thể.
6
1.1.2. Sức nhanh:
Sức nhanh của VĐV bóng chuyền là khả năng thực hiện di động trên
sân và thực hiện nhiệm vụ vận động với khoảng thời gian ngắn nhất trong
điều kiện nhất định. Sức nhanh trong bóng chuyền biểu hiện ở ba dạng cơ
bản:
Sức nhanh phản ứng động tác (trước tín hiệu của đồng đội, trước sự
thay đổi của tình huống thi đấu…) là điều kiện cơ bản cần thiết để nhanh
chóng hành động vượt lên trước đối phương, đánh giá tình thế, có quyết
định hợp lý nhất và thực hiện quyết định đó nhanh nhất.

Sức nhanh tối đa khi thực hiện động tác riêng lẻ
Sức nhanh di chuyển và xoay vòng trong cac đoạn ngắn.
Khi rèn luyện sức nhanh cần phải cân nhắc đến điểm sau: Trước khi
thực hiện bài tập rèn luyện sức nhanh, VĐV phải khởi động kỹ để cơ thể
chuẩn bị sẵn sang ở mức tối ưu cho hoạt động vận động, thời gian thực hiện
mỗi lần lặp lại bài tập. Đảm bảo sao cho mỗi lần lặp lai tốc độ không được
giảm xuống (bình thường 4-5 lần) quãng nghỉ được tiến hành sao cho đợt
lặp lại sau được bắt đầu với tốc độ không giảm. Bài tập phát triển sức nhanh
cần thực hiện ở đầu buổi tập. Vì thực hiện bài tập trong trạng thái mệt mỏi
thì không phải là phát triển sức nhanh mà là phát triển sức bền.
Sức nhanh trong thi đấu bóng chuyền được thể hiện một cách tổng
hợp còn khi tập luyện phát triển các dạng sức nhanh có thể tách riêng.
Sức nhanh phản ứng động tác có thể phát triển đến mức nào đó nhờ
các bài tập thực hiện theo tín hiệu thay đổi bất ngờ của HLV hoặc trong các
tình huống quy ước trước.
Sức nhanh tối đa thực hiện các động tác riêng rẽ được rèn luyện bằng
những bài tập sức mạnh tốc độ (ném đẩy, bật nhảy, các bài tập mô phỏng
theo cấu trúc kỹ thuật động tác và các bài tập kỹ thuật thi đấu chủ yếu)
Sức nhanh di động được rèn luyện với sự trợ giúp của các môn
bóng(bóng rổ, bóng đá, bóng ném…) các bài tập điền kinh (xuất phát, chạy
7
biến tốc cự ly ngắn) và các bài tập thi đấu khác.
1.1.3. Sức bền:
Sức bền của bóng chuyền là khả năng thực hiện nhiệm vụ vận động
nhất định của bóng chuyền trong thời gian dài mà không giảm hiệu quả.
Sức bền bao gồm: Sức bền tốc độ, sức bền bật nhảy và sức bền thi
đấu. Sức bền phụ thuộc vào khả năng hoạt động của bộ máy vận động vào
cường độ của quá trình tâm lý và hiệu quả của kỹ thuật thể thao.
Sức bền tốc độ là khả năng của VĐV bóng chuyền thực hiện các động
tác kỹ thuật và di chuyển tốc độ cao trong suốt cả trận đấu. Để phát triển sức

bền tốc độ người ta thường sử dụng các bài tập phát triển sức nhanh và thực
hiện lặp lại nhiều lần. Các bài tập chạy, các bài mô phỏng kỹ thuật động tác
và các bài tập cơ bản kỹ thuật bóng chuyền là các biện pháp cơ bản để phát
triển sức bền tốc độ. Các bài tập rèn luyện sức bền tốc độ nên thực hiện ở
giữa và cuối buổi tập. Thời gian cho các bài tập này có thể từ 25 đến 30 phút
trong một lần và lặp lại.
Sức bền bật nhảy là khả năng thực hiện động tác bật nhảy nhiều lần
trong thi đấu với sự nỗ lực co cơ tốt nhất. Dạng sức bền này biểu hiện trong
bật nhảy đập bóng, chắn bóng và trong chuyền hai. Các khả năng chức năng
được phát triển ở mức cao cũng như việc huấn luyện ý chí của VĐV bóng
chuyền sẽ đảm bảo cho khả năng tiếp tục hoạt động cơ bắp có hiệu quả trên
nền mệt mỏi. Các bài tập nhảy có mang trọng lượng(nhỏ) và không mang
trọng lượng, các bài tập mô phỏngbaatj nhảy các kỹ thuật cơ bản là biện
pháp c hính để rèn luyện sức bền bật.
1.1.4. Năng lực phối hợp vận động:
Trong quá trình tiến hành thi đấu, các tình huống xảy ra luôn thay đổi
đòi hỏi VĐV phải có khả năng phán đoán nhanh và thực hiện quyết định
chính xác.Ngoài ra khi thực hiện động tác kỹ thuật được thực hiện ở tư thế
không có điểm tựa, đòi hỏi rất cao đến sự hoạt động của cơ quan tiền đình.
8
Điều đó đòi hỏi phải nâng cao tố chất khéo léo chuyên môn và khả
năng thực hiện động tác kỹ thuật chuẩn xác trong không gian.
Sự khéo léo của VĐV bóng chuyền có hai dạng khác nhau:
Khéo léo khi nhào lộn, được thể hiện trong các động tác lao, ngã, lăn
trong thi đấu phòng thủ
Khéo léo khi bật nhảy – là kỹ năng điều khiển cơ thể mình ở tư thế
không có điểm tựa khi đập bóng, chắn bóng và nhảy chuyền hai.
Các bài tập thể dục dụng cụ, bài tập nhào lộn, các bài tập mô phỏng, các
động tác kỹ thuật thi đấu cơ bản là những biện pháp chính để rèn luyện tố
chất khéo léo cho VĐV bóng chuyền.

1.1.5. Tố chất mềm dẻo:
Mềm dẻo là sự linh hoạt của các khớp cho phép thực hiện các chuyển
động đa dạng và với biên độ lớn trong bóng chuyền.
Để phát triển tố chất mềm dẻo người ta sử dụng các bài tập làm căng cơ có
cấu trúc vận động giống như các động tác kỹ thuật hoặc từng phần động tác.
Biên độ động tác trong các bài tập như vậy phải lớn hơn khi thực hiện các
động tác đó. Sử dụng trọng lượng nhỏ, hợp lý để tăng dần biên độ động tác
và giữ nguyên cấu trúc động tác. Các bài tập với người cùng tập và các bài
tập có khả năng tăng cường độ linh hoạt của các khớp, củng cố hệ cơ và dây
chằng và phát triển sức mạnh cơ, tính đàn hồi của cơ và dây chằng đem lại
hiẹu quả tốt khi rèn luyện tố chất mềm dẻo.
1.2. Đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi 13-14
1.3.1 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 13-14
Hệ thần kinh: Não bộ đang trong thời kì hoàn chỉnh, hoạt động của
thần kinh chưa ổn định, hưng phấn chiếm ưu thế, vì vậy khi học tập các em
dễ tập trung tư tưởng, nhưng nếu thời gian kéo dài, nội dung nghèo nàn,
hình thức hoạt động đơn điệu thì thần kinh sẽ chóng mệt mỏi và phân tán
sức chú ý. Do vậy nội dung tập luyện phải phong phú, phương pháp giảng
dạy và tổ chức giờ học phải linh hoạt, không cứng nhắc đơn điệu, giảng
9
giải và làm mẫu có trọng tâm chính xác đúng lúc và đúng chỗ. Ngoài ra cần
tăng cường hoạt động TDTT ngoài giờ và các hình thức vui chơi khác để
làm phong phú khả năng hoạt động và phát triển các tố chất thể lực một
cách toàn diện.
Hệ vận động: Hệ xương đang trong giai đoạn phát triển mạnh về
chiều dài. Hệ thống sụn ở các khớp đang đòi hỏi điều kiện tốt để phát triển
và hoàn thiện, do vậy giáo dục thể chất có tác dụng tốt đến sự phát triển của
hệ xương nhưng phải chú ý đến tư thế, đến sự cân đối trong hoạt động để
tránh phát triển sai lệch của hệ xương và kìm hãm sự phát triển chiều dài.
Đặc biệt đối với các em gái do xương chậu chưa phát triển hoàn thiện nên

dễ bị lệch lạc nếu quá trình hoạt động vận động không hợp lý.
Hệ tuần hoàn: Tim phát triển chậm hơn so với sự phát triển mạch
máu, sức co bóp cò còn yếu, khả năng điều hoà hoạt động của tim chưa ổn
định nên khi hoạt động quá nhiều, quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi. Vì
vậy, trong giáo dục thể chất cần chú ý phát triển tăng cường cơ bắp và phát
triển toàn diện.
Hệ tuần hoàn: Tim phát triển chậm hơn so với sự phát triển mạch
máu, sức co bóp còn yếu, khả năng điều hoà hoạt động của tim chưa ổn
định nên khi hoạt động quá nhiều, quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi. Vì
vậy, tập luyện TDTT thường xuyên sẽ ảnh hưởng tốt đến hoạt động của hệ
thần kinh, hoạt động của tim dần được thích ứng và có khả năng chịu đựng
với khối lượng lớn sau này. Nhưng trong quá trình tập luyện TDTT cần
phải bảo đảm nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc tăng dần yêu cầu trong
giáo dục thể chất, tránh hoạt động quá sức và quá đột ngột.
Hệ hô hấp: Phổi của các em phát triển chưa hoàn thiện, phế nag còn
nhỏ, các cơ hô hấp chưa phát triển, dung lượng phổi còn bé, vì vậy khi hoạt
động các em phải toàn diện, phải chú ý phát triển các cách thở trong hoạt
động. Như vậy mới có thể làm việc và hoạt động được lâu và có hiệu quả.
10
1.3.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 13-14
So với cấp tiểu học, việc học tập của lứa tuổi 13-14 chiếm vị trí nhiều
hơn và các em gặp một loạt hoàn cảnh mới: nhiều môn học mới, phải thực
hiện yêu cầu không phải của một giáo viên mà của nhiều giáo viên. Các em
đã bắt đầu cố gắng muốn tự lập, điều này có quan hệ đặc biệt đến sự phát
triển thái độ có ý thức đối với hoạt động của mình. Nguyện vọng đó sẽ giúp
các em tích cực hơn trong hoạt động nâng cao ý thức đối với hoạt động của
mình. Nguyện vọng đó sẽ giúp các em tích cực hơn trong hoạt động, nâng
cao ý thức trách nhiệm, phát triển sự sang tạo trong hoạt động…Tuy nhiên
nếu giáo dục không đúng thì tính độc lập trong tư duy của các em phát triển
theo chiều hướng không đúng sẽ dẫn đến kết quả không tốt.

Hứng thú của các em xuất hiện them nhiều nét mới so với học sinh
tiểu học. Hứng thú đã được xác định rõ rệt hơn, mang tính bền vững, sâu
sắc và phong phú hơn. Hứng thú các em rất năng động, các em sẵn sang đi
vào lĩnh vực tri thức mà mình ưa thích. Do vậy việc giảng dạy TDTT cũng
như các môn học khác đóng vai trò chủ yếu trong vấn đề này. Giờ học
TDTT sẽ tạo cho các em hiểu đượcý nghĩa, vai trò của TDTT đối với cá
nhân và xã hội, giúp các em tự giác tích cực trong tập luyện trong giờ chính
khoá và hoạt động ngoại khoá. Song chất lượng giảng dạy và nhân cách
giáo viên có ảnh hưởng mạnh đến sự nảy sinh và phát triển hứng thú của
các em đối với môn học
Lứa tuổi này xúc cảm diễn ra tương đối mạnh mẽ nên các em dễ bị
kích động, kém tự chủ. Các em có những quan hệ bạn bè than thiết gẫn gũi
nhau trên cơ sở có chung hứng thú, cùng thống nhất trong một loạt hoạt
động nào đó và các em thường kết thành nhóm bạn thân thiết hàng ngày.
Các phẩm chất ý trí, lứa tuổi này đã được phát triển hơn so với cấp tiểu học.
Song với việc tự ý thức và tự nhận thức không bao giờ các em cũng hiểu
đúng mình và hiểu đúng người khác. Tuy nhiên, những nét ý chí của tính
cách như can đảm, dũng cảm, quả cảm là những phẩm chất mà các em rất
11
quý trọng. Các em rất sợ mang tiêng là “yếu đuối”, cho mình vẫn là “trẻ
con”…Vì vậy, khi giáo viên xem thường kết quả học tập của học sinh hoặc
không đánh giá, động viên kịp thời thì học sinh sẽ nhanh chóng chán nản
tập luyện và có thể lôi kéo những bạn cùng nhóm không tích cực học tập
nữa.
12
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài dự kiến
sẽ sử dụng các phương pháp sau:

2.1.1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu.
Phương pháp này là tổng hợp các nguồn thông tin và thu thập tài liệu
về vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Từ đó có thể nhìn tổng thể, đồng thời cũng
là chỗ dựa về mặt lý luận và thực tiễn để tiến hành giải quyết các mục tiêu
nghiên cứu.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn
Đề tài sử dụng phương pháp nhằm thu thập và xử lý thông tin ban đầu
từ các chuyên gia theo phương pháp phỏng vấn gián tiếp nhằm thu thập
tham khảo về các nội dung như nguyên tắc xây dựng kế hoạch, lựa chọn
nội dung huấn luyện và các bài tập hợp lý để phát triển thể lực chung, lựa
chọn test và phương pháp đánh giá.
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm.
Để có căn cứ chính xác đầy đủ hơn cho việc ứng dụng một số bài tập,
đề tài sử dụng phương pháp quan sát sư phạm nhằm quan sát các buổi tập
luyện và thi đấu của các nữ VĐV trẻ tỉnh Thái Bình, qua đó cho phép đánh
giá và lựa chọn các bài tập phù hợp với điều kiện cụ thể nhằm giải quyết
các mục tiêu của đề tài một cách có hiệu quả.
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Trong quá trình nghiên cứu để đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa
chọn chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm nhằm kiểm tra thể
lực chung trước và sau thực nghiệm theo nội dung cụ thể. Từ đó làm cơ sở
phân tích, so sánh và rút ra kết quả của quá trình nghiên cứu.
13
Đề tài sử dụng các test:
1. Chạy 30 XPC (s)
Mục đích: Kiểm tra sức nhanh tốc độ của VĐV
Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở trước vạch xuất phát trong tư thế
xuất phát cao, khi có tín hiệu lập tức chạy với tốc độ tối đa cho tới khi vượt
qua vạch đích.
Đánh giá: Tính thành tích bằng số giây.

2. Nằm ngửa gập bụng 30s (l)
Mục đích: Kiểm tra sức mạnh cơ bụng của VĐV
Cách thực hiện: Người kiểm tra ngồi co chân 90 độ ở đầu gối, chân áp sát
sàn, một VĐV khác hỗ trợ bằng cách hai tay giữ ở dưới cẳng chân, nhằm
không cho người kiểm tra chân tách khỏi sàn
Đánh giá: Mỗi lần ngả người, co bụng được tính một lần, tính trong 30
giây.
3. Bật xa tại chỗ (cm)
Mục đích: Kiểm tra sức bật của VĐV.
Cách thực hiện: Người kiểm tra đứng hai chân mở rộng tự nhiên, ngón
chân đặt sát mép vạch giới hạn. Khi bật nhảy và tiếp đất tiến hành cùng lúc.
Đánh giá: Kết quả được tính từ vạch xuất phát đến vệt cuối cùng của gót
bàn chân, đơn vị tính là cm.
4. Chạy tùy sức 5 phút (m)
Mục đích: Kiểm tra sức bền của VĐV
Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở trước vạch xuất phát trong tư thế
xuất phát cao, khi có tín hiệu lập tức chạy tùy sức cho tới khi vượt qua vạch
đích.
Đánh giá: Đơn vị đo quãng đường là m
5. Dẻo gập thân (cm)
Mục đích: Kiểm tra độ mềm dẻo của VĐV
14
Cỏch thc hin: Ngi thc hin t th ng thng, hai bn chõn sỏt
nhau t t gp thõn v trc v xung di sao cho hai bn tay chm mi
chõn hoc xung sõu hn.
ỏnh giỏ: n v tớnh l cm
6. Chy con thoi 4x10m (s)
Mc ớch: Kim tra sc nhanh ca VV
Cỏch thc hin: Ngi c kim tra thc hin t th XPC. Khi chy n
vch 10m, ch cn 1 chõn chm vch, nhanh chúng quay 180 chy tr v

vch xut phỏt v sau khi chõn li cham vch xut phỏt thỡ quay tr li.
Thc hin lp li cho n ht quóng ng, tng s 4 lnx10m vi 3 ln
quay.
ỏnh giỏ: Tớnh thnh tớch bng s giõy
2.1.5. Phng phỏp thc nghim s phm
Sau khi la chn c h thng bi tp chỳng tụi tin hnh thc
nghim ỏnh giỏ tớnh hiu qu ca bi tp ng dng, ti ỏp dng
phng phỏp thc nghim so sỏnh song song. Nhúm thc nghim gm 12
n VV búng chuyn la tui 13-14 tnh Thỏi Bỡnh s dng bi tp m
ti nghiờn cu. Sau 6 thỏng chỳng tụi tin hnh i chiu so sỏnh kt qu
trc v sau thc nghim.
2.1.6 Phng phỏp toỏn hc thng kờ
Để xử lý số liệu thu thập một cách chính xác và hoàn thiện, đề tài sử
dụng các công thức toán học thống kê sau:
- Công thức tính trung bình cộng:
n
x
X
n
i
i

=
=
1
- Công thức so sánh 2 số trung bình:
B
c
A
c

BA
nn
xx
t
22

+

=
(n<30)
- Công thức tính độ lệch chuẩn:
2
xx

=
15
- Công thức tính phơng sai:
( ) ( )
2
22
2
+
+
=

BA
B
B
A
A

c
nn
xxxx

- Hệ số tơng quan:
( )( )
( ) ( )




=
22
yyxx
yyxx
r
- Nhịp độ tăng trởng:
%100.
)(5,0
21
12
VV
VV
W
+

=
2.2 T chc nghiờn cu
2.2.1. i tng nghiờn cu
L cỏc bi tp phỏt trin th lc chung cho VV búng chuyn n tr

la tui 13-14 tnh Thỏi Bỡnh.
2.2.2. Phm vi nghiờn cu
12 VV búng chuyn n tr la tui 13-14 tnh Thỏi Bỡnh
2.2.3. Thi gian nghiờn cu:
ti c tin hnh nghiờn cu t thỏng 3/2010 n thỏng 5/2011
v chia lm 3 giai on:
Giai on 1: T thỏng 3/2010 n thỏng 4/2010: L giai on xỏc
nh tờn ti, lp cng nghiờn cu v bo v cng nghiờn cu.
Giai on 2: T thỏng 5/2010 n thỏng 2/2011 l giai on tin hnh
gii quyt cỏc nhim v ca ti. Thu thp, c ti liu, ỏnh giỏ thc
trng cụng tỏc phỏt trin th lc chung cho VV Búng chuyn n tr v
nghiờn cu la chn ng dng, ỏnh giỏ hiu qu bi tp phỏt trin phỏt
trin th lc chung cho VV búng chuyn n tr la tui 13-14 tnh Thỏi
Bỡnh.
Giai on 3: T thỏng 3/2011 n thỏng 5/2011 l giai on tng hp
v hon thnh nghiờn cu.
2.2.4. a im nghiờn cu
- Trung tõm TDTT tnh Thỏi Bỡnh
- Trng i hc TDTT Bc Ninh
16
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng công tác phát triển thể lực cho nữ VĐV
bóng chuyền trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình.
3.1.1. Thực trạng chương trình huấn luyện cho VĐV bóng chuyền nữ trẻ
tỉnh Thái Bình.
Để tìm hiểu thực trạng huấn luyện thể lực chung của đội tuyển bóng
chuyền nữ trẻ, được sự đồng ý của ban huấn luyện đã cho phép chúng tôi
tiến hành và trực tiếp tìm hiểu tiến trình huấn luyện của đội trong 3 tháng.
Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Thực trạng phân phối thời gian huấn luyện 3 tháng của đội
tuyển nữ trẻ bóng chuyền Thái Bình lứa tuổi 13-14.
TT Nội dung huấn luyện Số giờ Tỷ lệ %
1 Thể lực chung 50/248 20.1
2 Thể lực chuyên môn 45/248 18.1
3 Kỹ thuật 65/248 26.2
4 Chiến thuật 65/248 26.2
5 Thi đấu 23/248 9.2
Tổng 248 100
Qua bảng 3.1 cho thấy thời gian huấn luyện thể lực chung chiếm
20.1%, huấn luyện thể lực chuyên môn chiếm 18.1%, huấn luyện kỹ thuật
và chiến thuật chiếm 26.2%, huấn luyện thi đấu chiếm 9.2%. Qua tham
khảo tài liệu chuyên môn thì đề tài cho rằng phân phối thời gian huấn luyện
của đội tuyển bóng chuyền nữ trẻ tỉnh Thái Bình là hợp lý.
Trong khuôn khổ của đề tài, đề tài đi sâu nghiên cứu về mặt thể lực. Để
có kết luận chính xác và đầy đủ hơn đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng thời
gian về huấn luyện thể lực. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.
17
Bảng 3.2: Khảo sát thời gian dành cho huấn luyện các tố chất thể lực
chung của đội tuyển nữ trẻ bóng chuyền tỉnh Thái Bình lứa tuổi 13-14.
TT Nội dung huấn luyện
Mức độ sử dụng
Số giờ Tỷ lệ %
1 Sức mạnh 15 30.1
2 Sức nhanh 18 36.2
3 Sức bền 9 18.1
4 Khéo léo 4 7.8
5 Mền dẻo 4 7.8
Tổng 50 100
Qua bảng 3.2 ta thấy thời gian dành cho các nội dung huấn luyện thể

lực chung của đội bóng chuyền nữ trẻ tỉnh Thái Bình có sự chênh lệch rất
lớn. Phần lớn các HLV chỉ chú trọng huấn luyện sức nhanh, trong khi tỷ lệ
dành cho sức mạnh và sức bền còn ít. Theo các nhà chuyên môn thì thời
gian dành cho huấn luyện sức mạnh và huấn luyện sức bền khoảng 32% là
hợp lý.
3.1.2. Lựa chọn test đánh giá trình độ thể lực cho VĐV bóng chuyền nữ
trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình
Để tìm hiểu vấn đề này, phiếu phỏng vấn đã lập 9 test để phỏng vấn
các chuyên gia, huấn luyện viên. Người được hỏi chọn một trong 3 phương
án: Rất quan trọng, quan trọng và không quan trọng. Đối tượng phỏng vấn
là 22 người, số phiếu phát ra là 22, thu về 21. Kết quả phỏng vấn được trình
bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá trình độ TLC
cho VĐV bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình. (n=20)
TT Test
Kết quả phỏng vấn
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
n % n % n %
1 Chạy 50m (s) 3 14.28 6 28.52 12 57.1
2 Chạy 30m XPC (s) 17 80.9 4 19.04 0 0
3 Bật xa tại chỗ (cm) 21 100 0 0 0 0
18
4 Nằm ngửa gập bụng 30s(l) 19 90.4 2 9.52 0 0
5 Chạy 500m (s) 6 28.5 3 14.2 12 57.1
6 Chạy tuỳ sức 5phút (m) 17 80.9 4 19.04 0 0
7 Kéo tay xà đơn (l) 3 14.28 5 23.8 13 61.9
8 Dẻo gập thân(cm) 19 90.4 1 4.76 1 4.76
9 Chạy con thoi 4x10m (s) 18 85.7 2 9.52 1 4.76
Qua bảng 3.3 cho thấy trong 9 test đánh giá thể lực chung cho VĐV
Bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình, đưa ra phỏng vấn có 6

test dưới đây được các chuyên gia, HLV, trọng tài môn đua thuyền cho là
phù hợp nhất trong đánh giá thể lực chung cho VĐV Bóng chuyền nữ trẻ
lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình. Bao gồm các bài tập sau:
1. Chạy 30m XPC (s)
2. Bật xa tại chỗ (cm)
3. Nằm ngửa gập bụng 30s (lần)
4. Chạy tuỳ sức 5 phút (m)
5. Dẻo gập thân (cm)
6. Chạy con thoi 4x10m (s)
3.1.2.1. Xác định độ tin cậy của các test đánh giá thể lực chung cho VĐV
Bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình
Trong lý thuyết thống kê đã đặt ra yêu cầu về phẩm chất của test, test
được sử dụng trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn huấn luyện giảng
dạy phải đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo cần thiết.
Để đánh giá độ tin cậy của test đề tài sử dụng test lặp lại. Cụ thể đề
tài kiểm tra trên đối tượng VĐV Bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh
Thái Bình với quãng nghỉ giữa hai lần kiểm tra và các điều kiện lập test
được đảm bảo như nhau.
Trên cơ sở những số liệu thu được đề tài tiến hành tính hệ số tương
quan giữa hai lần kiểm tra của 6 test. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4.
19
Bảng 3.4: Xác định độ tin cậy của các test đánh giá sức thể lực chung cho
VĐV Bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình. (n=12)
TT Các test
Kết quả
Lần 1
x
±
δ
Lần 2

x
±
δ
r
1 Chạy 30m XPC (s) 4.76 ± 1.04 4.80 ± 1.01 0.81
2 Bật xa tại chỗ (cm) 210.3 ± 0.82 210.1 ± 0.89 0.80
3 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 21.2 ± 1.21 21.0 ± 1.25 0.83
4 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 1000.2 ± 1.01 998.57 ± 1.05 0.90
5 Dẻo gập thân (cm) 896.5 ± 1.63 880.7 ± 1.50 0.85
6 Chạy con thoi 4x10m (s) 11.12 ± 2.01 12.07 ± 2.05 0.92
Qua bảng 3.4 cho thấy: 6 test đánh giá thể lực chung cho VĐV Bóng
chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình, đều đạt hệ số tương quan (r) từ
0.80 đến 0.92 ở ngưỡng P<0,05. Như vậy có 6 test đạt đủ độ tin cậy sử
dụng với đối tượng nghiên cứu.
3.1.2.2. Xác định tính thông báo của các test đánh giá thể lực chung cho
VĐV Bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình.
Để xác định tính thông báo của 6 test trên đề tài đi tìm hệ số tương
quan thứ bậc giữa kết quả kiểm tra của 6 test với thành tích thi đấu của
VĐV Bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình. Kết quả được trình
bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Xác định tính thông báo của các test đánh giá thể lực
chung cho VĐV Bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình.
TT
Test
Kết quả (n=12)
r P
1 Chạy 30m XPC (s) 0.75 < 0.05
2 Bật xa tại chỗ (cm) 0.80 < 0.05
3 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 0.76 < 0.05
4 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 0.81 < 0.05

5 Dẻo gập thân (cm) 0.75 < 0.05
6 Chạy con thoi 4x10m (s) 0.78 < 0.05
20
Qua bảng 3.5 cho thấy cả 6 test đánh giá thể lực chung cho VĐV
Bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình, đều đạt hệ số tương quan
( r) từ 0.75 đến 0.81 ở ngưỡng xác suất p < 0.05, thoả mãn yêu cầu về tính
thông báo của test.
Như vậy qua nghiên cứu chúng tôi lựa chọn được 6 test đánh giá thể
lực chung cho VĐV Bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình.
3.1.3. Đánh giá thực trạng thể lực chung của VĐV bóng chuyền nữ
trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình.
Nghiên cứu thực trạng trình độ thể lực chung của VĐV bóng chuyền
nữ trẻ tỉnh Thái Bình là một trong những nhiệm vụ cần thiết làm tiền đề và
cơ sở để lựa chọn các bài tập nhằm phát triển thể lực chung cho VĐV bóng
chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình.
Để giải quyết vấn đề này, đề tài tiến hành khảo sát thực trạng thể lực
chung của VĐV bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình và đội
bóng chuyền nữ trẻ tỉnh Hải Dương. Dựa trên cơ sở các test đã được đề tài
nghiên cứu đề tài tiến hành thu thập số liệu trên đối tượng khảo sát. Kết quả
được trình bày ở bảng 3.6
Bảng 3.6: Thực trạng trình độ thể lực chung của VĐV nữ trẻ lứa tuổi
13-14 tỉnh Thái Bình.
TT Các test
Đội Thái
Bình
Đội
Hải Dương
1 Chạy 30m XPC (s) 4.94 4.01
2 Bật xa tại chỗ (cm) 210.3 225.1
3 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 21.2 25.2

4 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 1000.2 1200.3
5 Dẻo gập thân (cm) 896.5 978.7
6 Chạy con thoi 4x10m (s) 11.12 10.03

21
Qua bảng 3.6 có thể nhận thấy trình độ thể lực chung của các VĐV
bóng chuyền nữ trẻ tỉnh Thái Bình còn thấp so với trình độ thể lực chung
của đội bóng chuyền nữ trẻ tỉnh Hải Dương. Qua tìm hiểu và quan sát thực
tế cho thấy thời gian chương trình huấn luyện thể lực chung của đội Hải
Dương và đội Thái Bình có sự chênh lệch rất lớn. Chính sự chênh lệch về
thời gian chương trình huấn luyện đề tài cho rằng đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến trình độ phát triển sức thể lực chung của đội tuyển nữ
trẻ bóng chuyền Thái Bình còn yếu. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn
đến trình độ phát triển thể lực chung của đội tuyển nữ trẻ bóng chuyền Thái
Bình ở phần tiếp theo cuả đề tài.
3.1.4. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển thể lực chung cho
VĐV bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình.
Thông qua quan sát thực tế, phỏng vấn các HLV, tìm hiểu các tài liệu,
các nội dung cơ bản về huấn luyện thể lực trong chương trình huấn luyện
của đội Bóng chuyền tỉnh Thái Bình cho thấy: các nội dung tập luyện đã
phù hợp mục đích, yêu cầu của huấn luyện chuyên môn, đồng thời tuân thủ
được các nguyên tắc hợp lý và nâng dần trong huấn luyện.
Để làm rõ hơn thực trạng sử dụng các bài tập phát triển thể lực chung
của VĐV bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình. Đề tài tiến hành
quan sát, thống kê các buổi tập của VĐV Bóng chuyền nữ trẻ. Từ thực tế
huấn luyện và đưa ra phỏng vấn các HLV, giáo viên Bóng chuyền tỉnh Thái
Bình về mức độ sử dụng các bài tập phát triển thể lực chung cho VĐV Bóng
chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình. Số phiếu phát ra là 20, số phiếu
thu về 16, kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Kết quả phỏng vấn mức độ sử dụng bài tập (n=16)

TT Mức độ sử dụng Thường
xuyên
Có sử dụng Ít sử dụng
22
Bài tập n % n % n %
1 Chạy dẻ quạt 2 12.5 5 31.25 9 56.25
2 Chạy nâng cao đùi 30s(l) 8 50 4 25 4 25
3 Chạy tốc độ cao 30m(s) 8 50 5 31.25 3 18.75
4 Gánh tạ 20kg bật đổi chân
20s(l)
9 56.25 6 37.5 1 6.25
5 Giật tạ trước ngực(25kg) 1 6.25 2 12.5 13 81.25
6 Nằm sấp chống đẩy 30s(l) 5 31.25 3 18.75 8 50
7 Cơ bụng liên tục 20s(l) 4 25 7 43.75 5 31.25
8 Nhảy dây cao gối 15s(l) 13 81.25 3 18.75 0 0
9 Gánh tạ đứng lên ngồi
xuống 20s(l)
14 87.5 2 12.5 0 0
10 Chạy tốc độ lên cầu thang
20 bậc(s)
16 100 0 0 0 0
11 Chạy tiến lùi 30m(s) 10 62.5 4 25 2 12.5
12 Kéo dây cao su 15 93.75 1 6.25 0 0
13 Chạy ziczac 30m (s) 12 75 2 12.5 2 12.5
14 Bật cóc 15m(s) 10 62.5 2 12.5 4 25
15 Bật cao tại chỗ trên
cát(cm)
13 81.25 1 6.25 2 12.5
16 Chạy 9-3-6-3-9 16 100 0 0 0 0
17 Chạy biến tốc 4x20 14 87.5 1 6.25 1 6.25

Kết quả bảng 3.7 cho thấy với số lượng 17 bài tập mà đề tài qua quan
sát thống kê và đưa ra phỏng vấn thì còn nhiều bài tập chuyên môn có thể
phát triển thể lực chung. Mặt khác có những bài tập ít hoặc không được các
HLV sử dụng trong huấn luyện. Nguyên nhân có thể do điều kiện tập luyện,
có thể do không biết hoặc chưa thấy hết tác dụng của chúng.
Chính sự thiếu đa dạng bài tập huấn luyện cũng như chưa mạnh dạn
ứng dụng các phương pháp tập luyện mới làm hạn chế nhất định tới sự phát
triển thể lực chung VĐV Bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình.
Để có thể nâng cao thể lực chung cho VĐV Bóng chuyền nữ trẻ lứa
tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình cần phải lựa chọn, ứng dụng nhiều hơn các bài tập
với việc có thể sử dụng đa dạng các phương pháp huấn luyện tiên tiến.
23
3.2. Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập phát
triển thể lực chung cho VĐV bóng chuyền nữ lứa tuổi 13-14 tỉnh
Thái Bình.
3.2.1. Cơ sở lựa chọn bài tập huấn luyện thể thao:
Để có thể lựa chọn các bài tập nhằm phát triển thể lực chung cho
VĐV Bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình. Trước hết đề tài đề
xuất cơ sở lựa chọn bài tập được dựa trên các nguyên tắc huấn luyện, các cơ
sở tâm sinh lý, mục đích, yêu cầu về huấn luyện thể lực chung.
Trên cơ sở đó bước đầu đề tài lựa chọn được các nguyên tắc nhằm lựa
chọn các bài tập phát triển thể lực chung cho VĐV Bóng chuyền nữ trẻ lứa
tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình, cụ thể:
1. Các bài tập phát triển thể lực chung phải phù hợp với lứa tuổi và
đặc điểm của chương trình huấn luyện Bóng chuyền tỉnh Thái Bình.
2. Các bài tập được lựa chọn phải lấy trọng tâm là việc phát triển thể
lực chung cho VĐV Bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình.
3. Các bài tập được lựa chọn phải phù hợp với trình độ và đặc điểm
tâm sinh lý của đối tượng nghiên cứu cũng như từng giai đoạn của quá trình
huấn luyện.

4. Các bài tập phải có liên quan đến thành tích của môn Bóng chuyền.
3.2.2. Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chung cho VĐV
Bóng chuyền nữ trẻ lứa tuổi 13-14 tỉnh Thái Bình.
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu và tham khảo các tài liệu chuyên môn
liên quan đến huấn luyện thể lực cho nữ VĐV bóng chuyền nhất là các đề
tài về huấn luyện thể lực chung. Đề tài tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi
tới 20 HLV lâu năm và các giáo viên giảng dạy Bóng chuyền có kinh
nghiệm về mức độ ưu tiên các bài tập đã lựa chọn với mức độ như sau:
Ưu tiên 1: 5 điểm
Ưu tiên 2: 3 điểm
24
Ưu tiên 3: 1 điểm
Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.8
Bảng 3.8: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung
cho VĐV Bóng chuyền nữ trẻ tỉnh Thái Bình (n = 20)
TT Các bài tập
Kết quả trả lời Tổng
điểm
Ưu tiên1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3
Bài tập phát triển sức nhanh
1 Chạy 20m tốc độ cao 16 2 2 88
2 Chạy 30m tốc độ cao 18 2 0 96
3 Chạy 40m tốc độ cao 20 0 0 100
4 Chạy 20m xuất phát thấp 20 0 0 100
5 Chạy 30m xuất phát thấp 19 1 0 98
6 Chạy nâng cao đùi 20s 6 2 12 48
7 Chạy tiếp sức 8x50 16 2 2 88
Bài tập phát triển sức mạnh
1 Chạy nâng cao đùi trên cát 17 2 1 92
2 Kéo tay xà đơn 16 4 0 92

3 Chống đẩy xà kép 18 2 0 96
4 Chạy đạp sau 3x50m 5 2 13 44
5 Nhẩy đổi chân trên bục cao 14 5 1 80
6 Bật cóc 19 1 0 98
7 Treo tay xà đơn gập bụng 16 2 2 88
Bài tập phát triển sức bền
1 Chạy 600m 4 3 13 42
2 Chạy 1200m 19 1 0 98
3 Chạy 300m 16 2 2 88
Qua bảng 3.8 cho thấy: Như vậy trong 17 bài tập đề tài đưa ra phỏng
vấn, đề tài lựa chọn được 14 bài tập có sự tán đồng cao, với số phiếu và tổng
điểm từ 80 đến 100 điểm. Vì vậy đề tài sẽ lựa chọn 14 bài tập có mưc độ ưu
tiên cao để đưa vào sử dụng đó là các bài tập:
Bài tập phát triển sức nhanh:
1. Chạy 20m tốc độ cao
Mục đích: Phát triển sức nhanh đôi chân cho VĐV
25

×