Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

nghiên cứu đánh giá yếu tố mối nguy liên quan đến tỷ lệ chết cá điêu hồng (oreochromis sp ) nuôi bè ở vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.72 KB, 13 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN



LÊ MINH CHÁNH





NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ MỐI NGUY
LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ CHẾT CÁ ĐIÊU HỒNG
(Oreochromis sp.) NUÔI BÈ Ở VĨNH LONG




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN






2014

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN




LÊ MINH CHÁNH





NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ MỐI NGUY
LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ CHẾT CÁ ĐIÊU HỒNG
(Oreochromis sp.) NUÔI BÈ Ở VĨNH LONG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TS. TRẦN THỊ TUYẾT HOA




2014


1
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ MỐI NGUY
LIÊN QUAN ĐẾN TỈ LỆ CHẾT CÁ ĐIÊU HỒNG
(Oreochromis sp.) NUÔI BÈ Ở VĨNH LONG

Lê Minh Chánh
1
, Trần Thị Tuyết Hoa
1
Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Cần Thơ.

ABSTRACT
The study was conducted in the region of Red tilapia cage cultured on Tien river,
Long Ho district - Vinh Long from July to November 2014. The purpose of the study
was to access: risk factors affecting mortality rate, the situation disease occurs in
red tilapia cages in Vinh Long province. Information collected from the farm shoed
that the fish mortality rate within a crop is high with more than 50 %. Four risk
factors were identified: stocking density, fingerlings sizes, farming experiences,
previous mortality rate have significant impact on the mortality of fish within a crop.
Keyword: red tilapia, mortality rate, risk factors.
Title: Study assessing risk factors related to the mortality rate of cage cultured of
red tilapia (Oreochromis sp.) in Vinh long province.

TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành tại vùng nuôi cá điêu hồng lồng bè trên sông Tiền thuộc
huyện Long Hồ - Vĩnh Long từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2014. Mục đích của nghiên
cứu là đánh giá yếu tố mối nguy ảnh hưởng đến tỉ lệ chết, tình hình bệnh xảy ra trên
cá điêu hồng nuôi bè ở tỉnh Vĩnh Long. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 50 hộ nuôi
cá điêu hồng trên bè tại địa bàn nghiên cứu. Thông tin thu thập được từ nông hộ cho
thấy tình hình tỉ lệ chết của cá trong một vụ nuôi cũng cao (>50%). Bốn yếu tố mối
nguy được xác định là mật độ nuôi, kích cỡ cá giống, kinh nghiệm nuôi, tỉ lệ chết vụ
trước ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ chết của cá trong một vụ nuôi.
Từ khóa: cá điêu hồng, tỉ lệ chết, yếu tố mối nguy.
1 GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây ngành thủy sản Việt Nam phát triển mạnh mẽ và không

ngừng đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia. Đóng góp quan trọng này không thể
không kể đến đồng bằng sông Cửu Long, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát
triển thủy sản, đặc biệt là tỉnh Vĩnh Long, nơi có địa thế trải dọc theo tuyến sông
Tiền. Bên cạnh các đối tượng nuôi chủ lực như cá tra, cá basa thì cá điêu hồng cũng
là một đối tượng nuôi tiềm năng đang được chú ý.
Song song với sự phát triển của nghề nuôi cá điêu hồng lồng bè thì dịch bệnh xảy ra
ngày càng nghiêm trọng và đang là vấn đề nan giải cho người nuôi. Các bệnh thường

2
gặp trên cá điêu hồng là bệnh xuất huyết, lồi mắt, bệnh gan thận mủ…diễn biến ngày
một phức tạp hơn và làm tỉ lệ chết ở cá ngày càng cao hơn (Dương Nhựt Long,
2004). Trên thế giới, đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đối tượng
này, nhiều công trình nghiên cứu về dịch tễ học, đặc điểm bệnh học, biện pháp điều
trị cũng như các loại vaccine phòng một số bệnh trên cá điêu hồng (Ferguson et
al.,1994; Yanong and Francis-Floyd, 2002; Evan et al., 2004; Sheehan, 2009; Zilberg
et al., 2010). Tuy nhiên, trên nước ta chưa có nhiều công trình đầu tư, nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ chết trên cá điêu hồng, đặc biệt trong bối cảnh hiện
nay tỉ lệ chết của cá ngày càng cao hơn. Vì vậy, nghiên cứu này ngày càng trở nên
cấp thiết hơn bao giờ hết.
Mục đích của nghiên cứu này nhằm đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ chết,
tình hình bệnh xảy ra trên cá điêu hồng nuôi bè ở tỉnh Vĩnh Long, đồng thời góp
phần tìm ra giải pháp ngăn chặn kịp thời, giảm hao hụt đến mức thấp nhất, nâng cao
chất lượng cá điêu hồng nuôi bè. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cần thiết cho việc
quy hoạch nghề nuôi cá điêu hồng lồng bè trên sông hướng đến làm giảm tỉ lệ chết
cũng như hạn chế tình hình dịch bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất nuôi nhằm đảm
bảo tính bền vững của nghề nuôi.
2 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được tiến hành trên 50 hộ nuôi cá điêu hồng trên bè ở tỉnh Vĩnh
Long, từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2014. Bè nuôi được chọn phân bố dọc theo tuyến
sông Tiền, trải dài trên 4.000m. Nghiên cứu này bao gồm

Thu thập thông tin về tỉ lệ chết của cá hằng ngày trong vụ nuôi.
Tổng số có 2 bè được chọn để ghi nhận tỉ lệ chết của cá hằng ngày, từ tháng 10 đến
tháng 11 năm 2014. Thông tin về tỉ lệ chết của cá điêu hồng trong ngày sẽ được ghi
theo phiếu điều tra được gởi đến hộ nuôi và thu lại vào tháng kế tiếp.
Thu thập thông tin về kỹ thuật nuôi và tình hình bệnh trên cá điêu hồng.
Thu thập các thông tin sơ cấp phỏng vấn trực tiếp 50 hộ nuôi cá điêu hồng ở địa bàn
nghiên cứu.Trao đổi trực tiếp cùng chủ hộ nuôi để ghi nhận những thông tin về kỹ
thuật nuôi, những bệnh thường xảy ra trong quá trình nuôi và tỉ lệ chết của cá trong
một vụ nuôi.
Thu thập các thông tin thứ cấp, báo cáo định kì năm của sở, chi cục thủy sản ở địa
bàn nghiên cứu. Các tạp chí chuyên ngành và các website chuyên ngành liên quan
đến tình hình bệnh trên cá điêu hồng.
Tất cả các số liệu của đề tài được thu thập, tổng hợp, xử lý bằng phần mềm EpiData
(phần mềm hỗ trợ nhập và quản lí số liệu), Microsoft Excel, ước lượng mô hình hồi
qui tuyến tính bằng phần mềm Stata, chọn mức ý nghĩa alpha là 1% để ước lượng mô
hình.


3
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thông tin chung về hộ nuôi cá điêu hồng
Thời gian nuôi
Thời gian của một vụ nuôi thường kéo dài từ 4-7 tháng, thời gian nuôi thường phụ
thuộc vào giá cả thị trường, kích cỡ cá, điều kiện thời tiết khí hậu và tình hình dịch
bệnh. Kích cỡ cá là một trong những nguyên nhân hàng đầu do phải đáp ứng yêu cầu
khách hàng dẫn đến việc kéo dài thời gian nuôi.
Mùa vụ
Theo kết quả điều tra, nguồn giống cá điêu hồng được cung cấp quanh năm từ địa
phương và một số địa điểm giáp ranh thuộc tỉnh Đồng Tháp, vì vậy mùa vụ nuôi
không xác định cụ thể (theo nước, tránh lũ lụt). Cá điêu hồng được thả liên tục từ

tháng 1 đến tháng 6, cá được thả nhiều nhất từ tháng 2 đến tháng 3 chiếm 50% số hộ
điều tra (Hình 1).
Nguồn giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính mùa vụ của nghề
nuôi. Thời vụ thả giống tùy thuộc vào điều kiện cụ thể nhưng tốt nhất nên thả cá đầu
vụ khoảng tháng 3 đến tháng 4 hằng năm (Dương Nhựt Long, 2004).









Thể tích bè nuôi
Qua khảo sát cho thấy, thể tích bè nuôi lớn hơn 250 m
3
chiếm tỉ lệ nhiều nhất với
khoảng 44%, thể tích bè nuôi nhỏ hơn 200m
3
và từ 200-250 m
3
chiếm 28% (Hình 2).
Thể tích bè nuôi lớn giúp nông hộ có thể nuôi với qui mô lớn hoặc thả với mật độ
vừa phải nhằm hạn chế dịch bệnh giảm tỉ lệ hao hụt và tăng năng suất nuôi cao hơn.


Hình 1: Thời gian thả cá giống

Hình 2: Thể tích bè nuôi (m

3
)


5
12
13
8
5
7
0
2
4
6
8
10
12
14
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
Số hộ
28%
28%
44%
< 200m3 200 - 250m3 > 250 m3

4
11
25
8
6

0
5
10
15
20
25
30
0-10% 11-20% 21-30% 31-40%
Tỷ lệ chết
Số hộ
Mật độ thả giống
Qua khảo sát cho thấy mật độ trung bình khoảng 128 con/m
3
nước. Qua phân tích hồi
qui tuyến tính đơn biến cho thấy mật độ nuôi cá điêu hồng ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ
lệ chết của bè cá khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05; bảng 4). Với mật độ trên
cho thấy cá được nuôi khá dày, cao hơn mật độ nuôi tối đa khuyến cáo là 100 con/m
3

nước (Dương Nhựt Long, 2004). Mật độ là một trong những nguyên nhân ảnh hướng
đến tốc độ tăng trưởng, mật độ nuôi quá dày làm cá chậm lớn, hao hụt nhiều, tăng
khả năng lây nhiễm khi có dịch bệnh xảy ra.
Tỉ lệ cá chết trong vụ nuôi

Tỉ lệ chết trong vụ nuôi ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi,
nếu cá chết quá nhiều có thể dẫn đến thua lỗ. Qua kết quả điều tra cho thấy, tỉ lệ cá
chết nhiều nhất trong hai tuần đầu thả giống là 11-20% chiếm 50% số hộ nuôi, 12%
số hộ nuôi có tỉ lệ chết từ 31-40% (Hình 2). Đây là những hộ có tỉ lệ cá chết cao, có
thể do cá mới bắt về bị xay xác do vận chuyển, stress nên hao hụt nhiều.
Tỉ lệ chết của cá tăng dần theo thời gian nuôi, vì vậy cũng không nên kéo quá dài

thời gian nuôi, trong suốt một vụ nuôi tỉ lệ hao hụt từ 41-50% có 9 hộ chiếm 18%, từ
21-40% có 31 hộ chiếm 62%, 2 hộ có tỉ lệ chết thấp nhất từ 0-10% (Hình 3). Trong
một vụ nuôi người dân cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật, cách chăm sóc, quản lý
tốt nhất có thể để góp phần làm giảm tỉ lệ chết, tăng năng suất cũng như lợi nhuận
cho nông hộ.
Kinh nghiệm nuôi
Qua khảo sát cho thấy các hộ nuôi có kinh nghiệm nuôi trung bình khoảng 4,4 năm.
Số hộ nuôi có kinh nghiệm từ 4-9 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 58%, các hộ có kinh
nghiệm nuôi nhỏ hơn 4 năm chiếm 36% và các hộ nuôi có kinh nghiệm nuôi từ 10
năm trở lên chiếm 6%.
2
8
14
17
9
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
0-10% 11-20% 21-30% 31-40% 41-50%
Tỉ lệ chết
Số hộ
Hình 3: Tỷ lệ cá chết 2 tuần đầu
thả giống

Hình 4: Tỷ lệ cá chết trong một vụ nuôi


5
Theo kết quả điều tra, hầu hết các hộ nuôi chẩn đoán bệnh qua kinh nghiệm nuôi là
chính. Theo kết quả điều tra, những hộ có kinh nghiệm nuôi trên 5 năm thì tỉ lệ hao
hụt giảm 15-20% so với những hộ ít kinh nghiệm nuôi hơn.












Kích cỡ con giống và cách xử lý
Qua kết quả điều tra, nguồn cá giống được mua từ địa phương, cá giống có kích cỡ
dao động từ 20-40 cm. Cá được thả vào bè sau khi mua và được xử lý hóa chất. Vì
thế nguồn giống có chất lượng ổn định được người dân tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có
những hộ không xử lý hóa chất, chất lượng giống không đảm bảo, do cá bị trầy xước,
xây xác dẫn đến chậm lớn hoặc bị kí sinh trùng, vi khuẩn xâm nhập gây hao hụt, làm
tăng tỉ lệ chết của cá trong vụ nuôi.
Bảng 1: Kích cỡ con giống khi thả nuôi
STT Kích cỡ giống (con/kg) Số hộ nuôi Tỉ lệ (%)
1 20-30 25 50
2 35-40 16 32

3 40 9 18
Chất lượng con giống ban đầu quyết định đến sự thành công hay thất bại của vụ nuôi.
Kích cỡ cá thả nuôi phải đồng đều, khỏe mạnh, không nhiễm bệnh và không dị tật
(Dương Nhựt Long, 2004).
Biện pháp quản lí lồng bè
Qua khảo sát cho thấy, tất cả các hộ nuôi không sử dụng các biện pháp quản lí chất
lượng nước trong khu vực nuôi. Do vùng nuôi thường xuyên chịu ảnh hưởng của
Hình 5: Kinh nghiệm nuôi của nông hộ

36%
58%
6%
1 - 3 năm 4 - 9 năm Từ 10 năm trở lên


6
triều cường nên khó có biện pháp tối ưu để quản lí. Có 96% hộ nuôi tiến hành vệ
sinh lồng bè vào cuối mỗi vụ nuôi. Trong quá trình nuôi, cần thường xuyên kiểm tra
vị trí đặt và cố định bè nuôi. Vệ sinh, lau chùi hằng ngày mặt sàn bè nuôi cá. Người
nuôi thường lặn xuống dưới lồng để kiểm tra, tránh việc rách lưới lồng gây thất thoát
cá ra ngoài môi trường( Dương Nhựt Long, 2004).
Tình hình bệnh
Theo kết quả điều tra cho thấy, tình hình diễn biến bệnh ngày càng phức tạp và gây
ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi. Theo người nuôi cho biết, thời gian đầu khi
nghề nuôi mới phát triển, bệnh chưa xuất hiện nhiều, những năm gần đây nghề nuôi
phát triển nhanh, số hộ nuôi tăng, tình hình xuất hiện bệnh cũng nhiều và gây thiệt
hại lớn hơn (Bảng 2). Hầu hết cá điêu hồng ở các hộ nuôi đều nhiễm kí sinh trùng,
đặc biệt là trùng mặt trời với 48/50 hộ nuôi, cá bị bệnh gầy yếu, da và mang tiết
nhiều niêm dịch, từng phần mang bị thối loét, bạc màu, chức năng hô hấp bị phá
hoại, khiến cá bị ngạt. Cá bệnh thường nổi đầu thành đàn, bơi lờ đờ, chậm chạp (Từ

Thanh Dung và ctv, 2005). Ngoài ra, người nuôi còn gặp không ít khó khăn trong
khâu điều trị bệnh cho cá, đặc biệt hiện nay tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng
phức tạp hơn. Cá còn mắc phải các bệnh như xuất huyết, gan thận có mủ với tỉ lệ
nhiễm cũng rất cao. Cá bị bệnh vận động khó khăn, bơi không có định hướng, não,
thận và tỳ tạng là những cơ quan bị tổn thương nhiều nhất và đây là lý do gây chết cá
(Đặng Thị Hoàng Oanh, 2012).
Bảng 2: Các bệnh xuất hiện nhiều trên cá điêu hồng nuôi bè

Loại bệnh Biểu hiện bệnh Số hộ Tần xuất
có cá bệnh xuất hiện (%)
Ngoại kí sinh Da chuyển màu xám, có nhiều nhớt 48 96
(trùng mặt trời) màu trắng, cá ngứa ngáy, nổi đầu.
Xuất huyết Xuất huyết toàn thân, hậu môn 40 80
sưng lồi, mắt lồi ra, gan, thận xuất
huyết, nhũn.
Gan thận Bơi lờ đờ, da nhợt nhạt, gan, thận, 30 60
có mủ tỳ tạng xuất hiện những đốm trắng
bên trong chứa dịch màu trắng đục.




7
3.2 Xác định yếu tố mối nguy liên quan đến tỉ lệ chết cá điêu hồng nuôi bè
Qua các số liệu thu được trong quá trình điều tra, tổng hợp và xử lí cho thấy mật độ
nuôi, kích cỡ cá giống, kinh nghiệm nuôi, tỉ lệ chết vụ trước là những yếu tố mối
nguy có ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ chết của vụ nuôi (Bảng 3).
Bảng 3: Ảnh hƣởng của mật độ nuôi, kích cỡ cá giống, tỉ lệ chết vụ trƣớc, kinh
nghiệm nuôi lên tỉ lệ chết của cá điêu hồng theo mô hình hồi qui


Yếu tố mối nguy

Giá trị trung bình (Độ
lệch chuẩn)
Mật độ thả giống (con/m
3
)
128 ± 13,6 (p=0,000)
Kích cỡ cá giống (con/kg)
32 ± 1,5 (p=0,000)
Kinh nghiệm nuôi (năm)
4,4 ± 0,2 (p=0,008)
Tỉ lệ chết vụ trƣớc (%)
29 ± 4,7 (p=0,000)

Mô hình hồi qui hoàn chỉnh TLC= -2,634 + 0,3*MDCG + 0,43*KCC +
3,68*TLCVT – 0,49*KNN cho giá trị (R
2
= 0.9258). Qua xử lý thống kê hồi qui
tuyến tính đơn biến giữa tỉ lệ chết của cá với các thông số khảo sát ghi nhận bốn biến
MDCG (mật độ cá giống), KCC (kích cỡ cá), TLCVT (tỉ lệ chết vụ trước), KNN
(kinh nghiệm nuôi) có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Để tiếp tục tìm hiểu và khảo sát các thông số này, nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ chết hàng
ngày được thực hiện ở 2 bè cá. Kết quả thu được từ việc ghi nhận tỉ lệ chết hằng
ngày ở 2 hộ nuôi được ghi nhận ở Bảng 4.












8
Bảng 4: Kết quả ghi nhận tỉ lệ cá chết hàng ngày trong vụ nuôi
STT
Chiều
dài bè
(m)
Chiều
rộng
bè (m)
Độ
sâu
(m)
Kích cỡ
cá giống
(con/kg)
Mật độ
thả
(con/m
3
)
Thời
gian
Số lƣợng cá
chết (con)

Hộ 1
(Bè 1)
12
6
3
30
93
Tháng
thứ nhất
Đầu tháng: 9
Giữa tháng: 18
Cuối tháng: 18
Tháng
thứ hai
Đầu tháng: 11
Giữa tháng: 9
Cuối tháng: 8
Hộ 2
(Bè 1)
12
6
3
42
138
Tháng
thứ nhất
Đầu tháng: 78
Giữa tháng: 8
Cuối tháng: 30
Tháng

thứ hai
Đầu tháng: 70
Giữa tháng: 10
Cuối tháng: 8

Qua số liệu theo dõi về tỉ lệ cá chết hằng ngày cho thấy hộ thứ nhất nuôi với mật độ
93 con/m
3
thì tỉ lệ chết thấp hơn hộ thứ hai là 2,8 lần. Tỉ lệ chết của hộ thứ hai cao
hơn rất nhiều so với hộ thứ nhất. Kiểm tra và so sánh cũng nhận thấy yếu tố khác
biệt. Mật độ nuôi cao 138 con/m
3
, kích cỡ cá giống là 42 con/kg của hộ thứ hai nhỏ
hơn rất nhiều so với hộ thứ nhất là 30 con/kg có thể đây là nguyên nhân chính làm cá
dễ mắc bệnh gây tỉ lệ cá chết cao. Theo khuyến cáo, khi thả giống người nuôi cần thả
với mật độ phù hợp, mật độ thả tối đa khuyến cáo là 100 con/m
3
, không nên thả quá
dày và chọn cỡ giống quá nhỏ, cá yếu dễ mắc bệnh làm tỉ lệ hao hụt tăng cao, ảnh
hưởng đến năng suất nuôi (Dương Nhựt Long, 2004)
4 KẾT LUẬN
Qua kết quả điều tra cho thấy mật độ thả cá giống trung bình là 128 con/m
3
, kích cỡ
cá giống trung bình 32 con/kg, thể tích lồng nuôi lớn hơn 250 m
3
, kinh nghiệm nuôi
trung bình là 4,4 năm, thời gian nuôi trung bình từ 4-7 tháng. Bệnh xuất hiện quanh
năm, nhưng tập trung nhiều nhất vào thời điểm giao mùa, cuối mùa khô và đầu mùa
mưa. Trong quá trình nuôi xuất hiện một số bệnh thường gặp như ngoại kí sinh trùng

96%, xuất huyết 80%, gan thận có mủ 60%.

9
Số liệu điều tra từ 50 hộ nuôi cá điêu hồng qua xử lí thống kê xác định được 4 yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ chết của cá điêu hồng nuôi là mật độ thả cá giống, kích
cỡ cá giống, kinh nghiệm nuôi, tỉ lệ chết vụ trước.
Số liệu ghi nhận được từ 2 hộ theo dõi tỉ lệ chết hằng ngày cho thấy tỉ lệ chết của bè
nuôi với mật độ 138 con/m
3
, kích cỡ cá giống 42 con/kg cao gấp 2,8 lần so với bè
nuôi mật độ 93 con/m
3
, kích cỡ cá giống 30 con/kg.
5. ĐỀ XUẤT
Người nuôi cần tuân thủ đảm bảo mật độ nuôi phù hợp, không nên nuôi quá dày đặc,
mật độ nuôi tối đa khuyến cáo đối với cá điêu hông nuôi bè là 100 con/m
3
.
Cần chọn kích cỡ cá tốt nhất, đảm bảo nguồn giống tốt, đồng cỡ, kích cỡ cá giống
phù hợp 20-30 con/kg, góp phần giảm tỉ lệ hao hụt trong vụ nuôi.
























10
LỜI CẢM TẠ
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến:
Cô Trần Thị Tuyết Hoa đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.
Cô Đặng Thụy Mai Thy, cô Từ Thanh Dung đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện giúp
tôi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Chi Cục Nuôi Thủy Sản, Cục Thú Y, Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Vĩnh Long và
bà con ngư dân xã An Bình đã tận tình giúp tôi thực hiện đề tài này.
Các bạn lớp Bệnh học Thủy Sản khóa 37 trường Đại học Cần Thơ đã hết lòng giúp
đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Người viết


Lê Minh Chánh




















11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Nhựt Long, 2004. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy
Sản, Đại Học Cần Thơ. 194 trang.
2. Đặng Thị Hoàng Oanh, 2012. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus trên cá điêu hồng
(Oreochromis sp.) nuôi thâm canh ở đồng bằng sông Cửu Long. In: Trương
Quốc Phú. Một số nguyên lý và kỹ thuật ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản,
Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 170.
3. Evans J.J., Klesius P.H. and Shoemaker C.A., 2004. Efficacy of Streptococcus
Agalactiae (group B) vaccine in tilapia (Oreochromis niloticus) by
intraperitoneal and bath immersion administration. Vaccine. 22: 3769-3773.
4. Ferguson, H.W., J.A. Morales and V.E. Ostland, 1994. Streptococcosis in

aquarium fish. Disease of Aquatic Organisins. 19: 1-6.
5. Sheehan, B. 2009. AquavacStrepSa: A vaccine for control of Streptococcus
agalactiae Biotype 2 infections in farmed tilapia. Managing streptococcus in
Warmwater Fish. P. 21-26.
6. Từ Thanh Dung, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần Thị Tuyết Hoa, 2005. Giáo trình
bệnh học thủy sản, khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.
7. Yanong, R.P.E.,R. Francis-Floyd, 2002. Streptococcus in fection of fish. Fisheries
and Aquatic Sciences Department, Florida Cooperative Extension Service,
Institute of Food and Agricultural Sciences, University of Florida.
8. Zilbberg D.,Tal A., Froyman, Abutbuls., Dudai N and Golan-Goldhirsh A., 2010.
Dried leaves of Rosmarinus offcinalis a treatment for streptococcosis in
tilapia. Journal of fish diseases. 33: 361-369.




×