Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

khảo sát mầm bệnh ký sinh trùng trên cá lóc (channa striata) nuôi thâm canh ở đồng tháp, trà vinh và an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 16 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN




LÝ HOÀNG SANG




KHẢO SÁT MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN
CÁ LÓC (Channa striata) NUÔI THÂM CANH Ở
ĐỒNG THÁP, TRÀ VINH VÀ AN GIANG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN






2014




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN



LÝ HOÀNG SANG



KHẢO SÁT MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN
CÁ LÓC (Channa striata) NUÔI THÂM CANH Ở
ĐỒNG THÁP, TRÀ VINH VÀ AN GIANG




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN





CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG







2014


THÔNG TIN LUẬN VĂN/LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC, CAO HỌC VÀ NGHIÊN CỨU SINH
KHOA THỦY SẢN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Tên đề tài

Khảo sát mầm bệnh ký sinh trùng trên cá lóc (channa
striata) nuôi thâm canh ở Đồng Tháp, Trà Vinh và An
Giang.
Bậc đào tạo
Đại học
Ngành/Chuyên ngành
Bệnh học thủy sản
Năm
2014
Sinh viên/ học viên/ NCS thực hiện (MSSV)
3112986
Số trang
13
Cán bộ hướng dẫn
Nguyễn Thị Thu Hằng
Nguồn kinh phí




Tóm tắt


Bệnh ký sinh trùng luôn là vấn đề đáng quan tâm trong nghề nuôi cá lóc thâm canh hiện nay. Nghiên cứu
này nhằm khảo sát tần số xuất hiện và định loại các giống ký sinh trùng thường xuất hiện trên cá lóc nuôi
thâm canh tại 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh. Kết quả phân tích trên tổng số 159 mẫu cá (45 mẫu
cá giống và 114 mẫu cá thịt) được thu trong thời gian từ tháng 9 – 11/2014 với các dấu hiệu bệnh lý như
xuất huyết, trắng da, trương bụng, lở loét và mòn đuôi. Kết quả đã xác định được 6 giống ký sinh trùng,
thuộc 6 họ và 5 bộ gồm Trichodina (họ Trichodonidae, bộ Peritrichida), Epistylis (họ Epistylidae, bộ
Peritrichida), Dactylogyrus (họ Dactylogyridae, bộ Dactylogyridae), Chilodonella (họ Chilodonellidae, bộ
Hyostematida), Pallisentis (họ Dendronucleatidae, Neochinorhynchinae), Spinitectus (họ Ascarophididae,
bộ Spirudida). Trong đó Trichodina là giống ký sinh trùng xuất hiện phổ biến nhất và có cường độ nhiễm
cao nhất (26 trùng/thị trường 10X), cường độ nhiễm cao nhất là Pallisentis (2 con/ruột).













(Ghi chú: - Tên File: Họ và tên tác giả - năm – Tên đề tài)
- Tóm tắt đề tài: New Romance, size 10; Trong 1 trang này đối với Đề tài đại học, 1-2 trang đối
với đề tài cao học và NCS; Đầy đủ thông tin mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả, kết luận, ý nghĩa)


1

KHẢO SÁT MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ LÓC (Channa
striata) NUÔI THÂM CANH Ở ĐỒNG THÁP, TRÀ VINH, AN GIANG
Lý Hoàng Sang
*
và Nguyễn Thị Thu Hằng
*Lớp BHTS K37, Đại học Cần Thơ
*Email:
ABSTRACT
Nowaday, parasite desease is considered as a serious concern in intensive
snakehead farming. This study aimed to examine the appearance frequency
and species determination of some parasites genus which often occur in
intensive snakehead farming ponds in three provinces An Giang, Dong Thap
and Tra Vinh. A total of 159 fish samples (45 fingerlings and 114 fish) were
collected from September to November 2014 which showed some clinical
signs such as hemorrhage, white skin, swollen abdomen, ulceration and tail
lost. The analysis result was identified 6 parasites genus belong to 6 families
and 5 orders including Trichodina (family Trichodonidae, order Peritrichida),
Epistylis (family Epistylidea, order Peritrichida), Dactylogyrus (family
Dactylogyridae, order Dactylogyridae), Chilodonella (family Chilodonellidae,
order Hyostematida), Pallisentis (family Dendronucleatidae, order
Neochinorhynchinae), Spinitectus (family Ascarophididae, order Spirudida).
Trichodina was the most common appearance species and showing the highest
intensity of infection (26 ind/field), Pallisentis was the highest intensity (2
ind/intestine).
Keywords: Snakehead, parasites, Trichodina, Chilodenella, Epistylis,
Pallisentis.
TÓM TẮT

Bệnh ký sinh trùng luôn là vấn đề đáng quan tâm trong nghề nuôi cá lóc thâm
canh hiện nay. Nghiên cứu này nhằm khảo sát tần số xuất hiện và định loại các
giống ký sinh trùng thường xuất hiện trên cá lóc nuôi thâm canh tại 3 tỉnh An
Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh. Kết quả phân tích trên tổng số 159 mẫu cá (45
mẫu cá giống và 114 mẫu cá thịt) được thu trong thời gian từ tháng 9 –
11/2014 với các dấu hiệu bệnh lý như xuất huyết, trắng da, trương bụng, lở
loét và mòn đuôi. Kết quả đã xác định được 6 giống ký sinh trùng, thuộc 6 họ
và 5 bộ gồm Trichodina (họ Trichodonidae, bộ Peritrichida), Epistylis (họ
Epistylidae, bộ Peritrichida), Dactylogyrus (họ Dactylogyridae, bộ
Dactylogyridae), Chilodonella (họ Chilodonellidae, bộ Hyostematida),
Pallisentis (họ Dendronucleatidae, Neochinorhynchinae), Spinitectus (họ
Ascarophididae, bộ Spirudida). Trong đó Trichodina là giống ký sinh trùng
xuất hiện phổ biến nhất và có cường độ nhiễm cao nhất (26 trùng/thị trường
10X), cường độ nhiễm cao nhất là Pallisentis (2 con/ruột).
Từ khóa: cá lóc, ký sinh trùng, Trichodina, Epistylis, Chilodenella,
Pallisentis.
2

1 GIỚI THIỆU
Hiện nay, nghề nuôi cá lóc ngày càng phát triển ở khu vực Đồng Bằng Sông
Cu Long, đc biệt ở một số tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh
Long và Cần Thơ. Năm 2002, ước tính sản lượng cá lóc nuôi của toàn vùng
đạt 5.300 tấn tập trung chủ yếu ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và
Kiên Giang (Dương Nhựt Long và ctv, 2004). Tuy nhiên, đến năm 2009 sản
lượng cá lóc nuôi của Đồng Bằng Sông Cu Long ước tính khoảng 30.000 tấn,
trong đó cá lóc bông chiếm khoảng 7.500 tấn (Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh
Chung, 2010). Cùng với sự phát triển của nghề thì dịch bệnh là một điều đáng
quan tâm cho người nuôi. Bên cạnh những mầm bệnh do vi khuẩn, virus, vi
nấm, thì ký sinh trùng cũng gây thiệt hại đáng kể cho nghề nuôi cá lóc hiện
nay. Theo kết quả khảo sát của Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2009) cho

thấy bệnh do ký sinh trùng trên các mô hình nuôi cá lóc xuất hiện với tỷ lệ rất
cao 85,9% (trong đó, mô hình vèo sông có tỷ lệ cao nhất 93,6%, lồng bè
83,3%). Báo cáo của Võ Yến Nhi (2011), tại Đồng Tháp cho thấy tỷ lệ cá
nhiễm ký sinh trùng là khoảng 70% và thường đi kèm với các dấu hiệu bệnh
lý đường ruột, trắng đuôi, trắng mang. Trong đó, thành phần giống ngoại ký
sinh trùng trên cá giống đa dạng hơn so với cá nuôi thương phẩm và tập trung
nhiều trên các cá có dấu hiệu bị bệnh xuất huyết và lở loét. Theo kết quả Phạm
Minh Đức và ctv (2012), khảo sát tại 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang đã xác
định được 23 giống ký sinh trùng thuộc 20 họ, 15 bộ. Khảo sát của Lê Thị
Xuân (2014), trên 78 mẫu cá lóc được thu tại 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và
Trà Vinh đã xác định được 7 giống ký sinh trùng (Trichodina, Epistylis,
Apiosoma, Dactylogyrus, Gyrodactylus, Pallisentis và Spinitectus). Bệnh do
ký sinh xuất hiện rất phổ biến trên cá nuôi chúng có thể là nguyên nhân khởi
phát cho các bệnh do tác nhân vi khuẩn, virus, vi nấm xâm nhập gây ảnh
hưởng nng nề đến năng suất cá nuôi.
Nhằm cung cấp thêm thông tin về các loài ký sinh trùng xuất hiện phổ biến
trong các giai đoạn nuôi và góp phần hỗ trợ cho người dân trong việc chăm
sóc sức khỏe cá lóc một cách hiệu quả hơn. Do đó, đề tài “Khảo sát mầm
bệnh ký sinh trùng trên cá lóc (Channa striata) nuôi thâm canh ở Đồng
Tháp, Trà Vinh và An Giang” được thực hiện.
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu mẫu
Mẫu cá được thu tại 29 ao nuôi cá lóc thâm canh ở 3 tỉnh An Giang (13 ao),
Trà Vinh (1 ao) và Đồng Tháp (15 ao) từ tháng 09 – 11/2014. Số lượng mẫu
thu đối với cá giống (cỡ 5 – 10g) là 5 con/ao, cá thịt (cỡ 50 – 300g) là 2 – 10
con/ao. Mẫu cá thu được tiến hành x lý tại địa điểm thu mẫu.
2.2 Phương pháp phân tích và định danh ký sinh trùng
Nghiên cứu ký sinh trùng được thực hiện theo phương pháp của Hà Ký và Bùi
Quang Tề (2007) và Edward (2010), ngoại ký sinh được thực hiện bằng cách
lấy nhớt trên thân, vây, mang, ép tiêu bản tươi rồi quan sát dưới kính hiển vi

(10 – 40X). Nội ký sinh được thực hiện tương tự bằng cách lấy dịch nhầy
3

trong da, ruột, dịch mật. Ép tiêu bản tươi rồi quan sát dưới kính hiển vi (4 –
40X). Tùy theo từng nhóm ký sinh trùng mà có cách nhuộm và gắn tiêu bản
khác nhau. Phương pháp cố định, nhuộm và gắn tiêu bản được thực hiện theo
Tonguthai et al. (1999) và Berland (2005).
Mức độ cảm nhiễm ký sinh trùng theo phương pháp của Margollis et al
(1982). Mức độ cảm nhiễm ký sinh trùng được đc trưng bằng hai đại lượng là
tỉ lệ cảm nhiễm (TLN) và cường độ nhiễm (CĐN):
Tỷ lệ nhiễm (%) =
Tổng số cá nhiễm ký sinh trùng
Tổng số cá kiểm tra
x 100
Cường độ nhiễm =
Số trùng
Cá thể/cơ quan/lame/thị trường

Phân loại dựa trên các chỉ tiêu hình thái cấu tạo. Tài liệu phân loại ký sinh
trung đơn bào (Protozoa) theo Lom và Dykova (1992) và Woo (1999). Phân
loại sán lá đơn chủ (Monogenea) theo Bychowsky (1987). Phân loại sán lá
song chủ theo Woo (1997).
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Một số thông tin về mẫu
Kết quả thu được 159 mẫu cá lóc trong đó có 61 mẫu cá khỏe (không có dấu
hiệu bệnh lý) 98 mẫu cá có dấu hiệu bệnh lý như xuất huyết, lở loét, trắng da,
mòn đuôi, Các mẫu cá có dấu hiệu bệnh lý cũng chiếm tương đối cao (An
Giang 47/85 mẫu, Đồng Tháp 43/56 mẫu, Trà Vinh 8/18 mẫu).
Bảng 1: Một số thông tin về mẫu
Địa

điểm
thu
mẫu
Cỡ

Số lượng
Kích thước mẫu
Dấu hiệu bệnh lý

khỏe

bệnh
Chiều
dài (cm)
Trọng
lượng (g)
An
Giang
Giống
18
18
5 – 7
5 – 10
Xuất huyết, lở loét, mòn
đuôi
Thịt
20
29
15 – 30
50 – 300

Xuất huyết, lở loét,
trương bụng
Đồng
Tháp
Giống
6
3
5 – 7
5 – 10
Xuất huyết
Thịt
7
40
18 – 30
90 – 300
Xuất huyết, lở loét,
trương bụng
Trà
Vinh
Thịt
10
8
16 – 20
80 – 150
Xuất huyết, lở loét,
trắng da

4

Hình 1: Một số dấu hiệu bệnh lý của cá A: Cá khỏe, xuất huyết; B: Cá

giống bị mòn đuôi; C: Cá thịt bị xuất huyết, lở loét; D: Cá thịt bị xuất
huyết; E: Cá thịt bị trắng da; F: Cá giống bị xuất huyết và lở loét




Bảng 1 cho thấy, hầu hết các mẫu cá bệnh được thu ở 3 tỉnh đều có dấu hiệu
bệnh lý là xuất huyết. Ngoài dấu hiệu xuất huyết thì cá giống thu ở An Giang
còn có một số dấu hiệu bệnh lý khác như lở loét, mòn đuôi. Tuy nhiên, các
mẫu cá giống được thu ở Đồng Tháp chỉ ghi nhận được dấu hiệu xuất huyết
ngoài da. Kết quả kiểm tra các mẫu cá thịt đều ghi nhận được các dấu hiệu
xuất huyết, lở loét và trương bụng. Trong khi đó, một số mẫu thu ở Trà Vinh
có xuất hiện thêm hiện tượng trắng da, trắng mang. Nhìn chung, ta có thể thấy
bệnh ký sinh trùng thường đi kèm với các dấu hiệu bệnh lý như lở loét, xuất
huyết hay trắng da và các mẫu cá thịt có nhiều biểu hiện về bệnh lý hơn so với
cá giống. Theo nghiên cứu Phạm Đăng Phương (2010), cá lóc nuôi thương
A
F
E
D
C
B
5

phẩm ở An Giang và Đồng Tháp có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng khá cao tại An
Giang là 100% và Đồng Tháp là 73,9%. Theo khảo sát khác của Võ Yến Nhi
(2011), tại Đồng Tháp cho thấy tỷ lệ cá nhiễm ký sinh trùng khá cao khoảng
70% và cá có các dấu hiệu bệnh lý về đường ruột, trắng đuôi, trắng mang là
khoảng từ 10 – 55%.
3.2 Thành phần giống loài ký sinh trùng trên cá lóc

Kết quả kiểm tra ngoại, nội ký sinh trùng trên 159 mẫu cá lóc (45 mẫu cá
giống và 114 mẫu cá thịt) ở An Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh đã xác định
được 6 giống ký sinh trùng (4 ngoại ký sinh, 2 nội ký sinh) thuộc 6 họ, 5 bộ
gồm Trichodina (họ Trichodonidae, bộ Peritrichida), Epistylis (họ Epistylidae,
bộ Peritrichida), Dactylogyrus (họ Dactylogyridae, bộ Dactylogyridae),
Chilodonella (họ Chilodonellidae, bộ Hyostematida), Pallisentis (họ
Dendronucleatidae, Neochinorhynchinae), Spinitectus (họ Ascarophididae, bộ
Spirudida) (Bảng 2).
Bảng 2: Thành phần giống ký sinh trùng trên cá lóc
STT
Thành phần
loài
Vị trí
ký sinh
Cá giống
Cá thịt
An
Giang
Đồng
Tháp
An
Giang
Đồng
Tháp
Trà
Vinh
1
Trichodina
Da
+

+
+
+
+
2
Epistylis
Da
+
+
+
+
-
Mang
-
+
+
+
-
3
Dactylogyrus
Da
-
+
-
+
-
Mang
-
+
-

-
-
4
Chilodonella
Da
-
-
-
-
+
Mang
-
-
-
-
+
5
Pallisentis
Ruột
+
+
+
+
-
6
Spinitectus
Ruột
-
+
-

-
-
Ghi chú: (+): mẫu nhiễm ký sinh trùng, (-): mẫu không nhiễm ký sinh trùng
Kết quả thành phần giống ký sinh trùng Bảng 2 cho thấy, trùng mt trời
Trichodina (Hình 2C) xuất hiện xuyên suốt trong quá trình thu mẫu nhưng chỉ
nhiễm trên da của cá giống và cá thịt. Bệnh thường xuất hiện khi trời âm u,
trùng mt trời sinh sản nhanh chóng gây thành dịch bệnh làm cá chết hàng
loạt, tỷ lệ cảm nhiễm 90 – 100%, cường độ nhiễm 20 – 30 trùng/thị trường
10X là nguy hiểm (Bùi Quang Tề, 2006). Trichodina có khả năng sống tự do
6

trong nước từ 1 – 1,5 ngày, ký sinh chủ yếu ở da, mang và khoang mũi cá
(Nguyễn Thị Thu Hằng và Phạm Minh Đức, 2009). Chúng rộng gây hại ở
nhiều loài cá như cá chép, trắm cỏ, mè hoa, mè trắng, cá tra,
Tương tự với Trichodina, thì trùng loa kèn Epistylis (Hình 2B) và giun đầu gai
Pallisentis (Hình 2F) cũng xuất hiện rất phổ biến trong quá trình thu mẫu. Tuy
nhiên, trùng loa kèn Epistylis có vị trí nhiễm đa dạng hơn (nhiễm trên da và
mang) nhưng chỉ xuất hiện trên mẫu cá thu ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp.
Epistylis là loài nguyên sinh động vật, chúng dinh dưỡng bằng cách lọc thức
ăn trong môi trường nước, chúng ký sinh trên cá như một giá thể, không lấy
chất dinh dưỡng của ký chủ nhưng chúng sẽ làm cản trở hô hấp, sinh trưởng
và hoạt động của cá (Nguyễn Thị Thu Hằng và Phạm Minh Đưc, 2009).
Epistylis ký sinh nhiều trên các loài cá tra, cá lóc bông, cá thát lát, (Bùi
Quang Tề, 2001). Đối với giun đầu gai Pallisentis, cũng như Epistylis chủ yếu
chỉ nhiễm trên cá lóc thu ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp chúng ký sinh trên
ruột của cá giống và cá thịt. Theo khảo sát trên cá lóc ở tỉnh Đồng Tháp của
Võ Yến Nhi (2011), thì Pallisentis xuất hiện với cường độ nhiễm khá cao
khoảng 20 giun/ruột. Cũng trên cá lóc ở An Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh thì
khảo sát của Lê Thị Xuân (2014), cũng cho thấy Pallisentis xuất hiện với
cường độ nhiễm khá cao từ 3 – 53 giun/ruột trên cả cá thương phẩm và cá

giống.
Trong quá trình khảo sát ghi nhận được 2 giống ký sinh trùng chỉ xuất hiện ở
tỉnh Đồng Tháp mà không tìm thấy ở 2 tỉnh còn lại là Dactylogyrus và
Spinitectus. Dactylogyrus là mầm bệnh nguy hiểm, chúng có khả năng gây
chết hàng loạt khi bị nhiễm nng, đc biệt gây hại lớn nhất ở giai đoạn cá
hương và giống (Bùi Quang Tề, 2006; Lê Thị Xuân, 2014). Nhưng trong khảo
sát này, lại ghi nhận thêm sự xuất hiện của Dactylogyrus trên các mẫu cá thịt ở
tỉnh Đồng Tháp. Theo khảo sát của Võ Yến Nhi (2011), khi sát mầm bệnh trên
cá lóc nuôi ở tỉnh Đồng Tháp thì Dactylogyrus cũng xuất với cường độ nhiễm
không cao 1 – 4 sán/lame và tỷ lệ nhiễm 18,31% trên cả cá giống và cá thịt.
Khác với Dactylogyrus, giun tròn Spinitectus chỉ xuất hiện trong quá trình thu
mẫu trên cá giống ở tỉnh Đồng Tháp mà không tìm thấy trên cá thịt. Theo khảo
sát của Lê Thị Xuân (2014), thì Spinitectus chỉ được tìm thấy trong ruột cá
nuôi thương phẩm có dấu hiệu bệnh lý. Nhưng theo kết quả khảo sát, thì
Spinitectus lại được tìm thấy trong ruột cá không có dấu hiệu bệnh lý bên
ngoài. Qua đây cho thấy Spinitectus không chỉ tìm thấy trên ruột cá khỏe mà
có thể tìm thấy trên ruột cá bệnh. Điều này cũng phù hợp với nhận định của
Phạm Đăng Phương (2010), Spinitectus không chỉ nhiễm trên cá bệnh mà cá
khỏe cũng bị nhiễm giun.
Cũng như ở Đồng Tháp, trong quá trình phân tích mẫu ở Trà Vinh cũng đã ghi
nhận được sự xuất hiện của giống trùng miệng lệch Chilodonella (Hình 2E)
nhiễm trên cá thịt mà không tìm thấy ở các mẫu cá thu của 2 tỉnh còn lại.
Chilodonella thường xất hiện trên các loài cá nước ngọt như cá chép, mè, rô
phi, trê phi và các thủy đc sản khác như baba. Các loài cá, baba giai đoạn
giống có tỷ lệ nhiễm khá cao khoảng 100% và cường độ nhiễm cũng khá cao
(Nguyễn Thị Thu Hằng và Phạm Minh Đức, 2009). Theo khảo sát của Võ Yến
7

Hình 2: Hình ảnh một số giống ký sinh trùng (mẫu tươi) A: Dactylogyrus
(vật kính 10X); B: Epistylis (vật kính 40X); C: Trichodina (vật kính 40X);

D: Spinitectus (vật kính 4X); E: Chilodonella (vật kính 10X); F: Pallisentis.
Nhi (2011), thì Chilodonella có tỷ lệ nhiễm là 13,8% và cường độ nhiễm cao
nhất là 4 trùng/thị trường. Cũng theo khảo sát của Phạm Minh Đức và ctv
(2012), thì giống Chilodonella thường xuất hiện vào 3 tháng nuôi đầu và chỉ
thấy bị nhiễm trên mang của cá.
Qua đây ta thấy, ký sinh trùng nhiễm trên cá giống có phần đa dạng hơn so với
cá thịt và chúng chủ yếu ký sinh trên các cơ quan là da, mang và ruột. Tuy
nhiên, trong quá trình thu mẫu cũng phát hiện được những giống ký sinh chỉ
xuất hiện đc trưng trong từng giai đoạn: cá giống là Spinitectus và cá thịt là
Chilodonella.

A
B
F
E
D
C
8

3.3 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ký sinh trùng trên cá lóc
3.3.1 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ký sinh trùng trên cá lóc giống
Kết quả kiểm tra nội, ngoại ký sinh trùng trên 45 mẫu cá giống của 2 tỉnh An
Giang và Đồng Tháp đã phát hiện được 3 giống ngoại ký sinh (Trichodina,
Epistylis và Dactylogyrus) và 2 giống nội ký sinh (Pallisentis, Spinitectus) với
tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm khác tùy vào vị trí ký sinh và tình trạng sức
khỏe của cá (Bảng 3).
Bảng 3: Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ký sinh trùng trên cá lóc giống
Địa
điểm
thu mẫu

Thành phần
loài
Vị trí

sinh
Cường độ nhiễm
Tỷ lệ nhiễm (%)
Cá khỏe
(t-c-tb)
Cá bệnh
(t- c-tb)

khỏe

bệnh
An
Giang
Trichodina
Da
1 – 5 – 2
1 – 20 – 8
44,4
66,7
Epistylis
Da
1 – 8 – 5
3 – 25 – 15
44,4
44,4
Mang

1 – 6 – 4
1 – 11 – 7
33,3
22,2
Pallisentis
Ruột
1 – 2 – 2
1 – 12 – 8
11,1
11,1
Đồng
Tháp
Trichodina
Da
8
-
33,3
-
Epistylis
Da
1 – 10 – 6
-
83,3
-
Mang
1 – 9 – 5
-
83,3
-
Dactylogyrus

Da
-
4
-
33,3
Mang
-
4
-
33,3
Pallisentis
Ruột
4
-
16,7
-
Spinitectus
Ruột
3
-
16,7
-
Ghi chú: (t): thấp, (c): cao, (tb): trung bình
Hình 3: Hình ảnh một mẫu Pallisentis nhuộm với Carmalum (ảnh chụp ở
vật kính 10X) A: Phần đầu có vòi và các móc; B: Phần thân có nhiều gai
A
B
9

Qua Bảng 3 ta thấy, cá lóc giống ở An Giang nhiễm Trichodina, Epistylis,

Pallisentis. Trùng mt trời Trichodina nhiễm trên da với tỷ lệ khá cao 66,7%
và cường độ nhiễm cao nhất là 20 trùng/thị trường 10X với cá bệnh. Đối với
cá khỏe, tỷ lệ nhiễm cũng tương đối cao 44,4% nhưng cường độ nhiễm chỉ dao
động 1 – 5 trùng/thị trường. Khác với Trichodina, Epistylis không chỉ nhiễm
trên da mà còn nhiễm trên mang của cá lóc. Cường độ nhiễm trên da cá bệnh
khá cao, có thể lên đến 25 trùng/lame và nhiễm trên mang là 11 trùng/lame.
Tỷ lệ nhiễm Epistylis trên da của cá bệnh và cá khỏe tương đối thấp (chiếm
44,4%), trong khi đó, Epistylis nhiễm trên mang cá khỏe là 33,3% và mang cá
bệnh là 22,2%. Giun đầu gai Pallisentis là nhóm nội ký sinh khá phổ biến
trong ruột cá, kết quả phân tích cho thấy chúng ký sinh trên cá khỏe và cá
bệnh. Mc dù, tỉ lệ nhiễm thấp (11,1%) nhưng cường độ nhiễm dao động từ 1
– 12 giun/ruột. Cường độ nhiễm trên cá khỏe trung bình 2 giun/ruột, trong khi
đó ở cá bệnh giun ký sinh nhiều hơn, trung bình 8 giun/ruột.
Khác với An Giang, cá lóc giống ở Đồng Tháp có thành phần giống loài đa
dạng hơn, ngoài 3 giống Trichodina, Epistylis, Pallisentis thì nghiên cứu cũng
phát iện thêm 2 giống sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus và giun tròn
Spinitectus. Trùng mt trời Trichodina chỉ nhiễm trên da cá khỏe với cường độ
nhiễm là 8 trùng/thị trường 10X và tỷ lệ nhiễm là 33,3%. Cũng như
Trichodina, Epistylis cũng chỉ nhiễm trên da và mang của cá giống khỏe với
cường độ nhiễm cao nhất là 10 trùng/lame và tỷ lệ nhiễm khá cao 83,3%. Sán
Dactlogyrus nhiễm trên da và mang cá bệnh với cường độ nhiễm là 4 sán/thị
trường 10X và tỷ lệ nhiễm 33,3%. Bên cạnh đó giun đầu gai Pallisentis và
giun tròn Spinitectus cũng chỉ xuất hiện trên ruột cá khỏe với cường độ nhiễm
tương đối thấp 4 giun/cơ quan (Pallisentis) và 3 giun/cơ quan (Spinitectus)
cùng với tỷ lệ nhiễm 16,7%.
3.3.2 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ký sinh trùng trên cá lóc thịt
Kết quả kiểm tra nội, ngoại ký sinh trùng trên 114 mẫu cá thịt của 3 tỉnh An
Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh đã phát hiện 4 giống ngoại ký sinh
(Trichodina, Epistylis, Dactylogyrus, Chilodonella) và 1 giống nội ký sinh
(Pallisentis) với tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm khác nhau tùy thuộc vào vị trí

ký sinh và tình trạng sức khỏe của cá (Bảng 4).
Bảng 4: Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ký sinh trùng trên cá lóc thịt
Địa
điểm
thu mẫu
Thành phần
loài
Vị trí

sinh
Cường độ nhiễm
Tỷ lệ nhiễm (%)
Cá khỏe
(t-c-tb)
Cá bệnh
(t-c-tb)

khỏe

bệnh
An
Giang
Trichodina
Da
1 – 10 – 6
2 – 21 – 15
5,0
17,2
Epistylis
Da

1 – 5 – 3
1 – 25 – 17
25,0
37,9
Mang
1 – 6 – 3
1 – 18 – 10
15,0
24,1
Pallisentis
Ruột
2
2 – 23 – 15
15,0
34,5
10

Đồng
Tháp
Trichodina
Da
-
12
-
2,5
Epistylis
Da
12
2 – 25 – 18
28,6

30,0
Mang
5
1 – 14 – 8
28,6
20,0
Dactylogyrus
Mang
-
1 – 2 – 2
-
7,5
Pallisentis
Ruột
1 – 2 – 2
1 – 15 – 7
42,9
40,0
Trà
Vinh
Trichodina
Da
1 – 8 – 3
2 – 26 – 18
50,0
75,0
Chilodonella
Da
1 – 6 – 3
1 – 8 – 5

60,0
100,0
Mang
1 – 5 – 3
1 – 7 – 4
60,0
100,0
Ghi chú: (t): thấp, (c): cao, (tb): trung bình
Theo như bảng 4 cho thấy, cá thịt nuôi ở An Giang cũng nhiễm 3 giống ký
sinh trùng là Trichodina, Epistylis và Pallisentis như cá giống. Tuy nhiên, tỷ lệ
nhiễm của Trichodina trên da cá thịt có phần thấp hơn cá giống
(17,2%<66,7%), ngược lại với tỷ lệ nhiễm thì cường độ nhiễm của Trichodina
có thể lên đến 21 trùng/thị trường 10X. Epistylis cũng xuất hiện với tỷ lệ
nhiễm không cao như Trichodina (cao nhất 37,9% trên da cá bệnh), nhưng
chúng lại nhiễm trên cả da và mang của cả cá khỏe lẫn cá bệnh với cường độ
nhiễm dao động từ 1 – 25 trùng/lame. Cũng như 2 giống ngoại ký sinh, tỷ lệ
nhiễm của Pallisentis nhiễm trên ruột cá bệnh là 37,9% và cường độ nhiễm là
2 – 23 giun/ruột.
Tương tự ở An Giang, cá thịt ở tỉnh Đồng Tháp cũng ghi nhận sự xuất hiện
của 3 giống ký sinh trùng là Trichodina, Epistylis và Pallisentis. Tuy nhiên,
trong quá trình khảo sát trên cá thịt ở Đồng Tháp cũng ghi nhận thêm 1 giống
ngoại ký sinh nhiễm trên mang cá bệnh là Dactylogyrus. Sán 16 móc
Dactylogyrus nhiễm với cường độ nhiễm tương đối thấp 7,5% và cường độ
nhiếm trung bình là 2 sán/lame. Dactylogyrus cũng được tìm thấy trên da cá
bệnh ở Đồng Tháp với tỷ lệ nhiễm là 2,5%, tuy nhên cường độ nhiễm có phần
cao hơn 12 trùng/thị trường 10X. Tỷ lệ nhiễm của Epistylis trên cá thị ở Đồng
Tháp cao nhất là 30% (trên da cá bệnh), với cường độ nhiễm cao nhất lên đến
25 trùng/lame (trên da cá bệnh). Đối với Pallisentis ký sinh trong ruột cá thịt
thì cường độ nhiễm dao động từ 1 – 15 con/ruột và tỷ lệ nhiễm cao nhất là
42,9% (ruột cá khỏe).

Khác với 2 tỉnh còn lại, cá thịt thu ở Trà Vinh chỉ ghi nhận được 2 giống ngoại
ký sinh là Trichodina nhiễm trên da của cá khỏe và cá bệnh với cường độ
nhiễm lên đến 26 trùng/thị trường 10X và tỷ lệ nhiễm là 75% (đối với cá
bệnh). Và Chilodonella ký sinh trên cả da và mang của cá khỏe lẫn cá bệnh
với tỷ nhiễm tuyệt đối là 100% nhưng cường độ nhiễm cao nhất chỉ 8
trùng/lame. Tuy nhiên, các mẫu cá thịt thu ở đây không tìm thấy được các
giống nội ký sinh.
11

Theo thông tin từ quá trình khảo sát cho thấy, cường độ nhiễm nhóm ngoại,
nội ký sinh trên cá khỏe thường thấp hơn so với cá bệnh. Quá trình phân tích
cũng đã xác định hầu hết các mẫu cá có những dấu hiệu bệnh lý như xuất
huyết, lở loét,… thường có cường độ nhiễm ngoại ký sinh trùng lớn hơn 15
trùng/thị trường/lame. Điều này được giải thích do ký sinh trùng khi ký sinh
với mật độ cao thì thường gây nên một số hiện tượng như xuất huyết hay lở
loét trên da. Khi đó cá bị giảm sức đề kháng nên một số vi khuẩn gây bệnh có
điều kiện xâm nhập, làm cho các dấu hiệu bệnh lý trở nên rõ rệt hơn (Lê Thị
Xuân, 2014). Trichodina là nhóm ngoại ký sinh luôn xuất hiện trong quá trình
thu mẫu với cường độ nhiễm cao nhất là 26 trùng/thị trường 10X. Có 2 giống
ngoại ký sinh chỉ nhiễm ở 1 tỉnh mà không nhiễm ở tỉnh còn lại là
Dactylogyrus (nhiễm ở Đồng Tháp với cường độ nhiễm cao nhất là 4
sán/lame) và Chilodonella (nhiễm ở An Giang với cường độ nhiễm 8
trùng/lame).
Quá trình khảo sát chỉ ghi nhận được 2 giống nội ký sinh là Pallisentis và
Spinitectus, tuy nhiên cường độ nhiễm cao nhất lên đến 23 giun/ruột
(Pallisentis nhiễm trong ruột cá bệnh ở An Giang). Với cường độ nhiễm như
vậy, nhóm nội ký sinh cũng là nguyên nhân góp phần làm cho cá bị suy yếu,
tạo điều kiện thuận lợi để mầm bệnh khác xâm nhập (Bùi Quang Tề, 2001).
Giun đầu gai Pallisentis xuất hiện khá phổ biến trong quá trình thu mẫu với
cường độ nhiễm cao nhất là 23 giun/ruột. Trong khi đó, giun tròn Spinitectus

lại chỉ xuất hiện trong quá trình thu mẫu ở Đồng Tháp với cường độ nhiễm 3
giun/ruột.
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Kết quả khảo sát mầm bệnh ký sinh trùng trên 159 mẫu cá lóc nuôi ao thâm
canh ở 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và An Giang đã xác định được 6 giống ký
sinh trùng thuộc 6 họ, 5 bộ, trong đó 2 giống ký sinh trùng (Chilodonella,
Epistylis) mới được ghi nhận nhiễm gần đây trên cá lóc nuôi thâm canh trong
ao ở An Giang và Đồng Tháp. Thành phần giống ký sinh trùng ở Đồng Tháp
là nhiều nhất (5/6 giống), thành phần ký sinh trùng trên cá giống nhiều hơn so
với cá thịt. Trong đó có 2 giống ký sinh trùng chỉ nhiễm ở 1 tỉnh là
Dactylosgyrus, Spinitectus (Đồng Tháp). Cũng trong khảo sát, có 1 giống chỉ
nhiễm trên cá giống là Spinitectus và 1 giống chỉ nhiễm trên cá thịt là
Chilodonella. Các cá có dấu hiệu bệnh lý thường nhiễm với cường độ nhiễm
cao hơn so với cá không có dấu hiệu bệnh lý.
4.2 Đề xuất
Cần có những nghiên cứu trong thời gian dài hơn, để xác định các giống ký
sinh trùng và tần suất xuất hiện của chúng trong chu k nuôi. Qua đó có thể
giúp người nuôi phòng và trị bệnh hiệu quả, góp phần giảm thiệt hại do tác
nhân ký sinh gây ra cho nghề nuôi cá lóc thâm canh.
12

5 LỜI CẢM TẠ
Em xin gi lời cảm ơn sâu sắc tới quý thầy cô trong bộ môn Bệnh học thủy
sản đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn. Em xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Bệnh học thủy sản K37, các anh
chị trong bộ môn Bệnh học thủy sản đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ em hoàn
thành tốt luận văn.
6 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Quang Tề, 2001. Ký sinh trùng của một số loài cá nước ngọt ở ĐBSCL và

các giải pháp phòng trị. Luận văn tiến sĩ. Trường Đại học quốc gia Hà Nội.
Bùi Quang Tề, 2006. Bệnh học thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 439
trang.
Berland, B. 2005. Whole mounts. Occasional publication No. 1. Institute of
Oceanography Kustem.
Bychowsky, B.E. 1987. Monogenetic Trematodes. Their Systematics and
Phylogeny. American Institute of Biological Sciences.
Dương Nhựt Long và ctv, 2004. Nuôi thủy sản trước và trong mùa lũ. Tạp chí
khoa học và công nghệ thủy sản.
Edward, J.N., 2010. Fish disease: Diagnosis and treatment. Wiley-Blackwell.
519p.
Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007. Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam. Viện
nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 360
trang.
Lê Thị Xuân, 2014. Xác định thành phần ký sinh trùng trên cá lóc (Channa
striata) giai đoạn thương phẩm. Luận văn tốt nghiệp đại học, trường Đại
học Cần Thơ, 11 trang.
Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2009. Hiện trạng và những thách thức cho
nghề nuôi cá lóc (Channa micropeltes và Channa striatus) ở ĐBSCL. Báo
cáo trình bày tại Hội thảo kết thúc giai đoạn 1- Dự án Cá Tạp - Khoa Thủy
sản - ĐHCT, 8-12/20.
Lê Xuân Sinh, Nguyễn Thanh Long và Đỗ Minh Chung, 2010. Nghề lưới kéo
ven bờ ở ĐBSCL. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 4/2010,
trang 73-79.
Lom, J and I. Dykava, 1992. Protozoan parasite of fish. Developments in
Aquaculture and Fisheries Science, Vol. 26. Elsevier, Amsterdam 1992,
315 pp.
Margollis, L.G.W., J.C. Holmes, A.M. Kuris and G.A. Schad. 1982. The use
of ecological terms in parasitology (Report of an ad hoc committee of the
American Society of Parasitologists). Journal of Parasitology 68(1): 131-

133 pp.
13

Nguyễn Thị Thu Hằng và Phạm Minh Đức, 2009. Giáo trình bệnh truyền
nhiễm nấm và ký sinh trùng trên động vật thủy sản, Khoa Thủy Sản –
Trường Đại Học Cần Thơ.
Phạm Đăng Phương, 2010. Khảo sát tình hình quản lý môi trường và sức khỏe
cá lóc nuôi ở ĐBSCL. Luận văn cao học. Khoa Thủy sản – Trường Đại học
Cần Thơ.
Phạm Minh Đức, Trần Ngọc Tuấn và Trần Thị Thanh Hiền, 2012. Khảo sát
mầm bệnh trên cá lóc (Channa striata) nuôi ao thâm canh ở An Giang và
Đồng Tháp. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 21b: 124-132.
Tonguthai, K., S. Chinabut, T. Somsiri, P. ChanratChakoo and S.
Kanchanakhan. 1999. Diagnostic Procedures for Finish Diseases. Aquatic
Animal (Health Research institute (AAHRI). Department of fisheries
kasetsart University campus Bangkok, Thailand.
Võ Yến Nhi, 2011. Khảo sát tình hình bệnh trên cá lóc (Channa striata) giống
ở Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Cần Thơ, 39
trang.
Woo, P.T.K, 1999. Fish diseases and disorders. Volume 1. Protozoa and
Metazoan Infection. Department of zoology, University of Guelph,
Canada, 808 pp.

×