Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Báo cáo thực tập tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn hóa dệt Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.25 KB, 34 trang )

I. Giới thiệu về doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn hóa dệt Hà Tây
2. Giám đốc hiện tại: Nguyễn Thanh Tùng
Người đại diện: Chủ tịch Hội đồng thành viên Nguyễn Xuân Trúc
3. Địa chỉ: Thôn Hạnh Đàn, Xã Tân Lập, Huyện Đan Phượng, Thành phố Hà
Nội
Diện tích mặt bằng: 35.000 m
2
Điện thoại: 0433.660672
Fax: 0433.660.673
Email: hoadethatayco@.vnn.vn
4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:
Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây là công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành
viên trở lên. Được thành lập ngày 29/01/2002 và được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh
Hà Tây cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0302000279.
Mã số thuế : 0500415210
5. Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn
6. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
 Chức năng:
- Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây có chức năng chính là sản xuất và kinh
doanh các sản phẩm giầy dép các loại phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập trên cơ sở lấy thu
bù chi, khai thác các nguồn vật tư nhân lực tài nguyên của Đất nước đẩy mạnh hoạt
động xuất nhập khẩu nhằm tăng thu ngoại tệ góp phần vào công cuộc xây dựng và
phát triển kinh tế.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp
với quy định của pháp luật.
 Nhiệm vụ:
Là một đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, công
ty TNHH Hóa dệt Hà Tây có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng thủ đô và
ngành da giầy Việt Nam, nhiệm vụ của công ty được thể hiện:


- Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ
1
nghiêm chỉnh các quy định của luật pháp
- Nghiên cứu khả năng sản xuất nhu cầu thị trường, kiến nghị đề xuất với sở
Công nghiệp Hà Nội giải quyết các vấn đề vướng mắc trong hoạt động sản xuất
kinh doanh
- Tuân thủ luật pháp Nhà nước về quản lý tài chính, quản lý xuất nhập khẩu
và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng buôn bán
ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư mở
rộng đổi mới trang thiết bị tự bù đắp chi phí tự cân đối xuất nhập khẩu, đảm bảo
thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà
nước
- Nghiên cứu thực hiện hiệu quả việc nâng cao chất lượng sản phẩm do công
ty sản xuất, kinh doanh nhằm tăng doanh thu tiêu thụ.
- Quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để phù hợp với hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty và theo kịp sự đổi mới của đất nước.
7. Lịch sử phát triển doanh nghiệp
Công ty TNHH hóa dệt Hà Tây mới thành lập từ tháng 1/2012. Thời kì đầu
mới thành lập, công ty gặp rất nhiều khó khăn, từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng,
tuyển dụng, tuyển chọn công nhân viên vào làm việc tại công ty, tìm các đối tác
kinh tế cho đến việc tìm các nhà cung cấp… Tuy nhiên bằng sự nỗ lực không
ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty cùng với sự giúp đỡ của
các công ty bạn như công ty Giầy Thượng Đình, công ty Giầy Thuỵ Khuê…. công
ty TNHH Hóa dệt Hà Tây đã dần đi vào ổn định, yên tâm sản xuất. Các hoạt động
chính của công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây bao gồm: Sản xuất và xuất khẩu theo đơn
đặt hàng, sản xuất và tiêu thụ nội địa, gia công theo đơn đặt hàng.
Từ khi thành lập đến nay hoạt động chủ yếu của công ty là gia công giầy cho
các công ty nước ngoài như: ChengPao, Footech, Corvie…. Bên cạnh việc sản xuất
giầy xuất khẩu công ty còn ký hợp đồng gia công giầy cho các doanh nghiệp trong

nước như: Công ty Giầy Thượng Đình, Công ty Giầy Thăng Long, Công ty Giầy
Yên Viên…. Ngoài ra công ty còn khai thác thêm một thị trường đầy tiềm năng
khác là thị trường trong nước, tiêu thụ từ 300.000 đến 400.000 đôi/năm.
2
Nhìn chung công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây đã có sự phát triển tương đối lớn,
với nhiều mặt hàng kinh doanh, các sản phẩm của công ty đang dần dần xâm nhập
thị trường. Công ty đang khẳng định mình bắng chất lượng và trình độ quản lý,
chiến lược hợp lý, hàng năm đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng.
II. Khái quát tình hình sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp
1. Mặt hàng sản phẩm
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty: Sản xuất và kinh doanh giầy, dép xuất
khẩu
Năng lực sản xuất : 1.530.393 đôi/ năm.
Sản phẩm chính : Giầy vải, giầy thể thao, dép sandal.
2. Sản lượng từng mặt hàng
Công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây, là công ty chuyên về sản xuất các mặt hàng
về giày, xăng đan. Đặc thù của loại mặt hàng này đó là sản xuất theo mùa. Mỗi một
mùa đều có những mặt hàng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sản
phẩm chính của công ty là giầy thể thao, giầy vải, dép sandal.
Ngành giầy là ngành công nghiệp nhẹ, sản phẩm của ngành vừa phục vụ cho
sản xuất vừa phục vụ cho tiêu dùng. Đối tượng phục vụ của ngành giầy rất rộng lớn
bởi nhu cầu về chủng loại sản phẩm của khách hàng rất đa dạng cho các mục đích
khác nhau sản phẩm giầy là sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mọi đối tượng
khách. Mặt khác sản phẩm giầy phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng và thời tiết.
Do đó công ty đã chú trọng sản xuất những sản phẩm chất lượng và yêu cầu kỹ
thuật cao công nghiệp phức tạp giá trị kinh tế cao.
Sản phẩm chính của công ty là giầy dép các loại dùng cho xuất khẩu và tiêu
dùng nội địa (trên 40% - 45%) sản phẩm của công ty làm ra dành cho xuất khẩu.
Dưới đây là bảng thống kê số lượng sản phẩm của công ty trong năm 2007 đến 2011.
Bảng 1. Bảng số lượng sản phẩm giày năm 2007 đến 2011

Sản phẩm (đôi)
Năm
2007 2008 2009 2010 2011
Giầy Vải 120.000 145.000 167.000 200.000 310.000
Giầy thể thao 345.000 450.000 510.000 550.000 490.000
Giầy trẻ em 145.000 178.000 213.000 230.000 290.000
3
Giầy nữ 256.000 267.000 340.000 390.000 420.000
Tổng số 866.000 1.030.000 1.230.000 1.370.000 1.510.000
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch
Qua bảng trên ta thấy rằng số lượng sản phẩm tăng, Công ty đã luôn đáp ứng
được nhu cầu của thị trường. Chính vì thế luôn tạo công ăn việc làm cho toàn thể
công nhân viên trong công ty. Từ đó đảm bảo đời sống cho người lao động.
3. Các chỉ tiêu kinh doanh
Do kinh tế thế giới suy thoái, thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường
vốn, thị trường lao động. Trước tình hình đó, chính phủ và các cấp, các ngành đã
chủ động phòng ngừa tái lạm phát cao trở lại, triển khai quyết liệt và đồng bộ các
giải pháp nhằm khôi phục và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhất là tập trung phát
triển thị trường trong nước; chỉ đạo, điều hành tài chính, tiền tệ linh hoạt nên mức
lạm phát năm 2011 không cao.
Mặt khác, Chính phủ và các cấp, các ngành đã đề ra những giải pháp kịp thời,
hỗ trợ lãi suất vay vốn và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước thông qua các gói
kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng; vận động nhân dân hưởng ứng chủ trương
người Việt nam dùng hàng Việt Nam vì thế kết quả sản xuất, kinh doanh từng bước
được khôi phục và tiếp tục tăng trưởng.
Nhờ có những chính sách linh hoạt của chính Phủ và sự nỗ lực của tập thể cán
bộ công nhân viên công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây,công ty đã có những bước phát
triển đáng kể. Công ty thực hiện và giải quyết đầy đủ kịp thời các chế độ chính
sách, tiền lương và thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động
an tâm và góp phần ổn định sản xuất kinh doanh.

Dưới đây là kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2007- 2011:
4
Bảng 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007-2011
Đơn vị: đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Tổng doanh thu
70.234.648.458 78.378.987.360 85.672.134.785 100.169.676.643 121.284.697.915
2 Doanh thu xuất khẩu
35.456.234.568
42.564.876.734 47.789.653.176
52.653.155.898
78.746.211.983
3
Doanh thu khác
34.778.413.890
35.814.110.626 37.882.481.609
47.516.520.745
42.538.485.932
4 Tổng chi phí
69.307.324.521
77.396.765.397 84.601.456.654
99.357.662.643
120.394.591.915
5 Lợi nhuận trước thuế
927.323.937
982.221.963 1.070.678.131
1.198.895.410
1.501.895.038
6 Thuế thu nhập DN
315.290.138

333.955.467 364.030.564
409.725.890
521.738.211
7
Tổng lợi nhuận
sau thuế
612.033.799
648.266.496 706.647.567
789.169.520
980.156.827
8
Lao động bình quân
(người)
835
830 880
950
970
9
Thu nhập bình quân
người/tháng
792.974 1.081.043 1.303.008 1.474.777 1.686.902
5
Hết năm 2011 công ty có lãi 980.156.827 đồng . Kết quả thực hiện so với
năm 2010 như sau:
- Tổng doanh thu năm 2011 tăng 21,07% so với năm 2010 tăng tương ứng
với số tiền là 21.115.021.272 VNĐ. Trong đó doanh thu xuất khẩu tăng mạnh với
49,55% so với năm 2010 tương ứng với số tiền là 26.093.056.085 VNĐ, nhưng
doanh thu khác lại giảm đi tương ứng với số tiền là 4.978.034.813 VNĐ
- Lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 24,2% tương ứng với số tiền là
190.987.307 VNĐ.

- Lao động bình quân năm 2011 tăng 20 người so với năm 2010
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 tăng 1,38% so với năm 2010,
tương ứng với số tiền là 212.125 VNĐ
III. Công nghệ sản xuất
1. Thuyết minh về dây truyền sản xuất sản phẩm
a. Vẽ sơ đồ dây truyền sản xuất
6
Sơ đồ 1. Sơ đồ quy trình sản xuất giầy
PX, bồi cắt
vải, da, giả,
da
Bồi
Cắt
PX, may
Chỉ, ô zê,
bông gai
Mũi giày
PX, Cán
Cao su,
hoá
chất
Luyện
Cán
Đế giày
PX gò
Xăng, keo
Bao gói Thành phẩm
7
b. Thuyết minh sơ đồ dây truyền
- Phân xưởng bồi cắt: Đảm nhận hai khâu đầu của quy trình của công nghệ

đó là bồi tráng và cắt vải bạt, nguyên vật liệu được chuyển máy bồi, máy bồi có
chức năng kết dính các vật liệu này với nhau bằng một lớp keo dính. Các tấm vải
sau khi đã cắt bồi xong thì chuyển cho bộ phận Cắt. Sau khi cắt xong sản phẩm của
phân xưởng này được chuyển sang phân xưởng May để may lắp ráp mũ giày.
- Phân xưởng May: Đảm nhận công nghệ tiếp theo của công đoạn cắt đó là
nhiệm vụ may các chi tiết thành mũ giày hoàn chỉnh. Nguyên vật liệu ở phân xưởng
này ngoài các chi tiết nhận từ phân xưởng Bồi cắt để may các chi tiết thành mũ giày
hoàn chỉnh
- Phân xưởng Cán: Có nhiệm vụ chế biến cao su nhựa nguyên chất, hoá chất
chế tạo ra cao su làm đế giầy. Ngoài ra còn có bộ phận cắt viền đế giầy. Sản phẩm
của phân xưởng này được chuyển sang phân xưởng Gò để lắp ráp giầy
- Phân xưởng Gò: Là phân xưởng đảm nhận khâu cuối cùng của quy trình
công nghệ sản xuất giầy, sản phẩm của nó là từng đôi giầy thành phẩm. Mũ giầy và
đế giầy được công nhân phân xưởng Gò lắp ráp với nhau để tạo lên chiếc giầy hoàn
chỉnh. Việc ghép mũ với đế giầy được thực hiện trên băng chuyền liên tục bao gồm
mũ, gót, quét keo, dán đế, dán viền. Giầy sau khi gò xong được đưa vào bộ phận
lưu hoá để hấp ở nhiệt độ cao đảm bảo cho độ bền của giầy. Cuối cùng giầy được
lên đôi, xâu dây và đóng gói vào kho. Việc kiểm tra giám sát cuối cùng được quy
về kiểm tra chất lượng KCS.
Tất cả các công đoạn trên đều rất quan trọng không thể xem nhẹ khâu nào.
Trong quá trình sản xuất, tại mỗi công đoạn đều có mẫu mã đối xứng để nhân viên
QC (Quanlity Control) tại bộ phận đó đối chiếu kiểm tra nghiệm thu. Một yêu cầu
luôn được đặt ra trong quá trình sản xuất là sai hỏng phải được phát hiện và ngăn
chặn kịp thời. Trong quá trình sản xuất thì giai đoạn tì gò đến lưu hoà giầy có vai trò
cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng đến tỷ lệ sản phẩm hỏng vì nếu hỏng ở giai đoạn
này không được phát hiện sớm thì đến cuối giai đoạn chúng không có khả năng sửa
chữa được. Các quá trình sản xuất sản phẩm được liên kết chặt chẽ với nhau
8
2. Đặc điểm công nghệ sản xuất
a. Đặc điểm phương pháp sản xuất

Quy trình sản xuất giầy vải của công ty được xác định là quy trình sản xuất
phức tạp theo kiểu chế biến liên tục có công đoạn song song.
Quy trình công nghệ là nhân tố quyết định chất lượng cũng như số lượng sản
phẩn sản xuất ra. Quy trình công nghệ ở mỗi bộ phận sản xuất là khác nhau, và
chúng được vận hành sản xuất sao cho phù hợp với sản phẩm. Sản phẩm tạo ra là
kết quả của sự phối hợp của nhiểu giai đoạn.
b. Đặc điểm về trang thiết bị
Trong những năm gần đây, máy móc thiết bị của công ty luôn được nâng cấp.
Máy móc thiết bị hiện đại sẽ giúp cho người lao động làm ra những sản phẩm đẹp,
tiết kiệm sức lao động, đồng thời tăng năng suất lao động. Hệ thống máy móc trong
các phân xưởng luôn được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Do được đầu tư đúng
hướng nên tình hình sản xuất của công ty luôn ổn định, sản phẩm đạt chất lượng
cao, cụ thể là:
- 1 Dây chuyền sản xuất lưỡng tính
- 3 Dây chuyền sản xuất giầy vải số lượng 4 triệu đôi/năm
- 2 dây chuyền sản xuất giầy thể thao và dép với số lượng 1 triệu đôi/năm
- 35 Máy cắt dập thuỷ lực
- 700 Máy may thế hệ mới
- 2 Dàn máy thêu vi tính (18 và 20 đầu)
- 3 Dàn ép để thuỷ lực…
- 35 Hệ thống máy vi tính…
Công ty đang sử dụng các công nghệ sản xuất giầy vải, giầy thể thao, dép
Sandan của Đài Loan, Hàn Quốc trên cơ sở cải tiến cho phù hợp với khả năng, trình
độ, điều kiện của người lao động. Đây là những dây chuyền hoàn toàn khép kín và
có tính tự động hoá.
c. Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng, về thông gió, ánh sáng
Đối với khối văn phòng, hiện tại công ty đã đầu tư khá mới các trang thiệt
9
bị phục vụ các hoạt động tác nghiệp của khối văn phòng, đặc biệt là phòng kỹ
thuật nhằm đảm bảo chho các hoạt động sản xuất đươc diễn ra một cách tốt hơn.

Hiện tại các dây chuyền sản xuất tại nhà máy của công ty lại khá mới,
mặt bằng sản xuất rộng và được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện nay. Bên cạnh đó
nhà máy có hệ thống thông khí hiện đại đồng thời đảm bảo về ánh sáng nên việc
sản xuất hết sức thuận lợi.
d. Về an toàn lao động
Các máy móc của công ty được thiết kế khá an toàn, tuy nhiên hệ thống văn
bản đảm bảo an toàn công ty chưa thực sự tốt. Chưa có bản hướng dẫn chi tiết cho
từng vị trí đứng máy, các bảng biếu hướng dẫn an toàn vệ sinh lao động cũng như
các biện pháp phòng chống cháy nổ.
IV. Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
1. Tổ chức sản xuất
a. Loại hình sản xuất
Do đặc thù của sản phẩm giầy dép, việc sản xuất bao gồm nhiều công đoạn gia
công các chi tiết nhỏ lẻ, một sản phẩm được tạo ra cần đòi hỏi phải trải qua nhiều
công đoạn, mỗi công đoạn khác nhau được thực hiện ở một phân xưởng khác nhau
cuối cùng việc hoàn thành trọn vẹn một sản phẩm yêu cầu có sự phối hợp đồng bộ
của các phân xưởng, sự phối kết hợp nhịp nhàng của các bộ phận sản xuất chính và
các bộ phận sản xuất phô.
Do đặc thù sản xuất của doanh nghiệp là sản xuất hàng loạt với khối lượng
lớn, muốn công tác sản xuất không bị gián đoạn, công tác chỉ đạo phòng kế hoạch
lên phương án sản xuất trong năm, thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành.
Căn cứ vào phương án tổng thể, công ty tổ chức ký kết hợp đồng với các đội
sản xuất, phòng kế hoạch căn cứ vào tiến độ sản xuất của từng tổ để tổ chức cung
ứng nguyên vật liệu kịp thời cho sản xuất.
Do công tác tổ chức cung ứng vật tư được nhạy bén kịp thời nên công tác sản
10
suất không bị gián đoạn vì thiếu nguyên vật liệu và tiến độ sản xuất của từng tổ
được đảm bảo theo thời gian quy định.
Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm, công ty thực hiện bố trí sản xuất theo hình
thức chuyên môn hoá kết hợp giữa đối tượng và công nghệ. Các bộ phận sản xuất

phụ trợ cùng phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung.
b. Chu kỳ sản xuất:
Tại Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây hoạt động sản xuất kéo dài liên tục trong
suốt 12 tháng trong năm. Trong đó mùa sản xuất chính kéo dài từ tháng 2 đến tháng
8. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây do chịu ảnh hưởng xấu của suy thoái kinh tế
mùa sản xuất chính của công ty cũng bị rút ngắn lại chỉ còn khỏang 4 – 5 tháng
trong một năm.
2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
a. Bộ phận sản xuất chính
Bộ phận sản xuất chính của công ty là nhà máy sản xuất đặt tại công ty tại
Huyện Hoài Đức, Hà Nội. Trong nhà máy thì công nhân là lực lượng sản xuất
chính.
- Xưởng giầy vải chuyên sản xuất kinh doanh các loại giầy vải, số lượng
cán bộ công nhân viên trên 300 người.
- Xưởng giầy nữ YK: thực hiện gia công các loại giầy nữ cho công ty
KEELYWU số cán bộ công nhân viên trên 600 người.
b. Bộ phận sản xuất phụ, phụ trợ
Có tổ cung cấp nước, ban cơ điện, có nhiệm vụ sửa chữa các loại thiết bị,
duy trì đảm bảo cho các thiết bị trong công ty hoạt động, lập kế hoạch sửa chữa lớn
nhỏ trang thiết bị.
c. Bộ phận cung cấp và bộ phận vận chuyển
Bộ phận cung cấp trong công ty là các nhân viên kho và các lái xe của công
ty. Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây không có bộ phận chuyên thu mua nguyên vật
11
liệu mà chỉ có các nhân viên kho phụ trách công tác mua hàng và quản lý kho của
công ty tại các nhà máy. Nếu cần thiết thì công ty cũng sẽ cử nhân viên thuộc các
phòng kinh doanh xuống các nhà máy hỗ trợ việc tìm nhà cung cấp nguyên liệu đầu
vào cho nhà máy sản xuất theo các đơn hàng được đặt.
V. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Xuất phát từ tình hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu của thị
trường và để phù hợp với sự phát triển của mình, công ty đã không ngừng nâng cao,
hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý. Mô hình bộ máy tổ chức quản lý của công ty
theo kiểu trực tuyến chức năng
12
Sơ đồ 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Công ty là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, tiến hành tổ chức quản lý
theo kiểu trực tuyến chức năng, cơ cấu tổ chức sản xuất được bố trí sắp xếp theo
kiểu trực tuyến chức năng phù hợp với quy mô sản xuất cũng như chức năng nhiệm
vụ của công ty
 Giám đốc công ty: Là người đứng đầu bộ máy của công ty,
chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, các bộ phận sản xuất của công ty.
 Phó giám đốc kỹ thuật: Do giám đốc bổ nhiệm. Phó giám đốc
kỹ thuật là người giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực sản xuất, quản lý và điều
hành hoạt động của khối kỹ thuật bao gồm Phòng Mẫu,Phòng QC, Tổ Cơ điện.
 Phó giám đốc kinh doanh: do giám đốc công ty bổ nhiệm.
Phó giám đốc kinh doanh là người giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kinh
Giám đốc
Phó Giám
đốc KT
Phòng Tổ chức
hành chính
Phó Giám đốc
KD
Phòng
Mẫu
Phòng
trưng
bày

PX cơ
điện
Phòng
PX sản
xuất
Phòng
KHSX
Phòng
vật tư
Phòng
Tài
chính
KT
Phòng
Xuất
nhập
khẩu
Phòng Bảo vệ
Phòng Y tế
13
doanh, quản lý và điều hành hoạt động của khối kinh tế bao gồm các phòng ban:
Phòng kế hoạch sản xuất, Phòng vật tư, Phòng tài chính kế toán, Phòng xuất nhập
khẩu, Phòng y tế , Phòng tổ chức hành chính, Ban thanh tra bảo vệ.
- Phòng mẫu: Chịu trách nhiệm về việc tìm hiểu thị trường tiêu dung, từ đó
lên kế hoạch thiết kế các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Phòng trưng bày: Chịu trách nhiệm liên hệ trưng bày sản phẩm mới của
công ty tại các siêu thị, các cửa hàng. Thiết kế gian hàng trưng bày tại các hội chợ,
siêu thị, cửa hàng giới thiệu sản phẩm .
- Phân xưởng cơ điện: Chịu trách nhiệm vận hành hệ thống điện cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.

- Phân xưởng sản xuất: Cùng với phòng kế hoạch sản xuất, thống kê và lên
kế hoạch sản xuất cho các bộ phận.
- Phòng kế hoạch sản xuất: Tìm hiểu thị trường tiêu dung, tham mưu cho
lãnh đạo về kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch sản xuất nhằm đảm bảo sản xuất hoàn
thành đúng tiến độ. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn cho công ty. Phối hợp với
phòng xuất nhập khẩu làm thủ tục xuất hàng hóa. Thường xuyên kiểm tra hàng hóa,
có kế hoạch bảo quản sản phẩm. Tổ chức quản lý và thu hàng thành phẩm.
- Phòng vật tư: Chịu sự điều hành của giám đốc, chịu trách nhiệm của giám
đốc về việc mua thiết bị, vật tư sản xuất, phụ trách công tác kỹ thuật đồng thời tham
mưu cho lãnh đạo về chất lượng sản phẩm đầu ra.
- Phòng tài chính kế toán: Thực hiện toàn bộ công tác kế toán, kiểm soát tình
hình tài chính của công ty. Ghi chép, tính toán chính xác, trung thực kịp thời, đầy
đủ về tình hình tài sản, vật tư, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình
hình tài chính giúp cho công ty ra quyết định sản xuất kinh doanh nhanh chóng và
đúng đắn. Tính toán và trích nộp đầy đủ các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
Thanh toán kịp thời các khoản vay ngân hàng, các khoản phải thu khách hàng và
cán bộ công nhân viên.
14
- Phòng xuất nhập khẩu: có trách nhiệm tìm kiếm đối tác, và thị trường mới
cho công ty. Giúp lãnh đạo xem xét, mua bán, trao đổi các hợp đồng vật tư, bao bì
vận tải…
- Phòng tổ chức hành chính nhân sự: Chịu trách nhiệm về tổ chức, tuyển
dụng và đào tạo đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiểm soát
công tác lao động tiền lương, phúc lợi, bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên. Tham
mưu cho ban giám đốc về việc đánh giá, sắp xếp, bố trí, quản lý hồ sơ. Quản lý
ngày công, giờ công giúp các phân xưởng hoàn thành kế hoạch sản xuất. Xây dựng
nội quy, quy chế cho từng phòng ban nhằm đảm bảo tính pháp lệnh trong quản
lý….
- Ban thanh tra bảo vệ: Chịu trách nhiệm về an ninh trật tự tại công ty.
- Phòng y tế: Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh cho công nhân, cấp cứu kịp

thời khi có tai nạn lao động xảy ra.
3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý của Công ty
TNHH Hóa dệt Hà Tây:
Các bộ phận trong Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây có mối quan hệ mật thiết,
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lẫn nhau. Trong đó có bộ phận giữ vai trò chủ đạo,
có bộ phận giữ vai trò hỗ trợ nhau nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của tòan công ty và đạt lợi nhuận tối đa.
Trong đó ban lãnh đạo của công ty giữ vai trò quan trọng nhất, giữ vai trò định
hướng, điều hành tòan bộ các hoạt động của công ty. Bộ phận lãnh đạo đưa ra các
chủ trương chính sách và chỉ đạo các bộ phận cấp dưới thực hiện nhằm đạt được
mục tiêu trong từng giai đoạn, thời kỳ.
Bộ phận sản xuất là bộ phận chịu sự lãnh đạo của phó giám đốc công ty, là bộ
phận trực tiếp sản xuất một số các mặt hàng mà công ty kinh doanh. Đầu vào của bộ
phận sản xuất do các nhân viên kho và nhân viên thu mua nguyên vật liệu cung cấp.
Đầu ra của họ là các thành phẩm và đây cũng chính là đầu vào của bộ phận kinh
15
doanh.
Bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh, tiêu thụ
các sản phẩm của bộ phận sản xuất đồng thời giúp đỡ ban lãnh đạo trong việc định
hướng thị trường và sản phẩm.
Bộ phận kỹ thuật chịu trách nhiệm về kỹ thuật và công nghệ của công ty, chịu
trách nhiệm về khâu phân phối đến từng khu vực thị trường.
Bộ phận Kế toán của công ty hỗ trợ bộ phận sản xuất và bộ phận kinh doanh
quản lý tài chính. Đồng thời giúp các bộ phận này nâng cao chất lượng làm việc và
chất lượng đời sống cán bộ công nhân viên để đạt được hiệu suất làm việc cao hơn.
VI. Khảo sát, phân tích các yếu tố đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp
1. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào
a. Đối tượng lao động
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, đây
là yếu tố cơ bản cấu thành nên thực thể sản phẩm. Chất lượng của nguyên vật liệu

có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Chính vì vạy công ty rất quan tâm
tới công tác cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất, đó là phải đảm bảo đủ về số
lượng, chất lượng kịp thời.
Hiện nay việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất được tiến hành song
song với hai mùa giầy. Về mùa lạnh – mùa sản xuất chủ yếu với khối đồng bộ. Về
mùa nóng, việc sản xuất giầy có phần chậm lại nên tốc độ cung ứng cũng không yêu
cầu cao.
Tuy nhiên việc sản xuất giầy chủ yếu thực hiện theo đơn đặt hàng nên khi có
đơn đặt hàng thì phòng kế hoạch – Vật tư mới lên kế hoạch cụ thể cho nguyên vật
liệu.
Việc cung ứng nguyên vật liệu do đó mà thực hiện theo hai cách: Đối với
nguyên vật liệu dùng chung cho sản phẩm thì được mua theo định kỳ, còn nguyên
vật liệu dùng riêng cho từng loại giầy thì được mua theo mã giầy.
Trong các nguyên vật liệu thì 80% công ty mua ở trong nước, chỉ có 20% là
nhập ở nước ngoài. Chủ yếu là những nguyên vật liệu mà trong nước chưa sản xuất
16
được hoặc bên đặt hàng tự cung cấp.
Cao su hoàn toàn do thị trường trong nước cung cấp, vải có nhập nhưng không
đáng kể. Nguyên vật liệu chủ yếu mà công ty phải nhập là lùa chất (SiO, ZnO,
CaCO3 ) song đa số do khách hàng nhập dưới hình thức đầu tư trực tiếp.
Do đặc điểm sản xuất theo đơn đặt hàng nên việc cung cấp nguyên vật liệu
phải phù hợp với từng đơn đặt hàng, điều đó làm cho nguyên vật liệu đa dạng và
phong phú hơn. Song công ty đã thực hiện khai thác triệt để nguồn vật liệu trong
nước nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị
trường.
Bảng 3: Số lượng từng loại nguyên vật liệu và năng lượng cần dùng
năm 2011 của Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây
Đơn vị: Đồng/quý
Danh mục vật tư kỹ thuật sử dụng
Tính theo sản

lượng kế hoạch
Tính theo sản
lượng thực tế
Vải 12.988.479.621 12.988.479.621
Chi phí gia công 21.125.268.088 21.024.651.793
Da 22.213.526.880 22.208.318.907
Điện 1.344.327.017 1.334.221.480
Nhãn mác 541.579.340 541.540.820
Xăng 1.159.100.569 1.158.878.604
Tổng chi phí nguyên vật liệu chính 2.179.639.954 2.185.817.817
Chi phí Nguyên vật liệu phụ 1.420.327.657 1.422.784.013
Chi phí bao bì 34.568.389 34.221.480
Chi phí năng lượng 724.743.908 728.812.324
Nguồn: Phòng vật tư
b. Lao động
 Cơ cấu và số lượng lao động trong từng thành phần
• Cơ cấu lao động theo trình độ
Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty đã có hơn 10 năm hoạt động.
Việc đào tạo, tuyển dụng lao động góp phần tăng việc làm cho xã hội được công ty
hết sức coi trọng. Hiện nay độ tuổi bình quân của lao động trong công ty là 33.
17
Trình độ lao động cũng được nâng lên rõ rệt thể hiện qua bằng cấp
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty
Đơn vị: Người
Tiêu chí 2009 2010 2011
Đại học 23 32 35
Cao đẳng 60 80 83
Trung cấp 56 62 65
THPT, THCS 741 776 787
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

Qua bảng ta thấy rằng số lượng lao động có trình độ tăng lên rõ rệt.
Năm 2011, trình độ đại học tăng 3 người so với năm 2010. Cao đẳng tăng 3
người so với năm 2010. Trung cấp tăng 3 người so với năm 2010. Lao động phổ
thông tăng 11 người so với năm 2010.
• Cơ cấu lao động theo giới tính
Với lĩnh vực sản xuất giày, cần sự khéo léo, cẩn thận… Chính vì thế,
phần lớn công nhân viên trong công ty là nữ giới. Dưới đây là bảng cơ cấu lao
động của công ty
18
Bảng 5. Cơ cấu lao động theo giới tính
Tiêu chí
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nhân viên Công nhân Nhân viên Công nhân Nhân viên Công nhân
Số lượng 285 595 300 650 310 660
Nam 50 210 50 245 75 287
Nữ 235 385 250 405 235 373
Tổng số 880 950 970
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Qua bảng trên ta thấy rằng số lượng lao động năm 2011 tăng lên 1.02 lần so
với năm 2010, tức tăng 20 người.
Về tỷ lệ giới tính, tổng số công nhân viên nam năm 2011 tăng 1,22 lần so với
năm 2010 ( tức tăng 67 người ). Số công nhân viên nữ tăng 1.14 lần. Tuy nhiên ta
nhận thấy rằng số công nhân nữ năm 2011 giảm 35 người so với năm 2010, còn số
nhân viên nữ giảm 15 người so với năm 2010. Số công nhân viên nam năm 2011
tăng so với năm 2010. Nguyên nhân là do công ty mở rộng quy mô sản xuất, nên
cần thêm có công nhân tham gia vào quá trình sản xuất. và nhân viên tham gia vào
quá trình quản lý, kinh doanh, mặt khác số công nhân viên nữ bước vào độ tuổi nghỉ
thai sản nhiều nên lượng lao động nữ giảm rõ rệt. Như vậy đời sống của người lao
động ngày càng cải thiện và nâng cao.
•Cơ cấu lao động theo trình độ tay nghề

Lực lượng lao động của Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây có trình độ chuyên
môn thấp, chủ yếu lao động phổ thông. Sở dĩ lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao vì
nhiều công đoạn của sản xuất không thể tự động hoá và yêu cầu trình độ cao. Số
công nhân có trình độ tay nghề bậc 4, bậc 5 là 711 người chiếm 45,58%, bậc 6, bậc
7 là 33 người chiếm 2,1%, số còn lại là lao động đã qua các lớp đào tạo tay nghề từ
3 – 6 tháng do công ty tổ chức. Dưới đây là bảng tổng hợp trình độ lao động của
công ty:
Bảng 6: Trình độ bậc thợ của Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây năm 2011
19
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7
Số lượng 17 112 367 256 61 155 2
Tỉ lệ % 1,75 11,54 37,83 26,39 6,29 15,98 0,22
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
 Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Để đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm, công nhân của công ty đều
phải trải qua quá trình đào tạo tại chỗ.
Qua đây ta cũng nhận thấy rằng số lượng và chất lượng lao động được nâng
cao. Sản phẩm của công ty ngày càng đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Từ đó
thị trường tiêu dùng ngày càng được mở rộng, doanh thu của công ty ngày càng cao,
đời sống công nhân viên được cải thiện, đây cũng chính là động lực để công nhân
viên trong công ty cố gắng phấn đấu tăng năng suất lao động, và nâng cao trình độ
tay nghề.
 Về chính sách lao động, công ty có những chính sách sau:
- Công ty thực hiện chế độ làm việc 48 tiếng/tuần.
- Chế độ nghỉ Lễ, Phép và nghỉ khác tuân thủ theo qui định của Bộ luật lao
động.
- Văn phòng làm việc luôn thoáng mát, sạch sẽ, trang bị đầy đủ thiết bị, dụng
cụ
- Chính sách về tiền lương:
+Hệ thống tiền lương xây dựng trên cơ sở công việc được giao và hiệu quả

công việc thực hiện.
+Ngoài tiền lương công ty cũng có chính sách thưởng thỏa đáng nhằm động
viên khuyến khích tinh thần làm việc cho CBCNV. Thưởng Lễ, Tết và thưởng theo
hiệu quả công việc
Như vậy, có thể thấy các chính sách này của công ty đều nhằm mang lại lợi
ích cho người lao động.
c. Vốn
 Vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp
20
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có
vốn. Doanh nghiệp càn phải tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy
động hình thành các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được hình
thành từ nhiều nguồn khác nhau. Trước hết là nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu,
vốn ngân sách cấp và nguồn vốn bổ xung trong quá trình kinh doanh, sau đó được
hình thành từ các nguồn vay, nợ…
Bảng 7: Cơ cấu vốn tại công ty
Đơn vị tính: VNĐ.
Năm
2009 2010 2011
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng

(%)
1.VLĐ 69.234.908.135 73,40 75.451.552.285 73,22 80.715.871.973 73,84
2.VCĐ 24.901.567.245 26,46 27.590.729.474 26,78 28.383.765.384 26,16
3.VKD 94.136.475.480 100 103.042.281.732 100,0 109.099.637.357 100,0
Nguồn: Phòng kế toán
Từ biểu ta thấy tổng vốn kinh doanh của Công ty trong 3 năm đều tăng cao với
TĐPTBQ đạt 5,87%. Trong đó VLĐ chiếm tỉ trọng rất lớn, thường chiếm trên 70%
tổng vốn kinh doanh. Đây là một yếu tố phù hợp với đặc điểm hoạt động của một
Công ty TNHH chuyên về sản xuất.
 Phân tích vốn cố định và tình hình sử dụng vốn cố định:
Bảng 8: Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định của Công ty TNHH hóa
dệt Hà Tây giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011
NG TL % NG TL % NG TL %
21
1. Nhà cửa,vật kiến
trúc
9,018 40,74 14,132 51,2 14,397 50,35
2. Máy móc thiết bị 4,232 19,12 4,012 14,5 4,167 14,57
3. Phương tiện vận tải 6,879 31,07 7,160 25,95 7,239 25,32
4. Thiết bị quản lý 2,005 9,07 2,287 8,35 2,727 9,76
Tổng TSCĐ dùng
SXKD
22,134 100 27,590 100 28.383 100
Nguồn: Phòng kế toán
Qua tính toán bảng số liệu trên ta thấy giá trị tài sản cố định ở thời điểm cuối
năm 2011 đã tăng hơn so với đầu năm 2010 là 793.035.910 đồng, tương ứng tăng
2,87% . Nguyên nhân tăng chủ yếu do nhóm tài sản cố định máy móc thiết bị và
nhóm nhà cửa, vật kiên trúc tăng

Qua phân tích trên ta thấy, năm 2011 công ty đã tập trung cho việc mua sắm
trang thiết bị, dây chuyền sản xuất lương thực mới và xây dựng, sửa chữa thêm một
số cơ sở hạ tầng như nhà kho, bãi, khu sơ chế…. và một số trang thiết bị khác phục
vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh lương thực của mình được tốt hơn. Như vậy,
hiện nay TSCĐ của công ty chủ yếu được dùng vào mục đích kinh doanh, việc mở
rộng quy mô sản xuất và đầu tư thêm máy móc thiết bị của công ty cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình là hợp lý. Doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy. Đồng
thời, doanh nghiệp cũng cần chú ý đầu tư thêm về phương tiện vận tải và thiết bị
quản lý để đạt được hiệu quả tối ưu trong quá trình sản xuất của mình.
 Phân tích tình hình biến động vốn lưu động của công ty
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, vốn lưu động là điều
kiện không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cùng một lúc, vốn
lưu động được phân bổ trên các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình
thái khác nhau trong quá trình kinh doanh.
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, vốn lưu động là điều
kiện không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cùng một lúc, vốn
lưu động được phân bổ trên các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình
22
thái khác nhau trong quá trình kinh doanh.
Bảng 9: Tình hình vốn lưu động của Công ty
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh
2010/2009 2011/2010
Tài sản
1.Tài sản ngắn hạn 82.002.218.590 85.451.913.800 90.716.539.100 344.969.521 526.462.530
2. Tài sản dài hạn 12.134.256.890 17.590.367.933 18.383.098.257 5.456.111.043 792.730.324
Tổng tài sản 94.136.475.480 103.042.281.733 109.099.637.357 8.905.806.343 6.057.355.624
Nguồn vốn
1.Các khoản phải trả
ngắn hạn

19.123.906.240 22.234.768.230 24.670.234.180 3.110.861.990 2.435.465.950
2.Nợ vay
ngắn hạn
20.110.412.010 23.216.468.300 22.234.745.120 3.106.056.290 -981.723.180
3.Nợ dài hạn 30.134.768.500 31.784.245.291 33.980.324.130 1.649.476.791 2.196.078.849
4.Vốn chủ sở hữu 24.902.157.230 27.591.045.232 28.384.690.231 2.688.888.002 793.645.009
Tổng nguồn vốn 94.136.475.480 103.042.281.732 109.099.637.357 8.905.806.348 605.735.625
Nguồn: Báo cáo tài chính
2. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra
a. Nhận diện thị trường
Thị trường giày dép mà Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây đang tham gia là một
thị trường cạnh tranh hoàn hảo do có rất nhiều người mua và nhiều người bán.
Hiện nay có rất nhiều nước trên Thế giới sản xuất và kinh doanh loại mặt hàng
này, do vậy thị trường trên tòan cầu là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, không có độc
quyền hay thiểu quyền.
Thực tế trong thời gian gần đây, thị trường giầy da nói riêng và thi trường may
mặc nói chung gặp rất nhiều khó khăn do giá nguyên nhiên liệu tăng cao, nhân công
đắt đỏ hơn và kinh tế suy thoái khiến sức mua giảm. Chính vì thế để tồn tại và phát
triển một cách bền vững Công ty cần đưa ra những chiến lược sản xuất và tiêu thụ
23
hợp lý tránh rủi ro kinh doanh
b. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường
Ngành giầy là ngành công nghiệp nhẹ, sản phẩm của ngành vừa phục vụ cho
sản xuất vừa phục vụ cho tiêu dùng. Đối tượng phục vụ của ngành giầy rất rộng lớn
bởi nhu cầu về chủng loại sản phẩm của khách hàng rất đa dạng cho các mục đích
khác nhau sản phẩm giầy là sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mọi đối tượng
khách. Mặt khác sản phẩm giầy phụ thuộc nhiều voà mục đích sử dụng và thời tiết.
Do đó công ty đã chú trọng sản xuất những sản phẩm chất lượng và yêu cầu kỹ
thuật cao công nghiệp phức tạp giá trị kinh tế cao.
Về thị trường: Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây sản xuất và kinh doanh nhiều

chủng loại sản phẩm và hoạt động trong phạm vi cả nước và nước ngoài.
 Thị trường xuất khẩu: Do đặc điểm về phương thức sản xuất kinh
doanh, đặc điểm của sản phẩm cho nền thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là thị
trường nước ngoài. Trong những năm gần đây thị trường EU là thị trường chính của
công ty, nó luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu xuất khẩu (75% tổng lượng
xuất khẩu ). Trong EU các bạn hàng của Công ty là ở các nước như Đức, Anh, Pháp
và hàng năm 3 thị trường này chiếm 70% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty.
Đây là những thị trường truyền thống, người tiêu dùng đã chấp nhận sản phẩm của
công ty. Đối với thị trường Đông Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, hiện nay các sản phẩm của
công ty đang trong quá trình xâm nhập vào thị trường. Những thị trường còn lại là
Châu Á, Châu Úc và Châu Phi với số lượng nhập khẩu giầy dép luôn luôn biến
động.
 Thị trường nội địa: Do đó sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên
thị trường khác nhau. Công ty dành 20 – 30% sản lượng hàng năm để phục vụ thị
trường trong nước thông qua hệ thống đại lý và ký kết hợp đồng làm sản phẩm cho
khách hàng. Công ty luôn xác định đây là một thị trường rộng lớn với gần 80 triệu
dân và hàng năm tiêu thụ từ 0,3 đến 0,4 triệu đôi do công ty sản xuất. Sản phẩm của
công ty được phân phối qua các kênh bán hàng các đại lý, các chi nhánh trên toàn
24
quốc. Công ty đã củng cố mở rộng mạng lưới tiêu thụ trong cả nước. Đến tháng 6
năm 2010 đã có 76 đại lý bán lẻ trên toàn quốc, tăng 50% đại lý so với năm 2005.
Thị trường nội địa cũng gặp không ít những khó khăn như: Hàng nhập lậu, hàng giả
- nhái giá rẻ, sự cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước… Công ty đã và sẽ đưa
ra nhiều biện pháp để đối phó với tình hình trên như: Liên tục cải tiến mẫu mã, tăng
chất lượng và giảm giá thành, đẩy mạnh quảng cáo, hỗ trợ bán hàng Hiện nay, các
sản phẩm của công ty sản xuất không chỉ đáp ứng về mặt chất lượng mà còn phù
hợp với điều kiện khí hậu khác biệt ở nơi sử dụng và còn đáp ứng được sở thích về
kiểu dáng và mẫu mã mà khách hàng khó tính nhất yêu cầu. Để làm được điều đó
công ty đã không ngừng tạo ra các sản phẩm và mẫu mã phong phú phù hợp yêu
cầu của khách hàng.

25

×