Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt 8 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.07 KB, 40 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đã 20 năm kể từ khi chóng ta thực hiện chính sách đổi mới, đất nước ta đã có
những chuyển biến nhất định trên con đường xây dựng CNXH. Các doanh nghiệp
giê đây đã có một sân chơi bình đẳng mà ở đó cạnh tranh là nguồn động lực chủ yếu
thúc đẩy sự phát triển. Tất cả các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường
phải luôn tự chỉnh đốn mình và tìm ra phương thức hoạt động hiệu quả nhất, đem
lại lợi Ých tối đa cho doanh nghiệp. Kế toán với chức năng theo dõi, giám đốc và
phản ánh quá trình SXKD đã trở thành công cụ quản lý đắc lực cung cấp thông tin
một cách chính xác, đầy đủ kịp thời giúp cho người quản lý ra quyết định đúng đắn.
Vì vậy thông tin kế toán là công cụ quản lý doanh nghiệp thiết yếu và hiệu quả.
Hiểu được điều đó, trong thời gian gần đây, Bộ Tài chính ban hành rất nhiều văn
bản mới với mục đích hoàn thiện hoạt động kế toán doanh nghiệp, hoàn thiện chế
độ kế toán Việt Nam để kế toán là công cụ cơ bản nhưng hiệu quả giúp doanh
nghiệp thành công. Cùng với sự nỗ lực của các cơ quan cấp trên, doanh nghiệp cũng
luôn tìm cho mình một bộ máy kế toán hữu hiệu và gọn nhẹ nhất. Họ áp dụng
phương tiện kỹ thuật, sử dụng kế toán máy, xây dựng và sắp xếp chúng sao cho tiện
lợi và chính xác nhất. Công ty TNHH dệt 8-3 cũng được thiết lập một hệ thống kế
toán như vậy và vận dụng tối đa các nguồn lực nhờ thông tin kịp thời từ bộ máy kế
toán. Công ty là một ví dụ điển hình cho sự thành công trong công tác quản lý kế
toán. Trong quá trình thực tập, em đã cố gắng tiếp cận thực tế hoạt động sản xuất
kinh doanh và công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp để có thể vận dụng
những kiến thức lý thuyết chuyên ngành vào việc quan sát, tổng hợp và đánh giá
thực tế, giải quyết những bất cập của doanh nghiệp. Để giải quyết được điều đó thì
Báo cáo thực tập tổng hợp có ý nghĩa quan trọng. Sau đây em xin được trình bày
phần báo cáo tổng hợp mà qua thời gian thực tập 8 tuần ở công ty em đã tiếp cận
được. Báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác tổ
chức kế toán.
Phần II: Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại doanh nghiệp.
Phần III: Nhận xét đánh giá chung về bộ phận kế toán của doanh nghiệp.
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN


CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN.
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Tên công ty: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 8-3
Tên thường gọi: Công ty dệt 8-3
Tên viết tắt: EMTEXCO.
Trụ sở giao dịch: 460 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Số Đăng ký kinh doanh: 0104000265.
Điện thoại: (84-4) 8624460.
Fax: (84-4) 8624463.
Nhằm nâng cao mức cung cấp vải sợi cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, giải
quyết công ăn việc làm cho bộ phận lao động thủ công, đặc biệt là lao động nữ, Phó
thủ tướng Lê Thanh Nghị ký quyết định thành lập Nhà máy dệt 8-3 vào ngày 8-3-
1960 với công suất thiết kế ban đầu là 35 triệu m vải thành phẩm.
Đầu năm 1965 nhà máy đi vào hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp (Nhà
nước cung cấp mọi đầu vào và bao tiêu sản phẩm) với cơ cấu bao gồm hai dây
chuyền sản xuất chính là dây chuyền sản xuất sợi bông và dây chuyền sản xuất vải
và bao tải đay.
Đến cuối năm 1965, phân xưởng đay của nhà máy được di chuyển xuống Hưng
Yên lập nên nhà máy đay Tam Hưng.
Đầu năm 1969, trên nền của phân xưởng đay cũ, Bộ Công nghiệp nhẹ cho xây
dựng một phân xưởng sợi với 18000 cọc sợi, công suất của nhà máy vì thế mà tăng
lên rất nhiều.
Năm 1985 đánh dấu sự chuyển biến lớn trong cơ cấu tổ chức, quản lý kinh
doanh của công ty. Về tổ chức: công ty lắp đặt thêm hai dây chuyền may. Về quản
lý kinh doanh: Công ty tự chủ hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua
việc tự hạch toán sản xuất kinh doanh, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần vốn sản xuất.
Ngày  Bé công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên Nhà máy dệt 8/3 thành
Nhà máy liên hợp dệt 8-3. Công ty dệt 8-3 trở thành doanh nghiệp Nhà nước, hạch
toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch,
Công ty có sự thay đổi lớn: Về mặt tổ chức: công ty dệt 8-3 tiến hành sắp xếp lại

doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu tổ chức sản xuất, cụ thể là Công ty có 7 xí nghiệp
thành viên:
 XÝ nghiệp dệt
 2 xí nghiệp sợi ( I, II)
 Xí nghiệp nhuộm.
 Xí nghiệp may.
 Xí nghiệp cơ điện.
 Xí nghiệp dịch vụ.
Về mặt quản lý sản xuất: công ty dệt 8-3 chuyển hẳn hoạt động sang cơ chế thị
trường, huỷ bỏ hoàn toàn sự bao cấp cho đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.
Chuyển sang cơ chế thị trường, công ty luôn phải đối đầu với những khó khăn
thử thách trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khi hệ thống XHCN ở Liên Xô bị
sụp đổ, công ty mất đi nhiều bạn hàng lớn và phải chịu sự cạnh tranh của các công
ty dệt may lớn của Trung Quốc và các nước tư bản. Tuy vậy nhờ sự quan tâm của
Nhà nước, sự cố gắng của Ban Giám đốc và của toàn thể cán bộ công nhân viên,
Nhà máy liên hợp 8-3 dần dần khôi phục được sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ
trong nước và quốc tế, hoàn thành nhiệm vụ do Bộ công nghiệp giao.
Ngày  Nhà máy liên hợp dệt 8-3 được đổi tên thành Công ty dệt 8-3
theo quyết định số 830/QĐ-TCLĐ của Bộ công nghiệp nhẹ. Việc đổi tên không
phải là sự chuyển đổi về mặt hình thức mà thực chất là chuyển đổi tư duy kinh tế,
đổi mới phương thức hoạt động. Công ty đầu tư thêm một số thiết bị và cải tạo xí
nghiệp sợi B bằng nguồn vốn Ên Độ, mua 20 máy dệt CTS của Liên Xô, 30 máy dệt
kiếm của Hàn Quốc, cải cách máy dệt 1151M khổ hẹp cũ của Trung Quốc đưa khổ
vải từ 0,9m lên 1,25m. Đến năm 2000, công ty đầu tư thêm 19 máy dệt của Thuỵ Sĩ,
máy may vải của Đài Loan đưa năng lực sản xuất tăng lên gấp ba lần.
Ngày 1/1/2006, công ty dệt 8-3 lại một lần nữa đổi tên thành công ty TNHH
Nhà nước một thành viên dệt 8-3.Với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, trình độ
quản lý giỏi, đội ngò cán bộ có năng lực cao, đội ngò công nhân lành nghề, sản
phẩm của Công ty luôn đạt chất lượng cao và được trao tặng nhiều huy chương
vàng, bằng khen tại các hội chợ triển lãm về kinh tế. Sản phẩm của công ty không

những được các khách hàng trong nước rất tin cậy mà còn được xuất khẩu đi nhiều
nước trên thế giới  EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Công ty luôn duy trì và phát triển
sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác luôn mở rộng mọi hình thức kinh
doanh mua bán, gia công, trao đổi hàng hoá, sẵn sàng hợp tác cùng với bạn hàng
trong nước và ngoài nước đÓ đầu tư thiết bị hiện đại, khoa học công nghệ mới
nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Bảng số liệu sau sẽ phản
ánh một cách chính xác và rõ nét hơn hơn nữa về tình hình SXKD của Công ty
trong những năm gần đây:
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005
Tổng tài sản 320 445 000 385 292 000 422 558 000 423 434 000
TSCĐ 250 985 000 284 576 000 321 684 000 350 460 000
Doanh thu
thuần
212 569 000 238 777 000 262 620 000 275 500 000
Lợi nhuận 2 466 000 2 754 000 2 929 000 3 101 000
Thu nhập
bình quân
700 810 887,54 1 046,9
Bảng 01:Mét số chỉ tiêu đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh
(Đơn vị: nghìn đồng.
Nguồn: phòng kế toán tài vụ)
Căn cứ vào số liệu bốn năm liên tiếp chúng ta thấy được tình hình tài chính của
xí nghiệp ngày càng được mở rộng. Doanh thu tăng đều qua các năm, đặc biệt là
năm 2003, doanh thu sản xuất tăng mạnh mẽ so với năm 2002 (tăng khoảng 12%).
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do các xí nghiệp đã tiến hành mở rộng quy mô
sản xuất. Tuy nhiên sự gia tăng có xu hướng ngày càng giảm dần, cụ thể là năm
2004 so với năm 2003 chỉ tăng 10% và năm 2005 so với năm 2004 chỉ tăng 4,9%.
Điều đó là do tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao. Cùng với sự tăng nhanh
về doanh thu, lợi nhuận cũng tăng theo. Đạt được điều này cũng là do Công ty đã có
sự nỗ lực vượt bậc trong việc chiếm lĩnh thị trường bằng cách nâng cao chất lượng

sản phẩm, tìm các biện pháp để hạ giá thành, hạ chi phí thu được lợi nhuận cao.
Hơn nữa, sản phẩm may mặc là loại hàng hoá thiết yếu hàng ngày nên nhu cầu về
sản phẩm ngày càng cao. Thế nên Công ty đã điều tra và khai thác ngày càng được
nhiều thị trường. Tỷ lệ tăng lợi nhuận cao nhất qua các năm là năm 2003 so với năm
2002 tăng 11,6%. Và cũng như doanh thu, xu hướng tăng của lợi nhuận ngày càng
giảm dần, cụ thể là năm 2004 tăng so với năm 2003 là 6,3%, năm 2005 so với năm
2004 tăng là 5,7%. Qua đó ta thấy trừ năm 2005 ra thì tốc độ tăng của lợi nhuận
luôn chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu chứng tỏ Ban giám đốc đã tìm được
những biện pháp thích hợp để tăng lợi nhuận cho Công ty. TSCĐ của công ty luôn
luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, điều đó là do yêu cầu
của ngành sản xuất dệt may, bởi muốn tạo ra sản phẩm thì phải có máy móc và thiết
bị. Tuy nhiên hệ số TSCĐ (= TSCĐ + ĐTDH/ Tổng TS) của Công ty luôn đạt ở
mức xấp xỉ 0,8. Điều đó cho thấy Công ty đầu tư quá nhiều vào TSCĐ, có thể dẫn
đến tình trạng ứ đọng vốn.
Đặc biệt xí nghiệp luôn chú trọng đến đời sống công nhân viên. Mức lương
trung bình trong toàn xí nghiệp ngày càng tăng nhanh hơn góp phần nâng cao đời
sống cho người lao động. Thu nhập bình quân năm 2005 gấp 1.18 lần so với 2004
chứng tỏ trình độ học vấn của công nhân viên ngày càng tăng. Với mức thu nhập
tăng dần và các chế độ đãi ngộ với cán bộ công nhân viên, xí nghiệp đã huy động
được tiềm năng lao động của họ. Bên cạnh đó, xí nghiệp luôn đối xử công bằng,
khen thưởng xử phạt rất nghiêm minh. Điều đó khuyến khích người lao động không
ngừng phấn đấu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất:
Bước sang nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, Công ty đã chủ trương
cải tiến bộ máy quản lý từ nhà máy đến các xí nghiệp thành viên. Đứng đầu công ty
là Ban giám đốc, giúp việc cho Ban giám đốc là các phòng chức năng và các phòng
nghiệp vụ.
*Ban giám đốc gồm có bốn người: 1 Tổng giám đốc và 3 phó tổng giám đốc.
+ Tổng giám đốc là người có quyền hành lớn nhất, chịu trách nhiệm chung về các
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm cao

nhất trước cơ quan chủ quản( Tổng công ty dệt may Việt Nam Vinatex) và các cơ
quan cấp trên về tình hình sử dụng vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng giám
đốc điều hành bộ máy thông qua phó tổng giám đốc và các trưởng phòng.
+ Ba phó tổng giám đốc: có nhiệm vụ tham mưu cho tổng giám đốc và giúp Tổng
giám đốc điều hành và quản lý công ty trong từng lĩnh vực mà mình phụ trách.
 Phó tổng giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm về mảng kỹ thuật.
 Phó tổng giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm về mảng thị trường tiêu thụ
và sản xuất.
 Phó tổng giám đốc tổ chức lao động: chịu trách nhiệm về chế độ lao động
cho toàn bộ lao động, an ninh trật tự trong công ty.
*Các phòng chức năng, nghiệp vụ gồm có:
 Phòng kỹ thuật: tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc, chịu trách nhiệm
toàn bộ công tác kỹ thuật trong công ty: bảo trì máy móc, đảm bảo chất
lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất của công ty, thiết kế sản phẩm mới.
 Phòng kế hoạch tiêu thụ: có chức năng xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm,
căn cứ vào nhu cầu và các thông tin trên thị trường để xây dựng được kế
hoạch giá thành, kế hoạch sản lượng nhằm thu được lợi nhuận cao nhất, đảm
bảo cung ứng vật tư kịp thời.
 Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm(KCS): có nhiệm vụ
kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm sản xuất và chất lượng nguyên vật
liệu đầu vào.
 Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ quản lý nhân lực trong công ty, thực
hiện tuyển dụng nhân sự, đào tạo cán bộ, công nhân viên, sắp xếp và luân
chuyển lao động, bảo đảm sử dụng nguồn nhân lực trong công ty một cách
hiệu quả nhất.
 Ban đầu tư: lập và thẩm định các dự án đầu tư, quản lý nguồn vốn đầu tư.
 Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: phụ trách việc xuất khẩu sản phÈm của
công ty sang thị trường các nước, nhập dây chuyền công nghệ tiên tiến của
các nước trên thế giới, nhập máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu
phục vụ cho sản xuất.

 Phòng kế toán tài chính: tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công
tác kế toán tài chính của công ty, theo dõi tình hình hoạt động của công ty
trong kỳ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
 Trung tâm thương mại: mua bán, giao dịch sản phẩm của công ty.
 Phòng hành chính tổng hợp: quản lý an ninh, trật tự trong công ty, bảo vệ tài
sản của công ty.
*Các xí nghiệp sản xuất: là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, đứng đầu mỗi xí
nghiệp là các giám đốc, giám đốc chịu sự chỉ đạo của cấp trên, chịu trách nhiệm
quản lý, bảo quản tài sản, nguồn vốn khác do công ty giao.
• Xí nghiệp sợi I, II: sản xuất các mặt hàng sợi để cung cấp cho xí nghiệp dệt
và bán ra thị trường.
• Xí nghiệp dệt: dệt các loại vải bán theo đơn đặt hàng cung cấp vải méc cho
xí nghiệp nhuộm và may.
• Xí nghiệp nhuộm: làm bóng, nhuộm màu và in hoa.
• Xí nghiệp may: gia công theo đơn đặt hàng, may các sản phẩm bán ra thị
trường.
• Xí nghiệp cơ điện: sản xuất các phụ tùng cơ khí phục vụ cho sản xuất.
• Xí nghiệp dịch vụ: thuộc trung tâm thương mại phục vụ cho sản xuất.
Bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất của công ty TNHH dệt 8-3 được thể hiện
qua các sơ đồ sau:

Sơ đồ 01:Sơ đồ tổ chức
Qua sơ đồ trên ta thấy Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực
tuyến, Giám đốc là người điều hành tất cả mọi hoạt động của công ty, chịu trách
nhiệm chung về tổng thể hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của mình đồng thời
thực hiện nhiệm vụ tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh theo chuyên
môn của mình.
Dưới đây là sơ đồ quản lý sản xuất của các xí nghiệp.

Sơ đồ 02:Sơ đồ quản lý sản xuất S¬ ®å qu¶n lý s¶n xuÊt


XN
S





 !

"#$

%&
XN
'()
*+,-# *+,-.
*/+,-01 2
%34(5
3. Các lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm chủ yếu:
3.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty:
 Xây dựng và tổ chức thực hiện về sản xuất kinh doanh, gia công mặt hàng sợi,
dệt, may cũng như dịch vụ theo đăng ký kinh doanh của công ty.
 Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, phát triển kế hoạch và mục tiêu chiến
lược của công ty.
 Tổ chức nghiên cứu, nâng cao năng suất lao động, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của thị
trường.
 Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Nhà nước.
 Thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải tiến điều kiện làm việc, đời sống vật
chất tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật

chuyên môn cho nhân viên trong công ty
 Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội,
làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
3.2. Các lĩnh vực kinh doanh:
Công ty dệt 8-3 tiến hành sản xuất kinh doanh chủ yếu trên 4 lĩnh vực: sợi, dệt,
nhuộm và may mặc.
3.2.1. Lĩnh vực sợi:
Công ty thực hiện sản xuất sợi từ nguyên liệu ban đầu là bông và sơ. Sợi được
sản xuất tại xí nghiệp sợi I, II bằng dây chuyền sản xuất nhập từ Italy(Marzoli và
Rieter), Đức( Schlafhort), Cộng hoà Séc. Công ty có thể sản xuất 5000 tấn sợi mỗi
năm. Phần lớn sợi sản xuất ra được dùng để phục vụ việc dệt vải của công ty, một
phần được bán ra các thị trường: nội địa, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan….
3.2.2. Lĩnh vực dệt vải:
Đây là lĩnh vực sản xuất chính của công ty, lĩnh vực này chiếm hơn 50%
doanh thu toàn Công ty. Công ty có thể sản xuất 17000000m vải khổ 0,9-3,6m một
năm. Sản phẩm vải chủ yếu được bán ra thị trường nội địa, Campuchia, Italy, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan.
3.2.3. Lĩnh vực nhuộm:
Xí nghiệp nhuộm thực hiện việc nhuộm, in hoa các sản phẩm dệt của công ty. Bên
cạnh đó xí nghiệp cũng nhận nhuộm thuê cho một số công ty : Công ty dệt vải
công nghiệp Hà nội, Công ty sợi Hà nội, Công ty dệt Phong Phú….và một số cơ sở
dệt tư nhân quy mô nhỏ không có khả năng tẩy nhuộm.
3.2.4. Lĩnh vực may mặc;
Công ty nhận gia công cho khách hàng hoặc thuê đơn vị bạn gia công hoặc tự
gia công, trong đó chủ yếu là các sản phẩm may mặc làm từ vải của công ty. Sản
phẩm may của Công ty được bán cho thị trường nội địa và được xuất khẩu sang các
nước  Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông
Trong thời gian tới, công ty có kế hoạch nâng quy mô sản xuất của xí nghiệp
may lên gấp 2 lần nhằm đủ mức tiêu thụ một lượng lớn vải do công ty sản xuất ra,
hạn chế mức thấp nhất tình trạng ứ đọng vải thường xảy ra.

3.3, Các sản phẩm chủ yếu của Công ty:
Công ty có 3 chủng loại sản phẩm chính là: sợi, vải và sản phẩm may mặc.
3.3.1. Sợi: có các loại sau
- 100%cotton: Ne 10, Ne 20, Ne 30, Ne32, Ne 40.
- 100%polyester: Ne 20, Ne 30, Ne 40, Ne 40, Ne 42, Ne 45.
- Cotton/polyester: Ne 20, Ne 32, Ne 45.
- Sợi: sợi đơn, sợi dậu, sợi se.
3. 3.2. Vải:
Vải xuất xưởng ở dạng vải méc hay vải thành phẩm( trắng, màu, hoa) với
các khổ khác nhau, thành phần nguyên liệu khác nhau(100% cotton, 100%PE,
cotton/PE): phin 3925, 3423, pơhin5127, chéo 5146, 5449, 5438, katê 7640,
7621…)
3.3.3. Hàng may:
- Áo sơ mi nam nữ, quần âu, quần sooc nam nữ , váy, quần áo trẻ em.
- Vá chăn, ga giường, vỏ gối….
4. Đặc điểm về công nghệ:
Công ty TNHH dệt 8-3 là công ty có dây chuyền sản xuất dài, máy móc thiết
bị và công nghệ phức tạp, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm bán ra và gia công chế
biến ở nhiều khâu. Chu kỳ sản xuất của từng loại sản phẩm cũng khác nhau: sợi
thường là 5-7 ngày, dệt 10-20 ngày, hoàn tất 5-7 ngày, may 2-3 ngày. Dây chuyền
sản xuất của công ty có thể tóm tắt ở các sơ đồ sau:
Sơ đồ 03: Tổng quát dây chuyền công nghệ toàn bộ
6780 (1 98.2 "#$
:;8
S 04: S tng quỏt v quy trỡnh kộo si
S 05: Tng quỏt v quy trỡnh dt vi
Cung
bông
Chải Ghép Sợi
thô

Sợi
con
Nhập
kho
Sợi
thành
phẩm
Đánh
ống
Se Đậu
Sợi
con
đánh
ống
Mắc
sợi
dọc
Hồ sợi
dọc
Xâu
gỗ
Dệt
vải
Sợi
ống
Sợi con dạng suốt
ngang
đánh suốt
ngang
Nhập kho VảI mộc xuất x2ởng Kiểm tra phân loại

S 06: Tng quỏt v chu trỡnh nhum, in hoa
S 07: Tng quỏt v quy trỡnh may
đốt
nóng

hồ Giặt
Tẩy
trắng
Làm
bông
Hoàn
tất
ủ Nấu In hoa
Nhuộm
màu
Vải Cắt may Hoàn thiện Nhập kho
Giặt sau may Là, gấp, đóng
thùng
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN DỆT 8-3.
1, Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
Việc tổ chức thực hiện các chức năng HTKT trong đơn vị hạch toán có cơ sở do
bộ máy kế toán đảm nhiệm. Do vậy, việc tổ chức bộ máy sao cho thật hợp lý, gọn
nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin một
cách kịp thời, chính xác cho các đối tượng sử dụng, đồng thời nâng cao trình độ
nghiệp vụ của các cán bộ kế toán.
Phòng kế toán tài chính của Công ty TNHH dệt 8-3 gồm 12 người: một kế toán
trưởng, 2 kế toán phó, 1 cán bộ máy tính, 8 kế toán viên. Việc phân công lao động
kế toán trong phòng kế toán tôn trọng đầy đủ các điều kiện có tính nguyên tắc như:
 Nguyên tắc bất vị thân.

 Nguyên tắc bất kiêm nhiệm
 Nguyên tắc chuyên môn hoá và hợp tác hoá.
 Nguyên tắc hiệu quả và tiết kiệm
Mỗi kế toán viên chuyên sâu theo từng phần hành và chịu trách nhiệm trực tiếp,
phản ánh thông tin từ giai đoạn lập, tiếp nhận, kiểm tra đến việc ghi lên báo cáo
phần hành. Giữa kế toán phần hành và kế toán tổng hợp có mối liên hệ để tiến hành
ghi sổ tổng hợp hoặc lập báo cáo định kỳ.
Công ty TNHH dệt 8-3 tổ chức bộ máy kế toán theo phương thức trực tuyến tham
mưu. Theo nguyên tắc này, kế toán trưởng điều hành các kế toán phần hành không
thông qua bất kỳ một khâu trung gian nào. Bên cạnh kế toán trưởng còn có 1 người
tham mưu, giúp việc cho kế toán trưởng về tin học. Việc tổ chức bộ máy kế toán
theo phương thức này rất thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, địa bàn
tập trung, bao gồm nhiều mảng, nhiều ngành nghề kinh doanh như Công ty TNHH
dệt 8-3.
Còng do những đặc điểm này, công tác kế toán của công ty được tổ chức theo
hình thức kế toán tập trung. Điều này có nghĩa là toàn bộ công tác kế toán được
thc hin phũng KTTC( t khõu thu nhn, ghi s, x lý n lp cỏc bỏo cỏo ti
chớnh). Cỏc xớ nghip trc thuc cụng ty ch lm cụng tỏc thng kờ. S v t
chc b mỏy k toỏn s cho ta thy c iu ny mt cỏch rừ nột hn.
S 08: Mụ hỡnh t chc k toỏn
ng u b mỏy k toỏn l k toỏn trng, di k toỏn trng l 2 k toỏn phú
v cỏc k toỏn viờn.
K toỏn trng: cú nhim v iu hnh, giỏm sỏt mi hot ng ca b mỏy k
toỏn, giỳp vic trong lnh vc chuyờn mụn k toỏn ti chớnh cho Tng giỏm c.
Phú phũng k toỏn kiờm k toỏn tng hp: chu trỏch nhim v mt giỏ thnh
ca ton cụng ty, tp hp ton b cỏc bng kờ, chng t, bng phõn b do cỏc k
toỏn viờn cung cp vo cui thỏng, quý, nm. Sau ú vo s cỏi tng hp cho tng
ti khon, lp cỏc bỏo cỏo ti chớnh.
Kế toán tr2ởng
Kế toán phó phụ

trách vốn và tscđ
Kế toán phó kiêm
kế toán tổng hợp
Kế
toán
TGNH
Kế
toán
tập
hợp
chi
phí &
tính
giá
thành
Kế
toán
tscđ
Kế
toán
VL,
ccdc
kế
toán
thành
phẩm
& tiêu
thụ
thành
phẩm

Kế
toán
tiền
l2ơng

bHXH
Kế
toán
thanh
toán
Các nhân viên thống kê, kế toán ở các xí nghiệp
thành viên
Thủ
quỹ
 Phó phòng kế toán phụ trách về tài sản cố định và vốn của công ty: chịu
trách nhiệm về mặt đầu tư vốn và TSCĐ tại công ty sao cho có hiệu quả nhất.
 Kế toán tiền gửi ngân hàng: phụ trách toàn bộ việc thu, chi, giao dịch thanh
toán với ngân hàng, lập các chứng từ như Nhật ký chứng từ số 2
 Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: phản ánh các khoản nợ phải thu, nợ phải
trả, phải nép, phải cấp, tình hình thanh toán và còn phải thanh toán với người mua,
người bán, người cho vay đồng thời theo dõi tình hình thu chi của công ty để đảm
bảo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, ghi các chứng từ như Nhật ký
chứng từ số 4( ghi Có cho các tài khoản 311, 315, 341, 342 đối ứng Nợ với các tài
khoản có liên quan), Nhật ký chứng từ số 1(ghi Có cho tài khoản 111), bảng kê số
1( ghi Nợ cho tài khoản 111).
 Kế toán vật liệu, CCDC: phản ánh số lượng, giá trị hiện có, tình hình nhập
xuất, tồn kho vật liệu, CCDC theo từng loại của đơn vị, lập bảng phân bổ số 2, bảng
tính giá NVL.
 Kế toán TSCĐ: phản ánh số lượng, giá trị hiện có, tình hình tăng giảm
TSCĐ, theo dõi nguyên giá, giá trị còn lại của từng loại tài sản cố định trong công

ty, lên kế hoạch sửa chữa tài sản cố định.
 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: căn cứ vào các bảng tổng hợp
thanh toán tiền lương do các xí nghiệp chuyển lên để tổng hợp, lập bảng phân bổ
tiền lương, bảng thanh toán tiền lương.
 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: căn cứ vào bảng phân bổ số 1,2, bảng kê
4, 5, 6, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng và các Nhật ký chứng từ có liên quan
( nhật ký chứng từ số 7) để ghi vào sổ tổng hợp chi phí sản xuất, phân bổ chi phí và
tính giá thành cho từng loại mặt hàng.
 Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: theo dõi tình hình xuất nhập kho
thành phẩm, tình hình tiêu thụ của từng mặt hàng để từ đó xác định kết quả tiêu thụ
thành phẩm, sử dụng các nhật ký chứng từ số 8, bảng kê số 8, 10, 11.
 Thủ quỹ: chịu sự điều của kế toán trưởng, có trách nhiệm quản lý thu chi tiền mặt
trong công ty.
 Các nhân viên kế toán ở các xí nghiệp thành viên: có nhiệm vụ tổ chức tập hợp
các số liệu chứng từ, tính giá và báo cáo giá thành công xưởng cho phòng kế toán
của công ty.
Công ty TNHH dệt 8-3 là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ, là doanh
nghiệp lớn có tổ chức, các xí nghiệp trực thuộc hoàn toàn, không có sự phân tán
quyền lực quản lý hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính nên việc áp
dụng mô hình kế toán tập trung là hợp lý, đảm bảo chức năng thông tin, kiểm tra
của kế toán. Tất cả quá trình hạch toán và lên báo cáo đều được thực hiện ở phòng
kế toán tài chính trên Công ty. Tại phân xưởng, các nhân viên thống kê chỉ thực
hiện thu thập chứng từ , lập một số báo cáo nhất định rồi chuyển lên phòng kế toán
tài vụ trên Công ty.
2, Đặc điểm tổ chức công tác kế toán:
Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên dệt 8-3 là doanh nghiệp Nhà nước có
quy mô lớn, số lượng các nghiệp vụ nhiều, các loại chi phí liên quan đến nhiều đối
tượng tính giá nên chế độ kế toán được áp dụng tại công ty là chế độ kế toán ban
hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính.
Hiện tại, Công ty vẫn đang áp dụng chế độ kế toán này.

 Niên độ kế toán: 01/01/N đến 31/12/N.
 Kỳ kế toán: tháng.
 Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt # Đồng (VNĐ).
 Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ.
 Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng (tuyến tính).
 Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường
xuyên.
 Phương pháp tính giá hàng xuất kho: phương pháp bình quân cả kỳ dù trữ.
 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư.
 Phương thức ghi sổ: công ty sử dụng cả kế toán máy và kế toán thủ công. Về
kế toán máy, Công ty TNHH dệt 8-3 đang sử dụng phần mÒm kế toán Fast 2000
cho tất cả các phần hành: TM, TSCĐ, TP…trừ phần hành kế toán tính giá thành
phẩm và tổng hợp. Fast 2000 là sản phẩm của công ty phần mềm kế toán chuyên
cung cấp các giải pháp phần mềm tài chính kế toán và quản trị doanh nghiệp. Công
ty TNHH dệt 8-3 là doanh nghiệp lớn, có nhiều hạch toán đặc thù, số lượng danh
điểm, vật tư hàng hoá nhiều nên sử dụng phần mềm Fast 2000 nhiều khi chưa thích
hợp. Mặt khác, do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty là thực hiện từ khâu kéo
sợi đến khâu nhuộm, in hoa, may, sản phẩm của công ty vừa là thành phẩm để bán
vừa là thành phẩm cho công đoạn tiếp theo nên không thể sử dụng phần mềm kế
toán để tính giá thành phẩm.
2.1. Hệ thống tài khoản trong công ty:
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ phân cấp quản lý kinh tế
tài chính của công ty, hệ thống tài khoản của Công ty bao gồm hầu hết các tài khoản
theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT và các tài khoản sửa đổi bổ sung theo các
thông tư hướng dẫn. Nhưng do điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty
không sử dụng một số tài khoản như: TK 121( Đầu tư tài chính ngắn hạn) do không
phát hành cổ phiếu, trái phiếu; TK 129, TK 139, TK 151, TK221, TK 228, TK
344… ngoài ra để đáp ứng yêu cầu quản lý và thực hiện công tác hạch toán, Công
ty còn mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3 để tiện theo dõi. Sau đây là một số tài

khoản như thế:
112:
1121:
11211: Tiền VNĐ gửi ngân hàng công thương.
11212: Tiền VNĐ gửi ngân hàng kỹ thương
11213: Tiền VNĐ gửi ngân hàng miền Bắc
11214: Tiền VNĐ gửi ngân hàng ngoại thương HN

1122: Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng
11221: Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng công thương
11222: Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng kỹ thương
11224: Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng ngoại thương HN
….
131: Phải thu khách hàng
131M: Phải thu khách hàng may gia công
152: Nguyên vật liệu
1521: Nguyên vật liệu chính.
1521B: Nguyên vật liệu chính bông
1521S: Nguyên vật liệu chính sợi
1522: Nguyên vật liệu phụ
154: Chi phí SXKD dở dang
1541: Chi phí SXKD dở dang sợi 1
1542: Chi phí SXKD dở dang sợi B
1544: Chi phí SXKD dở dang dệt

311: Vay ngắn hạn
3111: Vay ngắn hạn bằng VNĐ
31111: Vay ngắn hạn ngân hàng công thương
31112: Vay ngắn hạn ngân hàng kỹ thương
31113: Vay ngắn hạn ngân hàng Miền Bắc


3112: Vay ngắn hạn bằng ngoại tệ
31121: Vay ngắn hạn ngân hàng công thương
31122: Vay ngắn hạn ngân hàng kỹ thương
511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
511BT: Doanh thu hoạt động bất thường
5110: Doanh thu hoa hồng đại lý
5111: Doanh thu hàng may xuất khẩu
5112: Doanh thu hàng may nội địa
5112CH: Doanh thu hàng may nội địa ở cửa hàng
5112CT: Doanh thu hàng may nội địa ở công ty
5113: Doanh thu hàng vải
5113CH: Doanh thu hàng vải ở cửa hàng
5113CT: Doanh thu hàng vải ở công ty.
5114: Doanh thu hàng may gia công
5115: Doanh thu hàng sợi
51151: Doanh thu hàng sợi của xí nghiệp A
51152: Doanh thu hàng sợi của xí nghiệp B
51153: Doanh thu hàng sợi ý
51154: Doanh thu hàng sợi cua xí nghiệp dệt
5116: Doanh thu hàng sợi gia công
5117: Doanh thu vật tư, phế phẩm
Bảng 02: Danh mục một số tài khoản
(Nguồn: Phòng Tài chính)
2.2. Về hệ thống chứng từ sử dụng trong công ty:
Hiện nay, Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ do Bộ Tài chính
phát hành.
- Về hàng tồn kho, có: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm
kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá; phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất
vật tư theo hạn mức.

 Về chứng từ lao động tiền lương, có: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền
lương, phiếu hoàn thành công việc, phiếu báo làm thêm, hợp đồng giao khoán, biên
bản điều tra tai nạn lao động, bảng thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng.
 Chứng từ bán hàng có: Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, nhập kho, hoá đơn
GTGT, hoá đơn bán hàng, hoá đơn dịch vụ, hoá đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước,
hoá đơn tiền điện, hoá đơn phí bảo hiểm, phiếu mua hàng, bảng thanh toán hàng đại
lý, ký gửi, thẻ quầy hàng.
 Chứng từ về tiền tệ : phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh
toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ.
 Chứng từ về tài sản cố định: biên bản bàn giao TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản
thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ.
Tóm lại công ty đã thực hiện đúng chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành
về chứng từ. Các chứng từ kế toán được ghi chép đầy đủ, kịp thời và đúng với tình
hình thực tế phát sinh. Dùa vào các chứng từ, kế toán từng phần hành ghi chép vào
các sổ sách liên quan, đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin kế toán cho Ban
Giám đốc công ty.
2.3. Phương pháp ghi sổ tổng hợp trong công ty:
Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên dệt 8-3 còng  nhiều công ty dệt may
hạch toán độc lập khác của Tổng công ty dệt may Việt nam đều lùa chọn hình thức
ghi sổ tổng hợp là hình thức Nhật ký chứng từ. Đây là hình thức ghi sổ mà các hoạt
động kinh tế tài chính đã được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi
vào sổ nhật ký chứng từ. Cuối tháng tổng hợp số liệu ở nhật ký chứng từ để ghi vào
sổ cái các tài khoản. Công ty tổ chức hệ thống sổ sách theo nguyên tắc tập hợp và
hệ thống hoá các nghiệp vụ phát sinh theo một vế của tài khoản, kết hợp với việc
phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng( tổ chức nhật ký
chứng từ theo bên Có và tổ chức phân tích chi tiết theo bên Nợ của các tài khoản
đối ứng).
Trình tù ghi sổ kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 09: Trình tù ghi sổ kế toán
Ghi chó:

"$(
:;<=>
/
?88.
%=>(.
@14@/
?1;5 /;A8
A;
?1/
A
Hệ thống sổ kế toán được sử dụng trong công ty gồm:

Về Nhật ký chứng từ:
 Nhật ký chứng từ số 1( ghi Có TK 111 “Tiền mặt”) dùng để theo dõi các
khoản chi của Công ty về tiền mặt.
 Nhật ký chứng từ số 2 (ghi Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”) dùng để theo
dõi các khoản chi của Công ty về tiền gửi ngân hàng.
 Nhật ký chứng từ số 5 (ghi Có TK 331 “Phải trả người bán”) dùng để theo
dõi các khoản nợ với nhà cung cấp.
 Nhật ký chứng từ số 7 (ghi Có các tài khoản 142, 152, 153, 154, 214, 334,
621, 622, 627…) dùng để tập hợp các chi phí sản xuất của Công ty.
 Nhật ký chứng từ số 10 chủ yếu dùng để theo dõi các nguồn vốn trong Công
ty.

Về các bảng kê:
 Bảng kê số 1 (ghi Nợ TK 111 “Tiền mặt”) dùng để theo dõi các khoản thu
của công ty về tiền mặt.
 Bảng kê số 2 ( ghi Nợ TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”) dùng để theo dõi các
khoản đã thu bằng tài khoản tại ngân hàng.
 Bảng kê số 3: Bảng tính giá thành thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ.

 Bảng kê số 4: Tập hợp chi phí sản xuất tại từng xí nghiệp ( TK 154, 621,
622, 627)
 Bảng kê số 5: Bảng kê tập hợp chi phí bán hàng (TK641), chi phí quản lý
doanh nghiệp (TK 642).
 Bảng kê số 6: Bảng kê chi phí trả trước (TK 142) và chi phí phải trả (TK335)
 Bảng kê số 8: Bảng kê nhập, xuất, tồn kho thành phẩm (TK155)
 Bảng kê số 9: Bảng tính giá thành thực tế thành phẩm.
B..$
BCA
B D
 Bảng kê số 11:Bảng kê thanh toán với người mua (TK131)

Về các bảng phân bổ: sử dụng với những khoản chi phí phát sinh thường
xuyên, có liên quan đến nhiều đối tượng cần phân bổ. Các chứng từ gốc trước hết
tập trung vào bảng phân bổ, cuối tháng dùa vào bảng phân bổ, kết chuyển vào các
bảng kê và Nhật ký chứng từ liên quan. Công ty TNHH dệt 8-3 sử dụng 3 loại bảng
phân bổ
 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội: Bảng phân bổ số 1.
 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ: Bảng phân bổ số 2.
 Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định: Bảng phân bổ số 3.
Sổ cái sử dụng trong Công ty được mở cho từng tài khoản tổng hợp hoặc cả năm,
chi tiết theo từng tháng trong đó bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư
cuối kỳ.

Về các báo cáo sử dụng trong công ty:
Hiện nay, Công ty đã bắt đầu sử dụng các báo cáo ban hành theo quyết định số
62/TB-TGĐ ngày EEF để đánh giá hoạt động của công ty. Các báo cáo này
gồm:
 Mẫu số 01-ĐGDN: Bảng cân đối kế toán.
 Mẫu sè 02- ĐGDN: Báo cáo kết quả kinh doanh.

 Mẫu sè 03- ĐGDN: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
 Mẫu sè 04- ĐGDN: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
 Mẫu sè 05- ĐGDN: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư.
 Mẫu sè 06- ĐGDN: Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu.
 Mẫu sè 07- ĐGDN: Đánh giá quản lý kỹ thuật.
 Mẫu sè 08- ĐGDN: Khả năng thị trường.
 Mẫu sè 09- ĐGDN: Tài sản vô hình.
 Mẫu sè 10- ĐGDN: Đánh giá chung.
Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một số loại báo cáo để giúp cho việc hạch toán
được dễ dàng hơn và theo dõi được toàn bộ tình hình của công ty.

×