Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Những kết quả đạt được và hạn chế của chi nhánh ngân hàng công thương Cầu Giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.28 KB, 21 trang )

Lời nói đầu
Hiện nay nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển. Sự phát triển
của nền kinh tế kéo theo sự phát triển về mọi mặt của xã hội. Để Việt Nam có
thể hội nhập kinh tế quốc tế thì nền kinh tế Việt Nam phải phát triển. Muốn
phát triển thì phải có đầu tư, nhưng để đầu tư thì cần phải có một lượng vốn
lớn.
Mặt khác, Ngân hàng là một trung gian tài chính có chức năng huy
động vốn, cho vay, thanh toán từ đó sự luân chuyển vốn trong nền kinh tế
có hiệu quả hơn, nhà nước có thể kiểm soát và điều tiết một cách tốt hơn.
chính vì vậy các Ngân hàng thương mại(NHTM) ở Việt Nam có vai trò rất
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Là mét NHTM nằm trong hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam
hoạt động trên địa bàn Hà Nội, trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. Chi
nhánh Ngân hàng Công Thương Cầu Giấy(NHCT Câù Giấy) đã được thành
lập vào tháng 3 năm 2001 và đi vào hoạt động. Với nhu cầu phát triển kinh tế
của cả nước nói chung của thủ đô nói riêng, hoạt động của chi nhánh NHCT
Cầu Giấy góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống NHTM nói riêng và
thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung.
Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề trên em đã chọn mô hình
NHTM để nghiên cứu và thực tập tại chi nhánh NHCT Cầu Giấy.
Báo cáo thực tập tổng hợp của em gồm 3 chương:
Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHCT
Cầu Giấy.
Chương II: Những kết quả đạt được và những hạn chế của Chi nhánh
NHCT Cầu Giấy.
Chương III: Phương hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh
NHCT Cầu Giấy trong năm 2006
Chương I
Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHCT Cầu
Giấy.
1.1. Lịch sử hình thành chi nhánh NHCT Cầu Giấy.


Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập tháng 7/1988 là
một trong những dấu mốc khởi đầu cho quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng
Việt Nam. Quá trình chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống
ngân hàng hai cấp. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, hệ thống
mạng lưới của NHCT Việt Nam đã ra đời và phát triển rất mạnh.
Bước vào năm 2001, năm đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 21. Nền kinh
tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,8%.
Và năm 2001 cũng là năm hệ thống mạng lưới của NHCT Việt Nam phát
triển khá mạnh, thành lập thêm 1 chi nhánh cấp một (chi nhánh NHCT Cầu
Giấy), 7 chi nhánh cấp 2 và một số phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm.
Quận Cầu Giấy là một quận mới được thành lập, dân cư ngày càng tăng
nhanh, cơ cấu kinh tế chủ yếu là công nghiệp và thương nghiệp. Điều này làm
tiền đề cho chi nhánh NHCT Cầu Giấy thành lập và phát triển.
Chi nhánh NHCT Cầu Giấy là một NHTM quốc doanh trực thuộc
NHCT Việt Nam, thành lập vào ngày 20/3/2001 có trụ sở hiện nay tại 117A
đường Hoàng Quốc Việt-quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Là ngân hàng
cấp một, có tiến độ phát triển nhanh và toàn diện, quy mô gần đầy đủ các
phòng ban chức năng theo quy định của NHCT Việt Nam. Chi nhánh NHCT
Cầu Giấy ngày càng phát huy vai trò của mình để thúc đẩy nền kinh tế phát
triển.
1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
Chi nhánh NHCT Cầu Giấy với chức năng chủ yếu của mình là trung
tâm tiền tệ tín dụng, thanh toán với các thành phần trong nền kinh tế, thực
hiện thanh toán điện tử liên ngân hàng trên địa bàn quận, huy động mọi nguồn
vốn trong dân cư thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp
phần ổn định giá trị đồng tiền.
1.2.1. Bộ máy tổ chức của chi nhánh NHCT Cầu Giấy.
Chi nhánh NHCT Cầu Giấy là một chi nhánh chịu sự quản lý của
NHCT Việt Nam với số cán bộ công nhân viên nòng cốt của ngân hàng được
chuyển sang từ NHCT khu vực Ba Đình. Ngân hàng hoạt động dưới sự điều

hành của ban lãnh đạo gồm: 1 giám đốc và 3 phó giám đốc phụ trách ba mảng
công việc khác nhau. Bộ máy hành chính của chi nhánh NHCT Cầu Giấy
được tổ chức thành 9 phòng ban và 7 quỹ tiết kiệm nằm rải rác trên địa bàn
quận làm nhiệm vụ giao dịch với khách hàng. các phòng ban nghiệp vụ gồm
có:
Phòng kinh doanh đối nội
Phòng kế hoạch tổng hợp nguồn vốn và tiếp thị
Phòng kế toán
Phòng tài trợ thương mại
Phòng giao dịch Cầu Diễn
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng kiểm tra nội bé
Phòng vi tính.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban của chi nhánh NHCT Cầu
Giấy.
1.2.2.1. Phòng tổ chức hành chính.
Phòng tổ chức hành chính bao gồm 1 trưởng phòng và 2 phó phòng.
Chức năng của phòng là quản lý tổ chức hành chính, tổ chức đào tạo cán bộ,
tiền lương, phân công lao động đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất để các
phòng ban và các bộ phận hoạt động. Làm công tác tham mưu cho ban giám
đốc trong công tác tuyển dụng đào tạo nguồn nhân lực.
Nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính là thực hiện các chính sách
BHYT, BHXH, công đoàn cho cán bộ công nhân viên, phòng tổ chức hành
chính có nhiệm vụ quản lý tài sản phục vụ cho các phòng ban, các hoạt động
kinh doanh. Phòng tổ chức hành chính phải thực hiện công tác hành chính
đảm bảo cho các hoạt dộng kinh doanh đạt hiệu quả cao.
1.2.2.2. Phòng kế toán.
Phòng kế toán gồm có 1 trưởng phòng và 2 phó phòng.
Chức năng của phòng: thu hót nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các

thành phần kinh tế cho ngân hàng, bởi họ là người trực tiếp tiếp xúc với khách
hàng (có thể giao dịch bằng tiền mặt hoặc không dùng tiền mặt) nên họ nắm
vững được khối lượng tiền gửi.
Nhiệm vụ của phòng kế toán là phải luôn luôn kết hợp chặt chẽ với
phòng kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại trong khâu quản lý tài sản
có, theo dõi chặt chẽ các kỳ hạn nợ. Thu và thanh toán lãi đến hạn, các khoản
trích lập dự phòng khó đòi. Đồng thời phối hợp đồng bộ với các phòng ban
khác có liên quan để đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu vật chất thiết yếu phục vụ
cho công tác kinh doanh. Mọi khoản thu chi phải được hạch toán đầy đủ và rõ
ràng.
1.2.2.3. Phòng tài trợ thương mại (phòng kinh doanh đối ngoại).
Phòng tài trợ thương mại gồm 1 trưởng phòng và 2 phó phòng.
Chức năng của phòng: thu hót tiền gửi bằng ngoại tệ, kinh doanh ngoại
tệ và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Nhiệm vụ của phòng tài trợ thương mại là kiểm tra các hợp đồng kinh
tế hướng dẫn khách hàng ký hợp đồng với nước ngoài, mở L/C, ngoài ra còn
thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
1.2.2.4. Phòng kinh doanh đối nội.
Đây là phòng đầu ra của ngành ngân hàng nên có nhiều nhiệm vụ và
chức năng. Phòng kinh doanh đối nội gồm 1 trưởng phòng và 2 phó phòng.
Trưởng phòng có nhiệm vụ phụ trách chung và phụ trách trực tiếp bộ phận tín
dụng ngoài quốc doanh, còn lại 2 phó phòng phụ trách các mảng về tín dụng
công nghiệp, tín dụng thương nghiệp và cân đối tổng hợp.
Chức năng của phòng: thu hót tiền gửi của khối doanh nghiệp vì tiền
gửi của khối doanh nghiệp chủ yếu là giao dịch nên lãi suất thấp. Bên cạnh đó
cho vay và đầu tư với các doanh nghiệp khác nhằm đem lại hiệu quả kinh
doanh.
Nhiệm vụ của phòng kinh doanh: chấp hành đúng quy trình cho vay
một cách chặt chẽ, duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh, khắc phục
các khoản nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng cho các khoản vay.

1.2.2.5. Phòng giao dịch Cầu Diễn.
Phòng giao dịch gồm 2 bộ phận: tín dụng, kế toán và kho quỹ.
Phòng giao dịch cầu diễn gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng. Hoạt động
nh mét ngân hàng nhỏ. Với chức năng huy động tiền gửi và cho vay. Nhiệm
vụ tạo uy tín của chi nhánh NHCT Cầu Giấy đối với khách hàng.
1.2.2.6. Phòng tiền tệ kho quỹ.
Phòng tiền tệ kho quỹ gồm 1 trưởng phòng và 1 phó phòng với hai bộ
phận chính là thu và chi.
Chức năng của phòng: theo dõi tiền mặt và ngân phiếu thu-chi trên cơ
sở chứng từ kế toán chuyển sang. Thực hiện công tác chuyển tiền, kiểm đếm,
bảo quản tiền và các giấy tờ có giá, đảm bảo an toàn kho quỹ.
Nhiệm vụ của phòng tiền tệ kho quỹ: quản lý hộ tài sản cho các cá
nhân, doanh nghiệp, quản lý toàn bộ các giấy tờ có giá của hệ thống ngân
hàng, quản lý giấy tờ thế chấp của khách hành tại ngân hàng và quản lý tài
sản cầm cố.
1.2.2.7. Phòng kế hoạch tổng hợp nguồn vốn và tiếp thị.
Phòng kế hoạch tổng hợp nguồn vốn và tiếp thị gồm 1 trưởng phòng và
2 phó phòng.
Chức năng của phòng: kiểm tra tình hình hoạt động của 7 quỹ tiết kiệm
nằm rải rác trên địa bàn quận. Huy động tiền gửi trong dân cư. Việc thu hót
nguồn vốn phải dùa trên văn bản pháp quy do NHCT Việt Nam ban hành.
Nhiệm vụ của phòng: huy động tiền gửi trong dân cư dưới các hình
thức như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Tạo uy tín đối với khách hàng, đảm
bảo khả năng thanh toán kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh góp
phần tăng trưởng kinh tế.
1.2.2.8. Phòng kiểm soát nội bộ.
Phòng kiểm soát nội bộ gồm 1 trưởng phòng và 1 phó phòng.
Chức năng của phòng là kiểm soát và nắm bắt được tất cả các nghiệp
vụ chủ yếu nh nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ kế toán, huy động vốn, nghiệp
vụ tiền tệ kho quỹ, nghiệp vụ thanh toán quốc tế và công tác pháp chế.

Thông qua công tác liểm tra để kịp thời đề ra các biện pháp khắc phục
những tồn tại thiếu xót mà cán bộ công nhân viên vi phạm.
1.2.2.9. Phòng vi tính.
Phòng vi tính gồm 1 trưởng phòng và 1 phó phòng.
Chức năng của phòng là cập nhật số liệu của toàn chi nhánh, chuyển số
liệu của chi nhánh lên NHCT Việt Nam để hạch toán chung toàn hệ thống.
Nhiệm vụ của phòng là quản lý tốt công tác thông tin để việc quản lý
điều hành hoạt động trong toàn bộ chi nhánh đạt hiệu quả cao.
Như vậy chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban đảm bảo được sự
phù hợp với những quy định của NHCT Việt Nam đề ra, với mục tiêu xây
dựng mô hình ngân hàng hợp lý để thúc đẩy sự phát triển của chi nhánh
NHCT Cầu Giấy nói chung và thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói riêng.
Chương II
Những kết quả đạt được và hạn chế của chi nhánh NHCT
Cầu Giấy.
2.1. Những kết quả đạt được.
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi nhiều
biến động. Năm 2001 hoạt động của ngân hàng phải đối mặt với việc lãi suất
cho vay (cả ngoại tệ và nội tệ) liên tục giảm trong khi lãi suất huy động lại có
xu hướng tăng. Điều này gây không Ýt khó khăn cho hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng. Trong bối cảnh Êy, là một đơn vị mới thành lập vào năm
2001, chi nhánh NHCT Cầu Giấy không thể không chịu sự những tác động
chung. Năm 2004, 2005 nước ta ở trong tình trạng lạm phát cao làm cho lãi
suất huy động luôn thay đổi. Tuy nhiên do sớm chủ động và có những biện
pháp tích cực nên chi nhánh NHCT Cầu Giấy đã vượt qua khó khăn đạt tốc
độ tăng trưởng cao trong toàn hệ thống và hoàn thành vượt mức kế hoạch mà
NHCT Việt Nam giao.
2.1.1. Nguồn vốn huy động.
Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho
vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn- hoạt động tạo

nguồn vốn cho NHTM-đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng
hoạt động của ngân hàng. Để bắt đầu hoạt động ngân hàng (được pháp luật
cho phép) chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định-vốn chủ sở hữu.
Sau khi thành lập ngân hàng bắt đầu huy động vốn bổ sung cho quá trình hoạt
động dưới nhiều hình thức như: tiền gửi tiết kiệm trong dân cư, tiền gửi của
các tổ chức cá nhân, đi vay trên thị trường vốn, vay các tổ chức tín dụng, phát
hành các giấy tờ có giá Có vốn thì ngân hàng mới có thể tiến hành đầu tư và
cho vay đem lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng được. Nguồn vốn của
ngân hàng càng lớn càng khẳng định vị trí của ngân hàng đó trên thị trường
tài chính tiền tệ.
Với mục tiêu chung nh trên, trong những năm qua với sự nỗ lực và
quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh NHCT Cầu Giấy.
Với những chiến lược khách hàng, đưa ra những mức lãi suất hợp lý có tính
cạnh tranh đã mang lại những kết quả cao về việc huy động vốn của Chi
nhánh nh:
Tính đến thời điểm 31/12/2005 tổng nguồn vốn mà chi nhánh NHCT
Cầu Giấy (gồm VND và ngoại tệ quy đổi) đạt 1.742,9 tỷ đồng, tăng 342,9 tỷ
đồng so với 31/12/2004, tốc độ tăng trưởng đạt 117,7% kế hoạch năm 2005.
Trong đó, vốn huy động từ nghiệp vụ tiền gửi là 1.632,9 tỷ đồng, vốn tài trợ
uỷ thác đầu tư là 110 tỷ đồng. Tính bình quân năm 2005 tổng nguồn vốn huy
động của Chi nhánh đạt 1423,1 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân so với
năm 2004 đạt 4,29%.
Phân theo cơ cấu tiền gửi, nguồn vốn huy động bằng VND đạt 967 tỷ
đồng, tăng 93 tỷ đồng so với 31/12/2004, chiếm 55,48% so với tổng nguồn
vốn huy động, đạt 97,2% kế hoạch NHCT giao. Nguồn vốn huy động bằng
ngoại tệ đã quy đổi đạt 775,9 tỷ đồng, tăng 254,6 tỷ đồng so với 31/12/2004,
đạt 159,2% kế hoạch NHCT giao.
Phân theo đối tượng huy động vốn: tiền gửi Tổ chức kinh tế đạt 958 tỷ
đồng, tăng 317,5 tỷ đồng so với 31/12/2004, chiếm 55,02% tổng nguồn vốn
huy động được; tiền gửi dân cư đạt 784,9 tỷ đồng, tăng 25,4 tỷ đồng so với

31/12/2004.
Nh vậy việc huy động vốn của chi nhánh NHCT Cầu Giấy đã tăng lên
tạo điều kiện cho ngân hàng có được một lượng vốn để phục vụ cho hoạt
động kinh doanh của mình để đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
2.1.2. Tình hình sử dụng vốn.
Ngân hàng huy động nguồn vốn từ các tổ chức trong nền kinh tế để
phục vụ cho mục tiêu cuối cùng của mình là đầu tư và cho vay để thu lợi
nhuận. Cùng với việc huy động vốn tăng thì kết quả sử dụng vốn của chi
nhánh trong thời gian qua cũng tăng lên. Việc sử dụng vốn để đầu tư cho vay
phải đảm bảo được mức độ an toàn và sinh lời. Trong những năm qua chi
nhánh NHCT Cầu Giấy đã thận trọng trong việc phân tích, đánh giá và lùa
chọn khách hàng để cho vay và đầu tư, tuân thủ đúng các bước của quy trình
cho vay. Chính vì vậy mà việc sử dụng vốn của Chi nhánh đã đạt được những
kết quả khả thi.
Tính đến 31/12/2005, tổng dư nợ đầu tư và cho vay của chi nhánh đạt
1.271 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế: 1.269,5 tỷ đồng, giảm 17,2
tỷ đồng so với 31/12/2004, đạt 88,6% kế hoạch năm 2005.
Phân loại theo nội tệ, ngoại tệ: cho vay VND 790 tỷ đồng chiếm
62,23% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, giảm 240 tỷ đồng so với 31/12/2004,
đạt 84,6% kế hoạch năm. Cho vay ngoại tệ đã quy đổi sang VND 479,5 tỷ
đồng, tăng 222,8 tỷ đồng, đạt 96% kế hoạch năm.
Phân theo thời hạn cho vay: Cho vay ngắn hạn đạt 812,4 tỷ đồng,
chiếm 64% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, cho vay trung dài hạn đạt 457,1 tỷ
đồng, chiếm 36% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
Phân theo đối tượng cho vay: cho vay doanh nghiệp Nhà nước 681,7 tỷ
đồng, chiếm 53,7% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, cho vay các thành phần
kinh tế khác 587,8 tỷ đồng, chiếm 46,3% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
1.2.3. Các hoạt động dịch vụ.
Năm 2005, hoạt động dịch vụ thu phí đạt được những kết quả sau:
Doanh sè thanh toán trong nước đạt 9483 tỷ đồng với tổng số món là

66074 mãn, trong đó thanh toán không dùng tiền mặt là 7767 tỷ đồng chiếm
81,9% tổng doanh sè thanh toán.
Số khách hàng mớ tài khoản tại Chi nhánh trong năm 2005 là 288, nâng
số khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh lên 1181 khách hàng.
Doanh sè mua bán ngoại tệ các loại đã quy đổi ra USD là 109 triệu
USD. Tổng số L/C đã phát hành là 152 món với giá trị 26,6 triệu USD.
Nghiệp vụ thanh toán L/C và nhờ thu xuất khẩu 53 món với giá trị 2,89 triệu
USD. Thanh toán chuyển tiền 328 món với giá trị 10,2 triệu USD.
Năm 2005, với sự phát triển của công nghệ thông tin thì dịch vụ thẻ, số
thẻ phát hành của chi nhánh NHCT Cầu Giấy đã tăng lên. năm 2005, phát
hành được 1703 thẻ các loại, chiếm 61% tổng số thẻ đã phát hành tại chi
nhánh.
1.2.4. Những kết quả khác.
Trong năm qua công tác quản lý và điều hành của Chi nhánh đã có
những thay đổi phù hợp với sự phát triển của ngành ngân hàng cũng như sự
phù hợp đối với sự phát triển kinh tế, công tác kế hoạch tổng hợp, công tác
thông tin được cập nhật. Công tác đào tạo được đặc biệt quan tâm để nâng cao
hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho hiện đại hoá tiến tới hội nhập
kinh tế
2.2. Những mặt hạn chế của Chi nhánh NHCT Cầu Giấy.
Trong năm 2005 mặc dù nguồn vốn huy động tăng so với năm 2004,
nhưng hoạt động huy động vốn vẫn còn một số mặt hạn chế nh: lãi suất tiền
gửi vẫn chưa bù đắp được lạm phát do đó không khuyến khích được nguồn
vốn nhàn rỗi trong dân cư. Nguồn vốn tăng trưởng mạnh nhưng chưa vững
chắc, do nguồn tiền gửi tập trung vào một số khách hàng lớn bên cạnh đó
nguồn tiền gửi không kỳ hạn lớn chiếm 37,4% trong tổng nguồn vốn huy
động. Chính sách dịch vụ khách hàng của Chi nhánh vẫn chưa được phát
triển, lãi suất huy động tiền gửi vẫn còn thấp hơn so với hệ thống các ngân
hàng khác đã làm giảm đi một số lượng khách hàng đáng kể đối với ngân
hàng.

Dư nợ cho vay nền kinh tế giảm, tình trạng nợ quá hạn vẫn xảy ra tại
Chi nhánh như: Nợ quá hạn là 27 tỷ đồng, giảm 47,8% so với 31/12/2004.
Trong đó nợ xấu là 23,3 tỷ đồng, chiếm 1,84% tổng dư nợ cho vay nền kinh
tế. Đến thời điểm cuối năm nợ quá hạn chỉ chiếm 1,94% tổng dư nợ cho vay
nền kinh tế. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ của Chi nhánh là 106,2 tỷ đồng
chiếm 8,37% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Nh vậy nếu tính cả số nợ quá
hạn đã được xử lý rủi ro xuất sang ngoại bảng thì tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng
dư nợ cho vay nền kinh tế tại chi nhánh là 10,6%. Dư nợ cho vay DNNN còn
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (chiếm 53% trong khi chỉ tiêu kế hoạch
NHCT giao là 48%). Việc theo dõi đôn đốc khách hàng trả nợ của một số cán
bộ tín dụng chưa sát sao, chưa nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của đơn vị
để có biện pháp điều chỉnh quan hệ vay trả kịp thời.
Với sự phát triển của thương mại quốc tế nh hiện nay thì nghiệp vụ
kinh doanh đối ngoại mặc dù tăng so với năm 2004, nhưng vẫn chưa đạt được
chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Nghiệp vụ thanh toán dùng tiền mặt vẫn còn chiểm tỷ
lệ lớn trong thanh toán.
2.3. Nguyên nhân của mặt hạn chế.
Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHCT Cầu Giấy vẫn còn
những mặt hạn chế do trong năm vừa qua công tác tiếp thị thu hót khách hàng
và chính sách, chiến lược chăm sóc khách hàng, đặc biệt là đối với doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu còn hạn chế. Mặt khác do sự
biến động của giá cả, chỉ số giá tiêu dùng năm vừa qua liên tục tăng làm cho
lãi suất huy động của ngân hàng tăng nhưng vẫn chưa thu hót được lượng tiền
nhàn rỗi trong dân cư
Về công tác sử dụng vốn: Nợ quá hạn và nợ ra hạn lớn do một số khách
hàng có dư nợ lớn tại chi nhánh hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay của
ngân hàng, trong khi việc thanh toán từ vốn ngân sách chậm, khả năng quản
lý điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị kém hiệu quả. Một số đơn vị
báo cáo tài chính không phản ánh đúng tình hình của đơn vị. Mặt khác công
tác thẩm định, lập hồ sơ tín dụng ở một số cán bộ tín dụng còn hạn chế chưa

kịp thời phát hiện những yếu kém của đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời.
Để hoạt động ngân hàng trong năm 2006 đạt kết quả cao thì Chi nhánh
NHCT Cầu Giấy phải có những biện pháp khắc phục những mặt còn hạn chế
tồn tại ngay trong chính bản thân ngân hàng mình và ở cả khách hàng để từ đó
có những chiến lược hoạt động phù hợp hơn với từng đối tượng khách hàng
Đem lại uy tín của ngân hàng mình đến với khách hàng, đó là một điều rất
quan trọng trong hoạt động ngân hàng.
chương III
Phương hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT
Cầu Giấy trong năm 2006.
3.1. Mục tiêu phấn đấu.
Năm 2006 Chi nhánh phấn đấu tự cân đối được vốn kinh doanh, nâng
cao chất lượng tín dụng bảo đảm đầu tư an toàn hiệu quả, phát triển đa dạng
dịch vụ ngân hàng.
1. Tổng nguồn vốn huy động 1.350 tỷ đồng
2. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế:
- Dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm:
- Tỷ lệ cho vay DNNN:
1.350 tỷ đồng
40% tổng dư nợ
50% tổng dư nợ
3. Tỷ lệ cho vay không có bảo đảm tài sản 45%
4. Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3, 4 và 5) dưới 3%
5. Lợi nhuận chưa trích dự phòng rủi ro
- Trong đó thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro
64 tỷ đồng
40,6 tỷ đồng
3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện.
3.2.1. Về công tác huy động vốn.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, tăng cường công tác tiếp thị

như phát tờ rơi, tuyên truyền phát thanh qua đài truyền thanh phường Tìm
kiếm khách hàng trên địa bàn có tiềm năng về vốn, có nguồn tiền gửi lớn, tích
cực khai thác các nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế- xã hội, thông qua
việc mở rộng quan hệ thanh toán và các tiện Ých Ngân hàng, tranh thủ nguồn
vốn trong thanh toán, nguồn vốn có lãi suất thấp để tạo lợi thế và khả năng
cạnh tranh với các hệ thống ngân hàng khác.
Củng cố khách hàng truyền thống, thu hót khách hàng mới bằng các
chính sách chăm sóc khách hàng. Tích cực khai thác tăng nguồn tiền gửi dân
cư, gắn kết các hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ Ngân hàng với quản lý và khai
thác vốn của mọi đối tượng khách hàng; đổi mới cải tiến chất lượng dịch vụ,
thủ tục giao dịch và phong cách phục vụ. Thực hiện khuyến khích, khen
thưởng kịp thời các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành có đóng
góp vào công tác huy động tiền gửi với lãi suất hợp lý và hiệu quả.
Áp dụng các mức lãi suất linh hoạt trong giới hạn cho phép của NHCT
Việt Nam đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn.
Bố trí các bàn thu di động tại các điểm có nguồn thu nh: các điểm đền
bù, giải phóng mặt bằng Thực hiện thu tiền tại nhà trong trường hợp khách
hàng có số tiền gửi lớn.
Mở rộng mạng lưới huy động vốn nâng cấp các quỹ tiết kiệm, phấn đấu
trong năm 2006 đưa về 3 điểm giao dịch vào hoạt động tại nơi đông dân cư.
3.2.2. Về công tác đầu tư tín dụng.
Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Nâng cao chất lượng
thẩm định cho vay, thực hiện nghiêm túc cơ chế tín dụng của NHCT, đặc biệt
là chú trọng các khâu thủ tục hồ sơ, quy trình cấp tín dụng, quản lý tín dụng,
kiểm tra, kiểm soát tiền vay. Rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng, tập
trung vốn đầu tư cho các khách hàng có tiềm lực tài chính, kinh doanh có hiệu
quả đồng thời cương quyết giảm dư nợ đối với khách hàng kinh doanh không
có hiệu quả, thua lỗ.
Đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng: Tăng tỷ trọng cho vay có bảo đảm
bằng tài sản (tài sản bảo đảm phải có tính thanh khoản cao). Đẩy mạnh cho

vay bằng ngoại tệ nhằm khai thác tối đa nguồn vốn ngoại tệ tại chỗ. Mở rộng
cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Chú trọng đầu tư các đơn
vị sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ.
Xây dựng lực lượng khách hàng chiến lược, có chính sách, cơ chế thích
hợp đối với khách hàng có năng lực tài chính tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu
quả, có tín nhiệm đối với ngân hàng. Đồng thời thực hiện cho vay theo
nguyên tắc thị trường và thương mại, cho vay và đầu tư phải đảm bảo chất
lượng, hiệu quả, bền vững.
Thường xuyên tổ chức học tập nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng đối với quá trình đầu
tư tín dụng.
Tập trung chỉ đạo, bằng mọi biện pháp thu hồi nợ quá hạn, nợ gia hạn,
nợ ngoại bảng. Thực hiện phân công từng đồng chí trong ban lãnh đạo trực
tiếp chỉ đạo thu hồi nợ qua hạn, nợ ngoại bảng đối với từng khách hàng cụ
thể. Giao chỉ tiêu cụ thể thu hồi nợ xấu cho từng cán bộ và có kiểm điểm đánh
giá hàng tháng, quý.
3.2.3. Về phát triển dịch vụ.
Tiếp tục khai thác các dịch vô nh chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, thanh
toán séc du lịch, chi trả kiều hối đến tất cả các quỹ tiết kiệm và điểm giao
dịch của chi nhánh. Mở thêm đại lý thu đổi ngoại tệ
Đẩy mạnh công tác tiếp thị khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh
nhằm tăng số lượng tài khoản khách hàng giao dịch thanh toán qua ngân
hàng, đây là nền tảng cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng, tăng thu phí dịch
vụ.
Thành lập tổ thẻ nhằm phát triển dịch vụ thẻ tại chi nhánh theo định
hướng của NHCT Việt Nam. Trong năm 2006, phấn đấu gia tăng số lượng thẻ
ATM và đưa thêm 2 máy ATM vào hoạt động Triển khai phát hành thẻ tín
dụng quốc tế và cơ sở chấp nhận thẻ.
3.2.4. Các mặt công tác khác.
Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán, mở rộng các hoạt động dịch vụ

thanh toán. Phát triển tốt hoạt động kinh doanh đối ngoại, tìm kiếm, chú trọng
khai thác các khách hàng xuất khẩu, mở rộng mạng lưới thu đổi ngoại tệ.
Tăng cường thu chi tiềm mặt, đảm bảo tuyệt đối an toàn kho quỹ, đảm
bảo thu nhanh chi đủ, không để khách hàng kêu ca phàn nàn.
Phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên
động viên toàn thể CBCNV thực hiện tốt quy chế dân chủ từ cơ sở, tăng
cường công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3.2.5. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện.
Tranh thủ sự chỉ đạo giúp đỡ của NHNN thành phố, NHCT Việt Nam,
Quận uỷ và Uỷ ban nhân Quận Cầu Giấy.
Tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp lại bộ máy, bố trí cán bộ hợp lý giữa các
phòng ban nhằm đáp ứng những yêu cầu công tác của từng mảng nghiệp vụ.
Thực hiện sắp xếp bố trí cán bộ có trình độ ngoại ngữ tại các điểm giao dịch
có triển khai dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
Xây dựng chương trình công tác, phân công chỉ đạo trong lãnh đạo và
cán bộ, thực hiện đúng người đúng việc.
Tăng cường học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ
tin học, ngoại ngữ. tiếp tục đổi mmới phong cách giao dịch
Từng bước nâng cấp trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cán bộ
công nhân viên. Thường xuyên kiểm tra tăng cường công tác bảo vệ, đảm bảo
an ninh trật tự, an toàn tài sản cơ quan.
Đẩy mạnh phong trào thi đua khen thưởng trong toàn chi nhánh, hàng
quý căn cứ vào năng suất, hiệu quả lao động của từng cán bộ,từng bộ phận để
bình xét lương kinh doanh làm động lực thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thành tốt
nhiệm vụ kinh doanh năm 2006 trong toàn Chi nhánh NHCT Cầu Giấy.
Kết luận
Vốn là chìa khoá, là nguồn lực hết sức quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá vì sự nghiệp “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.
Lý luận và thực tiễn cho thấy tín dụng ngân hàng là nhân tố hết sức

quan trọng, là kênh vốn chính để cung ứng cho nền kinh tế phát triển. Ngay từ
thế kỷ 19 C.Mác đã đánh giá “Ngân hàng ra đời với vai trò môi giới tài chính
trung gian để tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho doanh
nghiệp và công chúng vay”. Chuyển dịch cơ cấu tín dụng có tác động rất lớn,
trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH đất nước. Vì
vậy, bất cứ lúc nào chúng ta cũng phải quan tâm đến chất lượng tín dụng, có
định hướng phát triển an toàn và hiệu quả hoạt động này.
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành của Chi nhánh Ngân hàng
Công thương Cầu Giấy 5 năm qua, hoạt động tín dụng đã có những bước phát
triển vượt bậc. Nhưng trong cơ chế thị trường hoạt động của các tổ chức tín
dụng luôn tiềm Èn những rủi ro. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản trị rủi
ro tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề cấp thiết. Do đó, trong thời gian
thực tập tại Chi nhánh NHCT Cầu Giấy, em đã chọn đề tài: “Kiến nghị nhằm
hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT Cầu Giấy” làm đề tài nghiên cứu
trong chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình: Lý thuyết tài chính tiền tệ.(2002) - TS. Nguyễn Hữu Tài - TS.
NguyÔn H÷u Tµi
2.Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính - - Frederic S.Mishkin
4. Thời báo Ngân hàng.
5. Tạp chí Ngân hàng, tạp chí Thông tin Tài chính.
6. Bản phương hướng hoạt động của Chi nhánh NHCT Cầu Giấy năm 2006.
7. Kỷ yếu NHCT Việt Nam.
MỤC LỤC
L I NÓI UỜ ĐẦ 1
CH NG IƯƠ 2
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI N C A CHI NHÁNH NHCT C U GI Y.Ể Ủ Ầ Ấ 2
1.1. L ch s hình th nh chi nhánh NHCT C u Gi y.ị ử à ầ ấ 2
1.2. C c u b máy t ch c v ch c n ng nhi m v c a các phòng ơ ấ ộ ổ ứ à ứ ă ệ ụ ủ
ban 3

1.2.1. B máy t ch c c a chi nhánh NHCT C u Gi y.ộ ổ ứ ủ ầ ấ 3
1.2.2. Ch c n ng nhi m v t ng phòng ban c a chi nhánh NHCT C u ứ ă ệ ụ ừ ủ ầ
Gi y.ấ 3
1.2.2.1. Phòng t ch c h nh chính.ổ ứ à 3
1.2.2.2. Phòng k toán.ế 4
1.2.2.3. Phòng t i tr th ng m i (phòng kinh doanh i ngo i).à ợ ươ ạ đố ạ 4
1.2.2.4. Phòng kinh doanh i n i.đố ộ 5
1.2.2.5. Phòng giao d ch C u Di n.ị ầ ễ 5
1.2.2.6. Phòng ti n t kho qu .ề ệ ỹ 5
1.2.2.7. Phòng k ho ch t ng h p ngu n v n v ti p th .ế ạ ổ ợ ồ ố à ế ị 6
1.2.2.8. Phòng ki m soát n i b .ể ộ ộ 6
1.2.2.9. Phòng vi tính 6
CH NG IIƯƠ 8
NH NG K T QU T C VÀ H N CH C A CHI NHÁNH NHCT C U GI Y.Ữ Ế ẢĐẠ ĐƯỢ Ạ Ế Ủ Ầ Ấ 8
2.1. Nh ng k t qu t c.ữ ế ả đạ đượ 8
2.1.1. Ngu n v n huy ng.ồ ố độ 8
2.1.2. Tình hình s d ng v n.ử ụ ố 9
1.2.3. Các ho t ng d ch v .ạ độ ị ụ 10
1.2.4. Nh ng k t qu khác.ữ ế ả 11
2.2. Nh ng m t h n ch c a Chi nhánh NHCT C u Gi y.ữ ặ ạ ế ủ ầ ấ 11
2.3. Nguyên nhân c a m t h n ch .ủ ặ ạ ế 12
CH NG IIIƯƠ 14
PH NG H NG HO T NG KINH DOANH C A CHI NHÁNH NHCT C U GI Y TRONG N M ƯƠ ƯỚ Ạ ĐỘ Ủ Ầ Ấ Ă
2006 14
3.1. M c tiêu ph n u.ụ ấ đấ 14
3.2. Bi n pháp t ch c th c hi n.ệ ổ ứ ự ệ 14
3.2.1. V công tác huy ng v n.ề độ ố 14
3.2.2. V công tác u t tín d ng.ề đầ ư ụ 15
3.2.3. V phát tri n d ch v .ề ể ị ụ 16
3.2.4. Các m t công tác khác.ặ 16

3.2.5. T ch c v ch o th c hi n.ổ ứ à ỉ đạ ự ệ 17
K T LU NẾ Ậ 18
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 19

×