Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Vụ Kết Cấu Hạ Tầng và Đô Thị thuộc Bộ Kế Hoạch Đầu Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.64 KB, 36 trang )

Lời nói đầu
Thực tập tốt nghiệp là thời kì cần thiết và bắt buộc đối với bất kì sinh
viên nào nhằm giúp sinh viên làm quen với thực tế, vận dụng kiến thức lý
luận của nhà trường vào việc phân tích, lý giải và xử lý các vấn đề do thực tế
đặt ra, qua đó củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị .
Để đạt được mục đích, yêu cầu trên đợt thực tập của sinh viên kinh tế
sẽ kéo dài 15 tuần và được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn thực tập tổng hợp
(kéo dài 5 tuần),và giai đoạn thực tập chuyên nghành (kéo dài 10 tuần).
Mục đích của giai đoạn thực tập tổng hợp là nhằm tìm hiểu những vấn đề
chung nhất về đơn vị thực tập, để từ đó đi sâu vào giai đoạn thực tập chuyên
đề. Do vậy đây là giai đoạn thực tập rất quan trọng, là bước đầu giúp sinh
viên tiếp xúc thực tế và góp phần vào sự thành công vào giai đoạn thực tập
chuyên đề sau này.
Với đơn vị thực tập là Vụ Kết Cấu Hạ Tầng và Đô Thị (KCHT&ĐT)
thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư ( KH&ĐT) là nơi thực tập phù hợp với
chuyên ngành Kinh tế Phát triển mà em đang theo học, trong nội dung báo
cáo tổng hợp này thể hiện những hiểu biết chung nhất của em về đơn vị thực
tập: lịch sử hình thành, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, mối liên hệ với các đơn vị
-cơ quan có liên quan và thực trạng công việc thực hiện của đơn vịĐồng thời
qua đó cũng gợi mở hướng nghiên cứu đề tài cho giai đoạn thực tập chuyên
đề sắp tới.
Em xin cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo TS Phạm Ngọc Linh cũng
như sự hướng dẫn của đ/c Nguyễn Việt Hồng-chuyên viên của vụ KCHT&ĐT
cũng là người hướng dẫn em tại đơn vị thực tập. Sự hướng đẫn nhiệt tình của
thầy cũng như của các cán bộ thuộc Vụ đã giúp em hoàn thành tốt báo cáo
tổng hợp này.
Em xin chân thành cảm ơn .
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ KH & ĐT VÀ VỤ
KCHT &ĐT
I: Giới thiệu chung về Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư
1:Vài nét về lịch sử hình thành của Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư.


Ngay sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà được thành lập(ngày
2/9/1945),chỉ sau 4 tháng ngày 31/12/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt
chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã kí sắc lệnh số
78/SL thành lập Uỷ Ban Nghiên Cứu Kế Hoạch Kiến Thiết (tiền thân của Uỷ
Ban Kế Hoạch nhà nước trước đây và Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư ngày nay)
nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc
giavề các ngành kinh tế,tài chính, xã hội và văn hoá, thoả ra những đề án kiến
thiết đất nước. Uỷ Ban Nghiên Cứu Kế Hoạch Kiến Thiết khi mới thành lập
có 40 thành viên, bao gồm tất cả các Bộ trưởng và thứ trưởng của các Bộ đặt
dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Chính Phủ lâm thời.
Ngày 14/5/1950 Chủ Tịch nước Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hoà kí sắc
lệnh số 68/SL thành lập Ban Kinh Tế Chính Phủ( thay cho hội nghịviên Bộ
Kinh Tế) có nhiệm vụ :nghiên cứu, khởi thảo để đệ trình chính phủ các đề án
về chính sách, chương trình,ke4é hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng
về kinh tế.
Ngày 8/10/1955, Hội đồng Chính Phủ đã họp và ra Nghị quyết thành
lập Uỷ Ban kế hoạch quốc gia và ngày 14/10/1955, Thủ tướng Chính Phủ đã
ra thông tư số 603-TTg thong báo quyết định này. Kể từ đó hệ thống cơ quan
kế hoạch từ trưng ương đến địa phương được hình thành bao gồm:Uỷ ban kế
hoạch Quốc Gia, các bộ phận kế hoạch của các bộ ở TW và ban kế hoạch của
các Khu, Tỉnh, Huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển
kinh tế, văn hoá và tiến hành thống kê kiểm traviệc thực hiện kế hoạch. Và
ngày 8/10 hàng năm được xác định là ngành Kế Hoạch &Đầu Tư(đến năm
2000).
Ngày 9/10/1961,Hội Đồng Chính Phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy
định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Kế Hoạch Nhà
nước, trong đó xác định rõ:Uỷ ban Kế Hoạch Nhà Nước là cơ quan của Hội
đồng Chính Phủ có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch hàng năm và kế haọch
dài hạn phát triển kinh tế và văn hoá quốc dân theo đường lối chính sách của
Đảng và Nhà Nước. Cùng với thời gian qua, các thời kì phát triển kinh tế- xã

hội của đất nước Chính Phủ đã có hang loạt các Nghị định quy định và bổ
sung chức năng cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà
nước( 158/CP,47/CP,209/CP,29/CP,10/CP.77/CP,174/CP,15/CP,134/CP.224/
CP,69/CP,66/HĐBT,86/CP…).
Ngày 27/10/1992 Chính Phủ ban hành Nghị định số 7/CPvề việc giao
Uỷ ban Kế Hoạch Nhà Nước quản lý Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW,
đảm nhận thêm nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp về lĩnh vực kinh tế
phục vụ công cuộc đổi mới kinh tế , đất nước.
Ngày 1/11/1995, Chính Phủ đã ra Nghị định số 75/CP thành lập Bộ Kế
Hoạch & Đầu Tư trên cơ sở hợp nhất Uỷ ban Kế Hoạch Nhà nước và Uỷ ban
Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư. Và từ năm 2000 đến nay, ngày 31/12 hàng
năm là ngày truyền thống của ngành Kế Hoạch & Đầu Tư.
Trải qua hơn 60 năm ngày thành lập, với các tên gọi khác nhau, đến
nay Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư đã trải qua các thời kìlàm kế hoạch :
Thời kỳ :1955-1960:khôi phục hàn gắn vết thương chiến tranh và cải
tạo phát triển kinh tế
Thời kỳ 1961-1965: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
Thời kỳ 1965-1975:Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời chiến
Thời kỳ 1976-1980:Kế hoạch 5 năm lần thứ hai
Thời kỳ 1981-1985:Kế hoạch 5 năm lần thứ ba
Thời kỳ 1986-1990:Kế hoạch 5 năm lần thứ tư
Thời kỳ 1991-1995: Kế hoạch 5 năm lần thứ năm
Thời kỳ 1996-2000: Kế hoạch 5 năm lần thứ sáu
Thời kỳ 2001-2005: kế hoạch 5 năm lần thứ bảy
Và đã tổ chức, triến khai nghiên cứu và soạn thảo : Chiến lược ổn định
và phát triển kinh tế xã hội 10 năm 1991-2000; Chiến lược 10 năm 2001-
2010-Chiến lược đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN, xây
dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp.
Trải qua 60 năm hình thành và phát triển, Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư đã

được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương
sao vàng,Huân chương Hồ Chí Minh,Huân chương Độc Lập hạng nhất,nhì,ba;
Huân chương Lao Động các loại
2:Chức năng nhiệm vụ Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư.
Ngày 6/6/2003 Chính Phủ đã ban hành Nghị định61/2003/NĐ-CP Qui
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế Hoạch &
Đầu Tư :
2.1: Vị trí và chức năng của Bộ:
Điều 1 của Nghị định quy định:
Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư là cơ quan của Chính Phủ, thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về Kế hoạch và Đầu tư bao gồm: Tham mưu tổng hợp
về chiến lược, quy hoạch,kế hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội chung
của cả nước, về cơ chế, chính sáchquản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ
thể, về đầu tư trong, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về nguồn hỗ
trợ phát triển chính thức(ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh
doanhtrong phạm vi cả nước, quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
2.2: Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ
2.2.1: Trình Chính Phủ,Thủ Tướng Chính Phủ các dự án Luật, pháp lệnh các
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
2.2.2: Trình Chính Phủ và Thủ Tướng Chính Phủ chiến lược, quy hoạch tổng
thể, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ, kế
hoạch dài hạn ,5 năm và hang năm và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế
quốc dân :cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản
2.2.3: Ban hành các Quyết định, chỉ thị, thong tư trong các lĩnh vực kinh tế và
đầu tư
2.2.4: Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật, chiến lược,quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt
2.2.5Về Quy hoạch, kế hoạch
a) Trình Thủ Tướng Chính Phủ hành động thực hiện kế hoạch phát triển

kinh tế xã hội đã được Quốc hội phê duyệt, theo dõi và tổng hợp tình hình
thực hiện kế hoạch hang tháng,quý để báo cáo Chính Phủ
b) Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố xây
dựng quy hoạch, kế hoạchphù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt.
c) Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển, kế hoạch về bố trí vốn đầu tư
cho các lĩnh vực ,các Bộ, ngành, địa phương dể trình Thủ Tướng Chính Phủ
phê duyệt.
d) Tổng hợp các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Phối hợp cùng
Bộ Tài Chính lập dự toán ngân sách Nhà Nước.
2.2.6: Về đầu tư trong và ngoài nước
a) Trình Chính Phủ quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư
trong nước, các dư án thu hút vốn đầu tư nước ngoài
b) Trình Chính Phủ kế hoạch tổng mức đầu tư toàn xã hội . chủ trì cùng
Bộ Tài Chínhlập phương án phân bổ vốn của ngân sách TW trong lĩnh vực
đầu tư xây dựng cơ bản,bổ sung dự trữ nhà nước, tổng hợp vốn chương trình
mục tiêu quốc gia.
c) Tổng hợp chung về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước, phối hợp cùng
Bộ Tài Chính và các Bộ, ngành có liên quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn
đầu tư các công trình xây dựng cơ bản.
d) Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chính
Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ,cấp giấy phép đầu tư với các dự án thuộc thẩm
quyền, thống nhất việc quản lý cấp giấy phép đầu tư của nước ngoài vào Việt
Nam và của Việt Nam ra nước ngoài.
e) Làm đầu mối giúp Chính Phủ quản líđối với hoạt động đầu tư trong và
ngoài nước, tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư và hướng dẫn đầu tư. Hướng
dẫn, theo dõi, kiểm tra, xử lí các vấn đề phát sinh trong quá trình hình
thành,triển khai và thực hiện dự án đầu tư theo thẩm quyền.
2.2.7:Về quản lý ODA
a) Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA, chủ trì

soạn thảo chiến lược, quy haọch thu hút , sử dụng ODA.
b) Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và diều phối các nguồn ODA,
chuẩn bị nội dungvà tiến hành đàm phán điều ước quốc tế về khung ODA, đại
diện cho chính Phủ kí điều ước quốc tế khung về ODAvới các nhà tài trợ.
c) Theo dõi, hỗ trợ chuẩn bị nội dung đàm ohán điều ước quốc tế cụ thể
về ODA với các nhà tài trợ. Chủ trì với Bộ Tài Chính tổng hợp và lập kế
hoạch giải ngân ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách.
d) Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA.
2.2.8: Về quản lý đấu thầu
a) Trình Chính Phủ và Thủ Tướng Chính Phủ kế hoạch đấu thầu và kết
quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ
b) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các
quy định của pháp luật đấu thầu,quản lý hệ thống thong tin về đấu thầu.
2.2.9:Về quản lý Nhà nước các khu công nghiệp, khu chế xuất: Trình Chính
Phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiêp, khu chế xuất,thẩm
định và trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp,
khu chế xuất, hướng dẫn, thanh tra,tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát
triển và hoạt động của KCN&KCX.
2.2.10: Về doanh nghiệp và đăng kí kinh doanh:Phối hợp các Bộ có liên quan
trình Chính Phủ kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp Nhà
nước.Thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước
theo phân công của Chính phủ,thong nhất quản lý Nhà nước về công tác đăng
kí kinh doanh, hướng dẫn thủ tục đăng kí kinh doanh.
2.2.11:Tổ chức chỉ đạo, thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng
tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc
phạm vi quản lý của Bộ.
2.2.12: Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc
phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
2.2.13: Quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực kế hoạch và
đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo qui định pháp luật, quản lý và chỉ

đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp của Bộ.
2.2.14: Quản Lý Nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong
các lĩnh vực kha học và đầu tư thuộc pham vi quản lý của Bộ. Thanh tra, kiểm
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và sử lý các vi
phạm pháp luật trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền của
Bộ. Quyết định, chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ
theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính Nhà nước đã
được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế,
chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương khen thưởng, kỉ luật cán bộ công chức
Nhà nước thuộc Bộ quản lý, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
cán bộ công chức thuộc bộ.Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức
thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
3: Cơ cấu tổ chức của Bộ:
3.1:Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
1:Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân 11:Vụ Kinh tế Đối ngoại
2:Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ 12: Vụ Quốc phòng và An ninh
3:vụ Tài chính tiền tệ 13:Vụ Pháp chế
4:Vụ Kinh tế công nghiệp 14:Vụ Tổ chức cán bộ
5:Vụ Kinh tế Nông nghiệp 15: Vụ KH-GD, tài nguyên và môi trường
6: Vụ Thương mại và Dịch vụ 16:Vụ Lao động Văn hoá-Xã hội
7: Vụ Kết cấu hạ tầng và Đô thị 17:Thanh tra
8:Vụ Quản lý KCN&KCX 18:Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
9: Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư 19:Cục Đầu tư nước ngoài
10:Vụ Quản lý đấu thầu 20: Văn phòng
3.2: Các tổ chức sự nghiệp của Bộ
1: Viện Chiến lược phát triển
2:Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW
3:Trung tâm thông tin kinh tế xã hội quốc gia
4: Trung tâm tin học
5:Báo Đầu tư

6: tạp chí kinh tế và dự báo
4:Mối liên hệ giữa Bộ với các cơ quan liên quan:
Để thực hiện chức năng nhiệm vụ nêu trên, Bộ Kế Hoạch& Đầu Tư
phải thông qua mối quan hệ với lãnh đạo các cơ quan đơn vị có liên quan:
Đối với Chính Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ:Bộ có quan hệ với tư cách là
tham mưu,tư vấn cho Chính Phủ,Thủ Tướng CP trong việc lập chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế xã hội cũng như đề ra các chính
sách,các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Đối với các Bộ, ngành, địa phương trưc thuộc TW:Bộ KH&ĐT có quan
hệ trong việc hướng dẫn các chỉ tiêu kế hoạch đầu tư phát triển, theo dõi,
giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng hàng năm và dài hạn, phối hợp với các bộ,
ngành, các cơ quan có liên quan đề xuất các mô hình, cơ chế quản lý các
nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài các KCN&KCX .
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Bộ KH&ĐT là đầu mối
thẩm định đề án thành lập, sắp xếp tổ chức lại doanh nghiệp theo phân công
của chính phủ, tổng hợp tình hình sắp xếp đổi mới phát triển các doanh
nghiệp Nhà nước, hướng dẫn đăng kí kinh doanh và sau đăng kí kinh doanh
của các doanh nghiệp các địa phương, xử lý các vi phạm vướng mắc trong
việc thực hiện đăng kí kinh doanh thuộc thẩm quyền.
II Giới thiệu chung về Vụ Kết Cấu Hạ Tầng và Đô Thị:
1: Vài nét về sự hình thành của Vụ:
Quá trình xây dựng và trưởng thành của Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị
hiện nay gắn liền với công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội,
môi trường bền vững, một nhiệm vụ đã được Đảng và Nhà nước quan tâm
ngay từ khi cách mạng mới thành công.
Ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch lâm thời nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà đã ra sắc lệnh số 78-SL, thành lập Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến
thiết, nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ kế hoạch kiến thiết quốc
gia về kinh tế, tài chính, văn hoá và xã hội.

Sau đó 5 năm, ngày 14 tháng 4 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà ra sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban kinh tế Chính phủ thay cho
Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết.
Từ khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Đảng và Chính phủ đã bắt tay
ngay vào xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải
phóng miền Nam tiến tới thống nhất đất nước.
Việc quản lý một cách có kế hoạch công tác kiến thiết kinh tế và văn
hoá đất nước là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, trong phiên họp ngày 8 tháng
10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Uỷ ban Kế hoạch
Quốc gia và sau đó, ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ ra
Thông tư số 603/TTg xác định chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban Kế hoạch
Quốc gia và nêu rõ: “Trong chế độ dân chủ nhân dân của chúng ta ở miền
Bắc, việc khôi phục và phát triển kinh tế văn hoá phải dần dần kế hoạch hoá,
Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia sẽ thực hiện từng bước công việc kế hoạch hoá
này”. Từ đó, hệ thống cơ quan Kế hoạch từ Trung ương đến địa phương được
thành lập, bao gồm Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia và các bộ phận kế hoạch của
các bộ, ngành Trung ương, Ban Kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ
xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, tiến hành công tác thống kê,
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
Phòng công nghiệp, vận tải, liên lạc và điện lực và phòng kiến thiết,
nguyên vật liệu kiến trúc và kinh tế thành phố được xây dựng với nhiệm vụ
xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn về phát triển vận tải, liên
lạc, điện lực, kế hoạch kiến thiết và phát triển thành phố.
Ngày 09 tháng 3 năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số
158/CP đổi tên Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia thành Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước,
đồng thời quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Uỷ ban
Kế hoạch Nhà nước. Vụ Giao thông Vận tải và Bưu điện, Vụ Kế hoạch xây
dựng và Xây dựng thành phố cùng được thành lập với chức năng xây dựng kế
hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn ngành giao thông vận tải và bưu điện, kế
hoạch phát triển ngành xây dựng và phát triển thành phố, kiểm tra tình hình

chấp hành và thực hiện kế hoạch Vụ phụ trách.
Ngày 25 tháng 3 năm 1974, Nghị định 49-CP của Hội đồng Chính phủ
về ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước,
Vụ Giao thông vận tải và Bưu điện, Vụ Xây dựng và công nghiệp hoá xây
dựng đã được thành lập với chức năng tổng hợp và cân đối kế hoạch toàn diện
theo ngành kinh tế (kể cả phần trung ương và địa phương quản lý); đồng thời
phụ trách cân đối kế hoạch toàn diện của Bộ, Tổng cục theo đơn vị quản lý.
Ngày 18 tháng 4 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 66-
HĐBT về việc sắp xếp lại bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Vụ Giao
thông vận tải và Bưu điện và Vụ Xây dựng cơ bản được thành lập với chức
năng, nhiệm vụ cụ thể của từng Vụ như sau:
* Vụ Giao thông vận tải và Bưu điện:
- Nghiên cứu tổng hợp quy hoạch và kế hoạch dài hạn; kế hoạch 5 năm,
kế hoạch hàng năm ngành giao thông vận tải, thông tin bưu điện; bao gồm kế
hoạch vận tải hàng hoá, hành khách, nghiệp vụ thông tin liên lạc và bưu điện,
phát sóng truyền thanh, truyền hình trung ương và khu vực; thẩm tra luận
chứng kinh tế kỹ thuật các công trình xây dựng; hợp tác quốc tế, xuất nhập
khẩu, cung ứng vật tư thiết bị; tiến bộ kỹ thuật, lợi nhuận và các chỉ tiêu giá
trị ngành giao thông vận tải, thông tin bưu điện.
- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, định mức và cải tiến
nghiệp vụ kế hoạch hoá thuộc ngành giao thông vận tải và bưu điện.
- Tổng hợp và thẩm tra kế hoạch và tham gia điều hành thực hiện kế
hoạch của Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Bưu điện, Tổng Cục hàng không
dân dụng.
* Vụ Xây dựng cơ bản:
- Nghiên cứu, tổng hợp quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và
kế hoạch hàng năm ngành xây dựng cơ bản, công nghiệp vật liệu xây dựng,
bao gồm: điều tra cơ bản, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, hợp tác quốc tế, xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư kỹ thuật, đầu tư xây
dựng cơ bản, lợi nhuận và các chỉ tiêu giá trị khác.

- Giúp Uỷ ban và Hội đồng thẩm tra các dự án đầu tư cấp Nhà nước và
luận chứng kinh tế kỹ thuật; thẩm tra các công trình quan trọng do Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt và tham gia thẩm tra các công trình trên hạn
ngạch do Bộ và tỉnh xét duyệt.
- Tổng hợp kế hoạch đầu tư nhà ở, cơ quan hành chính, công trình công
cộng thành phố, quy hoạch xây dựng thành phố và khu công nghiệp, các nhà
máy nước đặt tại các thành phố và khu công nghiệp.
- Tổng hợp kế hoạch chuẩn bị đầu tư, kế hoạch khảo sát thiết kế quy
hoạch và các công trình quan trọng.
- Tổng hợp kế hoạch phân giao thiết bị toàn bộ, phân phối thiết bị thi
công vật tư cho xây dựng cơ bản, thiết bị và vật tư cho sản xuất vật liệu xây
dựng; trực tiếp cân đối vật tư chủ yếu cho công trình trọng điểm và quan
trọng của Nhà nước.
- Tổng hợp và thẩm tra kế hoạch của Bộ Xây dựng.
- Tham gia điều hành thực hiện kế hoạch của các ngành và cơ quan nói
trên.
Ngày 12 thàng 8 năm 1994, Chính phủ có Nghị định số 86/CP về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch Nhà
nước. Theo đó, tổ chức bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có Vụ Cơ sở
hạ tầng (nguyên là Vụ Giao thông Vận tải, Bưu điện và Vụ Xây dựng cơ
bản). Ngày 08 tháng 02 năm 1995, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có Quyết định
số 22 UB /TCCB-ĐT về việc thành lập Vụ Cơ sở hạ tầng. Ngày 12 tháng 4
năm 1995, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có Quyết định số 75UB/TCCB-ĐT về
nhiệm vụ tổ chức của Vụ Cơ sở Hạ tầng. Vụ Cơ sở hạ tầng có chức năng,
nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu tổng hợp quy hoạch phát triển các ngành xây dựng, giao
thông, vận tải, bưu chính viễn thông và lĩnh vực thiết kế quy hoạch; đô thị
(các công trình công cộng đô thị, nhà ở, hạ tầng các khu công nghiệp trong
phạm vi cả nước).
- Tổng hợp, xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát

triển các ngành: xây dựng, giao thông vận tải và bưu chính viễn thông và lĩnh
vực thiết kế quy hoạch đô thị.
- Nghiên cứu phân tích lựa chọn các chương trình dự án đầu tư trong và
ngoài nước, đề xuất cơ chế chính sách và kế hoạch hoá nhằm bảo đảm thực
hiện định hướng của kế hoạch phát triển ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ
trách. Trực tiếp tổ chức xây dựng các cơ chế chính sách theo sự phân công
của Uỷ ban.
- Kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án, theo dõi nắm tình
hình, lập báo cáo việc thực hiện kế hoạch quý, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm
của các ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách. Đề xuất các giải pháp xử lý
những vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch.
- Tham gia thẩm định thành lập các doanh nghiệp Nhà nước, thẩm định
các dự án đầu tư (cả vốn trong nước và vốn nước ngoài), thẩm định xét thầu;
phân bổ nguồn vốn ODA, xác định định mức kinh tế kỹ thuật của ngành do
Vụ phụ trách theo quy trình của Uỷ ban.
- Làm đầu mối quản lý các dự án, chương trình quốc gia của các ngành
và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách.
- Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hoá các thông tin về
kinh tế phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành của
Vụ phụ trách.
- Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch của Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận
tải, Tổng cục Bưu điện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà
nước giao.
Ngày 01 tháng 11 năm 1995, Chính phủ có Nghị định số 75/CP về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo
đó, ngày 20 tháng 4 năm 1996, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Quyết định số
100BKH/TCCB về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Vụ Cơ sở hạ tầng
như sau:
- Nghiên cứu tổng hợp quy hoạch phát triển các ngành xây dựng, giao

thông, vận tải, bưu chính viễn thông và lĩnh vực thiết kế quy hoạch; đô thị
(các công trình công cộng đô thị, nhà ở, hạ tầng các khu công nghiệp trong
phạm vi cả nước).
- Tổng hợp, xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát
triển các ngành xây dựng, giao thông, vận tải và bưu chính viễn thông và lĩnh
vực thiết kế quy hoạch đô thị.
- Đề xuất các cơ chế chính sách và kế hoạch hoá nhằm bảo đảm thực
hiện định hướng của kế hoạch phát triển ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ
trách. Trực tiếp tổ chức xây dựng các cơ chế chính sách theo sự phân công
của Bộ. Nghiên cứu phân tích lựa chọn các chương trình, dự án đầu tư trong
và ngoài nước.
- Tham gia thẩm định thành lập các doanh nghiệp Nhà nước, thẩm định
các dự án đầu tư (cả vốn trong nước và vốn nước ngoài), thẩm định xét thầu;
phân bổ nguồn vốn ODA, xác định định mức kinh tế kỹ thuật của các ngành
thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng theo quy trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Làm đầu mối quản lý các dự án, chương trình quốc gia của các ngành,
lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách.
- Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hoá các thông tin về
kinh tế phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
- Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch của Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận
tải và Tổng cục Bưu điện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
giao.
Ngày 06 tháng 6 năm 2003, Chính phủ có Nghị định số 61/2003/NĐ-CP
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư. Trên cơ sở đó, ngày 19 tháng 8 năm 2003, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
có Quyết định số 600/QĐ-BKH về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của
Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị như sau:
- Nghiên cứu, tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng
và đô thị; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ tổng hợp, lập quy hoạch

phát triển kinh tế -xã hội chung của cả nước, quy hoạch vùng lãnh thổ.
- Chủ trì tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát triển kết cấu hạ
tầng và đô thị bao gồm các ngành: xây dựng, giao thông -vận tải, bưu chính
-viễn thông và các công trình công cộng đô thị, cấp thoát nước, nhà ở, hạ tầng
các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, vệ
sinh môi trường thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách; nghiên cứu, tổng hợp các ngành
dịch vụ: vận tải, bưu chính -viễn thông, tư vấn xây dựng, công cộng đô thị
theo sự phân công của Bộ.
- Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các dự án đầu tư trong và ngoài nước
thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách. Làm đầu mối quản lý các chương trình, dự án
được Bộ giao.
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển ngành, lĩnh
vực kết cấu hạ tầng và đô thị; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ
nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế -xã hội trong
kế hoạch 5 năm, hàng năm. Trực tiếp soạn thảo các cơ chế, chính sách và văn
bản quy phạm pháp luật cụ thể khi được Bộ giao. Làm đầu mối tham gia thẩm
định các cơ chế, chính sách và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của
ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách để các bộ, ngành trình Thủ tướng
Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền.
- Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình,
dự án (kể cả dự án ODA), báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng
tháng, quý và hàng năm của các ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách. Đề
xuất các giải pháp xử lý những vướng mắc trong quá trình điều hành triển
khai thực hiện kế hoạch.
- Tham gia với các đơn vị liên quan trong Bộ thẩm định dự án, thẩm định
kế hoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các dự án, gói thầu thuộc thẩm
quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt hoặc cho phép đầu tư; làm đầu mối tham gia thẩm định các dự án
thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách để các Bộ, ngành, địa phương quyết định theo
thẩm quyền gồm: thẩm định thành lập mới, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp

nhà nước; thẩm định các dự án đầu tư (cả vốn trong nước và vốn ngoài nước);
thẩm định quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị. Thực hiện việc giám
sát đầu tư các dự án thuộc ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách.
- Nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hoá các thông tin về kinh tế
phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực Vụ
phụ trách; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ xử lý và cung cấp thông
tin về lĩnh vực kết cấu hạ tầng và đô thị.
- Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm của: Bộ Xây dựng,
Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Giao thông vận tải (kể cả Cục Hàng hải Việt
Nam và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam) và các Tổng công ty thuộc
chuyên ngành xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính -viễn thông.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
giao.
Từ khi thành lập cơ quan kế hoạch, phòng công nghiệp, vận tải, liên lạc
và điện lực; phòng kiến thiết, nguyên vật liệu kiến trúc và kinh tế thành phố
đã được giao nhiệm vụ cùng với các Bộ và các cơ quan địa phương xây dựng
kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1955-1957), kế hoạch cải tạo,
phát triển kinh tế ở miền Bắc (1958-1960) về công nghiệp, giao thông, liên
lạc, điện lực, kế hoạch kiến thiết, sản xuất nguyên vật liệu và phát triển thành
phố. Qua một thời gian ngắn, kinh tế miền Bắc cơ bản đã được khôi phục, cơ
sở sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải đi vào hoạt động sản xuất ổn
định.
Năm 1960, Vụ Giao thông vận tải và Bưu điện, Vụ Kế hoạch Xây dựng
cơ bản và Xây dựng đã xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)
với mục tiêu là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, hệ thống giao thông
đường sắt, đường bộ, thông tin liên lạc đã được củng cố, cơ sở sản xuất đầu
máy toa xe, sửa chữa tàu biển và một số công trình lớn đã được xây dựng.
Từ năm 1965-1975 kế hoạch chuyển hướng sang thời chiến, tất cả cho
mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhiện vụ trong giai đoạn
này là lập kế hoạch đảm bảo giao thông, liên lạc, chi viện cho miền Nam và

mở đường Trường Sơn vận chuyển lương thực, thực phẩm, khí tài quân sự
phục vụ cho chiến trường miền Nam.
Từ năm 1975, đất nước được hoàn toàn thống nhất, Vụ Giao thông vận
tải và Bưu điện, Vụ Xây dựng và Công nghiệp hoá xây dựng, nay là Vụ Kết
cấu hạ tầng và đô thị đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng
kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976-1980) với mục tiêu đưa cả nước tiến lên chủ
nghĩa xã hội, khôi phục hệ thống đường sắt, mạng lưới đường bộ, mở rộng hệ
thống cảng sông, cảng biển, thông tin liên lạc và xây dựng lại các thành phố,
thị xã đã bị tàn phá trong chiến tranh. Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm
vụ của mình, Vụ đã bám sát mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của Đại hội
Đảng qua các thời kỳ và xây dựng các kế hoạch 5 năm: lần thứ 3 (1981-
1985), lần thứ 4 (1986-1990), lần thứ 5 (1991-1995), lần thứ 6 (1996-2000)
và lần thứ 7 (2001-2005), với phương châm đưa nền kinh tế của đất nước
vượt qua những khó khăn thử thách, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu;
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá; chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế để Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Suốt 50 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, công chức Vụ
Kết cấu hạ tầng và đô thị đã đoàn kết, với ý thức trách nhiệm cao, cần cù,
sáng tạo làm việc hết sức mình, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được
giao. Tập thể Vụ, Chi bộ, Công đoàn và nhiều cá nhân được phong tặng danh
hiệu chiến sỹ thi đua, tặng bằng khen, giấy khen của Bộ và của các tổ chức
đoàn thể về những thành tích trong công tác và các phong trào thi đua…
Cùng với sự phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Kết cấu hạ tầng
và đô thị đã trưởng thành như hôm nay, xứng đáng với lòng tin của các thế hệ
đi trước, dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, đều làm tốt vai trò tham mưu cho cơ
quan trong việc xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị, góp phần
tích cực vào công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước phồn
vinh, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.
2: Chức năng nhiệm vụ của Vụ KCHT&ĐT

Quyết định số 600/2003/QĐ-BHK ngày 19/8/2003 của Bộ trưởng Bộ
KH&ĐT quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
Vụ KCHT&ĐT.
2.1: Chức năng của Vụ KCHT&ĐT:
Điều 1 của Quyết định : Vụ KCHT&ĐT thuộc Bộ KH&ĐT giúp Bộ
trưởng thực hiện chức năng, nhiêm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực KH&ĐT
phát triển KCHT&ĐT.
2.2: Nhiệm vụ của Vụ KCHT&ĐT.
2.2.1: Nghiên cứu, tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển hạ tầng và
đô thị, phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ tổng hợp, lập quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội chung trong cả nước, quy hoạch vùng lãnh thổ.
2.2.2: Chủ trì lập kế hoạch hàng năm, 5 năm ề phát triển KCHT&ĐT
bao gồm các ngành xây dựng, GTVT, bưu chính viễn thông và các công trình
công công đô thị .
2.2.3: Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các dự án đầu tư trong và ngoài
nước thuộc lĩnh vực vụ phụ trách. Làm đầu mối quản lý các chương trình, dự
án được Bộ giao.
2.2.4: Chủ trì, nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển ngành
KCHT&ĐT, phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ nghiên cứu và đề
xuất các cơ chế chính sách phát riển kinh tế xã hội trong kế hoạch 5 năm,
hàng năm. Trực tiếp soạn thảo các cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pjáp
luật cụ thể khi Bộ giao.
2.2.5: Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương
trình, dự án, báo cáo việc thực hiện kế hoạch hang tháng, quý, năm của các
ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách.
2.2.6: Tham gia với các đơn vị liên quan trong Bộ thẩm định kế hoạch,
dự án đấu thầu, lựa chọn nhà thầuđối với dự án thuộc thảm quyền quyết định
của Chính phủđể Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thẩm định quy
hoạch phát triểnKCHT&ĐT. Thực hiện việc giám sát đàu tư các dụ án thuộc
ngành, lĩnh vực do Vụ phụ trách.

2.2.7: Nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hoá các thông tin về
kinh tế phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành
lĩnh vực do Vụ phụ trách; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ xử lý
vàcung cấp thông tin về lĩnh vực kết cấu hạ tầng và đô thị.
2.2.8: Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm của Bộ Xây
Dựng, Bộ GTVT, Bộ Bưu Chính Viễn Thông,các Tổng công ty thuộc chuyên
ngành bưu chính, giao thông,xây dựng.
2.2.9: Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ KH&ĐT giao.
3: Cơ cấu tổ chức của Vụ KCHT &ĐT
3.1 Cơ cấu tổ chức theo chuyên môn:Lĩnh vực phụ trách chung của Vụ là
KCHT&ĐT. Trong đó chia làm 3 mảng lớn:
3.1.1: Ngành GTVT và Bưu điện bao gồm các ngành sau:
- Đường Bộ -Hàng Hải
- Hàng Không - Đường Sắt
- Đường Thuỷ Nội Địa -Đóng Tàu
- Bưu Chính Viễn Thông
3.1.2: Xây dựng, nhà ở, đô thị, trụ sở, công cộng: Bao gồm các lĩnh
vực:
-Cấp nước - Công cộng - Độ thị
- Nhà ở - Trụ sở - Thoát nước, môi trường
3.1.3: Dịch vụ, sản xuất, kinh doanh: gồm các Tổng công ty 91 thuộc
Vụ phụ trách như:
- Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam
- Tổng công ty Hàng Không Dân Dụng
-Tổng công ty Đường Sắt
-Tổng công ty Đóng Tàu
- Tổng công ty Bưư chính Viễn thông
3.2: Bộ máy tổ chức của Vụ .
Mô hình tổ chức:
Vụ trưởng

3 Vụ phó
Các bộ phận tổng hợp
Các chuyên viên thuộc Vụ theo dõi các chuyên ngành
Bộ máy tổ chức của Vụ gồm 1 Vụ trưởng, 3 Vụ phó và 14 chuyên viên:
- Vụ trưởng là người lãnh đạo cao nhất trong Vụ, có trách chiệm phụ
trách công việc chung toàn Vụ
- Lĩnh vực chung mà Vụ phụ trách chia làm 3 mảng lớn, do vậy Vụ có3
Vụ phó , mỗi Vụ phó phụ trách một mảng gồm:
+Vụ phó phụ trách ngành GTVT và Bưu điện
+ Vụ phó phụ trách mảng xây dựng, nhà ở, đô thị, trụ sở, công cộng
+ Vụ phó phụ trách dịch vụ, sản xuất kinh doanh
- Mỗi chuyên viên phụ trách 1 hoặc 1 số lĩnh vực nhỏ
- Về đội ngũ cán bộ của Vụ : Hiện Vụ có 17 biên chế, trong đó chỉ có 1
nữ còn lại là nam. Tát cả các chuyên viên đều có trình độ đại học trở
nên và đều qua các lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính và lý
luận chính trị, trong đó có 1 tiến sĩ, 2 thạc sĩ và 2 cán bộ đang học cao
học.
- Về cơ cấu tuổi: Dưới 30 tuổi có 2 người ( chiếm 12%)
Dưới 50 tuổi có 3 người ( chiếm 18%)
Trên 50 tuổi có 12 người ( chiếm 70%)
- Về cơ cấu ngạch công chức: Chuyên viên cao cấp có 2 người
Chuyên viên chính có 10 người
Chuyên viên có 5 người
4: Mối quan hệ giữa Vụ với các đơn vị có liên quan
4.1: Đối với lãnh đạo Bộ
Vụ KCHT&ĐT có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức
năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực Vụ phụ trách do vậy Vụ có quan hệ với
lãnh đạo cấp trên với tư cách tham mưu, tư vấn cho Bộ trưởng, soạn thảo các
cơ chế, chính sách và văn bản quy pham pháp luật trong lĩnh vực công việc
Vụ theo dõi.

4.2: Đối với các đơi vị trong Bộ:
- Đối với công việc do Bộ chủ trì: Vụ xin ý kiến các đơn vị có liên quan
để tổng hợp trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định
- Đối với các việc có liên quan không do Vụ chủ trì: Vụ góp ý kiến với
các nôi dung mà đơn vị chủ trì để lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
4.3: Đối với các cơ quan ngoài Bộ:
-Vụ có mối quan hệ với Bộ Xây Dựng, Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ
GTVT, Cục Hàng Hải, Cục Hàng không dân dụng, Cục đường sắt với tư
cách là đầu mối tổng hợp các kế hoạch 5năm, hang năm và phối hợp với
các đơn vị trong việc lập quy hoạch, kế hoạch.
- Đối với các Tổng công ty 91 thuộc lĩnh vực vụ phụ trách: Vụ có
nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn các chỉ tiêu kế hoạch, nghiên cứu các chính
sách hố trợ phát triển doanh nghiệp kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, quy
hoạch theo từng tháng, quý, năm,tổng hợp các báo cáo.
Phần hai: Thực trạng công việc của Vụ Kết cấu hạ tầng
và Đô Thị
I: Mô tả chung về công tác chuyên môn của Vụ Kết Cấu Hạ Tầng và Đô
Thị.
Công việc chung của Vụ là nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được quy
định trong quyết định số 600/8/2003/QĐ-BKH. Công việc cụ thể như sau:
1: Tham gia lập chiến lược kinh tế xã hội, lập kế hoạch về đầu tư dài hạn
và hàng năm của các đơn vị do vụ phụ trác, bao gồm : Bộ Giao Thông Vận
Tải, bộ Bưu Chính Viễn Thông, Bộ Xây Dựng, Cục Hàng Hải Việt Nam, Cục
Hanhg Không Dân Dụng, Cục Đường Sắt Việt Nam, Tổng công ty 91( Tổng
Công ty Hàng hải, Tổng Công ty Đường sắt, Tổng Công ty Đóng tàu, Tổng
Công ty Bưu chính Viễn thông, Tổng Công ty Hàng không Dân dụng).
2: Tham gia theo dõi thực hiện kế hoạch của các cơ quan do Vụ phụ
trách:
Theo dõi việc thực hiện kế hoạch 5 năm, hàng năm thông qua các báo
cáo hàng tháng,quý, năm do các đơn vị gửi lên, bao gồm báo cáo về đầu tư

xây dựng cơ bản và báo cáo về sản xuất, kinh doanh.
Các chuyên viên lập các báo cáo tổng kết việc thực hiện kế hoạch của
các đơn vị theo tháng, quý, nămnhăm phục vụ công tác của lãnh đạo.
3 Nghiên cứu, đề xuất, tham gia soạn thảo các Luật, các văn bản quy
phạm pháp luậtcó liên quan đến lĩnh vực Vụ theo dõi.
4: Tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Vụ trong
các lĩnh vực xây dựng ,giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,cấp thoát
nước, môi trường, nhà ở, trụ sở các đô thị thuộc TW.
5: Tham mưu cho Bộ trưởng về hướng dẫn chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh
doanh dài hạn, hàng năm cho các Tổng công ty do Vụ phụ trách.
6: Hàng ngày Vụ phải xử lý các văn bản, công văn đến và gửi đi các văn
bản, công văn nhằm thực hiện nhiệm vụ của mình.
7: Lãnh đạo Vụ thực hiện công tác giao ban hàng tuần, gioa việc, thông
tin cho các chuyên viên.
8 Ngoài ra, còn nhiều công việc khác do Vụ trưởng, Bộ trưởng giao.
II: Nhận xét, đánh giá công tác chuyên môn của Vụ trong những năm
qua:
1: Những kết quả đạt được:
Trong những năm qua toàn Vụ đã đoàn kết, hợp tác với các đơn vị có liên
quan thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ do Bộ giao trong các lĩnh vực sau:
1.1 Theo dõi việc triển khai việc thực hiện kế hoạch hàng năm của các
ngành Giao Thông Vận Tải, Bưu chính viễn thông, Công nghiệp đóng tàu,
Hàng không dân dụng, Cấp thoát nước,Quản lý nhà nước, Xây dựngTổng hợp
báo cáo kế hoạch hàng năm về sản xuất, kinh doanh, về đầu tư XDCB, các dự
án nhóm A, các dự án có vốn ODA.
1.2 Kết hợp với các Vụ trong Bộ, nắm vững và báo cáo tình hình khó khăn
trong quá trình triển khai kế hoạch của các Bộ, ngành trong đó có Bộ Giao
thông Vận tải như: rà soát khối lượng nợ đọng XDCB,danh mục các dự án sử
dụng trái phiếu chính phủ, đề xuất bổ sung vốn ODA…
1.3 Nghiên cứu tham gia ý kiến với các Bộ, ngành xây dựng đề án, Luật,

pháp lệnh, nghị định như: Tham gia sửa đổi Luật, văn bản quy phạm pháp
luật( Luật DNNN, Hàng hải,Xây dựng, Đất đai, Dường thủy nội điạ, Pháp
lệnh đấu thầu, pháp lệnh Bưu chính Viễn thông ); Tham gia các Nghị định
của Chính phủ( Nghi định về xử phạt hành chính trong XDCB,về Thnh tra
nghành đường bộ-đường thủy,Bưu chính-Viễn thông, Tổ chức hoạt động Cục
hàng không dân dụng); Tham gia thẩm định các quy hoạch( Quy haọch đường
sắt cao tốc, đường bộ cao tốc,Quy hoạch cảng trung chuyển quốc tế Văn
Phong,Quy hoạch tổng thể di dời cảng Sài Gòn, Quy hoạch cấp thoát nước,
khu đô thị, các thành phố HCM, Hà nội, Hải phòng); Tham gia các đề án( Sử
dụng trái phiếu chính phủ, phát triển dịch vụ hàng hải đến năm 2020, Đề án
phát triển nghành truyền hình, giao thông công cộng TP Hà nội); Tham gia
các Hiệp định( Hiệp định bảo hộ về khuyến khích đầu tư Việt Nam- Nhật
Bản,sáng kiến chung Việt- Nhật, cam kết thực hiện của Việt Nam trong lộ
trình thi hành Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kì).
1.4 Tham gia ý kiến thẩm định các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, quy
hoạch, xây dựng đô thị và nông thôn, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường
1.5: Tham gia xây dựng cư chế chính sách: Đầu tư xây dựng khu công nghệ
cao Hào Lạc, cơ chế vốn cho cảng Nghi Sơn, cảng Chân Mây, cơ chế mua
bán tàu, máy bay
1.6 Chủ trì tham dự các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ; Phối hợp với
các Vụ liên quan trả lời đúng thời hạn, đảm bảo nội dung các văn bản theo
yêu cầu của Bộ, nghành, địa phương; Tham gia điều hành kế hoạch đầu tư
Đặc biệt trong năm 2005,Vụ dã hoàn thành Báo cáo tình hình thực hiện
kế hoạch 2001-2005, dự kiến kế hoạch 5 năm 2006-2010, tình hình thực hiện
kế hoạch năm 2005, xây dựng klế hoạch năm 2006 các nghành, lĩnh vực do
Vụ phụ trách. Vụ đã tập trung hoàn thành báo cáo Thủ tướng chính phủ, ủy
ban thường vụ Quốc hội về danh mục và mức vốn các dự án sử dụng nguồn
vốn trái phiếu chính phủ; xử lý nợ của Bộ Giao thông Vận tải theo Quyết định
910/CP, vốn nợ quỹ hỗ trợ phát triển, vốn nợ các doanh nghiệp bộ giao thông
vận tải ,vốn hỗ trợ các dự án BOT ngành GTVT, bổ sungvốn đối ứng ODA

cho ngành GTVT năm 2005,xử lý các vấn đề tồn tại của các doanh nghiệp
xây lắp ngành GTVT. Kết hợp với việc bố trí trái phiếu Chính phủ, đề xuất
các giải pháp xử lý vốn cho các công trình nhóm B, C vùng ĐBSCL, miền núi
phía Bắc, Tây Nguyên Tham gia đàm phán và kí kết biên bản ghi nhớ một số
dự án quan trọng với các nhà tài trợ như cảng Cái Mép- Thị Vải, Quốc lộ 3
(mới) cầu Nhật Tân, thoát nước Hà Nội, tp HCM…Tham gia tổ soạn thảo luật
đầu tư, các tổ công tác của Bộ, các Ban chỉ đạo TW về việc triển khai các
Nghị quyết của Bộ chính trị về các vùng kinh tế, tổ công tác Chính phủ về các
dự án vệ tinh Vinasat, các ban soạn thảo Đề án chống thất thoát, lãng phí
trong đầu tư, xây dựng. Hoàn thành nghiệm thu bước một Tiểu đề án 6 - Đề
án 169 của Chính phủ về kế hoạch HĐH công sở giai đoạn 2006-2010. Đã
hoàn thành bước đầu hồ sơ các dự án nhóm A, ODA, dự án quan trọng, dự án
trái phiếu Chính phủ
2: Một sô smặt còn tồn tại:
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chủ trương đường lối,
chính sách và các quy định của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nhưng trong
phân bổ đầu tư còn có sự chưa cân đối giữa các ngành như đường bộ,
đướngăt, đường songbảo đảm cân đối các nguồn vốn đầu tư vào các ngành,
lĩnh vựcđảm bảo sự phát triển hài hoà trong một số lĩnh vực nhất là ngành
GTVT.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý, giám sát dự án, đảm bảo thực hiện
tốt hiệu quả đàu tư tránh thất thoát lãng phí, dàn trải; cập nhật tình hình thực
hiện các dự án quan trọng ( nhóm A, trái phiếu Chính phủ, ODA ) để nắm bắt
và chỉ đạo kịp thời góp phần vào việc tăng cường và quản lý các dự án.

×