Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Phân tích mối liên hệ giữa bảo tồn văn hóa và bảo tồn đất ngập nước trường hợp thực tế đối với vùng đất ngập nước thuộc vùng của sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 108 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG





VŨ THỊ MÙI





PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA BẢO TỒN VĂN HÓA VÀ
BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC: TRƯỜNG HỢP THỰC TẾ
ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC THUỘC VÙNG CỬA
SÔNG HỒNG






LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG




Hà Nội, năm 2014





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
*********








VŨ THỊ MÙI




PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA BẢO TỒN VĂN HÓA VÀ
BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC: TRƯỜNG HỢP THỰC TẾ
ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC THUỘC VÙNG CỬA
SÔNG HỒNG


Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LÊ DIÊN DỰC








Hà Nội, năm 2014


i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Trung tâm Nghiên cứu Tài
nguyên và Môi trường, có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trường đặc biệt là PGS.TS Lê Diên Dực đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ
tác giả với những chỉ dẫn quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và
hoàn thiện đề tài “Phân tích mối liên hệ giữa bảo tồn văn hóa và bảo tồn đất ngập
nước: Trường hợp thực tế đối với vùng đất ngập nước thuộc vùng cửa Sông
Hồng”.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo – các nhà khoa học đã trực tiếp
truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành cho bản thân tác giả trong
những năm tháng qua.
Xin gửi tới các hộ gia đình, các bô lão, các nghệ nhân và các nhà truyền
giáo, truyền đạo sống ven vùng đất ngập nước khu vực cửa sông Hồng lời cảm ơn

sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện giúp tác giả thu thập số liệu ngoại nghiệp liên quan
đến đề tài.
Xin ghi nhận công sức và những đóng góp quý báu và nhiệt tình của các
bạn thành viên trong lớp cao học môi trường khóa 8 đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ
cùng tác giả triển khai, thu thập các số liệu ngoại nghiệp.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân đã hết sức
quan tâm tới sự nghiệp đào tạo ngũ cán bộ ngành Môi trường. Tác giả rất mong
được sự đóng góp, phê bình của quý Thầy cô, các nhà khoa học và các độc giả.
Xin chân thành cảm ơn!







ii


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Vũ Thị Mùi
Học viên cao học ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
Khóa 8 – Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc
gia Hà Nội
Tôi xin cam đoan số liệu và những kết quả nghiên cứu, tính toán trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực. Nếu có gì sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước nhà trường và pháp luật.
Ngày tháng năm 2015
HỌC VIÊN



VŨ THỊ MÙI















iii

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC BẢNG vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 4
1.2. Các khái niệm cơ bản xoay quanh vấn đề nghiên cứu 5
1.2.1. Khái niệm về đất ngập nước 6
1.2.2. Khái niệm về văn hóa 7
1.2.3. Mối liên hệ giữa văn hóa và đất ngập nước 8
1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 10
1.3.1. Trên thế giới 10
1.3.2. Tại Việt Nam 15
1.3.3. Tại vùng nghiên cứu 22
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 26
2.2. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận văn 26
2.3. Mục tiêu nghiên cứu 26
2.4. Phương pháp luận (cách tiếp cận) 27
2.4.1. Tiếp cận sử dụng khôn khéo đất ngập nước 27
2.4.2.Tiếp cận hệ thống 27
2.4.3.Tiếp cận lịch sử logic 28
2.5. Phương pháp nghiên cứu 28
2.5.1. Phương pháp phân tích sinh thái nhân văn 28

iv

2.5.2.Phỏng vấn bán cấu trúc 28
2.5.3.Phỏng vấn sâu 29
2. 5.4.Phân tích hồi cố 30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Thống kê sơ lược vùng đất ngập nước cửa Sông Hồng 31
3.1.1. Tổng quan chung về vùng đất ngập nước cửa sông Hồng 31
3.1.2. Biến động vùng đất ngập nước qua các năm 36

3.2. Các hoạt động văn hóa liên quan đến đất ngập nước tại vùng cửa Sông Hồng 39
3.2.1. Các hoạt động đang tồn tại và phát triển 39
3.2.2. Các hoạt động văn hóa đã mai một 58
3.2.3. Nhận thức của người dân về mối liên hệ giữa văn hóa và đất ngập nước 63
3.3. Mối liên hệ giữa văn hóa và đất ngập nước 70
3.4. Tầm quan trọng bảo tồn văn hóa và bảo tồn đất ngập nước 77
3.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn văn hóa và bảo tồn đất ngập nước 77
KẾT LUẬN 80
KHUYẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 84


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐNN: Đất ngập nước
COP 8: Hội nghị các thành viên của Công ước Ramsar lần thứ 8
COP 9: Hội nghị các thành viên của Công ước Ramsar lần thứ 9
COP 10: Hội nghị các thành viên của Công ước Ramsar lần thứ 10
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
L.V: Luận văn
PGS: Phó giáo sư
Ts: Tiến sĩ
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc
VQG: Vườn quốc gia



vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ khái niệm văn hóa 8
Hình 1.2. Bản đồ Vùng cửa sông Hồng 23
Hình 3.1.Vị trí vùng nghiên cứu trong bản đồ hành chính 31
Hình 3.2. Quy hoạch VQG Xuân Thủy 33
Hình 3.3. Quy hoạch Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải 35
Hình 3.4. Thi bơi trải tại lễ hội Đền Chùa Kiên Hành 45
Hình 3.5. Mô hình lúa nước đặc trưng vùng nghiên cứu 50
Hình 3.6. Một số dụng cụ đánh bắt thô sơ 52
Hình 3.7. Thuyền về bến cá Giao Hải, huyện Giao Thủy 53
Hình 3.8. Kiến trúc nhà bổi 58
Hình 3.9. Du lịch trên sông 59
Hình 3.10. Hình ảnh chim nước 60
Hình 3.11. Kiến trúc nhà thờ, chùa chiền, nhà bổi 61
Hình 3.12. Nguồn lợi xuất phát từ hoạt động 66
Hình 3.13. Ảnh hưởng các hoạt động văn hóa liên quan đến đất ngập nước 67
Hình 3.14. Nhận định về các hoạt động văn hóa liên quan đến nước và giữa chúng
có mối quan hệ chặt chẽ 68
Hình 3.15. Mục đích duy trì các vùng đất ngập nước đang có 69
Hình 3.16. Nhận biết về các hoạt động văn hóa liên quan đến nước đã bị mất hoặc
giảm đi 70
Hình 3.17. Hình ảnh sưu tập tại Bảo tàng đồng quê 75
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích và biến động diện tích của các đối tượng không gian trong
vùng nghiên cứu giữa thời điểm 2001 và 2012………………………………… 37
Bảng 3.2. Hệ thống tín ngưỡng tôn giáo tại các xã nghiên cứu huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình…………………………………………………………………………41
Bảng 3.3. Hệ thống tín ngưỡng tôn giáo tại các xã nghiên cứu huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định…………………………………………………………………….41


1

MỞ ĐẦU
Đất ngập nước rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan trọng
của các cảnh quan trên mọi miền của thế giới. Hàng thế kỷ nay, con người và các
nền văn hoá nhân loại được hình thành và phát triển dọc theo các triền sông hoặc
ngay trên các vùng đất ngập nước.
Báo cáo tổng quan hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực
hiện công ước Ramsar đã nêu rõ: “Đất ngập nước và sự đa dạng sinh học của đất
ngập nước đã gắn liền với dân tộc Việt Nam trong suốt hàng ngàn năm lịch sử.
Nền văn minh của người Việt được mệnh danh là nền văn minh lúa nước”. Có thể
thấy rõ là đất ngập nước Việt Nam rất phong phú, đa dạng và đóng vai trò rất quan
trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh
họ[Cục Bảo vệ môi trường, 2005].
Đất có nhiều nước là môi trường phong phú, là cái nôi của đa dạng sinh
học, nơi vô số loài động, thực vật tồn tại, nơi cư trú của các loài chim, thú, bò sát,
cá, nhuyễn thể Sự tác động qua lại của các thành phần vật lý, sinh vật và hóa học
trong đất ngập nước tạo ra những chức năng quan trọng như: trữ nước, chống bão,
giảm lũ lụt, lở đất; cung cấp nước ngầm, lọc nước; giữ dinh dưỡng, trầm tích, chất
ô nhiễm; ổn định khí hậu
Ngoài ra, Đất ngập nước cung cấp nhiều lợi ích như: cung cấp nước, thủy
sản, nông nghiệp, gỗ và các nguyên liệu xây dựng khác; tài nguyên động, thực vật;
giao thông; dược liệu. Đất ngập nước có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và
xã hội. Đất ngập nước cung cấp cho con người lương thực, thực phẩm, điều hòa
dòng chảy, kiểm soát lũ lụt, chống xói lở, dự trữ năng lượng và duy trì tài nguyên
đa dạng sinh học, cơ hội giải trí và du lịch
Một vấn đề thiếu xót nếu không kể đến, đất ngập nước còn được xem như là
một phần của di sản văn hóa nhân loại, tạo cảm hứng thi ca, mỹ thuật, khảo cổ, nơi
bảo tồn động vật hoang dã và hình thành nền tảng truyền thống văn hóa, kinh tế và

xã hội của địa phương. Như vậy, để duy trì và bảo tồn đất ngập nước một giải pháp
được đặt ra là duy trì hoạt động văn hóa, các phong tục tập quán tồn tại trên vùng

2

đất ngập nước đó. Nền văn hóa đất ngập nước càng phát triển thì vùng đất ngập
nước liên quan sẽ được duy trì và bảo tồn. Trong Công ước Ramsar, điều này được
thể hiện rất rõ thông qua Nghị quyết VI.1 bao gồm các giá trị, các lợi ích và các
chức năng văn hóa vật thể và phi vật thể, nêu trong tài liệu số 15 của COP 8 đó là
các khía cạnh văn hóa đất ngập nước. Cụ thể, có thể trích dẫn một số ý liên quan
đến mối liên hệ khăng khít giữa văn hóa và đất ngập nước như sau:
1. Thừa nhận mối liên hệ mật thiết từ xa xưa của cộng đồng con người và
các vùng đất ngập nước làm tăng giá trị văn hóa quan trọng trong việc bảo tồn các
vùng đất ngập nước và việc sử dụng khôn khéo hơn các giá trị này. Điều này cũng
được nhận thấy trong vũ trụ học đa dạng của các nền văn minh và nền văn hóa
khác nhau qua các thời kỳ lịch sử;
2. Cũng nhận thấy rằng đặc điểm cụ thể của vùng đất ngập nước đã góp
phần tạo ra các đặc điểm đặc biệt vào những cách thức cụ thể của những hoạt động
quản lý truyền thống thông qua kiến trúc, tập tục, đặc biệt việc thiết kế vật tạo tác
có ý nghĩa rất lớn về văn hóa;
3. Công nhận mối quan hệ giữa con người và vùng đất ngập nước đã làm
gia tăng các khía cảnh về văn hóa phi vật thế, thông qua truyền thống dân gian, âm
nhạc, thần thoại, truyền miệng, phong tục, sự hiểu biết truyền thống và trí tuệ dân
cư … từ đó hình thành các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài
nguyên đất ngập nước, đặc biệt là nước;
4. Công nhận thêm truyền thống sử dụng nguồn đất ngập nước có thể
thường xuyên tạo ra các cảnh quan về văn hóa có giá trị quan trọng để bảo tồn đất
ngập nước và sử dụng khôn khéo;
5. Nhận thấy các giá trị của vùng đất ngập nước đã và đang là yếu tố quan
trọng trong đối với cộng đồng sống ở trên và xung quanh vùng đất ngập nước và

tạo thành thể đồng nhất. Vì vậy mà mất đất ngập nước không những mất đi sự
đồng nhất, mà còn gây ra các tác động xã hội tiêu cực và ảnh hưởng đến hệ sinh
thái khu vực;

3

6. Công nhận rằng văn hóa liên quan đến đất ngập nước cấu thành các di
sản chung cho xã hội ngày nay;
7. Nhận thấy các kiến thức trong thực tiễn, và tập quán trong quản lý đất
ngập nước trong các nền văn hóa khác nhau đóng góp vào bảo tồn đất ngập nước
và sử dụng khôn khéo từ hơn nghìn năm và tiếp tục được duy trì;
8. Đã công nhận các di tích văn hóa, cả vật thể và phi vật thể, là những
thành phần không thể thiếu trong quá trình sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập
nước.
Vì vậy, nhờ sự hiểu biết về mối liên hệ sâu sắc giữa đất ngập nước và văn
hóa liên quan đến đất ngập nước, nhận thức rõ về tầm quan trọng giữa bảo tồn văn
hóa và bảo tồn đất ngập nước, với mục đích tìm ra các phương pháp hiệu quả trong
vấn đề bảo tồn đất ngập nước cụ thể là vùng đất ngập nước thuộc vùng cửa Sông
Hồng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích mối liên hệ giữa bảo tồn văn hóa
và bảo tồn đất ngập nước: Trường hợp thực tế đối với vùng đất ngập nước thuộc
vùng cửa Sông Hồng”
















4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Cùng với các điều kiện địa hình khác tại các vùng khác nhau, thiên nhiên đã
tạo nên các vùng đất ngập nước (ĐNN) rộng lớn, phân bố trên suốt chiều dài đất
nước, từ các vùng đất ven biển dọc theo suốt hơn 3.200 km bờ biển đến các vùng
châu thổ được bồi đắp bởi phù sa các con sông, mà lớn nhất là đồng bằng sông
Hồng ở phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở phía Nam, và các vùng ĐNN ven
các sông suối và các hồ tại các vùng đất nội địa của Việt Nam [Cục Môi trường,
2005].
Các vùng ĐNN đã được sử dụng bằng nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu
là tìm các phương thức thích nghi, chung sống và lợi dụng, khai thác những tiềm
năng giàu có của các vùng đất đó. Với quan niệm đó, bên cạnh các biện pháp tích
cực, đã có các biện pháp làm suy thoái, phá hủy các vùng ĐNN như cải tạo, san
lấp, tát cạn,… Hiện nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học và những bài học thực
tiễn của việc làm thay đổi hay mất đi các vùng ĐNN, nhân loại đang ngày càng
hiểu rõ hơn về vai trò, giá trị của ĐNN. ĐNN đã và đang cung cấp nhiều loại sản
phẩm để con người sử dụng trực tiếp như nguồn nước ngọt, thủy hải sản, lương
thực thực phẩm, dược phẩm, các vật liệu xây dựng, nguyên liệu hàng thủ công và
rất nhiều sản phẩm phụ khác. ĐNN còn là nơi sinh sống cho con người và rất
nhiều sinh vật khác ngay từ thuở ban sơ của con người trên trái đất. Những nền
văn minh vĩ đại đã được thiết lập bên bờ của những vùng ĐNN (sông, hồ, biển) và
phụ thuộc vào tài nguyên của chúng, đặc biệt là nguồn nước. ĐNN cũng cung cấp

nhiều giá trị sử dụng gián tiếp như khống chế lũ lụt, nạp và tiết nước ngầm, điều
hòa vi khí hậu v.v Những thuộc tính của ĐNN như tính đa dạng sinh học và tính
độc đáo về giá trị văn hóa chúng được xem là rất có giá trị khi ĐNN được duy trì ở
hiện trạng “nguyên vẹn” hay “được bảo vệ”, khi mà giá trị văn hóa và những giá
trị xã hội khác của ĐNN được nhấn mạnh trong những năm gần đây cũng làm cho
tính đa dạng của ĐNN tăng lên.

5

Việt Nam là quốc gia có các hệ sinh thái ĐNN phong phú và đa dạng. Tuy
nhiên, ĐNN ở Việt Nam đã và đang bị suy thoái cả về diện tích, cấu trúc cũng như
chức năng vì: dân số gia tăng, nghèo đói kèm theo sự thiếu hiểu biết và thiếu thông
tin từ đó dẫn đến những khiếm khuyết về mặt chính sách và qui hoạch. Ngoài các
sản phẩm của ĐNN có có mục đích thương mại như cá, cây trồng, gỗ củi thì
nhiều giá trị quan trọng của ĐNN lại không được nhận diện đúng mức như chức
năng lọc nước hay chống sóng bão. Phần lớn những thông tin về các giá trị này
hiện còn rất hạn chế. Đặc biệt, vì các thuộc tính của ĐNN là những “giá trị phi thị
trường” nên chúng có xu hướng bị bỏ qua trong các tính toán kinh tế khi quyết
định xem các vùng ĐNN có cần được bảo vệ hay không. Phần lớn các chính sách
và các qui hoạch vẫn có xu hướng khuyến khích các hoạt động phát triển như
chuyển đổi mục đích sử dụng và chức năng của các vùng ĐNN, đem lại những giá
trị kinh tế trước mắt mà không tính đến hậu quả lâu dài.
Việt Nam tham gia Công ước Ramsar từ năm 1989 và đã ngày càng nhận ra
rằng việc quản lý, bảo vệ và sử dụng khôn khéo tài nguyên ĐNN đang trở thành
một vấn đề bức thiết cho tiến trình phát triển bền vững của quốc gia. Trong vài
năm trở lại đây, nhiều nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, các giá trị về đa dạng sinh
học và môi trường của các vùng ĐNN đã được tích cực triển khai. Các nghiên cứu
về lượng giá kinh tế cũng đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu tại một số vùng
ĐNN điển hình. Tuy nhiên, cho đến nay, các giá trị về văn hóa, lịch sử của các
vùng ĐNN ở Việt Nam hầu như chưa được nghiên cứu, chưa được khai thác các

mối quan hệ giữa ĐNN và văn hóa; nghiên cứu, đánh giá các giá trị văn hóa để bảo
vệ và sử dụng bền vững ĐNN và ngược lại.
Với đề tài: “Phân tích mối liên hệ giữa bảo tồn văn hóa và bảo tồn đất
ngập nước: Trường hợp thực tế đối với vùng đất ngập nước thuộc vùng cửa
Sông Hồng” tôi mong muốn góp phần bảo vệ và sử dụng khôn khéo ĐNN; duy trì,
tôn tạo nền văn hóa ĐNN đặc biệt là vùng cửa Sông Hồng.
1.2. Các khái niệm cơ bản xoay quanh vấn đề nghiên cứu

6

1.2.1. Khái niệm về đất ngập nước
Thuật ngữ đất ngập nước được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo
quan điểm, người ta có thể chấp nhận các định nghĩa khác nhau. Hiện nay có
khoảng 50 định nghĩa về đất ngập nước đang được sử dụng [Dugan, 1990].
Các định nghĩa về đất ngập nước theo định nghĩa rộng như định nghĩa của
công ước Ramsar, định nghĩa theo các chương trình điều tra đất ngập nước của
Mỹ, Canada, New Zealand và Oxtraylia.
- Theo công ước Ramsar tại Điều 1.1 [Ramsar, 1971], đất ngập nước được
định nghĩa: “Các vùng đầm lầy, đầm lầy đất trũng, vùng đất than bùn hoặc nước,
tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước đứng hay chảy, nước
ngọt, lợ hay mặn, kể cả những vùng nước biển với độ sâu ở mức triều thấp, không
quá 6m”.
Ngoài ra, Công ước tại Điều 2.1 còn quy định các vùng đất ngập nước: “ Có
thể bao gồm các vùng ven sông và ven biển nằm kề các vùng đất ngập nước, cũng
như các đảo hoặc các thuỷ vực biển sâu hơn 6m khi triều thấp, nằm trong các vùng
đất ngập nước”.
- Theo chương trình quốc gia về điều tra đất ngập nước của Mỹ: “Về vị trí
phân bố, đất ngập nước là những vùng đất chuyển tiếp giữa những hệ sinh thái trên
cạn và hệ sinh thái thủy vực. Những nơi này mực nước ngầm thường nằm sát mặt
đất hoặc thường xuyên được bao phủ bởi lớp nước nông”. Đất ngập nước phải có

ba thuộc tính sau [Cowardin và cộng sự, 1979]:
 Có thời kỳ nào đó, đất thích hợp cho phần lớn các loài thực vật thủy
sinh;
 Nền đất hầu như không bị khô;
 Nền đất không có cấu trúc không rõ rệt hoặc bão hòa nước, bị ngập nước
ở mức cạn tại một số thời điểm nào đó trong mùa sinh trưởng hàng năm.
- Theo các nhà khoa học Canađa: “Đất ngập nước là đất bão hòa nước trong
thời gian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu

7

hóa nước, có thực vật thủy sinh và các hoạt động sinh học thích hợp với môi
trường ẩm ước”;
- Theo các nhà khoa học New Zealand: “Đất ngập nước là một khái niệm
chung để chỉ những vùng đất ẩm ước từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Những
vùng ngập nước ở mức cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất nước. Nước có thể
là nước ngọt, nước mặn hoặt nước lợ. Đất ngập nước ở trạng thái tự nhiên hoặc đặc
trưng bởi các loài thực vật và động vật thích hợp với điều kiện sống ẩm ướt”;
- Theo các nhà khoa học Oxtraylia: “Đất ngập nước là vùng đầm lầy, bãi lầy
than bùn, tự nhiên hoặc nhân tạo, thường xuyên, theo mùa hoặc theo chu kỳ, nước
tỉnh hoặc nước chảy, nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, bao gồm cả bãi lầy và
những khu rừng ngập mặn lộ ra khi thủy triều xuống thấp”.
Những định nghĩa trên theo nghĩa hẹp, nhìn chung đều xem đất ngập nước
như đới chuyển tiếp sinh thái (Ecotone), những diện tích chuyển tiếp giữa môi
trường trên cạn và ngập nước, những nơi mà sự ngập nước của đất gây ra sự phát
triển của một hệ thực vật đặc trưng [Enny, 1985].
Hiện nay, định nghĩa theo công ước Ramsar là định nghĩa được sử dụng rộng
rãi hơn cả.
1.2.2. Khái niệm về văn hóa
Có rất nhiều cách hiểu cũng như các định nghĩa khác nhau về khái niệm văn

hóa.Nói văn hoá là nói tới toàn bộ những giá trị sáng tạo về tinh thần và vật chất,
thể hiện trình độ sống, dân trí, những quan niệm về đạo lý nhân sinh, thẩm mỹ của
một dân tộc và dấu ấn ở mỗi con người. Văn hoá góp phần trực tiếp tạo nên bản
sắc của dân tộc, tạo nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Nhìn
chung, các nền kinh tế, các công trình về khoa học, kỹ thuật ít mang dấu ấn riêng
bằng công trình văn hoá.
Theo A. Kroeber và Kluckhohn (Mỹ), có trên 200 định nghĩa về văn hoá.
Federico Mayor - Tổng giám đốc UNESCO xem văn hoá phản ánh và thể hiện một
cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá
khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành

8

một hệ thống các giá trị truyền thống thẩm mỹ và lối sống, mà dựa trên đó từng
dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.
Lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhà văn hoá vĩ đại của dân tộc đã cho rằng văn hoá là
sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn.
GS. Trần Ngọc Thêm đưa ra khái niệm văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình. Với quan điểm đó, tác giả đưa ra sơ đồ xác định khái niệm văn hoá như sau:














Hình 1.1. Sơ đồ khái niệm văn hóa
“Nguồn: [Trần Ngọc Thêm, 2004]”
1.2.3. Mối liên hệ giữa văn hóa và đất ngập nước
Theo công ước Ramsar thì: ĐNN cung cấp những tài nguyên quý giá và nơi
sinh sống cho con người và rất nhiều sinh vật khác ngay từ thuở ban sơ của con
người trên trái đất. Những nền văn minh vĩ đại đã được thiết lập bên bờ của những
Hệ thống
Hệ thống
giá trị

Hệ thống phi giá trị

HTGT tự nhiên
HTGT nhân tạo
HTGTNT
có tính lịch
sử/văn hoá
HTGTNT
không có
tính lịch sử

9

vùng ĐNN (sông, hồ, biển) và phụ thuộc vào tài nguyên của chúng đặc biệt là

nguồn nước.
Theo các sưu tầm về các nền văn hóa liên quan đât ngập nước của Lê Diên
Dực cho thấy có nhiều nền văn hóa đất ngập nước đặc trưng theo từng vùng đất
ngập nước như: nền văn hóa sông Nile của Ai Cập cổ đại, Hồ Tông lê Sáp ở
Cambodia, hay như nền văn hóa hồ Carla ở Hy Lạp thuộc Địa Trung Hải… Tất cả
đều tạo nên một dấu ấn văn hóa riêng biệt đối với từng vùng. Theo Lê Diên Dực
các vùng đất ngập nước đã hình thành nên rất nhiều giá trị văn hóa liên quan đến
đất ngập nước như:
- Vật chứng của cổ sinh vật và khảo cổ học trong vùng ĐNN;
- Cảnh quan nông nghiệp và văn hoá và các hệ sinh thái sản xuất khác:
Đồng lúa (bằng phẳng hay bậc thang), đồng muối, đầm phá, vùng cửa sông gắn với
khai thác thuỷ sản;
- Những kiến trúc lịch sử: Lâu đài, điểm định cư, công trình thuỷ lợi, cối
xay nước, cọn (xe nước), hệ giao thông thuỷ (Tàu, thuyền, cầu, đường) trong vùng
ĐNN;
- Hệ quản lý tập thể về sử dụng đất và nước;
- Kiến thức truyền thống trong khai thác tài nguyên ĐNN: Muối, lúa, thuỷ
sản, lau sậy…;
- Ngôn ngữ, luật tục, cấu trúc chính trị, chức năng và tập quán bao gồm
truyền miệng lưu giữ trong trí nhớ của những người địa phương;
- Tri thức truyền thống trong y học: Thuốc truyền thống, cây thuốc của
đồng bào thiểu số;
- Thần thoại học, tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm những nơi linh thiêng và
các nghi thức;
- Nghệ thuật: tranh vẽ, trạm khắc trên đá, gỗ, thủ công mỹ nghệ, âm nhạc,
vũ điệu, thơ ca, hò vè và lễ hội v.v…
[Lê Diên Dực và Hoàng Văn Thắng, 2012]

10


Ở Việt Nam, đất ngập nước ở Việt Nam có diện tích khoảng 10 triệu ha,
phân bố trên tất cả 8 vùng sinh thái. Ngoài các vai trò quan trọng như phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, phục vụ các nghiên cứu khoa học hay các dịch
vụ vui chơi giải trí … Các vùng đất ngập nước tại Việt Nam còn tạo ra các nôi văn
hóa lớn như các lễ hội truyền thống, các nghi lễ, tập tục cho từng địa phương.
1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.3.1. Trên thế giới
Văn hóa được xem là một phần quan trọng trong đời sống xã hội. Từ xa
xưa, các vùng ĐNN đã đóng vai trò quan trọng và được con người sử dụng vào rất
nhiều mục đích khác nhau, chứa đựng rất nhiều giá trị về văn hóa và tinh thần.
Kinh nghiệm cho thấy, việc bảo tồn đơn thuần các giá trị tự nhiên của các vùng
ĐNN khó có thể đạt được thành công nếu không có sự kết nối và sự đồng thuận
của cộng đồng. Do vậy, một trong những hướng nghiên cứu mới trong bảo tồn nói
chung và bảo tồn ĐNN nói riêng là lồng ghép các giá trị văn hóa vào giá trị chung
hướng tới một cách tiếp cận tổng hợp đối với khu vực được bảo tồn.
Từ khoảng cuối những năm 1990, một số tổ chức thuộc Công ước Ramsar
(như Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật, Sáng kiến MedWet, ) đã bắt đầu xem xét tới
các khía cạnh văn hóa của ĐNN. Năm 2002, Hội nghị các nước thành viên lần thứ
8 (COP 8) của công ước Ramsar họp tại Valencia, Tây Ban Nha đã chọn chủ đề
“ĐNN - Nước, Cuộc sống và Văn hóa” làm nội dung chính của chương trình nghị
sự và khuyến khích các quốc gia thành viên tích cực nghiên cứu, đánh giá các khía
cạnh văn hóa của ĐNN vì chúng đã và sẽ góp phần hữu hiệu cho bảo tồn và sử
dụng bền vững ĐNN. Đây là lần đầu tiên công ước Ramsar hướng sự tập trung đến
các giá trị văn hoá của ĐNN như là một tiêu chí quan trọng cần phải được tính đến
trong quá trình quản lý các hệ sinh thái này. Tại COP 8 này và COP 9 tiếp theo
(được tổ chức tại Kampala, Uganda vào tháng 11/2005) hai Nghị quyết số VIII.19
và IX.21 đã được thông qua, đều nhằm khuyến khích cách quốc gia thành viên
xem xét tới các khía cạnh văn hóa khi thực hiện quản lý, bảo tồn các vùng ĐNN.

11


Từ sau COP 9 đến nay, các hoạt động của Công ước Ramsar có liên quan
đến các khía cạnh văn hóa của ĐNN được thực hiện thông qua Nhóm Công tác về
Văn hóa của Ramsar (Ramsar Culture Working Group-CWG). Trong khuôn khổ
Hội nghị các bên của Công ước Ramsar lần thứ 10 (COP 10) diễn ra tại
Changwon, Hàn Quốc vào tháng 10-11/2008, CWG đã giới thiệu cuốn sách Văn
hóa và ĐNN: Hướng dẫn của Công ước Ramsar. Hướng dẫn này cho đến nay được
coi là tài liệu toàn diện nhất, là kim chỉ nam cho các quốc gia thành viên cũng như
các tổ chức có thể tiến hành nghiên cứu, xem xét các khía cạnh văn hóa nào của
đất ngập nước là phù hợp cho qui hoạch quản lý, bảo tồn và sử dụng khôn khéo
các vùng ĐNN. Theo Hướng dẫn của Công ước Ramsar, ĐNN có những giá trị
văn hóa quan trọng nhất như sau [Ramsar Convention, 2002, 2008]:
- Giá trị khảo cổ;
- Giá trị cảnh quan văn hóa (cảnh quan của các hệ canh tác truyền thống);
- Các cấu trúc hay công trình có tính lịch sử liên quan đến ĐNN (cầu
đường, công trình thủy lợi, các tòa nhà);
- Đồ dùng, vật dụng truyền thống liên quan đến ĐNN (đặc biệt là tàu,
thuyền và các công cụ);
- Kỹ thuật và kinh nghiệm truyền thống/tri thức bản địa trong quản lý và
khai thác tài nguyên nước;
- Các khía cạnh về tín ngưỡng, tâm linh, lễ hội liên quan đến bảo tồn các
vùng ĐNN và tài nguyên trong khu vực;
- Nguồn cảm hứng cho sáng tác văn học, nghệ thuật.
Như vậy, có thể thấy các khía cạnh văn hóa hay giá trị văn hóa bao trùm hầu
hết mọi mặt đời sống của con người. Tuy nhiên, do các khía cạnh văn hóa mới được
quan tâm trong thời gian gần đây nên cho đến nay các giá trị văn hoá còn được đề cập
rất ít trong các nghiên cứu về vai trò và giá trị của ĐNN. Hiện nay, đi đầu trong lĩnh
vực này là một số nước vùng Địa Trung Hải ở châu Âu. Thông qua sáng kiến
MedWet, 21 vùng ĐNN thuộc khu vực đã được nghiên cứu và kết quả được đúc kết
trong cuốn sách “Action for Culture in Mediterranean Wetlands” [Papayannis, 2008].


12

Một số các quốc gia khác cũng bắt đầu đi sâu nghiên cứu một số khía cạnh văn hóa
khác nhau khi thực thi các chương trình quản lý, bảo tồn ĐNN. Có thể lấy ví dụ tại
vùng ĐNN Maipo - Hồng Kông, đây là vùng ĐNN duy nhất còn lại nơi mà các cư
dân Hồng Kông còn lưu giữ cách thức hoạt động của một Gei Wai (đầm tôm) theo
phương thức truyền thống được khởi nguồn từ địa phương, xuất hiện từ cách đây hàng
trăm năm.
Một số vùng ĐNN khác lại có các giá trị rất quan trọng trong tín ngưỡng đối
với người dân địa phương. Ở Tây Tạng, các tín đồ đạo Phật đã xem một số hồ nước là
có các giá trị thần thánh, và họ xem đây là nơi cần được tôn thờ, bảo vệ khỏi sự ô
nhiễm và các mối đe dọa khác. Trải qua nhiều thế hệ, tín ngưỡng này vẫn được tiếp
tục lưu giữ. Ngày nay, một số hồ tại Tây Tạng vẫn còn nguyên giá trị về tín ngưỡng
và được người dân địa phương bảo vệ bằng những quy định và luật lệ riêng.
Tại Oxtraylia, rất nhiều các vùng ĐNN có các giá trị xã hội và văn hoá đối với
những người thổ dân. Tại vùng Coburg Peninsula (vùng Ramsar quan trọng nhất thế
giới), những người thổ dân vẫn sống theo nghi thức truyền thống và thực hiện việc săn
bắt và thu nhặt trong khu bảo tồn theo phương thức nửa truyền thống. Khu vực này
cũng có giá trị lịch sử quan trọng đối với các cư dân đến từ châu Âu. Ngoài ra, còn rất
nhiều các khu vực khác trên thế giới có giá trị về mặt khảo cổ, ví dụ như khu Ramsar
Stavns Fjord ở Đan Mạch nổi tiếng về các giá trị khảo cổ từ khi có những cư dân đầu
tiên từ thời đại đồ Đồng và những công trình kiến trúc từ đại Viking.
Một nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bởi Dave Pritchard vào năm 2000 về các
giá trị văn hoá của các khu Ramsar đã chỉ ra rằng giá trị văn hoá của các vùng ĐNN là
rất lớn và giá trị hơn nhiều so với sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Trong số 603 khu
Ramsar được đánh giá trong nghiên cứu này, hơn 30% các khu vực được xác định là
có các giá trị về văn hoá, khảo cổ, tín ngưỡng, thần thoại, nghệ thuật/sáng tạo, dù
chúng ở tầm địa phương hay quốc gia, bổ sung thêm vào rất nhiều giá trị đã được
nghiên cứu và biết đến rộng rãi.

Ví dụ điển hình: Sông Nile và Ai Cập cổ đại

13

Không có gì mô tả quan hệ giữa nước, đất ngập nước và sự tồn tại của con
người bằng trường hợp của con sông Nile và Ai Cập cổ đại. Những chi nhánh của
sông Nile và dòng chảy của nó đã quyết định vận mệnh và số phận của nền văn
minh đồ sộ đã từng phát triển trong khu vực và để lại dấu ấn đậm nét.Trong thời kỳ
lũ sông Nile đã làm ngập vùng đất đen dọc theo hai bờ sông Nile tạo điều kiện tốt
cho việc trồng cấy lúa mì và lúa mạch trong tháng 9 và thu hoạch và tháng 3 hoặc
tháng 4 năm sau và rồi lại đến mùa hè khô hạn và chu kỳ duy trì sự sống lại được
lặp lại.Tuy nhiên thời tiết thay đổi làm dòng chảy sông giảm đáng kể và chỉ làm lụt
được một phần nhỏ của đất canh tác và nạn đói nghiêm trọng đã xảy ra là không
tránh khỏi. Điều này làm giảm quyền lực của nhà vua và lộn xộn về chính chị đã
xảy ra. Đế chế Ai Cập cổ đại đã sụp đổ vào năm 2160 trước công nguyên. Hiện
tượng này cũng đã được lập lại trong những thời ký lịch sử gần đây.
Bệnh sốt rét lan tràn trên nhiều vùng ĐNN trở thành yếu tố tiêu cực làm cho
nhiều người phải từ bỏ vùng này. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thoát
nước những vùng này cho đến khi tìm được ký ninh trừ vi trùng sốt rét từ muỗi
Anopheles.
Từ đó con người đã khai thác hầu hết các vùng ĐNN một cách mạnh mẽ.
Trong thế kỷ 20 những hoạt động truyền thông trong vùng ĐNN trước đây bị lãng
quên. Tầm quan trọng của chúng về cơ sở tài nguyên cần thiết cho sự tồn tại của
con người cũng đã bị giảm sút. Còn nhiều giá trị khác của ĐNN đối với con người
đã bắt đầu nhận thức và đánh giá cao trong những năm gần đây. Đó là điều hoà chế
độ thủy văn, chống lũ lụt và hạn hán, nạp nước ngầm, giữ chất dinh dưỡng và loại
chất thải, bảo vệ bờ, cơ hội cho giáo dục và giải trí.
Ngay từ thuở ban sơ của con người; nước, không khí và thực phẩm được coi
là tối quan trọng đối với sự tồn tại của con người. Sau khi chuyển tử săn bắn, hái
lượm sang nông nghiệp, nước là một tiền đề quan trọng cho sản xuất lương thực.

Mức độ phong phú của nước là cơ sở cho những nền văn minh vĩ đại như sông
Nile đối với người Ai Cập, sông Euphrate và Tigris đối với người Msopotami.
Những thời kỳ hạn hán cũng làm giảm sút sức mạn của những xã hội nói trên.

14

Nước cũng được những tôn giáo coi là linh thiêng và do đó ĐNN là nguồn nước
quan trọng nên cũng được coi trọng.
Ví dụ thứ 2: Hồ Tông lê Sáp ở Cambodia
Trong mùa lụt hồ Tông lê Sáp được nuôi dưỡng bằng nước chảy tràn của
sông Mê Kông làm cho độ lớn của hồ tăng lên 6 lần chiếm một diện tích hơn
16.000 km
2
do đó nó tích nước lũ và xả nước ra từ từ. Là thủy vực nước ngọt lớn
nhất châu Á, Tông lê Sáp là nơi quần tụ của những cộng đồng ngư dân sống trong
những nhà sàn gỗ (ví dụ là Chhnok Trou). Đồng thời họ sử dụng rộng rãi lau sợi
vào sinh hoạt và những thuyền đánh cá cổ truyền.
Tuy nhiên tình trạng này đã thay đổi rất nhanh và sâu sắc. Di cự nội bộ và
dân số tăng nhanh đã tạo sức ép lớn lên hồ và tàn phá hầu hết những kiến trúc địa
phương. Ô nhiễm hồ tăng lên do sinh hoạt cũng như canh tác. Rừng bị phá hủy làm
tăng phù sa san lấp nơi đẻ của cá. Hơn nữa những đập được dựng lên ở thượng
nguồn làm giảm nước chảy vào hồ. Đánh cá quá mức và bằng những phương thức
hủy diệt lan tràn mọi nơi. Kết quả là lượng cá đánh bắt được giảm đáng kể, lượng
cá này từng cung cấp khoảng 60% lượng protein cho người dân Campuchia. Đồng
thời nền văn hóa địa phương giàu có của ngư dân cũng mai một rất nhanh.
Chính phủ Campuchia đã có những sáng kiến mới để đối mặt với tình trạng
tại hồ Tông lê sap nhưng phải cần những biện pháp mạnh hơn và kiên trì hơn mới
mong đảo ngược được trình trạng khó khăn hiện nay.
ĐNN là những hệ sinh thái rất đa dạng từ những con sông và hồ lớn đến ốc
đảo của các sa mạc, từ những hồ nước trên núi Alpe đến những đầm đá ven biển,

từ những dòng nước ngầm dưới núi đá vôi đến những vùng bờ biển với 6m nước
khi triều thấp. Tuy nhiên chúng có những điểm tương đồng về những chức năng
cũng như phong phú của hệ động, thực vật của vùng này. Khi mà giá trị văn hóa và
những giá trị xã hội khác của ĐNN được nhấn mạnh trong những năm gần đây
cũng làm cho tính đa dạng của ĐNN tăng lên.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực về bảo tồn và sử dụng khôn khéo, ĐNN vẫn tiếp
tục bị hủy hoại ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên ở một số nơi do đánh giá được

15

giá trị của ĐNN nên đã có những dự án lớn nhằm hồi phục những ĐNN đã bị mất
hoặc giảm sút nghiêm trọng đối với giá trị rất đắt. Trong thực tế cho thấy là không
thể hồi phục ĐNN một khi giá trị văn hóa và lịch sử của chúng đã bị mất. Những
giá trị này sẽ bị mất trong một vài thế hệ sau khi ĐNN đã bị hủy hoại. Do đó khi
mất ĐNN không phải chỉ mất nguồn tài nguyên quan trọng mà còn gây nhiều tổn
thất quan trọng khác cho cộng đồng địa phương.
Mối quan tâm đến giá trị văn hóa của ĐNN và nước đến gần đây vẫn còn rất
hạn chế trong một số các nhà khảo cổ học và Nhân chủng học. Mãi đến tháng 4
năm 2000 Ủy ban ĐNN của Địa Trung Hải họp tại Djerba, Tunisia mới quyết định
đưa giá trị văn hóa của ĐNN vào sử dụng bền vững ĐNN của Địa Trung Hải. Rồi
đến “Đồng muối Địa Trung Hải: Di sản văn hóa và Tình bền vững”. Ngày ĐNN
quốc tế năm 2002 (2/2) tập trung và chủ đề: Giá trị văn hóa của ĐNN và đến hội
nghị các nước thành viên lần thữ 8 (COP) của công ước Ramsar tại Velencia Tây
Ban Nha mới lấy tiêu đề chung là “ĐNN - Nước, Cuộc sống và Văn hóa” và trong
chương trình nghị sự của phiên họp thứ 5 (Session 5) của hộ nghị này có chủ đề
“Các khía cạnh văn hóa của ĐNN là công cụ cho bảo tồn và sự dụng bền vững
chúng”.
1.3.2. Tại Việt Nam
ĐNN Việt Nam phân bố ở hầu hết các vùng sinh thái của đất nước, gắn bó
lâu đời với cộng đồng dân cư, có vai trò lớn đối với đời sống nhân dân và phát

triển kinh tế - xã hội. Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 1/5 dân số Việt Nam
sinh sống ở vùng ĐNN và phụ thuộc trực tiếp vào hoạt động khai thác và sử dụng
tài nguyên ĐNN. Trên thực tế, việc sử dụng hợp lý tài nguyên ĐNN là nền tảng cơ
bản đảm bảo cho an ninh lương thực, sức khỏe, phát triển nông nghiệp và công
nghiệp của toàn bộ đất nước. Hệ sinh thái ĐNN cũng góp phần duy trì các điều
kiện môi trường cơ bản đối với đời sống con người và tự nhiên. Tất cả các yếu tố
trên nhằm chỉ rõ rằng việc quản lý bền vững các hệ sinh thái ĐNN chính là một
trong những điều kiện tiên quyết để đáp ứng các mục tiêu ưu tiên về xóa đói giảm
nghèo của Chính phủ.

16

Đất ngập nước (ĐNN) ở Việt Nam có diện tích khoảng 10 triệu ha, phân bố
trên tất cả 8 vùng sinh thái. Trong đó hai vùng là đồng bằng sông Cửu Long và
châu thổ sông Hồng có diện tích ĐNN lớn nhất.
Thăng Long – Hà Nội mang đậm dấu ấn của nền văn minh sông nước.
Thăng Long với đặc trưng văn minh lúa nước và tập quán đắp đê làm thủy lợi. Tổ
chức đô thị của Thăng Long – Hà Nội mang đậm dấu ấn cộng đồng phố làng trong
đô thị bên cạnh sông và hồ. Mạng lưới sông hồ dày đặc đã tạo nên hệ thống giao
thông thuận lợi cho việc đi lại giao lưu giữa thủ đô và các vùng lân cận và quốc tế.
Sông hồ Hà Nội mang đậm dấu ấn trong kiến trúc Hà Nội xưa và nay… Đất ngập
nước Hà Nội là trung tâm vui chơi giải trí tinh thần, gắn liền với các lễ hội văn hóa
đặc trưng… [Trương Thanh Huyền, Vũ Minh Hoa và Đặng Anh Tuấn, 2011]
Tuy nhiên, bàn về những giá trị văn hóa của đất ngập nước mà không có sự
liên hệ với chức năng và các dịch vụ hệ sinh thái khác của đất ngập nước (bao
gồm: cung cấp, điều chỉnh, văn hóa và hỗ trợ) thì sẽ không thể có cái nhìn về hệ
sinh thái đất ngập nước như một thực thể hoàn chỉnh, trong đó, mọi thành phần có
mối quan hệ tác động qua lại khăng khít với nhau. Chẳng hạn, sông Tô Lịch trước
đây nối với sông Hồng nên mới có đủ nước để tạo nên một con sông có nước trong
xanh và du thuyền nhà vua mới căng buồm du ngoạn trên sông Tô được. Từ khi

sông Tô Lịch không được nước sông Hồng nuôi dưỡng, nó đã trở thành kênh dẫn
nước thải và mất luôn cả văn hóa vua du ngoạn và đua thuyền trên sông Tô.
Về chức năng cung cấp, phải có cá, sen và chim sâm cầm thì mới có văn
hóa làng chài, chim sâm cầm tiến vua và văn hóa ướp chè sen và trà đạo bằng chè
ướp nhụy hoa sen, v.v… Và cuối cùng là chức năng hỗ trợ, đất ngập nước làm
quay vòng chất dinh dưỡng gắn liền với chức năng tự làm sạch nước, đồng thời tạo
năng suất sơ cấp cho chuỗi thức ăn phức tạp của hồ Tây.
Một khía cạnh khác của chức năng điều chỉnh lại tác động đến văn hóa, như
hệ thống đê điều. Tác giả nghiên cứu cho rằng: “Cùng với nền văn minh lúa nước,
người dân Việt đã xây dựng hàng loạt công trình thủy lợi đồ sộ và hợp lý nhất”.
Nhưng lại có ý kiến khác:

17

Học giả Pháp Pierre Gourou vào đầu thế kỷ 20 từng viết: “Châu thổ sông
Hồng đã bị chết trong tuổi vị thành niên của nó”. Có thể nói từ thời Lê, đồng bằng
châu thổ sông Hồng đã chấm dứt giai đoạn phát triển tự nhiên của mình. Nó gần
như bị cắt đứt liên hệ với chính con sông từng tạo ra và nuôi dưỡng. Dòng nước
chứa nhiều phù sa của sông Hồng không còn tràn vào đồng bằng mà bị nhốt giữa
hai thân đê.
Do vậy, đáy sông không ngừng bị nâng cao, nhiều bãi cát giữa dòng và bãi
bồi được hình thành, đặc biệt đoạn từ Sơn Tây đến Nam Định. Đó là nguyên nhân
khiến từ đời này qua đời khác các con đê cứ phải được tôn tạo, đắp cao lên mãi.
Tiến sĩ địa chất thủy văn Tạ Hòa Phương, là người từ lâu quan tâm đến việc
nghiên cứu địa hình của đới đứt gãy sông Hồng, cũng như tình trạng đê sông Hồng
và những tác động của nó đến thủy văn của đồng bằng Bắc Bộ và vùng châu thổ
sông Hồng tại Hà Nội nói riêng, cũng có cùng quan điểm. Cách đây hơn 10 năm,
ông đã có ý kiến về việc nên bỏ bớt một số đoạn đê sông Hồng. Ông cho rằng:
“Việc đắp đê sông Hồng là quyết định đúng đắn thời kỳ đầu. Năm 1108, vào thời
Lý, con đê đầu tiên được đắp ở phường Cơ Xá chỉ có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành

Thăng Long. Những con đê thấp được đắp vào đời Trần (1225-1400) chỉ cốt giữ
cho nước không tràn vào đồng ruộng để kịp làm vụ chiêm, sau khi mùa màng thu
hoạch xong thì nước được tự do tràn vào đồng ruộng – một giải pháp có thể chấp
nhận được”.
Nhưng những con đê bề thế được đắp mới và tôn tạo trên hai bờ Nhị Hà
(sông Hồng) vào triều Lê Sơ (1428-1527) đã là sự can thiệp vào tự nhiên quá giới
hạn cho phép [Trương Thanh Huyền, Vũ Minh Hoa và Đặng Anh Tuấn, 2011].
Như vậy, ĐNN đã ăn sâu vào văn hóa của dân cư sống xung quanh, tạo nên
một thói quen không thể thiếu trong cuộc sống con người.
Một số nét khái quát về văn hóa đất ngập nước tại Việt Nam
Về văn hóa lúa nước ở khu vực Bắc Bộ
Các cuộc khảo cổ gần đây đã chứng minh sự tồn tại của con người trên lãnh
thổ Việt Nam từ thời đồ đã cũ (300.000 - 500.000 năm). Dân tộc Việt Nam được

×