Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật ở thành phố hồ chí minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay (qua k

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.6 KB, 5 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI- thế kỷ của nền kinh tế tri thức, một
thế kỷ bùng nổ thông tin và hội nhập kinh tế quốc tế, vì vậy không một dân tộc
nào có thể sống trong tình trạng phong bế về văn hóa. Đặc biệt, Việt Nam nằm
trong khu vực giao thoa giữa các nền văn minh phương Đông và phương Tây,
chịu sự tác động trực tiếp của các quan hệ quốc tế vừa phong phú, hấp dẫn, vừa
gay gắt, phức tạp hiện nay.
Trong quá khứ, Việt Nam bao giờ cũng sẵn sàng đón nhận những giá trị
văn hóa từ bốn phương. Chúng ta từng có khả năng hòa nhập quốc tế nhưng
không đánh mất mình. Nhờ ở tinh thần khoan dung và rộng mở, dân tộc ta đã tạo
được một bộ lọc tinh vi, thu hút được những gì tinh túy của các nền văn hóa
khác mà không bị đồng hóa. Ngày nay, khi toàn cầu hóa đang trở thành một xu
thế khách quan, đặc biệt là về kinh tế và công nghệ thì nguy cơ xói mòn bản sắc
dân tộc là rất lớn.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố công nghiệp trẻ, đất rộng, người
đông. Ngay từ buổi sơ khai, Sài Gòn đã là địa bàn chiến lược quan trọng nhất
của khu vực phía Nam, và cũng từ rất sớm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh đã
trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả vùng Nam Trung Bộ và
Nam Bộ, là cửa ngõ và đầu mối giao lưu quốc tế. Điều này có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với việc giao lưu văn hóa nghệ thuật ở trong và ngoài nước. Tuy
chỉ mới hơn 300 năm hình thành và phát triển, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh
đã có một nền văn hóa nghệ thuật phong phú, đa dạng, mang đậm đặc trưng
vùng đất phương Nam. Có được điều này, một mặt nhờ vào bản lĩnh kiên cường,
tinh thần phóng khoáng, năng động, sáng tạo và khoan dung vốn có của con
người nơi đây. Mặt khác, đó là kết qủa tích cực của qúa trình giao lưu, tiếp biến
và hoäi tụ những cái hay, cái đẹp, cái tiến bộ của các nền văn hóa khác nhau để
làm giàu thêm cho mình. Với vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu quốc tế, Thành
phố Hồ Chí Minh là nơi giao nhau của các luồng văn hóa và chịu ảnh hưởng
sớm, sâu sắc văn hóa phương Tây cả về mặt tích cực và lạc hậu nhưng cuối cùng
vẫn không bị hoà tan, biến sắc; trái lại, vẫn giữ được bản sắc, bản lĩnh, làm nên


một nền văn hóa mang đậm nét đặc trưng của văn hoùa nghệ thuật Thành phố
Hồ Chí Minh.
1
Trong những năm đổi mới gần đây, do tác động của cơ chế thị trường và ảnh
hưởng của xu thế toàn cầu hóa, hoạt động văn hóa nghệ thuật ở đây đã có những
bước chuyển biến rõ rệt. Sưï xâm nhập ồ ạt của các yếu tố ngoại sinh đã gây nên
sự kích thích để văn hóa nghệ thuật của Thành phố phát triển, tạo nên một nền văn
hóa nghệ thuật đa dạng màu sắc, mới lạ, sôi động và đầy hấp dẫn, đáp ứng nhu
cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng Thành phố. Nhưng, sự
mở cửa giao lưu, hội nhập không chỉ mang đến những mặt tích cực, thuận lợi,
mà còn gây nên không ít những trở ngại trên bước đường phát triển của nền văn
hóa dân tộc. Đó là, nguy cơ “lai căng”, "sùng ngoại",“ phương Tây hóa”, đánh
mất bản sắc dân tộc, coi thường và làm đứt gẫy truyền thống dân tộc. Các loại
hình nghệ thuật truyền thống như hát bội, cải lương, đờn ca tài tử một thời đã
được xem là "quốc hồn, quốc tuý", là đặc trưng của người dân sông nước phương
Nam đang ngày càng phai nhạt. Phải làm sao giữ được bản sắc văn hóa dân tộc lại
vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại mà không bị lai căng, không bị mất gốc là
vấn đề đặt ra hết sức bức thiết.
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: giao lưu văn hóa nghệ thuật là một
trong những hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển văn
hóa dân tộc. Trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, việc đẩy mạnh giao lưu văn hóa nghệ thuật đúng hướng sẽ
góp phần to lớn vào việc khẳng định bản sắc và bản lĩnh dân tộc, đồng thời là cơ
hội và điều kiện để chúng ta đổi mới và năng cao tính hiện đại và tính quốc tế
của văn hóa nghệ thuật Việt Nam nói chung và văn hóa nghệ thuật Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng.
Với ý nghĩa đó, tác giả luận văn chọn đề tài: “Giao lưu quốc tế về văn hóa
nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Qua
khảo sát lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn)” để thực hiện luận văn thạc sĩ của
mình, với mong muốn góp phần làm rõ những vấn đề đã nêu ở trên.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề giao lưu, kế thừa và tiếp biến văn hóa nói chung và văn hóa nghệ
thuật nói riêng đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu.
Có thể nêu lên một số chuyên khảo tiêu biểu sau: Giao lưu văn hóa đối với
sự phát triển văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay của PGS,TS Phạm Duy
Đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát
huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại của Phạm Minh Hạc, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội,1996; Văn học đổi mới và giao lưu văn hóa của Phan
2
Cự Đệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Giao lưu văn hóa người Việt ở
Bắc Bộ của tác giả Đỗ Lai Thuý (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ), 1998; 23
năm cuối của 300 năm Văn hóa nghệ thuật Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn, Nxb Văn nghệ, Sở Văn hóa - Thông tin
Thành phố Hồ Chí Minh,1998.
Ngoài ra, còn có một số bài đăng trên các Tạp chí Văn hóa nghệ thuật,
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam hay Báo Văn hóa như: Giao lưu văn hóa đối
ngoại với việc giữ gìn bản sắc dân tộc và hội nhập thế giới của tác giả Phạm
Xuân Sinh, Báo Văn hóa chủ nhật, số ra ngày 24-27/12/2004; “Văn hóa
nhân loại như một bầu trời đầy sao mà vì sao nào cũng lấp lánh” của Tiến sĩ
Phạm Quang Nghị - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, Báo Văn hóa, số ra
ngày 21-23/12/2004; Sẽ có nhiều đoàn nghệ thuật của Việt Nam ra nước
ngoài biểu diễn (Chu Thu Hằng), Báo Văn hóa, số ra ngày 10-12/2/2004;
Mỗi quoác gia cần đưa ra các biện pháp phát triển văn hóa của tác giả Chu
Thu Hằng, Báo Văn hóa, số ra ngày 21-23/9/2004. Về lĩnh vực nghệ thuật có:
Sân khấu Việt Nam với sân khấu Đông Nam Á - một cuộc hội nhập có ý nghĩa
tất yếu lịch sử của tác giả Trần Bảng, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 2/1997;
Tuồng trong mối quan hệ diễn xuất Đông Nam Á của tác giả Phan Ngọc, Tạp
chí Văn hóa nghệ thuật, số 11/1996; Thị hiếu đại chúng và ca khúc thịnh
haønh tại Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Minh Châu, Tạp chí Diễn
đàn văn nghệ Việt Nam, số 3/2003…

Như vậy, vấn đề giao lưu văn hóa nghệ thuật đã được rất nhiều nhà khoa
học và nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một luận
văn hay một luận án khoa học nào nghiên cứu về vấn đề giao lưu văn hóa
nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện
nay. Trên cơ sở tiếp nhận những kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, tác
giả luận văn sẽ cố gắng đi sâu tìm hiểu vấn đề giao lưu văn hóa nghệ thuật ở
Thành phố Hồ Chí Minh, để từ thực trạng đó tìm ra giải pháp cho lĩnh vực
này.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghieân cứu của luận văn
3.1. Mục đích: Trên cơ sở nhận diện rõ hơn về lý luận giao lưu văn hóa và
thực trạng giao lưu văn hóa nghệ thuật biểu diễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay, luận văn đề ra những phương hướng, giải pháp để nâng
3
cao chất lượng và hiệu quả giao lưu văn hóa nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố
Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Nhận thức toàn diện và sâu sắc hơn về giao lưu văn hóa nghệ thuật biểu diễn.
- Khảo sát, đánh giá quá trình giao lưu văn hóa nghệ thuật biểu diễn ở
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu qủa của giao
lưu văn hóa nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Quá trình giao lưu văn hóa nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu: Giao lưu văn hóa là một lĩnh vực rộng, bao gồm
nhiều lĩnh vực khác nhau. Luận văn chỉ hạn định trong giao lưu quốc tế về văn
hóa nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật bieåu diễn, bao gồm: Ca-múa-
nhạc, Sân khấu (Sân khấu truyền thống, Sân khấu kịch nói).
Thời gian nghiên cứu: Từ những năm 90 trở lại đây trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và dựa vào các quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc được thể hiện qua các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, các
Nghị quyết Hội nghị Trung ương và đặc biệt là Kết luận hội nghị lần thứ mười
Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX để định hướng tư tưởng cho việc thực
thi đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với
phương pháp lôgic và lịch sử. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích và tổng
hợp, phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn, so sánh để sáng tỏ mục tiêu và
nhiệm vụ của luận văn.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn góp phần nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về thực trạng giao
lưu văn hóa nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện
4
nay. Từ đó đề ra phương hướng, giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình giao lưu
văn hóa nghệ thuật hướng vào mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc với các đặc trưng dân tộc, hiện đại và nhân văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những người làm công việc
nghiên cứu văn hóa. Đồng thời là nguồn tài liệu thiết thực cho Bộ Văn hóa-
Thông tin, đặc biệt là Sở văn hóa-Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh tham khảo,
vâïn dụng vào quá trình thực thi, quản lý vấn đề giao lưu văn hóa nghệ thuật
trong thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương, 9 tiết.
5

×