Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

4) điều TRỊ NHIỄM TRÙNG TIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.14 KB, 7 trang )

ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG TIỂU
I. ĐỊNH NGHĨA
- Nhiễm trùng tiểu là hậu quả gây ra bởi sự xâm nhập của vi sinh vật vào nước tiểu và các mô của bất
cứ thành phần nào thuộc hệ thống tiết niệu từ lỗ niệu đạo đến vỏ thận.
Vi sinh vật gây nhiễm trùng tiểu bao gồm vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và vi nấm.
II. PHÂN LOẠI
1) Theo vị trí giải phẫu:
• Viêm bàng quang cấp
• Viêm niệu đạo cấp
• Viêm đài bể thận cấp
• Viêm đài bể thận mạn
• Viêm tiền liệt tuyến cấp
2)Theo bệnh đi kèm:
• Nhiễm trùng tiểu không phức tạp: viêm bàng quang cấp và viêm đài bể thận cấp thường ở phụ
nữ, không có dị tật hoặc bất thường hệ niệu, không có bệnh thận hoặc bệnh lí khác đi kèm có
thể làm dự hậu bệnh xấu thêm.
• Nhiễm trùng tiểu phức tạp: có bất thường cấu trúc hoặc chức năng hệ niệu, hoặc có bệnh lí đi
kèm làm xấu dự hậu nhiễm trùng tiểu: nhiễm trùng tiểu trên bệnh nhân đái tháo đường, trên
bệnh nhân có tắc nghẽn hệ niệu hoặc có dị tật đường tiểu, trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch,
trên phụ nữ mang thai, hoặc trên bệnh nhân có làm thủ thuật hệ niệu (đặt thông tiểu lưu, hoặc
các thủ thuật xâm lấn khác như soi bang quang,…)
3)Theo triệu chứng nhiễm trùng tiểu:
• Nhiễm trùng tiểu có triệu chứng
• Nhiễm trùng tiểu không triệu chứng
4)Theo tính tái phát:
• Nhiễm trùng tiểu lần đầu
• Nhiễm trùng tiểu tái phát
III) DỊCH TỄ HỌC
• Nhiễm trùng thường gặp, chiếm 0,4% các trường hợp nhập viện
• 2 đỉnh của nhiễm trùng tiểu: nữ 20-29 tuổi, và sau 50 tuổi đối với cả hai giới
• Ở trẻ em, nhiễm trùng tiểu thường gặp ở phái nam hơn nữ (tỉ lệ nhiễm trùng tiểu ở trẻ nhũ nhi


là 1%, trong đó nam:nữ là 4:1)
• Tỉ lệ nhiễm trùng tiểu ở phái nữ tăng dần theo tuổi, và sau 5 tuổi, nhiễm trùng tiểu ở nữ nhiều
hơn nam
• 20% nữ từ 20-64 tuổi có ít nhất 1 lần nhiễm trùng tiểu trong cuộc đời
• Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, tỉ lệ nhiễm trùng tiểu cao 50 lần hơn nam giới
• Nhiễm trùng tiểu không triệu chứng ở phụ nữ mang thai thay đổi từ 3-10%
III. NGUYÊN NHÂN
• Nhiễm trùng tiểu mắc phải trong cộng đồng: 85% là Escherichia coli, 5-10% do
Staphylococcus saprophyticus, một số ít do trực trùng đường ruột như Proteus mirabilis,
Klebsiella, hoặc cầu trùng Enterococcus, …
• Viêm niệu đạo cấp: thường liên quan bệnh lây truyền qua đường tình dục, do Chlamydia
trachomatis, Lậu cầu, Herpes simplex virus type II, E. Coli.
• Nhiễm trùng tiểu mắc phải trong bệnh viện: Pseudomonas, Klebsiella
• Nhiễm trùng tiểu liên quan thông tiểu: 22% trường hợp do nấm.
• Nhiễm trùng tiểu trên bệnh nhân có sỏi san hô thận: Proteus mirabilis
IV) YẾU TỐ NGUY CƠ
• Bế tắc đường tiểu
• Bệnh thận trào ngược
• Lớn tuổi
• Giới nữ
• Thủ thuật hệ niệu
• Suy giảm miễn dịch
• Thai kì
V). CHẨN ĐOÁN
a). Triệu chứng cơ năng:
• Viêm bàng quang cấp:
• hội chứng niệu đạo cấp bao gồm tiểu gắt buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu gấp. Ngoài ra còn có
triệu chứng đau hạ vị, 1/3 trường hợp có tiểu máu
• Viêm niệu đạo cấp:
• triệu chứng của hội chứng niệu đạo cấp. Ở nam có thể có triệu chứng giot mủ chảy ra

từ lỗ sáo vào buổi sáng.
• Viêm đài bể thận cấp:
• các triệu chứng của viêm bàng quang cấp, kèm sốt, đau hông lưng một hoặc hai bên.
• Viêm đài bể thận mạn:
• tiền căn bệnh nhân có các đợt viêm đài bể thận cấp tái đi tái lại. Giai đoạn trễ biểu hiện
triệu chứng suy thận mạn
• Nhiễm trùng tiểu liên quan catheter:
• triệu chứng lâm sàng: sốt, lơ mơ, ngủ gà, đau hông lưng, triệu chứng của hội chứng
niệu đạo cấp, trên bệnh nhân đang đặt thông tiểu lưu hoặc đã rút thông tiểu trong vòng
48 giờ, sau khi đã loại trừ các ổ nhiễm trùng khác.
b). Triệu chứng thực thể:
• Ấn đau vùng hông lưng
• Nghiệm pháp rung thận (+)
• Dấu hiệu hố thắt lưng đầy
• Nếu nghi ngờ viêm tiền liệt tuyến cấp: thăm trực tràng tiền liệt tuyến ấn đau
• Khám lỗ tiểu đỏ: gợi ý viêm niệu đạo cấp
VI). Cận lâm sàng .
1. TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU
• Chỉ định:
• Có triệu chứng gợi ý chẩn đoán nhiễm trùng tiểu trên lâm sàng.
• Không thực hiện tổng phân tích nước tiểu thường quy để tầm soát nhiễm trùng tiểu
không triệu chứng
• Mẫu nước tiểu làm xét nghiệm:
• Nước tiểu giữa dòng
• Lấy nước tiểu qua thông tiểu: trong trường hợp bệnh nhân bí tiểu, hoặc nguy cơ cao
dây nhiễm chất tiết của đường sinh dục (vd. hậu sản), đặt thông tiểu Nelaton và lấy mẫu
nước tiểu làm xét nghiệm
• Kết quả gợi ý nhiễm trùng tiểu khi tổng phân tích nước tiểu có bạch cầu và nitrite
• Xét nghiệm que nhúng nước tiểu dương tính với bạch cầu khi bạch cầu nước tiểu >10/µL (nhạy
25%, đặc hiệu 99%)

• Tiểu bạch cầu trên bệnh nhân đang đặt thông tiểu không nhất thiết là nhiễm trùng tiểu (IIA)
• Bệnh nhân đặt thông tiểu lưu có sốt, bạch cầu nước tiểu âm tính ít nghĩ nhiễm trùng tiểu (IIA)
• Xét nghiệm que nhúng nước tiểu dương tính với nitrite:
• Hiện diện vi khuẩn tiết men nitrate reductase chuyển nitrate trong thức ăn thành nitrite. Độ đặc
hiệu 90-95%
• Xét nghiệm âm tính nếu vi khuẩn không tiết men nitrate reductase (Staphylococcus spp,
Enterococcus spp, Pseudomonas aeruginosa), chế độ ăn ít đạm, hoặc bệnh nhân dùng thuốc lợi
tiểu
• Que nhúng dương tính với bạch cầu hoặc nitrite: nhạy 50%, đặc hiệu 96.9% trong chẩn đoán
nhiễm trùng tiểu
• Que nhúng dương tính với cả bạch cầu và nitrite: nhạy 12.5%, đặc hiệu 100% trong chẩn đoán
nhiễm trùng tiểu (Bachmann 1993)
2). CẤY NƯỚC TiỂU
• Chỉ định:
• Chẩn đoán nhiễm trùng tiểu có triệu chứng.
• Chẩn đoán nhiễm trùng tiểu không triệu chứng ở phụ nữ mang thai và bệnh nhân trước
ghép thận, trước thủ thuật hệ niệu.
• Theo dõi điều trị trong trường hợp nhiễm trùng tiểu phức tạp
• Tuy nhiên, không cần cấy nước tiểu để chẩn đoán viêm bàng quang cấp không phức tạp
lần đầu ở phụ nữ trẻ.
• Mẫu nước tiểu làm xét nghiệm:
• Nước tiểu giữa dòng
• Lấy nước tiểu qua thông tiểu
• Lấy nước tiểu qua thông tiểu lưu hoặc thông bàng quang trên xương mu
• Lấy nước tiểu qua chọc bang quang trên xương mu .
 Lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm qua thong tiểu
• Rửa tay bẳng dung dịch sát khuẩn
• Kẹp phía dưới chổ lấy nước tiểu
• Sát trùng chổ lấy mẫu bằng cồn 70
• Hút 5 -10 ml nước tiểu

• Đựng nước tiểu trong lọ vô trùng
• Sát trùng chổ lấy mẫu bằng cồn 70
• Tháo kẹp
• Xét nghiệm ngay < 2 giờ
Chẩn đoán nhiễm trùng tiểu có triệu chứng:
• Khi có ít nhất 10
3
khúm vi khuẩn/mL và 1 loại vi khuẩn đối với mẫu nước tiểu giữa
dòng
• Ít nhất 10
3
khúm vi khuẩn/mL và ≥1 loại vi khuẩn đối với mẫu nước tiểu lấy qua thông
tiểu hoặc thông bàng quang
• Ít nhất 1 khúm vi khuẩn/mL với lấy nước tiểu qua chọc bàng quang trên xương mu
Chẩn đoán nhiễm trùng tiểu không triệu chứng:
• ít nhất 10
5
khúm vi khuẩn/mL và 1 loại vi khuẩn qua 1 lần cấy nước tiểu giữa dòng với
nam, và 2 lần cấy nước tiểu với nữ
• ít nhất 10
5
khúm vi khuẩn/mL và 1 loại vi khuẩn qua 1 lần cấy nước tiểu rút qua thông
tiểu đối với nam và nữ
3). XÉT NGHIỆM KHÁC
• Nhuộm Gram nước tiểu: trong chẩn đoán nhiễm trùng tiểu có triệu chứng, thấy 1 vi
khuẩn/quang trường kính dầu, nước tiểu tươi (nhạy 91.7%, đặc hiệu 89.2%) (Bachmann 1993)
• Cấy máu: chỉ định trong viêm đài bể thận cấp, viêm tiền liệt tuyến cấp để chẩn đoán nhiễm
trùng huyết
Xột nghim sinh húa: cụng thc mỏu (bch cu tng ch yu a nhõn trung tớnh), CRP tng,
procalcitonin tng

Xột nghim hỡnh nh hc: nhm tỡm yu t nguy c, v bin chng ca nhim trựng tiu
Chn oỏn nhim trựng tiu .
PCT < 0.5 ng/ml
Khụng sepsis
NT khu trỳ ?
PCT c o sm < 6 gi NT?
o li sau 6-24 gi .
t nguy cụ sepsis naởng
PCT > 0.5 vaứ < 2ng/ml
Cú th sepsis, nờn loi nhng trng hp tng PCT khỏc cú nguy c sepsis nng theo
dừi LS & kim tra PCT trong vũng 6-24 gi .
PCT> 2 vaứ < 10 ng/ml
Sepsis.
Rt nhiu Nguy c Sepsis nng .
PCT > 10 ng/ml
Sepsis naởng hay choựang NT
VII). IU TR
Nguyờn tc iu tr:
Khỏng sinh
Gii quyt yu t nguy c NTT
Can thip ngoi khoa khi cn
La chn khỏng sinh ban u da trờn:
Tớnh nhy cm ca vi trựng (cú th khỏc nhau gia cỏc bnh vin)
Sc khỏng ca bnh nhõn
Khỏng sinh thi qua thn. a s khỏng sinh thi qua thn, nhng ch cú Tetracyclin,
TMP/SMX, Flouroquinolone n c tin lit tuyn
Khỏng sinh ớt c
R tin
ng dựng:
Nhim trựng tiu khụng phc tp, lõm sng n nh cú th dựng ng ung.

Nhim trựng tiu trờn bnh nhõn suy gim min dch, ỏi thỏo ng, cú bin
chng nhim trựng huyt: khỏng sinh dit khun ng tnh mch.
Viờm bng quang cp khụng phc tp ph n tr:
Khỏng sinh ng ung, vi phỏc ngn ngy v di ngy
Phỏc ngn ngy: 3-5 ngy:
Nitrofurantoin 100mg ung 2 ln/ngy trong 5 ngy (IA)
TMP/SMX 160/800 ung 2 ln/ngy trong 3 ngy (khụng s dng nu t l vi trựng khỏng
thuc >20%) (IA)
Flouroquinolone ung
Phỏc kộo di: 14 ngy vi TMP/SMX hoc Flouroquinolone trong trng hp triu chng kộo di
vi phỏc ngn ngy
Khụng s dng phỏc ngn ngy cho cỏc trng hp cú nguy c nhim trựng sõu:
Gii nam, vi nguy c nhim trựng tin lit tuyn
Viờm i b thn cp rừ
Triu chng kộo di trờn 7 ngy
• Bệnh nhân nguy cơ cao nhiễm trùng kháng thuốc
• Ampicillin và amoxicillin không dùng như kháng sinh ban đầu trong điều trị nhiễm trùng tiểu
không phức tạp ở phụ nữ vì tỉ lệ kháng thuốc cao.
• BV Nhân dân Gia Định (1996) trên 90% E. coli kháng TMP/SMX
Viêm đài bể thận cấp không phức tạp ở phụ nữ trẻ
• Kháng sinh đường tĩnh mạch ban đầu, chuyển sang dạng uống khi bệnh nhân hết sốt ít nhất 24
giờ (thường trong 72 giờ điều trị), thời gian 14 ngày
• Kháng sinh lựa chọn:
• TMP/SMX (không sử dụng nếu tỉ lệ vi trùng kháng thuốc >20%)
• Flouroquinolone
• Gentamycin
• Cephalosporin thế hệ 2, 3
• Aztreonam
• Ticarcillin/clavulanate
• Piperacillin/tazobactam

• Imipenem/cilastatin
• Ampicillin, vancomycin nếu có bằng chứng nhiễm trùng gram dương
• Nhiễm trùng tiểu phức tạp:
• Kháng sinh ban đầu:
• Fluoroquinolones
• Aminopenicillin plus a Β-lactam inhibitor (BLI)
• Cephalosporin (thế hệ 2 hoặc 3)
• Aminoglycoside
• Trường hợp nặng hoặc thất bại với điều trị kháng sinh ban đầu:
• Fluoroquinolone (nếu không dùng từ đầu)
• Piperacillin+tazobactam
• Cephalosporin thế hệ 3
• Carbapenem
• Thời gian: 7-14 ngày, có thể kéo dài đến 21 ngày đến khi bệnh nhân có đáp ứng.
• Điều trị các yếu tố làm phức tạp nhiễm trùng tiểu: kiểm soát đường huyết, giải quyết tắc nghẽn
hệ niệu, …
Nhiễm trùng tiểu tái phát ở phụ nữ:
• Điều trị kháng sinh kéo dài 2 tuần, xét nghiệm hình ảnh học tìm bất thường hệ niệu.
• Phòng ngừa nhiễm trùng tiểu tái phát ở phụ nữ:
• Chỉ khởi động điều trị phòng ngừa sau khi đã điều trị khỏi nhiễm trùng tiểu, với cấy nước tiểu
âm tính ít nhất 1-2 tuần
• Kháng sinh phòng ngừa mỗi ngày trong 6-12 tháng dành cho phụ nữ nhiễm trùng tiểu tái phát
≥2 lần/6 tháng hoặc ≥3 lần/12 tháng.
• Phụ nữ nhiễm trùng tiểu liên quan giao hợp: kháng sinh uống sau giao hợp thay vì mỗi ngày
• Khuyến cáo estrogen bôi âm đạo cho nhiễm trùng tiểu tái phát ở phụ nữ mãn kinh
• Phụ nữ có thai với nguy cơ nhiễm trùng tiểu tái phát: nitrofurantoin hoặc cephalexin liên tục
hoặc dự phòng sau giao hợp, trừ 4 tuần cuối thai kì
Liều KS : 1/4 lieàu KS thường dùng .
Nhiễm trùng tiểu ở nam giới:
• < 50 tuổi: nên điều trị ít nhất 14 ngày.

• > 50 tuổi: nếu kèm viêm tiền liệt tuyến cấp, điều trị ít nhất 4-6 tuần, có thể đến 12 tuần
• Kháng sinh:
• TMP/SMX
• Trimethoprim
• Flouroquinolone
Nhiễm trùng tiểu không triệu chứng:
• Chỉ định điều trị: phụ nữ có thai, trước phẫu thuật đường tiết niệu, trước ghép thận, bệnh nhân
giảm bạch cầu hạt.
• Ở phụ nữ có thai điều trị 7 ngày với Amoxicillin 250-500mg uống 3 lần/ngày, hoặc caphalexin
250mg uống 4 lần/ngày, hoặc TMP/SMX (tránh dùng lúc gần sinh).
Viêm niệu đạo cấp:
• Doxycillin 100mg uống 2 lần/ngày hoặc azithromycin 1g uống liều duy nhất. Nếu nhiễm lậu
cầu có thể dùng ceftriaxone, cefixime, flouroquinolone
Viêm tiền liệt tuyến cấp:
• TMP/SMX 160/800 uống 2 lần/ngày, hoặc flouroquinolone. Thời gian điều trị ít nhất 4-6 tuần,
có thể kéo dài đến 12 tuần.
Nhiễm trùng tiểu ở bệnh nhân đang đặt thông tiểu lưu.
• Nên rút thông tiểu nếu được.
• Kháng sinh 7 ngày nếu đáp ứng, có thể kéo dài 10-14 ngày
• Levofloxacin x 5 ngày cho trường hợp nhiễm trùng tiểu không có dấu hiệu nặng
• Hoặc phác đồ kháng sinh 3 ngày dành cho bệnh nhân dưới 65 tuổi, không có triệu chứng nhiễm
trùng toàn thân, và đã rút catheter.
• Nhiễm trùng tiểu do nấm candida: ở người khỏe mạnh có thể thay catheter, ngưng kháng sinh,
không dùng thuốc chống nấm. Tuy nhiên trên người suy giảm miễn dịch, nhiễm nấm từ đường
tiểu có thể lan toàn thân.
• Sử dụng kháng nấm: Fluconazole 200mg trong ngày đầu và 100mg/ngày trong 4 ngày kế tiếp.
• Có thể cần tưới rửa bàng quang với Amphoterricin B (50mg/100 mL nước tiệt trùng) trong 5
ngày qua thông 3 nòng, hoặc dùng Amphoterricin B tĩnh mạch liều thấp (0,3mg/kg liều duy
nhất truyền tĩnh mạch), hoặc Amphotericin B và/hoặc 5-flourocytosine tĩnh mạch.
Theo dõi bệnh nhân

• Lâm sàng: đáp ứng điều trị: bệnh nhân hết sốt, hết tiểu gắt buốt.
• Cận lâm sàng: cấy nước tiểu sau 1 tuần điều trị để đánh giá đáp ứng với kháng sinh chỉ định
trong nhiễm trùng tiểu phức tạp.
…HẾT…

×