Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.48 KB, 5 trang )
Hướng mới điều trị mụn trứng cá
Mụn trứng cá là bệnh lý ngoài da thông thường, nhưng ảnh
hưởng khá lớn đến diện mạo, tâm lý của bệnh nhân, gây cho họ cảm
giác bối rối, mất tự tin khi giao tiếp. Đâu là nguyên nhân và cách điều
trị thế nào?
Theo các tài liệu nghiên cứu về bệnh học, nguyên nhân chính hình
thành nhân mụn trứng cá là sự tăng tiết bã nhờn. Sự bài tiết này chịu ảnh
hưởng trực tiếp của hormon sinh dục nam Androgen (hormon này được tiết
ra ở cả cơ thể phụ nữ).
Khi hormon này hoạt động mạnh sẽ kích thích các tuyến bã nhờn tăng
tiết, đào thải chất bã ra ngoài. Các chất bụi bẩn, các tế bào bị ức chế (do da
bị sừng hóa)… khiến miệng lỗ chân lông bị bịt kín nên chất bã nhờn tiết ra
không đào thải kịp.
Thêm vào đó, tác động của vi khuẩn có sẵn trong nang lông tuyến bã
(P.acnes) kèm theo bội nhiễm của một số vi khuẩn khác như: tụ cầu,
P.ovale… gây nên tình trạng mụn mủ, mụn bọc với biểu hiện sưng nóng, đỏ
đau.
Trường hợp không bị nhiễm trùng sẽ tạo thành mụn đầu trắng bị bịt
kín. Khi mụn đầu trắng bị hở ra bên ngoài và gặp hiện tượng oxy hóa thì
phần ngoài của nhân mụn sẽ trở thành màu đen, nên gọi là mụn đầu đen.
Một số yếu tố làm bệnh trứng cá nặng thêm là thần kinh (stress, mất
ngủ…), thay đổi nội tiết (kỳ kinh nguyệt…), rối loạn tiêu hoá (táo bón), ăn
đồ cay nóng, uống rượu bia nhiều…
Kết hợp với việc chăm sóc da không đúng cách như thói quen nặn
mụn, sử dụng mỹ phẩm không hợp với da và đặc biệt là việc lạm dụng chế
phẩm bôi ngoài da chứa Corticoid (như Dexamethasol, Betamethazol…)
cũng là một nguyên nhân.