Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề Cương HK II sử 8 ( Phiên bản 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.94 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG HÓA ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HK II
TRƯỜNG PTCS THANH Môn Lịch Sử 8: Thời gian: 45 phút
Năm học 2010 - 2011
Ngày soạn:
Ngày kiểm tra:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thúc
- Đánh giá khả năng ghi nhớ và phân tích được những kiến thức cơ bản về giai đoạn
lịch sử Việt Nam từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược đến khi Nguyễn Tất Thanh ra
đi tìm đường cứu nước.
2. Kĩ năng:
- HS có kĩ năng khái quát, vận dụng làm bài tập.
3. Thái độ:
- HS có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, tự giác trong học tập.
II. HÌNH TH ỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Tự luận.
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
1. Cuộc kháng
chiến chống TDP
1858 – 1873
Cuộc đấu
tranh của
nhân dân nam
kì chống TDP
xâm lược
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ.
Số câu 1


Số điểm 2đ
Tỉ lệ: 100%
Số câu
Điểm
2đ=20%
2. Kháng chiến
lan rộng ra toàn
quốc.
Biết được thái
độ cương
quyết chiến
đấu đến cùng
của nhân dân.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ.
Số câu 2
Số điểm 2đ
Tỉ lệ: 100%
Số câu
Điểm
2đ=20%
3. Cuộc kháng
chiến chống TDP
1858 – 1873
Nêu được
những diễn
biến chính
của chiến sự ở
Trình bày

được thái độ
bạc nhược của
triều đình Huế
Gia Định năm
1859
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ.
Số câu 1/2
Số điểm 2,5đ
Tỉ lệ: 83%
Số câu 1/2
Số điểm 0,5đ
Tỉ lệ: 17%
Số câu
Điểm
3đ=30%
4. Chính sách
khai thác thuộc
địa của TDP
Nêu được các
giai cấp mới
hình thành
Giải thích
được thái độ
cách mạng
của các giai
cấp
Số câu
Số điểm

Tỉ lệ.
Số câu 1/2
Số điểm 1đ
Tỉ lệ: 67%
Số câu 1/2
Số điểm 0,5đ
Tỉ lệ: 33%
Số câu
Điểm
1,5đ=15
%
5. Phong trào yêu
nước đầu TK XX
Thấy được
điểm mới con
đường cứu
nước của
Nguyễn Tất
Thành
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ.
Số câu 5
Số điểm 1,5đ
Tỉ lệ: 100%
Tổng số câu 5
Tổng số điểm 10
Tí lệ 100%
Số câu 2+1/2
Số điểm 7,5đ

75%
Số câu 1/2
Số điểm 0,5đ
5%
Số câu 1
Số điểm 1,5đ
15%
Số câu 1/2
Số điểm 0,5đ
5%
Số câu 5
Điểm 10đ
100%
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 điểm) Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân
dân Nam Kì (1859 – 1873)?
Câu 2: (2 điểm) Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng
thực dân Pháp như thế nào?
Câu 3: (3 điểm) Chiến sự ở Gia Định năm 1859 diễn ra như thế nào ? Em có nhận xét
gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế ?
Câu 4: (1,5 điểm) Cùng với sự phát triển của đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới nào đã
xuất hiện ? Thái độ của họ đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao
họ lại có thái độ như vậy ?
Câu 5: (1,5 điểm) Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với
những nhà yêu nước chống Pháp trước đó ?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ
Câu 1: (2 điểm)
- Nhân dân Nam Kì nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp. Họ nổi lên khởi nghĩa
khắp nơi. (0,5 điểm)
- Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre,

Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên với những lãnh tụ nổi tiếng như
Trương Quyền, Phan Liêm, Phan Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu
Huân….Trong số đó, nhiều người thà chết chứ không chịu hợp tác với giặc; lại có
người dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp,Phan
Văn Trị…. (1,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
- Phong trào chống Pháp của nhân dân phát triển mạnh hơn . (0,5 điểm)
- Nhiều sĩ phu văn thân là quan lại triều đình ở các địa phương đã phản đối triều đình
đầu hàng. Đây chính là cơ sở để phe chủ chiến trong triều đình Huế do Tôn Thất
Thuyết cầm đầu mạnh tay hành động. (1,5 điểm)
Câu 3: (3 điểm)
- Ngày 17-2-1859 thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự
yếu ớt rồi tan rã, mặc dù có nhiều binh khí, lương thực. (0,5 điểm)
- Tình hình Pháp gặp nhiều khó khăn.Quân ít lại bị các toán nghĩa binh tấn công. (0,5
điểm)
- Trong khi đó quân triều đình chủ trương phòng ngự bị động, Không tấn công Pháp.
(0,5 điểm)
- Khi có thêm viện binh, ngày 24-2-1861 quân Pháp đánh chiếm Đại đồn Chí Hoà.
Sau đó lần lượt đánh chiếm Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long. (0,5 điểm)
- Ngày 5-6-1862 triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất nhường cho Pháp nhiều
quyền lợi. (0,5 điểm)
* Nhận xét: Triều đình không có quyết tâm chống giặc, chống cự yếu ớt chỉ “ thủ hiểm”
ở Đại đồn ( Chí Hoà). (0,5 điểm)
Câu 4: (1,5 điểm)
- Tầng lớp Tư sản: Thoả hiệp với đế quốc. Họ yếu ớt vế kinh tế và chính trị, họ chỉ
mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ làn ăn sinh sống, chứ chưa tỏ thái độ
hưởng ứng các cuộc vận động đấu tranh giải phóng dân tộc. (0,5 điểm)
- Tầng lớp Tiểu tư sản: Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia cuộc vận động cứu nước
đầu thế kỉ XX. Vì đời sống của họ dễ chịu hơn nông dân, công nhân nhưng bấp bênh.
(0,5 điểm)

- Giai cấp công nhân: Có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến. Họ
là giai cấp vô sản bị áp bức bóc lột nặng nhất. (0,5 điểm)
Câu 5: (1,5 diểm)
- Các nhà yêu nước trước như Phan Bội Châu sang phương Đông như Nhật Bản,
Trung Quốc xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp và chủ trương bạo động để đánh đuổi
Pháp. (0,5 điểm)
- Phan Chu Trinh thì chủ trương đấu tranh bằng phương pháp cải lương. (0,25 điểm)
- Nguyễn Tất Thành sang phương tây nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng có kinh tế,
khoa học kĩ thuật phát triển. Trong quá trình đó Người bắt gặp chân lý cứu nước của
chủ nghĩa Mác-Lê nin đi theo con đường của cách mạng tháng Mười Nga. Đây là con
đường cứu nước đúng đắn vì nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. (0,75 điểm)
Tân Liên, ngày 16/03/2011
Nhóm ra đề
PTCS Thanh + THCS Tân Thành

×