Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

hiệu quả đối kháng với vi khuẩn erwinia sp gây bệnh thối gốc trên lúa của một số nông dược và vi khuẩn vùng rễ trong điều kiện in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 47 trang )









DANH TUẤN





HIỆU QUẢ ĐỐI KHÁNG VỚI VI KHUẨN ERWINIA SP.
GÂY BỆNH THỐI GỐC TRÊN LÚA CỦA MỘT SỐ
NÔNG DƯỢC VÀ VI KHUẨN VÙNG RỄ
TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT







TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Cần Thơ, 2013




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





Luận văn tốt nghiệp kỹ sư
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT




Tên đề tài:


HIỆU QUẢ ĐỐI KHÁNG VỚI VI KHUẨN ERWINIA SP.
GÂY BỆNH THỐI GỐC TRÊN LÚA CỦA MỘT SỐ
NÔNG DƯỢC VÀ VI KHUẨN VÙNG RỄ
TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO





Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. Trần Vũ Phến Danh Tuấn
MSSV: 3093417
Lớp: BVTV K35






Cần Thơ, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Chứng nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ Thực vật với đề tài:


“HIỆU QUẢ ĐỐI KHÁNG VỚI VI KHUẨN
ERWINIA SP. GÂY BỆNH THỐI GỐC TRÊN LÚA
CỦA MỘT SỐ NÔNG DƯỢC VÀ VI KHUẨN
VÙNG RỄ TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO”



Do sinh viên Danh Tuấn thực hiện

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp




Cần Thơ, ngày tháng 10 năm 2013
Cán bộ hướng dẫn



TS. Trần Vũ Phến


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo
vệ Thực vật với tên:

“HIỆU QUẢ ĐỐI KHÁNG VỚI VI KHUẨN
ERWINIA SP. GÂY BỆNH THỐI GỐC TRÊN LÚA
CỦA MỘT SỐ NÔNG DƯỢC VÀ VI KHUẨN
VÙNG RỄ TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO”


Do sinh viên Danh Tuấn thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:




Luận văn tốt nghiệp hội đồng đánh giá ở mức:



DUYỆT KHOA Cần Thơ, ngày tháng 10 năm 2013



Chủ tịch Hội Đồng

i

LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
I. LƯỢC SỬ
Họ và tên: DANH TUẤN Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 11/01/1988 Nơi sinh: Cờ Đỏ - Cần Thơ
Quê quán: Ấp thới thạnh, Xã thới xuân, Huyện Cờ Đỏ, TP CT
Dân tộc: khmer Tôn giáo: Phật
Chổ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Số nhà 822 Ấp Thới thạnh, Xã Thới Xuân
Huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 01634509740
Cha: Danh Sách Sinh năm: 1950
Mẹ: Đào thi Trọng Sinh năm: 1953
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Từ năm 1996-2001 học tại Trường tiểu học Thới Đông
Từ năm 2001-2004 học tại Trường PTTH Hà Huy Giáp
Từ năm 2004-2005 học tại Trường THCS Thới Đông

Từ năm 2005-2008 học tại Trường PTTH Dân tộc Nội Trú, Quận Ô Môn T.p Cần
Thơ
Từ năm 2009-2013 học trường Đại học Cần Thơ.





ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và thầy hướng dẫn,
các số liệu kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa
được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây.


Người thực hiện



Danh Tuấn
iii

LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Cha, Mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của các con. Những người
thân đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Thành kính ghi ơn,
Thầy Trần Vũ Phến đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực hiện và hoàn thành luận văn này.

Cô cố vấn học tập Lê thị Ngọc Xuân đã giúp đỡ, động viên em trong suốt
khóa học.
Quý thầy cô trong khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học
Cần Thơ đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian học tại trường.
Chân thành biết ơn,
Anh Huỳnh Văn Nghi và các anh chị trong bộ môn Bảo vệ Thực vật đã đóng
góp những ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt thí nghiệm.
Thành thật cảm ơn,
Cảm ơn bạn Nguyến Tuấn Anh, Nguyễn Trần Quang và Nguyễn Quốc Phong cùng
các bạn lớp Bảo vệ Thực vật K35 đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài

Trân trọng!

Danh Tuấn




iv

MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lược sử cá nhân i
Lời cam đoan ii
Lời cảm tạ iii
Mục lục iv
Danh sách chữ viết tắt vii
Danh sách bảng viii
Danh sách hình ix
Tóm lược x

Mở đầu 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 Những đặc tính chung của vi khuẩn Erwinia sp 2
1.1.1. Sơ lược các nguyên cứu về vi khuẩn Erwinia sp 2
1.2. Sơ lược các tác nhân thử đối kháng trong phòng thí nghiệm 4
1.2.1. Các nông dược sử dụng trong phòng thí nghiệm 4
1.2.1.1.LUSATEX 5SL 4
1.2.1.2.AVALON 8WP 5
1.21.3.STANER 2WP 5
1.21.4.ANTI - Xo 200WP 6
1.2.1.5.Agofast.80WP 7
1,21.6.Kasumin.2L (HokkoChemin Co,Ltd.) 7
1.2.1.7.Stepguard 200TB 8
v

1.2.2. Đặc điểm vi khuẩn thuộc chi Bacillus 9
1.2.2.1.Bacillus amyloliquefaciens 10
1.2.2.2.Brevibacillus brevis 11
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 12
2.1 Phương tiện 12
2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm 12
2.1.2 Vật liệu và thiết bị 12
2.1.3 Dụng cụ thí nghiệm 12
2.2 Phương pháp 13
2.2.1 Hiệu quả ức chế đối với dòng vi khuẩn Erwinia sp. -1 gây bệnh thối gốc
thân lúa của một số nông dược và vi khuẩn vùng rễ 14
* Bố trí thí nghiệm 14
* Tiến hành thí nghiệm 15
* Ghi nhận chỉ tiêu 15
2.2.2 Hiệu quả ức chế đối với dòng vi khuẩn Erwinia sp. -2 gây bệnh thối gốc

thân lúa của một số nông dược và vi khuẩn vùng rễ 15
* Tiến hành thí nghiệm 15
2.2.3 Hiệu quả ức chế đối với dòng vi khuẩn Erwinia sp. -3 gây bệnh thối gốc
thân lúa của một số nông dược và vi khuẩn vùng rễ 15
* Tiến hành thí nghiệm 15
2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU 15
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
3.1 Phân lập vi khuẩn Erwinia sp. từ mẫu lúa nhiễm bệnh thối thân từ An Giang
và Cần Thơ 16
vi

3.2 Hiệu quả ức chế đối với dòng vi khuẩn Erwinia sp 1 gây bệnh thối gốc thân
lúa của một số nông dược và vi khuẩn vùng rễ 18
3.3 Hiệu quả ức chế đối với dòng vi khuẩn Erwinia sp 2 gây bệnh thối gốc thân
lúa của một số nông dược và vi khuẩn vùng rễ 20
3.4 Hiệu quả ức chế đối với dòng vi khuẩn Erwinia sp 3 gây bệnh thối gốc thân
lúa của một số nông dược và vi khuẩn vùng rễ 23
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 27
4.1 Kết luận 27
4.2 Đề nghị 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
PHỤ CHƯƠNG














vii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

GSTN Giờ sau thí nghiệm
N1 Nồng độ khuyến cáo
N2 Nồng độ gấp đôi khuyến cáo
Er J85 Erwinia ssp J85
Er OM4219 Erwinia ssp OM4219
Ba10
6
Bacillus amyloliquefaciens mật số 10
6
cfu/ ml
Ba10
8
Bacillus amyloliquefaciens mật số 10
8
cfu/ ml
Bre10
6
Brevibacillus brevis mật số 10
6
cfu/ml
Bre10

8
Brevibacillus brevis mất số10
8
cfu /ml












viii

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1.1 Các nghiệm thức trong thí nghiệm 14
Bảng 3.1 Bán kính vùng vi khuẩn Erwinia sp. - 1 bị ức chế (mm) qua các thời điểm
sau khi thử nghiệm 19
Bảng 3.2 Bán kính vùng vi khuẩn Erwinia sp. - 2 bị ức chế (mm) qua các thời điểm
sau khi thử nghiệm 22
Bảng 3.3 Bán kính vùng vi khuẩn Erwinia sp. - 3 bị ức chế (mm) qua các thời điểm
sau khi thử nghiệm 25
















ix

DANH SÁCH HÌNH

Hình 3.1 Vi khuẩn Erwinia sp. -1 (nhuộm chiên mao) 16
Hình 3.2 Vi khuẩn Erwinia sp. -2 (nhuộm chiên mao) 17
Hình 3.3 Vi khuẩn Erwinia sp. -3 (nhuộm chiên mao) 17
Hình 3.4 Kết quả in vitro ở thời điểm 48 giờ sau thử nghiệm, cho thấy Starner
20WP, Avalon 8WP và Stepguard có tác động ức chế trực tiếp sự phát triển của vi
khuẩn Erwinia sp. -1 18
Hình 3.5 Kết quả in vitro ở thời điểm 72 giờ sau thử nghiệm, động ức chế trực tiếp
của Stepguard 200TB lên sự phát triển của vi khuẩn Erwinia sp. -2 21
Hình 3.6 Kết quả in vitro của Avalon 8WP, Starner 20WP, Stepguard 200TB và
Brevibacillus brevis ở thời điểm 48 GSTN 24













x

Danh Tuấn. 2013. “Hiệu quả đối kháng với vi khuẩn Erwinia sp. gây bệnh thối
gốc trên lúa của một số nông dược và vi khuẩn vùng rễ trong điều kiện in
vitro”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học
ứng dụng, Đại học Cần thơ. Cán bộ hướng dẫn TS. Trần Vũ Phến.

TÓM LƯỢC
Đề tài: “Hiệu quả đối kháng với vi khuẩn Erwinia sp, gây bệnh thối thân
gốc lúa của một số loại nông dược và vi khuẩn vùng rễ trong điều kiện in vitro”
được thực hiện từ tháng 6/2012 đến tháng 10/2013 tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật,
Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, nhằm đánh giá chọn loại nông dược và vi
khuẩn vùng rễ có hiệu quả ức chế đối với 3 dòng vi khuẩn Erwinia sp.
Các thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện in vitro. Các nghiệm thức
được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẩu nhiên, 5 lặp lại. Đánh giá hiệu quả của các
loại nông dược và vi khuẩn vùng rễ đối với 3 dòng Erwinia sp được phân lập trên
giống lúa Jasmine 85, và OM 4218. Kết quả thí nghiệm cho thấy nghiệm thức
Stepguard 200TB, Avalon 20WP cho hiệu quả mạnh nhất và duy trì hiệu quả lâu
nhất so với các nghiệm thức còn lại đối với 3 dòng Erwinia sp 1, Erwinia sp 2 và
Erwinia sp 3 ở nồng độ gấp đôi khuyến cáo.
Ở các nghiệm thức Lusatex 5SL, Anti_XO 200WP, Agofast 80WP và
Kasumin 2SL không có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh, chỉ riêng ngiệm thức

Starner 20WP cho hiệu quả ức chế vi khuẩn trên 2 dòng vi khuẩn Erwinia sp 1 và
Erwinia sp 3.
Hiệu quả ức chế của vi khuẩn vùng rễ Bacillus amyloliquefaciens chỉ cho hiệu
quả ức chế trên dòng vi khuẩn Erwinia sp 1. Đối với vi khuẩn vùng rễ
Brevibacillus brevis thì cho hiệu quả ức chế trên dòng vi khuẩn Erwinia sp 3,
không có khả năng ức chế trực tiếp 2 dòng vi khuẩn thối thân còn lại.
1

MỞ ĐẦU
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, đã góp phần
nuôi sống hơn phân nửa dân số thế giới. Ở Việt Nam, lúa là cây trồng chính và quan
trọng nhất trong hệ thống canh tác nông nghiệp và việc sản xuất lúa gạo đã cải thiện
và nâng cao đời sống vật chất của người dân. Ngành sản xuất lúa gạo của nước ta
còn đạt được những thành tựu rất đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu
gạo lớn thứ hai trên thế giới. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng hiện nay,
nền nông nghiệp của nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, không chỉ sản
xuất đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu
sang nhiều thị trường lớn trên thế giới.
Trước những thành tựu ấy, nhà nước và nhân dân ta ngày càng quan tâm và
tìm hiểu nhiều hơn đến việc canh tác và sản xuất nhằm nâng cao năng suất và phẩm
chất của lúa gạo. Tuy nhiên, bệnh hại trên lúa đã gây không ít khó khăn trong quá
trình canh tác, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất lúa gạo. Thời gian gần đây,
trên lúa xuất hiện nhiều bệnh nghiêm trọng do vi khuẩn gây ra.
Từ năm 2009, tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long như An Giang,
Trà Vinh, Vĩnh Long xuất hiện một loại bệnh mới, gây hại nghiêm trọng ở các cánh
đồng lúa. Diện tích nhiễm bệnh cao ở một số tỉnh như Trà Vinh, An Giang trên các
giống lúa Jasmine 85, OM4218, IR50404, OM3536, OM4218. Triệu chứng đặc
trưng là cây lúa bị thối phần gốc kết hợp với lá bị cháy và cây bị chết trong một thời
gian ngắn. Bệnh thường xuất hiện cùng lúc với bệnh đạo ôn hoặc bệnh càng trầm
trọng hơn khi cây lúa bị ngộ độc hữu cơ hoặc có rầy nâu xuất hiện. Nông dân và cán

bộ kĩ thuật ở một số địa phương gọi là bệnh đạo ôn cấp tính. Tuy vậy, các loại thuốc
đạo ôn được sử dụng đều không mang lại hiệu quả, ngay cả ở các ruộng vừa xuất
hiện bệnh. Bệnh được xác định là do vi khuẩn Erwinia sp. gây ra. Do đó, việc vấn
đề rất cần thiết và cấp bách sẽ góp phần làm cơ sở cho việc tìm biện pháp phòng trị
bệnh đạt hiệu quả và bền vững. Đó là lý do mà đề tài “Hiệu quả đối kháng với vi
khuẩn Erwinia sp. gây bệnh thối gốc trên lúa của một số nông dược và vi
khuẩn vùng rễ trong điều kiện in vitro” được thực hiện nhằm chọn lọc những loại
nông dược và vi khuẩn đối kháng có hiệu quả trong phòng trị bệnh thối gốc thân lúa.


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NHỮNG ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA VI KHUẨN ERWINIA SP.
1.1.1 Sơ lược các nghiên cứu về vi khuẩn Erwinia
Là loại vi khuẩn yếm khí tùy ý, có khả năng thích ứng với môi trường, phổ
ký chủ rộng nên Erwinia được xem là chi vi khuẩn quan trọng trong sản xuất. Trong
tự nhiên, chúng gây ra một số bệnh đáng lo ngại trên cây trồng như hoại tử và thối
mềm. Các loại cây thường bị nhiễm bệnh do vi khuẩn này bao gồm: khoai tây, các
loại rau, táo, lê, lúa, bắp, mía và cây cảnh ngoài ra còn tìm thấy trên thanh long
(, 2013).
Vi khuẩn Erwinia là vi khuẩn gram âm (-), thuộc ngành Proteobacteria, lớp
Betaproteobacteria, bộ Enterobacteriales, họ Enterobacteriaceae (hầu hết các loài
vi khuẩn trong họ này đều là tác nhân gây bệnh), giống Erwinia có 32 loài, gồm có:
E. amylovora, E. Aphidicola, E. billingiae, E. chrysanthemi, E. mallotivora, E.
persicina, E. psidii, E. pyrifoliae, E. rhapontici, E. tracheiphila, E. alni, E. ananatis,
E. cacticida, E. carnegieana, E. cancerogena, E. Carotovora pv. carotovora, E.
Carotovora pv. atroseptica, E. carotovora pv. betavasculorum, E. carotovora pv.
odoriferum, E. Carotovora pv. wasabiae, E. cypripedii, E. dissolvens, E. herbicola,

E. milletiae, E. nigrifluens, E. nimipressuralis, E. paradisiaca, E. rubrifaciens, E.
salicis, E. stewartii, E. uredovora, E. Quercina (Garrity, 2004). Trong đó, có một số
loài phổ biến như E. amylovora, E. tracheiphila, E. carotovora sp. carotovora, E.
salicis, E. chrysanthemi, E. herbicola, E. rhapontici, E. quercina, E. uredovora
(Janse, 2009). Nhất là loài Erwinia chrysanthemi, hiện nay loài này đã và đang gây
hại trên những loại cây lương thực chính trong đó có cây lúa, và thiệt hại do chúng
gây ra có ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như sức khỏe cây trồng.
Tế bào vi khuẩn Erwinia chrysanthemi có khả năng di động nhờ có 4 – 6
chiên mao phát triển theo chu vi tế bào. Trên môi trường Extract Pepton Agar,
khuẩn lạc có màu trắng xám, dạng tròn, amip hay dạng roi. Trên môi trường Potato
Sucrose Agar, vi khuẩn tạo sắc tố nâu khuếch tán vào môi trường sau 1 tuần nuôi
3

cấy. Một loại môi trường chuyên biệt, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển
của vi khuẩn Erwinia chrysanthemi trong nuôi cấy nhân tạo đã được phát hiện
(, 2013).
Vi khuẩn Erwinia chrysanthemi có thể lên men đường thành acid lactic, sinh
H
2
S từ cysteine, có enzyme catalase. Ngoài ra còn có khả năng phân hủy tryptophan
tạo thành indole, và đây cũng là phản ứng đặc trưng để phân biệt loài Erwinia này
với các loài Erwinia khác (Janse, 2009).
Theo Janse (2009), có một số nghiên cứu về đặc tính sinh lý, sinh hóa của
các loại vi khuẩn trong chi Erwinia, phân biệt các đặc tính khác nhau cũng như các
đặc tính đặc trưng để phân biệt giữa loại này với loại khác của chi vi khuẩn này.
Một số nghiên cứu về đặc tính của vi khuẩn Erwinia chrysanthemi cũng được thực
hiện như các enzyme pectate lyases của (Castillo và Reverchon, 1997), đặc tính của
gene mã hóa Erwinia chrysanthemi 3937 (Lojkowska và ctv., 1995), và pH đến sự
phát triển của vi khuẩn này (Llama-Palacios và ctv., 2003).
Đã có một số nghiên cứu về loài vi khuẩn này, trong số đó còn có các nghiên

cứu về đặc tính của một số enzyme pectate lyases của vi khuẩn Erwinia
chrysanthemi (Castillo và Reverchon, 1997), đặc tính của gene mã hóa Erwinia
chrysanthemi 3937 (Lojkowska và ctv., 1995), và pH ảnh hưởng đến sự phát triển
của loài vi khuẩn này (Llama-Palacios và ctv., 2003).
Năm 2010, tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam đã ghi nhận được
trường hợp ruộng lúa bị nhiễm bệnh thối gốc. Theo Phạm Văn Kim, đây là 1 bệnh
rất ít gặp trên lúa, tác nhân gây bệnh bước đầu được thẩm định là do vi khuẩn
Erwinia sp. gây ra. Theo Phạm Văn Kim (2002), vi khuẩn xâm nhập qua vết thương,
làm nghẹn mạch, gây héo nhưng lá vẫn còn xanh, nhổ lên bứt gốc, trước tiên bẹ
mọng nước sau đó là chết vàng từng chồi lúa, nặng hơn rụi lá từng chòm. Đặc điểm
là gốc lúa phân hủy có mùi thối đặc trưng của vi khuẩn Erwinia sp. Vi khuẩn theo
nước ruộng tràn vào và lây lan gây hại.
Theo Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm (1993) thì bệnh này được
phát hiện đầu tiên năm 1965 ở Indonesia, cho đến năm 1979 tiếp tục Goto phát hiện
4

tại lô ruộng thí nghiệm của Viện nghiên cứu Di truyền Quốc gia Nhật, sau đó bệnh
lan rộng ra.
Ngoài đồng, vết bệnh thường xuất hiện ở cổ lá, nơi phiến lá đính vào bẹ.
Triệu chứng đặc trưng là bẹ bị thối có màu nâu sậm, vết bệnh phát triển ra, phiến lá
sẽ bị vàng, khô và rũ đi. Dần dần đốt thân, cọng thân và rễ cũng bị nhiễm và thối đi,
nếu dùng tay kéo nhẹ chồi bệnh sẽ bị tuột ra khỏi đất dễ dàng. Cắt dọc cọng thân bị
nhiễm sẽ thấy lõi bên trong bị thối nâu, có mùi khó chịu và đôi khi có giọt vi khuẩn
ứa ra. Đối với chồi lúa bệnh sẽ dễ dàng nhìn thấy mô của các đốt trên và lá đọt bị
thối nhũn, lá đọt bị héo rũ và hơi đổi màu, rễ ở các đốt bệnh cũng bị thối và đổi màu
(Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Khi lây bệnh nhân tạo vào bẹ lá, vết úng nước sẽ xuất hiện sau 20 giờ, lá đọt
non sẽ bị héo trong vòng 2 ngày, khoảng 3 – 4 ngày sau vết bệnh sẽ lan toàn bẹ, làm
cho các lá non bị héo và thối nâu hơi nhũn nước ở chân bẹ, sau đó đốt thân cũng bị
nhiễm.

1.2 Sơ lược các tác nhân thử đối kháng trong phòng thí nghiệm
1.2.1 Các nông dược sử dụng trong phòng thí nghiệm
1.2.1.1 Lusatex 5SL
Thành phần: Ningnanmycin 10%.
Tên hóa học: (4-sarco-radical eacylacylamino-L-scryl-acyl acylamino-4-
deoxidation-β-D glucopyranose aldehyde acylamino ) cytimidin
Công thức hóa học: C
16
H
23
O
8
N
7

Tính chất: Ningnanmycin là một loại kháng sinh, có tác dụng phòng trị nhiều
loại bệnh do nấm, vi khuẩn và virus cho nhiều loại cây trồng. Không độc hại với
người và môi trường. Nhóm độc IV. Thời gian cách ly 7 ngày.
Sử dụng: Thuốc hiện đăng ký phòng trừ nhiều loại bệnh do nấm và vi khuẩn
cho nhiều cây trồng như bạc lá, vàng lá, lem lép hạt lúa, héo rũ, sương mai cà chua,
xoăn lá ớt, phấn trắng nho, chết nhanh hồ tiêu, chết khô dưa chuột, hoa lá thuốc lá
(Nguyễn Mạnh Chinh và ctv., 2012)

5

1.2.1.2 Avalon 8WP
Thành phần: Oxytetracycline Hydrochloride (6%) và Gentamicine Sulfate
(2%).
Tính chất: Gentamicin sulfate và Oxitetracycline hydrocloride đều là những
chất kháng sinh dùng phòng trừ các bệnh hại cây do vi khuẩn.

Sử dụng: Thuốc hiện đăng ký phòng trừ bệnh bạc lá lúa, héo xanh cà chua,
bệnh loét cam, đốm đen xì mũ xoài (Nguyễn Mạnh Chinh và ctv.,2012)
1.2.1.3 Starner 20WP
Thành phần: hoạt chất oxolinic acid 20% .
Công thức hóa học: C
13
-H
11
-N-O
5

Công dụng: là thuốc đặc trị vi khuẩn gây hại cây trồng.
Hướng dẫn sử dụng: đối với bệnh cháy bìa lá pha 30 g cho bình phun 16 lít,
phun 2 bình cho 1000 m
2
.
Thuốc giải độc: chưa có thuốc giải độc đặc hiệu, chữa trị theo triệu chứng.
Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày.
LD 50 :525 mg/kg chuột nhắt (nhóm độc 3)
Dạng thuốc: Thuốc dạng bột, màu trắng, hòa tan hoàn toàn trong nước.
Đặc tính hoạt chất oxolinic acid (theo Material Safety Data Sheet, 2008):
Tên hóa học: 1,3-Dioxolo (4,5-g) quinoline-7-carboxylic acid 5-ethyl-5, 8-
dihydro-8-oxo.
Trọng lượng phân tử: 261.25 g/mol

6

Oxolinic acid là một dẫn xuất quinolon, một tác nhân kháng khuẩn tổng hợp,
kháng nhiều loại vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gram âm. Cơ chế tác động của
oxolinic acid là ức chế sự tổng hợp DNA của vi khuẩn bằng enzyme gyrase DNA.

Độc tính của oxolinic acid tác động chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương và hệ tiêu
hóa (Chantaraprateep và ctv., 1998). Oxolinic axit được chứng minh là hiệu quả
trong việc phòng ngừa và chữa bệnh của cây gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas sp.
và Erwinia sp., có hiệu quả giảm bệnh bạc lá trên lê từ 68 –80% do vi khuẩn E.
amylovora gây ra (Hikichi và ctv., 1989; trích bởi Chantarapteep và ctv. 1998;
Shtienberg và ctv., 2001).
1.2.1.4 Anti – XO 200WP
Thành phần: Bismerthiazol
Tên hóa học: N,N’-methylene-bis(2-amino-5-mercapto-1,3,4-thidiazole)
Công thức hóa học:

Nhóm hóa học: Thiadiazole
Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng bột trắng, điểm nóng chảy 172 – 174
0
C, không
tan trong nước, benzene và chloroform, tan ít trong acetone, methanol.
Nhóm độc IV, LD50 qua miệng 6810 – 10000 mg/kg, LD50 qua da > 10000
mg/kg. Rất ít độc với cá và ong. Thời gian cách ly 7 ngày.
Thuốc phòng trừ vi khuẩn, có khả năng nội hấp.
Sử dụng: Chủ yếu dùng phòng trừ bệnh bạc lá lúa (Xanthomonas oryzae pv.
oryzae ). Liều dùng 1,0 – 1,5 kg/ha, pha nước với nồng độ 0,2 – 0,3% phun ướt đều
lên cây khi lúa bắt đầu có bệnh. Khi bệnh nặng phun 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày.
Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác
(Nguyễn Mạnh Chinh và ctv., 2012).

7

1.2.1.5 Agofast 80WP
Tên hóa học: Aluminium tris (O-ethyl phosphonate) (Fosetyl Aluminium)
Công thức hóa học: C

6
H
18
AlO
9
P
3


Nhóm hóa học: phosphonate
Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng bột rắn, tan trong nước (120 g/lít), không tan
trong nhiều dung môi hữu cơ, phân hủy trong môi trường kiềm và acid. Không ăn
mòn kim loại, không cháy.
Nhóm độc IV, LD50 qua miệng 5000 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg. Độc
với cá, ít độc với ong. TGCL 7 ngày
Thuốc trừ nấm nội hấp, có khả năng lưu dẫn mạnh trong cây. Có tác dụng chủ
yếu với các nấm lớp tảo khuẩn (Phycomycetes). Ngoài ra có khả năng hạn chế được
vi khuẩn.
Sử dụng: Phòng trừ các bệnh sương mai, phấn trắng hại rau, dưa, hành, tỏi, bệnh
thối nhũn thuốc lá, bệnh thối noãn dừa, bệnh nứt thân xì mũ cam, quýt, bưởi, sầu
riêng, bệnh chết nhanh (chết ẻo) hồ tiêu, bệnh loét mặt cạo cao su, bệnh thối quả
nhãn, bệnh thối lá, thối rễ cây hoa cảnh. Thuốc còn dùng phòng trừ bệnh bạc lá lúa.
Liều lượng sử dụng: Agofast 80 WP từ 0,8 – 1,2 kg/ha. Pha nước với nồng độ
0,2% phun ướt đều lên cây. Pha 20 g/l nước quét lên mặt cạo cao su hoặc chỗ nứt
thân xì mũ cam, quýt, sầu riêng.
Khả năng hỗn hợp: Có các dạng hỗn hợp với Folpet, Mancozeb. Khi sử dụng có
thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác (Nguyễn Mạnh Chinh và ctv.,
2012).
1.2.1.6 Kasumin 2L (Hokko Chem Ind Co., Ltd.)
Tên hóa học: [5- Amino- 2-metyl-6- (2, 3, 4, 5, 6- pentahidroxi -

clohexyloxi) tetrahidropyran-3-yl] amino iminoaxetic

axit.
Hoạt chất: Kasugamycin 2%
Công thức hóa học: C
14
H
28
ClN
3
O
10

8




Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, điểm nóng chảy 202 – 204
0
C. Tan
trong nước (125 g/lít), tan ít trong các dung môi hữu cơ, không bền trong môi
trường acid và kiềm mạnh.
Nhóm độc IV, LD50 qua miệng 22000 mg/kg, LD50 qua da 4000 mg/kg, không
độc với cá và ong. Thời gian cách ly: cây ăn quả 14-21 ngày, dưa chuột, cà chua 1
ngày, cải xanh, xà lách, cam, quýt 7 ngày.
Thuốc trừ nấm và vi khuẩn, nguồn gốc sinh học, tác động kháng sinh, có khả
năng nội hấp. Được sản xuất qua quá trình lên men xạ khuẩn Streptomyces
kasugaensis.
Sử dụng: Phòng trừ bệnh đạo ôn, bạc lá hại lúa, bệnh đốm lá và thối nhũn do vi

khuẩn hại rau cải, cà chua, ớt, đậu, bệnh phấn trắng, thán thư dưa hấu, xoài, nho,
bệnh loét cam quýt…
Kasumin 2L sử dụng với liều lượng 1,5 – 2 lít/ha, pha nước với nồng độ 0,3 –
0,4%, phun ướt đều lên cây.
Khả năng hỗn hợp: Khi sử dụng có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh
khác. Không pha chung với các thuốc trừ sâu có nguồn gốc vi sinh (như các thuốc
B.T) (Trần Văn Hai, 2003)
1.2.1.7 Stepguard 200TB
Thành phần: Streptomycin sulphate
Tên hóa học: D-Streptamine, O-2-deoxy-2-(methylamino)-α-L
glucopyranosyl-(1→2)-O-5-deoxy-3-C-formyl-α-L-lyxofuranosyl-(1→4)-N,N1-
bis(aminoiminomethyl)-,sulfate (2:3) (salt)
Công thức hóa học: (C
21
H
39
N
7
O
12
)
2
-3H
2
SO
4

9

Loại thuốc: Thuốc trừ bệnh

Sử dụng: Streptomycin sulphate là một loại thuốc kháng sinh không những cho
người mà cũng được sử dụng như là một loại thuốc bệnh để diệt vi khuẩn, nấm và
tảo. Streptomycin điều trị các bệnh liên quan đến vi khuẩn và nấm trên một số loại
cây ăn quả, rau màu, giống và cây kiểng, và diệt tảo trên ao hồ. Công dụng của
Streptomycin là phòng trừ thối lê táo ước tính khoảng 58% lê và táo sử dụng thuốc
này. Công dụng quan trọng nữa là dùng vườn ươm và công viên cây xanh (17% sử
dụng thuốc này), trên thuốc lá (7% sử dụng) (Nguyễn Mạnh Chinh và ctv.,2012)
1.2.2 Đặc điểm vi khuẩn thuộc chi Bacillus
Bacillus có dạng hình que với kích thước 1,0 – 1,2 x 3,0– 5 µm, gram dương,
không có lớp capsule, hiếu khí. Vi khuẩn tạo nội bào tử có kích thước 1,0 x 1,5 µm
(Cook và Bake, 1989, trích dẫn bởi Trần Thị Thúy Ái, 2011). Khuẩn lạc của vi
khuẩn chi Bacillus thường có màu hoặc không màu, mặt khuẩn lạc nhăn. Trong môi
trường lỏng chúng tạo thành lớp nhăn, đục và lỏng cặn (Dương Văn Điệu, 1989).
Bacillus có khả năng chịu đựng ở nhiệt độ cao, có thể phát triển nhanh trong
môi trường lỏng và hình thành nội bào tử trong điều kiện khắc nghiệt nên có phân
bố rộng rãi trong tự nhiên và đa dạng về sinh thái. Vi khuẩn thuộc chi Bacillus có
tiềm năng lớn về khả năng tiết các enzyme ngoại bào, trong đó có nhiều enzyme có
khả năng thủy phân các phân tử hữu cơ, chính vì thế Bacillus có nhiều ứng dụng
trong các lĩnh vực khác nhau (Gupta và ctv., 2002).
Vi khuẩn này được đánh giá hội tụ những tính năng căn bản trong việc ức chế
bệnh cây trồng. Các loài thuộc chi Bacillus đã và đang trở thành những vi sinh vật
quan trọng hàng đầu về mặt ứng dụng (Ngô Tự Thành và ctv., 2009). Chúng được
xem như là những tác nhân sinh học an toàn và có tiềm năng cao trong phòng trừ
sinh học bệnh cây (Silo-suh và ctv., 1994, trích dẫn bởi Trần Thị Thúy Ái, 2011).
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Bacillus sp. Có khả năng sản xuất
một lượng lớn các chất kháng sinh như, gramicidin S, polymyxin, tyrotricidin,
bacilysin, chlotetaine, iturin A, mycobacillin, bacilomycin, mycosubtilin,
fungistatin và subsporin có thể kiểm soát các bệnh cây trồng (Intana và ctv., 2008,
trích dẫn bởi Trần Thị Thúy Ái, 2011).
10


Cả hai loài vi khuẩn Brevibacillus brevis và Bacillus amyloliquefaciens đều có
khả năng tiết siderophore dạng hydroxymate. Ngoài ra, cả hai loài vi khuẩn này đều
có khả năng kiểm soát bệnh héo xanh thối củ gừng do vi khuẩn Ralstonia
solanacearum gây ra trong điều kiện nhà lưới (Trần Văn Nhã, 2011).
1.2.2.1 Bacillus amyloliquefaciens
B. amyloliquefaciens có khả năng đối kháng phổ rộng, kháng lại với mầm
bệnh do virus, vi khuẩn và nấm gây ra, có hiệu quả cao trong kiểm soát bệnh héo
xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và héo do nấm Fusarium spp. trên cà
chua (Park và ctv., 2003).
B. amyloliquefaciens có liên quan đến cơ chế induced systemic resistance
(ISR), chất L-pro-L-Tyr được tìm thấy sau khi xử lý với B. amyloliquefaciens và đã
được chứng minh có liên quan đến kích hoạt các phản ứng tự vệ của cây trồng
chống lại mầm bệnh trong nghiên cứu kích kháng chống bệnh thán thư trên dưa
chuột. Hợp chất 2,3-butanediol cũng đã được chứng minh là có liên quan đến sự
kích kháng ISR của vi B. amyloliquefaciens (Park và ctv., 2003; Ryu và ctv., 2004).
Sự tác động đến cơ chế ISR của vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens được
kiểm soát bởi gen srfA và pps operon và cơ chế PGP được kiểm soát bởi gen alsS
và alsD (Hardoim và ctv., 2008).
Kháng sinh Iturin A2 tiết ra từ vi khuẩn B. amyloliquefaciens RC_2 có khả
năng ức chế nấm Rosellina necatrix, Pyricularia oryzae, và vi khuẩn
Agrobacterium tumefaciens, Xanthomonas campestris pv. campestris, đã cho thấy
Bacillus amyloliquefaciens RC_2 có tác dụng phổ rộng đối với bệnh hại cây trồng
(Yoshida và ctv., 2002).
B. amyloliquefaciens GA1 có thể sản sinh đồng thời surfactin, iturin A,
fengycin A và fengycin B. Đây là những lipopeptides vòng (CLP) gồm bảy
(surfactin và iturin A) hoặc 10 α-amino axit (fengycins) liên kết với một-amino β
(iturins) hoặc β-hydroxy (surfactins và fengycins) axit béo có thể thay đổi từ C-13
C-16 cho surfactins, từ C-14 C-17 cho iturins và từ C-14 C-18 cho fengycins
(Arguelles-Arias và ctv., 2009).

11

Ba loài vi khuẩn B. subtilis, B. amyloliquefaciens và B. megaterium đối kháng
với Phytopthora palmivora gây bệnh thối đọt dừa. Trong đó B. amyloliquefaciens
cho hiệu quả cao nhất trong điều kiện invitro (Jayasuja và Iyer, 2003).
Nghiên cứu của Luz (2003), chứng minh vi khuẩn B. amyloliquefaciens cho kết
quả cao với việc giúp cây lúa mì ở Brazil tăng năng suất từ 459 đến 594 kg/ha và có
liên quan đến kích kháng, hạn chế sự gây hại của những vi sinh vật gây bệnh từ
17,3 đến 22,4 %.
Hỗn hợp vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus pumilus cho hiệu quả
cao trong việc kiểm soát bệnh do Sclerotium rolfsii, Ralstonia solanacearum trên cà
chua và S. rolfsii, Colletotrichum trên tiêu. Hàm lượng tổng số superoxide
dismutase (SOD) và peroxidase (PO) cao hơn 25 – 30% so với đối chứng trước khi
xử lí với tác nhân gây bệnh (Jetiyanon, 2007).
Sử dụng vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens cho hiệu quả tương đương với
thuốc hóa học là Aliette trong việc kiểm soát bệnh thối đọt do Phytophthora
cactorum gây ra trên dâu tây (Jayamani, 2006).
1.2.2.2 Brevibacillus brevis
Brevibacillus brevis sản sinh nhiều kháng sinh gramicidin S ức chế nhiều loại
nấm bệnh (Murray và ctv., 1986).
Brevibacillus brevis là một tác nhân kiểm soát sinh học có tiềm năng trong thí
nghiệm kiểm soát bệnh do F. oxysporum f. sp. lycopersici gây ra trên cà chua
(Chandel và ctv., 2010).
Brevibacillus brevis có khả năng phân giải chitin và tiết siderophore (Trần Thị
Thúy Ái, 2011).







×