Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

đánh giá hiệu quả phòng trị của xạ khuẩn đối với nấm colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên giống ớt sừng trong điều kiện in vitro và nhà lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.75 KB, 52 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




NGUYỄN HOÀNG NGUYÊN




ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA XẠ KHUẨN
ĐỐI VỚI NẤM COLLETOTRICHUM SP. GÂY BỆNH
THÁN THƢ TRÊN GIỐNG ỚT SỪNG TRONG
ĐIỀU KIỆN IN VITRO VÀ NHÀ LƢỚI



Luận văn tốt nghiêp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT










Cần Thơ, 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
o0o



Luận văn tốt nghiêp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA XẠ KHUẨN
ĐỐI VỚI NẤM COLLETOTRICHUM SP. GÂY BỆNH
THÁN THƢ TRÊN GIỐNG ỚT SỪNG TRONG
ĐIỀU KIỆN IN VITRO VÀ NHÀ LƢỚI



Người hướng dẫn khoa học: Sinh viên thực hiện:
TS. Nguyễn Thị Thu Nga Nguyễn Hoàng Nguyên
MSSV: 3103641


Cần Thơ, 2013
i

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT




Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ Bảo vệ Thực vật với đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA XẠ KHUẨN
ĐỐI VỚI NẤM COLLETOTRICHUM SP. GÂY BỆNH
THÁN THƢ TRÊN GIỐNG ỚT SỪNG TRONG
ĐIỀU KIỆN IN VITRO VÀ NHÀ LƢỚI



Do sinh viên Nguyễn Hoàng Nguyên thực hiện.

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Cán bộ hƣớng dẫn




Ts. Nguyễn Thị Thu Nga

ii

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT



Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ Bảo
vệ Thực vật với tên:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA XẠ KHUẨN
ĐỐI VỚI NẤM COLLETOTRICHUM SP. GÂY BỆNH
THÁN THƢ TRÊN GIỐNG ỚT SỪNG TRONG
ĐIỀU KIỆN IN VITRO VÀ NHÀ LƢỚI
Do sinh viên Nguyễn Hoàng Nguyên thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng
Ý kiến của hộ đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp hội đồng đánh giá ở mức:……………………………

DUYỆT KHOA Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Chủ tịch Hội đồng








iii

LƢỢC SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Hoàng Nguyên
Ngày sinh: 25/04/1992
Nơi sinh: Phụng Hiệp – Hậu Giang
Họ và tên cha: Nguyễn Hoàng Thái
Họ và tên mẹ: Đồng Thị Mỹ Yến

Quê quán: Thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Quá trình học tập:
1998 - 2002: Trƣờng tiểu học Hòa An 4.
2003 - 2006: Trƣờng Trung Học Phổ Thông Hòa An.
2007 - 2009: Trƣờng Trung Học Phổ Thông Lƣơng Thế Vinh.
2010 - 2014: Trƣờng Đại Học Cần Thơ, ngành Bảo vệ Thực vật, khóa 36, Khoa
Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng.
















iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trƣớc đây.



Tác giả luận văn





NGUYỄN HOÀNG NGUYÊN

















v

LỜI CẢM TẠ

Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp tôi đƣợc sự giúp đỡ tận tình của gia đình,

thầy cô giáo, các anh chị, các bạn.
Tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn với:
- Cô Nguyễn Thị Thu Nga và chị Đoàn Thị Kiều Tiên đã tận tình hƣớng dẫn, truyền
đạt kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
- Gia đình và ngƣời thân đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành
tốt luận văn.
- Quý Thầy Cô khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ
đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
- Quý Thầy Cô bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, các anh chị, các bạn đã hỗ trợ, tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Thân ái gởi đến tập thể lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 36 lời chúc sức khỏe và đạt nhiều
thành công trong cuộc sống.

Nguyễn Hoàng Nguyên














vi


Nguyễn Hoàng Nguyên. 2013. Đánh giá hiệu quả phòng trị của xạ khuẩn đối với
nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thƣ trên giống ớt sừng trong điều kiện in
vitro và nhà lƣới. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ. Ngƣời hƣớng dẫn
khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Nga.
TÓM LƢỢC
Đề tài đƣợc thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lƣới Bộ môn Bảo
Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ từ
tháng 10/2012 đến 9/2013 nhằm xác định chủng xạ khuẩn cũng nhƣ biện pháp xử lý cho
hiệu quả cao trong phòng trừ bệnh thán thƣ trên trái ớt do nấm Colletotrichum sp.
Trong thí nghiệm đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh thán thƣ trên ớt do nấm
Colletotrichum sp. của năm chủng xạ khuẩn trong điều kiện in vitro, kết quả cho thấy
qua ba biện pháp xử lý (BPXL) xạ khuẩn: phun trƣớc khi lây bệnh 1 ngày, phun sau
khi lây bệnh 1 ngày và phun kết hợp (trƣớc + sau) khi lây bệnh 1 ngày, năm chủng đều
thể hiện hiệu quả hạn chế đƣợc bệnh thán thƣ, trong đó chủng 58RM cho chiều dài vết
bệnh thấp nhất. Trong ba BPXL, biện pháp phun trƣớc cho hiệu quả cao nhất, kế đến
biện pháp phun trƣớc + phun sau và cuối cùng là biện pháp phun sau.
Kết quả đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh thán thƣ trên ớt do nấm
Colletotrichum sp. của năm chủng xạ khuẩn trên trong điều kiện nhà lƣới.(phun xạ
khuẩn trƣớc khi lây bệnh 2 ngày kết hợp phun sau khi lây bệnh 3 ngày). Cho thấy
hầu hết các nghiệm thức xử lý các chủng xạ khuẩn đều không thể hiện đƣợc khả
năng giảm bệnh thông qua chiều dài vết bệnh và hiệu quả giảm bệnh.













vii

MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
DUYỆT CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
i
DUYỆT LUẬN VĂN
ii
LƢỢC SỬ CÁ NHÂN
iii
LỜI CAM ĐOAN
iv
LỜI CẢM TẠ
v
TÓM LƢỢC
vi
MỤC LỤC
vii
DANH SÁCH BẢNG
x
DANH SÁCH HÌNH
xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
xii
MỞ ĐẦU

1
Chƣơng 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2
1.1 Nguồn gốc và tình hình sản xuất ớt
2
1.2 Bệnh thán thƣ trên ớt (Colletotrichum spp.)
2
1.2.1 Tình hình phân bố và gây hại
2
1.2.2 Triệu chứng
2
1.2.3 Tác nhân
3
1.2.3.1 Phân loại
3
1.2.3.2 Phổ ký chủ
3
1.2.3.3 Đặc điểm hình thái của một só loài Colletotrichum spp
3
1.2.3.4 Đặc tính sinh học
3
viii

1.2.3.5 Đặc điểm sinh thái
4
1.2.3.6 Cơ chế xâm nhiễm của nấm Colletotrichum spp
4
1.2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của bệnh
4
1.3 Một số biện pháp phòng trị bệnh thán thƣ

4
1.3.1 Biện pháp canh tác
4
1.3.2 Biện pháp hóa học
5
1.3.3 Biện pháp sinh học
5
1.4 Xạ khuẩn và vai trò trong phòng trị sinh học bệnh cây trồng
5
1.4.1 Một số đặc điểm của xạ khuẩn
5
1.4.1.1 Sự phân bố của xạ khuẩn trong tự nhiên
6
1.4.1.2 Đặc điểm hình thái của xạ khuẩn
6
1.4.1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của xạ khuẩn
6
1.4.2 Vai trò của xạ khuẩn trong phòng trừ sinh học bệnh cây
7
1.4.3 Một số cơ chế của xạ khuẩn liên quan đến ức chế các tác nhân
gây bệnh trên cây trồng
7
1.5 Ứng dụng của xạ khuẩn trong phòng trừ sinh học bệnh cây
9
1.5.1 Những nghiên cứu trong nƣớc
9
1.5.2 Những nghiên cứu trên thế giới
10
Chƣơng 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
12

2.1 Phƣơng tiện
12
2.1.1 Thời gian và địa điểm
12
2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
12
2.2 Phƣơng pháp thí nghiệm
13
ix

2.2.1 Đánh giá hiệu quả phòng trị của năm chủng xạ khuẩn với nấm
Colletotrichum sp. gây bệnh thán thƣ trên ớt trong điều kiện
in vitro
13
2.2.2 Đánh giá hiệu quả phòng trừ sinh học của năm chủng xạ khuẩn
có triển vọng đối với bệnh thán thƣ trên ớt do Colletotrichum
sp. trong điều kiện nhà lƣới
14
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
16
3.1 Khả năng phòng trị bệnh của năm chủng xạ khuẩn với nấm
Colletotrichum sp. gây bệnh thán thƣ trên ớt trong điều kiện in vitro
16
3.2 Hiệu quả phòng trị bệnh của năm chủng xạ khuẩn triển vọng đối với
nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thƣ trên ớt trong điều kiện
nhà lƣới
23
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
27
4.1 Kết luận

27
4.2 Đề nghị
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
28
PHỤ CHƢƠNG

x

DANH SÁCH BẢNG

Bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Các chủng xạ khuẩn đƣợc phân lập ở tỉnh An Giang và Sóc Trăng
13
3.1
Chiều dài vết bệnh (mm) trên trái ở tất cả các nghiệm thức ở 4
NSKLB
17
3.2
Chiều dài vết bệnh (mm) trên trái ở tất cả các nghiệm thức ở 5 NSKLB
18
3.3
Chiều dài vết bệnh (mm) trên trái ở tất cả các nghiệm thức ở 6 NSKLB
19
3.4
Chiều dài vết bệnh qua các ngày sau khi lây bệnh
23

3.5
Hiệu quả giảm chiều dài vết bệnh thán thƣ trên ớt của các nghiệm
thức xử lý xạ khuẩn
24

xi

DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
3.1
Mức độ nhiễm bệnh thán thƣ trên trái ớt do nấm Colletotrichum sp.
ở biện pháp phun trƣớc với năm chủng xạ khuẩn đối kháng ở thời
điểm 4 NSKLB
20
3.2
Mức độ nhiễm bệnh thán thƣ trên trái ớt do nấm Colletotrichum sp.
ở biện pháp phun kết hợp (phun trƣớc + sau) với năm chủng xạ
khuẩn đối kháng ở thời điểm 4 NSKLB
21
3.3
Mức độ nhiễm bệnh thán thƣ trên trái ớt do nấm Colletotrichum sp.
ở biện pháp phun sau với năm chủng xạ khuẩn đối kháng ở thời
điểm 4 NSKLB
22

3.4
Chiều dài vết bệnh ở thời điểm 8 NSKLB
25
















xii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC: Trung tâm nghiên cứu và phát triển Rau Châu Á (Asian Vegetable
Research and Development Center)
BKVVK: Bán kính vòng vô khuẩn
CDVB: Chiều dài vết bệnh
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
HQGB : Hiệu quả giảm bệnh
KH: kết hợp
NSKC: ngày sau khi cấy
NSKLB: ngày sau khi lây bệnh
PS: phun sau
PT: phun trƣớc
4RM: chủng xạ khuẩn số 4 đƣợc phân lập trên ruộng rau màu

Cfu: colony forming unit (số đơn vị khuẩn lạc trong 1 ml mẫu)




1

MỞ ĐẦU
Ớt thuộc chi Capsicum, họ Cà (Solanaceae) là một loại quả gia vị cũng nhƣ loại
quả làm rau phổ biển trên thế giới. Ở Việt Nam, ớt hiện đang mang lại hiệu quả kinh tế
cao trong chiến lƣợc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và luân canh mùa vụ. Theo thống kê
của FAO (2011), diện tích canh tác ớt trên thế giới là 2.032.263 ha, trong đó Châu Á
chiếm diện tích cao nhất. Ngày nay việc trồng ớt mang lại giá trị kinh tế cao cho ngƣời
trồng vì vậy cây ớt đƣợc trồng rộng rãi (Đƣờng Hồng Dật, 2003). Ở Việt Nam diện
tích canh tác ớt ngày càng tăng tuy nhiên việc canh tác đòi hỏi không ít về khâu chăm
sóc, chủ yếu là phòng trị bệnh trên ớt nhƣ bệnh héo vi khuẩn Ralstonia solanacearum,
bệnh khảm do virus và bệnh thán thƣ do nấm Colletotrichum spp. (Vũ Triệu Mân,
2007). Trong đó, bệnh thán thƣ là bệnh quan trọng vì bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng
đến năng suất ớt trên toàn thế giới (Kim, 2007). Đầu tƣ thâm canh cao nên năng suất
thấp, thƣờng chỉ đạt 800-1.000 kg ớt tƣơi trên 1.000m
2
. Theo Hadden và Black (1989)
bệnh gây hại cả ngoài đồng lẫn sau khi thu hoạch. Việc áp dụng các biện pháp phòng
trừ bằng thuốc hóa học giúp diệt dịch hại nhanh, có khả năng chặn đứng đƣợc sự lan
tràn phá hoại của bệnh. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc hóa học liên tục sẽ làm mầm
bệnh dễ hình thành tính kháng và phát sinh nòi mới gây ô nhiễm môi trƣờng do dƣ
lƣợng thuốc hóa học để lại trong quá trình sử dụng (Trần Văn Hai, 2012). Để phát
triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững, các biện pháp sinh học đã đƣợc áp dụng rộng
rãi và đạt hiệu quả cao trong việc quản lý bệnh hại cây trồng. Biện pháp sinh học đƣợc
xem là thân thiện với môi trƣờng và chứng tỏ đƣợc hiệu quả phòng trị cao, đã đƣợc tập

trung nghiên cứu trong thời gian qua (Nga, 2007).
Xạ khuẩn là một trong những tác nhân phòng trừ sinh học đƣợc ghi nhận hiệu quả ức
chế nhiều loại mầm bệnh nhƣ: Fusarium oxysporum, Colletotrichum sublineolum,
Phytophthora parasitica Xạ khuẩn có thể phòng trừ nhiều loại nấm bệnh do sỡ hữu nhiều
cơ chế nhƣ khả năng cạnh tranh dinh dƣỡng, tiết các chất kháng sinh và các enzyme giúp
phân hủy vách tế bào nấm bệnh nhƣ: chitinase, cellulase, protease (Phạm Văn Kim, 2000;
Nguyễn Lân Dũng và ctv., 2002; Bùi Thị Hà, 2008). Tô Huỳnh Nhƣ (2012), qua đánh giá
khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn phân lập từ ruộng mè và rau màu ở ĐBSCL,
ghi nhận đƣợc năm chủng xạ khuẩn thể hiện khả năng đối kháng cao với nấm
Colletotrichum sp. gây bệnh thán thƣ trên ớt trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Trên cơ sở đó đề tài “Đánh giá hiệu quả phòng trị của xạ khuẩn đối với nấm
Colletotrichum sp. gây bệnh thán thƣ trên giống ớt sừng trong điều kiện in vitro và nhà
lƣới” nhằm chọn lọc các chủng xạ khuẩn cũng nhƣ biện pháp xử lý có hiệu quả phòng trị
đối với nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thƣ trên ớt cao để ứng dụng cho việc phòng
trị bệnh thán thƣ trên ớt theo hƣớng sinh học.

2

CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc và tình hình sản xuất ớt
Cây ớt (Capsicum annuum) thuộc họ cà (Solanaceae) có nguồn gốc từ Châu Mỹ.
Ngày nay, ớt đƣợc trồng hầu hết các nƣớc trên thế giới và chiếm vị trí khá quan trọng
ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Ratanacherdchai và ctv., 2007).
Theo FAO (2011) diện tích canh tác ớt trên thế giới là 2.032.263 ha với sản
lƣợng trên 28 triệu tấn. Ở Việt Nam việc canh tác ớt chƣa đƣợc quan tâm, phần lớn
canh tác riêng lẻ, không đầu tƣ thâm canh cao nên năng suất thấp, thƣờng chỉ đạt 800-
1.000kg ớt tƣơi/1.000m
2
.
1.2 Bệnh thán thƣ trên cây ớt (Colletotrichum spp.)

1.2.1 Tình hình phân bố và gây hại
Bệnh thán thƣ đã đƣợc Halsted (1890) báo cáo đầu tiên tại New Jersey, Hoa Kỳ.
Bệnh thán thƣ là bệnh rất phổ biến trên ớt và là một trong những bệnh gây thiệt
hại nghiêm trọng ở khắp các vùng trồng ớt trên thế giới đặt biệt là các nƣớc có khí hậu
nhiệt đới và cận nhiệt đới (Vũ Triệu Mân, 2007).
Theo Đƣờng Hồng Dật (2003) ở Việt Nam, hầu hết các vùng trồng ớt tập trung
đều bị gây hại nặng bởi bệnh thán thƣ. Bệnh gây hại nặng nhất vào mùa mƣa, bệnh ít
gây thiệt hại vào mùa khô. Bệnh gây hại nặng cả giai đoạn trƣớc và sau khi thu hoạch
(Don và ctv., 2007).
1.2.2 Triệu chứng
Bệnh gây hại trên thân, lá, hạt, trái nhƣng chủ yếu là vào giai đoạn trái chín (Vũ
Triệu Mân, 2007). Bệnh tấn công hầu hết các giai đoạn phát triển trái (Nguyễn Thị
Quế Phƣơng, 2003; Roberts và ctv., 2009). Vết bệnh ban đầu là một đốm nhỏ, hơi lõm,
ƣớt trên bề mặt võ trái, thƣờng có dạng hình thoi. Trên vết bệnh thƣờng có những
chấm nhỏ, phân ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe là một đƣờng màu đen chạy dọc
theo vết bệnh (Sharma, 2006; Vũ Triệu Mân, 2007). Nếu bệnh nặng các vết bệnh sẽ
liên kết lại với nhau thành vết lớn, trên vết bệnh có khối bào tử màu hồng (Manandhar
và ctv., 1995). Trên vết bệnh có các đĩa đài của nấm, sắp xếp thành các vòng đồng
tâm. Vết bệnh có thể hóa màu nâu đen do sự hình thành hạch nấm và gai cứng
(Roberts và ctv., 2009). Khi bệnh nặng nấm sẽ xâm nhiễm vào hạt, hạt bị nhiễm sẽ có
màu rỉ sắt (Sharma, 2006).



3

1.2.3 Tác nhân
1.2.3.1 Phân loại
Bệnh thán thƣ gây ra bởi một số loài Colletotrichum spp. Nấm Colletotrichum
thuộc lớp nấm bất toàn (Deuteromyces), bộ nấm đĩa đài (Melanconiales) (Agrios, 2005).

Một số ghi nhận ban đầu cho rằng bệnh thán thƣ gây ra bởi nấm Colletotrichum
capsici (Sharma, 2006). Nhƣng hiện nay, bệnh đã đƣợc xác định rõ là do nhiều loài
nấm Colletotrichum spp. gây ra.
Theo Kim (2004) có bốn loài Colletotrichum spp. gây hại phổ biến gồm C.
coccodes, C. gloeosporioides, C. capsici và C. acutatum. C. gloeosporioides và C.
acutatum gây hại trên trái ở tất cả các giai đoạn; C. coccodes ít độc và thƣờng phổ biến
ở vùng ôn đới; C. capsici gây hại chủ yếu trên trái chín.
1.2.3.2 Phổ ký chủ
Theo Agrios (2005) và Vũ Triệu Mân (2007). Nấm Colletotrichum spp. là chi
nấm gây hại phổ biến trên thế giới trên nhiều ký chủ nhƣ: họ cà, chuối, xoài, dƣa bầu
bí, v.v Bệnh có thể lan truyền qua hạt, xác bã thực vật, bệnh sẽ phát triển nặng nếu
trồng liên tục các cây cùng họ (AVRDC, 2004).
1.2.3.3 Đặc điểm hình thái của một số loài Colletotrichum spp.
Loài Colletotrichum capsici: Sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn. Đĩa đài có dạng
bán cầu với nhiều gai cứng màu nâu đen (Sharma, 2006). Bào tử đơn bào, không màu, có
dạng hình liềm hơi cong, khuẩn lạc có màu từ trắng đến xám (Sharma và ctv., 2005; Than
và ctv., 2008).
Loài Colletotrichum coccodes: Bào tử có dạng hình trụ, đĩa áp có dạng hình trứng,
màu nâu sẫm, có gai cứng, hạch nấm có màu xám trên môi trƣờng PDA (Sutton, 1980).
Loài Colletotrichum gloeosporioides: Bào tử không màu, hình trụ, khối bảo tử màu
cam, khuẩn lạc có màu xám nhạt đến đen (Than và ctv., 2008). Đĩa đài có hoặc không có
gai cứng (Sutton, 1980).
Loài Colletotrichum acutatum: sợi nấm màu trắng màu xám nhạt hoặc màu cam,
mỏng manh, không có gai cứng (Sutton, 1980).
1.2.3.4 Đặc tính sinh học
Colletotrichum spp. thƣờng bao gồm giai đoạn hữu tính và vô tính. Giai đoạn
hữu tính liên quan đến sự di truyền còn giai đoạn vô tính liên quan đến sự phát tán
quần thể nấm. Có 11 trong 20 loài Colletotrichum spp. có giai đoạn hữu tính là
Glomerella (Peres và ctv., 2005; Wheeler, 1954 – trích dẫn bởi Wharton và
Diéguez-Uribeondo, 2004).

4

Theo Phạm Văn Kim (2000) nấm phát triển bên trong mô ký chủ, tiết ra enzyme
và độc tố để phân hủy vách tế bào và nguyên sinh chất của tế bào ký chủ.
Các loài Colletotrichum spp. thuộc nhóm bán ký sinh bắt buộc (hemibiotrophy).
Một số loài Colletotrichum spp. sau khi xâm nhiễm vào mô ký chủ thƣờng trải qua giai
đoạn ủ bệnh kéo dài (Mendgen và Hahn, 2002).
1.2.3.5 Đặc điểm sinh thái
Nấm Colletotrichum spp. có thể tồn tại trong tự nhiên, mô trái bị bệnh, tàn dƣ thực
vật, cây hoang dại Bào tử có thể lƣu tồn trên mô bệnh khoảng 10 tháng (Phạm Văn Biên
và ctv., 2003; Sharma, 2006). Nấm lƣu tồn dạng hạch khi gặp điều kiện bất lợi. Bệnh sẽ
bộc phát nếu trồng lại các loại cây nhƣ ớt, cà chua (Cerkauskas, 2004). Bào tử phát tán
rất nhanh nhờ nƣớc.
1.2.3.6 Cơ chế xâm nhiễm của nấm Colletotrichum spp.
Quá trình xâm nhiễm của nấm là một chuỗi hoạt động: bào tử mọc mầm, hình
thành đĩa áp, sự mọc mầm của đĩa áp (Peres và ctv., 2005). Ngoài ra nấm còn có hình
thức xâm nhiễm theo kiểu bán ký sinh: hình thành vòi xâm nhiễm xuyên qua tế bào
biểu bì của tế bào ký chủ và hoại sinh bên dƣới lớp biểu bì, bắt đầu tiết enzyme phân
hủy vách tế bào và giết tế bào ký chủ.
1.2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của bệnh thán thƣ
- Nhiệt độ
Theo Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Á Châu (AVRDC, 2004), sự xâm
nhiễm có thể xảy ra ở nhiệt độ 10-30
0
C. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của nấm
Colletotrichum spp. trong khoảng 23-25
0
C (Phạm Văn Biên và ctv., 2003).
- Ẩm độ
Theo Vũ Triệu Mân (2007) bệnh phát triển và gây nặng vào mùa mƣa, ẩm độ cao.

Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) ở ĐBSCL bệnh phát triển và lây lan mạnh vào
mùa mƣa, nhất là các tháng 7, 8 và 9 dƣơng lịch.
- pH
pH tối hảo của nấm Colletotrichum spp. tốt nhất là 7- 8 và pH thích hợp cho bào tử
mọc mầm là 5- 6.
1.3 Một số biện pháp phòng trị bệnh thán thƣ
1.3.1 Biện pháp canh tác
Đối với việc giúp hạn chế bệnh thán thƣ ngoài đồng thì việc sử dụng màng phủ
nông nghiệp là một biện pháp giúp hạn chế sự phát tán mầm bệnh lên các vị trí gần
5

mặt đất của cây và trái. Bên cạnh đó, tránh việc tƣới nƣớc trực tiếp từ trên ngọn xuống
vì sẽ làm đọng nƣớc lại trên mặt lá. Cần tránh trồng cây với mật độ dầy, loại bỏ cây
bệnh ra khỏi ruộng ớt (Cerkaukas, 2004).
Ngoài ra, việc giúp ruộng thoát nƣớc tốt, diệt cỏ dại và các cây ớt mọc hoang và
thu gom tàn dƣ thực vật từ vụ trƣớc cũng giúp hạn chế bệnh xảy ra (Phạm Văn Biên và
ctv., 2003; Roberts và ctv., 2009). Khi thu hoạch cần thu hoạch trái vừa chín tới vì trong
giai đoạn này bệnh thán thƣ phát triển rất nhanh chóng (Sharma, 2006).
1.3.2 Biện pháp hóa học
Sử dụng thuốc hóa học trong việc kiểm soát bệnh phụ thuộc vào việc xác định
đúng tác nhân gây hại, chọn đúng thuốc và thời điểm áp dụng thuốc (Cho, 1986).
Ngâm hạt giống với đồng sunlfat 0-5% trong vòng 30 phút có thể giúp hạt đƣợc
tuyệt trùng giảm đƣợc mầm bệnh (Armstrong và Armstrong, 1950).
Có thể phun các loại thuốc gốc đồng, Carbendazim, Score, Mancozeb và Daconil
khi bệnh mới xuất hiện (Phạm Văn Biên và ctv., 2003).
Hai loại thuốc Trifloxystrobin và BTH-mancozeb cho hiệu quả cao trong việc
kiểm soát bệnh thán thƣ trên ớt với hiệu quả 64,8 và 70,3% (Kang và Kim, 2007).
1.3.3 Biện pháp sinh học
Sử dụng giống kháng, vi sinh vật đối kháng hay kích kháng, dịch trích thực
vật…là một trong những biện pháp đã đƣợc áp dụng trong phòng trừ sinh học.

Vi khuẩn Pseudomonas fluorescens có khả năng soát bệnh thán thƣ trƣớc và sau
khi thu hoạch (Agrios, 2005).
Một thí nghiệm đƣợc thực hiện và cho hiệu quả ức chế cao đối với sự mọc mầm
của bào tử nấm C. capsici gây bệnh thán thƣ trên ớt bằng một chất đƣợc ly trích từ
chủng nấm Trichoderma harzianum T-156-co5 đột biến (Warin và ctv., 2009).
Theo Bharathi và ctv (2004) Bacillus subtilis đƣợc phân lập từ đất vùng rễ của
cây ớt đã đƣợc đánh giá có khả năng đối kháng với nấm C. capsici gây bệnh thối trái
trên ớt.
1.4 Xạ khuẩn và vai trò của xạ khuẩn trong phòng trừ sinh học bệnh cây
1.4.1 Một số đặc điểm của xạ khuẩn
Xạ khuẩn thuộc lớp Actinobacteria thuộc nhóm vi khuẩn thật (Eubacteria), bộ
Actinomycetales. Xạ khuẩn bao gồm khoảng 100 chi và 1000 loài (Nguyễn Lân Dũng và
Nguyễn Nữ Kim Thảo, 2006). Chi Streptomyces thuộc họ Streptomycetaceae đƣợc ứng
dụng nhiều trong nông nghiệp (Phạm Văn Kim, 2000).

6

1.4.1.1 Sự phân bố của xạ khuẩn trong tự nhiên
Sự phân bố của xạ khuẩn phụ thuộc vào khí hậu, thành phần đất, mức độ canh tác
và thảm thực vật. Xạ khuẩn phân bố rộng rãi trong tự nhiên, chúng phát triển trong
đất, nƣớc, phân chuồng, rác và trong các cơ chất mà nấm và vi khuẩn không phát triển
đƣợc (Nguyễn Lân Dũng và ctv., 2002).
Trong hệ sinh thái đất có rất nhiều quần thể các vi sinh vật khác nhau nhƣ nấm và vi
khuẩn, xạ khuẩn… Trong 1 gram đất có khoảng 29.000-2.400.000 tế bào xạ khuẩn, chiếm
9-45% tổng số vi sinh vật (Waksman, 1961). Theo Đỗ Thu Hà (2010), mật số xạ khuẩn
phụ thuộc vào loại đất. Ngoài ra, sự phân bố của xạ khuẩn còn phụ thuộc vào độ sâu, càng
xuống sâu mật số càng giảm (Phạm Văn Kim, 2000).
1.4.1.2 Đặc điểm hình thái của xạ khuẩn
Xạ khuẩn thuộc vi khuẩn Gram (+), có hệ sợi phát triển phân nhánh mạnh và không
có vách ngăn với nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, xanh, vàng, lục Khuẩn lạc của xạ khuẩn

thƣờng có nhiều hình dạng khác nhau nhƣ xù xì, có dạng da, dạng vôi, dạng nhung tơ
hay dạng màng dẻo tùy thuộc vào loài và điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Lân Dũng và
ctv., 2002).
Khuẩn lạc có ba lớp: lớp vỏ ngoài có dạng sợi bền chặt, lớp trong tƣơng đối xốp
và lớp giữa có cấu trúc tổ ong (Bùi Thị Hà, 2008).
Trên môi trƣờng đặc, hệ sợi của xạ khuẩn phát triển thành hai loại:
Loại cắm sâu vào môi trƣờng gọi là hệ sợi cơ chất hay khuẩn ty cơ chất (substrate
mycelium) với chức năng chủ yếu là dinh dƣỡng (Nguyễn Lân Dũng và ctv., 2006).
Loại phát triển trên bề mặt thạch gọi là hệ sợi khí sinh hay khuẩn ty khí sinh (aerial
mycelium) với chức năng chủ yếu là sinh sản (Nguyễn Lân Dũng và ctv., 2006).
1.4.1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của xạ khuẩn
Theo Phạm Văn Ty và Đào Thị Lƣơng (2003) nhiệt độ thích hợp cho sự sinh
trƣởng của xạ khuẩn là 25-40
0
C. Xạ khuẩn cho hoạt tính kháng sinh và sinh khối
cao nhất ở nhiệt độ 30-35
0
C. Khả năng sinh trƣởng và tổng hợp các chất kháng sinh
bị giảm khi nhiệt độ trên 40
0
C.
Xạ khuẩn có khả năng sinh trƣởng trong khoảng pH từ 5-9, pH = 7 thích hợp cho
sự sinh tổng hợp chất kháng sinh.
1.4.2 Vai trò của xạ khuẩn trong phòng trừ sinh học bệnh cây
Xạ khuẩn tập trung chủ yếu trong đất và đóng vai trò quan trọng trong nhiều
quá trình chuyển hóa vật chất trong đất (Phạm Văn Kim, 2000; Nguyễn Lân Dũng và
Nguyễn Nữ Kim Thảo, 2006).
7

Tham gia vào các quá trình phân giải các hợp chất hữu nhƣ thành phần

hemicenluloza, xenluloza và tham gia vào hình thành các axit mùn (Bùi Thị Hà, 2008).
1.4.3 Một số cơ chế của xạ khuẩn liên quan đến ức chế các tác nhân gây bệnh trên
cây trồng
Cơ chế tiết kháng sinh
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của xạ khuẩn là khả năng hình thành
kháng sinh. Trong số 8000 kháng sinh hiện nay thì trên thế giới có trên 80% là có
nguồn gốc từ xạ khuẩn (Nguyễn Lân Dũng và ctv.,1972).
Năm 1950, Trung Quốc đã tuyển chọn đƣợc chủng Streptomyces sp.5406 có khả
năng ức chế Rhizoctonia solani và Verticilium albo – atrum gây thối rễ ở bông non (Lê
Mai Hƣơng, 1993).
Năm 2002, Trung tâm công nghệ sinh học – Đại học Quốc gia Hà Nội đã phân lập
đƣợc chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. LD30 có khả năng ức chế đƣợc vi khuẩn
Pseudomonas solanacearum gây bệnh héo lá ở cây trồng (Nguyễn Lân Dũng, 1983).
Theo Taechowisan và ctv. (2009), chủng Streptomyces SRM1có khả năng kiểm
soát đƣợc nấm Colletotrichum musae gây bệnh trên chuối thông qua tiết kháng sinh.
Một số loài xạ khuẩn đƣợc phát hiện trong phân chuồng có khả năng tiết kháng sinh làm
ức chế sự phát triển của nấm Phytophthora cinnamomi gây bệnh thối rễ trên cây bơ.
Thêm vào đó, xạ khuẩn Streptomyces kitasatospora đƣợc ghi nhận có khả năng phòng
trị bệnh do Phytophthora citricola thông qua cơ chế kháng sinh (Haesler và ctv., 2008).
Tiết enzyme phân giải
Một cơ chế chính liên quan đến việc kiểm soát các tác nhân gây bệnh cây trồng là
phân hủy vách tế bào tác nhân gây bệnh.
Chitinase, glucanase, cellulase, xylanase là những loại enzyme có khả năng phân
hủy vách tế bào nấm mà xạ khuẩn tiết ra (Valois và ctv., 1996; Jaradat và ctv., 2008).
Theo Prapagdee và ctv. (2008) chủng xạ khuẩn SRA14 có thể sản xuất hàm
lƣợng cao enzyme ngoại bào nhƣ chitinase, β-1,3-glucanase có khả năng ức chế đƣợc
nấm Colletotrichum gloesporioides gây bệnh thán thƣ và nấm Sclerotium rolfsii gây
thối gốc trong nhiều loại cây trồng trong nông nghiệp.
Một enzyme ngoại bào đƣợc sản xuất từ chủng streptomyces halstedii AJ-7 đã
ngăn chặn đƣợc và sự phát triển và phân hủy vách tế bào của nấm Fusarium

oxysporum và phytopthora capsici (Joo, 2005).
Theo một kết quả nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Thu Nga và ctv. (2012)
các chủng xạ khuẩn đƣợc phân lập tại ruộng hoa màu ở ĐBSCL có khả năng tiết ra các
8

enzyme nhƣ: cellulase, chitinase và protease đồng thời có khả năng đối kháng với nấm
P.capsici, F. oxysporum f.sp. niveum.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nhiều loài Streptomyces có khả năng tiết ra
nhiều enzyme lignocellulase có khả năng đối kháng cao với các mầm bệnh trong đất
và có tiềm năng trong phòng trừ sinh học bệnh cây (Chamberlain và Crawford, 1999).
Cơ chế cạnh tranh và ký sinh của xạ khuẩn
Xạ khuẩn cạnh tranh trực tiếp về dinh dƣỡng và không gian sống. Chúng chiếm
giữ cùng một nơi cƣ trú và có đặc điểm phát triển gần giống với mầm bệnh. Sự cạnh
tranh diễn ra tại một nơi nào đó trên bề mặt cây trồng, hay bằng cách khác, tác nhân
đối kháng có thể đi vào mô mạch, định vị và nhân mật số ở đó làm cho mầm bệnh
không thể phát triển đƣợc (Sigee, 1993).
Theo Cao (2005) cho rằng chủng Streptomyces grieorubiginous thể hiện khả
năng ức chế với nấm F.oxysporum f.sp. cubense bằng cách tiết siderophore cạnh tranh
nguồn sắt trong đất.
Một nghiên cứu gần đây của Ezziyyani và ctv. (2007) đã sử dụng kết hợp nấm
Trichoderma harzianum và Streptomyces rochei kiểm soát đƣợc bệnh thối rễ trên ớt do
Phytopthora capsici, cả hai đều ức chế đƣợc sự phát triển của sợi nấm P. capsici trên
đĩa Petri sau 2 ngày.
Cơ chế kích thích tính kháng
Kích thích tính kháng bệnh là hiện tƣợng cây trồng trở nên kháng bệnh đối với
nhiều loại bệnh sau khi đƣợc chủng trƣớc với tác nhân gây bệnh ít độc hay hóa chất,
hoặc một loại vi sinh vật hoại sinh nào đó.
Kích kháng là một trong những cơ chế không kém phần quan trọng của xạ khuẩn
góp phần bảo vệ cây trồng (Doumbou và ctv., 2001).
Khi tiêm chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. vào cây con cà chua thì chúng có khả

năng thúc đẩy sự tăng trƣởng của cây và sức đề kháng đối với nấm Rhizoctonia solani
(theo Cao và ctv.,2004).
Một nghiên cứu gần đây của Meguro và ctv. (2006) cho thấy rằng cây nguyệt quế
có khả năng chịu mặn cao khi đƣợc tiêm dịch trích của chủng Streptomyces padanus.
Khảo sát cơ chế liên quan tới sự chống chịu mặn. Hasegawa và ctv. (2005), đã
chứng minh rằng hàm lƣợng callose trong thành phần tế bào của cây đƣợc tiêm dịch
trích chủng Streptomyces padanus cao gấp 1,5 lần so với cây không đƣợc tiêm. Thêm
vào đó, tế bào có sự tích lũy enzyme có liên quan tới tiến trình lignin hóa (trích dẫn từ
Hasegawa, 2006).

9

1.5 Một số ứng dụng của xạ khuẩn trong phòng trừ sinh học bệnh cây
1.5.1 Những nghiên cứu trong nƣớc
Năm 2002, Trung tâm công nghệ sinh học – Đại học Quốc gia Hà Nội đã phân lập đƣợc
từ đất chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. LD30 có khả năng sinh chất kháng sinh phổ rộng,
kháng vi khuẩn và nấm, nhƣng mạnh nhất là chống chủng Pseudomonas solanacearum gây
bệnh héo lá ở cây trồng (Nguyễn Hoàng Chiến, 2000).
Năm 2005, Đỗ Thu Hà đã tuyển chọn đƣợc 5 chủng xạ khuẩn QN-23, QN-24, QN-
120, QN-225, QN-253 trong số 587 chủng xạ khuẩn đƣợc phân lập. Năm chủng xạ khuẩn
này đều có khả năng tiết kháng sinh thuộc nhóm polyen và có hoạt tính kháng sinh mạnh.
Trong đó, 2 chủng xạ khuẩn QN-24 và QN-120 đƣợc thử nghiệm dung dịch nuôi cấy để
xử lý hạt giống cà chua, ớt, ngô, lúa trƣớc khi gieo cho kết quả tốt.
Theo Lê Thị Bích (2011) đã tiến hành một thí nghiệm về đánh giá khả năng đối
kháng của các chủng xạ khuẩn đối với nấm Fusarium f.sp. niveum trong điều kiện
phòng thí nghiệm và kết quả, có ba chủng xạ khuẩn 4, 19, 21 cho hiệu quả phòng trị
cao, với bán kính vô khuẩn lần lƣợt là 9,0 mm, 8,6 mm, 7,4 mm.
Bƣớc đầu đánh giá khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với nấm Fusarium
oxysporum f.sp sesami trong điều kiện in vitro. Kết quả cho thấy các chủng xạ khuẩn
đƣợc phân lập tại những ruộng rau màu và ruộng mè ở ĐBSCL đều cho khả năng ức chế

sự phát triển khuẩn ty, sự nảy mầm cũng nhƣ giết chết bào tử nấm Fusarium oxysporum
f.sp sesami (Ngô Thị Kim Ngân, 2011).
Một kết quả nghiên cứu mới đây của Nguyễn Thị Thùy Linh (2011) đã cho thấy
đƣợc ba chủng xạ khuẩn 2, 3, 33 đƣợc phân lập trên các vùng đất trồng rau đã thể hiện
đƣợc khả năng phòng trị bệnh đốm lá ớt do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv.
vesicatoria trong điều kiện nhà lƣới. Trong đó chủng xạ khuẩn 3 và 33 thể hiện hiệu quả
phòng trị với trung bình phần trăm diện tích lá bị bệnh thấp lần lƣợt là 4,2%; 4,1% và đối
chứng là 7,8% vào thời điểm 13 ngày sau khi lây bệnh ở biện pháp phun trƣớc + sau.
Năm 2012, Tô Huỳnh Nhƣ đã tiến hành thử nghiệm 144 chủng xạ khuẩn đƣợc phân
lập tại các vùng trồng rau và trồng mè. Kết quả 18 chủng xạ khuẩn có khả năng ức chế
khuẩn ty nấm Colletotrichum sp. ST2 gây bệnh thán thƣ trên ớt. Dịch trích nuôi cấy của
5 chủng xạ khuẩn (4RM, 21 RM, 54RM, 55RM và 58RM) thể hiện khả năng ức chế
bào tử mọc mầm và có hiệu quả trong việc giết chết bào tử chủng Colletotrichum sp.
ST2. Trong đó, chủng xạ khuẩn 21RM cho hiệu quả cao nhất ở các thời điểm khảo sát.
Đoàn Thị Kiều Tiên (2012), đánh giá hiệu quả phòng trừ của bốn chủng xạ khuẩn
(3, 6, 25 và 79) đƣợc phân lập tại vùng đất trồng mè đối với bệnh héo rũ mè do nấm F.
oxysporum trong điều kiện nhà lƣới với biện pháp xử lí đất 7 ngày trƣớc khi trồng với
10

các chủng xạ khuẩn. Kết quả thấy rằng: chủng xạ khuẩn 25, chủng xạ khuẩn 79 thể
hiện hạn chế bệnh héo rũ ở giai đoạn đầu.
Một nghiên cứu mới nhất của Đinh Ngọc Trúc (2013) đã tiến hành đánh giá khả năng đối
kháng của xạ khuẩn đối với nấm Pyricularia oryzae cavara và khảo sát cơ chế có liên
quan trong điều kiện in vitro thì có ba chủng xạ khuẩn thê hiện đƣợc khả năng đối kháng
cao là chủng PH1.C4t, CTA2.S1t và CTA1.C2t với bán kính vô khuẩn lần lƣợt là 8,4 mm,
8,2 mm và 6,27 mm.
1.5.2 Những nghiên cứu trên thế giới.
Theo Alexopoulos (1941) có 45 chủng xạ khuẩn trong 80 chủng đƣợc phân lập đã
ức chế sự phát triển của Colletotrichum gloeosporoides thông qua cơ chế tiết kháng sinh.
Năm 2000, một nghiên cứu của Yan Min và ctv., đã phân lập đƣợc 26 chủng xạ

khuẩn Streptomyces spp. có khả năng đối kháng với nhiều mầm bệnh quan trọng nhƣ
Alternaria solani, Botrytis cinerea, Xanthomonas campestris và Erwinia carotovora.
Theo Getha và Vikineswary (2002) Streptomyces violaceusniger chủng G10 có
khả năng chống lại Fusarium oxysporum f.sp. cubense với cơ chế làm biến dạng sợi
nấm và ức chế nảy mầm bào tử.
Năm 2002, tại Ấn Độ đã phân lập đƣợc chủng Streptomyces sp.201 có khả năng
sinh chất kháng sinh mới là z – methylheptyl iso – nicotinate, chất kháng sinh này có
khả năng kháng lại nhiều loại nấm gây bệnh nhƣ Fusarium oxysporum, Fusarium
solani (Đỗ Thu Hà, 2004).
Zamanian và ctv. (2005) đã phân lập đƣợc 110 dòng xạ khuẩn Streptomyces
plicatus ở Kerman của Iran từ đất của các loại cây trồng và tìm ra đƣợc chủng thứ 101
có khả năng đối kháng cao với vi khuẩn Erwinia carotovora subsp. carotovora gây hại
cây trồng trong điều kiện in vitro.
Theo Lu và ctv. (2008) cho biết rằng chủng A01 đƣợc xác định là Streptomyces
lydicus và thể hiện khả năng ức chế mạnh mẽ chống lại một số loại nấm gây hại nhƣ
Fusarium oxysporum, Botrytis cinerea, Monilinia laxa Bên cạnh đó, dịch trích của
chủng A01 còn thể hiện đƣợc hiệu quả phòng trị bệnh nấm mốc trên cà chua cao hơn
thuốc trừ nấm Pyrimethanil và Polyoxin.
Trong một nghiên cứu của Shamar và Parihar (2010) đã thực hiện chiết xuất các hợp
chất kháng nấm từ dịch trích của Actinomycetes. Kết quả cho thấy đƣợc hầu hết các chất
đƣợc chiết xuất đều có hiệu quả chống lại các loại nấm gây hại nhƣ Aspergillus niger,
Aspergillus flavus, Fusarium sp. và Rhizoctonia stolonifer.
Tao và ctv. (2011) tiến hành khảo sát chất kháng sinh neomycin từ chủng
Streptomyces fradiae. Thấy đƣợc chất kháng sinh này có khả năng ức chế đƣợc 4 chủng vi
11

khuẩn gây hại: Xanthomonas campestris pv. citri gây bệnh loét trên cây có múi, Erwinia
carotovora subsp carotovora gây thối bắp cải, Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh
cháy bìa lá lúa và Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh trên gừng trong điều kiện vi
vitro với bán kính vô khuẩn từ 10,8 mm đến 12,0 mm.

























×