Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những nhân tố cơ bản của quá trình ra quyết định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.88 KB, 4 trang )

Những nhân tố cơ bản của quá trình ra quyết
định
Việc ra quyết định thành công trong một tổ chức phụ thuộc vào việc bổ nhiệm
công việc và phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho từng đối tượng. Việc này
nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng nhiều công ty phải khó khăn lắm để đưa ra được
các quyết định bởi vì có quá nhiều các thành viên trong tổ chức đều cảm thấy rằng
mình phải có trách nhiệm - hoặc chẳng ai nghĩ là mình có tí trách nhiệm nào cả.
RAPID và các công cụ khác được sử dụng để phân tích tính hiệu quả của việc ra
quyết định, tạo cho đội ngũ quản lý một phương pháp để phân công công việc và
sử dụng người trong tổ chức.
Năm chữ cái trong từ RAPID trả lời cho năm vai trò trọng yếu của việc ra quyết
định: recommend (đề nghị/tiến cử), agree (đồng ý), perform (hành động), input
(đầu vào), và decide (quyết định).


Recommend: Đề nghị
Người có vai trò tiến cử hoặc đề nghị có trách nhiệm đưa ra các đề nghị, thu thập
đầu vào, và cung cấp dữ liệu đúng cùng với các phân tích chính xác để tạo ra được
một quyết định nhạy bén kịp thời. Trong qúa trình đưa ra được một đề nghị, người
có trách nhiệm đưa ra đề nghị sẽ hội ý với những người cung cấp đầu vào, không
phải chỉ nghe và thu thập các đánh giá của họ mà phải có sự suy xét và phân tích
kĩ càng. Những người làm nhiệm vụ đề cử phải có kỹ năng phân tích, có tình cảm-
cảm xúc, và óc nhạy bén tổ chức.
Agree: Quyền phủ quyết
Những cá nhân trong vai trò này có quyền phủ quyết - đồng ý hoặc bãi bỏ - liên
quan đến đề nghị được đưa ra. Việc áp dụng quyền phủ quyết "châm ngòi" cho
một cuộc bất bình giữa người có quyền phủ quyết và người đưa ra đề nghị; điều
này sẽ dẫn đến việc sửa đổi đề nghị được đưa ra. Nếu quá trình đó diễn ra quá lâu,
hoặc nếu hai bên đơn giản là không thể thống nhất với nhau, họ sẽ đệ trình vấn đề
lên người có khả năng quyết định (Decision).
Input: Đầu vào


Những người làm chức năng cung cấp đầu vào được tham khảo hoặc hỏi ý kiến
liên quan đến quyết định được đưa ra. Bởi vì những người làm chức năng cung
cấp đầu vào thông thường phải làm các việc liên quan đến thực hiện, nên những
người đề nghị rất chú ý đến việc xin các lời khuyên từ họ. Mặc dù không có sự
ràng buộc đối với các đầu vào, nhưng không phải vì thế mà đánh giá thấp tầm
quan trọng của đầu vào. Nếu không tìm được đúng người hoặc người làm được
việc không được động viên đúng mực, quyết định đưa ra rất dễ mắc phải thất bại
trong quá trình thực hiện.
Decide: Quyết định
Người trong vai trò này là người có nhiệm vụ đưa ra các quyết định chính thức
trong tổ chức. Nếu ông ấy hoặc bà ấy tuyệt đối chịu trách nhiệm cho quyết định
được đưa ra, dù đúng đắn hay sai lầm, và có thẩm quyền để giải quyết bất kì bế tắc
nào trong quá trình đưa ra quyết định và cam kết đưa tổ chức đi vào hành động.






Perform: Hành động
Khi quyết định được đưa ra, một người hoặc một nhóm người sẽ phải chịu trách
nhiệm thi hành nó. Trong một số trường hợp, người chịu trách nhiệm thực hiện
quyết định và người đề nghị cùng là một người.
Quyết định các vai trò và chỉ định trách nhiệm cho từng người là những bước đi
thiết yếu, nhưng ra được một quyết định sáng suốt cũng đòi hỏi một quá trình thực
hiện quy củ. Quá nhiều quy tắc có thể làm quá trình "sụp đổ" dưới sức nặng của
chính nó. Quá trình thực hiện hiệu quả nhất được cố định ở những bước đi cụ thể
nhưng nếu cần thì có thể làm đơn giản hoá bớt để thích nghi trong từng hoàn cảnh.
Khi quá trình thực hiện quyết định bị chậm lại, "trục trặc" có thể được tìm ra bằng
việc lần theo dấu vết ở một hoặc vài điểm "có vấn đề". Trước hết là việc quy định

Người quyết định không rõ ràng. Nếu có nhiều hơn một người nghĩ rằng họ có khả
năng quyết định trong vấn đề đó thì quyết định sẽ bị rơi vào tình cảnh của một
cuộc chơi kéo co. Bên này rồi cũng sẽ bị tổn thương giống bên kia: không ai chịu
trách nhiệm cho các quyết định tối quan trọng, và việc kinh doanh sẽ phải hứng
chịu hậu quả. Thứ hai, việc gia tăng số lượng người có quyền phủ quyết có thể gây
khó dễ cho người đề nghị. Nếu một công ty có qúa nhiều người có quyền phủ
quyết, thì điều này thường có nghĩa rằng các quyết định không được cân nhắc kĩ
lưỡng trong tổ chức. Thứ ba, nếu có qúa nhiều người làm nhiệm vụ đưa đầu vào,
điều này có nghĩa rằng có ít nhất ai đó đang đóng góp một cách vô bổ.

×