Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do escherichia coli của lá cỏ lào (chromolaena odorata) trên chuột bạch (mus musculus domesticus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 65 trang )

i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
NGUYỄN THỤY BỬU TRÂN
THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ BỆNH
DO ESCHERICHIA COLI CỦA LÁ CỎ LÀO
(Chromolaena odorata) TRÊN CHUỘT BẠCH
(Mus musculus domesticus)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH DƯỢC THÚ Y


Cần Thơ, 2015
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH DƯỢC THÚ Y
Tên đề tài:
THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ BỆNH
DO ESCHERICHIA COLIC ỦA LÁ CỎ LÀO
(Chromolaena odorata) TRÊN CHUỘT BẠCH
(Mus musculus domesticus)
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGS.TS HUỲNH KIM DIỆU NGUYỄN THỤY BỬU TRÂN
MSSV: 3103069


Lớp: Dược Thú Y K36


Cần Thơ, 2015


ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


Đề tài : “Thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do Escherichia coli của lá Cỏ lào
(Chromolaena odorata) trên chuột bạch (Mus musculus domesticus)” do sinh
viên Nguyễn Thuỵ Bửu Trân thực hiện tại bộ môn Thú Y, khoa Nông nghiệp &
Sinh học Ứng dụng, trường Đại Học Cần Thơ từ tháng 06/2014 đến tháng 10/2014.




Cần Thơ, ngày tháng năm 2015 Cần Thơ, ngày tháng năm 2015
Duyệt Bộ môn Duyệt Giáo viên hướng dẫn



Huỳnh Kim Diệu



Cần Thơ, ngày tháng năm 2015
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD








iii


LỜI CẢM TẠ
Trong cuộc sống không có sự thành công nào không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô Bộ môn Thú Y và
Chăn nuôi ở Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng – Trường Đại Học Cần Thơ
đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Huỳnh Kim Diệu, người đã hết lòng chỉ dạy,
động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn để em có thể hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Châu Thị Huyền Trang 4 năm qua đã luôn
quan tâm, giúp đỡ, động viên em để em có thể đạt được như ngày hôm nay.
Xin cảm ơn chị Nguyễn Thị Hồng Diễm lớp cao học Thú y khóa 18 cùng các
chị thực hiện đề tài cao học tại phòng thí nghiệm Dược lý cũng như các anh chị lớp
thú y khoá 35, các bạn trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn

với em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này, do hạn chế về mặt kiến
thức năng lực chủ quan. Nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì thế em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Thầy Cô để đề tài này có thể hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỤY BỬU TRÂN



iv


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
Nghĩa tiếng việt
AMP
Adenosine monophosphate
Chất truyền tín hiệu trong tế
bào
ASP. niger
Aspergillus niger

B. proteus
Bacillus proteus

B. subtilis
S. typhi

Bacillus subtilis
Salmonella typhi

C. albicans
Candida albicans

CFU
Colony forming unit
Đơn vị sống
ctv
Cộng tác viên
Cộng tác viên
DMSO
Dimethyl sulfoxide
Hợp chất hữu cơ lưu huỳnh
(CH
3
)
2
SO
ĐC
Đối chứng
Đối chứng
E. coli
Escherichia coli

ETEC
Enterotoxigenic E. coli
E. coli sinh độc tố ruột
EtOH

Ethanol

F. oxyporum
Fusarium oxyporum

GC-MS
Gas Chromatography-Mass
Spectometry
Phương pháp sắc ký khí kết
hợp với khối phổ
GMP
Guanosin monophosphate
Vòng nội bào
KgP
Kilogram thể trọng
Trọng lượng cơ thể
LCMS
Liquid Chromatograph Mass
Spectrometry
Sắc ký lỏng ghép khối phổ
LD
50

Lethal dose 50%
Liều gây chết 50%
LT
Heat Labile Toxin
Độc tố không chịu nhiệt
MeOH
Methanol


MHA
Mueller-Hinton Agar
Thạch Mueller-Hinton
MIC
Minimum Inhibitory
Concentration
Nồng độ ức chế tối thiểu
MT
Môi trường
Môi trường
NA
Nutrient Agar
Thạch dinh dưỡng
NB
Nutrient Broth
Thạch canh thịt


v


NMR
Nuclear Magnetic Resonance
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
NT
Nghiệm thức
Nghiệm thức
P. aeruginosa
Pseudomonas aeruginosa


PE
Petroleum Ether

S. aureus
Staphylococcus aureus

S. cerevislae
Saccharomyces cerevisiae

S. shigae
Shigella shigae

TBX
Tryptone bile X- Glucuronide

UV-VIS
Ultraviolet-Visible
Phổ tử ngoại và khả kiến



vi


MỤC LỤC
TRANG TỰA i
TRANG DUYỆT ii
LỜI CẢM TẠ iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ix
TÓM TẮT x
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1. Khái quát về cây cỏ lào 2
2.2.1. Phân loại khoa học 3
2.2.2. Mô tả thực vật 3
2.2.3. Phân bố, trồng trọt và thu hái 3
2.2.4. Thành phần hoá học của cây Cỏ lào 4
2.2.5. Một số chỉ tiêu hoá lí của cây Cỏ lào 9
2.2.6. Công dụng y học 9
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước của cây Cỏ lào 11
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 11
2.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 13
2.3. Vi khuẩn E. coli 15
2.3.1. Lịch sử nghiên cứu 15
2.3.2. Đặc điểm 15
2.3.3. Tính sinh độc tố 16
2.3.4. Tính gây bệnh 16
2.3.5. Tính kháng kháng sinh 17
2.3.6. Sơ lược chủng E. coli K88 17


vii


Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. Thời gian và địa điểm 19

3.2. Nội dung nghiên cứu 19
3.3. Phương tiện nghiên cứu 19
3.3.1. Nguyên liệu 19
3.3.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1. Cách thu mẫu 20
3.4.2 Cách chiết xuất cao thô 20
3.4.3. Nuôi chuột 22
3.4.4. Phương pháp chuẩn bị canh khuẩn để tiêm truyền 22
3.4.5. Bố trí thí nghiệm 23
3.4.6. Chỉ tiêu theo dõi 24
3.4.7. Cách làm tiêu bản vi thể ở các cơ quan nội tạng trên chuột 24
3.4.8. Phương pháp xử lý số liệu 24
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
4.1. Triệu chứng biểu hiện trên chuột thí nghiệm 26
4.2. Trọng lượng trung bình của chuột trước và sau thí nghiệm 28
4.3. Tỷ lệ chuột sống sau khi dùng cao Cỏ lào điều trị 28
4.4. Bệnh tích đại thể trên chuột thí nghiệm 29
4.5. Kết quả tái phân lập vi khuẩn 32
4.6. Bệnh tích vi thể một số cơ quan chuột sau thí nghiệm 33
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 37
5.1. Kết luận 37
5.2. Đề nghị 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHỤ LỤC 44



viii



DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1
Thành phần hoá học tìm thấy trong cây Cỏ lào
4
Bảng 2.2
Hàm lượng các chất hóa học của cây Cỏ lào
4
Bảng 2.3
Hàm lượng tinh dầu lá Cỏ lào ở Bình Định
6
Bảng 2.4
Hàm lượng kim loại có trong lá Cỏ lào (mg)
9
Bảng 2.5
Tác dụng kháng khuẩn của cây Cỏ lào
11
Bảng 2.6
Hiệu quả sử dụng cao Cỏ lào điều trị sưng bàn chân của
chuột nhắt
12
Bảng 2.7
Đường kính vòng vô khuẩn của nước ép búp non Cỏ lào ở
một số chủng vi khuẩn
12
Bảng 2.8
Nồng độ ức chế tối thiểu của các chất trong Cỏ lào đối với

một số vi sinh vật
13
Bảng 2.9
Hoạt tính kháng khuẩn của flavonoid từ dịch chiết Cỏ lào
14
Bảng 3.1
Bố trí thí nghiệm dùng cao Cỏ lào điều trị E. coli trên chuột
23
Bảng 4.1
Tần suất triệu chứng biểu hiện trên chuột thí nghiệm
25
Bảng 4.2
Trọng lượng trung bình chuột trước và sau thí nghiệm
27
Bảng 4.3
Tỷ lệ chuột sống sau khi điều trị (%)
27
Bảng 4.4
Tần suất xuất hiện bệnh tích trên chuột
28







ix



DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình và sơ đồ
Trang
Hình 1
Cây Cỏ lào
2
Hình 2
Cỏ lào ra hoa
2
Hình 3
Công thức cấu tạo của Ombutin (LA5-14)
8
Hình 4
Công thức cấu tạo của Odoratin (LA5-3)
8
Hình 5
Vi khuẩn Escherichia coli
15
Hình 6
Nguyên liệu tươi
20
Hình 7
Nguyên liệu khô
20
Hình 8
Ngâm Cỏ lào trong methanol
20
Hình 9
Máy cô quay chân không

20
Hình 10
Sơ đồ qui trình chiết xuất cao
21
Hình 11
Bố trí thí nghiệm
22
Hình 12
Cao Cỏ lào trước và sau khi pha DMSO
23
Hình 13
Chuột bị tiêu chảy
27
Hình 14
Chuột giảm thân nhiệt chụm lại, ủ rũ.
27
Hình 15
Lách chuột
30
Hình 16
Thận chuột
30
Hình 17
Dạ dày chuột
31
Hình 18
Manh tràng chuột
31
Hình 19
Gan chuột

32
Hình 20
Khuẩn lạc E. coli được phân lập từ phân chuột trên môi
trường TBX
32
Hình 21
Mô thận (lô điều trị) dưới kính hiển vi (100X)
33
Hình 22
Mô thận bị hoại tử (lô đối chứng) dưới kính hiển vi (40X)
33
Hình 23
Mô gan chuột (lô điều trị) dưới kính hiển vi (40X)
34
Hình 24
Mô dạ dày chuột (lô điều trị) dưới kính hiển vi (40X)
34
Hình 25
Mô manh tràng (lô điều trị) dưới kính hiển vi (40X)
35


x


TÓM TẮT
Thử nghiệm trên chuột bạch được thực hiện để đánh giá khả năng trị bệnh do
nhiễm vi khuẩn E. coli của cây Cỏ lào. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu
nhiên gồm 4 nghiệm thức: 3 nghiệm thức điều trị (NT1, NT2, NT3) và nghiệm thức
đối chứng (ĐC). Mỗi nghiệm thức có 4 chuột với 3 lần lặp lại. Tất cả các chuột đều

được gây nhiễm với vi khuẩn E. coli nồng độ 3,16x10
9
CFU/ml, liều 1,0 ml/con
bằng đường tiêm xoang bụng. Chuột ở các NT điều trị 60 phút sau khi tiêm vi khuẩn
bắt đầu cho uống cao Cỏ lào (0,1 ml/con) NT1 với liều 0,5 g/kg thể trọng, NT2 liều
1,0 g/kg thể trọng, NT3 liều 1,5 g/kg thể trọng. NT đối chứng cho chuột uống
DMSO 10% pha nước sinh lý với liều 0,1 ml/con. Triệu chứng lâm sàng có tần suất
xuất hiện cao nhất ở cả NT đối chứng và NT điều trị là chuột bị tiêu chảy, có biểu
hiện mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, thân nhiệt giảm với tỷ lệ 100%; triệu chứng thần kinh
xuất hiện với tần suất thấp nhất, 8,3% ở NT đối chứng và không xuất hiện (0%) ở
các NT điều trị. Sau 7 ngày thí nghiệm, NT điều trị còn 63,9% con sống so với
trước thí nghiệm, NT đối chứng chỉ còn lại 41,7% con sống so với trước thí nghiệm.
Mổ khám ghi nhận được Bệnh tích trung bình ở NT điều trị chiếm tỷ lệ cao nhất là
lách to hơn bình thường (50%), trong đó NT3 chiếm tỷ lệ thấp nhất (40%); dạ dày
teo hoặc mỏng hơn (45,8%), trong đó NT2 và NT3 chiếm tỷ lệ thấp (40%); kế đến là
thận bị hoại tử (28,3%), trong đó NT3 chiếm tỷ lệ thấp nhất (20%); ruột bị chướng
hơi, thành ruột mỏng (25%), trong đó NT3 chiếm tỷ lệ thấp nhất (10%). Cuối cùng
là gan bị xuất huyết là bệnh tích có tần suất thấp (14,2%), trong đó NT3 chiếm tỷ lệ
thấp nhất (10%). Tiêu bản vi thể dạ dày, ruột, gan, thận chuột cho thấy: niêm mạc
ruột bị bào mòn, thận bị hoại tử, gan, dạ dày có hình thái bình thường, không có
tổn thương hay hiện tượng hủy hoại tế bào.
Như vậy cao Cỏ lào cho hiệu quả tốt trong điều trị E. coli, không ảnh hưởng
đến gan, thận và không độc cho chuột ở các liều điều trị. Trong đó, NT3 liều 1,5
kg/kg thể trọng mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
Từ khoá: Cỏ lào, điều trị, E. coli, chuột bạch.


1



Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì chất lượng cuộc sống con
người ngày càng nâng cao, bên cạnh đó con người cũng phải đối mặt với nhiều vấn
đề hơn, một trong những vấn đề lớn đó chính là bệnh tật. Vì vậy các nhà khoa học
luôn không ngừng nghiên cứu những phương thuốc phòng và trị bệnh tối ưu. Với xu
hướng của y học hiện nay là tìm kiếm các hoạt chất trong các loài thảo mộc có tác
dụng chữa bệnh vừa an toàn, vừa mang lại hiệu quả cao không những cho con
người mà cả động vật. Để bắt kịp xu hướng hiện đại đó, ngành thú y chúng ta cũng
đã tiến hành nghiên cứu về các hoạt chất kháng sinh có trong các cây cỏ dân gian
như cây nha đam, lược vàng, cỏ từ bi,…Đặc biệt trong đó, cây Cỏ lào
(Chromolaena odorata) hay nhân gian thường gọi là cây cộng sản, yến bạch, bớp
bớp, bù xích, chùm hôi… là loài cây mọc hoang và lan rộng chiếm địa bàn phân bố
nhanh ở nhiều vùng trên thế giới. Ở Việt Nam, Cỏ lào thường gặp rất nhiều từ các
tỉnh đồng bằng đến các miền trung du và vùng đồi núi thấp. Tuy nhiên điều đáng đề
cập là cây cỏ này chưa thực sự được nghiên cứu một cách sâu sắc và rộng rãi ở
nước ta, trong khi góp phần vào kho tàng dược liệu tự nhiên thì cây Cỏ lào cũng
chữa được rất nhiều bệnh như: nhiễm khuẩn về đường ruột, ung nhọt, ghẻ lở, viêm
đại tràng, đau nhức xương, cảm cúm…, ngoài ra Cỏ lào cũng được dân gian thường
dùng để cầm máu, chữa lành vết thương và các vết bỏng rất hiệu quả.
Bên cạnh việc tìm ra nhiều loại kháng sinh mới thì song song đó việc vi khuẩn
kháng thuốc cũng là một vấn đề cần giải quyết cấp bách. Đặc biệt là bệnh tiêu chảy
do vi khuẩn E. coli đang là một trong những bệnh gây thiệt hại đáng kể cho ngành
chăn nuôi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Mỗi ngày trên thế giới có
khoảng 20.000 người chết vì nhiễm khuẩn máu và hàng tỷ động vật nhiễm E. coli,
bởi càng ngày càng có nhiều chủng E. coli khác nhau hoặc do sự biến đổi gene
khiến chúng có thể kháng một số loại thuốc kháng sinh nhất định (Evgeni
Sokurenko, 2013).
Với hy vọng góp một phần nhỏ vào việc bước đầu giúp cây Cỏ lào trở thành
dược phẩm chữa bệnh hữu hiệu, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thử nghiệm khả năng
điều trị bệnh do Escherichia coli của lá Cỏ lào (Chromolaena odorata) trên

chuột bạch (Mus musculus domesticus)”.
Mục tiêu của đề tài:
Xác định khả năng tác động của cao Cỏ lào trên chuột bị gây nhiễm vi khuẩn
Escherichia coli.



2


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Khái quát về cây Cỏ lào
Hình 1: Cây Cỏ lào
Cây Cỏ lào có nguồn gốc từ Nam Châu Mỹ, sau đó phát tán sang nhiều nước
nhiệt đới khác đặc biệt là các nước thuộc vùng Đông Nam và Nam châu Á như:
Indonesia, Papua New Guinea, Philippine, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam (Võ
Văn Chi và Trần Hợp, 1999; Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
Hình 2: Cỏ lào ra hoa
(
Tên khoa học: Chromolaena odorata (L) King et Robinson hoặc Eupatorium
odoratum.
Tên tiếng Anh: fragrant thoroughwort, bitter bush.
Tên tiếng Pháp: langue de chat, eupatoire odorant.
Tên khác: yến bạch, cỏ hôi, cỏ việt minh, cây cộng sản, cây lốp bốp, cây ba bớp,
cây phân xanh, cỏ nhật.
(


3



2.2.1. Phân loại khoa học
Cây Cỏ lào thuộc:
Giới: Plantae
Bộ: Asterales
Họ: Asteraceae
Chi: Chromolaena
Loài: C. odorada
2.2.2. Mô tả thực vật
Theo Đỗ Huy Bích và ctv. (2004), Cỏ lào dạng cây nhỏ, cao 1 – 2 m, mọc
thành bụi, phân nhiều cành nằm ngang.
Thân: tròn, màu rất nhạt, có rãnh và lông nhỏ mịn.
Lá: mọc đối, hình tam giác, dài 6 – 9 cm, rộng 2 – 4 cm, gốc thuôn vát, đầu
nhọn, mép có răng cưa to, vò ra có mùi hăng hắc, hai mặt lá cùng màu có lông mịn
và dày hơn ở mặt dưới, có 3 gân chính, cuống lá dài 1 – 2 cm.
Hoa: cụm hoa mọc ở đầu cành thành ngù kép, gồm nhiều hoa có mùi thơm,
tụ hợp thành hình đầu dài khoảng 1 cm, màu vàng lục, lá bắt xếp thành 3 – 4 hàng,
có lông, mào lông có sợi đều, tràng hoa loe dần từ gốc, bao phấn không có tai.
Quả: quả bế, hình thoi, có 5 cạnh, có lông.
Rễ: cọc dạng chùm không đều nhau, màu trắng ngà. Chung quanh gốc mọc
nhiều tua rễ, mỗi tua gồm một cọng chính, xung quanh cọng chính mọc nhiều rễ
phụ phân nhánh.
Cỏ lào khi còn là cây con nhìn giống cây hy thiêm (Siegesbeckia Orientalis
L., 2008), khi lớn có thể phân biệt rõ ràng. Tuổi thọ của cây khoảng 1-2,5 năm.
2.2.3. Phân bố, trồng trọt và thu hái
Trên thế giới có khoảng 400 loài, đa số là cây bụi, cây bụi nhỏ hoặc cây thảo.
Hiện nay cây mọc hoang ở các nước vùng nhiệt đới châu Mỹ, châu Phi và châu Á
(nhiều nhất là ở Vân Nam, Quảng Đông, Trung Quốc). Ở Việt Nam, cây mọc phổ
biến ở những nơi đất hoang như ven rừng thưa của nhiều tỉnh miền Bắc, vùng đồi
hoang trung du, vùng núi thấp, kể cả các tỉnh ở vùng đồng bằng (Võ Văn Chi và

Trần Hợp, 1999).
Cây ưa sáng, chịu được hạn và có thể sống được trên mọi loại đất, mọc
tương đối tập trung trên những diện tích lớn ở đồi, nhất là đất nương rẫy đã bỏ
hoang. Cỏ lào ra hoa kết quả nhiều hàng năm. Với số lượng hạt giống nhiều, lại
phát tán nhờ gió, có thể sinh sản vô tính rất mạnh, mọc rất khoẻ, phát triển nhanh
chóng trong mùa mưa. Khả năng tái sinh mạnh, cho năng suất từ 20 đến 30 tấn/ha.
Ngọn non, cành già bẻ trụi lá cắm xuống đất, chỉ sau một tuần là mọc rễ trắng. Chặt
cây sát gốc càng đâm chồi mạnh hơn. Mùa nắng cây khô giống như đã chết nhưng
khi đến mùa mưa cây nảy chồi sinh sôi mạnh mẽ. Vì vậy, Cỏ lào có khả năng chiếm
lĩnh và mở rộng vùng phân bố cực nhanh.
Có thể thu hái lá và thân cây quanh năm.
Bộ phận dùng: toàn thân, chủ yếu là lá (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).


4


2.2.4. Thành phần hoá học của cây Cỏ lào
Bamisaye et al. (2014) đã nghiên cứu thành phần hoá học có trong cây Cỏ
lào như sau:
Bảng 2.1: Thành phần hoá học tìm thấy trong cây Cỏ lào (Chromolaena odorata)
(Bamisaye et al., 2014)
Thành phần hoá học
Nơi hiện diện

Rễ
Anthraquinone
-
-
Cardenolide + Dienolide

-
-
Cardiac glycoside
-
-
Flavonoid
+
+
Phenolic
+
+
Phobatanin
-
-
Saponin
+
+
Steroid
+
+
Tanin
+
+
Triterpene
-
-
+ : Có
- : Không có
Bảng 2.2: Hàm lượng các chất hóa học của cây Cỏ lào (Chromolaena odorata)
(Bamisaye et al., 2014)

Thành phần hoá học
Nơi hiện diện
Lá (%)
Rễ (%)
Flavonoid
0,067
0,056
Phenolic
0,076
0,091
Saponin
0,016
0,012
Steroid
0,004
0,003
Tanin
0,054
0,039
Phần trên mặt đất của Cỏ lào có chứa odoratin, 2’,4-dihydroxy-4’,5’,6’-
trimethoxy chalcone và 4’-hydroxy-5’,6’,7’-trimethoxy flavanon. Lá Cỏ lào có chứa
acid anisic, salvigerin, sacuranetin, epoxylupeol, phenol và sterol (Ngane et al.,
2006). Theo Vital và Rivera (2009), dịch trích Cỏ lào có chứa flavonoid, saponin,
tanin và steroid.
Cùng với đề tài nghiên cứu trên thì ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Diễm
Trang, Lê Viết Ngọc Phương và Nguyễn Xuân Dũng (1993) đã có công trình
nghiên cứu về thành phần hóa học của Cỏ lào. Kết quả cô lập và xác định được cấu
trúc của hai hợp chất thuộc nhóm chalcone là odoratin và 4,2’-dihydroxy-4’,5’,6’-
trymethoxychalcone.
Năm 2001, Nguyễn Kim Phi Phụng và Nguyễn Ngọc Sương đã nghiên cứu về

tách chiết và cô lập các hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học từ cây Cỏ lào. Kết
quả cho thấy đã cô lập và xác định được cấu trúc của 6 chất gồm: ceryl alcohol, β-
amyrine, β-sitosterol, odoratin, 2’-hydroxyl-3,4,4’,5’,6’-pentamethoxychalcone và
4,2’-dihydroxy-4’,5’,6’-trymethoxychalcone.


5


Tiếp tục nghiên cứu đề tài trên thì Ngô Quốc Luân và Nguyễn Ngọc Hạnh
(2006) đã ly trích tinh dầu và khảo sát thành phần hóa học của cây Cỏ lào. Kết quả
thu được tinh dầu và các flavonoid như: odoratin, ombutin, 5,7-dihydroxy-4-
methoxyflavanone, 3,5,7-trihydroxy-4-methoxyflavone, 4,2’-dihydroxy-4’,5’,6’-
trimethoxychalcone. Tinh dầu và các flavonoid này đều được thử nghiệm hoạt tính
sinh học, kháng oxi hóa, kết quả có khả năng kháng một số loại vi khuẩn gram âm,
gram dương, nấm men, nấm mốc.
Nguyễn Thị Thuỳ Trang (2012) có kết quả tương tự như sau: Cỏ lào chứa tinh
dầu (có nhiều trong lá tươi), tanin (thuộc nhóm tanin pyrogalic), flavonoid
(flavonol, flavanol, chalcol, dihydroflavonol), coumarin, ancaloid (có nhiều ở rễ),
antraquinon, glucoxit, saponin. Trong đó chủ yếu là tinh dầu và flavonoid. Theo Đỗ
Huy Bích và ctv. (2004), Cỏ lào có chứa một saponin triterpen và được nhận dạng là
oleanolic acid 3-O-β-D-xylopyranosly (1-4)- β-D-glucopyranuronosly methylat.
Ngoài ra, còn có oleanolic acid 3-O-β-D-glucopyranuronosly methylat, β-sitosterol,
stimasterol, rosasterol stimasterol-3-O-β-D-glycosid. Trong Cỏ lào có 2,65% đạm,
0,5% lân, 2,48% kali và 0,16% tinh dầu đặc; tất cả các bộ phận của cây đều có chứa
tinh dầu , ancaloid, tanin và flavonoid (Võ Văn Chi, 2000; Đỗ Tất Lợi, 2003).
2.2.4.1. Hàm lượng tinh dầu cây Cỏ lào
Dieneba Bamba et al. (1993) đã công bố kết quả nghiên cứu thành phần hóa
học và thử hoạt tính sinh học của tinh dầu Cỏ lào ở Bờ Biển Ngà. Kết quả cho thấy
thành phần tinh dầu Cỏ lào có khoảng 38 hợp chất, trong đó có 26 hợp chất đã được

xác định. Tinh dầu Cỏ lào ở đây có tác dụng kháng tốt các chủng vi khuẩn gram âm.
Đến năm 2004, Lê Văn Hạc, Nguyễn Thị Thanh Hoài và Nguyễn Xuân
Dũng đã nghiên cứu về thành phần hóa học của tinh dầu cây Cỏ lào ở Nghệ An và
Hà Tĩnh. Kết quả cho thấy trong thành phần hóa học của tinh dầu Cỏ lào có trên 60
chất, trong đó có khoảng 37 chất đã được nhận danh với thành phần chính gồm:
geijerene (20,7%; 15,5%), germacrene-D (20,5%; 16,8%), α-pinene (11%; 11,1%)
và β-caryophyllene (9,1%; 7,3%).
Sau đó 2 năm, Nisit Pisuthanan (2006), tiếp tục công bố kết quả nghiên cứu
thành phần hóa học của tinh dầu các bộ phận trên mặt đất của Cỏ lào mọc tại Thái
Lan. Thành phần chính của tinh dầu trong Cỏ lào gồm: pregeijerence (17,6%),
germacrene-D (11,1%), α-pinene (8,4%), β-caryophyllene (7,3%), vestitenone
(6,5%), β –pinene (5,6%), δ-cadinene (4,9%), geijerence (3,1%), bulnesol (2,9%) và
trans-ocimene (92,2%). Theo Zhang Maoxin (2002), thành phần chính trong tinh
dầu Cỏ lào gồm: trans-caryophyllene (16,2%), δ-cadinene (15,5%), α-copaene
(11,3%), caryophyllene oxyde (9,4%), germacren (4,9%) và α-humulene (4,2%).
Như vậy đối với tinh dầu tiến hành chưng cất lôi cuốn hơi nước, sau đó tiến
hành đo GC-MS có thể xác định cấu trúc của một số hợp chất chính như sau: α-
pinene, β-pinene, D-limonene, β-ocimene, Caryophylene, Pregeijerene,
Germacrene-D, δ-cadinene, α-copaene, Caryophyllene oxyde, δ-humulene.


6


Bảng 2.3: Hàm lượng tinh dầu lá Cỏ lào ở Bình Định (Nguyễn Thị Thùy Trang, 2012)
STT
Thành phần
Tỷ lệ (%)
01
02

03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
Beta-cis-ocimene
β-pinen
Beta-mycrene
Limonene
2-norpinene3,6,6- trimethyl

Tricyclene
Beta-limalool
Cyclohexen-5,6-diethenyl-3-methyl
Dispiro2,0,2,5 undecan, 8-
Methylene p-menth-1-en-4-ol
Linalyl propanoate
Isopyrethrone
Cyclohexen-3,4-diethenyl-3-methyl
Tricyclo3,2,1,02,7oct-3-ene,2,3,4,5-tetramethyl
Germacrene B
P-menth-3-ene,2-isopropenyl-1-vinyl
Alpha-cubebene
Alpha-amorphene
Copaene
Cyclobuta1,2:3,4dicyclopetene,decahydro-3A-methyl
Elemene
Isocaryophyllene
1H-cyclopenta 1,3 cyclopropa 1,2bezene, octahydro-7-methyl
2-petanone,5-(2-methylenecyclohexyl)-stereoisomer
Chưa định danh
Naphthalene, 1,2,3,4,6,8a-hexahydro-1-isopropyl-4,7-dimethyl
Bicyclo7,2,0 undec-4-ene,4,11,11-trimethyl-8-methylene
0,26
0,22
0,16
0,07
0,12
0,43
0,13
1,63

14,15
0,08
0,06
0,07
0,11
0,50
0,66
0,82
0,15
0,14
3,35
0,36
3,17
19,22
0,88
0,41
0,33
0,38
0,50



7



STT
Thành phần
Tỷ lệ (%)
28

29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
Alpha-caryophyllene
Germacrene D
Cycloprop[E]azulene,decahydro-1,1,7-trimethyl-4-methylene
Delta cadinene
Delta muurolene
Cadina-3,9-diene

Cadina-1,3,5-triene
O-menth-8-ene-4-methanol, α ,α-dimethyl-1-vinyl-(1S,2S,4R)
Caryophylleneoxide
Ledol
Alpha-bisabolol
Eudesmol
Cadinol
1-cadin-4-en-10-ol
Copaen-11-ol
Eudesm-4(14)-en-11-ol
3,7,11,15-tetramethyl-2-hexadecen-1-ol
Hexadecanoic acid
3,7,11,15-tetramethylhexadecen- 1,3,6,10-pentaene
2,4-dioctylphenol
Phytol
Hexadecanan diallyl acetal
Kauren-18-ol,acetate, (4.beta)
Pentacosane
Bis (2-ethylhexyl) phthalate
4,12
18,67
2,71
0,40
0,35
6,00
0,30
6,15
0,26
0,41
0,92

1,02
0,72
1,11
0,50
3,28
0,06
0,38
0,04
0,05
3,72
0,09
0,14
0,08
0,16



8


2.2.4.2. Thành phần hóa học flavonoid của cây Cỏ lào
Theo nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của Cỏ lào
mọc ở Thái lan, Nisit Pisutthanan (2005) đã công bố kết quả về cao chiết phần trên
mặt đất của Cỏ lào có hoạt tính kháng một số chủng vi khuẩn gây bệnh cho người
và kháng viêm khá tốt. Đã cô lập và xác định được 15 hợp chất flavonoid trong đó
có một hợp chất hoàn toàn mới, trong số 14 flavonoid còn lại có 6 hợp chất lần đầu
tiên được cô lập từ loại cây này. Cùng năm, Owoyele VB, Adediji JO và Soladoye
AO (2005) khảo sát hoạt tính kháng viêm của cao chiết nước lá Cỏ lào trên chuột.
Kêt quả cho thấy với liều lượng 200 mg/kg thì có hiệu quả đến 80,5%.
Năm 2010, Đào Thị Vân Trang và Đào Hùng Cường đã khảo sát quá trình

chiết flavonoid từ lá cây Cỏ lào. Kết quả đã xác định được điều kiện chiết thích hợp:
tỷ lệ H
2
O:EtOH=1:1, tỷ lệ nguyên liệu rắn:dung môi=1:25, nhiệt độ 85
o
C, thời gian
là 3 giờ.
Đối với flavonoid, chúng được chiết từ cây Cỏ lào bằng các dung môi phân
cực như CH
3
OH, C
2
H
5
OH. Sử dụng các phương pháp LCMS, UV-VIS, 1H-NMR,
13 c-NMR xác định được cấu trúc một số hợp chất chính như sau: Odoratin;
Ombuin; 4,2′-Dihydroxy-4′,5′,6′-trimethoxychalcone; 6,7-Dihydroxy-5,4’-
dimetoxyflavanon (Ngô Quốc Luân và Nguyễn Ngọc Hạnh, 2006).

Hình 3: Công thức cấu tạo của Ombutin (LA5-14)
( /wiki/Butin_(molecule)

Hình 4: Công thức cấu tạo của Odoratin (LA5-3)
(


9


2.2.5. Một số chỉ tiêu hoá lí của cây Cỏ lào

2.2.5.1. Độ ẩm
Theo Nguyễn Thị Thuỳ Trang (2012) độ ẩm trung bình của lá là 61,022%.
So sánh với các loại lá khác thì lá Cỏ lào có độ ẩm trung bình. Giá trị này có thể
khác nhau khi khảo sát lấy các mẫu lá tươi ở những thời điểm khác nhau và tuỳ vào
loại lá non hay lá già.
2.2.5.2 Hàm lượng tro
Hàm lượng tro trung bình là 10,515%. Trong thành phần của tro vô cơ có thể
có mặt các muối của một số kim loại như: K, Na, Ca, Fe, Cu, Pb, Zn. Sự có mặt của
các kim loại này có thể ảnh hưởng đến tính chất của các dịch chiết lá Cỏ lào với các
phương pháp chiết khác nhau.
2.2.5.3 Hàm lượng một số kim loại
Bảng 2.4: Hàm lượng kim loại có trong lá Cỏ lào (mg)
Kim loại
Zn
2+
Cu
2+
Pb
2+
Hàm lượng
(mg/kg lá Cỏ lào)
119,00
34,80
0,92
TCVN (mg/kg)
20,000
30,000
2,00
Căn cứ vào tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho vệ sinh thực phẩm (theo quyết
định của bộ y tế số 505/BYT_QĐ ngày 13 tháng 4 năm 1992) về hàm lượng kim

loại nặng tối đa cho phép trong rau quả sấy khô là Pb: 2 mg/kg, Zn: 20 mg/kg, Cu:
30 mg/kg, thì hàm lượng kim loại nặng có trong lá Cỏ lào lớn hơn nhiều so với hàm
lượng tối đa cho phép. Do vậy nếu sử dụng Cỏ lào làm thuốc uống cần phải hết sức
chú ý. Đồng thời do ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái và thời tiết các mùa thì
hàm lượng một số kim loại trong lá Cỏ lào ở các địa phương theo từng thời gian lấy
mẫu có thể khác nhau (Nguyễn Thị Thuỳ Trang, 2012).
2.2.6. Công dụng y học
Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm.
Nước sắc Cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn sinh mủ trên vết thương
và trực tràng lỵ Shigella (Võ Văn Chi, 1997).
Theo kinh nghiệm dân gian, người ta thường dùng lá tươi cây Cỏ lào cầm máu
vết thương, làm cho vết thương mau lành, chóng lên da non.
Cây cũng được dùng để chữa bệnh lỵ cấp tính và bệnh tiêu chảy ở trẻ em, chữa
viêm đại tràng, đau nhức xương, viêm răng lợi, trị ghẻ, nhọt độc. Ở Trung Quốc,
người ta dùng lá vò nát, lấy nước bôi lên chân phòng rết cắn.
Cây được bỏ xuống ruộng ngâm nát 1-2 ngày để trừ ấu trùng ký sinh trùng
(thể xoắn ốc có móc câu ở đầu), phòng khi xuống ruộng khỏi bị lây.
Cỏ lào dùng làm phân xanh có tác dụng diệt cỏ, diệt côn trùng phá hoại mùa
màng, bón ruộng và giảm tuyến trùng ở trong đất.
Tinh dầu trích từ lá cây pha với glycerin dùng trị bỏng.
(


10


Trong lĩnh vực Đông Y, Cỏ lào hơi cay, đắng, không độc, dùng làm thuốc kiện
vị, trợ tiêu hoá, hành khí, lợi tiểu và tiêu thủng.
Một số bài thuốc dân gian
Tác giả Võ Văn Chi (1997) đã ghi nhận một số bài thuốc dân gian như sau:

- Lá Cỏ lào pha dưới dạng sirô từ nước hãm (dùng lá non rửa sạch, vò nát,
ngâm trong nước nóng, với 5 g lá lấy 15 ml nước hãm, sau đó thêm đường vào, với
500 ml nước hãm hoà với 900 g đường, đun sôi) dùng để chữa bệnh lỵ và tiêu chảy.
- Dùng nước sắc của cây Cỏ lào uống để chữa bệnh đau nhức xương.
- Nấu lá non với nước, tắm để trị bệnh ghẻ, khi tắm dùng bã xát vào mụn ghẻ
5-6 ngày là khỏi.
- Lá tươi vò hoặc giã nát có tính cầm máu vết thương.
Một số bài thuốc thường dùng trong gia đình và y tế cơ sở
- Chữa vết thương phần mềm: do tai nạn giao thông, ngã, bị đòn đánh. Lá và
ngọn Cỏ lào tươi 1 nắm to (150 g) rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương, băng chặt.
Mỗi ngày thay thuốc một lần.
- Chữa lỵ trực khuẩn: lá và ngọn Cỏ lào tươi 1 nắm to (150 g) rửa sạch, cắt
nhỏ, hãm với nước nóng 80
o
C (nước sôi để 5 phút khi trời lạnh, 10 phút khi trời
nóng) trong 2 giờ với 500 ml nước, giữ ấm bên ngoài đảm bảo 80
o
C hoặc sau 15
phút lại đun 2 phút. Rút nước, vắt kiệt nước trong bã, lọc lấy nước thuốc rồi cô còn
150 ml. Thêm 30–50 g đường, đun sôi cho tan. Người lớn uống mỗi lần 50 ml x 3
lần/ngày, liên tục đến khi khỏi. Nếu đi phân lỏng mất nước cần cho uống nước cháo
loãng (gạo + khoai lang 1 củ nhỏ) pha muối (tốt hơn oresol vì phân sẽ mau thành
khuôn) mỗi ngày 500-600 ml nước cháo loãng.
- Chữa vết thương mắt do xước hoặc loét giác mạc (người bệnh có thể bị mù
do trực khuẩn mủ xanh hoặc bệnh sẽ nặng nếu dùng thuốc nhỏ mắt có corticoid).
Ngọn Cỏ lào và lá non 50 g rửa thật sạch, giã nát trong cối chày sạch. Dùng 2 miếng
gạc sạch chia thuốc thành 2 gói. Đặt vào bát sạch, cho vào nồi áp suất hấp (15 phút
kể từ lúc thấy xì hơi). Nếu không có nồi áp suất có thể hấp cách thuỷ 30 phút (kể từ
lúc nước sôi đến lúc ngừng đun). Mắt nạn nhân rửa sạch bằng nước muối 2% đun
sôi để nguội, đắp gói thuốc rồi băng lại để nạn nhân nằm ngửa. Sau 12 giờ thay

thuốc một lần. Nếu bệnh nhẹ thì 24 giờ là khỏi.


11


2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước của cây Cỏ lào
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trần Xuân Thuyết (2008) đã nghiên cứu hiệu lực kháng khuẩn của Cỏ lào theo
tháng và theo tuổi cho thấy ngọn non và lá bánh tẻ thu hái trong các tháng đều có
hiệu lực như nhau. Ngọn có nụ hiệu lực kháng khuẩn kém (điều này khác với các
dược liệu khác, khi có nụ là lúc hoạt chất cao nhất). Tác giả cũng so sánh giữa dược
liệu tươi, khô với các dung môi chiết xuất khác nhau cho thấy: dược liệu tươi chiết
bằng nước nóng 80
o
C ít tạp chất và có hiệu lực kháng khuẩn cao so với dược liệu
khô và dung môi cồn. Cao đặc và cao khô bảo quản được lâu (sau 1 năm không
mốc) và giữ nguyên hiệu lực kháng khuẩn. Cao khô Cỏ lào hút nước mạnh hơn cao
khô dược liệu khác. Cao chiết với cồn của cả cây Cỏ lào (trừ rễ) có tác dụng chống
co thắt cơ trơn gây bởi histamin và acetylcholin trên hồi tràng chuột lang.
Bên cạnh đó, ông còn nghiên cứu sử dụng cao lá Cỏ lào để điều trị tại chỗ vết
thương phần mềm nhiễm khuẩn và vết thương phần mềm lâu liền, với nồng độ
thuốc tỷ lệ với nước là 3,3 : 1,0 ở 86 bệnh nhân. Kết quả nhận được Cỏ lào có
những tác dụng hơn mong muốn như làm giảm tiết dịch, giảm mùi hôi, hoại tử rụng
nhanh hơn hẳn nhóm đối chứng, rút ngắn thời gian điều trị vết thương do thúc đẩy
nhanh quá trình loại bỏ hoại tử, tân tạo mô hạt và liền sẹo. Sẹo hình thành mềm,
mịn, không thấy có sẹo co kéo, sẹo lồi, màu sắc sẹo hồng hoặc nâu nhạt, không thấy
sẹo bạc màu. Cỏ lào ức chế sự sinh trưởng in vitro và in vivo của các chủng vi
khuẩn gây nhiễm khuẩn vết thương như S. aureus, E. coli, Proteus, trực khuẩn mủ
xanh. Những chủng vi khuẩn này được phân lập từ các bệnh phẩm lâm sàng cho

thấy đều kháng các loại kháng sinh thông dụng (Trần Xuân Thuyết, 2008).
Cũng về tác dụng kháng sinh, Hoàng Như Mai và ctv. (1989) đã tiến hành thử
nghiệm nước sắc thân, lá, rễ cây Cỏ lào trên một số vi khuẩn bằng phương pháp
thạch lỗ và tác dụng kháng sinh của tinh dầu bằng cách để bay hơi với nồng độ 0,5
ml trong 100 ml không khí. Kết quả đạt được như sau:
Bảng 2.5: Tác dụng kháng khuẩn của cây Cỏ lào (Hoàng Như Mai và ctv., 1989)

Vi khuẩn
Vòng vô khuẩn (mm)
Nước sắc
Tinh dầu

Thân
Rễ
S. aureus
S. typhi
B. proteus
B. subtilis
S. shigae
18
14
15
19
15
0
16
14
0

0

14
18
0
-
0
Ức chế tốt
-
-
-
Ức chế tốt
(Các vi khuẩn ở Viện vệ sinh dịch tể Bộ Y tế)
Nhận xét:
- Tinh dầu từ cây Cỏ lào có tác dụng kháng sinh tốt, ức chế 2 loại vi khuẩn S.
aureus và S. shigae.
- Nước sắc lá có tác dụng kháng sinh mạnh nhất, có thể do có hàm lượng tinh
dầu cao, kế đến là nước sắc rễ và cuối cùng là nước sắc thân có tác dụng kháng sinh


12


yếu nhất. Điểm đặc biệt là thân rễ không có tác dụng đối với vi trùng lỵ, nhưng lá
lại có tác dụng.
Hoàng Như Mai và ctv. (1989) còn thử tác dụng kháng viêm của Cỏ lào qua
phương pháp gây viêm Piccinini bằng cách tiêm vào bàn chân chuột nhắt 0,1 ml
dung dịch kaolin 10% và dùng cao rễ, thân, lá Cỏ lào điều trị so với đối chứng dùng
phenylbutazon liều 10 mg/100 g. Kết quả sau khi gây phù 5 giờ, tỷ lệ phản ứng ức
chế phù như sau:
Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng cao Cỏ lào điều trị sưng bàn chân của chuột nhắt (Hoàng
Như Mai và ctv., 1989)

Phenylbutazon và cao Cỏ lào
Tỷ lệ ức chế (%)
Phenylbutazon
Cao lá
Cao thân
Cao rễ
35,0
30,0
24,0
22,5
Như vậy Cỏ lào có tác dụng kháng viêm cấp tính trên mô hình gây viêm bằng
kaolin. Cả 3 bộ phận rễ, thân, lá đều có tác dụng tốt nhưng lá có tác dụng mạnh hơn
cả.
Nguyễn Thị Ngọc Tú và Lê Thị Hải Yến (2000) cũng đã nghiên cứu tác dụng
kháng khuẩn của Cỏ lào bằng cách phân lập một số thành phần trong cao Cỏ lào và
xác định tác dụng kháng khuẩn in vitro của các loại đó. Kết quả đã phân lập được 2
hoạt chất là MT1 và MT2 (thành phần và cấu trúc hoá học chưa được công bố) có
tác dụng mạnh đối với các chủng vi khuẩn S. aureus, P. aeruginosa, E. coli, C.
albicans hay gặp ở các vết thương, vết bỏng.
Bên cạnh đó, Nghiêm Tuấn Hải (2005) đã nghiên cứu nước ép búp non Cỏ lào
và kết luận nước ép có tác dụng kháng 3 chủng vi khuẩn đường ruột: S. flexneri, S.
typhi và E. coli.
Bảng 2.7: Đường kính vòng vô khuẩn của nước ép búp non Cỏ lào ở một số chủng vi
khuẩn (Nghiêm Tuấn Hải, 2005)
Vi khuẩn
Số mẫu
Đường kính vòng vô khuẩn (mm)
S. flexneri
5
16,5±0,5

S. typhi
5
13,5±0,5
E. coli
5
17,0±1,0
Ngoài ra, Cỏ lào còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Cụ thể tác dụng
chống viêm: lá, thân, rễ Cỏ lào đều có tác dụng, nhưng lá mạnh hơn cả; tác dụng
kháng khuẩn: nước sắc Cỏ lào có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mủ trên vết thương
và ức chế trực khuẩn lỵ Shigella.
Trong khi các tác giả khác nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn các hợp chất
trong Cỏ lào thì Ngô Quốc Luân và ctv. (2006) đã ly trích ra một vài chất riêng rẽ
và xác định khả năng ức chế vi khuẩn của từng chất. Kết quả là chất Odoratin và
Ombutin trong Cỏ lào ức chế rất mạnh nhiều loại vi khuẩn với MIC=50 µg/ml.


13


Bảng 2.8: Nồng độ ức chế tối thiểu của các chất trong Cỏ lào đối với một số vi sinh vật
(Ngô Quốc Luân và ctv., 2006 )
Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC µg/ml)
Tên chất
Vi khuẩn Gram -
Vi khuẩn Gram+
Nấm mốc
Nấm men
E.
coli
P.

aeruginosa
B.
subtillis
S.
aureus
ASP.
niger
F.
oxyporum
C.
albicans
S.
cerevislae
LA5-3
50
50
-
50
25
25
25
25
LAE-14
-
50
-
-
50
50
-

-
LA5-3: Odoratin; LAE-14: Ombutin
Song song với những nghiên cứu trên thì Chu Văn Minh và ctv. (2006) cũng
tìm ra từ dịch chiết cồn của lá Cỏ lào có tác dụng chống co thắt cơ trơn gây bởi
histamin và acetylcholin, có tác dụng cầm máu và làm liền sẹo nhanh. Đặc biệt
nghiên cứu lâm sàng cho thấy cao Cỏ lào có tác dụng rất tốt trong điều trị vết
thương phần mềm nhiễm khuẩn. Dịch nước ép Cỏ lào còn có tác dụng sát trùng tốt,
dùng để băng bó vết thương và trị nhiễm khuẩn. Trong chương trình sàng lọc tìm
kiếm các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có tác dụng kháng yếu tố nhân NF-kB
hoạt hóa, dịch chiết methanol từ Cỏ lào đã thể hiện hoạt tính cao.
Về độc tính Cỏ lào, một số tác giả nghiên cứu trước đây đều cho thấy Cỏ lào
có độc tính rất thấp khi dùng đường uống. Trong thực tế một số tác giả và dân gian
đã dùng liều khá cao từ 30-50 g lá tươi/ngày trong 7 ngày mà không có biểu hiện
nhiễm độc; liều độc LD
50
trên chuột nhắt: thân 160 g/kg thể trọng, lá 135 g/kg thể
trọng, rễ 120 g/kg thể trọng (Nghiêm Tuấn Hải, 2005).
Trần Thị Hồng Hạnh và ctv. (2011) đã tập trung nghiên cứu tác dụng chống
viêm của axit béo được phân lập từ cây Cỏ lào. Kết quả cho thấy, 6 axit béo (S)-
coriolic (1), (S)-coriolic axit methyl ester (2), (S)-15,16-didehydrocoriolic axit (3),
(S)-15,16-didehydrocoriolic axit methyl ester (4), linoleamide (5) và linolenamide
(6) đã được phân lập. Tất cả các hợp chất đã ức chế sự sản xuất NO ở nồng độ phù
hợp với những yêu cầu cho sự ức chế NF-κB. Việc bổ sung một liên kết đôi trong
chuỗi béo giảm tác dụng ức chế trong khi methyl este hóa tăng các hoạt động.
Nghiên cứu này đã góp phần vào việc sử dụng tốt hơn của Cỏ lào cho việc chăm sóc
sức khỏe con người.
Ngoài ra, các công trình khoa học về cây thuốc đáng tin cậy ở trong nước
như “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2004), “Từ điển cây
thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (1997). Dược điển Việt Nam (2009) của Bộ Y tế
cũng đề cập đến loài cây này nhưng với lượng thông tin chưa đầy đủ và phong phú.

2.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Tài liệu về thực vật học và cây thuốc trên thế giới chỉ công bố rất khiêm tốn về
tác dụng cũng như độc tính của cây Cỏ lào. Tuy nhiên, ở một số nước có sự phân bố
tương đối nhiều như Nigeria (thuộc khu vực Tây Phi) và Ấn Độ thì Cỏ lào là một đề
tài rất được quan tâm và đầu tư nghiên cứu.


14


Từ năm 1967 đến 1969, Ahmad M., Nabi MN. đã khảo sát thành phần hóa học
của lá Cỏ lào. Kết quả thu được một số alcol béo sterol và flavonoid từ cao EtOH và
PE. Tương tự, năm 1974 Talapatra S.K. et al. cũng đã đưa ra kết quả là thu được
một số flavonoid và tritecpen từ cao PE. Năm 1978, Baruah RN et al. đã công bố
thành phần hóa học và đi sâu về hợp chất flavonoid trong cây Cỏ lào mọc ở Ấn Độ.
Kết quả cho thấy đã xác định được cấu trúc của 7 hợp chất thuộc 3 nhóm: flavone,
flavonone, chalcone.
Năm 1997, Irobi O.N. công bố kết quả nghiên cứu hoạt tính kháng sinh của
cao Cỏ lào chiết với EtOH bằng phương pháp đục lổ trên đĩa thạch trong điều kiện
phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy loại cao này có tác dụng kháng khá nhiều
chủng vi khuẩn như: B. Thuringiensis, S. Aureus, E. Coli, Pseudomonas sp,
Streptococcus faecalis và Klebsiella sp. Đến 1998-2000, Phan Toàn Thắng (Đại học
Quốc gia Singapore) et al. đã công bố nhiều kết quả xung quanh việc nghiên cứu
điều chế thuốc mỡ Eupolin từ cao chiết nước lá Cỏ lào và ứng dụng vào việc điều trị
vết thương, vết bỏng. Tiếp đó năm 2000, Taiwo Oludare B. et al. công bố kết quả
thử tính kháng viêm, hạ sốt và chống co thắt cơ trơn của cao chiết MeOH lá Cỏ lào
trên loài chuột. Kết quả cho thấy ở liều lượng từ 50-200 mg/kg thì có tác dụng.
Lavanya & Brahmaprakash (2011) đã nghiên cứu tách chiết các hợp chất bằng
phương pháp sắc ký lớp mỏng, kết quả nhận được các hợp chất như tecpen, axit
phenolic và flavonoid có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật. Trong đó,

flavonoid từ dịch chiết Cỏ lào có thể ức chế một số loài vi khuẩn và nấm thử
nghiệm: E. coli, S. aureus, Erwinia sp, Fusarium oxysporum, Candida albican (
Lavanya & Brahmaprakash, 2011).
Bảng 2.9: Hoạt tính kháng khuẩn của flavonoid từ dịch chiết Cỏ lào (Lavanya &
Brahmaprakash, 2011)
Vi khuẩn
Vòng vô khuẩn (mm)
E. coli
S. aureus
Erwinia sp
Fusarium oxysporum
Candida albicans
15,00
11,44
11,50
22,77
11,00
Năm 2012, Prevost Bi-Koffi Kouamé et al. (2012) đã công bố kết quả nghiên
cứu thành phần hoá học thực vật được phân lập từ lá của cây Cỏ lào có tác động
đến khả năng tồn tại và nhân bản bộ gen của các dòng tế bào ung thư. Từ phân
đoạn tạo hợp chất hexan hoà tan, thì có 3 hợp chất được phân lập là 5-hydroxy-7,
4'-dimethoxyflavanone và 2'-hydroxy-4, 4 ', 5', 6'-tetramethoxychalcone và 1,6-
dimethyl-4-(1-metyletyl) naphthalene (cadalene). Cả 3 hợp chất đã được thử
nghiệm về khả năng gây độc và chống ung thư, đặc biệt là ức chế được sự phát
triển của tế bào ung thư vú Cal51 (Prevost Bi-Koffi Kouamé et al., 2012).
Không dừng lại ở đó, tháng 12 năm 2013, 3 tác giả Douye V. Zige, Elijah I.
Ohimain, Medubari B. Nodu đã công bố thành công thử nghiệm hoạt tính kháng
khuẩn của Cỏ lào trên S. typhi và E. coli bằng phương pháp thạch lỗ được thực hiện

×