Xây dựng tình huống về báo cáo Đánh giá tác động môi trường
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời mở đầu……………………………………………………………………….2
Xây dựng tình huống giả định………………………………………………….3
Phần I: Nội dung chính báo cáo ĐTM của dự án……………………………..4
Phần II: Tham vấn ý kiến cộng đồng và Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo
ĐTM……………………………………………………………………………..13
Phần III: Quá trình thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án………...16
Kết Luận………………………………………………………………………..20
Tài Liệu Tham Khảo…………………………………………………………..21
Danh sách nhóm………………………………………………………………..22
Phụ Lục (4 văn bản)……………………………………………………………23
****&****
Nhóm 1 – Kinh tế 30 A2, Đại học Luật Hà Nội.
1
Xây dựng tình huống về báo cáo Đánh giá tác động môi trường
LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường ngày càng chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố khách quan và
chủ quan. Đặc biệt là những hoạt động của con người đang làm cho chất lượng
môi trường bị ảnh hưởng không nhỏ. Sự cấp thiết phải phòng ngừa các tiêu cực,
sự cố đối với môi trường đã cho ra đời 2 hình thức báo cáo Đánh giá tác động
môi trường (ĐTM) và báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược. Những dự án đầu
tư, đặc biệt là những dự án chiến lược, lâu dài luôn mang theo những tác động
không nhỏ cho môi trường xung quanh. Những tác động đó nhiều lúc không thể
khắc phục được những sự cố môi trường phát sinh, gây ảnh hưởng xấu đến hệ
sinh thái và cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, một dự án còn bao gồm
những vấn đề khác như: quyền lợi của các bên (chủ dự án, cộng đồng dân cư,…),
biện pháp quản lí, xử lí của các cơ quan nhà nước…
Trong thực tế, một quá trình lập báo cáo ĐTM và các hoạt động có liên quan
diễn ra như thế nào? Hãy cùng xem xét tình huống dưới đây.
Nhóm 1 – Kinh tế 30 A2, Đại học Luật Hà Nội.
2
Xây dựng tình huống về báo cáo Đánh giá tác động môi trường
XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CHIA VAI BẢO VỆ QUYỀN LỢI TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
(Đề bài số 15)
--------------
Tháng 12/2006, ông Nguyễn Thanh Kiên (Kĩ sư xây dựng, Giám đốc
Công Ty Ngôi sao xanh) nộp hồ sơ xin UBND tỉnh Hòa Bình cấp giấy phép Dự
án xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm “THANH KIÊN FOOD”. Dự án có
quy mô công suất 3000 tấn sản phẩm/năm đặt tại địa bàn xã Trung Sơn,
huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Theo quy định của pháp luật (Nghị định
80/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường
2005), chủ dự án phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Chủ dự
án đã tiến hành lập ĐTM thông qua sự tư vấn của các chuyên viên Viện Công
nghệ Môi trường (có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 của Nghị định 80/2006).
Đến cuối tháng 02/2007, Báo cáo ĐTM đã hoàn thành. Sau đó, chủ dự án đã gửi
văn bản đến Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) và Uỷ ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam
(UBMTTQ VN) xã Trung Sơn thông báo về những nội dung cơ bản của dự án.
UBND xã Trung Sơn đã yêu cầu chủ dự án tổ chức đối thoại. Tại buổi đối thoại
được tổ chức vào ngày 02/03/2007, nhân dân địa phương đã có những đóng góp
ý kiến để bảo vệ quyền lợi cho mình. Đại diện UBND xã Trung Sơn, đại diện
UBMTTQ VN Xã Trung Sơn và chủ dự án cũng nêu những đóng góp, đề nghị
đối với dự án. Tất cả những ý kiến trong buổi đối thoại đã được lập biên bản,
sao, đính kèm trong phần phụ lục và thể hiện trong Báo cáo ĐTM của dự án.
Sau đó, chủ dự án đã gửi hồ sơ đến UBND tỉnh Hoà Bình đề nghị thẩm định Báo
cáo ĐTM của dự án. UBND tỉnh đã uỷ quyền cho Sở Tài Nguyên và Môi trường
Tỉnh Hoà Bình để thực hiện việc thẩm định và các công việc có liên quan.
***&***
Nhóm 1 – Kinh tế 30 A2, Đại học Luật Hà Nội.
3
Xây dựng tình huống về báo cáo Đánh giá tác động môi trường
PHẦN I:
NỘI DUNG CHÍNH BÁO CÁO ĐTM CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THANH KIÊN FOOD
1. Xuất xứ của dự án:
Là 1 loại dự án mới. Việc xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm nhằm đáp
ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, làm phong phú thực phẩm phục vụ con
người. Chính vì vậy ông Nguyễn Thanh Kiên đã đề xuất để xây dựng nhà máy
chế biến thực phẩm “THANH KIÊN FOOD”.
2. Căn cứ pháp luật và kĩ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động
môi trường (ĐTM):
2.1. Căn cứ pháp luật của việc đánh giá tác động môi trường:
- Nghị định số 16/2005/NĐ - CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ
về quản lí dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 112/2006/NĐ - CP ngày 29 tháng 09 năm 2006 của Chính Phủ
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ - CP về quản lí dự
án đầu tư xây dựng công trình.
2.2. Các căn cứ kĩ thuật của việc đánh giá tác động môi trường:
- Luật Bảo vệ môi trường 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về
việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/06 hướng dẫn đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN về môi trường):
+ TCVN 5937 - 1995: chất lượng không khí. Tiêu chuẩn không khí xung
quanh.
+ TCVN 5301 - 1995: tiêu chuẩn chất lượng đất.
3. Tổ chức thực hiện: - Báo cáo ĐTM được thực hiện bởi công ty Ngôi sao
Xanh (công ty của chủ dự án) với sự tư vấn của Viện Công nghệ Môi trường.
- Chủ nhiệm dự án lập báo cáo ĐTM - Giám đốc Công ty: Nguyễn Thanh Kiên.
Nhóm 1 – Kinh tế 30 A2, Đại học Luật Hà Nội.
4
Xây dựng tình huống về báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Danh sách những người chuẩn bị báo cáo ĐTM
STT Họ và Tên Nơi làm việc Chuyên môn Vị trí
1 Nguyễn Thanh Kiên Công tyNgôi sao xanh Kĩ sư xây dựng Chủ nhiệm dự án
2 Đinh Thị Thu Trang Viện công nghệ MT Chuyên gia MT
không khí
Tư vấn ĐTM
3 Nguyễn Thị Thuận Viện công nghệ MT Chuyên gia MT đất Tư vấn ĐTM
4 Dương Thị Tá Viện công nghệ MT Chuyên gia
MT Nước
Tư vấn ĐTM
5 Đinh Bảo Ngọc Viện công nghệ MT Kế toán Nhân viên kế toán
Kết cấu của Báo cáo ĐTM này gồm có 7 chương. Dưới đây chỉ xin nêu
một số chương điển hình mang tính thông tin chính và tập trung vào các chương
liên quan đến dự báo tác động môi trường và biện pháp phòng ngừa, khắc phục sự
cố môi trường…
Chương I : MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1. Tên dự án: Dự án xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm THANH KIÊN
FOOD tại tỉnh Hoà Bình.
2. Chủ dự án:
- Giám đốc : Nguyễn Thanh Kiên.
- Địa chỉ : số 61 - Đội Cấn – Quận Ba Đình – TP. Hà Nội.
- Điện thoại : 04.7221232 Fax : 8329642
- Email :
3. Vị trí địa lý dự án:
Nhà máy chế biến thực phẩm THANH KIÊN FOOD dự định được xây dựng
tại xã Trung Sơn, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hoà Bình.
Phần này nêu thêm về địa hình, khí hậu, hệ thống sông ngòi và điều kiện thủy
lực, thủy văn, hiện trạng kinh tế - xã hội của khu vực xây dựng nhà máy.
4. Lợi ích kinh tế xã hội của dự án:
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng lương thực - thực phẩm cho nhân dân hiện nay.
- Tạo công việc cho hàng nghìn người ở khu vực đó.
- Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá của huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.
Chương III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Nhóm 1 – Kinh tế 30 A2, Đại học Luật Hà Nội.
5
Xây dựng tình huống về báo cáo Đánh giá tác động môi trường
1. Nguồn gây tác động :
1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải:
- Bụi, khí thải, tiếng ồn khi thi công và khi hoạt động: ô nhiễm không khí và ảnh
hưởng sức khoẻ cộng đồng.
- Thải bỏ nguyên liệu thừa, nguyên vật liệu thừa khi thi công gây ô nhiễm đất.
- Phát thải xăng, rò rỉ từ các phương tiện phục vụ việc xây dựng.
- Chất thải từ các lán trại công nhân gây ô nhiễm không khí.
- Biến cố tại khu vực lưu trữ chất thải: ô nhiễm đất, tác động đến sức khoẻ của
cộng đồng do tiếp xúc với chất thải, mùi…
- Cháy nhiên liệu, hoá chất.
- Tràn hoá chất, nhiên liệu hay dầu: ô nhiễm đất, ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải:
- Từ việc xây dựng xí nghiệp chế biến và các công trình phụ trợ.
- Sạt lở đất.
1.3. Dự báo rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra:
- Hiện tượng di dân tự do.
- Ô nhiễm không khí và độ ồn tăng nhanh do lưu lượng giao thông tăng.
- Rỉ nhựa đường từ các xe nhựa đường.
2. Đối tượng , qui mô bị tác động:
Các tiêu chí ảnh hưởng Giai đoạn chuẩn bị và thi
công
Giai đoạn hoạt động
Chất lượng không khí Ảnh hưởng tiêu cực trung
bình
Ảnh hưởng tiêu cực trung
bình
Độ ồn Ảnh hưởng tiêu cực nhỏ Ảnh hưởng tiêu cực nhỏ
Hệ sinh thái Ảnh hưởng tiêu cực nhỏ Không tác động
Tái định cư và sử dụng đất Ảnh hưởng tiêu cực mạnh Ảnh hưởng tiêu cực rất nhỏ
Dân tộc thiểu số Ảnh hưởng tiêu cực rất nhỏ Ảnh hưởng tiêu cực rất nhỏ
Di sản văn hoá Không tác động Không tác động
Tai nạn và an toàn lao động Ảnh hưởng tiêu cực nhỏ Ảnh hưởng tiêu cực nhỏ
Phát triển đô thị Ảnh hưởng tiêu cực nhỏ Tác động tíchcực
Du lịch và công nghiệp Ảnh hưởng tiêu cực Tác động tích cực
Giao thông Ảnh hưởng tiêu cực nhỏ Tác động tích cực lớn
Sức khoẻ cộng đồng Ảnh hưởng tiêu cực nhỏ Tác động tích cực nhỏ
Nhóm 1 – Kinh tế 30 A2, Đại học Luật Hà Nội.
6
Xây dựng tình huống về báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Chương IV: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU,
PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ VÀ THI CÔNG
Tác động Đối tượng giảm thiểu Biện pháp giảm thiểu
Thải chất ô nhiễm
vào không khí
Giảm thiểu lượng bụi sinh ra và
tác động lên các đối tượng nhạy
cảm
-Giảm diện tích và thời gian các khu
vực không được che
-Che đậy các xe tải chở vật liệu dễ
phát tán
Tiếng ồn và chấn
động
Giảm thiểu lượng tiếng ồn,chấn
động gây ra và các tác động lên
các đối tượng nhạy cảm
-Bảo đảm thiết bị và phương tiện thi
công phải đảm bảo tốt công tác đăng
kiểm về kĩ thuật và bảo vệ môi
trường
-Hạn chế các hoạt động ồn ào
-Thông báo cho chính quyền địa
phương và dân cư khu vực dự án lịch
thi công
-Lắp đặt hệ thống cách âm tạm thời
trong vùng có các hoạt động ồn ào
-Cung cấp các công cụ bảo vệ công
cụ khỏi tiếng ồn
Thay đổi mô hình
sử dụng đât
Giảm thiểu những gián đoạn trong
thay đổi mô hình sử đất và tạo điều
kiện chuyển đổi cho các hộ gia
đình
Tiến hành các thủ tục tái định cư và
đền bù trong dự án Tái định cư và
phát triển kế hoạch tái định cư
Tác động đến
cộng đồng
Giảm thiểu tác động xấu đến cấu
trúc và chức năngcủa cộng đồng
-Tiến hành các thủ tục tái định cư và
đền bủtong dự án Tái định cư
-Tổ chức đào tạo công nhân thi công
nhằm giảm thiểu xung đột với địa
phương
Thay đổi tỉ lệ đói
nghèo
Giảm tỉ lệ đói nghèo -Tiến hành các thủ tục tái định cư và
đền bù trong dự án Tái định cư và
phát triển kế hoạch tái định cư
-Khuyến khích nhà thầu thuê nhân
công địa phương
Thay đổi đi lại Cải thiện khả năng đi lại ở địa
phương và trong toàn hệ thống
-Tạo điều kiện đi lại tạm thời cho
người dân
-Phục hồi đường tiếp cận sau khi các
hoạt động hoàn thành
-Lên lịch thi công công trình hiệu
quả và đúng hạn
-Thông báo cho người dân địa
phương lịch làm việc
-Lắp đặt biển báo cho người tham gia
giao thông
TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG
Phát thải khí Giảm thiểu sự phát thải các chất ô
nhiễm và tác động tới nguồn tiếp
-Hạn chế hoat động của máy móc,
phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm
Nhóm 1 – Kinh tế 30 A2, Đại học Luật Hà Nội.
7
Xây dựng tình huống về báo cáo Đánh giá tác động môi trường
nhận nhạy cảm .
-Che phủ các khu giữ tạm thời các
chất thải.
Phát sinh tiếng ồn Giảm thiểu phát sinh tiếng ồn và
tác động tới những nguồn tiếp
nhận nhạy cảm
-Thực hiện các biện pháp khả thi và
thực tế để giảm tiếng ồntại cá khu
vực tiếp nhận nhạy cảm khi chỉ số
giám sát vượt mức TCVN.
-Kiểm tra sự phát sinh tiếng ồn từ
máy móc, phương tiện khác.
Tác động hệ thực
vật
Bụi,ô nhiễm không khí ảnh hưởng
đến thực vật ở các khu vực lân cận
Áp dụng các biện pháp giảm thiểu
bụi.
Tác động đến
người dân
Giảm thiểu các tác động đến tiện
nghi của các hộ dân xung quanh
Tiến hành các biện pháp giảm nhẹ
liên quan đến bụi bẩn và tiếng ồn.
Sức khoẻ cộng
đồng
Nâng cao sức khoẻ cộng đồng Hợp tác với chính quyền địa phương
và các tổ chức phi chính phủ để tổ
chức những cuộc tuyên truyền phòng
chống HIV/AIDS.
Cơ hội việc làm Tạo điều kiện việc làm tối đa Phát triển các dự án sử dụng lao
động địa phương tham gia làm việc ở
nhà máy chế biến.
Chương V: CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG
1. Cam kết sự phối hợp của các tổ chức, cơ quan chức năng và cá nhân:
Tổ chức Vai trò Trách nhiệm của khung chương trình
quản lý môi trường (EMP)
Nguyễn Thanh Kiên Chủ dự án -Trách nhiệm quản lý toàn bộ dự án
-Trách nhiệm giải ngân và thực hiện thành
công EMP
-Kí hợp đồng với tư vấn lập báo cáo ĐTM
-Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện
EMP trong quá trình xây dựng dự án
Sở tài Nguyên Môi
trường tỉnh Hoà
Bình
Phối hợp với ông Nguyễn Thanh Kiên có
trách nhiệm và giám sát thực hiện EMP
Nhà thầu Tiến hành thi công công
trình
-Chuẩn bị kế hoạch quản lí môi trường
EMP.
-Tiến hành kế hoạch quản lí môi trường
-Báo cáo EMP cho Nguyễn Thanh Kiên
2. Cam kết về trách nhiệm thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường:
TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG
Tác
động
Đối tượng Giải pháp Trách nhiệm Giá thành
Nhóm 1 – Kinh tế 30 A2, Đại học Luật Hà Nội.
8
Xây dựng tình huống về báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Thải các
chất ô
nhiễm
vào
không
khí
Giảm thiểu
lượng bụi tác
động tới môi
trương nhạy
cảm
-Giảm thiểu diện tích và thời gian
các khu vực không được che chắn
-Chê đậy các xe tải chở vật liệu
để phân tán
-Bảo đảm thiết bị và phương tiện
thi công được bảo dưỡng tốt
Nhà thầu Bao gồm trong
giá đấu thầu
Sản sinh
tiếng ồn
và chấn
động
Giảm thiểu
lượng tiếng
ồn, chấn động
gây ra và các
tác động lên
đối tượng
nhạy cảm
-Đảm bảo các thiết bị và phương
tiện thi công được bảo dưỡng tốy
-Hạn chế hoạt động ồn ào
-Báo cho chính quyền địa phương
lịch thi công
-Lắp đặt hệ thống cách âm tạm
thời trong vùng
Nhà thầu Bao gồm trong
giá đấu thầu
Tác
động
đến môi
trường
thực vật
Giảm thiểu
lượng cây cối
bị chặt bỏ
-Giảm thiểu lượng cây cối bị chặt
bỏ
-Đảm bảo xây dựng lại cảnh quan
xanh và trồng lại cây xanh
Nhà thầu Bao gồm trong
giá đấu thầu
Thay đổi
mô hình
sử dụng
đất
Giảm thiểu
những giai
đoạn trong
thay đổi mô
hình sử dụng
đất và tạo
điều kiện
chuyển đổi
cho các hộ gia
đình
Tiến hành các thủ tục tái định cư
và đền bù trong dự án tái định cư
à phát triển RAP
Ngân sách của
chủ dự án
Ngân sách của
chủ dự án
Thay đổi
trong
kinh tế
sản xuất
Tăng hoạt
động kinh tế
vào sản xuất
Khuyến khích nhà thấu thuê nhân
công trong vùng
Nhà thầu
Tác
động
đến sức
khoẻ
cộng
đồng
Cải thiện điều
kiện sức khoẻ
cộng đồng
-Tiến hành các biện pháp ngăn
bụi
-Bảo đảm công trường và lán trại
có đủ điều kiện vệ sinh và hệ
thống xử lí môi trường
Nhà thầu Bao gồm trong
giá đấu thầu
TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG
Phát
thải
khí
Giảm thiểu sự
phát thải các
chất ô nhiễm và
-Hạn chế hoạt động của máy
móc, phương tiện gây ô nhiễm
-Che phủ các khu lưu giữ tạm
Chủ dự án Kinh phí của
chủ dự án
Nhóm 1 – Kinh tế 30 A2, Đại học Luật Hà Nội.
9
Xây dựng tình huống về báo cáo Đánh giá tác động môi trường
tác động tới
nguồn tiếp nhận
thời các chất thải
Phát
sinh
tiếng
ồn
Giảm thiểu phát
sinh tiếng ồn tác
động tới nguồn
tiếp nhận nhạy
cảm
-Thực hiện các biện pháp khả thi
và thực tế để giảm tiếng ồn tại
các khu vực tiếp nhận nhạy cảm
khi chỉ số giám sát vượt mức
TCVN
-Kiểm tra sự phát sinh tiếng ồn từ
máy móc, phương tiện vận
chuyển
Chủ dự án Kinh phí của
chủ dự án
Tác
động
đến hệ
thực
vật
Bụi, ô nhiễm
không khí ảnh
hưởng đến hệ
thực vật ở các
khu vực lân cận
Áp dụng các biện pháp giảm
thiểu bụi
Chủ dự án Kinh phí của
chủ dự án
Tác
động
đến
người
dân
Giảm thiểu các
động đến tiện
nghi của các hộ
xung quanh
Tiến hành các biện pháp giảm
nhẹ liên quan đến bụi bẩn và
tiếng ồn
Chủ dự án Kinh phú của
chủ dự án
Sức
khoẻ
của
cộng
đồng
Nâng cao sức
khoẻ cộng đồng
Hợp tác với chính quyền địa
phương và các tổ chức phi chính
phủ để tổ chức những cuộc tuyên
truyền phòng chống HIV/AIDS
Chủ dự án Kinh phí của
chủ dự án
Cơ
hội
việc
làm
Tạo điều kiện
tối đa
Phát triển các dự án sử dụng lao
động địa phương tham gia làm
việc ở nhà máy chế biến tối đa.
Chủ dự án Kinh phí của
chủ dự án
Chương VI : CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÍ MÔI TRƯỜNG,
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÍ VÀ QUAN SÁT MÔI TRƯỜNG
1. Danh mục các công trình xử lí môi trường:
1.1. Bãi đổ thải (Chứa các vật liệu xây dựng đổ thải):
- Xây dựng bãi chứa vật liệu được quây lại trên mặt đất dọc theo các khu đất
cạnh nhà máy.
- Khu vực bãi đỗ thải thường được phân chia ra thành một số ô chứa bằng cách
bố trí các đường bao biên trong phù hợp. Những ô chứa này sẽ được lấp đầy theo
thứ tự.
1.2. Các thiết bị chống ồn thi công: Lắp đặt các tấm chắn âm thanh tạm thời tại
các vùng phụ cận của các hoạt động gây tiếng ồn.
Nhóm 1 – Kinh tế 30 A2, Đại học Luật Hà Nội.
10
Xây dựng tình huống về báo cáo Đánh giá tác động môi trường
2. Chương trình quản lí và giám sát môi trường:
2.1. Chương trình quản lí môi trường:
2.1.1. Mục tiêu của chương trình:
- Lồng ghép quản lí môi trường và quản lí dự án trong toàn bộ quá trình triển
khai xây dựng nhà máy THANH KIÊN FOOD.
- Đảm bảo tất cả các hạng mục của việc xây dựng nhà máy THANH KIÊN
FOOD đều tuân thủ đúng các qui định về bảo vệ môi trường của chính phủ Việt
Nam.
- Giảm thiểu tối đa các tác động từ việc xây dựng nhà máy THANH KIÊN
FOOD tới môi trường, ít nhất phải đạt đến tiêu chuẩn cho phép về môi trường
Việt Nam.
- Ngăn ngừa mọi nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt động xây dựng nhà
máy chế biến THANH KIÊN FOOD.
- Áp dụng các biện pháp kĩ thuật tốt nhất để kiểm soát ô nhiễm môi trường từ các
hoạt động xây dựng khu chế biến THANH KIÊN FOOD.
2.1.2. Vị trí chuyên gia môi trường cho EMP:
Kinh nghiệm từ các dự án khác cho thấy rất có hiệu quả khi từng đơn vị
quản lí một cán bộ phụ trách việc thực hiện các hoạt động trong EMP.
- Có một chuyên gia bảo vệ môi trường của ban quản lí dự án .
- Duy trì ít nhất một tư vấn giám sát môi trường làm việc liên tục để thực hiện
công tác giám sát môi trường.
- Mỗi đơn vị thi công cần có một nhân viên kiêm nghiệm phụ trách vấn đề môi
trường.
2.1.3. Chương trình quản lí môi trường bao gồm các thông tin cho các hoạt động
khu chế biến THANH KIÊN FOOD:
- Tóm tắt các tác động môi trường điển hình có thể xảy ra do các hoạt động của
dự án.
- Xác định biện pháp giảm thiểu khả thi như trách nhiệm và chi phí thực hiện.
Nhóm 1 – Kinh tế 30 A2, Đại học Luật Hà Nội.
11