Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tận dụng ưu thế phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học tuyên ngôn độc lập của hồ chí minh ở lớp 12 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.54 KB, 26 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC





KHÚC VĂN HÀO





TẬN DỤNG ƯU THẾ PHƯƠNG PHÁP
ĐỌC SÁNG TẠO VÀO DẠY HỌC
“TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” CỦA HỒ CHÍ MINH
Ở LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG








CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11





TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
































HÀ NỘI - 2014

2
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI




Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VIẾT CHỮ



Phản biện 1: TS. NGUYỄN ÁI HỌC


Phản biện 2: TS. TÔN QUANG CƯỜNG





Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ họp tại
Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.


Vào hồi 8 giờ 00 ngày 15 tháng 01 năm 2015






Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phòng Tư liệu Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong toàn bộ chương trình từ THCS đến THPT không có một tác
phẩm trữ tình chính luận nào mà có nhiều lợi thế của phương pháp đọc sáng
tạo để hỗ trợ cho việc tiếp nhận như là Tuyên ngôn Độc lập. Tình trạng hiện
nay dạy học áng văn chương này vẫn nặng về phân tích văn bản, tình trạng
chia đoạn, nghiêng nhiều về việc tìm luận chứng, luận cứ của bài văn nghị
luận sắc xảo, có thêm trữ tình nhưng cũng chỉ thấy bóng dáng Hồ Chí Minh ở
một số điểm, hầu như không bận tâm đến việc phải làm thật rõ hoàn cảnh lịch
sử của tác phẩm, tình trạng xa rời loại thể, không nắm được tất cả những lợi
thế mà tác phẩm có được.
Thực tế cho thấy chưa có một tác phẩm nào mà lại được các hoạt động
liên môn, liên ngành, các tư liệu, các tri thức hỗ trợ nhiều như là Tuyên ngôn
Độc lập. Chưa có một tác phẩm nào mà lợi thế của đọc sáng tạo lại phong
phú, có sức mạnh đặc biệt như ở tuyên ngôn độc lập.
Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước là mục tiêu giáo dục không bao
giờ là sai, là thừa ở bất cứ một quốc gia nào. Dạy học Tuyên ngôn Độc lập là
cơ hội tốt nhất để giáo dục lòng yêu nước, giáo dục lòng kiêu hãnh, tự hào về

dân tộc cho thế hệ trẻ.
Trước đây khi dạy học Tuyên ngôn Độc lập, chúng ta chủ yếu truyền
dạy kiến thức để người học đối phó với các kì thi. Ngày nay việc dạy học tác
phẩm này đòi hỏi phải chú ý đến việc hình thành và phát triển các năng lực
tiếp nhận Tuyên ngôn Độc lập cho học sinh một cách sáng tạo. Để phát triển
cho học sinh những năng lực ấy khi dạy học Tuyên ngôn Độc lập, thì việc tận
dụng lợi thế của những hoạt động dạy học sáng tạo xung quanh việc đọc diễn
cảm, hỗ trợ để đạt hiệu quả tối ưu trong việc chiếm lĩnh văn bản, đây là cách
làm hiệu quả nhất.
Với lợi thế của mình là thông qua việc đọc và các hoạt động sáng tạo
xung quanh việc đọc diễn cảm, tác động tới người đọc bằng cả âm thanh và
tư tưởng, phương pháp đọc sáng tạo huy động tổng lực tất cả những hoạt

2
động, biện pháp, tư liệu, tri thức, liên môn, liên ngành về nhiều phương diện
để hỗ trợ cho việc chiếm lĩnh văn bản, góp phần phát triển được sự cảm thụ
sâu sắc và sự cảm thụ trực tiếp của người học, đồng thời hình thành và phát
triển các năng lực tiếp nhận cho học sinh trong quá trình tiếp nhận một tác
phẩm đặc biệt như là Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tận dụng ưu thế phương
pháp đọc sáng tạo vào dạy học “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh
ở lớp 12 trung học phổ thông”
2. Lịch sử vấn đề
Vào những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, tại nhà trường các nước
tiên tiến trên thế giới, các nhà sư phạm bắt đầu chú ý nhiều tới hoạt động đọc
trong việc dạy học văn chương. Bước sang thế kỷ XXI xuất hiện các tài liệu
biên soạn đề cập tới vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn. Ngoài một số
bài viết ngắn đăng trên tạp chí chuyên ngành, có thể kể tên một số công trình
dưới đây:
- Phương pháp dạy học văn do Phan Trọng Luận chủ biên, Nxb Giáo

dục, 2001.
- Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường của
PGS.TS Nguyễn Viết Chữ, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009.
- Văn học nhà trường những điểm nhìn, Phan Trọng Luận, Nxb Đại học
Sư phạm, 2011.
- Dạy học giảng văn ở trường Phổ thông trung học của Nguyễn Đức Ân,
Nxb tổng hợp Đồng Tháp.
- Đọc – hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường của Nguyễn Thanh
Hùng, Nxb Giáo dục, 2008.
- Hiểu văn – dạy văn của Nguyễn Thanh Hùng, Nxb Giáo dục.
- Kĩ năng đọc hiểu Văn của Nguyễn Thanh Hùng, Nxb Đại học Sư
phạm, 2011.
- Vũ Nho nghệ thuật đọc diễn cảm, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1999
- Trần Đình Sử, Đọc văn, học văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội,2001.

3
Các nhà sư phạm trong nhà trường hiện đại đã chỉ ra những nhận thức
sâu sắc, mới mẻ về quan điểm xây dựng phương pháp dạy học tối ưu lấy việc
đọc làm hoạt động trung tâm. Từ đó, có thể khẳng định đọc sáng tạo là
phương pháp dạy học văn có vai trò và tác dụng to lớn đáp ứng cho yêu cầu
hiện đại hóa phương pháp dạy học văn nhằm đưa nhà trường nước ta tiến kịp
với trào lưu chung của thế giới.
Quan sát chung cho thấy, nghiên cứu về việc tận dụng ưu thế của
phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập" của
Hồ Chí Minh chương trình Ngữ văn 12, Trung học phổ thông là một hướng
nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ, có tính ứng dụng đối với công tác giảng dạy
của giáo viên, phù hợp với đặc trưng loại thể.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra được những ưu thế của phương pháp đọc sáng tạo tiếp cận "Tuyên
ngôn Độc lập" từ góc độ của lịch sử phát sinh, huy động được tất cả những tư liệu

lịch sử, văn chương, hội họa, âm nhạc để hỗ trợ cho việc đọc tác phẩm. Đọc
sáng tạo ở đây phải được huy động thay đổi theo văn phong cách trữ tình khi
chính luận kết hợp với ba con đường phân tích tác phẩm (theo dấu vết của tác giả,
theo đề tài chủ đề, xung quanh hình ảnh nhân vật trữ tình).
- Cuối cùng tìm ra được những biện pháp thiết thực nhất để dạy học
"Tuyên ngôn Độc lập" có hiệu quả cao nhất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ưu thế phương pháp đọc sáng tạo trong cả dạy và học tác phẩm
""Tuyên ngôn Độc lập"" của Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Tác phẩm ""Tuyên ngôn Độc lập"" của Hồ Chí Minh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu kỹ phương pháp đọc sáng tạo và những lợi thế trong dạy
học tác phẩm văn chương, tác phẩm trữ tình - chính luận.

4
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy học ""Tuyên ngôn Độc lập"" trước kia và
hiện nay.
- Bám sát từng câu chữ liên quan đến thực tế lịch sử trong Tuyên ngôn
để giải mã được thông tin của chủ nghĩa yêu nước trong Tuyên ngôn với kẻ
thù, với nhân dân, với tương lai dân tộc.
- Soạn một giáo án theo hướng tận dụng lợi thế của phương pháp đọc
sáng tạo trong dạy học ""Tuyên ngôn Độc lập"".
6. Giải thuyết khoa học
Nếu giải quyết tốt việc tận dụng được ưu thế của phương pháp đọc sáng
tạo trong dạy học tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh thì đạt
được hiệu quả tối ưu trong dạy học tác phẩm chính luận nói chung và "Tuyên
ngôn Độc lập" nói riêng.
7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu lí thuyết kết hợp
với đối chiếu thực tế dạy học tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí
Minh (Ngữ văn 12 - tập 1)
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Được áp dụng trong việc khảo sát thực
trạng dạy học tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh trong trường
Trung học phổ thông.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm để xác định tính khả
thi và chứng minh hiệu quả của việc tận dụng lợi thế của phương pháp đọc
sáng tạo trong dạy các tác phẩm chính luận.
8. Đóng góp của luận văn
- Tận dụng được những lợi thế của phương pháp đọc sáng tạo với những
biện pháp thích hợp để dạy học một tác phẩm trữ tình – chính luận đặc biệt là
""Tuyên ngôn Độc lập"", góp phần khắc phục được tình trạng dạy học văn
theo công thức và giáo điều hiện nay.


5
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính
của luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Thực trạng dạy học “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh
và những biện pháp thích hợp.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Vấn đề phương pháp dạy học văn

1.1.1. Vấn đề tiếp cận tác phẩm văn chương
Theo GS. Phan Trọng Luận, trong cuốn Phương pháp dạy học văn,
việc phân tích tác phẩm văn chương trong nhà trường có khá nhiều biến đổi,
chịu ảnh hưởng từ các khuynh hướng và phương pháp phê bình văn học. GS
chia thành 3 nhóm tiếp cận như sau:
Quan điểm tiếp cận lịch sử phát sinh hay là sự vận dụng một cách thích
hợp những hiểu biết ngoài văn bản (xã hội, văn hóa, nhà văn…) để cắt nghĩa
tác phẩm
Quan điểm tiếp cận văn bản: Khi giảng dạy các tác phẩm văn học, giáo
viên không thể thoát li văn bản Tác phẩm văn học, là một chỉnh thể thẩm mĩ
thống nhất giữa nội dung và hình thức.
Quan điểm tiếp cận hướng vào đáp ứng học sinh: Cách tiếp cận này đề
cao mối quan hệ giữa tác phẩm- người đọc, nhấn mạnh vai trò của người đọc
như sự quyết định tồn vong cho tác phẩm.
1.1.2. Các phương pháp dạy học văn
Phương pháp đọc sáng tạo lấy hoạt động trung tâm là hoạt động đọc
nhằm “phát triển được sự cảm thụ sâu sắc và tạo được sự cảm thụ trực tiếp
của trò với tác phẩm văn học nghệ thuật”

6
Phương pháp gợi tìm dựa trên phương pháp nêu vấn đề, chủ yếu giúp
người học đi tìm để tự chiếm lĩnh tri thức của mình. Phương pháp này giúp
cho học sinh nỗ lực hơn trong việc chiếm lĩnh tác phẩm văn học, làm cho sự
cảm thụ văn học của các em trở lên sâu sắc hơn.
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp giúp học sinh tìm ra những
yếu tố mới của đối tượng mà trước đó chưa biết. Phương pháp này nhằm phát
triển kỹ năng tự phân tích tác phẩm, tự đánh giá về nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm.
Phương pháp tái tạo là phương pháp nhớ những cái cũ và tiếp thu tri
thúc mới một cách sáng tạo, tăng cường hoạt động của tư duy để thuộc nhớ

bài đạt kết quả tối đa.
1.1.3. Phương pháp đọc sáng tạo
1.1.3.1. Những điều kiện cần thiết để thực hiện phương pháp đọc sáng tạo
a. Năng lực tri giác ngôn ngữ
Không tri giác được ngôn ngữ nghệ thuật, lớp vỏ cật chất của tác phẩm thì
không thể đi vào thế giới sống động, phập phồng hơi thở bên dưới các con chữ,
các kí hiệu câm lặng của tác phẩm. Vì vậy, con đường thâm nhập, chiếm lĩnh
thế giới nghệ thuật của tác phẩm bắt đầu từ bước tri giác ngôn ngữ nghệ thuật.
b. Năng lực tưởng tượng tái hiện hình tượng
Nhờ có năng lực tưởng tượng, con người mới dám bứt phá trong cách
nghĩ, cách làm, vượt lên trên mọi khuôn phép ràng buộc và lối mòn. Nghệ
thuật gửi gắm những mơ ước của con người
c. Năng lực cảm xúc thẩm mỹ
Thực tế cho thấy để học tốt môn Ngữ văn, người học cần phải biết cảm
thụ, cảm nhận tốt; phải biết rung cảm trước cuộc đời và số phận của con
người trong tác phẩm văn học thì con người ta mới thấy được cái giá trị đích
thực của văn học. Học văn là để biết yêu, biết ghét, biết rung cảm và biết mở
lòng ra để đón lấy những rung động của cuộc đời.


7
d. Tạo không khí dân chủ và hứng thú trong giờ học tác phẩm văn chương
Thức dậy khát vọng học trò trong những giờ giảng văn là tạo ra bầu
không khí văn chương. Đó là một bầu không khí cởi mở dân chủ, bầu không
khí đối thoại. Bước vào giờ giảng là bước vào một không khí được sẻ chia,
được trao đổi, tâm tư, ở đó, thầy và trò bình đẳng với nhau trong quá trình
khám phá và sáng tạo.
1.1.3.2. Đặc điểm của phương pháp đọc sáng tạo
Phương pháp đọc sáng tạo là một trong những phương pháp dạy học văn,
trong đó, lấy hoạt động đọc làm trung tâm nhằm phát triển được sự cảm thụ sâu

sắc và tạo được sự cảm thụ trực tiếp của học sinh với tác phẩm văn học, đạt
được mục đích giáo dục đề ra. Chính vì nó lấy hoạt động đọc làm trung tâm nên
phương pháp đọc sáng tạo là sự tổng hợp của nhiều biện pháp hỗ trợ khác.
Một đặc điểm nữa của đọc sáng tạo là tính ứng dụng cao của nó. Người
giáo viên có thể thường trực sử dụng nó trong mọi tình huống, tiến trình dạy
học: trong lúc vào bài, trong lúc phân tích hoặc khi kết thúc bài học.
Đọc sáng tạo là phương pháp huy động tổng lực các biện pháp, các
ngành nghệ thuật, hỗ trợ cho hoạt động trung tâm là “đọc”, hỗ trợ cho đọc
ngoài những hình thức truyền thống như tranh ảnh, ngâm vịnh còn là việc
ứng dụng công nghệ. Các tư liệu lịch sử liên quan đến tác giả, tác phẩm, các
hoạt động liên môn, liên ngành, các tri thức liên quan, những nhận định, đánh
giá của các tác giả có uy tín về tác phẩm, tác giả đều là những lợi thế của
đọc sáng tạo mà giáo viên cần biết huy động để tận dụng trong quá trình dạy
học tác phẩm văn chương.
Một đặc điểm đáng chú ý là đọc sáng tạo còn gắn liền với năng khiếu
văn chương của người dạy. Năng khiếu văn chương bộc lộ ở việc giáo viên
thường có tư duy hình tượng.
1.1.3.3. Yêu cầu của phương pháp đọc sáng tạo
- Thứ nhất, cần đọc giản dị và tự nhiên.
- Thứ hai, khi đọc cần phát âm rõ ràng, chính xác, đúng giọng của mình, biểu
cảm được thái độ của mình với tác phẩm.

8
- Thứ ba, đọc đúng đặc điểm thể loại tác phẩm và phong cách tác giả để toát
lên được tư tưởng của tác phẩm.
- Thứ tư, thể hiện được thái độ tiếp xúc nhiệt tình đối với người nghe. Ngoài
giọng đọc, sự biểu hiện của ngôn ngữ cơ thể, điệu bộ, cử chỉ cũng thể hiện
được phần nào tinh thần của tác phẩm.
1.1.3.4. Các hình thức đọc sáng tạo
a/ Đọc đúng, tròn vành rõ chữ: đọc phải đúng chính tả. Một giáo viên đọc văn

không thể ngọng l/n, s/x, ch/tr. Đây là mức thấp nhất của đọc sáng tạo. Đọc
đúng còn phải đúng giọng điệu, ngắt nghỉ lấy hơi hợp lí.
b/ Đọc diễn cảm: Đây chính là trung tâm của phương pháp đọc sáng tạo. Đọc
diễn cảm thể hiện được năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm
văn chương
c/ Đọc nghệ thuật: là mức cao hơn đọc diễn cảm, thể hiện ở các hình thức
biểu diễn như ngâm thơ, hát ru, hát quan họ, hò…
1.1.3.5. Nguyên tắc vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học tác
phẩm văn chương
a/ Phải phù hợp với trình độ năng lực văn học của học sinh
Với tư cách là chủ thể cảm thụ sáng tạo, người đọc – học sinh sẽ chủ
động tham gia vào công việc tiếp cận, cắt nghĩa và chiếm lĩnh văn bản nghệ
thuật theo khả năng hiểu biết, cảm thụ của bản thân.Sự suy nghĩ, cảm thụ,
đánh giá của học sinh có sâu sắc hay không điều đó còn phụ thuộc vào tầm
đón nhận, khoảng cách thẩm mỹ của mỗi người đọc – học sinh.
b/ Phải nắm vững đặc trưng loại thể khi tiến hành đọc sáng tạo
Trước khi tìm hiểu một tác phẩm, chúng ta cần xác định loại thể, xác
định “chất của loại” trong thể trong tác phẩm. Để nhận biết “chất của loại”
trong thể trong một tác phẩm, chúng ta cần chú ý đến đặc điểm của loại. Bên
cạnh việc nắm vững các đặc điểm của mỗi loại, chúng ta có thể dựa vào thi
pháp tư tưởng, phong cách, cái “tạng” riêng của từng nhà văn để khám phá ra
“chất của loại” trong tác phẩm cụ thể.


9
c/ Vận dụng đa dạng các hình thức đọc khác nhau
Đọc sáng tạo có nhiều biện pháp: đọc hướng dẫn, đọc có phân tích, kể
chuyện hoặc đọc thuộc lòng, phát biểu cảm nghĩ hay hoạt động liên môn, liên
ngành với hội hoạ, âm nhạc, biểu diễn nghệ thuật… Nhưng tất cả đều phải
diễn ra trên văn bản nghệ thuật

1.2. Ưu thế của phương pháp đọc sáng tạo trong tương quan với các
phương pháp khác của dạy học Ngữ văn
Trong tương quan với phương pháp gợi tìm: Phương pháp này chủ yếu cho
người học đi tìm để tự chiếm lĩnh lấy tri thức của mình. Hoạt động nhận thức
của học sinh thay đổi theo những chiều hướng khác nhau trên văn bản của tác
phẩm nghệ thuật. Phương pháp này giúp cho việc cảm thụ nghệ thuật ban đầu ở
học sinh khơi sâu thêm bởi những nỗ lực trí tuệ của các em được thúc đẩy. Hoạt
động chủ yếu của phương pháp này là đàm thoại, gợi mở, gợi tìm. Đọc sáng tạo
với những với những biện pháp, với những câu hỏi khơi gợi việc đọc bình, việc
đọc giảng, đọc có hướng dẫn, đọc phân tích, đọc kích thích tưởng tượng. Tất cả
đều hỗ trợ cho việc gợi tìm tri thức diễn ra hiệu quả hơn.
Trong tương quan với phương pháp nghiên cứu: Đây là phương pháp
giúp học sinh tìm ra những yếu tố mới của đối tượng kháo sát mà trước đó
chưa biết. Nó phát triển kĩ năng tự phân tích tác phẩm, tự đánh giá những
thành tựu về nội dung và nghệ thuật ở người học. Câu hỏi và bài tập của
phương pháp này phải manh tính chất nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu
thường được sử dụng trong các buổi xeemina, hoặc những hội nghị tổng kết
văn học… Phương pháp nghiên cứu đưa ra được những sự phê phán, những
tiêu chí để phát hiện cái mới thì đọc sáng tạo nó cũng tận dụng tất cả những
lợi thế đó. Như vậy đọc sáng tạo nó huy động được tổng lực sức mạnh tất cả
các phương pháp dạy học văn.
Trong tương quan với phương pháp tái tạo: Thực chất đây là phương
pháp nhớ cái cũ và tiếp thu tri thức mới một cách sáng tạo. Trong đọc sáng
tạo có tái tạo không? Xin khẳng định rằng: trong đọc sáng tạo có cả tái tạo:
Nó tận dụng tất cả những lợi thế của phương pháp tái tạo trong dạy học văn:

10
Nhớ cái cũ, tiếp thu cái mới một cách sáng tạo gọi là tái tạo. Trong đọc sáng
tạo chúng ta kích thích thế nào để thông qua việc đọc, người đọc hồi cố được
về những tri thức đã có, chiếm lĩnh những tri thức hiện tại, lại mở ra những

hướng tiếp nhận những tri thức đang đến thông qua văn bản nghệ thuật. Và
lợi thế nhất của phương pháp này chính là đọc, đọc cho “vang nhạc sáng
hình”, càng đọc thì càng tác động vào kênh nghe, tác động vào trường liên
tưởng càng mạnh. Việc đọc sáng tạo là kích thích được những trường liên
tưởng của người học.
Như vậy: Lợi thế của đọc sáng tạo so với những phương pháp khác
của dạy học Ngữ văn chính là ở chỗ: đọc sáng tạo cho phép chúng ta huy
đông tổng lực tất cả những biện pháp, những hoạt động, những tư liệu, những
hoạt động liên môn, liên ngành, tri thức của nhiều ngành nghệ thuật…để hỗ
trợ cho việc chiếm lĩnh văn bản. Bằng đọc, với đọc, trong đọc để tiếp nhận tri
thức và phát triển các năng lực cho người học. Đọc sáng tạo cùng một lúc nó
tác động đến tất cả các giác quan của người đọc.V ì vậy mà trong các phương
pháp dạy học văn không có phương pháp nào có nhiều lợi thế khi dạy học các
tác phẩm như là đọc sáng tạo. Ngoài ra phương pháp đọc sáng tạo còn có ưu
thế hơn hẳn những phương pháp dạy học khác ở chỗ nó có khả năng hình
thành, phát hiện, phát triển những năng lực cho người học: so sánh, liên
tưởng tương tượng, khái quát và cụ thể, cảm xúc thẩm mĩ.
1.3. Đọc sáng tạo với tác phẩm chính luận - Tuyên ngôn Độc lập
1.3.1. Đặc trưng của tác phẩm chính luận
Tác phẩm chính luận về cơ bản có những đặc điểm sau:
Chức năng của văn chính luận: Chức năng của văn chính luận thể hiện
ở việc tuyên truyền sự thật và chân lí
Văn chính luận sử dụng rộng rãi các loại thuật ngữ chuyên môn trong
các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, dân trí.
Văn chính luận sử dụng nhiều thành phần từ vựng như từ sách vở, từ
khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn.
Văn chính luận sử dụng phổ biến các kiểu câu trong ngôn ngữ toàn dân.

11
Văn chính luận sử dụng nhiều biện pháp tu từ đa dạng. Trong tác phẩm

chính luận, việc sử dụng các phương thức tu từ không hề bị hạn chế.
So với các loại tác phẩm văn học khác, cảm hứng trữ tình thấm đượm
trong văn chính luận là một nội dung cơ bản của tác phẩm, và là yếu tố chủ
yếu gợi lên hình tượng chủ thể tư tưởng, quan niệm của tác phẩm.
Một đặc điểm khác của loại tác phẩm chính luận là chứa đựng những
lập luận trực tiếp một cách chặt chẽ và linh hoạt.
Văn chính luận ra đời do nhu cầu của đời sống, gắn với các đặc điểm
của dân tộc, thời đại và bản lĩnh riêng của tác giả nên phong cách lập luận
cũng rất phong phú, đa dạng.
1.3.2. Đặc trưng văn chính luận của Hồ Chí Minh
Những áng văn chính luận của Hồ Chí Minh được viết không chỉ bằng
lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu ghét nồng nàn,
sâu sắc của một trái tim vĩ đại được biểu đạt bằng những lời văn chặt chẽ, súc
tích. Bởi khi cầm bút, Người bao giờ cũng tự đặt ra 4 câu hỏi: Viết cho ai?,
viết để làm gì?, viết cái gì?, viết như thế nào? ( mục đích, đối tượng tiếp nhận
quyết định nội dung và hình thức tác phẩm).
Văn chính luận của Hồ Chí Minh có các hình thức phong phú: Khi
Người cần thủ thỉ tâm tình với dân cày, với anh em nghệ sĩ thì Người dùng
Thư. Trong những giờ phút thử thách đặc biệt của dân tộc thì Người ra Lời
kêu gọi như: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn
độc lập tự do (1966). Khi cần tuyên bố thì Người viết Tuyên ngôn. Tuyên
ngôn Độc lập là nơi hội tụ, chưng cất tất cả tinh hoa vẻ đẹp văn chính luận
của Hồ Chí Minh: Khi nói với nhân dân Bác có giọng thống thiết yêu thương.
Nói đến kẻ thù thì với đôi môi cứng cáp mỉa mai, Người đã kết tội. Với các
vấn đề hành chính để giành quyền độc lập của quốc gia thì ngôn từ của
Người rất chính xác, ngắn gọn. Vậy sự song hành giữa văn hành chính và văn
nghệ thuật ở đây thì khó ai có thể bắt chước được. Cái đanh thép của văn
chính luận không làm cho sự mềm mại của văn hình tượng yếu đi và ngược
lại. Đó chính là chất tài hoa của Hồ Chí Minh khi viết chính luận.


12
1.3.3. Đặc trưng của tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”
Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử vô giá,
tuyên bố trước quốc dân đồng bào và cả thế giới về việc chấm dứt chế độ
thực dân phong kiến ở nước ta, là mốc son mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do
của nước Việt Nam.
Bên cạnh đó tác phẩm này còn là áng văn chương trữ tình chính luận
mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ,
diễn đạt hùng hồn.
Tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh như một chương hồi
của bộ sử thi yêu nước được viết trong thời kì cách mạng mới. Tác phẩm là
một áng văn chương yêu nước lớn của thời đại.
Tuyên ngôn Độc lập là đỉnh cao của văn chương trữ tình chính luận, có
sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương.
Ngôn ngữ của bản Tuyên ngôn Độc lập vừa chính xác, hùng hồn, vừa
giàu hình ảnh. Phải chính xác vì đây là văn kiện có ý nghĩa lịch sử, lại phải
giàu hình ảnh vì đây là áng văn chương.
Đọc Tuyên ngôn Độc lập, chúng ta còn nhận ra được những dòng cảm
xúc của Hồ Chủ Tịch ẩn chứa trong tác phẩm Và như vậy, sức thuyết phục của
áng văn chương chính luận đối với người đọc không chỉ ở hệ thống lập luận sắc
sảo, mẫu mực của nó, mà còn ở tình cảm chan chứa, sâu sắc của tác giả
1.3.4. Ưu thế của phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học tác phẩm Tuyên
ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
Dạy học Tuyên ngôn Độc lập, nếu biết tận dụng những lợi thế của đọc
sáng tạo sẽ mang lại những hiệu quả tối ưu. Từ trước đến nay khi dạy Tuyên
ngôn Độc lập vì nhiều lí do khác nhau mà các tiết học về tác phẩm này
thường diễn ra khá đơn điệu, các hoạt động của thầy và trò trên lớp chủ yếu
là xoáy vào đọc văn bản, chia đoạn rồi phân tích…, việc làm đó không sai
nhưng chưa thực sự mang lại những hiệu ứng tích cực cho người học, giờ học
buồn tẻ, vụn vặt, rời rạc.


13
Ưu thế của đọc sáng tạo khi dạy học Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí
Minh đâu phải chỉ là mỗi việc đọc văn bản, mà nó huy động tổng lực tất cả
những biện pháp (đọc hướng dẫn, đọc có phân tích, kể chuyện, đọc thuộc lòng,
phát biểu cảm nghĩ ), những hoạt động liên môn, liên ngành, những tư liệu lịch
sử, các tri thức về nhiều phương diện như: phim, ảnh, âm nhạc, hội họa, triết
học, văn hóa, những đánh giá của các học giả trong và ngoài nước về bản tuyên
ngôn, những câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ Tịch lúc bấy giờ, thậm chí là gương
mặt của tướng Đờ-Gôn và luận điệu lừa bịp thế giới của Pháp…tất cả để hỗ trợ
cho cho việc đọc (trung tâm là đọc diễn cảm). Chưa có một tác phẩm văn học
nào trong nhà trường phổ thông mà lại có được nhiều sự chú ý và quan tâm của
nhiều lĩnh vực như là Tuyên ngôn Độc lập. Chưa có một tác phẩm nào mà lợi
thế của đọc sáng tạo lại phong phú đa dạng, có sức mạnh đặc biệt như là ở
Tuyên ngôn Độc lập. Châu tuần xung quanh việc đọc diễn cảm là những hoạt
động sáng tạo. Khi dạy học tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập, cho phép huy động
tổng lực tất cả những biện pháp, các ngành nghệ thuật, tư liệu lịch sử, các hướng
tiếp cận tác phẩm… để hỗ trợ cho việc đọc và chiếm lĩnh văn bản. Đó chính là lí
do vì sao phương pháp đọc sáng tạo lại thể hiện rõ những ưu thế của nó trong
khi dạy học tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” VÀ
NHỮNG BIỆN PHÁP THÍCH HỢP ĐỂ TẬN DỤNG ƯU THẾ
CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐỌC SÁNG TẠO
2.1. Đối tượng, tư liệu và quá trình khảo sát thực trạng dạy học tác
phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” trong nhà trường
Chúng tôi tiến hành điều tra 2 đối tượng là giáo viên và học sinh tại
trường Trung học thông Kiến An, Hải Phòng và Trung học phổ thông Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Hải Phòng (Riêng giáo án của giáo viên, ngoài giáo án của giáo

viên dạy văn hai trường trên, tác giả đề tài tiến hành khảo sát thêm giáo án của
giáo viên dạy văn tại một số trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng).

14
2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Kết quả khảo sát từ phía giáo viên
2.2.1.1. Giáo án của giáo viên
Để thấy được việc dạy học tác phẩm này trong nhà trường THPT hiện
nay, người viết đã tiến hành khảo sát một số giáo án của giáo viên trên địa
bàn thành phố Hải Phòng. Hầu hết các phương án đều tập trung làm nổi bật
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Các giáo viên khi dạy Tuyên ngôn Độc
lập hầu như đi theo một tiến trình dạy học quen thuộc như đi từ chủ đề rồi
chia bố cục, phân tích theo ý rồi tổng kết lại nội dung và nghệ thuật bài học
mà chưa chú ý tới các tình huống cảm thụ tác phẩm và rèn luyện năng lực
cảm thụ văn học cho họa sinh. Việc dạy học tác phâm này chủ yếu là đi vào
văn bản như một tác phẩm chính luận bình thường. Dạy tuyên ngôn độc lập
mà hầu như không bận tâm nhiều đến hoàn cảnh lịch sử, xa rời đặc trưng loại
thể. Không nắm được tất cả những lợi thế mà Tuyên ngôn Độc lập có được.
2.2.1.2. Phiếu điều tra giáo viên
Chúng tôi tiến hành phát phiếu hỏi cho 12 giáo viên dạy Văn thuộc 2
trường Trường: THPT Kiến An và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Hải Phòng,
thu đủ về 12 phiếu, tiến hành xử lí thông tin trong phiếu điều tra.
2.2.2. Kết quả điều tra từ phía học sinh
Có thể thấy mức độ được gọi đọc diễn cảm ở mức có nhưng ít chiếm tỉ
lệ lớn nhất mức độ không được gọi đọc diễn là khá lớn. Điều này cho thấy
hiện tượng ở trên lớp trong tiết học Tuyên ngôn Độc lập có một số không nhỏ
các em không được gọi đọc bao giờ.
2.2.3. Kết luận về thực trạng
* Về phía học sinh:
Học sinh ít được gọi đọc diễn cảm.Công việc chuẩn bị bài ở nhà của

học sinh chủ yếu vẫn là soạn bài trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, Hầu
như các em không tìm kiếm những tư liệu lịch sử, các tri thức liên môn liên
ngành… để hỗ trợ cho việc tìm hiểu tác phẩm.
* Về phía giáo viên:

15
Hầu như giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp tái tạo, phương pháp
gợi tìm để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức. Các kiến thức các em được trang
bị chủ yếu là những kiến thức cốt lõi để đối phó với thi cử. Giáo viên chỉ sử
dụng các hình thức đọc ở mức độ thấp như đọc lướt, đọc nhanh, đọc nghiên
cứu. Còn đọc diễn cảm và đọc nghệ thuật thì rất ít, không được chú trọng.
2.4. Những biện pháp tận dụng ưu thế của phương pháp đọc sáng tạo
trong dạy học Tuyên ngôn Độc lập
2.4.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc khi tận dụng ưu thế của phương
pháp đọc sáng tạo trong dạy học Tuyên ngôn Độc lập
2.4.1.1. Hoạt động đọc phải truyền đạt được đặc điểm thể loại, tư tưởng và
phong cách tác giả
Đọc đúng đặc điểm thể loại tác phẩm và phong cách tác giả để toát lên
tư tưởng của tác phẩm. Không thể dùng giọng đọc trữ tình vào các tác phẩm
tự sự và ngược. Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm chính luận đặc sắc. Tác
phẩm thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật viết văn chính luận của Người:
Ngắn gọn, tư suy sắc sảo. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, hùng hồn, bằng
chứng thuyết phục. Giàu tính luân chiến và đa dạng về bút pháp.
Bời thế khi đọc Tuyên ngôn Độc lập cần được đọc với giọng khúc
chiết, rõ ràng, có âm vang để truyền đạt được đặc điểm thể loại, phong cách
tác giả. Giữa các phần trong bố cục văn bản, chú ý ngắt nghỉ lâu hơn.
2.4.1.2. Đọc giảng phải kết hợp với các hướng tiếp cận tác phẩm Tuyên ngôn
Độc lập
Đối với thầy cô dạy văn, tiếp cận một tác phẩm văn chương và định hướng
cách tiếp cận cho học sinh phải dựa trên quan điểm tiếp cận đồng bộ, vận dụng

hài hòa, khoa học các hướng tiếp cận. Điều này cần phải được nhận thức sâu sắc,
nhất là khi dạy học tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.
2.4.1.3. Hoạt động đọc phải kết hợp với tái hiện hình tượng
Hoạt động đọc không thể tách rời việc tìm hiểu hình tượng vì nó là hoạt
động đánh thức các kí hiệu vô hồn trở thành những bức tranh cuộc sống

16
nhiều màu, trong đó con người hiện lên với tình cảm, thái độ phong phú, đa
dạng phù hợp với đối tượng và mục đích hướng tới của tác giả.
2.4.1.4. Đọc diễn cảm phải kết hợp với các hoạt động liên môn, liên ngành
Trung tâm của đọc sáng tạo là đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm chỉ có thể
phát huy hết khă năng của nó trong dạy học Tuyên ngôn Độc lập, khi nó có
sự kết hợp với các hoạt động liên môn, liên ngành như âm nhạc, hội họa, điêu
khắc, phim ảnh, lịch sử… Đọc diễn cảm cần kết hợp với các hoạt động liên
môn liên ngành để giúp cho học sinh thâm nhập vào tác phẩm một cách dễ
dàng, học sinh sẽ tăng cường năng lực tái hiện hình tượng, hiểu sâu sắc hơn
thế giới nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời tình cảm, hứng thú học văn của
các em cũng sẽ được nâng cao.
2.4.1.5. Đọc sáng tạo có sự kết hợp với cử chỉ điệu bộ tạo được sự hào sảng
của lịch sử
Đọc sáng tạo cần thể hiện được thái độ tiếp xúc nhiệt tình với người
nghe. Ngoài giọng đọc, thì sự biểu hiện của ngôn ngữ cơ thể, điệu bộ, cử chỉ
cũng góp phần thể hiện được phần nào tinh thần của tác phẩm: Ánh mắt sáng,
cương nghị, khuôn mặt biểu cảm một ý chí, cánh tay đưa lên nắm chắc… khi
đọc những lời tuyên ngôn và tuyên bố cuối cùng trong phần ba của Tuyên
ngôn Độc lập như cho thấy ý chí quyết tâm sắt đá bảo vệ độc lập tự do của
toàn thể dân tộc Việt Nam
2.4.1.6. Đọc sáng tạo không thể đơn thuần chỉ sử dụng một phương pháp đơn điệu
Trong thực tiễn dạy học tác phẩm văn chương nói chung, dạy học
Tuyên ngôn Độc lập nói riêng sẽ không có một phương pháp chuyên nêu vấn

đề riêng biệt, mà việc tạo ra các tình huống có vấn đề như là một biểu hiện
của nguyên tắc về tính tích cực, tính tự lực, tính tự giác, tính chủ động trong
dạy và học.
2.4.2. Các biện pháp tận dụng ưu thế của phương pháp đọc sáng tạo dạy
học Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

17
2.4.2.1. Vận dụng các hoạt động có tính phương pháp của đọc sáng tạo để
làm rõ đặc trưng thể loại của Tuyên ngôn Độc lập, hướng tới những phẩm
chất có tính nghệ thuật cao của tác phẩm
Đọc thành tiếng, dù sao cũng chỉ mới là bước thâm nhập đầu tiên để tạo
ấn tượng cho cảm thụ chứ chưa phải thể hiện yêu cầu cơ bản của việc đọc.
Do vậy để tiến hành quá trình đọc có hiệu quả, chúng ta cần tìm ra những
biện pháp cụ thể của đọc sáng tạo như sau: Đọc diễn cảm. Đọc có bình luận
của giáo viên. Đàm thoại gợi mở nhằm tạo ấn tượng trực tiếp cho học sinh về
văn bản. Đọc thuộc lòng những đoạn hay và phát biểu cảm nghĩ. Tóm tắt
Tuyên ngôn Độc lập một cách nhanh nhất, ngắn gọn nhất.
2.4.2.2. Biện pháp khơi gợi cho học sinh liên tưởng tới những vấn đề của lịch
sử phát sinh, đào sâu vào văn bản để học sinh làm chủ tác phẩm, đồng thời
kích thích mối tương tác giữa thầy, trò và văn bản trong quá trình dạy học
Trước hết giáo viên khơi gợi cho học sinh tiếp nhận tác phẩm theo
hướng tiếp cận lịch sử phát sinh. Vì bất cứ một tác phẩm nào cũng đều ra đời
trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Đọc các nội dung hoàn cảnh sáng tác, cuộc đời
tác giả sẽ giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về văn bản. Tiếp cận tác phẩm
theo khuynh hướng lịch sử phái sinh là một phương pháp cần thiết để hiếu sâu,
rộng và toàn diện tác phẩm văn chương và ý nghĩa thời đại của tác phẩm.
Tiếp cận khai thác, khám phá văn bản, không được thoát li văn bản
(tiếp cận tác phẩm theo khuynh hướng cấu trúc bản thể). Bởi văn bản chính
là thông điệp chứa đựng những thông tin thẩm mĩ, những rung động, những
tình cảm mãnh liệt của người viết gửi tới người đọc, cuộc đời.

Khuynh hướng tiếp cận tác phẩm theo hướng đáp ứng bạn đọc, công
chúng. Khuynh hướng này chú trọng đến việc khai thác tác phẩm qua sức
đồng cảm và sáng tạo của bạn đọc khi đi vào tìm hiểu tác phẩm sẽ tác động
đến ai? Tác động như thế nào? Khuynh hướng tiếp cận này gắn liền với sự
trưởng thành nhiều mặt của người đọc. Cách tiếp cận đáp ứng học sinh phát
huy được tính tích cực chủ động của các em trong khi tiếp nhận Tuyên ngôn
Độc lập.

18
2.4.2.3.Đọc giảng, đọc có bình luận, đọc có phân tích để tái hiện hình tượng
nghệ thuật, thâm nhập vào thế giới tình cảm của tác phẩm
Đọc văn không phải là chỉ thu nhận cái hiện thực được phản ánh vào
trong tác phẩm mà quan trọng hơn là đọc được cái phần chủ quan của người
phản ánh. Có nghĩa là người đọc nắm bắt được cái giọng điệu tình cảm của
tác giả. Tuyên ngôn Độc lập là một tác phẩm trữ tình – chính luận đặc sắc.
Bên cạnh văn phong hành chính còn là một văn phong nghệ thuật hấp dẫn với
hình tượng tác giả Hồ Chí Minh – một người Việt Nam yêu nước thiết tha
cháy bỏng.
2.4.2.4. Huy động tổng lực các hoạt động và các phương tiện hỗ trợ khác
xung quanh việc đọc Tuyên ngôn Độc lập
Đối với Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, giáo viên hướng dẫn
học sinh đọc diễn cảm văn bản để nhận ra được chất trữ tình chính luận của
tác phẩm, đồng thời cảm nhận được tình cảm thái độ của tác giả. Kết hợp với
các hoạt động liên môn, liên ngành giúp giờ học như được sống lại những
giây phút kì diệu của dân tộc. Âm vang của “tiếng” khi đọc văn bản sẽ cộng
hưởng với âm vang thời đại qua những hoạt động nghe, nhìn tư liệu của các
em. Đọc Tuyên ngôn như thế là đọc đến độ “vang nhạc, sáng hình”.
2.4.2.5. Đọc sáng tạo có sự kết hợp với cử chỉ điệu bộ tạo được sự hào sảng
của lịch sử
Đọc sáng tạo cần thể hiện được thái độ tiếp xúc nhiệt tình với người

nghe. Bởi ngoài giọng đọc, thì sự biểu hiện của ngôn ngữ cơ thể, điệu bộ, cử
chỉ cũng góp phần thể hiện được phần nào tinh thần của tác phẩm. Khi ngôn
ngữ không biểu hiện hết cái thần thái của tác phẩm thì cử chỉ sẽ là cứu cánh
của nó. Điệu bộ thể hiện được tình cảm của người đọc, những cung bậc cảm
xúc được hiện thực hóa, có thể nhìn thấy thông qua những cử chỉ, hành động
của giáo viên thậm chí của cả học sinh khi được gọi đọc.
2.4.2.6. Đọc sáng tạo kết hợp với các phương pháp dạy học khác
Ưu điểm của phương pháp đọc sáng tạo mà chủ công là đọc diễn cảm
là nhằm khêu gợi những rung động thẩm mĩ trực tiếp từ phía học sinh nhưng

19
để kết nối tình cảm và những giá trị cần được lình hội từ tác phẩm văn học lại
cần những phương pháp khác hỗ trợ như phương pháp gợi tìm, phương pháp
nghiên cứu, phương pháp tái tạo.
Khi dạy học Tuyên ngôn Độc lập rất cần phương pháp đọc sáng tạo kết
hợp với phương pháp nghiên cứu. Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là
một tác phẩm văn học hiện đại đã được các phương tiện truyền thông mổ xẻ,
phân tích khá nhiều, ngôn từ và nghệ thuật cũng gần gũi hơn những tác phẩm
trung đại nên học sinh có hứng thú tìm hiểu thông qua sách báo, tranh ảnh,
internet. Phương pháp này phát triển kĩ năng tự phân tích tác phẩm, tự đánh
giá những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ở người học.
Phương pháp gợi tìm cũng là một phương pháp được sử dụng thường
xuyên với phương pháp đọc sáng tạo. Nếu phương pháp đọc sáng tạo kích
thích vào tình cảm của các em thì phương pháp nêu gợi tìm giúp cho việc
cảm thụ nghệ thuật ban đầu ở học sinh được khơi sâu thêm bởi những nỗ lực
trí tuệ của các em được thúc đẩy
Phương pháp tái tạo cũng là một phương pháp kết hợp với phương pháp
đọc sáng tạo khi dạy học Tuyên ngôn Độc lập. Phương pháp tái tạo thực chất là
phương pháp nhớ cái cũ và tiếp thu cái mới một cách sáng tạo. Học sinh không
hoàn toàn ghi nhớ máy móc mà chiếm lĩnh tri thức một cách có ý thức.

2.4.3. Xây dựng quy trình giảng dạy tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập có tận
dụng ưu thế của phương pháp đọc sáng tạo
Dựa trên những ưu thế của phương pháp đọc sáng tạo, những đặc trưng
của Tuyên ngôn Độc lập, các hướng dạy học tuyên ngôn phù hợp với đặc
trưng loại thể, chúng tôi xây dựng quy trình tận dụng ưu thế của phương pháp
đọc sáng tạo để giải mã những thông tin nghệ thuật của tác phẩm Tuyên ngôn
Độc lập. Quy trình này có các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Bước 2: Tiến hành các biện pháp của đọc sáng tạo
- Bước 3: Đánh giá hiệu quả của các biện pháp của đọc sáng tạo đã sử dụng
- Bước 4: Tăng cường đọc sáng tạo sau giờ học.

20
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm với mục đích kiểm tra tính khả
thi của các biện pháp đọc sáng tạo khi dạy hoc tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập
trong chương trình Ngữ văn 12, ban cơ bản mà chúng tôi đã đề xuất.
- Đọc để giải mã thông tin nghệ thuật của văn bản, tái hiện hình tượng, thâm
nhập vào thế giới tình cảm của tác phẩm.
- Đọc sáng tạo kết hợp với phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp
nêu vấn đề, phương pháp thuyết trình để tăng hiệu quả dạy học tác phẩm.
- Sử dụng công nghệ thông tin và các công cụ hỗ trợ kết hợp với đọc sáng
tạo trong qúa trình dạy học tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập.
Kết quả thực nghiệm sư phạm sẽ chứng minh tính đúng đắn của các nguyên
tắc, tính khoa hoc và sự hợp lí khi tận dụng ưu thế của phương pháp đọc sáng tạo,
là bằng chứng chứng minh tính khả hiệu quả của những biện pháp sư phạm mà
luận văn đề cập đến. Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi cố gắng chỉ
rõ các biện pháp, các phương pháp được sử dụng trong tiến trình dạy học để thể

hiện rõ những thao tác mà học sinh cần thực hiện.
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Đối tượng chọn để tiến hành thực nghiệm là học sinh 2 lớp 12 A2 và
12A6 tại trường THPT Kiến An, Hải Phòng. Đây là 2 lớp có sức học đồng
đều nhau, cùng một giáo viên giảng dạy. Trong đó, lớp 12A2 là lớp thực
nghiệm (dạy học tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập có sử dụng những lợi thế của
phương pháp đọc sáng tạo), lớp 12A6 là lớp đối chứng (dạy học heo phương
pháp truyền thống). Cả 2 lớp đều có sĩ số là 45 học sinh.
3.3. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành dạy học thực nghiệm tác phẩm “Tuyên ngôn Độc
lập” của Hồ Chí Minh.
Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành soạn 2 giáo án:

21
- Giáo án thứ nhất: Soạn theo cách dạy học truyền thống, khong sử dụng ưu
thế của phương pháp đọc sáng tạo cũng như không sử dụng các phương
pháp kết hợp như theo nhóm, nêu vấn đề, thuyết trình, sử dụng công nghệ
thông tin.
- Giáo án thứ 2: Soạn theo quy trình dạy học có tận dụng ưu thế của phương
pháp đọc sáng tạo. Trong giáo án này chúng tôi chỉ rõ các thao tác mà học
sinh cần thực hiện, các phương pháp mà giáo viên sử dụng.
Hoạt động khởi động bài học
- Giáo viên tạo dựng không khí lịch sử trang trọng để khởi động vào bài:
Treo bản đồ Việt Nam bên cạch lá Quốc kì. Cả lớp làm lễ chào cờ trên nền
nhạc. Thầy trò lặng đi nghĩ về Tổ quốc, tịnh về tinh thần Việt Nam trước
khi vào học Tuyên ngôn Độc lập.
Hoạt động 1: Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh gắn với việc tìm hiểu
hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu kết cấu văn bản
Hoạt động 3: Phân tích, cắt nghĩa

Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá
Hoạt động 4: Luyện tập: (Tăng cường đọc sáng tạo sau giờ học)
3.4. Các bước tiến hành thực nghiệm
- Bước 1. Xác định những ưu thế của phương pháp đọc sáng tạo, tác giả đề
tài đã áp dụng vào việc soạn giáo án tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ
Chí Minh.
- Bước 2: Thực nghiệm giảng dạy tác phẩm trên tại 2 lớp 12A2 và 12A6
trường THPT Kiến An, Hải Phòng.
- Bước 3. Tham khảo ý kiến của giáo viên và học sinh sau tiết dạy.
- Bước 4. Tìm hiểu hứng thú học tập của học sinh khi học tác phẩm sử dụng
phương pháp đọc sáng tạo. Sau giờ học, học sinh 2 lớp đều thực hiện 1 bài
trắc nghiệm khách quan nhằm thăm dò nhận thức, mức độ đạt mục tiêu bài
học. Phát phiếu điều tra cho giáo viên và học sinh.
- Bước 5: Tổng hợp thống kê kết quả.

22
3.5. Kết quả thực nghiệm
- Với kết quả thu được từ bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm với lớp đối
chứng, chúng tôi thấy rằng mức độ đạt được kiến thức, các kĩ năng làm bài
của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng.
- Tiến hành phỏng vấn một số học sinh ở lớp thực nghiệm thì các em đều cho
rằng các em rất hứng thú học tập, cảm xúc được khơi gợi, lòng yêu nước, tinh
thần dân tộc được bồi đắp mạnh mẽ.
Như vậy: Nhìn vào kết quả thực nghiệm, chúng tôi có thể khẳng định
rằng hiệu quả giảng dạy ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng.
Từ đó có thể khẳng định được tính khả thi, hiệu quả của việc tận dụng những
ưu thế của phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học tác phẩm Tuyên ngôn
Độc lập của Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN

Với đề tài trên, chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề sau:
- Đưa ra được một hệ thống lí thuyết về việc tận dụng ưu thế của
phương pháp đọc sáng tạo vào việc dạy học Tuyên ngôn Độc lập của Hồ
Chí Minh
- Đồng thời đưa ra được các nguyên tắc, biện pháp đọc sáng tạo: đó là
đọc sáng tạo để giải mã thông tin nghệ thuật, tái hiện hình tượng nghệ thuật
của tác phâm, đọc sáng tạo kết hợp với các phương pháp khác, đọc sáng tạo
kết hợp với công nghệ thông tin và các phương tiện hỗ trợ khác
- Tiến hành thực nghiệm và khẳng định tính khả thi của việc tận dụng
những ưu thế của đọc sáng tạo trong dạy học Tuyên ngôn Độc lập của Hồ
Chí Minh.
* Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm sư phạm, chúng tôi có
một số kết luận như sau:
1. Qua quá trình nghiên cứu và vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào
dạy học tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy
rằng đọc sáng tạo là một phương pháp dạy học có ưu thế đối với việc thúc

23
đẩy hoạt động tích cực, sáng tạo của học sinh đồng thời bồi dưỡng năng lực
cảm thụ văn chương ở các em. Phương pháp dạy học sáng tạo đã khẳng định
được những ưu thế của nó so với các phương pháp dạy học khác, đây là
phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới dạy học văn, phát huy vai
trò quan trọng của môn học có tính nghệ thuật. Những ưu thế của đọc sáng
tạo càng được thể hiện rõ khi hiện nay chúng ta đang tiến hành dạy học văn
theo cách thức đọc - hiểu văn bản theo quan điểm dạy học lấy học việc đọc
và việc tự tìm hiểu, khám phá, cảm thụ tác phẩm của học sinh làm trung
tâm. Tuy nhiên, muốn nâng cao hiệu quả của đọc sáng tạo trong dạy học
Tuyên ngôn Độc lập, giáo viên cần biết phối hợp với các phương pháp dạy
học khác, khi đó thì những ưu thế của đọc sáng tạo lại càng có cơ hội được
phát huy.

2. Phương pháp đọc sáng tạo bằng việc tổ chức các hoạt động đọc và nhờ
vào lực tác động của nhiều biện pháp, hoạt động sáng tạo khác hỗ trợ cho
việc đọc, khiến cho học sinh hứng thú với bài học, động não và suy nghĩ
nhiều hơn, hình thành và phát triển năng lực cho người học đã phát huy tác
dụng của nó trong việc dạy học tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí
Minh.Thiết nghĩ, việc tận dụng ưu thế của đọc sáng tạo cần được giáo viên và
học sinh ý thức sâu sắc hơn, thường trực hơn trong quá trình dạy - học các
tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh nói riêng, các tác phẩm văn học trong
nhà trường nói chung.
3. Phương pháp đọc sáng tạo không nên chỉ dừng lại ở hệ thống lí thuyết,
mà cần được đưa vào thực tiễn giảng dạy, bởi vì nó là phương pháp phù hợp
với đặc trưng bộ môn, khơi gợi được những tình cảm trực tiếp và những hoạt
động sáng tạo của người học. Đọc sáng tạo cần được giáo viên thể hiện thành
các thao tác, biện pháp, hoạt động cho học sinh chứ không đơn giản chỉ là
những hoạt động đơn lẻ của người thầy. Lịch sử dạy học nước nhà đã chứng
minh, chỉ khi nó biến thành hoạt động, thao tác của học sinh thì đọc sáng tạo
mới phát huy hết tất cả những ưu thế của nó

×