Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Ý NGHĨA CỦA TRIZ TRONG CNTT VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO VÀO TIN HỌC VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN, QUẢN LÝ PHẦN MỀM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.5 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


BÀI THU HOẠCH
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TƯ DUY SÁNG TẠO
ĐỀ TÀI:
Ý NGHĨA CỦA TRIZ TRONG CNTT VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG
PHÁP LUẬN SÁNG TẠO VÀO TIN HỌC VÀ QUẢN LÝ DỰ
ÁN, QUẢN LÝ PHẦN MỀM
Giảng viên hướng dẫn : GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Sinh viên thực hiện: UÔNG THỊ THOA
MSSV: CH1201137
Lớp: Cao học - Khóa 7
Tháng 4- 201


Lời Cảm ơn
Sau hơn 2 tháng tìm hiểu và thực hiện, báo cáo cuối kì “Bài luận về phương pháp luận
sáng tạo – Phương pháp Luận Sáng Tạo Triz” đã cơ bản hoàn thành. Để đạt được kết quả này,
tôi đã nỗ lực hết sức đồng thời cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ của các
quí Thầy Cô và các bạn.
Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy GS.TSKH. Hoàng Kiếm đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo cuối kì này. Đồng thời cũng gửi lời
cảm ơn đến phòng kỹ thuật của Khoa đã hỗ trợ để em có điều kiện thảo luận nhóm và tạo môi
trường làm việc hiệu quả.
Mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng nhưng kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn báo cáo cuối
kì này vẫn còn nhiều thiếu sót, và thực sự chưa phải là một báo cáo hoàn thiện. Tôi rất mong
nhận được sự góp ý đánh giá của quí Thầy Cô, của các bạn để tôi có thể phát triển báo cáo này
thêm hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!


TpHCM, tháng 4 năm 2013
Lớp CH07
Học viên thực hiện:
Uông Thị Thoa
Uông Thị Thoa – CH1201137
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Uông Thị Thoa – CH1201137
MỤC LỤC
A.Giới Thiệu về Triz 5
B.Một số ứng dụng của Triz 8
C.Nguyên tắc sáng tạo cơ bản và ứng dụng 16
Uông Thị Thoa – CH1201137
A. Giới Thiệu về Triz
I. Khái niệm về Triz
TRIZ là từ viết tắ tiếng Nga của cụm từ Lý Thuyết Giải các Bài Tóan Sáng Chế. Cách tiếp cận
theo lối thuật tóan đã được minh chứng này để giải quyết những vấn đề kỹ thuật bắt đầu từ năm
1946 khi kỹ sư và cũng là nhà khoa học Nga Genrich Altshuller nghiên cứu hàng ngàn bằng sáng
chế và lưu ý những mẫu hình nhất định. Từ những mẫu hình này ông đã phát hiện ra rằng sự tiến
hóa của các hệ thống kỹ thuật không phải là quá trình ngẫu nhiên,mà bị chi phối bởi những quy
luật khách quan nhất định. Những quy luật này có thể được sử dụng để phát triển hệ thống một
cách có ý thức theo con đường tiến hóa kỹ thuật của nó- bằng cách xác định và thực thi quá trình
đổi mới.
Kết quả của Lý thuyết của Altshuller -rằng việc sáng chế và sáng tạo có thể học được- đã thay
đổi một cách cơ bản mô hình tâm lý sáng tạo.
TRIZ phát triển ở Liên Xô củ, phát triển ngầm sau khi Altshuller bị đi tù vì công việc “phạm
thượng” của mình. Đến khi Liên Xô sụp đổ thì TRIZ nổi lên lại và chuyển sang phương Tây.
Ngày nay nhiều công ty trong số 500 cty có tên trong tạp chí Fortune sử dụng TRIZ thành công.
Xin kể ra đây vài cái tên nổi tiếng.

* Ford
* General Motors
* Chrysler
* Eastman Kodak
* Exxon
* Rockwell International
* Procter & Gamble
* Digital Equipment
* Xerox
* Hewlett Packard
* Motorola
Sáng tạo bao gồm việc nhìn thẳng vào vấn đề từ nhiều góc nhìn khác nhau. TRIZ đơn giản chỉ là
chuổi những thủ thuật sáng tạo giúp bạn nhìn thấy vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, giúp bạn
hiểu thấu đáo vấn đề thực sự là gì, và nhìn ra các giải pháp có thể. TRIZ có nhiều cấp bậc thực
hiện, từ việc sử dụng các công cụ của nó một cách riêng lẻ để có được những lời giải tốt, đến
việc làm việc một cách hệ thống nhờ chuổi các kỹ thuật sáng tạo và tìm ra đáp án tốt nhất cho
vấn đề.
TRIZ được phát triển bởi một đội ngũ do Genrich Altshuller dẫn dắt, là người đã vén màng bí
mật của những bài tóan sáng tạo hệ thống, những cuộc đổi mới và thiết kế thành công. Sự phát
triển của TRIZ nhờ đóng góp của hàng ngàn kỹ sư, mất 50 năm và bao gồm việc phân tích gần
2.5 triệu bằng sáng chế trên khắp thế giới.
Ngày nay các nước phương Tây được lợi ích từ công trình này vì cộng đồng công nghệ dùng
TRIZ để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, sử dụng ít nguồn lực hơn và
Uông Thị Thoa – CH1201137
có tính sáng tạo cao hơn.
Các công cụ của TRIZ
Các công cụ mang tính nguyên tắc:
· Các mâu thuẩn (trong hệ thống)
· Các quy luật tiến hoá hệ thống
· Tính lý tưởng

· Khắc phục tính ỳ tâm lý
· Phân tích chức năng để hiểu vấn đề
· Các giải pháp chuẩn của TRIZ
· Quản lý tri thức
· Tăng cường sáng chế
Các công cụ này đơn giản và mạnh mẽ được rút ra từ việc nghiên cứu TRIZ vốn phân loại
các cách giải quyết vấn đề của Ma Trận Các Mâu Thuẩn, 40 Nguyên Tắc Sáng Tạo, Quy Luật
Tiến Hoá Của Hệ Thống, Các Giải Pháp Chuẩn, và 2500 Hiệu Ứng cùng kho tư liệu TRIZ
1. Mâu thuẩn
Hầu hết các thiết kế đều chứa mâu thuẩn mà đã được giải quyết (theo kiểu TRIZ) hoặc tương
nhượng (theo lối thông thường). TRIZ chỉ ra cho ta cách làm lộ ra mâu thuẩn hay xung đột
trong một thiết kế, và rồi áp dụng 40 Nguyên Tắc Sáng Tạo. Đây là những thủ thuật sáng tạo
rất mạnh.
Triết lý của TRIZ là không chấp nhận sự tương nhượng, loại bỏ các giải pháp kiểu châm
chướt để giải quyết mâu thuẩn.
2. Qui luật pháp triển hệ thống
TRIZ cho thấy rằng tất cả các ngành công nghệ và các sản phẩm đều đi theo một mô hình
đường cong chữ S (S-Curve).
TRIZ chỉ ra cách vẽ một đường cong chữ S cho một sản phẩm, xác định đâu là vị trí của nó
trên đường cong đó và dự báo những hệ quả của đường cong này. Vì vậy TRIZ cung cấp một
phương pháp dự báo công nghệ với độ chính xác cao – Thí dụ, với một công năng bất kỳ, nó
có thể dự báo chi tiết toàn bộ dãy các thế hệ thiết kế tiếp theo để thoả mãn công năng đó.
3. Tính lý tưởng.
TRIZ giúp ta tiếp cận vấn đề bằng cách nghĩ về giải pháp chứ không phải nghĩ về vấn đề.
Điều này thực hiện được nhờ ta tự hỏi Giải Pháp Lý Tưởng của Ta là gì hay được gọi là Kết
Quả Lý Tưởng Sau Cùng. Tính lý tưởng sẽ đạt được bằng cách gia tăng các lợi ích của hệ
thống đồng thời giảm cả các điểm bất lợi và giá thành. Một phần của việc đạt được tính lý
tưởng do sử dụng những nguồn lực có sẳn đối với người giải, sử dụng những nguồn lực
không đắt tiền, và chuyển những cái có hại thành có lợi. Điều này nghe có vẽ kỳ cục và
không thực tế nhưng lại mang đến những giải pháp có thật, giá thành rẻ và rất mạnh.

4. Khắc phục tính lỳ tâm lý
Uông Thị Thoa – CH1201137
TRIZ giúp ta tiếp cận vấn đề theo cách mới, sử dụng những kiến thức trước đây ta chưa biết,
và giúp ta trở nên sáng tạo hơn trong việc giải quyết vấn đề. Để làmđược điều này bạn phải
để đầu óc mình cởi mở hơn. Triz đã xác định các phương pháp và cách tiếp cận thường được
những người sáng tạo sử dụng và chỉ ta cách áp dụng một cách hiệu quả. Điều này bao gồm
việc hiểu và sử dụng hiệu quả ngôn ngữ giải quyết vấn đề, đặt mọi thứ vào đúng ngữ cảnh
của nó- học cách tư duy theo Thời Gian và Không Gian, sử dụng “Những người Tí Hon
Thông Minh” và toán tử Kích Thước - Thời Gian –Giá Thành. Tất cả các công cụ này đều
được sử dụng (trong tiềm thức) trong hầu hết những khoảnh khắc sáng tạo khoa học nổi tiếng
mà con người biết được cho tới nay.
5. Phân tích chức năng để hiểu vấn đề
TRIZ tạo ra nền tảng cho rằng mọi bài toán đều đã được giải trước đây. Phải có một cách tiếp
cận nghiêm ngặt để làm thế nào đưa bài toán của bạn khớp vào một trong những mô hình bài
toán tổng quát nhằm tìm ra lời giải đã có sẳn.
Một trong những cách như thế là Phương Pháp Phân Tích Chức Năng. Phương pháp này mô
hình hoá các tương tác (giữa Cái Lợi Và Cái Hại) giữa các thành phần của hệ, từ đó xác định
khu vực có vấn đề trong hệ thống.
II. Các giải pháp của Triz
Một khi vấn đề đã được xác định, ta có thể áp dụng trực tiếp các Giải Pháp Chuẩn TRIZ, một
tập hợp tất cả các cách sử lý những mối tương tác có hại, thừa hay thiếu đã biết. Đây là những
thủ thuật giúp ta tìm ra các giải pháp tốt nhưng đơn giản.
1. Quản lý tri thức
TRIZ dẫn bạn đến những lý thuyết khoa học và công nghệ (TRIZ gọi là những Hiệu Ứng)
thường được sử dụng trong việc giải quyết vấn đề trong các sáng chế. TRIZ phân loại những
Hiệu Ứng này theo chức năng thiết kế kèm theo những thí dụ tương ứng.
2. Tăng cường sức mạnh của sáng chế
TRIZ là một quá trình chuyển giao và giúp các kỹ sư và các nhà khoa học tìm ra những giải pháp
cho các vấn đề theo cách nhanh hơn, thông minh hơn và tiết kiệm hơn so với các phương pháp
truyền thống của phương Tây. Bằng cách thấu hiểu chức năng cốt lõi của các giải pháp, ta có thể

nhận ra những giải pháp thiết kế truyền thống quanh ta.
3. Cốt lõi của Triz trong 50 từ tiếng anh
Nhận thức rằng các hệ thống kỹ thuật tiến hoá theo hướng tăng tính lý tưởng bằng cách khắc
phục những mâu thuẩn trong khi hầu hết sử dụng tối thiểu các nguồn lực.
Uông Thị Thoa – CH1201137
Vì vậy, đối với việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, TRIZ tạo ra một cách thức tư duy biện
chứng:
để hiểu vấn đề như một hệ thốngđể hình dung ra giải pháp lý tưởng trước, và để giải quyết mâu
thuẩn.
B. Một số ứng dụng của Triz
I. Mô hình biến đổi thông tin thành tri thức.
Tri thức ( knowledge) là thông tin có ý nghĩa hoặc/ và có ích lợi đối với người có thông tin đó.
Do vậy, tri thức còn mang tính chủ quan, phụ thuộc vào người có thông tin: người dó có khả
năng tìm ra ý nghĩa hoặc/ và ích lợi của thông tin mình có hay không? Khả năng đó cao đến mức
độ nào? Thông tin cho trước là tri thức của người này có thể chỉ là thông tin đối với người khác
và ngược lại. Ngay trong một con người có thể xảy ra việc quá tải (bội thực) thông tin và suy
dinh dưỡng, thậm chí, đói tri thức. Cho đến nay, quá trình biến dồi thông tin thành tri thức, chủ
yếu, diễn ra bên trong bộ óc của con người, chứ không phải trong các thiết bị công nghệ thông
tin. Mặt khác, vì tri thức là thông tin nên tri thức sau khi có được nhờ hoạt động của bộ não biến
đổi thông tin ban đầu, nay lại có thể được sử dụng (mã hóa, truyền, lưu trữ, truy cập…) với tất cả
sức mạnh của công nghệ thông tin.
• Tất cả các bài toán, cuối cùng, đều có thể biến thành lời phát biểu bài toán (hiểu theo nghĩa
rộng) chứa các thông tin về bài toán. Quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định, nhìn
theo góc độ này, chính là quá trình biến đổi thông tin: từ các thông tin của bài toán thành thông
tin của lời giải hay quyết định. Đây là trường hợp đặc biệt quan trọng của quá trình biến đổi
thông tin thành tri thức hoặc biến tri thức đã có thành tri thức mới, vì lời giải hay quyết định
chính là thông tin đem lại ích lợi cho người giải bài toán: giúp đạt được mục đích đề ra.
• Thời đại bùng nổ thông tin và các thành tựu của công nghệ thông tin tạo nên sự không tương
hợp trên con đường phát triển trong mối quan hệ với quá trình biến đổi thông tin thành tri thức
diễn ra trong bộ óc của con người.

Uông Thị Thoa – CH1201137
• PPLST giúp giải quyết vấn đề “thắt cổ chai” và việc chuyển từ thời đại thông tin sang thời đại
sáng tạo và đổi mới hay thời dại tri thức là bước phát triển tất yếu.
• Hình 14 cho thấy các giai đoạn của quá trình suy nghĩ nhìn theo góc độ biến đổi thông tin. Hình
vẽ này là hình vẽ chi tiết hóa Hình 4 – phương pháp thử và sai.
• Mặc dù giữa máy tính và bộ óc, giữa các phần mềm của máy tính và quá trình biến đổi thông
tin trong bộ óc có nhiều điểm tương đồng nhưng các yếu tố, quá trình tâm-sinh lý của bộ óc có
những đặc thù riêng, rất khác với máy tính. Chúng cần được hiểu, tính đến, sử dụng và điều
khiển để người giải thực sự suy nghĩ theo các quy luật sáng tạo (các quy luật về sự phát triển).
II. Từ nhu cầu đến hành động
Uông Thị Thoa – CH1201137
1. Các nhu cầu
- Các nhu cầu của cá nhân là những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề.
- Với thời gian, các nhu cầu của cá nhân trở nên càng nhiều, càng đa dạng. Điều này dẫn
đến số lượng các vấn đề tăng lên chứ không giảm đi.
- Các hành động của cá nhân có nguồn gốc sâu xa là các nhu cầu của cá nhân và nhằm làm
thỏa mãn các nhu cầu đó của cá nhân.
- Ba nhóm các nhu cầu nguyên tố của cá nhân:
Các nhu cầu sinh học: ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi, giữ thân nhiệt, tiết kiệm sức lực tự bảo vệ, duy
trì nòi giống… (các nhu cầu để cá nhân tồn tại và phát triển như một cá thể, một giống loài sinh
học).
Các nhu cầu xã hội: nhu cầu thuộc về và giữ một vị trí nhất định trong một cộng đồng xã hội nào
đó. Nhu cầu được để ý, chú ý và quan tâm. Cao hơn nữa, nhu cầu được kính trọng, được yêu
mến… (các nhu cầu để cá nhân để tồn tại và phát triển trong xã hội).
Các nhu cầu nhận thức: nhu cầu trả lời các câu hỏi nảy sinh trong dầu của cá nhân (các nhu cầu
biết, hiểu và giải thích thế giới xung quanh cũng như chính bản thân mình).
Các nhu cầu cá nhân khác là các tổ hợp của các nhu cầu nguyên tố.
- Các nhu cầu có thể khác nhau về mức độ đòi hỏi thỏa mãn. Những nhu cầu có mức độ
đòi hỏi thỏa mãn cao được gọi là các nhu cầu cấp bách. Trên thực tế, chính các nhu cầu
cấp bách này đòi hỏi người ta hành động.

- Có nhiều cách hành động khác nhau, thậm chí hoàn toàn ngược nhau lại đều có thể thỏa
mãn nhu cầu cho trước. Ngược lại, một hành động duy nhất có thể cùng một lúc dẫn dện
thỏa mãn các nhu cầu khác nhau. Chưa kể môi trường, nơi hành động xảy ra và phản ứng
của môi trường với hành động cho trước cũng thường rất da dạng.
- Tính đa nguyên nhân, đa kết quả, những đặc thù của môi trường và sự không ý thức của
người hành động về những diều đó làm cho, trong nhiều trường hợp, hành động nhằm
thỏa mãn nhu cầu cấp bách cho trước cũng theo phương pháp thử và sai (xem Hình 10).
- Xúc cảm âm được hình thành khi kết quả hành động không làm thỏa mãn nhu cầu cá
nhân. Xúc cảm âm có tác dụng ngăn cá nhân tiếp tục hành động về phía đó. Ngược lại,
hành động giúp thỏa mãn nhu cầu dẫn dện sự hình thành xúc cảm dương, có tác dụng
Uông Thị Thoa – CH1201137
thúc đẩy những hành động tương tự. Xúc cảm âm không có nghĩa là xấu, xúc cảm dương
không có nghĩa là tốt. Việc đánh giá tốt, xấu phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
- Nếu các xúc cảm nói trên được duy trì trong thời gian dài chúng tạo nên mong muốn tự
nguyện, thậm chí thành các thói quen hành động tương ứng.
- Hình 11 diễn tả những điều vừa trình bày và còn cho thấy những điều khác.
2. Hành động.
- Nói chung hành động của cá nhân có nguồn gốc sâu xa là nhu cầu cá nhân, nhưng hành
động cụ thể của cá nhân cụ thể, trong môi trường cụ thể có thể bị chi phối trực tiếp hơn,
mạnh hơn bởi một hoặc vài yếu tố nhất định.
- Tư duy chỉ thực sự vào cuộc khi cá nhân có vấn đề và muốn suy nghĩ giải quyết vấn đề.
- Tư duy không phải là nguồn gốc của hành dộng mà chỉ là một mắt xích trung gian trong
chuỗi nhu cầu – hành động. Do vậy, tư duy chịu tác động rất lớn của các nhu cầu, xúc
cảm, thói quen.
- Nói cách khác, tư duy của mỗi người không khách quan, trong rất nhiều trường hợp, lời
giải hoặc quyết định của chúng ta đưa ra để hành động, bị diều khiển bởi các nhu cầu,
xúc cảm, thói quen chủ quan. Trong số các phép thử của phương pháp thử và sai, nhiều
phép thử – sai có xuất xứ từ nguyên nhân vừa kể.
- Mặc dù vậy, tư duy có một khả năng rất to lớn mà trên thực tế nhiều người còn ít khai
thác. Đó là khả năng của tư duy điều khiển ngược trở lại các nhu cầu xúc cảm, thói quen

và hành động. Nếu mọi người làm tốt việc điều khiển đó, số lượng các vấn dề không
đáng nảy sinh trong cuộc đời của mình sẽ giảm đi một cách đáng kể.
Một trong những mục đích của PPLST là phát triển khả năng điều khiển bằng tư duy các nhu
cầu, xúc cảm, thói quen và hành động
III. Hệ thống và tư duy hệ thống.
Uông Thị Thoa – CH1201137
1. Khái niệm hệ thống
Khái niệm “hệ thống ” là khái niệm cơ bản của lý thuyết hệ thống, được định nghĩa như sau:
Hệ thống là tập hợp các yếu tố liên kết với nhau và toàn bộ tập hợp đó có những tính chất không
thể quy về thành những tính chất của từng yếu tố, từng mối liên kết đứng riêng rẽ.
Những tính chất nói trên được gọi là tính hệ thống. Xem hình 24
2. Những điều cần lưu ý về hệ thống.
Dưới đây là những điều cần lưu ý về hệ thống:
- Các yếu tố được hiểu là các phần của hệ thống, không chia nhỏ thêm nữa trong cách xem xét cho
trước.
- Các mối liên kết được hiểu là sự trao đổi, tương tác, ảnh hưởng, phụ thuộc…giữa các yếu
tố. Sự liên kết các yếu tố thường được thể hiện trên các mặt: chất,năng lượng, thông tin
và các tổ hợp của chúng.
Có một nhược điểm lớn, thường hay gặp khi xem xét hệ thống là người giải không chú ý đầy đủ
đến các mối liên kết, đặc biệt các mối liên kết không nhìn thấy được bằng mắt thường. Do vậy,
người giải có thể đưa ra những giải pháp hoặc quyết định sai lầm. Các mối liên kết còn ảnh
hưởng rất lớn đến tính hệ thống còn là vì số lượng các mối liên kết có thể có lớn hơn nhiều lần số
lượng các yếu tố. Một hệ có n yếu tố, có thể có tới n(n-1) các mối liên kết.
- Tuỳ theo cách xem xét mà có những trường hợp yếu tố và mối liên kết có thể đổi vai trò
cho nhau.
- Tính hệ thống là sự thay đổi về chất. Tính hệ thống thường được thể hiện thành mục đích
của hệ hoặc các chức năng, tính chất chính của hệ, hoặc trả lời cho câu hỏi “hệ sinh ra
(thiết kế ra, chế tạo ra) để làm gì?”. Người giải phải luôn luôn chú ý đến tính hệ thống
trong suốt quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định để gìn giữ và phát triển
nó. Trên thực tế, sáng tạo và đổi mới có mục đích phát triển tính hệ thống của những hệ

thống dã có và xây dựng những hệ thống với tính hệ thống mới.
- “Hệ thống là khái niệm mang tính khái quát hoá cao, không phụ thuộc vào lĩnh vực
chuyên môn cụ thể nào. Điều này rất ích lợi trong việc xây dựng ngôn ngữ suy nghĩ
chung cho các nhà chuyên môn khác nhau, phá vỡ các hàng rào ngăn cách các lĩnh vực,
chuyên môn…
- Trạng thái hệ thống được hiểu là tập hợp các thông số, dấu hiệu mô tả hệ thống. Chỉ cần
một trong những thông số, dấu hiệu đó thay đổi, người ta sẽ coi hệ ở trạng thái hệ thống
khác. Trong quá trình sáng tạo và đổi mới, chúng ta phải đưa các hệ liên quan chuyển từ
trạng thái bài toán sang trạng thái lời giải.
Uông Thị Thoa – CH1201137
- Trên thực tế, hầu như tất cả các hệ là các hệ mở, có nghĩa là, chúng không cô lập mà liên
kết với các hệ khác, với môi trường. ở đây có khuynh hướng: tính liên kết tăng theo thời
gian.
- Một thay đổi nào đó xảy ra tại một yếu tố hoặc một mối liên kết sẽ lan toả đi khắp hệ và
xa hơn. Quá trình này được gọi là hiệu ứng lan toả hệ thống. Nó có thể ảnh hưởng tốt
hoặc xấu lên tính hệ thống. Người giải cần phải đặc biệt chú ý đến hiệu ứng này trong
quá trình giải quyết vấn đề và ra quyết định (vì lời giải hoặc quyết định tạo ra sự thay
đổi) để sử dụng mặt tốt và khắc phục mặt xấu hoặc phải đi tìm giải pháp, quyết định khác
cho phù hợp với các yêu cầu cụ thể.
- Sự phát triển của tính hệ thống phụ thuộc vào từng yếu tố, từng mối liên kết chứ không
chỉ phụ thuộc vào một bộ phận tinh hoa nào đó của hệ thống. Do vậy, cần thiết kế, xây
dựng và tạo điều kiện sao cho từng yếu tố, từng mối liên kết có thể đóng góp tốt nhất vào
tính hệ thống. Nếu không chú ý đến điều này, tính hệ thống có thể sút giảm một cách
đáng kể chỉ vì một yếu tố hoặc một mối liên kết.
- Để phát triển tính hệ thống, người ta có thể thay đổi (hiểu theo nghĩa rất rộng) riêng các
yếu tố, riêng các mối liên kết hoặc cùng một lúc cả hai.
- Khái niệm hệ thống mang tính tương đối: một yếu tố thuộc hệ thống cho trước, trong
cách xem xét khác lại thoả mãn định nghĩa hệ thống. Để phân biệt, người ta gọi nó là hệ
dưới.
Hệ cho trước, trong cách xem xét khác, trở thành yếu tố của hệ lớn hơn, bao nó. Để phân

biệt, người ta gọi hệ lớn hơn là hệ trên.
Sự xem xét này có thể tiếp tục tạo thành thang bậc hệ thống nói chung, tính hệ thống ở bậc
cao hơn quy định tính hệ thống ở bậc thấp hơn.
- Hệ thống thay đổi theo thời gian. Thời gian có nghĩa tuyệt đối và tương đối. Với nghĩa
tương đối, người giải tuỳ theo cách xem xét, có quyền thay đổi gốc thời gian hiện tại.
Uông Thị Thoa – CH1201137
- Đối với hệ có tính hệ thống phức tạp (đa chức năng, đa mục đích, đa tính chất…) Người
ta có thể xem xét riêng từng chức năng… Cách xem xét này gọi là chiều xem xét tính hệ
thống.
- Thang bậc hệ thống, thời gian và chiều xem xét tính hệ thống tạo thành không gian hệ
thống. Đối với hệ có tính hệ thống đơn giản (một chức năng), người ta có trường hợp đặc
biệt: mặt phẳng hệ thống.
- Trong mỗi bài toán đều có một hệ thống và bản thân bài toán là hệ thống. Do vậy, những
gì liên quan đến hệ thống nói chung cũng đều đúng đối với bài toán trên hai phương diện:
hệ có trong bài toán và bài toán như là hệ thống.
- Tư duy hệ thông là quá trình suy nghĩ của người giải, sao cho người giải không chỉ thấy,
suy nghĩ về, xử lý… hệ có trong bài toán và bài toán như là hệ thống mà, về mặt nguyên
tắc, toàn bộ các hệ có trong không gian hệ thống, ít nhất người giải phải thấy, suy nghĩ
về, xử lý… 9N hệ (đối với hệ N chức năng) hoặc 9 hệ (đối với hệ một chức năng)
- Sự cần thiết xây dựng tư duy hệ thống trong quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra
quyết định :
 Việc sắp xếp các hệ theo không gian hệ thống giúp những người giải bài toán hiểu, suy
nghĩ, trao đổi và thảo luận một cách rõ ràng, rành mạch và đầy đủ về bài toán.
 Tư duy hệ thống được đưa ra để phù hợp với những đòi hỏi của các thách thức: tính phức
tạp tăng và ngày càng tăng.
 Tư duy hệ thống phản ánh được sự thay đổi về chất, là cái mà quan niệm truyền thống
cho rằng toàn thể là phép cộng số học của từng phần không phản ảnh được.
 Tư duy hệ thống giúp nhìn thấy và xử lý các quan hệ nhân quả phi tuyến.
 Tư duy hệ thống giúp phát hiện lôgich tiến hoá và phát triển (lịch sử, dự báo, dự phòng).
 Tư duy hệ thống giúp tăng tính nhạy bén tư duy nhằm phát hiện, tính đến các thông tin

cần thiết giải bài toán, thậm chí ý tưởng giải bài toán mà chúng có thể nảy sinh ở bất kỳ
hệ nào trong không gian hệ thống, không nhất thiết chỉ có trong hệ của bài toán.
- Không nên coi thường bài toán nhỏ, ngược lại, cần chú ý giải bài toán ngay khi nó còn
nhỏ vì bài toán cũng là hệ thống và có khuynh hướng trở nên càng ngày càng phức tạp
hơn.
Uông Thị Thoa – CH1201137
- Lời giải của bài toán cho trước được coi là tốt, chỉ khi nào lời giải đó không chỉ tốt đối
với hệ của bài toán mà, về mặt nguyên tắc, tốt với tất cả các hệ có trong không gian hệ
thống và với môi trường. ít nhất, lời giải đó phải tốt với 9N hệ ( đối với hệ N chức năng)
hoặc 9 hệ (đối với hệ một chức năng) và với môi trường.
Nếu không chú ý đến yêu cầu này thì sớm hay muộn, trong tương lai sẽ nảy sinh
những bài toán là hậu quả của lời giải cho trước của bài toán và người giải phải chịu trách nhiệm.
Nói cách khác, chính người ra quyết định phải lãnh các hậu quả xấu.
- Tồn tại các quy luật khách quan phát triển hệ thống, đóng vai trò cơ chế định hướng trong
tư duy sáng tạo. Nắm vững và sử dụng tốt các quy luật này, người ta có thể chủ động đưa
hệ phát triển một cách có định hướng, về lâu dài, tiến tới điều khiển được sự phát triển.
Các quy luật này sẽ được trình bày trong Chương 6.
- Tư duy hệ thống không chỉ có ích lợi đối với quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra
quyết định mà còn ảnh hưởng tốt lên mọi mặt khác của đời sống con người như cư xử.
giao tiếp, hành động, đạo đức, văn hoá.
- Áp dụng “tư duy hệ thống ” trong đời sống, công việc hàng ngày nói chung và đối với
môn học PPLST nói riêng là điều cần thiết vì nó đem lại những lợi ích thiết thực.
IV. Qui luật về tính tự lập (tính đầy đủ các thành phần) của hệ thống
Lời phát biểu của qui luật 1 – qui luật về tính tự lập của hệ thống (qui luật về tính đầy đủ các
thành phần của hệ thống) (*):
“Một hệ thống hoạt động tự lập phải bao gồm động cơ, bộ phận truyền động, bộ phận làm việc
(công cụ) và bộ phận điều khiển. Trong đó, mỗi bộ phận phải có khả năng làm việc tối thiểu và
ít nhất phải có một bộ phận điều khiển được. Hệ có khuynh hướng phát triển trở thành hệ tự lập
và tăng tính tự lập.”
1. Bộ phận làm việc – Tính hệ thống.

Một trong những vấn đề thường được xem xét và hỏi khi tiếp cận một bài toán, vấn đề cần trả lời
là: Tính hệ thống là gì? Hệ sinh ra để làm gì?
Để trả lời câu hỏi này cần xem xét tổng thể hệ thống, trong đó đặc biết chú ý xem xét đến bộ
phận làm việc. Vì bộ phận làm việc là bộ phận trực tiếp thực hiện tính hệ thống, nói các khác, bộ
phận làm việc thể hiện đặc trưng cơ bản nhất của hệ thống, thể hiện lý do tồn tại của hệ thống.
Như vậy, có thể nói bộ phận làm việc là quan trọng nhất của hệ thống. Không có bộ phận làm
việc, không có tính hệ thống và tất nhiên hệ thống ‘kiên cưỡng’ nào đó được cố dựng lên sẽ
không có lý do gì để tồn tại.
2. Bộ phận điều khiển – duy trì tính hệ thống.
Bộ phần điều khiển luôn thường được đánh giá là quan trọng vì nó đảm bảo duy trì tính hệ
thống có thể bằng cách chuyển đổi giữa những trạng thái khác nhau, có như thế, hệ thống mới
đảm bảo tính tự lập.
Hệ chưa tự lập sẽ phát triển để trở nên tự lập. Hệ tự lập có nghĩa là hệ có đầy đủ các bộ phận và
mỗi bộ phận đảm bảo làm việc tối thiểu. Sau khi đã tự lập được, các bộ phận của hệ sẽ tăng sự
phối hợp để hệ tự lập hơn và phát huy tính hệ thống hiệu quả hơn.
3. Cách thức phát triển thay đổi tính hệ thống.
Uông Thị Thoa – CH1201137
Một hệ thống không bao giờ đứng riêng rẻ mà là nằm trong sự tương tác với những hệ thống
khác. Và nhìn chung tính hệ thống phát triển sẽ theo 2 cách thức: từ trong ra ngoài và từ ngoài
vào trong. Vì tính hệ thống phát triển (hay thay đổi) sẽ được thể hiện đầu tiên và chủ yếu ở bộ
phận làm việc. Như vậy, thay đổi từ trong ra ngoài nghĩa là có sự thay đổi bộ phận khác trong
hệ thống trước bộ phận làm việc. Thông thường trong trường hợp này thì bộ phận điều khiển sẽ
có sự thay đổi trước và điều khiển để bộ phận làm việc thay đổi theo. Trong trường hợp ngược
lại, sự phát triển từ ngoài vào trong, do sự tương tác với môi trường thay đổi bên ngoài mà bộ
phận làm việc sẽ thay đổi trước, ngay khi đó tính hệ thống đã có sự thay đổi nhất định, và sau
đó các bộ phận khác trong hệ thống mới thay đổi theo.
Một điều rất quan trọng là phải đánh giá đúng mức vai trò của 2 cách thức phát triển này. Trong
đó, vai trò đóng góp nhiều cho sự phát triển cho thế giới nói chung đó là theo cách thức phát
triển từ ngoài vào trong vì cách phát triển này là dựa trên nguyên lý của mối quan hệ phổ biến,
biện chứng, thể hiện sự phát triển trong khuynh hướng phát triển chung với môi trường bên

ngoài khách quan. Nói cách khác, sự thay đổi từ ngoài vào trong là cách thức phát triển chủ
yếu, phổ biến.
Một điểm cần đặc biệt chú ý là trong 4 bộ phận hệ thống thì vai trò của bộ phận làm việc rất
quan trọng, đóng vai trò quyết định, là nền tảng cơ sở cho sự phát triển của các bộ phận khác.
Hiểu rõ như thế sẽ tránh mắc phải một sai lầm thường bắt gặp đây đó trong cuộc sống là cường
điệu hóa, tuyệt đối hóa vai trò tính năng của bộ phận điều khiển. Hay trong một vài trường
hợp riêng biệt, có thể nôm na gọi là tính trạng ‘trọng thầy khinh thợ’.
Ngoài ra, chính nhờ bộ phận làm việc tạo ra tính hệ thống rồi từ đó hệ thống mới hoàn thiện
dần để trở nên tự lập. Trong cuộc sống chính là nhờ lao động, bằng lao động tạo ra sản phẩm,
của cái vật chất khi đó con người mới có được tự do. Vì điều đó, không phải ngẫu nhiên mà từ
xưa đã có có những tư tưởng ‘lấy dân làm gốc’, cụ thể hơn, tư tưởng chủ đạo của Mạnh Tử về
chính trị học là ‘Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh’. Một ví dụ khác về người phụ nữ
ngày càng tự do hơn, bình đẳng hơn so với nam giới không phải bởi ‘lòng thương’ của các ‘quí
ông’, không phải bởi ‘lý tưởng’ đẹp đẽ của các tổ chức bảo vệ phụ nữ … mà để đạt được điều ấy
người phụ nữ nhờ vào chính sức lao động, chính vào sự tự do về tài chính của mình.
C. Nguyên tắc sáng tạo cơ bản và ứng dụng
I. Các nguyên tắc sang tạo cơ bản.
1. Nguyên tắc phân nhỏ (Segmentation)
- Chia đối tượng thành các phần độc lập.
- Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
- Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
2. Nguyên tắc “tách khỏi” (Taking out)
- Tách phần gây “phiền phức” ( tính chất “phiền phức” ) hay ngược lại tách phần
duy nhất “cần thiết” ( tính chất “cần thiết” ) ra khỏi đối tượng.
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ (Local quality)
- Chuyển đối tượng ( hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc
đồng nhất thành không đồng nhất.
- Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.
Uông Thị Thoa – CH1201137
- Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với

công việc.
4. Nguyên tắc phản đối xứng (Asymmetry)
- Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng ( nói chung giãm
bật đối xứng).
5. Nguyên tắc kết hợp (Merging)
- Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế
cận.
- Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
6. Nguyên tắc vạn năng (Universality)
- Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia
của các đối tượng khác.
7. Nguyên tắc “chứa trong” (Nested Doll)
- Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối
tượng thứ ba …
- Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
8. Nguyên tắc phản trọng lượng (Anti-Weight)
- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác có lực
nâng.
- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các
lực thủy động, khí động…
9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ (Preliminary Anti-Action)
- Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc
không mong muốn khi đối tượng làm việc ( hoặc gây ứng suất trước để khi làm
việc sẽ dùng ứng suất ngược lại ).
10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ (Preliminary Action)
- Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng.
- Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi
nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
11. Nguyên tắc dự phòng (Beforehand Cushioning)
- Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương

tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
12. Nguyên tắc đẳng thế (Equipotentiality)
- Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng.
13. Nguyên tắc đảo ngược (The Other Way Round)
- Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại ( ví dụ, không làm
nóng mà làm lạnh đối tượng)
Uông Thị Thoa – CH1201137
- Làm phần chuyển động của đối tượng ( hay môi trường bên ngoài ) thành đứng
yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động.
14. Nguyên tắc cầu ( tròn ) hoá (Spheroidality – Curvature)
- Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu,
kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
- Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
- Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
15. Nguyên tắc linh động (Dynamics)
- Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho
chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
- Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.
16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” (Partial or Excessive Actions)
- Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn
“một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn.
17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác (Another Dimension)
- Những khó khăn do chuyển động ( hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một
chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt phẳng
( hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động ( hay sắp xếp)
các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá khi chuyển sang không gian
(ba chiều).
- Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
- Đặt đối tượng nằm nghiêng.
- Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.

- Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích
cho trước.
18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học (Mechanical vibration)
- Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao động ( đến tầng
số siêu âm).
- Sử dụng tầng số cộng hưởng.
- Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện.
- Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ (Periodic Action)
- Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung).
- Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.
- Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác.
20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích (Continuity of Useful Action)
- Thực hiện công việc một cách liên tục ( tất cả các phần của đối tượng cần luôn luôn
làm việc ở chế độ đủ tải ).
- Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
Uông Thị Thoa – CH1201137
- Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.
21. Nguyên tắc “vượt nhanh” (Skipping)
- Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
- Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
22. Nguyên tắc biến hại thành lợi (Blessing in Disguise or Turn Lemons into Lemonade)
- Sử dụng những tác nhân có hại ( thí dụ tác động có hại của môi trường) để thu được
hiệu ứng có lợi.
- Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
- Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi (Feedback)
- Thiết lập quan hệ phản hồi
- Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
24. Nguyên tắc sử dụng trung gian (Intermediary)

- Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
25. Nguyên tắc tự phục vụ (Self-service)
- Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa.
- Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượng dư.
26. Nguyên tắc sao chép (Copying)
- Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi
hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.
- Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ)
với các tỷ lệ cần thiết.
- Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biẻu kiến ( vùng ánh sáng nhìn
thấy được bằng mắt thường ), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc
tử ngoại.
27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” (Cheap Short-Living Objects)
- Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn ( thí
dụ như về tuổi thọ).
-
28. Thay thế sơ đồ cơ học (Mechanics Substitution)
- Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
- Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng .
- Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay
đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định .
- Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng (Pneumatics and Hydraulics)
- Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng : nạp khí,
nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.
Uông Thị Thoa – CH1201137
30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng (Flexible Shells and Thin Films)
- Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.
- Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng.
31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ (Porous Materials)

- Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ ( miếng
đệm, tấm phủ )
- Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc (Color Changes)
- Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài
- Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
- Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất
phụ gia màu, hùynh quang.
- Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
- Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
33. Nguyên tắc đồng nhất (Homogeneity)
- Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một
vật liệu ( hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho
trước.
34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần (Discarding and Recovering)
- Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không càn thiết phải tự phân
hủy ( hoà tan, bay hơi ) hoặc phải biến dạng.
- Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm
việc.
35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng (Parameter Changes)
- Thay đổi trạng thái đối tượng.
- Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
- Thay đổi độ dẻo
- Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
36. Sử dụng chuyển pha (Phase Transitions)
- Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như : thay đổi thể
tích, toả hay hấp thu nhiệt lượng…
37. Sử dụng sự nở nhiệt (Thermal Expansion)
- Sử dụng sự nở ( hay co) nhiệt của các vật liệu.
- Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau.

38. Sử dụng các chất oxy hoá mạnh (Strong Oxidants)
- Thay không khí thường bằng không khí giàu oxy.
- Thay không khí giàu oxy bằng chính oxy.
Uông Thị Thoa – CH1201137
- Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc oxy.
- Thay oxy giàu ozon ( hoặc oxy bị ion hoá) bằng chính ozon.
39. Thay đổi độ trơ (Inert Atmosphere)
- Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà.
- Đưa thêm vào đối tượng các phần , các chất , phụ gia trung hoà.
- Thực hiện quá trình trong chân không.
40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (Composite Structures)
- Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành
( composite). Hay nói chung, sử dụng các vật liệu mới.
II. Ứng dụng của một số nguyên tắc cơ bản vào tin học và quản lý dự án.
1. Quản lý dự án.
 Nguyên tắc Phân Nhỏ:
- Chia đối tượng thành các đối tượng độc lập
- Làm đối tượng trở nên tháo lắp được
- Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng
 Ứng dụng trong phần mềm :
- Chia nhỏ các công việc trong nhóm
- Thực hiện từng công việc nhỏ để được công việc hoàn chỉnh
- Phân chia chương trình thành các thành phần chức năng riêng
 Nguyên Tắc Tách Khỏi
- Tách phần gây phiền phức(hay tính phiền phức) hay phần duy nhất “Cần Thiết”(hay tính
cần thiết) ra khỏi đối tượng.
- Ứng dụng :
- Khi xây dựng chương trình việc tách phần này ra khỏi các phần khác là việc làm thương
xuyên:
Uông Thị Thoa – CH1201137

- VD: khi ta cần Debug ở 1 điểm nào đó thì việc tách phần đó ra các phần khác là việc cần
thiết,đảm bảo dử liệu cung cấp vào là chính xác,để có thể xác định lổi của chương trình.
Tách chương trình làm 3 phần : giao diện , chức năng và dữ liệu từ bước giải quyết vấn
đề.
 Nguyên tắc phẩm chất cục bộ:
- Chuyển đối tượng(hay môi trường bên ngoài,tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất
thành không đồng nhất.
- Các phần khác nhau của đối tượng phải có chức năng khác nhau
- Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công việc
- Ứng dụng :Tách riêng những phần đòi hỏi hiện suất thực thi và những phần đòi hỏi tính
khả dụng.
Không đặt chung phần giao diện người dùng với phần nhân hệ thống.
 Nguyên tắc phản đối xứng
- Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng(giảm bật đối
xứng)
- Ứng Dụng :
- Đó là việc linh hoạt thay đổi các chưng năng ,công nghệ cho phụ hợp với từng
điều kiện từng dự án thay đổi
 Nguyên tắc kết hợp
- Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế
cận
- Kết hợp về mặc thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận
- Ứng dụng:
- Trong tin học về việc hoạt động của chương trình , dù là tiểu trình hoặc đa tiểu
trình thì các bước thưc hiện phải đồng nhất với nhau,theo thứ tự trước sau,tất cả
chúng kết hợp một cách đồng nhất với nhau để tao ra kết quả tốt nhất
 Nguyên tắc vặn năng
- Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau,do đó không cần sự tham gia
của các đối tượng khác.
- Ứng Dụng:

- Một class (đối tượng) nó sẽ tự bao gồm trong nó những khả năng của nó.
VD :
class phanso
{
private:
int tu;
int mau;
public :
void add(phanso p) ;
void divide(phanso p) ;
void subtract(phanso p) ;
void multiply(phanso p) ;
}
- Một ứng dụng cao hơn là 1 control tự nó sẽ có các hàm,các sự kiện,các nhiệm vụ tương
ứng với hình dáng,kích thướt của nó
 Nguyên tắc chứa trong
Uông Thị Thoa – CH1201137
- Một đối tượng được đặt bên trong một đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối
tượng thứ …
- Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác
 Ứng dụng :
- Được ứng dụng rất nhiều trong .xaml , các control lồng vào
nhau(ControlTemplate),chuyển động bên trong đối tượng khác,nhằm tao ra những contl
khác linh động hơn phù hợp với từng truờng hợp.
 Nguyên tắc phân trọng lượng
- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác,có lực nâng.
- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực
thủy động,khí động…
 Ứng Dụng :
- Thay đổi đối tượng ứng với mổi công việc trong nhóm để được hiệu quả cáo nhất có thể

 Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ
- Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không
mong muốn khi đối tượng làm việc (Hoăc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng
ứng suất ngược lại).
- Ứng Dụng :
- Tuyển chọn gắt gao các ứng viên.
- Đào tạo khắc khe để công việc trở nên nhẹ nhàng.
- Kiểm tra luồng.
- Kiểm tra sử dụng bộ nhớ
 Nguyên tắc nguyên tắc thực hiện sơ bộ
- Thực hiện trước sự thay đổi cần có,hoàn toàn hoặc từng phần , đối với đối tượng.
Cần sắp xếp đối tượng trước ,sau cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất,không mất
thời gian dịch chuyển.
 Ứng dụng:
- Tăng nguồn dự trữ tài nguyên và chất lượng.
- Đảm bảo nguồn nhân lực bằng tương tác giữa đào tạo và huấn luyện.
- Sử dụng Unit test để giảm tải hệ thống.
 Nguyên tắc dự phòng:
- Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo
động,ứng cứu an toàn.
 Ứng dụng:
- Giao trách nhiệm cho người PM có kinh nhiều kinh nghiệm trong quá trình quản lí dự án
nhằm đảm bảo chất lượng và độ tin cậy cho dự án đang được thực thi
- Tiến hành mở các lớp training cập nhật kiến thức chuyên môn , nâng cao tay nghề , tiếp
thu công nghệ mới Đảm bảo những thay đổi “thường xuyên” của khách hàng trước những
thị hiếu mới.
Uông Thị Thoa – CH1201137
- Bổ sung đội ngũ nhân viên dự phòng có kinh nghiệm tương đương , sẵn sang giao nhiệm
vụ thay thế cho đội ngũ cũ , đảm bảo làm việc ăn khớp Nâng cao độ uy tín của khách
hàng với dự án.

- Thường xuyên đưa các sản phẩm ở từng giai đoạn cho khách hàng kiểm tra Tham khảo ý
kiến thường xuyên Đề phòng sự thay đổi chức năng “một cách vội vã” của khách hàng
đối với sản phẩm phần mềm.
 Nguyên tắc đẳng thế:
- Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hạ xuống các đối tượng.
- Ứng Dụng :
- Cân bằng giữa 3 yếu tố rang buộc của một dự án :phạm vi , thời gian , kinh phí để hoàn
thành dự án đúng yêu cầu Sự thay đổi của một trong 3 yếu tố trên sẽ tác động đến các
yếu tố còn lại làm ảnh hưởng đến sự thành bại của một dự án
- Thay đổi môi trường làm việc tạo không gian thoải mái hòa đồng Giảm bỏ khoảng cách
giữa PM và các thành viên trong đội ngũ Tạo mối quan hệ gắn kết Tất cả cùng vì sự
thành công của dự án
 Nguyên tắc đảo ngược:
- Thay vì hành động như bài toán,hành động ngược lại(Ví dụ không làm nóng mà làm lạnh
đối tượng)
- Làm phần chuyể động của đối tượng(hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên hay
ngược lại phần đứng yên thành chuyển động
 Ứng Dụng :
- Chủ động tìm đến khách hàng tiếp thu ý kiến yêu cầu của sản phẩm Mạnh dạn góp ý và
đưa ra những mẫu sản phẩm cho khách hàng tham khảo thay vì phải chờ khách hàng đưa
ra yêu cầu.
- Nâng cao tính khả dụng và hỗ trợ của khách hàng Lôi kéo khách hàng cùng tham gia vào
xây dựng sản phẩm
 Nguyên tắc cầu hóa:
- Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong,mặt phẳng thành cầu,kết cấu hình hộp
thành kết cấu hình cầu.
- Sử dụng con lăn viên bi,vòng xoắn
- Chuyển sang chuyển động quay,lưc ly tâm
 Ứng Dụng :
- Tổ chức phân chia nhiệm vụ theo dạng móc nối vòng , mang tính chất mắc xích Mỗi

thành viên Mỗi nhiệm vụ trong dự án là một mắc xích kết vòng tròn
- Sự thành công của mỗi mắc xích là thành quả của một vòng tròn nhiệm vụ Và sự thành
công của vòng tròn nhiệm vụ ở bước n-1 là tiếp nối cho sự thành công ở bước n
- Tiến hành trao đổi chéo công việc cho các thành viên với nhau Nhằm đảm bảo vai trò
tương đương của mỗi người trong chu trình xây dựng phần mềm (không bao gồm người
PM)
Uông Thị Thoa – CH1201137
 Nguyên tắc linh động:
- Cần thay đổi dặc trưng của đối tượng hay môi trường ngoài,sao cho chúng tối ưu trong
từng giai đoạn của công việc
- Phân chia đối tượng thành từng phần,có khả năng dịch chuyển với nhau
 Ứng Dụng :
- Thay đổi chức năng của phần mềm khi có sự tác động thay đổi 3 yếu tố ràng buộc của dự
án Cắt giảm hay thêm chức năng tùy thuộc vào kinh phí và đội ngũ làm việc hiện tại ,
thời gian yêu cầu mà đưa ra quyết định hợp lí
- Linh động trong công tác điều phối công việc và phân nhiệm vụ cho các thành viên
- Uyển chuyển gia hạn thời gian hoàn thành 1 task cho đội ngũ phát triển (lưu ý không quá
ngày /task)
- Tìm kiếm và thay thế cho nhân viên khi có sự cố xảy ra (bệnh tật ốm đau tai nạn…)
 Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”:
- Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết,nên nhận ít hơn hoăc nhiều hơn 1
chút.Lúc đó bài toán có thể đơn giản và dể giai hơn.
 Ứng Dụng:
- Tổ chức team với nhiều thành viên hơn yêu cầu để đảm bảo hoàn thành công việc vượt
yêu cầu đặt ra.
- Tiến hành tăng ca làm việc để hoàn thành dự án đúng hẹn (khi thiếu thời gian)
- Cắt bỏ bớt lượng nhân viên “dư” trong quá trình xây dựng dự án Hoặc chuyển qua một
bộ phận khác để công tác (giảm chi phí cho dự án)
- Phân tích và cụ thể hóa trước yêu cầu của khách hàng đối với dự án Loai bỏ những chức
năng không liên quan dư thừa bố sung các tính năng mới (trong phạm vi cho phép) làm

cho dự án thêm phần giá trị
 Nguyên tắc chuyển sang chiều khác:
Uông Thị Thoa – CH1201137

×