Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ảnh hưởng của các mức độ bổ sung vitamin e trong khẩu phần lên năng suất trứng của gà sao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




TRẦN VĂN VÔ



ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ BỔ SUNG
VITAMIN E TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG
SUẤT TRỨNG CỦA GÀ SAO



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CHĂN NUÔI – THÚ Y







2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





TRẦN VĂN VÔ




ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ BỔ SUNG
VITAMIN E TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG
SUẤT TRỨNG CỦA GÀ SAO



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CHĂN NUÔI – THÚ Y

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. NGUYỄN THỊ KIM ĐÔNG




2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ BỔ SUNG

VITAMIN E TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG
SUẤT TRỨNG CỦA GÀ SAO




Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014 Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN DUYỆT CỦA BỘ MÔN


PGs. Ts. Nguyễn Thị Kim Đông



Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD




i

LỜI CẢM TẠ
Luận văn tốt nghiệp đại học là cả một quá trình dài học tập, nghiên cứu
và nỗ lực của bản thân. Ngoài ra tôi còn nhận được sự ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ
của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết con xin ghi ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Cha mẹ luôn
quan tâm, tin tưởng và động viên con trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô Bộ môn Chăn nuôi và Bộ
môn Thú y đã tận tình truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý báu để con

hoàn thành tốt khóa học.
Xin ghi nhớ công ơn của Cô Nguyễn Thị Kim Đông, Thầy Nguyễn Văn
Thu đã dạy bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Cô cố vấn
học tập Ts. Nguyễn Thị Thủy đã dành cho em trong suốt thời gian học tập và
thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Đông Hải, Ths. Trương Thanh
Trung, Ths. Huỳnh Hoàng Thi, KS. Phan Văn Thái, KS. Đoàn Hiếu Nguyên
Khôi và các bạn thực tập tại Trại Chăn nuôi thực nghiệm và Phòng thí nghiệm
E205 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Chăn nuôi-Thú y khóa 37
đã giúp tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập.
Xin trân trọng cảm ơn hội đồng đánh giá luận văn đã đóng góp ý kiến để
luận văn thật sự có giá trị khoa học.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chào!


Cần Thơ, ngày tháng …năm 2014
Tác giả luận văn



Trần Văn Vô
.
ii

TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của các mức độ bổ sung vitamin E trong khẩu
phần lên năng suất trứng của gà Sao” thực hiện tại Trại chăn nuôi 474C/18
khu vực Bình An, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ từ

tháng 6/2014 đến 10/2014.
Thí nghiệm được thực hiện trên 96 con gà Sao ở giai đoạn 40-60 tuần tuổi.
Bố trí thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại nhằm
xác định mức bổ sung vitamin E trong khẩu phần cơ bản thức ăn hỗn hợp chứa
19% CP và năng lượng 2800 Kcal/kgDM. Bốn nghiệm thức của thí nghiệm là:
Nghiệm thức E0: Thức ăn hỗn hợp + không bổ sung vitamin E
Nghiệm thức E40: Thức ăn hỗn hợp + 40 mg vitamin E/kg thức ăn
Nghiệm thức E80: Thức ăn hỗn hợp + 80 mg vitamin E/kg thức ăn
Nghiệm thức E120: Thức ăn hỗn hợp + 120 mg vitamin E/kg thức ăn
Thí nghiệm được tiến hành trong 20 tuần.
Kết quả thí nghiệm cho thấy gà Sao sinh sản từ 40-60 tuần tuổi ăn khẩu
phần có mức độ mức độ bổ sung 80 mg vitamin E/kg thức ăn thì tỷ lệ đẻ, sản
lượng trứng, tỷ lệ ấp nở cao nhất và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng đạt mức
thấp nhất.
Từ khóa: Vitamin E, gà Sao đẻ, sản lượng trứng, tỷ lệ ấp nở








iii

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng và
các thầy cô trong bộ môn Chăn Nuôi.
Tôi tên: Trần Văn Vô (MSSV: 3112607), là sinh viên lớp Chăn nuôi –
Thú y Khóa 37 (2011 - 2015). Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

của chính bản thân tôi. Đồng thời tất cả các số liệu, kết quả thu được trong thí
nghiệm hoàn toàn có thật và chưa công bố trong bất kỳ luận văn, tạp chí khoa
học khác. Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa và
Bộ môn.
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Sinh viên thực hiện


Trần Văn Vô
iv

MỤC LỤC
Lời cảm tạ i
Tóm lược ii
Lời cam đoan iii
Mục lục iv
Danh sách bảng vii
Danh sách hình vii
Danh mục từ viết tắt ix
Chương 1: Giới thiệu 1
Chương 2: Tổng quan tài liệu 2
2.1 Sơ lược về giống gà Sao 2
2.2 Đặc điểm sinh học của gà Sao 2
2.2.1 Đặc điểm ngoại hình 2
2.2.2 Phân biệt trống mái 3
2.2.3 Tập tính của gà Sao 4
2.2.4 Tập tính sinh dục 4
2.2.5 Hiện tượng mổ cắn 4
2.2.6 Tập tính tắm, bay và kêu 4
2.2.7 Một số tính năng đặc biệt của gà Sao 5

2.3 Đặc điểm gia cầm sinh sản 5
2.4 Tính năng sản xuất của gà Sao 6
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm 6
2.5.1 Yếu tố di truyền cá thể 6
2.5.2 Giống, dòng gia cầm 7
2.5.3 Tuổi gia cầm 7
2.5.4 Thức ăn và dinh dưỡng 8
2.5.5 Điều kiện ngoại cảnh 8
2.5.6 Khả năng duy trì sự đẻ trứng và sự thay lông của gia cầm 9
2.6 Sức đẻ trứng của gia cầm 9
2.7 Chất lượng trứng gà Sao 10
2.7.1 Trứng dị hình 11
2.7.2 Trọng lượng trứng 11
2.8 Nhu cầu dinh dưỡng của gà sao 11
2.8.1 Nhu cầu các vitamin 11
v

2.8.2 Nhu cầu về protein và acid amin của gà sinh sản 14
2.8.3 Nhu cầu năng lượng 15
2.8.4 Nhu cầu khoáng 15
2.8.5 Nhu cầu nước uống 15
2.9 Điều kiện ấp trứng 16
2.10 Tỷ lệ thụ tinh 17
2.10.1 Khái niệm và công thức tính tỷ lệ thụ tinh 17
2.10.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh 17
2.11 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở 18
2.11.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ 18
2.11.2 Ảnh hưởng của ẩm độ 19
2.11.3 Ảnh hưởng của độ thông thoáng 20
2.11.4 Ảnh hưởng của việc đảo trứng 20

2.11.5 Ảnh hưởng của việc thu nhặt trứng 21
2.11.6 Thời gian trữ trứng 21
2.11.7 Ảnh hưởng của thiếu vitamin và khoáng 21
2.11.8 Những ảnh hưởng khác 22
2.12 Ấp trứng gia cầm 23
2.12.1 Yêu cầu trứng đưa vào ấp 23
2.12.2 Bảo quản và vận chuyển trứng ấp 23
2.12.3 Điều kiện cấn thiết trong ấp trứng 24
2.12.4 Kỹ thuật ấp trứng 25
2.13 Một số loại nguyên liệu thức ăn sử dụng cho gia cầm 26
2.13.1 Tấm 26
2.13.2 Lúa 27
2.13.3 Cám 27
2.13.4 Bột cá 27
2.13.5 Lá rau muống 28
2.13.6 Bột xương 28
2.14 Những nghiên cứu gần đây về sự ảnh hưởng của vitamin E 28
Chương 3: Phương tiện và phương pháp thí nghiệm 29
3.1 Phương tiện thí nghiệm 29
3.1.1 Đại điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm 29
3.1.2 Động vật thí nghiệm 29
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm 29
vi

3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm 30
3.1.5 Thức ăn thí nghiệm 30
3.1.6 Nước uống 30
3.1.7 Thú y 30
3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm 30
3.2.1 Bố trí thí nghiệm 30

3.2.2 Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và thu thập số liệu 33
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 33
3.2.4 Quy trình ấp trứng gà Sao 35
3.2.5 Phân tích hóa học 37
3.3 Phương pháp xử lý số liệu 37
Chương 4: Kết quả và thảo luận 38
4.1 Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của gà Sao trong giai đoạn sản xuất trứng 38
4.2 Các chỉ tiêu sản lượng trứng, tỷ lệ đẻ và kết quả ấp nở của gà Sao sinh sản 40
4.2.1 Sản lượng trứng và tỷ lệ đẻ của gà Sao sinh sản 40
4.2.2 Tỷ lệ ấp nở của trứng gà Sao 45
Chương 5: Kết luận và đề nghị 49
5.1 Kết luận 49
5.2 Đề nghị 49
Tài liêu tham khảo 50
Phụ lục 54









vii

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Một số tính năng sản xuất của gà Sao 6
Bảng 2.2 : Ảnh hưởng của tuổi gia cầm đến sản lượng trứng (%) 8
Bảng 2.3: Chỉ tiêu chất lượng trứng gà Sao 10

Bảng 2.4: Nguồn cung cấp vitamin E 13
Bảng 2.5: Nhu cầu vitamin tính cho 1 kg thức ăn hỗn hợp của gia cầm 13
Bảng 2.6: Một số nhu cầu acid amin lý tưởng đối với gà sinh sản 15
Bảng 2.7: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ ấp nở trứng gà 19
Bảng 2.8 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các thực liệu dùng trong
khẩu phần thí nghiệm 26
Bảng 3.1: Công thức khẩu phần thí nghiệm nuôi gà Sao sinh sản (%DM) 31
Bảng 3.2: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của khẩu phần nuôi gà
Sao sinh sản (%DM) 32
Bảng 3.3: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng của khẩu phần thực liệu dùng
trong thí nghiệm, %DM 33
Bảng 4.1: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ (g/con/ngày) của gà Sao giai đoạn
sinh sản từ 40-60 tuần tuổi 38
Bảng 4.2: Sản lượng trứng (quả/6mái/tháng) của gà Sao sinh sản qua các tháng đẻ 40
Bảng 4.3: Sản lượng trứng (quả/mái/tháng) của gà Sao sinh sản qua các tháng đẻ 42
Bảng 4.4: Tỷ lệ đẻ (%) của gà Sao sinh sản qua các tháng đẻ 43
Bảng 4.5 : Kết quả các chỉ tiêu ấp nở trứng gà Sao 45











viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Gà Sao 2
Hình 2.2: Gà Sao 1 ngày tuổi 2
Hình 2.3: Công thức cấu tạo của vitamin E 12
Hình 3.1: Chuồng nuôi gà Sao sinh sản 29
Hình 3.2: Cám 31
Hình 3.3: Lúa 31
Hình 3.4: Bột cá 32
Hình 3.5: Lá rau muống 32
Hình 3.6: Đậu nành ly trích 32
Hình 3.7: Vitamin E 32
Hình 3.8: Thao tác đảo trứng 37
Hình 4.1 : Lượng DM, CP tiêu thụ giữa các nghiệm thức 40
Hình 4.2: Số lượng trứng gà Sao trong thời gian thí nghiệm 41
Hình 4.3: Sản lượng trứng gà Sao trong thời gian thí nghiệm 43
Hình 4.4 : Tỷ lệ đẻ của gà Sao trong thời gian thí nghiệm 44
Hình 4.5: Tỷ lệ có phôi và tỷ lệ nở/phôi của trứng gà Sao sinh sản 46
Hình 4.6: Tỷ lệ trứng chết phôi và tỷ lệ trứng sát của trứng gà Sao sinh sản 46
Hình 4.7: Mối quan hệ giữa các mức độ bổ sung vitamin E và tỷ lệ trứng có phôi của
gà Sao trong thí nghiệm 47












ix

DANH TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
TB
Trung bình
SE
Sai số chuẩn
TGTT
Thời gian trữ trứng
SLĐT
TL
Số lần đảo trứng
Trọng lượng
TLTKP
Tỷ lệ trứng không phôi
TLTN
TLTS
TLTCP
TLTP
P

Tỷ lệ trứng nở
Tỷ lệ trứng sát
Tỷ lệ trứng chết phôi
Tỷ lệ trứng có phôi
Giá trị xác suất



1

Chương 1: GIỚI THIỆU
Hiện nay, kinh tế và xã hội nước ta ngày càng phát triển, chất lượng cuộc
sống của người dân từng bước được cải thiện, vì thế nhu cầu tiêu dùng hiện
nay không những đòi hỏi đủ về số lượng mà còn yêu cầu đáp ứng về sự đa
dạng và nâng cao về chất lượng sản phẩm. Theo đó, việc chú trọng các loại
thực phẩm giàu protein và ít cholesterol trong khẩu phần ăn được người dân
Việt Nam hết sức coi trọng. Mặt khác, thịt và trứng của gà Sao, nguồn thực
phẩm còn khá mới mẻ, nhưng với chất lượng tuyệt hảo vì theo Grimaud Farm
(2014), tỷ lệ protein trong thịt gà Sao rất cao (23,4%), tỷ lệ mỡ khá thấp
(8,9%) với acid béo có mạch ngắn bão hoà, ít sản sinh ra cholesterol so với các
loại gia cầm khác; trứng của gà Sao là loại thực phẩm bổ dưỡng, dồi dào chất
dinh dưỡng (Việt Chương và Phúc Nguyên, 2009).
Không những thế, do chúng có sức đề kháng cao, dễ nuôi, thích nghi
được với nhiều vùng sinh thái, có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn (Phùng Đức
Tiến và ctv., 2009) nên được chuyển giao nuôi rộng rãi ở nhiều địa phương và
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam nói chung và Đồng Bằng Sông
Cửu Long, việc nuôi gà Sao nhất là gà Sao đẻ trứng thương phẩm đang ngày
càng phát triển, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người dân, mà phần lớn nuôi
theo hình thức trang trại với quy mô nhỏ. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu tiêu thụ của thị trường, do năng suất sản xuất trứng của chúng chưa
cao trong điều kiện tận dụng nguồn thức ăn là các phụ phẩm trong chế biến
thực phẩm như: bã đậu nành, xác cơm dừa, cám gạo, … Một trong những
nguyên nhân đưa đến năng suất đẻ trứng ở gà Sao chưa cao là do yếu tố dinh
dưỡng chưa đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho gà Sao đẻ trứng, trong đó
vitamin E là một trong những dưỡng chất ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh
sản, sức sản xuất trứng của gia cầm (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009) chưa được

chú ý nhiều trong chăn nuôi gà Sao đẻ trứng thuộc khu vực Đồng Bằng Sông
Cửu Long.
Từ những vấn đề trên, đề tài “Ảnh hưởng của các mức độ bổ sung
vitamin E trong khẩu phần lên năng suất trứng của gà Sao” nhằm tìm hiểu
mục tiêu xác định mức độ vitamin E thích hợp cần bổ sung vào khẩu phần gà
Sao, nhằm cải thiện khả năng sản xuất trứng, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi gà Sao đẻ trứng trong thực tiễn sản xuất tại khu vực Đồng
bằng Sông Cửu Long.
2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về giống gà Sao
Gà Sao (Guinea Fowl) có tên khoa học là Numida meleagis. Gà Sao có
nhiều tên gọi như: Gà Nhật, gà Phi, chim trĩ Châu Phi. Là động vật hoang dã
có nguồn gốc ở châu Phi (Anonymous, 2001 và Embury, 2001) và được thuần
hóa đầu tiên bởi người Ai Cập cổ đại (Bonds, 1997). Đặc điểm của gà Sao là
bay giỏi như chim, lông màu xám ghi, có điểm các vệt trắng nhạt, thân hình
thoi, đầu không có mào thay vào đó là mấu sừng. Thịt gà Sao có chất lượng
tốt, vị thơm ngon hơn hẳn các loại gia cầm khác, vì vậy thị trường tiêu thụ
phát triển rộng ra nhiều nước (Trần Công Xuân và ctv., 2006). Gà Sao có đặc
điểm ngoại hình có bộ lông xám đen, trên phiến lông điểm nhiều những chấm
trắng tròn nhỏ. Hiện nay có hơn 20 loại hình và màu lông (Phùng Đức Tiến và
ctv., 2006)









Hình 2.1: Gà Sao Hình 2.2: Gà Sao 1 ngày tuổi
2.2 Đặc điểm sinh học của gà Sao
Gà Sao thuộc lớp Aves, bộ Gallformes, họ Phasianidae, giống
Numididae, loài Helmeted (Moreki, 2005; Phùng Đức Tiến và ctv., 2006). Gà
Sao bắt nguồn từ gà rừng, có nguồn gốc ở Madagascar, đang được nuôi nhiều
ở Pháp, Italia, Hungari theo phương thức nuôi công nghiệp và nuôi thả
(Nguyễn Văn Bắc, 2008).
2.2.1 Đặc điểm ngoại hình
Gà Sao con có ngoại hình giống chim cút con, bộ lông chúng có những
sọc màu nâu đỏ chạy dài từ đầu đến cuối thân (Pinoyfarmer, 2010). Gà Sao
Hungari có 3 dòng dòng (dòng lớn, trung bình và dòng nhỏ) đều có ngoại hình
www.google.com.vn
3

đồng nhất. Gà Sao có rất nhiều màu như tím hoàng gia, tím, đá, đồng, xanh,
san hô, chocolate, trắng, da bò và xám ngọc trai (Andrews, 2009).
Ở 1 ngày tuổi gà Sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc
chạy dài từ đầu đến cuối thân. Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2
hàng vảy. Giai đoạn trưởng thành gà Sao có bộ lông màu xám đen, trên phiến
lông điểm nhiều những nốt chấm trắng tròn nhỏ. Thân hình thoi, lưng hơi gù,
đuôi cúp. Đầu không có mào mà thay vào đó là mấu sừng, mấu sừng này tăng
sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành, mấu sừng cao khoảng 1,5-2
cm. Mào tích của gà Sao màu trắng hồng và có 2 loại: một loại hình lá dẹt áp
sát vào cổ, còn một loại hình lá hoa đá rủ xuống. Da mặt và cổ gà Sao không
có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng, yếm
thịt ở con trống thì lớn hơn nhiều so với con mái. Chân khô, đặc biệt con trống
không có cựa (Phùng Đức Tiến và ctv., 2009).
2.2.2 Phân biệt trống mái
Việc phân biệt trống mái đối với gà Sao rất khó khăn. Điều này là do có

quá ít sự khác biệt về bề ngoài của chúng đặc biệt là ở giai đoạn còn nhỏ. Ở 1
ngày tuổi phân biệt trống mái qua lỗ huyệt không chính xác như các giống gà
bình thường. Đến giai đoạn trưởng thành con trống và con mái cũng khá giống
nhau.
Người ta cũng phân biệt được giới tính của gà Sao căn cứ vào sự khác
nhau trong tiếng kêu của từng cá thể. Tuy tiếng kêu của con trống và con mái
đều có âm tiết giống như “buckwheat, buck–wheat”, “put–rock, putrock” hoặc
“quatrack, qua–track”, nhưng con mái kêu 2 tiếng còn con trống kêu 1 tiếng.
Khi hoảng loạn hay vì một lý do nào đó thì cả con trống và con mái đều kêu 1
tiếng nhưng không bao giờ con trống kêu được 2 tiếng như con mái (Darre,
2002 và Moreki, 2005). Ta có thể nghe thấy tiếng kêu của gà khi được 6 tuần
tuổi (Phùng Đức Tiến và ctv., 2009).
Giới tính của gà Sao có thể phân biệt được lúc chúng được 8 tuần tuổi
qua tiếng kêu, mũ sừng, yếm thịt và đầu. Trong giai đoạn gà giò (từ 12 - 15
tuần tuổi) những con gà trống với yếm thịt có cạnh dày hơn những con mái
(Ikani et al., 2004). Nhưng để chính xác khi chọn giống người ta phân biệt qua
lỗ huyệt khi gà đến giai đoạn trưởng thành (Phùng Đức Tiến và ctv., 2009).
2.2.3 Tập tính của gà Sao
Trong hoang dã, gà Sao tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, chủ yếu là côn
trùng và những mẩu thực vật. Thông thường chúng di chuyển theo đàn khoảng
20 con. Về mùa đông, chúng sống từng đôi trống mái trong tổ trước khi nhập
4

đàn vào những tháng ấm năm sau. Gà Sao mái có thể đẻ 20-30 trứng và làm ổ
đẻ trên mặt đất, sau đó tự ấp trứng, con mái ấp trứng, trứng nở sau 26-28 ngày
ấp (Moreki, 2005). Gà Sao mái nuôi con không giỏi và thường bỏ lạc đàn con
khi dẫn đàn con đi vào những đám cỏ cao (Phùng Đức Tiến và ctv., 2006). Vì
vậy trong tự nhiên, gà Sao mẹ thường đánh mất 75% đàn con của nó (Moreki,
2005). Gà Sao rất nhút nhát và rất nhạy cảm với những tiếng động như: mưa,
gió, sấm, chớp, tiếng cành cây gãy, tiếng rơi vỡ của đồ vật. Đặc biệt, gà Sao

khi còn nhỏ rất sợ bóng tối, những lúc mất điện chúng thường chồng đống lên
nhau đến khi có điện gà mới trở lại hoạt động bình thường. Vì vậy, cần hết sức
chú ý khi nuôi gà Sao để tránh stress có thể xảy ra (Phùng Đức Tiến và ctv.,
2009). Gà Sao thuộc loài hiếu động, ban ngày hầu như chúng không ngủ, trừ
giai đoạn gà con. Ban đêm, chúng ngủ thành từng bầy và thích ngủ trên cây
(Andrews, 2009).
2.2.4 Tập tính sinh dục
Không giống như các giống gà khác, ở gà Sao không bộc lộ tập tính sinh
dục rõ ràng ngay cả người chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát hiện thấy. Gà
Sao mái thì đẻ trứng tập trung, khi đẻ trứng xong không cục tác mà lặng lẽ đi
ra khỏi ổ (Phùng Đức Tiến và ctv., 2006). Gà Sao mái bắt đầu đẻ vào mùa
xuân (ánh sáng ban ngày tăng) và kéo dài khoảng 6-9 tháng. Thời gian đẻ
cũng có thể được kéo dài bằng cách sử dụng ánh sáng nhân tạo. Tỷ lệ trống
mái có thể sử dụng 1 trống cho 4-5 mái (Moreki, 2005). Thời điểm ghép lúc
24-25 tuần tuổi và tỷ lệ ghép 1 trống/ 5-6 mái (Phùng Đức Tiến và ctv., 2006).
2.2.5 Hiện tượng mổ cắn
Gà Sao rất ít mổ cắn nhau, tuy nhiên chúng lại rất thích mổ những vật lạ
chẳng hạn như những sợi dây tải hay những chiếc que nhỏ trong chuồng, thậm
chí cả nền chuồng, tường chuồng. Do vậy thường làm tổn thương đến niêm
mạc miệng của chúng, vì vậy trong chuồng không nên để bất cứ vật gì ngoài
máng ăn, máng uống, nền, tường chuồng phải làm chắc chắn (Phùng Đức Tiến
và ctv., 2006).
2.2.6 Tập tính tắm, bay và kêu
Gà Sao bay giỏi như chim, hai tuần tuổi là gà Sao đã có thể bay lên cao
cách mặt đất từ 6-2 m. Chúng bay rất khỏe nhất là khi hoảng loạn. Gà Sao
cũng có nhu cầu tắm nắng, gà thường tập trung tắm nắng vào lúc 9-11 giờ
sáng và 3-4 giờ chiều. Khi tắm nắng gà thường bới một hố cát thật sâu rồi rúc
mình xuống hố, cọ lông vào cát và nằm phơi dưới nắng (Phùng Đức Tiến và
ctv., 2006).
5


2.2.7 Một số tính năng đặc biệt của gà Sao
Gà Sao có nhiều tính năng đặc biệt như: chịu đựng kham khổ giỏi, thích
nghi với nhiều vùng sinh thái, không đòi hỏi cao về chuồng trại, khả năng
kiếm mồi tuyệt vời, tiêu thụ tất cả các nguồn thức ăn kể cả những loại thường
không sử dụng trong nuôi gà, thịt giàu vitamin và ít cholesterol (Moreki,
2005). Gà Sao có sức đề kháng cao, ít mẫn cảm đối với hầu hết các bệnh thông
thường trên gà (Bonds, 1997; Dieng et al., 1999). Gà Sao không mắc các bệnh
như Marek, Gumboro, Leucosis, những bệnh trong giai đoạn sinh sản các
giống gà khác thường hay mắc như Mycoplasma, Sallmonella thì ở gà Sao
chưa thấy, kể cả bệnh cúm A H
5
N
1
cũng chưa ghi nhận trường hợp nào xảy ra
trên gà Sao (Phùng Đức Tiến và ctv., 2006).
2.3 Đặc điểm gia cầm sinh sản
Gia cầm từ khi đẻ quả trứng đầu tiên được xem là gia cầm sinh sản hoặc
gia cầm giống. Quy luật của sự đẻ trứng: từ khi đẻ quả trứng đầu tiên gia cầm
mái trải qua các biến đổi về sinh lý, sinh hóa có liên quan đến sức đẻ trứng,
khối lượng trứng, khối lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức ăn. Ở gia cầm tơ
hay gà mái đẻ trứng năm đầu có quy luật đẻ trứng theo 3 pha:
Pha 1: Thường là từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đến hết 3 tháng đẻ trứng.
Trong pha này sản lượng trứng đẻ tăng từ ngày đẻ đầu tiên đến khoảng 2-3
tháng đẻ. Đồng thời tăng sản lượng đẻ trứng, khối lượng trứng, khối lượng cơ
thể gà mái tăng lên. Pha này thường kết thúc lúc 42 tuần tuổi (Nguyễn Đức
Hưng, 2006).
Pha 2: Sau khi sản lượng trứng đạt đỉnh cao thì pha 2 của sự đẻ trứng bắt
đầu. Lúc này sản lượng trứng giảm từ từ nhưng khối lượng trứng và khối
lượng cơ thể gà không giảm, giai đoạn cuối gà mái có biểu hiện tích lũy mỡ.

Pha 2 kéo dài đến khoảng 62 tuần tuổi, khi sức đẻ trứng giảm xuống còn 65%
so với tổng số gà mái đẻ trong ngày (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
Pha 3: Pha tiếp theo pha 2 cho đến khi gà mái có biểu hiện thay lông.
Trong pha này sản lượng trứng giảm đến khi ngừng đẻ hẳn. Khối lượng trứng
giảm nhẹ hoặc ổn định, nhưng chi phí thức ăn để sản xuất trứng tăng lên.
Gà đẻ trứng các năm sau, quy luật đẻ trứng diễn ra tương tự như gà đẻ
trứng năm đầu nhưng sản lượng trứng và thời gian kéo dài đẻ trứng giảm đi.
Trên thức tế gà đẻ trứng thương phẩm chỉ sử dụng một năm đẻ trứng, gà giống
có thể sử dụng ở cả năm đẻ thứ 2. Vịt sử dụng 2-3 năm, ngỗng 3-4 năm, gà tây
3-4 năm (Nguyễn Đức Hưng, 2006).

6

2.4 Tính năng sản xuất của gà Sao
Theo Fani et al. (2004) thì tính năng sản xuất chủ yếu của gà Sao được
thể hiện ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Một số tính năng sản xuất của gà Sao
Chỉ tiêu
Giá trị
Số trứng đẻ mỗi năm (trứng)
100
Khối lượng trứng (g)
40 - 45
Tỷ lệ ấp nở (%)
75 - 80
Khối lượng trứng/khối lượng cơ thể (%)
2,80
Khối lượng trưởng thành (kg)
1,60 - 1,70
Tuổi thành thục (ngày)

186
Thời gian ấp (ngày)
26 - 28
Khối lượng gà một ngày tuổi (g)
24,6
Nguồn: Moreki, 2005 trích dẫn từ Fani et al., 2004
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm
2.5.1 Yếu tố di truyền cá thể
Có 5 yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm trong một
năm là tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ, thời gian kéo
dài chu kỳ đẻ trứng sinh học và tính ấp bóng (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009).
2.5.1.1 Cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng của gia cầm trong một thời gian ngắn.
Cường độ đẻ trứng tương quan rất chặt chẽ với sức đẻ trứng một năm. Nhất là
cường độ đẻ trứng của 3-4 tháng đẻ đầu tiên. Vì vậy để đánh giá sức đẻ trứng
của gia cầm người ta thường kiểm tra cường độ đẻ trứng của 3-4 tháng đẻ đầu
để có những phán đoán sớm, kịp thời trong công tác chọn giống (Bùi Hữu
Đoàn et al., 2009).
2.5.1.2 Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm. Thành
thục sớm là một tính trạng mong muốn. Tuy nhiên cần phải chú ý đến khối
lượng cơ thể. Tuổi thành thục sinh dục của cá thể được xác định qua tuổi đẻ
quả trứng đầu tiên. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục sinh dục
của gia cầm: loài, giống, dòng, hướng sản xuất, mùa vụ nở, thời gian chiếu
sáng, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc quản lý (Bùi Hữu Đoàn et al., 2009).

7

2.5.1.3 Tính ấp bóng của gia cầm (ấp không trứng)
Tính ấp bóng hay chính là bản năng ấp trứng, đây là phản xạ không điều

kiện có liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp
phụ thuộc vào các yếu tố di truyền. Những giống nhẹ cân bản năng đòi ấp ít
hơn các giống nặng cân. Tính ấp có ảnh hưởng đến năng suất trứng vì vậy
chọn lọc để loại bỏ bản năng đòi ấp sẽ nâng cao sức đẻ trứng. Hiện nay người
ta đã tạo được những dòng gà hướng trứng không còn bản năng đòi ấp. Đối
với gà giống thịt người ta cũng tiến hành chọn giống theo hướng loại bỏ hoặc
giảm đến mức thấp nhất bản năng đòi ấp (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009).
2.5.1.4 Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học
Tùy thuộc vào thời gian nở mà sự bắt đầu và kết thúc của chu kỳ đẻ
trứng sinh học có thể xảy ra trong thời gian khác nhau trong năm. Thường ở
gà chu kỳ này kéo dài một năm. Chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tương quan
thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu
kỳ đẻ trứng. Giữa sự thành thục và thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học
có tương quan nghịch rõ rệt. Các cá thể có sự khác nhau về bản chất di truyền
của thời điểm kết thúc năm sinh học, điều này cho phép tiến hành chọn lọc
theo sự đẻ trứng ổn định và do đó nâng cao sức đẻ trứng của cả năm. Sau mỗi
chu kỳ đẻ trứng sinh học gia cầm thường nghỉ đẻ và thay lông. Những con
thay lông sớm thường là những con đẻ kém và thời gian thay lông kéo dài tới
4 tháng. Ngược lại nhiều con thay lông muộn và nhanh có thời gian nghỉ đẻ
dưới 2 tháng (Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2009).
2.5.2 Giống, dòng gia cầm
Giống, dòng có ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất trứng của gia cầm.
Giống gia cầm khác nhau khả năng đẻ trứng cũng khác nhau. Trong cùng một
giống, các dòng khác nhau thì sản lượng cũng khác nhau. Những dòng được
chọn lọc thường cho sản lượng trứng cao hơn những dòng không được chọn
lọc khoảng 15-20% (Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2009).
2.5.3 Tuổi gia cầm
Tuổi gia cầm cũng có liên quan đến năng suất trứng. Sản lượng trứng của
gà giảm dần theo tuổi, thường thì sản lượng năm thứ 2 giảm 15-20% so với
năm thứ nhất (Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2009).




8

Bảng 2.2 : Ảnh hưởng của tuổi gia cầm đến sản lượng trứng (%)
Năm đẻ

Vịt
Ngỗng
Gà tây
1
100
100
100
100
2
85
109
125
106
3
72
82
165
94
4
62
73
150

75
5
55
54
75
37
Nguồn: Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2009
2.5.4 Thức ăn và dinh dưỡng
Thức ăn và dinh dưỡng có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng đẻ trứng.
Muốn gia cầm có sản lượng trứng cao, chất lượng trứng tốt thì phải đảm bảo
một khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng theo nhu cầu. Quan
trọng nhất là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng các axit amin, cân
bằng các chất khoáng và vitamin (Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2009). Tùy thuộc vào
lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của mỗi đàn gia cầm mà phối hợp khẩu
phần cho thích hợp. Nếu khẩu phần không đảm bảo nhu cầu về protein sẽ làm
ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất trứng. Mức protein thiếu nghiêm trọng sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng trứng và tỷ lệ nở sẽ giảm thấp. Khẩu phần không đảm
nhu cầu về vitamin và khoáng không những làm giảm năng suất trứng mà còn
ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả ấp nở. Tỷ lệ trứng không có phôi sẽ tăng cao
hơn. Khẩu phần thừa năng lượng làm gia cầm tích lũy nhiều mỡ trong cơ thể
cũng ảnh hưởng tới quá trình tạo trứng thông qua hoạt động của các hormon
sinh dục không bình thường.
Thức ăn chất lượng kém sẽ không thể cho năng suất cao, thậm chí còn
gây bệnh cho gia cầm. Các loại thức ăn bảo quản không tốt, bị nhiễm nấm
mốc, các kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật… thậm chí các loại thức ăn hổn
hợp đảm bảo đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng nhưng bảo quản không
tốt cũng sẽ không phát huy được tác dụng trong chăn nuôi gia cầm (Bùi Hữu
Đoàn và ctv., 2009).
2.5.5 Điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất, ở gà nhiệt độ thích hợp cho quá trình

đẻ trứng trong khoảng từ 18-24
0
C; tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất là 20
0
C.
Nhiệt độ thấp quá hay cao quá đều không có lợi cho gia cầm và làm giảm sức
đẻ trứng (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009).
Liên quan chặt chẽ với nhiệt độ là độ ẩm, không khí trong chuồng nuôi
thường xuyên bảo hòa hơi nước, do đó muốn đẩy mạnh lượng hơi nước thừa
9

ra bên ngoài cần có hệ thống thông khí. Độ ẩm của không khí trong chuồng
nuôi tốt nhất là 65-70%, về mùa đông độ ẩm không nên vượt quá 80%. Sự
thông thoáng tốt không chỉ giúp đảm bảo độ ẩm thích hợp trong chuồng nuôi
mà còn đẩy các khí độc trong chuồng nuôi ra ngoài, đảm bảo một môi trường
sống phù hợp với gia cầm (Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2009).
Ngoài nhiệt độ và độ ẩm thì chế độ chiếu sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến
sức đẻ trứng của gia cầm. Đối với gia cầm đẻ trứng, yêu cầu về thời gian chiếu
sáng mỗi ngày từ 14-17 giờ, nếu thời gian chiếu sáng ngắn hơn thì phải dùng
thêm đèn chiếu sáng. Cường độ chiếu sáng thích hợp nếu nuôi chuồng kín từ
5-10 lux/m
2
nền chuồng, nếu nuôi chuồng thông thoáng tự nhiên là 20-40
lux/m
2
nền chuồng (Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2009).
Ở nước ta, gia cầm đẻ trứng còn chịu nhiều chi phối của nhiều yếu tố tự
nhiên mà trực tiếp ảnh hưởng đến sức đẻ trứng là gió mùa đông bắc về mùa
đông và gió lào về mùa hè. Hơn nữa ở nước ta phần lớn vẫn nuôi thoe kiểu
chuồng thông thoáng tự nhiên nên vấn đề chống nóng và chống rét vẫn còn

nhiều khó khăn, nhất là vấn đề chống nóng trong mùa hè. Đây là một trong
những nguyên nhân cơ bản làm cho các đàn gia cầm mà chúng ta nhập từ nước
ngoài về chưa đạt được năng suất như các đàn nguyên sản (Nguyễn Thị Mai
và ctv., 2009).
2.5.6 Khả năng duy trì sự đẻ trứng và sự thay lông của gia cầm
Giống gà có năng suất trứng cao thường có thời gian duy trì đẻ trứng dài.
Về dinh dưỡng làm cho gia cầm thay lông không đúng quy luật. Bên cạnh đó,
ánh sáng và nhiệt độ có ảnh hưởng mạnh đến thời gian duy trì sức sản xuất
trứng. Ngoài ra, khả năng duy trì sự đẻ trứng và sự thay lông của gia cầm còn
bị ảnh hưởng bởi sự điều tiết của thần kinh và hormon.
Thứ tự thay lông và thời gian thay lông: gà bắt đầu thay lông ở đầu, cổ
trước đến lưng, cánh, ức, bụng và sau cùng là đuôi. Khi thay lông thì gà giảm
sức đẻ trứng. Giống gà chuyên thịt thời gian thay lông kéo dài khoảng 3 tháng,
còn giống gà chuyên trứng thời gian thay lông kéo dài khoảng 1 tháng.
2.6 Sức đẻ trứng của gia cầm
Sức đẻ trứng của gia cầm là số lượng trứng được đẻ ra trong một thời
gian nhất định, một tháng, một vụ, một năm hay một đời của gà mái đẻ. Sức
đẻ trứng trong 365 ngày kể từ gia cầm đẻ trứng quả trứng đầu tiên. Để đánh
giá sức đẻ trứng của gia cầm trong từng thời gian nhất định người ta thường
dùng một số chỉ tiêu như cường độ đẻ trứng, tỷ lệ đẻ trứng, chu kỳ đẻ trứng,
sức bền đẻ trứng (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). Cường độ đẻ trứng: là số
10

lượng trứng đẻ ra trong một thời gian xác định không kể đến chu kỳ hay nhịp
đẻ. Cường độ đẻ trứng được tính: F = n/(n+z) x 100. Trong đó: F là cường độ
đẻ trứng; n là số trứng đẻ ra và z là số ngày nghỉ đẻ.
Cường độ đẻ trứng là chỉ tiêu dùng để đánh giá sức đẻ trứng của mỗi cá
thể gia cầm. Chỉ tiêu này thường sử dụng trong khi nuôi giữ các đàn giống cần
theo dõi năng suất trứng cá thể.
Tỷ lệ đẻ trứng là tỷ lệ phần trăm giữa số trứng đẻ ra của đàn gà tại một

thời điểm nhất định và số gà có mặt tại thời điểm đó. Tỷ lệ đẻ trứng là chỉ tiêu
thường được sử dụng để đánh giá sức đẻ trứng trên tất cả các đàn gia cầm. Từ
các đàn giống gốc thuần, các đàn giống ông bà, bố mẹ cho đến các đàn giống
thương phẩm.
Chu kỳ đẻ trứng là một số trứng đẻ ra liên tục trong vòng một số ngày,
chu kỳ đẻ trứng có thể dài hoặc ngắn. Thời gian kéo dài của chúng phụ thuộc
vào thời gian hình thành quả trứng. Thời gian hình thành trứng càng dài thì
chu kỳ đẻ trứng càng ngắn và ngược lại. Chu kỳ được lặp lại và chia làm hai
loại chu kỳ đều và chu kỳ không đều. Thường gia cầm đẻ tốt thì chu kỳ đẻ đều
và kéo dài.
Chu kỳ đẻ trứng sinh học là khoảng thời gian tính từ khi gia cầm bắt đầu
đẻ quả trứng đầu tiên cho đến khi nghỉ đẻ thay lông. Thời gian kéo dài chu kỳ
đẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với sản lượng trứng của gia cầm.
Sức bền đẻ trứng được biểu thị bằng số trứng đẻ ra trong thời gian từ khi gia
cầm bắt đầu đẻ tới khi nghỉ đẻ thay lông.
2.7 Chất lượng trứng gà Sao
Theo Phùng Đức Tiến và ctv., (2006), chất lượng trứng được trình bày
qua Bảng 2.3.
Bảng 2.3: Chỉ tiêu chất lượng trứng gà Sao
Chỉ tiêu
Dòng nhỏ
Dòng trung
Dòng lớn
Chỉ số hình thái trứng
1,28
1,29
1,31
Độ dầy vỏ (mm)
0,450
0,460

0,440
Độ chịu lực (kg/cm
2
)
>5
>5
>5
Tỷ lệ lòng đỏ (%)
30,8
30,6
30,6
Tỷ lệ lòng trắng (%)
54,1
54,2
55,3
Màu lòng đỏ
8,13
8,40
8,10
(Phùng Đức Tiến và ctv., 2006)
11

2.7.1 Trứng dị hình
Theo Đào Đức Long (1993), trứng dị hình là những trứng có hình dạng
khác thường hoặc là trứng quá bé, quá to, trứng dài hoặc tròn, trứng méo mó,
sần sùi, vỏ dày mỏng không đều…Trứng không có lòng đỏ, trứng 2 lòng đỏ,
trứng nhỏ nằm trong trứng to, trứng vỏ mềm hoặc trứng không vỏ, trứng méo
mó sần sùi, trứng giả.
Theo Lê Hoàng Mận và Hoàng Hoa Cương (1999), trứng không quá bé
hoặc quá to đừng nghĩ đơn giản: “trứng to là tốt” thực ra trứng quá to là trứng

dị tật, có khi 2 lòng đỏ, chỉ tốt để ăn không thể ấp được.
2.7.2 Trọng lượng trứng
Trọng lượng trứng: Theo Moreki (2006) nếu trọng lượng trung bình của
quả trứng nặng 40g và có vỏ trứng rất khó kiểm tra khả năng sinh sản của
chúng và có thể gây ra vấn đề với máy ấp nhân tạo. Trọng lượng quả trứng
không những là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đáng giá chất lượng
trứng mà còn là một chỉ tiêu đánh giá sản lượng trứng. Sản lượng trứng giống
nhau nhưng khối lượng trứng khác nhau thì tổng khối lượng trứng rât khác
nhau, do đó ảnh hưởng đến thu nhập, sản lượng và giá cả. Vì vậy trọng lượng
trứng là chỉ tiêu để đánh giá sản lượng trứng tuyệt đối của gia cầm. Trọng
lượng của trứng thay đổi tùy theo tuổi, cá thể , giống, hướng sản xuất, cá thể,
chế độ dinh dưỡng, tuổi gà mái, khối lượng gà mái.
Trong kỹ thuật lựa chọn trứng ấp, những quả trứng có khối lượng trung
bình của giống luôn có kết quả ấp nở tốt nhất. Khối lượng trứng càng xa trị số
trung bình thì tỉ lệ nở càng thấp hơn. Ngoài ra ở những quả trứng quá lớn hay
quá nhỏ, diện tích bề mặt tính trên một đơn vị khối lượng sẽ nhỏ hơn hay lớn
hơn so với các quả trứng trung bình, điều đó đã ảnh hưởng đến sự hao hụt khối
lượng trứng trong thời gian ấp nên ảnh hưởng đến kết quả ấp nở ( Nguyễn Thị
Mai và ctv., 2009).
2.8 Nhu cầu dinh dưỡng của gà sao
Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
như di truyền, môi trường, chất lượng của thức ăn và sự cân đối của các thành
phần dinh dưỡng ở trong đó. Sự thiếu hụt và không cân bằng của một dưỡng
chất nào cũng sẽ ảnh hưởng đến năng suất (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
2.8.1 Nhu cầu các vitamin
Vitamin là những hợp chất hữu cơ cần thiết cho gia cầm với số lượng
nhỏ. Vitamin được phân chia làm hai nhóm. Nhóm vitamin tan trong nước có
12

chức năng của coenzyme chuyên chở trong trao đổi carbohydrate, chất béo,

acid amin hay tham gia xúc tác ở phản ứng liên quan đến vận chuyển điện tử.
Vitamin tan trong chất béo được hấp thu vào cơ thể thông qua khẩu phần có
chất béo và dự trữ ở gan. Vitamin A tham gia vào sự tổng hợp rhodopsin ở
mắt, dịch nhầy ở da và sự hình thành của một số hormone steroid. Vitamin D
là tiền chất của hormone steroid mà hormone này chi phối vận chuyển Canxi
trong cơ thể. Vitamin E và K là hai vitamin tan trong chất béo cần thiết cho
gia cầm (Rose, 1997).
Vitamin rất cần thiết cho sức khỏe, duy trì, sinh trưởng và sinh sản của
gia cầm và các loài động vật khác. Ngoại trừ vitamin tan trong dầu mỡ, các
vitamin dự trữ trong cơ thể rất ít, đặc biệt vitamin nhóm B và vitamin C, cho
nên cần phải cung cấp đầy đủ vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày
nhằm thỏa mãn nhu cầu của gia cầm (Nguyễn Đức Hưng, 2006 trích dẫn
từ Nowland, 1978). Các vitamin hòa tan trong mỡ được dự trữ một lượng
thích hợp trong cơ thể và không bị bài tiết ra ngoài theo nước tiểu. Vì vậy, khi
nào lượng vitamin đưa vào thiếu thì cơ thể có thể sử dụng nguồn dự trữ
(Nguyễn Đức Hưng, 2006). Tuy nhiên, khi lượng vitamin đưa vào cơ thể
nhiều, các vitamin hòa tan trong mỡ có thể tích lũy đạt đến mức tối đa. Các
vitamin hòa tan trong nước trong khẩu phần thực tế thường không đủ cho nhu
cầu của gia cầm nên cần được bổ sung thêm (Nguyễn Đức Hưng, 2006 trích
dẫn từ Deyhim et al., 1994).







Hình 2.3: Công thức cấu tạo của vitamin E
Công thức hóa học vitamin E là C
29

O
50
H
2
và có 750 loại vitamin E trong
tự nhiên, nhưng chỉ có 4 dạng: -α, -β, -γ và –δ tocopherol là có tác dụng đối
với gia cầm, vitamin E bị phá hủy dưới ánh nắng, nhưng chịu ở nhiệt độ
170
0
C. Vitamin E ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, chống teo cơ có vai trò
quan trọng nhất là chống oxy hóa mở và vitamin A (Nguyễn Duy Hoan và
ctv., 1999).
13

Bảng 2.4: Nguồn cung cấp vitamin E
Thực liệu
Hàm lượng UI/kg DM (hay mg/kg DM)
Cỏ xanh
50-80
Bột cỏ họ đậu (3 lá)
30-70
Gạo, mì
40-60
Khô đậu tương
6,0
Bột cá
20
Mầm lúa, mì
90
Nguồn: Nguyễn Duy Hoan và ctv., 1999

Nếu thiếu vitamin E trong thức ăn gà bị thần kinh, cổ và đầu bị ngẹo,
chân cong và mềm, hay ngã lăn, xuất huyết thành ruột và cơ ngực, ỉa chảy.
Làm giảm tỷ lệ có phôi và ấp nở do gà trống đạp yếu. Gà mới nở đầu bị gục
ngữa chạm đất. Cần khắc phục bằng cách bổ sung 20-30 UI vitamin E/kg thức
ăn. Yêu cầu vitamin E: đối với gà con 15-20, gà đẻ 20-30 và vịt đẻ 5 UI/kg
thức ăn. Cần bổ sung đủ nguyên tố Selen (Nguyễn Duy Hoan và ctv., 1999)
Bảng 2.5: Nhu cầu vitamin tính cho 1 kg thức ăn hỗn hợp của gia cầm
Vitamin
ĐVT
Gà con

sinh trưởng
Gà đẻ
thương phẩm
Gà đẻ giống
Vitamin A
IU
11.000
6.600
8.800
11.000
Vitamin D3
IU
2.200
2.200
2.200
2.200
Vitamin E
IU
11,0

8,80

16,5
Vitamin K
mg
2,20
2,20
2,20
2,20
Vitamin B1
mg
2,20
2,20
2,20
2,20
Vitamin B2
mg
4,40
4,40
4,40
5,50
Acid
Pantotenic
mg
14,3
13,2
5,50
16,5
Acid Nicotinic
mg

33,0
33,0
26,4
33,0
Piridoxin
mg
4,40
3,30
3,30
4,40
Biotin B8
mg
0,132
0,110
0,110
0,176
Acid Folic B9
mg
0,132
0,396
0,396
0,880
Cholin
mg
1.320
990
1.100
1.100
Vitamin B12
mg

0,0099
0,0055
0,0022
0,0110
Acid Linoleic
%
1,20
0,80
1,40
1,40
Nguồn: NRC (1994)

×