Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

khảo sát ảnh hưởng của sử dụng kháng sinh trong khẩu phần gà đẻ hisex brown nuôi trong chuồng kín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI






VÕ THỊ THẢO NGUYÊN



KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG
KHÁNG SINH TRONG KHẨU PHẦN
GÀ ĐẺ HISEX BROWN NUÔI TRONG
CHUỒNG KÍN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y






2014
ii



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG




VÕ THỊ THẢO NGUYÊN





KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG
KHÁNG SINH TRONG KHẨU PHẦN
GÀ ĐẺ HISEX BROWN NUÔI TRONG
CHUỒNG KÍN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN THỊ THỦY

iii


PHẦN KÝ DUYỆT




Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN DUYỆT BỘ MÔN




TS. NGUYỄN THỊ THỦY


Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG












iv











i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.



Tác giả luận văn


Võ Thị Thảo Nguyên




















ii

LỜI CẢM TẠ
Con xin tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người đã sinh thành, nuôi dạy con khôn lớn
và đã hi sinh cho con cả cuộc đời.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ đã hết lòng
truyền đạt những kinh nghiệm quý báo để em bước vào đời.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thủy đã hết lòng quan tâm, dạy bảo
và hướng dẫn em trong quá trình học cũng như hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Hữu Trí và thầy Huỳnh Hưu Chí đã hết
lòng chỉnh bảo trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại trại.
Xin chân thành cảm ơn giám đốc trại thực nghiệm Vemedim Trần Ngọc Mong,
các anh trị công nhân tại trại đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi tiến hành và hoành thành tốt đề tài thí nghiệm tại khu gà đẻ
giống của trại thực nghiệm vemedim.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Chăn Nuôi- Thú y khóa 37 và các anh
chị sinh viên khóa 36 đã sát cánh bên tôi, chia sẽ những khó khăn vui buồn cùng
tôi.
Cuối cùng, xin chúc tất cả mọi người nhiều sức khỏe và thành công!
Tôi xin chân thành cảm ơn



Cần thơ, ngày tháng năm 2014
Sinh viện thực hiện


Võ Thị Thảo Nguyên







iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM TẠ ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC VIẾT TẮT vii
TÓM LƯỢC ix
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1 Đặc điểm của gà đẻ trứng thương phẩm 2
2.1.1 Đặc điểm của gà Hisex Brown 2
2.1.2 Sự hình thành trứng trong cơ thể gia cầm 2

2.1.3 Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ Hisex brown 4
2.2 Đặc điểm của kháng sinh và một số nhóm kháng sinh thường dùng trong
CNGC 7
2.2.1. Nhóm kháng sinh 7
2.2.2. Tác dụng 9
2.3 Tình hình sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi 9
2.4 Các chỉ tiêu về năng suất chất lượng trứng 10
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 13
3.1 Phương tiện thí nghiệm 13
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 13
3.1.2 Động vật thí nghiệm 13
3.1.3. Chuồng trại thí nghiệm 13
3.1.4 Thức ăn thí nghiệm 16
3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm 16
3.2 Phương pháp thí nghiệm 18
iv

3.2.2 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng 19
3.2.3 Quy trình phòng bệnh ở trại 20
3.2.4 Phương pháp lấy mẫu 20
3.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi 21
3.2.6 Hiệu quả kinh tế 22
3.2.7 Xử lý số liệu 22
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 Nhận xét chung về đàn gà thí nghiệm 23
4.2 Ảnh hưởng của kháng sinh thí nghiệm lên năng suất và trọng lượng
trứng 23
4.2.1 Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên tỉ lệ đẻ và trọng lượng
trứng theo từng giai đoạn 23
4.2.2 Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng 26

4.2.3 Ảnh hưởng kháng sinh lên chất lượng của trứng gà 28
4.2.4 Tỷ lệ chết của gà đẻ 31
4.2.5 Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần thí nghiệm 32
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 33
5.1 Kết luận 33
5.2 Đề nghị 33












v


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Các loại thực liệu trong khẩu phần cơ sở 16
Bảng 3.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cơ sở 16
Bảng 3.3: Bố trí thí nghiệm 18
Bảng 3.4: Thành phần thuốc E200 19
Bảng 3.5: Thành phần thuốc NE 19
Bảng 3.6: Quy trình phòng bệnh 20
Bảng 4.1: Ảnh hưởng khẩu phần thí nghiệm lên tỷ lệ đẻ và trọng lượng

trứng 23
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên TTTĂ/gà/ngày,
TTTĂ/trứng, TTTĂ/kg 26
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của khẩu phần lên chất lượng trứng 26
Bảng 4.4: Tỷ lệ chết của gà đẻ trong từng giai đoạn 30
Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần thí nghiệm 31












vi


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Công thức phân tử Neomycin 7
Hình 2.2: Công thức phân tử Oxytetracycline 8
Hình 2.3: Công thức phân tử Enrofloxacine 8
Hình 2.4: Công thức phân tử Dexamethasone 9
Hình 3.1: Gà mái đẻ Hisex Brown nuôi trong thí nghiệm 13
Hình 3.2: Trại nuôi thí nghiệm 14
Hình 3.3: Hệ thống làm mát và quạt hút 15

Hình 3.4: Máng ăn, máng uống của gà đẻ 15
Hình 3.5: Dụng cụ chứa nước pha kháng sinh 17
Hình 3.6: Quạt so màu và dụng cụ lọc 17
Hình 3.7: Thước kẹp và cân điện tử 18



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ đẻ của gà Hisex Brown 24
Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của kháng sinh lên trọng lượng trứng 24
Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng của kháng sinh đến TTTĂ/trứng, TTTĂ/gà/ngày 26
Biểu đồ 4.4: Ảnh hưởng của kháng sinh lên tỷ lệ trứng loại 1, tỷ lệ trứng
loại 2 30






vii

DANH MỤC VIẾT TẮT

CSHD Chỉ số hình dáng
ĐC Đối chứng
E200 Kháng sinh nhóm Enrofloxacin
KPCS Khẩu phần cơ sở
ME Năng lượng trao đổi
NT Nghiệm thức

NE Kháng sinh nhóm Oxytetracycline và Neomycine
TTTĂ Tiêu tốn thức ăn
TLTL1 Tỷ lệ trứng loại 1
TLTL2 Tỷ lệ trứng loại 2










viii


ix

TÓM LƯỢC
Thí nghiệm “Khảo sát ảnh hưởng của sử dụng kháng sinh trong khẩu phần
gà đẻ Hisex Brown nuôi trong chuồng kín ” được bố trí theo thể thức hoàn
toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, mỗi lần lập lại trên 193 con
gà mái đẻ 32 tuần tuổi
Nghiệm thức 1 (ĐC): Khẩu phần cơ sở (KPCS) không sử dụng kháng sinh
Nghiệm thức 2 (E200): KPCS + Kháng sinh nhóm Enrofloxacin
Nghiệm thức 3 (NE): KPCS + Kháng sinh nhóm Oxytetracycline và Neomycine
Kết quả thí nghiệm
Tỷ lệ đẻ của gà ở các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(P= 0,125). Trong đó nghiệm thức E200 (90,26%) kế đến là nghiệm thức NE

(89,89%) và thấp nhất là ĐC (88,80%).
TTTA/gà/ngày đều như nhau ở các nghiệm thức cụ thể là E200 (108,3g), ĐC
(107,8 g) và NE (107,5 g). Tương tự thì tiêu tốn thức ăn/trứng của gà ở các
nghiệm thức cũng không có sự khác biệt cụ thể ở nghiệm thức ĐC (121,4g) tiếp
theo là E200 (120.0 g) và NE là (119,6 g). Dẫn đến TTTA, kg/kg trứng cũng
tương đương nhau ở các nghiệm thức ĐC (2,02 kg), E200 (2,01 kg) và NE (2,00
kg). Trọng lượng trứng ở các nghiệm thức ĐC (60,0 g), NE (59,90 g) thấp nhất
là E200 (59,73 g) cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,510).
Nhìn chung khi sử dụng kháng sinh các nhóm Enrofloxacin và Oxytetracycline
kết hợp với Neomycine không có ảnh hưởng gì đến năng suất sinh sản của gà
đẻ.












1

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay ngành chăn nuôi gia cầm đang phát triển rất mạnh, đặc biệt là
chăn nuôi gà đang được quan tâm và mở rộng thành nghành công nghiệp với
quy mô lớn. Ngoài sản phẩm là thịt gà thì trứng gà cũng là một sản phẩm có giá

trị dinh dưỡng cao, là sản phẩm hoàn hảo giữa các thành phần protein, mỡ,
carbohydrat, khoáng, vitamin (Bùi Xuân Mến 2008).
Tuy nhiên, hiện nay chăn nuôi ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn
đặc biệt là dịch bệnh, một số bệnh trên đường hô hấp, tiêu hóa cũng là những
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất trứng của gà đẻ thương
phẩm. Ở các nước trên thế giới hiện nay đã không cho sử dụng kháng sinh trong
khẩu phần thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên với điều kiện thời tiết khí hậu, tình hình
dịch bệnh ở nước ta thì việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi vẫn
còn đang tồn tại, một số Công ty vẫn đang nghiên cứu sử dụng các loại kháng
sinh bổ sung vào khẩu phần gà đẻ, gà thịt để nhằm ngăn ngừa một số bệnh
thường hay xảy ra nhằm bảo đảm sức khỏe đàn gà và duy trì năng suất. Đó là
mục đích chúng tôi thử nghiệm 1 số nhóm thuốc kháng sinh trên gà đẻ để kiểm
chứng xem loại nào có tác dụng hiệu quả mà không ảnh hưởng đến năng suất
sinh sản của gà.
Từ những điều nói trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát
ảnh hưởng của sử dụng kháng sinh trong khẩu phần gà đẻ Hisex Brown
nuôi trong chuồng kín”
Mục tiêu: đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng kháng sinh 2 nhóm khác
nhau trong khẩu phần gà đẻ đến tỷ lệ đẻ, trọng lượng trứng, hiệu quả kinh tế của
việc sử dụng kháng sinh.









2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm của gà đẻ trứng thương phẩm
2.1.1 Đặc điểm của gà Hisex Brown
Gà Hisex Brown có nguồn gốc từ Hà Lan, được công ty Emivest nhập
giống gà bố mẹ về nuôi và nhân giống, vào năm 1997. Gà Hisex Brown được
công ty nuôi chủ yếu là để sản xuất gà hậu bị đẻ lấy trứng thương phẩm. Gà con
xuất ra được nuôi gia công ở các trang trại cho công ty và một số bán ra thị
trường để tiêu thụ.
Gà Hisex Brown là giống gà đẻ trứng cao sản, có màu lông nâu và trắng
có thể phân biệt trống mái qua màu sắc lông lúc 1 ngày tuổi. Sản lượng trứng
đạt 290-300 quả trong 76 tuần tuổi. Khối lượng trứng là 56-60 gam. Trứng màu
nâu. Tiêu tốn thức ăn 1,5-1,7 kg/10 trứng (Bùi Đức Lũng,1999).
2.1.2 Sự hình thành trứng trong cơ thể gia cầm
Theo Bùi Hữu Đoàn (2009) sự phát triển của tể bào trứng có 3 thời kỳ:
sinh sản, sinh trưởng và chín…Quá trình phát triển của tế bào sinh dục cái xảy
ra không chỉ là sự thay đổi cấu trúc và kích thước của nó mà còn thay đổi cả bộ
máy nhiễm sắc thể của nhân tế bào.
Thời kỳ sinh sản: xảy ra trong quá trình phát triển phôi và kết thúc khi gà
nở. Do kết quả của nhiều lần phân chia liên tiếp, số lượng noãn nguyên bào
trong buồng trứng đạt đến 480000 chiếc, nhưng phần lớn các noãn bào này bị
thoái hóa nên đến khi thành thục, số lượng của chúng bị giảm rất nhiều. Trước
khi bắt đầu đẻ trứng trong buồng trứng gà mái đếm được 3500-4000 noãn bào.
Khác với tế bào sinh trưởng, trong noãn bào có nhân to với hạ nhân nhỏ và thể
nhiễm sắc, không có trung thể. Sau khi kết thúc quá trình sinh sản, các tế bào
sinh dục hoàn thành được gọi là noãn bào cấp I.
Thời kỳ sinh trưởng: chúng được chia ra làm thời kỳ sinh trưởng nhỏ và
thời kỳ sinh trưởng lớn. Thời kỳ sinh trưởng nhỏ kéo dài từ khi gà nở đến khi
gà đã thành thục sinh dục. Đầu tiên là sự phát triển chậm của noãn bào cấp I. Ở

gà 1 ngày tuổi thì đường kính của noãn bào chỉ là 0,01-0,02 mm. Đến 45 ngày
thì đạt được 1mm. Thời gian này nhân vẫn nằm ở trung tâm của tế bào trứng,
sau đó tương bào được chuyển sang bên cạnh và tạo ra đĩa phôi. Ở gà con 2
tháng tuổi, quá trình tích lũy lòng đỏ trong bào tương bắt đầu. Lòng đỏ được
xếp thành những lớp màu sáng và màu sẫm. Ở tâm có lòng đỏ sáng hình phễu,
từ nó có vệt nhỏ đi ra rìa tế bào trứng. Phía trên lòng đỏ là đĩa phôi. Các tế bào
nang noãn xung quanh bào đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lòng
đỏ.
3

Kỳ sinh trưởng lớn dài 4-13 ngày và đặc trưng là sự lớn rất nhanh của lòng
đỏ. Trong thời gian này lòng đỏ tích lũy 90-95%, thành phần của nó gồm
protein, phospholipit, mỡ trung tính, các khoáng và vitamin. Đặc biệt lòng đỏ
phát triển mạnh nhất vào khoảng ngày thứ 4 đến ngày thứ 9 trước khi rụng trứng.
Vào thời kỳ này trên bề mặt tế bào trứng hình thành lớp vở lòng đỏ đàn hồi với
một hệ thống mao mạch phát triển, chúng mang chất dinh dưỡng đi vào lòng đỏ
làm cho chúng lớn lên rất nhanh. Việc tạo lòng đỏ có tính chu kỳ. Lòng đỏ sẫm
được tích lũy trong cả ngày đến nửa đêm, còn lòng đỏ sáng được hình thành
trong thời gian còn lại của nửa đêm, khi lượng sắc tố trong máu đã giảm đi rất
nhiều. Việc tăng quá trình sinh trưởng của tế bào trứng là do ảnh hưởng của
foliculin, việc chế tiết nó ở buồng trứng tăng đồng thời với lúc bắt đầu thành
thục sinh dục. Vào cuối thời kỳ phát triển của tế bào trứng, giữa lòng đỏ và
thành nang xuất hiện khoang gần lòng đỏ chứa đầy limpho. Trong đó noãn bào
bơi tự do và các cực của nó nằm theo cực hướng tâm: cực anivan (cùng đĩa phôi)
hướng lên trên, còn cực thực vật xuống dưới. Noãn bào đã hình thành của gà
mái chính là lòng đỏ, thường có đường kính khoảng 35-40 mm. Màu của lòng
đỏ phụ thuộc vào sắc tố trong máu: caroteniod, carotin và xantofil. Màu đậm
nhất của lòng đỏ thường đậm nhất ở gia cầm ăn đầy đủ carotenoid trong thức ăn
(Bùi Hữu Đoàn, 2009).
Thời kỳ chín của noãn bào: xảy ra 2 lần phân chia tế bào liên tiếp của tế

bào sinh dục, số nhiễm sắc thể giảm đi 2 lần, vì vậy sự phân chia này gọi là giảm
nhiễm hay phân bào giảm nhiễm. Trước khi bắt đầu phân chia lần thứ nhất,
trong nhân của noãn bào cấp I xảy ra việc kéo dài nhiễm sắc thể và số lượng của
chúng tăng gấp đôi. Nhân tiến dần đến bề mặt của noãn bào. Nhiễm sắc thể
giống nhau xích lại gần nhau để tạo thành từng cặp, còn màng nhân biến mất.
Kết quả lần phân chia thứ nhất tạo thành 2 tế bào: noãn bào cấp II và tiểu bào
thứ nhất (thể cực thứ nhất) mà trong hạt nhân của chúng có bộ nhiễm sắc thể
1n. Quá trình này được hoàn thành ở buồng trứng trước khi rụng. Sự phân chia
lần thứ 2 ở phễu của ống dẫn trứng. Khi đó từ noãn bào cấp II tạo nên tế bào
trứng chín và tiểu thể thứ hai có bộ nhiễm sắc thể đơn bội 1n. Như vậy, do kết
quả phân chia giảm nhiễm, trong tế bào trứng chín có 1 nửa nhiễm sắc thể. Tiểu
thể hàng thứ nhất có thể chia làm hai. Các tiểu thể không phát triển và dần dần
bị tiêu biến.
Sự rụng trứng: quá trình thoát khỏi buồng trứng của tế bào chín gọi là sự
rụng trứng. Trong nang noãn chính, áp suất thẩm thấu của dịch nang tăng lên,
dẫn tới sự phá vỡ vách nang tại vùng lỗ thở- chỗ đối diện với đĩa phôi, vách
nang mỏng đi do những thay đổi thoái hóa dưới tác dụng của các hoocmon nên
nó bị vở ra. Có ý kiến khác cho rằng, lỗ thở bị kéo ra bằng những sợi cơ riêng,
khi đó các mạch máu ở vùng lỗ thở co lại và nang vỡ không bị chảy máu. Nang
vỡ trong khoảnh khắc. Qua kẻ nứt mới được tạo ra, tế bào trứng rơi vào loa kèn
4

hay phễu của ống dẫn trứng. Do chuyển động liên tục của thành phễu mà nó thu
được trứng ở đây. Nếu có tinh trùng thì việc thụ tinh tế bào trứng sẽ xảy ra ngay
trên thành phễu.
Sự rụng trứng ở gà xảy ra một lần trên ngày, thường là sau khi đẻ trứng 30
phút. Nếu gà đẻ sau 16 giờ thì sự rụng trứng sẽ chuyển đến buổi sáng ngày hôm
sau. Trứng bị giữ lại trong ống dẫn trứng làm ngưng trệ sự rụng trứng tiếp theo.
Nếu lấy trứng ra khỏi tử cung, thì cũng không làm tăng nhanh sự rụng trứng
được. Sự rụng trứng ở gà thường xảy ra ở khoảng thời gian 2-14 giờ hàng ngày.

Tính chu kỳ của sự rụng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện nuôi dưỡng
và chăm sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm… việc nuôi dưỡng kém,
đủ ánh sáng và nhiệt độ không khí trong chuồng cao cũng làm chậm sự rụng
trứng và sự đẻ trứng. Người ta đã biết mối liên quan giữa việc rụng trứng và chế
độ ngày chiếu sáng, thì sự rụng trứng và đẻ trứng sẽ chuyển sang ban đêm.
Sự rụng trứng của gia cầm chịu sự điều khiển của hoocmon. Các hoocmon
FSH và LH kích thích sự sinh trưởng và sự chín của tế bào sinh dục trong buồng
trứng. Phần mình, các tế bào nang tiết ra estron trong khi trứng rụng, kích thích
sự hoạt động của ống dẫn trứng. Estron ảnh hưởng lên tuyến yên, ức chế việc
tiết FSH, như vậy sẽ làm chậm việc chín tế bào trứng ở buồng trứng. Hoocmon
LH điều khiển việc rụng trứng của gia cầm. Tuyến yên ngừng tiết nó khi trong
ống dẫn trứng có trứng, do đó ức chế sự rụng trứng của tế bào trứng chín tiếp
theo. LH chỉ được tiết vào buổi tối, sự chiếu sáng làm ngừng trệ sự tiết LH, do
vậy, sự rụng trứng sẽ bị dừng lại. Người ta cho rằng ở gà từ lúc bắt đầu tiết LH
đến lúc rụng trứng kéo dài khoảng 6-8 giờ. Vì vậy việc chiếu sáng thêm vào các
giờ buổi chiều và tối làm chậm việc tiết LH, do đó làm chậm quá trình rụng
trứng và đẻ 3-4 giờ. Tăng giờ chiếu sáng lên 14-17 giờ/ngày làm tăng sản lượng
trứng của gia cầm mái nhưng không nên tăng vào buổi chiều và buổi tối là vì
vậy (Bùi Hữu Đoàn, 2009).
2.1.3 Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ Hisex brown
Gà Hisex Brown có thể nuôi theo 2 phương thức: nuôi trên nền có lớp độn
chuồng và nuôi lồng.Nuôi trên nền có lớp độn chuồng thì chi phí cơ sở thiết bị
ít nhưng mật độ nuôi thấp hơn, dễ đưa đến việc gà đè nhau gây chết khi hoảng
sợ, dịch bệnh cũng dễ xảy ra hơn nhất là bệnh cầu trùng (Nguyễn Văn Quyên,
2000). Nuôi lồng thì có lợi trong việc phòng trừ dịch bệnh và tăng được mật độ
nuôi như tốc độ tăng trưởng, các thao tác lượm trứng dễ dàng hơn, ít bị bể trong
quá trình lượm, nhất là ít tốn nhân công lao động nhưng khuyết điểm là ngực
của gà dễ bị chai và chi phí cơ sở thiết bị cao.
5


2.1.3.1 Nhu cầu năng lượng duy trì
Theo Bùi Xuân Mến (2008) thì nuôi gia cầm cho mục đích sản xuất, trước
hết phải nuôi dưỡng để duy trì sự sống, mặc dù chúng có sản xuất hay không.
Một lượng thức ăn tiêu tốn đáng kể của gia cầm là sử dụng cho duy trì sự sống.
Nhu cầu năng lượng để duy trì cho gia cầm bao gồm sự trao đổi cơ bản và hoạt
động bình thường. Trao đổi cơ bản là sự tiêu phí năng lượng tối thiểu hoặc sự
sinh nhiệt trong những điều kiện khi ảnh hưởng của thức ăn, nhiệt độ của môi
trường và hoạt động chủ động bị loại ra. Sự sinh nhiệt cơ bản thay đổi theo độ
lớn của vật nuôi tăng thì sự sinh nhiệt cơ bản trên một đơn vị thể trọng giảm. Sự
sinh nhiệt cơ bản của gà con mới nở vào khoảng 5,5 calo trên một gam thể trọng
trong một giờ, nhưng trái lại đối với gà mái trưởng thành thì chỉ cần phân nửa
số năng lượng này. Năng lượng yêu cầu cho hoạt động có thể thay đổi đáng kể,
thường được ước tính khoảng 50% của sự trao đổi cơ bản. Điều này có thể bị
ảnh hưởng bởi những điều kiện chuồng trại cũng như giống gia cầm được nuôi.
Sử dụng chuồng lồng làm giới hạn các hoạt động sẽ dẫn đến sự tiêu phí năng
lượng thấp hơn, khoảng 30% của sự trao đổi cơ bản so với nuôi nền.
Mặc dù thực tế những động vật lớn hơn yêu cầu năng lượng duy trì thấp
hơn trên một đơn vị thể trọng, nhưng tổng năng lượng cần cho những động vật
lớn hơn lại cao hơn nhiều so với vật nhỏ hơn. Từ quan điểm thực tiễn cho thấy,
một gà mái sản xuất trứng có độ lớn cơ thể nhỏ nhất, đẻ trứng lớn và sức sống
cao sẽ có khả năng chuyển đổi thức ăn thành sản phẩm đạt hiệu quả nhất, vì tiêu
phí năng lượng duy trì thấp. Chăn nuôi gà hoặc gà tây thịt đạt đến độ bán trong
một thời gian ngắn nhất sẽ đạt hiệu quả nhất về hiệu quả biến đổi thức ăn thành
sản phẩm, vì nếu kéo dài thời gian nuôi sẽ phải chi phí duy trì lớn hơn. Hầu hết
gà đang đẻ trứng và gà thịt đang sinh trưởng điều được cho ăn tự do theo yêu
cầu sản xuất. Lượng thức ăn gia cầm tiêu thụ có liện quan trước hết đến nhu cầu
năng lượng của gia cầm trong thời gian này. Khi các chất dinh dưỡng kháccó
đủ lượng trong thức ăn thì khả năng tiêu thụ thức ăn được xác định trước tiên
dựa vào mức năng lượng của khẩu phần. Mức tiêu thụ năng lượng của gia cầm
hằng ngày có thể đo bằng kilocalo năng lượng trao đổi thì chắc chắn sẽ ổn định

hơn là thức ăn tiêu thụ, nếu trong khẩu phần có chứa các mức năng lượng khác
nhau.
2.1.3.2 Nhu cầu cho sinh trưởng
Tốc độ tăng trưởng tốt có thể đạt được với một biên độ của các mức năng
lượng. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tối đa sẽ không đạt được với khẩu phần
khởi động cho gà và gà tây con có mức năng lượng dưới 2640 Kcal ME/kg. Gà
thịt thường được cho ăn mức năng lượng cao hơn gà hậu bị thay thế. Trong sản
xuất gà thịt, tốc độ tăng trưởng tối đa là yêu cầu cần thiết để đạt trọng lượng
trong thời gian ngắn hơn. Thực tế sản xuất cho thấy, khẩu phần khởi động cho
6

gà con làm gà hậu bị thay thế từ 2750 đến 2970 kcal/kg, ngược lại khẩu phần
khởi động của gà thịt lại chứa mức năng lượng cao hơn, trong phạm vi từ 3080
đến 3410 kcal/kg (Bùi Xuân Mến, 2008)
2.1.3.3 Nhu cầu năng lượng cho sản xuất trứng
Theo Bùi Xuân Mến (2008) năng lượng thuần cần cho một mái đang có tỷ
lệ đẻ cao gồm năng lượng tiêu phí cho duy trì và năng lượng dự trữ trong trứng.
Gà mái có khả năng thay đổi mức tiêu thụ thức ăn theo mức năng lượng trong
khẩu phần. Mức năng lượng tối thiểu trong khẩu phần cho gà đẻ không thể dưới
mức 2640 Kcal, ME/kg. Khi gà mái phải chịu đựng trong môi trường lạnh thì
mức năng lượng không thể thấp hơn 2750 Kcal ME/kg. Thường thì mức năng
lượng thực trong khẩu phần sẽ tùy thuộc vào nhiều mức độ của giá thức ăn trong
thực tế sản xuất.
Theo Dương Thanh Liêm (2003) đặc trưng của gia cầm là không có vùng
nhiệt độ trung bình rõ rệt. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên hay giảm thấp thì
chúng ăn thức ăn ít hay nhiều lên. Nếu dựa vào trao đổi chất cơ bản (hay nhiệt
lượng tỏa ra do phân giải lúc đói) với công thức tính của Brody thì nhu cầu cho
duy trì phải cao hơn 20% nhu cầu trao đổi chất cơ bản.
Trong thực tế khi được cho ăn tự do, gà tự cân đối năng lượng ME ăn vào
với nhu cầu của chúng. Thường hàm lượng ME trong thức ăn gà đẻ từ 10-12

MJ/kg (11,5-13,5 MJ/kg chất khô). Nếu tăng hay giảm 1% hàm lượng năng
lượng trong thức ăn gây nên sự tăng hay giảm tương ứng lượng ăn khoảng 0,5%.
Nếu gà ăn khẩu phần chứa ít hơn 10 MJ/kg sẽ dẫn đến giảm sản xuất trứng,
khẩu phần chứa nhiều hơn 12MJ/kg thức ăn có thể làm tăng tích lũy mỡ, làm
mau hư gà mái nhưng không làm tăng số lượng trưng đẻ (mặc dù trọng lượng
trứng có thể tăng) (Nguyễn Thành Nhân,2013).
2.1.3.4 Nhu cầu protein và acid amin
Ở gia cầm non đang sinh trưởng nhu cầu protein và acid amin là đặc biệt
quan trọng. Phần lớn nhất vật chất khô tăng lên với sự sinh trưởng là protein.
Nếu thiếu hụt protein tổng số hoặc là 1 số acid amin thiết yếu nào đó đều làm
giảm tốc độ tăng trưởng. Sự tổng hợp protein yêu cầu các acid amin thiết yếu
làm thành protein cần phải có mặt trong cơ thể gần như cùng một lúc. Khi thiếu
một acid amin thiết yếu thì không có sự tổng hợp protein. Những protein không
hoàn chỉnh sẽ không bao giờ được tạo thành. Các acid amin không được sử dụng
trong việc tổng hợp protein sẽ chuyển đổi thành carbohydrate hoặc mỡ, đồng
thời nó có thể dễ dàng bị oxy hóa cho nhu cầu năng lượng trực tiếp hay được
dự trữ với dạng mô mỡ. Thân thịt của những vật nuôi cho ăn khẩu phần thiếu
protein hoặc các acid amin thường chứa nhiều mỡ hơn những vật nuôi được ăn
khẩu phần đầy đủ và cân đối protein (Huỳnh Nhựt Tiến, 2013).
7

Điều cân nhất quan trọng nhất trong việc biểu diễn nhu cầu các acid amin
là lượng thức ăn tiêu thụ. Một lượng ổn định protein tổng số và acid amin thiết
yếu trong thức ăn được yêu cầu để giúp cho tốc độ tăng trưởng mô cơ thể có
thàn phần không thay đổi. Tuy nhiên khi nhu cầu protein được biểu thị theo
phần trăm trong khâu phần thì mức protein ăn vào thực sự sẽ tùy thuộc vào sự
tiêu thụ thức ăn. Mức năng lượng trong khẩu phần có thể là sự xem xét quan
trọng nhất trong việc đánh giá lượng thức ăn ăn vào. Vì lý do này mà các nhu
cầu được biểu diễn như phần trăm của khẩu phần luôn có liên quan đến mức
năng lượng của khẩu phần đó.

2.2 Đặc điểm của kháng sinh và một số nhóm kháng sinh thường
dùng trong chăn nuôi gia cầm
Theo Huỳnh Kim Diệu (2012) kháng sinh là những chất hóa học có nguồn
gốc sinh học hay tổng hợp, tác động một cách chuyên biệt trên một giai đoạn
chính yếu trong sự chuyển hóa của các vi khuẩn hay nấm. Hệ số trị liệu của
kháng sinh rất cao, có khả năng ức chế vi sinh vật (Bacteriostatic) hoặc tiêu diệt
chúng (Bactericidal) ngay ở liều nhỏ. Sử dụng kháng sinh ở liều cao hơn, cũng
không hoặc ít làm hại đến tế bào người hay vật dùng.
Một số nhóm kháng sinh thường dùng trong chăn nuôi gia cầm: Beta-lactams,
aminoglycosides, quinolones, cyclines.
2.2.1. Nhóm kháng sinh
Các loại kháng sinh sử dụng trong thí nghiệm
Neomycin thuộc nhóm aminoglycosides được ly trích từ môi trường nuôi
cấy nấm từ Streptomyces, aminoglycosides có nguồn gốc từ Streptomyces.
Nhóm aminoglycosides hầu hết có tác dụng sát khuẩn nhanh, phụ thuộc nồng
độ và hiệu quả của kháng sinh dài. Phổ kháng sinh rất rộng tác dụng trên vi
khuẩn gam âm và vi khuẩn gam dương.








Hình 2.1: công thức phân tử Neomycin
8


Oxytetracycline (C

22
H
24
N
2
O
9
) thuộc nhóm cyclines tác dụng trên vi
khuẩn gam dương và vi khuẩn gam âm cũng như các vi khuẩn nội bào, ngoài ra
còn kháng viêm






Hình 2.2: công thức phân tử Oxytetracycline
Enrofloxacin thuộc nhóm Quinolones. Tác động đến vi khuẩn gam âm và vi
khuẩn gam dương, nhưng trên vi khuẩn gam âm hiệu quả hơn vi khuẩn gam
dương.








Hình 2.3: công thức phân tử Enrofloxacin
Dexamethasone là thuốc kháng viêm thuộc nhóm glucocorticoid








9








Hình 2.4: công thức phân tử Dexamethasone
2.2.2. Tác dụng
Công dụng khi kết hợp các nhóm kháng sinh
NE: Oxytetracycline hydrochloride, Neomycin sulfate, Tá dược vừa đủ. Có tác
dụng
Trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi, tụ huyết trùng, CRD, viêm
xoang mũi) và tiêu hoá (thương hàn, E.coli, tiêu chảy phân xanh-phân trắng,
bạch lỵ) do vi khuẩn gram (-), gram (+) ở gia súc, gia cầm.
E200: Enrofloxacin, Dexamethasone, Bromhexine hydrochloride, Exp.
Có tác dụng: Đặc trị hen (CRD) ở gia cầm.
Gia cầm: CRD, viêm phổi, tụ huyết trùng.
Gia súc: Viêm phổi, phế quản, tụ huyết trùng, tiêu chảy do E.coli, nhiễm trùng
máu, nhiễm trùng tiết niệu và ngoài da.
2.3 Tình hình sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi

Theo (Nguyễn Quốc Ân,2010) các loại thuốc sử dụng trong thú y bao
gồm các loại kháng sinh, Vitamin, thuốc trị ký sinh trùng trong đó kháng sinh
chiếm khoảng 70% (4109 sản phẩm). Kháng sinh sử dụng trong thú y với mục
đích phòng, trị bệnh. Sử dụng trong chăn nuôi với mục đích kích thích tăng
trưởng. Kháng sinh dùng trong thú y bao gồm 11 nhóm chủ yếu:
β- Lactam (Peniciline, Amoxycilline, Cloxaciline, Cephalosporins…)
Aminoglucosides (Apramycin, Gentamycin, Kanamycin, Neomycin,
Spectinomycin, Streptomycin)
Macrolides (Erythromycin, Josamycin, Spiramycin, Tylosin).
Tetracyclin (Tetracyclin, Oxytetracyclin, Doxycyclin, Chlotetracyclin)
10

(Fluoro) quinolones (Flumequine, Enrofloxacin, Norfloxacin, Oxolinic acid,
Marbofloxacin, Danofloxacin, Difloxacin )
Phenicol (Florfenicol, Thiamphenicol)
Polymyxins (Colistin)
Pleuromutilins (Tiamulin)
Lincosamides (Lincomycin)
Sulfamid (Sulfachlorpiridazine, Sulfadiazine, Sulfadimethoxine )
Diaminopyrimidine (Trimethoprim)
Tình hình sử dụng kháng sinh được khảo sát trong một số thành phố lớn:
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi địa bàn tỉnh Bình
Dương:
Theo Đinh Thiện Thuật et al., (2012) thì đa số các cơ sở chăn nuôi sử
dụng kháng sinh hợp lý (82,89%), không quan tâm xét nghiệm kháng sinh đồ
(99,68%), lựa chọn kháng sinh còn dựa vào kinh nghiệm và triệu chứng bệnh.
Sử dụng kháng sinh không hợp lý chủ yếu về liều lượng và liệu trình điều trị.
Các loại kháng sinh được sử dụng phổ biến gồm chloramphenicol, tylosin,
colistin, norfloxacin, gentamycin, nhóm tetracyclin, ampicillin. Có sự khác
biệt về các loại kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi gà, giữa chăn nuôi công

nghiệp và chăn nuôi gia đình (Đinh Thiện Thuận et al.,2012)
Kết quả khảo sát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Kết quả khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở 55 trại chăn nuôi lợn tại
2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương: 13 loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất
là Tylosin (16,39%), Amoxicillin (11,89%), Gentamycin (8,61%),
Enrofloxacin (6,56%), Penicillin (6,15%), Lincomycin (5,74%), Tiamulin
(5,74%), Colistin (5,33%), Streptomycin (4,51%), Norfloxacin (4,51%),
Tetracyclin (4,1%), Ampicillin (4,1%) và Florphenicol (3,28%) (Nguyễn Quốc
Ân, 2010).
Việc sử dụng kháng sinh ở các trang trại chăn nuôi ở các trang trại chưa
hợp lý: lựa chọn loại kháng sinh, liều sử dụng, liều trình điều trị, chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm của người chăn nuôi; chưa chú ý thời gian ngừng sử dụng
thuốc trước khi khai thác sản phẩm (thịt, trứng, sữa) (Nguyễn Quốc Ân,2010)
2.4 Các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng trứng
Khi nuôi gà chuyên trứng thì ngòai việc quan tâm đến tỷ lệ đẻ thì vấn đề
không kém phần quan trọng đó là chất lượng của trứng gà. Để đánh giá chất
lượng của trứng người ta thường dùng các chỉ tiêu bên ngoài để đưa ra đánh giá
như màu sắc của vỏ trứng, khối lượng của trứng, chỉ số hình dáng, độ dày vỏ và
độ bền của vỏ trứng. Những chỉ số bên trong đó là các thành phần cấu tạo của
11

trứng, chỉ số lòng trắng trứng, chỉ số lòng đỏ trứng, độ đậm của lòng đỏ, đơn vị
Haugh.
Khối lượng của trứng không những là một trong các chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá được chất lượng của trứng mà nó còn là một cách đánh giá chỉ tiêu
sản lượng trứng. Nếu sản lượng trứng giống nhau nhưng khối lượng trứng khác
nhau thì tổng khối lượng trứng rất khác nhau, do đó ảnh hưởng đến thu nhập,
sản lượng và giá cả. Khối lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loài
giống, hướng sản xuất, cá thể, chế độ dinh dưỡng, tuổi gà mái, khối lượng gà
mái (Nguyễn Thị Mai et al, 2009).

Hình dáng của trứng được đánh giá qua chỉ số hình dáng trứng (CSHD).
CSHD trứng (I) là tỉ lệ giữa đường kính lớn D (chiều dài) và đường kính nhỏ d
(chiều rộng) của trứng.Đo đường kính lớn (D) và đường kính nhỏ (d) của trứng
thường bằng thước kẹp. CSHD của trứng liên quan mật thiết đến tỉ lệ ấp nở.
Trứng bình thường có tỉ lệ ấp nở cao, trứng quá dài hoặc trứng quá tròn thì có
tỉ lệ ấp nở thấp. Trứng có chỉ số hình dáng khoảng 71-76% là trứng chuẩn, tốt
(Bùi Hữu Đoàn, 2009).
Màu sắc vỏ trứng được quyết định bởi yếu tố di truyền mạnh hơn là dinh
dưỡng. Ngược lại độ đậm nhạt của lòng đỏ là do sắc tố trong thức ăn quyết định.
Để thay đổi màu của vỏ trứng phải thông qua việc tạo ra các tổ hợp gen mới,
còn để thay đổi màu của lòng đỏ chỉ cần thay đổi thành phần khẩu phần thức
ăn. Xu hướng chung của hiện nay là tạo ra gia cầm lai đẻ trứng có màu (nâu,
hồng, nâu sẫm…) thay cho trứng vỏ trắng. Ở Anh 100% gà đẻ trứng thương
phẩm là vỏ màu, ở Pháp là 85%, Đức là 80% Vỏ trứng màu thường gắn với
bộ lông màu và thường di truyền liên kết với giới tính. Màu sắc trứng tương
đương với giống, phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng là màu nâu (Nguyễn
Đức Hưng, 2006).
Chỉ số lòng đỏ trứng: là tỉ lệ giữa chiều cao lòng đỏ và đường trung bình
của lòng đỏ. Chỉ số lòng đỏ của trứng biểu hiện trạng thái và chất lượng của
lòng đỏ, chỉ số này càng cao chất lượng càng tốt, trứng gia cầm tươi chỉ số này
là 0,4-0,5.Chỉ số này thay đổi phụ thuộc vào đặc điểm loài, giống, cá thể, nó
giảm dần theo thời gian bảo quản trứng (Nguyễn Thị Mai et al, 2009).
Chỉ số lòng trắng trứng: chỉ số lòng trắng trứng là mối quan hệ giữa chiều
cao lòng trắng đặc và trọng lượng trứng. Chỉ số này ở trứng tươi là 0,08-0,09.
Chỉ số này càng cao thì phẩm chất trứng càng tốt. Chỉ số này khác nhau tùy theo
loài, giống và cá thể (Nguyễn Thị Mai et al.,2009).
Đơn vị Haugh (chỉ số Haugh-Unit). Chỉ số này càng cao thì phẩm chất
trứng càng tốt. Thực nghiệm cho biết, những quả trứng chênh lêch nhau dưới 8
12


đơn vị Haugh thì có chất lượng trứng tương đương nhau (Nguyễn Thị Mai et
al.,2009).
Theo Lã Thị Thu Minh (1995) trứng đạt yêu cầu thì phải đảm bảo các chỉ
tiêu:
pH từ 7,6-8,2 là tốt.
Trọng lượng trứng >50g
Chỉ số hình dáng đạt từ 71-75%
Cần phải có sự cân đối giữa vỏ, lòng trắng, lòng đỏ: lòng trắng 58,5%, lòng đỏ
30%, vỏ 11,5%.
Độ dày vỏ 0.32-0,35mm
Chỉ số lòng trắng ≥ 0,08
Chỉ số lòng đỏ ≥ 0,04
Màu sắc lòng đỏ từ 7-12.



















×