Trương Văn An
43
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC
…………#…………
TRƯƠNG VĂN AN
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM AH
LÊN SỰ TĂNG TRỌNG VÀ SỨC ĐỀ KHÁNG
BỆNH ĐỐM TRẮNG Ở TÔM SÚ THỊT
(PENAEUS MONODON)
KHÓA LUẬN CỬ NHÂN KHOA HỌC
NGÀNH SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC ĐỘNG VẬT
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : GS.TSKH LÊ HUY BÁ
Th.S ĐỖ QUANG TIỀN VƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2004
Trương Văn An
44
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC HÌNH, BẢNG................................................................................... 4
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 6
PHẦN II: TỔNG QUAN......................................................................................... 8
I. Tình hình nuôi tôm sú và vấn đề dòch bệnh ở nước ta .................................... 9
I.1. Tình hình nuôi tôm sú và vấn đề dòch bệnh ở Miền Bắc............................ 9
I.2. Tình hình nuôi tôm sú và vấn đề dòch bệnh ở Miền Trung....................... 10
I.3. Tình hình nuôi tôm sú và vấn đề dòch bệnh ở Miền Nam ........................ 11
II. Một số đặc điểm sinh học của tôm sú............................................................ 12
II.1. Phân loại .................................................................................................. 12
II.2. Chu kì đời sống và các giai đoạn phát triển của tôm sú.......................... 12
II.3. Tập tính lột xác của tôm sú...................................................................... 13
II.4. Đặc điểm dinh dưỡng............................................................................... 15
II.5. Cơ chế kháng bệnh của tôm sú................................................................ 15
III. Một số bệnh thường gặp ở tôm sú................................................................ 18
III.1. Bệnh do virus.......................................................................................... 18
III.2. Bệnh do vi khuẩn.................................................................................... 18
III.2.1. Đại cương về vi khuẩn Vibrio......................................................... 19
III.2.2. Một số bệnh liên quan đến nhóm vi khuẩn Vibrio......................... 20
IV. Thức ăn và vai trò của thức ăn trong quản lý sức khỏe tôm .................... 22
IV.1. Thức ăn và tiêu chuẩn thức ăn tổng hợp dạng viên cho tôm sú ............ 22
IV.1.1. Thức ăn tổng hợp nhân tạo............................................................. 22
IV.1.2. Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm sú........................ 22
IV.2. Vai trò thức ăn trong quản lý sức khỏe tôm........................................... 25
IV.2.1. Vai trò của các chất bổ dưỡng đối với sức khỏe tôm ..................... 25
IV.2.2. Sản phẩm kích thích khả năng kháng bệnh ở tôm.......................... 26
IV.2.3. Chế phẩm sinh học ......................................................................... 28
Trương Văn An
45
PHẦN III: NỘI DUNG - ĐỐI TƯNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 30
I. Nội dung.............................................................................................................. 31
II. Đối tượng .......................................................................................................... 31
III. Dụng cụ - Thiết bò - Hóa chất ....................................................................... 32
III.1. Dụng cụ - Thiết bò................................................................................... 32
III.2. Hóa chất.................................................................................................. 32
IV. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................33
IV.1. Phương pháp tạo viên thức ăn chứa chế phẩm AH................................ 33
IV.2. Phương pháp khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm AH đến sự gia tăng
kích thước và trọng lượng của tôm sú..................................................... 34
IV.2.1. Mô hình bể kính.............................................................................. 34
IV.2.2. Mô hình bể Composit ..................................................................... 35
IV.2.3. Mô hình ao tự nhiên........................................................................ 39
IV.3. Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm AH đến khả năng tăng cường
sức đề kháng bệnh cho tôm sú trên mô hình bể xi măng...................... 40
IV.3.1. Mô hình bể kính.............................................................................. 40
IV.3.2. Mô hình bể xi măng........................................................................ 40
IV.3.3. Phương pháp thu dòch virus đốm trắng và gây nhiễm cho tôm ...... 41
IV.4. Phần mềm xử lý thống kê ...................................................................... 42
PHẦN IV: KẾT QUẢ - BIỆN LUẬN ................................................................ 43
I. Ảnh hưởng của chế phẩm AH đến sự gia tăng kích thước và
trọng lượng của tôm sú.................................................................................. 44
I.1. Mô hình bể kính ....................................................................................... 44
I.1.1. Gia tăng kích thước........................................................................... 44
I.1.2. Gia tăng trọng lượng......................................................................... 45
I.2. Mô hình bể Composit ............................................................................... 46
I.2.1. Gia tăng kích thước........................................................................... 46
I.2.2. Gia tăng trọng lượng......................................................................... 47
Trương Văn An
46
I.3. Mô hình ao tự nhiên ................................................................................. 49
I.3.1. Gia tăng kích thước........................................................................... 49
I.3.2. Gia tăng trọng lượng......................................................................... 50
II. Ảnh hưởng của chế phẩm AH đến khả năng tăng cường sức
đề kháng bệnh cho tôm sú ............................................................................. 51
II.1. Mô hình bể kính...................................................................................... 51
II.2. Mô hình bể xi măng................................................................................ 52
PHẦN V: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ .................................................................... 54
I. Kết luận............................................................................................................. 55
II. Đề nghò............................................................................................................. 55
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 56
PHỤ LỤC
Trương Văn An
47
ĐẶT VẤN ĐỀ
- Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đặc
biệt là tôm sú Penaeus monodon ngày càng tăng cao. Do nhu cầu tiêu dùng trong và
ngoài nước ngày càng tăng và tôm lại mang về nguồn lợi kinh tế rất lớn nên nước
ta đã có kế hoạch tăng diện tích nuôi tôm từ 446.000ha (năm 2002) lên 500.000ha
(năm 2005). Cùng với việc gia tăng diện tích nuôi tôm thì vấn đề dòch bệnh cũng
tăng theo cả về chủng loại lẫn mức độ nghiêm trọng. Con tôm sú có thể giúp người
nuôi phất lên nhanh chóng nhưng cũng khiến không ít người trắng tay, nợ nần
chồng chất.
- Để nghề nuôi tôm sú phát triển bền vững cho người nông dân thì phải giải
quyết được hai vấn đề lớn, đó là tạo điều kiện cho tôm lớn nhanh đồng thời giảm
thiểu mọi nguy cơ nhiễm bệnh cho tôm.
- Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cho tôm sú phát triển tốt,
nhưng nếu các chất dinh dưỡng quá dư thừa sẽ gây ra tác động ngược lên con tôm,
gây ô nhiễm nguồn nước và đây chính là nguyên nhân chủ yếu của dòch bệnh. Vậy
vấn đề quan trọng ở đây là làm sao cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp với đặc
điểm tiêu hóa của tôm nhằm kích thích khả năng bắt mồi, qua đó hạn chế việc dư
thừa không cần thiết.
- Một vấn đề có thể được coi như quan trọng hàng đầu trong nuôi tôm sú là
dòch bệnh. Dòch bệnh là nguyên nhân gây tổn thất to lớn nhất cho ngành nuôi trồng
thủy sản, vì thế việc nghiên cứu nhằm giảm nhẹ nguy cơ mắc bệnh cho tôm sú là
một việc làm hết sức cấp thiết. Trên cơ sở đó, hàng loạt các chế phẩm sinh học đã
lần lượt ra đời, nhưng chỉ có một số ít là có hiệu quả. Thò trường chế phẩm sinh học
rất đa dạng và phong phú cũng gây không ít khó khăn cho người nông dân trong
việc lựa chọn để sử dụng cho vuông tôm của mình, nhiều người đã mua phải những
chế phẩm kém chất lượng, chẳng những không có hiệu quả mà ngược lại còn gây
tổn thất cho con tôm.
- Để có một chế phẩm sinh học chất lượng tốt đến được tay người nuôi tôm
thì việc đầu tiên là phải khảo sát và thử ngiệm nó ở những mô hình khác nhau. Chỉ
khi nào chế phẩm có hiệu quả tốt ở những mô hình thử nghiệm thì mới có thể hi
vọng là được sử dụng rộng rãi, nhằm giúp người nông dân cải thiện dần cuộc sống
nhờ con tôm sú. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát ảnh
hưởng của chế phẩm “AH” lên sự tăng trọng và sức đề kháng bệnh ở tôm sú thòt
Penaeus monodon”.
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 7 năm 2004
TRƯƠNG VĂN AN
Trương Văn An
48
TỔNG QUAN
I. TÌNH HÌNH NUÔI TÔM SÚ VÀ VẤN ĐỀ DỊCH BỆNH Ở NƯỚC TA
- Bờ biển Việt Nam trải dài 3.200km suốt từ Bắc vào Nam là tiềm năng lớn
cho ngành nuôi trồng thủy sản. Năm 2002, Việt Nam đứng thứ hai khu vực Châu Á
về sản lượng tôm nuôi. Năm 2003, Việt Nam đã có sản lượng tôm nuôi là 205.000
tấn (trong đó sản lượng tôm sú đạt hơn 170.000 tấn) đứng thứ ba Thế giới sau
Trung Quốc (370.000 tấn) và Thái Lan (280.000 tấn). [15]
Hình 1: Biểu đồ sản lượng tôm nuôi của các nước.
- Ở nước ta, các tỉnh miền Nam là khu vực có diện tích nuôi tôm sú và sản
lượng lớn nhất, kế đó là miền Trung và thấp nhất là miền Bắc.
I.1. Tình hình nuôi tôm sú và vấn đề dòch bệnh ở Miền Bắc
- Miền Bắc nước ta có những điều kiện khí hậu khắc nghiệt đối với tôm sú:
mùa đông lạnh, làm cho nhiệt độ của nước thấp hơn 20
0
C, nằm ngoài khoảng thích
nghi của tôm sú (22-35
0
C) và nhiệt độ giữa các mùa có sự biến động khá lớn.
- Việc nuôi tôm sú ở các tỉnh ven biển miền Bắc mới chỉ bắt đầu từ năm
1989 (thử nghiệm đầu tiên tại Hải Phòng). Hiện nay, các tỉnh nuôi tôm sú ở miền
Sản lượng
(nghìn tấn)
400
300
200
200
370
280
205
400
300
100
200
0
Trung Quốc
Thái Lan Việt Nam
Quốc gia
Trương Văn An
49
Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Đònh, Ninh Bình, Thanh Hóa,
Nghệ An và Hà Tónh. [14]
- Năm 2004, Thái Bình có tổng diện tích nuôi tăng lên 1.200ha, ước đạt sản
lượng trên 1.200 tấn.
- Ngành nuôi tôm sú ở các tỉnh Miền Bắc luôn bò dòch bệnh đe dọa. Theo
các số liệu của Trung tâm Môi trường và Dòch bệnh (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản I):
+ Thanh Hóa có hơn 40% diện tích nuôi tôm bò dòch bệnh, thường là
bệnh virus đốm trắng, tập trung ở các vùng nuôi tôm công nghiệp (khu công nghiệp
Hoằng Phụ với 70/110 ha nuôi tôm bò nhiễm bệnh).
+ Nghệ An có 9,1-47,8% diện tích nuôi tôm bò bệnh virus đốm trắng,
25,6-30,4% bò bệnh MBV và 25-54,5% bò bệnh đầu vàng.
+ Ở Hà Tónh, trong số 150ha nuôi tôm bò bệnh có 67ha bò bệnh virus đốm
trắng, trong đó 27ha có tôm nuôi bò chết. [14]
I.2. Tình hình nuôi tôm sú và vấn đề dòch bệnh ở Miền Trung
- Miền Trung có mực nước ven bờ sâu, nền đáy cát và có ít sông lớn, nước
biển trong và ít bò ô nhiễm, các chỉ tiêu thủy, lý, hóa thuận lợi cho sản xuất giống
tôm sú nuôi.
- Các tỉnh phát triển nghề nuôi tôm sú là Quảng Bình, Quảng Trò, Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đònh, Phú Yên, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Tại các tỉnh miền Trung, theo Phòng Bệnh học Thủy sản (Trung tâm
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III), đòa phương có tỷ lệ diện tích nuôi tôm bò
bệnh thấp nhất là Khánh Hòa (14,3%), cao nhất là Ninh Thuận (52,4%). Tỷ lệ
nhiễm bệnh virus đốm trắng ở tôm nuôi tại khu vực này tuy có giảm nhưng bệnh
phân trắng, teo gan lại xảy ra ở hầu hết các vùng nuôi trọng điểm như Ninh Hải,
Phan Rang, Ninh Phước, có những nơi lên tới 90-95% tôm bò nhiễm bệnh, đặc biệt
là ở những vùng nuôi trên cát. [14]
- Hiện tại, toàn tỉnh Quảng Trò có trên 30ha ở các vùng nuôi tôm sú trọng
điểm như Triệu Phong, Gio Linh, Vónh Linh đã bò bệnh đốm trắng chết hàng loạt,
nguyên nhân là do mầm bệnh có trong nguồn tôm giống và những tác động của
thời tiết, khí hậu. [4]
- Riêng Thừa Thiên Huế:
Trương Văn An
50
+ Đến ngày 21/04/2004 toàn tỉnh đã có hơn 800ha/tổng diện tích đã thả
nuôi (3.281,6ha) bò dòch bệnh. Đặc biệt, huyện Phong Điền có gần 10ha nuôi tôm
công nghiệp trên cát cũng bò nhiễm bệnh. [14]
+ Đến ngày 29/05/2004, Thừa Thiên Huế có gần 1.200ha diện tích ao
nuôi tôm bò dòch đốm trắng, cụ thể như xã Vónh Hưng (huyện Phú Lộc) có khoảng
490/500ha tôm nuôi bò bệnh đốm trắng; xã Vinh Giang có 208/215ha tôm nuôi bò
chết và xã Vinh Hiền có 40/58ha diện tích ao nuôi bò thiệt hại. [3]
- Nằm ở ven biển duyên hải Nam Trung bộ, Bình Đònh có đủ điều kiện tự
nhiên để phát triển nghề nuôi tôm sú. Nếu năm 1998 diện tích nuôi tôm của toàn
tỉnh chỉ có 2.346ha, năng suất bình quân 440 kg/ha thì năm 2001 tăng lên 2.513ha,
năng suất 1.000 kg/ha (tăng gấp đôi), đặc biệt diện tích nuôi thâm canh và bán
thâm canh cũng tăng gấp 4 lần. [23]
- Đến tháng 5/2004, toàn tỉnh Bình Đònh có gần 500ha tôm nuôi bò nhiễm
bệnh, chủ yếu là dòch thân đỏ đốm trắng, chiếm 29.2% diện tích mặt nước đã thả
tôm giống trong toàn tỉnh. Trong đó, thành phố Qui Nhơn có diện tích nuôi tôm bò
dòch bệnh chiếm nhiều nhất với 212,9ha. [5]
- Theo Sở thủy sản Phú Yên (5/2004), toàn tỉnh có đến 17.000ha, chiếm hơn
50% diện tích các đìa nuôi tôm sú tại các cánh đồng tôm trọng điểm thuộc các
huyện Sông Cầu, Tuy Hòa và Tuy An, bò bỏ hoang. Cho đến nay, toàn tỉnh đã có
hơn 1/3 diện tích nuôi tôm sú đã thả nuôi được 30-60 ngày tuổi bò dòch bệnh đốm
trắng, phân trắng… gây tổn thất cho người dân hơn 10 tỷ đồng, và đây là năm mà
người nuôi tôm sú ở Phú Yên bò thiệt hại nặng nề nhất từ trước tới nay. [6]
I.3. Tình hình nuôi tôm sú và vấn đề dòch bệnh ở Miền Nam
- Miền Nam có điều kiện thời tiết khí hậu và hệ thống sông ngòi thuận lợi
cho việc phát triển nghề nuôi tôm sú, với các tỉnh nuôi tôm sú như Bà Ròa - Vũng
Tàu, Đồng Nai, Thành Phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
- Chỉ trong những tháng đầu năm 2004, tại huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ
Chí Minh đã xảy ra hai đợt dòch lớn: dòch phân trắng lây lan làm tôm sú chết hàng
loạt (con tôm đột nhiên xuất hiện hiện tượng mềm thân và có phân trắng) và dòch
bệnh đốm trắng làm hơn 620ha tôm sú bò nhiễm (tôm bò đỏ thân, trên lớp vỏ có
những đốm trắng nhỏ). [14]
- Theo số liệu của Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ, trong số hơn 1000ha nuôi
tôm hiện nay đã có gần 570ha tôm bò dòch bệnh. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm
tại Cần Giờ cho rằng con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều. [26]
Trương Văn An
51
- Từ năm 2001-2003, tại Bạc Liêu mỗi năm số tôm sú nuôi bò chết trên diện
tích từ 35.000-42.000ha, chiếm gần phân nửa diện tích nuôi. [26]
- Từ đầu năm đến nay (5/2004), sản lượng tôm sú nuôi của tỉnh Cà Mau đạt
25.500 tấn, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước, bằng 32,7% kế hoạch năm. [1]
- Nhằm phát triển các đối tượng nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững,
UBND tỉnh Bến Tre vừa ban hành quyết đònh phê duyệt qui hoạch chi tiết nuôi
trồng thủy sản ở huyện Ba Tri đến năm 2010 sẽ có tổng diện tích 8.224ha (trong đó
2.000ha nuôi tôm sú công nghiệp) với sản lượng thủy sản thu được 35.780 tấn (sản
lượng tôm sú là 9.813 tấn). [1]
- Năm 2004, tỉnh Trà Vinh đã nâng cấp, mở rộng và phát triển với diện tích
nuôi tôm sú lên hơn 18.000ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú công nghiệp được
thả nuôi hơn 1.200ha, tăng hơn 1,8 lần so với năm trước. [1]
- Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, tại
các tỉnh Nam bộ (khu vực nuôi tôm lớn nhất của cả nước) tỷ lệ nhiễm bệnh virus
đốm trắng trên mẫu tôm có biểu hiện bệnh được thu ở đầm nuôi quảng canh cải
tiến là 56%, còn bệnh MBV là 50%.
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM SÚ
II.1. Phân loại
Động vật không xương sống Invertebrata
Ngành Chân khớp Arthropoda
Lớp Giáp xác Crustacea
Bộ Mười chân Decapoda
Họ Tôm he Penaeidae
Giống Tôm he Penaeus
Loài Tôm sú Penaeus monodon
- Tôm sú Penaeus monodon còn có tên thường gọi là tôm sú sắt, tôm cỏ, tôm
giang, tôm he… và tên thương mại là Black Tiger Prawn, Giant Tiger Prawn, Jumpo
Tiger Prawn, Black Tiger Shrimp, Grass Shrimp… [16]
II.2. Chu kì đời sống và các giai đoạn phát triển của tôm sú
- Chu kì đời sống của tôm sú có thể chia thành 5 giai đoạn: trứng, ấu trùng,
ấu niên, thiếu niên và trưởng thành. Tôm sú trưởng thành mang trứng (khoảng 1
năm tuổi) thường di chuyển ra khơi xa và đẻ trứng ở đó. Mỗi con cái tùy theo kích
Trương Văn An
52
cỡ khác nhau mà có thể đẻ từ 300.000-1.200.000 trứng và sau 12-14 giờ, trứng nở
thành ấu trùng. Ấu trùng sống trôi nổi trong nước và được thủy triều đưa vào ven
bờ.
- Ấu trùng qua nhiều lần lột xác với các giai đoạn như: Nauplius, Zoae,
Mysis mất 12-14 ngày để trở thành hậu ấu trùng hay còn gọi là tôm bột (Post
larvae). Tôm bột sống bám vào vật bám ở ven bờ có độ mặn thấp, thường là ở cửa
sông. Vào thời kì ấu niên, tôm sú bắt đầu chuyển sang sống ở đáy và đến giai đoạn
thiếu niên tôm tìm đường di chuyển ra bãi đẻ ở vùng biển khơi.
Hình 2: Chu kì đời sống của tôm sú. [16]
II.3. Tập tính lột xác của tôm sú
- Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên một
mức độ nhất đònh, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên.
- Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác thường đi đôi với việc tăng
thể trọng, nhưng cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng.
- Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau:
+ Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra.
+ Các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các
phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng với động tác uốn cong mình toàn cơ thể.
+ Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ đối với tôm nhỏ và 1-2 ngày
đối với tôm lớn.
Cửa sông Ven biển Biển khơi
Trương Văn An
53
- Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường
sống thay đổi đột ngột. Trong quá trình nuôi tôm , thông qua hiện tượng này, có thể
điều chỉnh môi trường nuôi kòp thời. [25]
- Hormone hạn chế sự lột xác (MIH_molt-inhibiting hormone) được tiết ra
do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng
tích luỹ lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm soát chặt chẽ sự lột xác. Các yếu
tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn đều có ảnh hưởng tới tôm đang lột
xác.
- Chanratchakool (1994) cho biết tần số lột xác đối với tôm sú có khối lượng
2-5g là 7-8 ngày/lần, tôm có khối lượng 23-40g là 14-16 ngày/lần. Tác giả còn cho
biết tôm đực và tôm cái có tần số lột xác khác nhau, tôm cái có khối lượng 50-70g
là 18-21 ngày/lần, trong khi tôm đực có cùng khối lượng là 23-30 ngày/lần. [18]
Hình 3: Cơ chế điều hòa lột xác ở tôm sú.
MIH: Molt-Inhibiting Hormone MF: Methyl Farnesoate
MOIH: Mandibular Organ Inhibiting Hormone Ecd: Ecdysone
CUỐNG MẮT
Cơ quan X
Tuyến xoang
MOIH
MIH
Cơ quan ngàm
Hormon ức chế cơ
quan ngàm-MOIH
MF
Cơ quan Y
LỘT XÁC
Ecd
Trương Văn An
54
II.4. Đặc điểm dinh dưỡng
- Tôm nuôi thích ăn thức ăn là tôm, cá, mực tươi băm nhỏ hơn thức ăn tổng
hợp. Nhưng khi đói, tôm ăn tất cả những gì có thể bắt được như rong, rêu, mùn bã
hữu cơ… Đặc biệt chúng rất thích ăn thòt những con tôm mới lột vỏ, con khoẻ mạnh
tấn công và ăn thòt những con yếu.
- Tôm sú hoạt động bắt mồi mạnh ở giai đoạn tôm giống. Cường độ bắt mồi
ban đêm lớn hơn ban ngày. Tôm sú bố mẹ nuôi trong bể nuôi có hoạt động bắt mồi
chậm chạp khi buồng trứng đang phát tiển.
- Đôi khi, tôm đói vẫn nằm yên nhưng nếu dùng que gạt từng viên thức ăn
vào gần miệng, tôm đưa chân bò ra gắp và ăn ngay. Số lượng và chủng loại thức ăn
cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tuyến sinh dục của tôm sú.
[9]
II.5. Cơ chế kháng bệnh của tôm
- Cơ chế kháng bệnh của tôm bò hạn chế so với động vật có xương sống do
sự khác biệt về tiến hóa biểu hiện ở chỗ không có và không tạo ra được kháng thể
đáp ứng lại kháng nguyên lạ xâm nhập.
- Tôm có hệ tuần hoàn mở và không có sự phân tách giữa hệ tuần hoàn và
hệ bạch huyết. Chất lỏng bên trong hệ tuần hoàn được gọi là haemolymph (huyết
tương), còn các tế bào bên trong haemolymph được gọi là haemocytes (huyết bào).
- Trong các tài liệu, đã có nhiều ý kiến về việc phân loại những tế bào
haemocyte của tôm he. Martine và Graves (1985) đã tìm thấy 3 dạng tế bào
haemocyte khác nhau của tôm he:
+ Haemocyte không hạt là những haemocyte nhỏ nhất (12,4x7,8µm),
hình trứng, không hạt, chỉ chiếm khoảng 5-10% những haemocyte tuần hoàn, và
không khúc xạ khi quan sát bằng kính hiển vi quang học.
+ Haemocyte hạt nhỏ là dạng phổ biến của haemocyte (chiếm 75%
toàn bộ các haemocyte). Chúng có hình trứng, dài và rộng hơn không đáng kể so
với haemocyte không hạt (14,8x8,3µm), không khúc xạ, và chứa một lượng hạt có
thể thay đổi (từ 1 đến 40 hạt).
+ Haemocyte hạt lớn chiếm 10-20% tổng số haemocyte. Chúng có hình
trứng đến hình cầu và có kích thước tương đương với kích thước của haemocyte hạt
nhỏ (13,6x9,5µm). Chúng được làm đầy với những hạt có khả năng khúc xạ cao khi
quan sát bằng kính hiển vi quang học. [19]
Trương Văn An
55
- Theo Van de Braak:
+ Có 2 dòng tế bào khác nhau gọi là haemocyte hạt lớn và haemocyte
hạt nhỏ. Những tế bào hyaline (tế bào thủy tinh) là những tế bào non và chưa
trưởng thành của cả 2 dòng tế bào trên.
+ Những tế bào hạt của dòng tế bào hạt lớn trưởng thành và tích trữ
trong mô liên kết và dễ dàng được phóng thích vào huyết tương. Nó không xuất
hiện ở những nơi có dòng tế bào hạt nhỏ trưởng thành.
+ Năm dạng tế bào khác nhau được tìm thấy như tế bào hyaline (tế bào
thủy tinh), small-granular semigranulocyte (tế bào bán hạt nhỏ), large-granular
semigranulocyte (tế bào bán hạt lớn), small-granular granulocyte (tế bào hạt nhỏ),
large-granular granulocyte (tế bào hạt lớn). [19]
Hình 4: Hệ tuần hoàn của tôm sú.
- Sự thực bào là một cơ chế bảo vệ tế bào quan trọng hàng đầu của loài giáp
xác. Những huyết bào semigranular (tế bào bán hạt) là những tế bào liên quan đến
sự thực bào của tôm (Soderhall and Cerenius, 1992; Bachère et al., 1995).
- Những tế bào hyaline (tế bào thủy tinh) cũng được nhận biết như là những
bạch huyết cầu (Soderhall and Cerenius, 1992).
- Những tế bào hạt đã được chứng minh là có vai trò quan trọng trong hệ
thống bảo vệ của tôm do hoạt động kháng khuẩn của chúng (Chisholm and Smith,
1995). [19]
Bảng 1: Tóm tắt một số đặc điểm sinh học của huyết bào tôm [19]
Trương Văn An
56
Hoạt động Tế bào thủy tinh Tế bào bán hạt Tế bào hạt
Hoạt động
Phenoloxidase
Không Giới hạn Mạnh
Sự thực bào
invitro
Có Có/không Không
Sự kết dính
Mạnh Mạnh Yếu
Sự lan rộng
Mạnh Mạnh Yếu
Sự tạo u nhỏ
Không Có Không
Kháng khuẩn
Không Yếu Mạnh
Đáp ứng với
β1,3-Glucan/LPS
Không Sự mất hạt nhỏ Không
Đáp ứng với
Protein proPO
Gia tăng thực bào Giảm thực bào Sự mất hạt nhỏ
- Haemocytes chính là các tế bào bảo vệ nguyên thuỷ của tôm, có khả năng
thực bào các tác nhân lạ; các phân tử lectin có hoạt tính miễn dòch. Lectin là các
phân tử glycoprotein có khả năng gắn với tiểu phần đường của các phân tử khác,
đặc biệt ở các tác nhân lạ.
- Vi khuẩn, virus hay độc tố cũng có thể có lectin bề mặt. Các phân tử lectin
này một mặt có thể giúp nối kết tác nhân lạ với huyết bào tôm, hoạt hóa chúng,
làm tăng hoạt động thực bào và hoạt tính kháng khuẩn; mặt khác vi khuẩn hay
virus cũng có thể sử dụng lectin để sáp nhập vào tế bào tôm ở vò trí các thụ thể
(receptor), khởi đầu cho quá trình nhiễm.
- Tóm lại tôm cũng có sự đáp ứng tế bào và thể dòch đối với tác nhân virus
nhưng không có tế bào tạo ra kháng thể và không có sự bảo vệ đặc hiệu chống lại
tác nhân gây bệnh. Vì vậy, sự nhiễm virus tồn tại dai dẳng trong đời sống của tôm
và con tôm có khả năng kém trong việc chống trọi với bệnh truyền nhiễm do virus.
[8]
III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TÔM SÚ
III.1. Bệnh do virus
Trương Văn An
57
- Hiện nay, các bệnh ở tôm sú do virus gây ra chủ yếu là: hội chứng đốm
trắng (WSSV-White Spot Syndrom Virus), hội chứng đầu vàng (YHV-Yellow Head
Virus), bệnh virus Monodon Baculovirus (MBV).
- Các mầm bệnh (virus) có thể ẩn trong các giai đoạn sống của vật chủ (tôm
nuôi) nhưng có thể gây phát bệnh và làm chết tôm nuôi khi điều kiện môi trường
quá xấu hoặc thay đổi đột ngột gây sốc cho tôm nuôi, ảnh hưởng đến sức đề kháng
của tôm, tạo cơ hội cho virus xâm nhập và lây lan rất nhanh, gây chết hàng loạt.
Bảng 2: Một số bệnh thường gặp ở tôm sú do virus gây ra. [16]
Bệnh Nguyên nhân Giai đoạn
bệnh
Triệu chứng Thời gian phát
bệnh
WSSV
White Spot
Syndrom
Virus
- Do virus hội
chứng đốm
trắng.
- Post larvae
15-40 gram.
- Có đốm trắng
2-3mm trên vỏ
kitin, toàn thân
hơi đỏ.
- Tôm bò bệnh
trong vòng 7
ngày.
YHV
Yellow
Head Virus
- Do virus gây
bệnh đầu
vàng.
- Sau khi thả
giống 20
ngày.
-Mang và gan
tụy có màu vàng
nhạt. Khi gần
chết có màu
xám xanh.
-Tôm chết
trong vòng 3-
5 ngày sau
khi xuất hiện
dấu hiệu đầu
tiên.
MBV
Monodon
Baculovirus
-Do virus phá
hoại biểu mô
hình ống gan
tụy và biểu
mô phía trước
ruột giữa.
-Từ ấu trùng
đến trưởng
thành.
- Tôm lừ đừ, ăn
ít, toàn thân có
màu xanh xám
đến xanh đen.
-Trong vòng 2
tuần sau khi
xuất hiện dấu
hiệu bệnh.
III.2. Bệnh do vi khuẩn
- Vi khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh chủ yếu cho vật nuôi thủy
sản. Theo thống kê của C. Sindermann và D. Lightner (1988) cho thấy bệnh tôm do
vi khuẩn gây ra chiếm tới 45,3% tổng số các loại bệnh ở tôm sú nuôi, trong khi
bệnh do virus chiếm 25,3% , bệnh do nấm chiếm 2,7% và bệnh do ký sinh trùng
chiếm 26,7%. [7]
Trương Văn An
58
Hình 5: Tỷ lệ nhiễm bệnh do các tác nhân gây ra trên tôm sú
.
- Theo các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy: có thể có tám giống vi
khuẩn có liên quan đến bệnh tôm, nhưng trong đó có hai giống gây tác hại lớn đến
tôm , đó là giống vi khuẩn dạng sợi (Leucothrix) và giống vi khuẩn Vibrio. [22]
- Vi khuẩn dạng sợi thường gây ra sự cảm nhiễm ở các cơ quan bên ngoài
(phần phụ, mang và vỏ). Ngược lại, Vibrio có khả năng cảm nhiễm cả bên trong
lẫn bên ngoài. [22]
- Sự cảm nhiễm bên ngoài của Vibrio thể hiện ở một số dấu hiệu của bệnh
mòn vỏ, sự xuất hiện một số điểm trắng và điểm đen trên vỏ, một số thương tổn và
hoại tử của phần phụ và đuôi tôm. Sự cảm nhiễm bên trong thường gặp ở một số
trường hợp bệnh cấp tính, khi đó có thể phân lập được vi khuẩn Vibrio từ máu, cơ,
gan và ruột của tôm. [20, 21]
III.2.1. Đại cương về vi khuẩn Vibrio
- Vibrio là vi sinh vật Gram âm, hình que, hai đầu không đều nhau nên có
dạng hình dấu phẩy, di động, sống kò khí tùy nghi.
- Tất cả các loài trong giống Vibrio đều cần muối để phát triển (trừ Vibrio
cholerae). Vì đây là các vi khuẩn ưa mặn nên chúng thường xuyên được phân lập
từ các vùng nước ven biển hoặc trong các loài động vật sống ở biển. [13]
- Các loài Vibrio đều có phản ứng Catalase và Oxydase dương tính, lên men
glucose nhưng không sinh hơi. Tất cả các loài thuộc giống này đều không sinh H
2
S.
Ký sinh trùng
Virus
Vi khuẩn
Nấm
45,30%
25,30%
2,70%
26,70%
Trương Văn An
59
III.2.2. Một số bệnh liên quan đến nhóm vi khuẩn Vibrio
- Các loài vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio gây bệnh trên thủy sản nuôi nước
mặn và nước lợ: V.alginolyticus, V.parahaemolyticus, V.anguillarum, V.haveyi,
V.damsela, V.vulnificus, V.penaeicida.
Bảng 3: Một số bệnh tôm liên quan đến nhóm Vibrio. [16]
Bệnh Nguyên nhân Giai đoạn
phát bệnh
Triệu chứng
Bệnh
phát
sáng.
- Do V.harveyi,
V.alginolyticus,
V.splendidus…
- Bệnh bộc
phát ở mọi giai
đoạn ấu trùng
của tôm.
- Ấu trùng di chuyển hoặc
chết đáy mang ánh sáng
xanh. Phần lớn ấu trùng bơi
bình thường, một số bơi
không đònh hướng. Khi sắp
chết, ấu trùng chìm dần
xuống đáy và phát sáng toàn
thân (Lavilla-Pitogo, 1990).
Bệnh
đốm
đen
- Do V.vulnificus,
V.parahaemolyticus,
V.alginolyticus.
(Lightner 1988).
- Có thể xảy ra
ở bất kì giai
đoạn nào trong
chu kì đời sống
của tôm sú.
- Ăn kém, phản ứng yếu với
những kích thích và bơi mất
thăng bằng. Một số tôm
mang những đốm đen lõm
sâu xuống vỏ.
Bệnh
đen
mang
- Do Vibrio,
Aeromonas,
Pseudomonas,
Flavobacterium…
- Xảy ra ở bất
kì giai đoạn
nào trong chu
kì đời sống của
tôm sú.
- Mang tôm có thể có màu
nâu, xanh hoặc vàng. Các vi
sinh vật bám đầy ở chân bơi.
Khi bò nhiễm nặng, tôm
giảm hoạt động, ăn ít, lột
xác kém, hô hấp bò cản trở.
Bệnh
mòn vỏ
- Do V.vulnificus,
V.parahaemolyticus,
V.alginolyticus.
- Xảy ra ở tất
cả các giai
đoạn.
- Tôm mang những đốm đen
lõm sâu xuống vỏ, chân bò,
chân bơi bò ăn mòn. Tốc độ
sinh trưởng kém.
Trương Văn An
60
Bệnh đốm trắng
Bệnh đốm đen
Bệnh đen mang
Bệnh đứt mòn phụ bộ
Hình 6: Một số bệnh ở tôm sú.
IV. THỨC ĂN VÀ VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN TRONG QUẢN LÝ SỨC KHỎE
TÔM
IV.1.Thức ăn và tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm sú
IV.1.1. Thức ăn tổng hợp nhân tạo
- Các loại thức ăn tươi sống khi cho tôm ăn thường bò phân giải một cách
nhanh chóng, các chất dinh dưỡng trong thức ăn tan vào trong môi trường nuôi. Nếu
lượng thức ăn quá nhiều mà tôm không sử dụng hết sẽ sản sinh ra một lượng chất
hữu cơ thối rữa, làm cho môi trường bò nhiễm bẩn, tôm dễ mắc bệnh, làm ảnh
hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm.