Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cái răng tp cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.08 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH






HÀ THỊ NGỌC TUYỀN




PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH CÁI RĂNG
TP CẦN THƠ





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số ngành: 52340201






Cần Thơ - Năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH


HÀ THỊ NGỌC TUYỀN
MSSV: C1200049



PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH CÁI RĂNG
TP CẦN THƠ




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số ngành: 52340201



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S KHƯU THỊ PHƯƠNG ĐÔNG


Cần Thơ - Năm 2014

i
LỜI CẢM TẠ

Qua thời gian học tập ở trường với sự tận tình giảng dạy của quý thầy cô,
em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức quý báo. Đây cũng là một phần hành
trang, trang bị cho em để sắp tới em bước vào dòng đời đầy chông gai phía
trước.
Sự tận tình, sự đôn đốc, dạy bảo của quý thầy cô đã giúp chúng em luôn
nhìn về phía trước, phấn đấu và vươn lên. Em xin chân thành cảm ơn tấm lòng
luôn đầy nhiệt huyết vì thế hệ tương lai của quý thầy cô, xin cảm ơn cô Ths.
Khưu Thị Phương Đông người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài
báo cáo này.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát
Triển Nông Thôn Quận Cái Răng, đặc biệt là Ban lãnh đạo ngân hàng đã tạo
điều kiện cho em thực tập và học hỏi tại ngân hàng, các anh chị đã nhiệt tình
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập, quá trình thực tập tại ngân hàng là
dịp để em đi sâu vào thực tế mở rộng thêm kiến thức và kinh nghiệm của
mình.
Sau cùng, Em xin kính chúc quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo Ngân hàng sức
khỏe dồi dào, thành đạt và hạnh phúc.
Kính chúc Trường Đại Học Cần Thơ và Ngân Hàng Nông Nghiệp Và
Phát Triển Nông Thôn ngày một phát triển lớn mạnh và bền vững.
Em chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, Ngày … tháng … năm 2014.
Người thực hiện
ii
LỜI CAM KẾT
  
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu

thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.




Cần Thơ, Ngày… Tháng ….Năm 2014
Người thực hiện

iii
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
iv
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.2.1.Mục tiêu chung 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1.1.Khái niệm tín dụng 3
2.1.2.Chức năng của tín dụng 3
2.1.3.Vai trò của tín dụng 4
2.1.4. Nguyên tắc cho vay 4
2.1.5. Điều kiện cho vay 4
2.1.6. Đối tượng cho vay của ngân hàng 5
2.1.7. Thời hạn cho vay 6
2.2.KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN 6
2.2.1.Khái niệm về tín dụng ngắn hạn 6

2.2.2.Các hình thức cho vay ngắn hạn 6
2.2.3.Nguyên tắc cho vay 7
2.2.4.Thời hạn tín dụng 7
2.3.MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 7
2.3.1.Doanh số cho vay 7
2.3.2.Doanh số thu nợ 8
2.3.3.Dư nợ 8
2.3.4.Nợ xấu 8
2.3.5.Hệ số thu nợ 9
2.3.6.Dư nợ trên tổng vốn huy động ngắn hạn 10
2.3.7. Nợ xấu/tổng dư nợ 10
2.3.8.Vòng quay vốn tín dụng 10
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 11
2.4.2. Phương pháp phân tích số liệu 11
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CÁI RĂNG 12
3.1. GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH CÁI RĂNG 12
3.1.1. Sự hình thành và phát triển 12
3.1.2. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng 13
3.2. TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG QUA 3 NĂM 2011-2013 13
3.2.1.Thu nhập 14
3.2.2.Chi phí 15
3.2.3.Lợi nhuận 15
v
3.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NHNo&PTNT QUẬN
CÁI RĂNG 16
3.3.1.Vốn huy động 16
3.3.2.Vốn điều chuyển 18

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG 20
4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TỪ NĂM 2011 – 2013 20
4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN
CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2011 - 2013 24
4.2.1.Phân tích tình hình doanh số cho vay ngắn hạn 24
4.2.1.1. Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng 24
4.2.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 25
4.2.2. Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn 27
4.2.2.1. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng 27
4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế 29
4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn 31
4.2.3.1. Tình hình dư nợ theo đối tượng khách hàng 31
4.2.3.2. Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế 32
4.2.4. Nợ xấu ngắn hạn 34
4.2.4.1. Tình hình nợ xấu theo đối tượng khách hàng 34
4.2.4.2. Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ 34
4.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN
HÀNG TỪ NĂM 2011-2013 36
4.3.1. Dư nợ trên tổng vốn huy động NH 36
4.3.2. Đánh giá vòng quay vốn tín dụng 36
4.3.3.Đánh giá hệ số thu nợ 37
4.3.4. Đánh giá về tỷ lệ nợ xấu(Nợ xấu/Tổng dư nợ) 37
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT QUẬN CÁI RĂNG 38
5.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NHNo&PTNT QUẬN CÁI RĂNG 38
5.1.1. Ưu điểm 38
5.1.2. Nhược điểm 38

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN
HẠN 39
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 14
Bảng 3.2. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 15
Bảng 4.1. Tình hình tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 17
Bảng 4.2. Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng qua 3 năm 20
Bảng 4.3. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế qua 3 năm 21
Bảng 4.4. Doanh số thu nợ đối tượng khách hàng qua 3 năm 23
Bảng 4.5. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế qua 3 năm 24
Bảng 4.6. Dư nợ của ngân hàng theo đối tượng khách hàng qua 3 năm 26
Bảng 4.7. Dư nợ theo ngành kinh tế qua 3 năm 27
Bảng 4.8. Nợ xấu theo đối tượng khách hàng qua 3 năm 29
Bảng 4.9. Nợ xấu theo nhóm nợ qua 3 năm
Bảng 4.10. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng
30

vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHNo&PTNTN Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
HĐTD Hoạt động tín dụng.
NHNN Ngân hàng nhà nước.
HĐBT Hội đồng bộ trưởng.
HĐDV Hoạt động dịch vụ.

DSCV Doanh số cho vay.
DSTN Doanh số thu nợ.
DNTN Doanh nghiệp tư nhân.
HTX Hợp tác xã.
CP-TNHH Cổ phần- trách nhiệm hữu hạn.
NNNT Nông nghiệp nông thôn.
SXKD Sản xuất kinh doanh.

1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta đang trên đà phát triển với những thành tựu mới trong mọi
lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới
cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra
nhiều cơ hội mới cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực trong đó
không thể không nói tới ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt
Nam.
Nói đến Ngân hàng là người ta nghĩ ngay đến tính nhạy cảm vì lĩnh vực
này liên quan đến nhiều thành phần trong xã hội và độ rủi ro cũng rất cao, đặc
biệt trong công tác tín dụng. Ngân hàng đóng vai trò là người cho vay vốn để
các doanh nghiệp đảm bảo tiến trình sản xuất kinh doanh được liên tục, hiệu
quả cũng là để tìm kiếm nguồn thu nhập cho chính Ngân hàng với độ rủi ro là
thấp nhất và đảm bảo mục tiêu phát triển nền kinh tế. Không chỉ có nhu cầu
vốn trung và dài hạn để đổi mới công nghệ, nhà xưởng, máy móc, các doanh
nghiệp luôn có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ sung cho nhu cầu thiếu hụt
vốn tạm thời khi gặp khó khăn trong việc thanh toán với khách hàng, trả lương
cho công nhân, mở rộng sản xuất trong mùa vụ,… Chính vì sự quan trọng của
tín dụng ngắn hạn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp nên Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương nhằm giúp đỡ các doanh

nghiệp có quy mô nhỏ mở rộng sản xuất, đồng thời cũng là nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng ngắn hạn của các Ngân hàng hiện nay. Nắm bắt được
những yêu cầu cấp thiết trên và qua thời gian được thực tập tại Ngân hàng
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh quận Cái Răng,
tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân
hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh quận Cái
Răng” để nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1.Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng trong ba năm (2011-2013), đồng thời
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình hoạt động tín dụng ngắn
hạn của ngân hàng.
2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng từ năm
2011-2013.
Mục tiêu 2: Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân
hàng thông qua một số chỉ tiêu về hoạt động tín dụng.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng ngắn
hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Quận Cái Răng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài đi sâu vào phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng số liệu thu thập phân
tích trong 3 năm giai đoạn 2011 – 2013, chủ yếu là phân tích đánh giá tình
hình tín dụng ngắn hạn theo thời hạn, theo ngành kinh tế và theo đối tượng
khách hàng để thấy được tình hình tín dụng ngắn hạn chung của ngân hàng.
Cụ thể là đi phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn
hạn tại Ngân hàng như: doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn,
dư nợ ngắn hạn, nợ xấu ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn ngắn

hạn, hệ số thu nợ ngắn hạn, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn và chỉ tiêu nợ
xấu ngắn hạn trong tổng dư nợ ngắn hạn.

3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1.Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế đã tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế,
xã hội. Hiểu theo nghĩa hẹp thì tín dụng là sự vay mượn trong đó hai chủ thể
người đi vay và người cho vay sẽ thỏa thuận một thời hạn nợ và mức lãi cụ
thể. Hiểu theo nghĩa rộng thì tín dụng là sự vận động của các nguồn vốn từ nơi
thừa đến nơi thiếu.
Trong thực tế hoạt động của tín dụng cũng rất đa dạng và phong phú.
Nhưng ở bất cứ dạng nào thì tín dụng cũng thể hiện ba mặt cơ bản, bao gồm:
 Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này
sang người khác.
 Sự chuyển giao này chỉ mang tính tạm thời.
 Đến thời hạn hoàn trả thì người sử dụng phải trả lượng giá trị gốc
kèm theo một lượng giá trị dôi ra (phần dôi ra được gọi là phần lợi tức hay lãi
suất).(Thái Văn Đại, 2010)
2.1.2.Chức năng của tín dụng
- Phân phối lại tài nguyên: tín dụng là sự vận động vốn từ chủ thể này
sang chủ thể khác, từ nơi tạm thời thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Chính nhờ sự
vận động này của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài
nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng. Phân phối lại tài
nguyên được thực hiện bằng hai cách:
+ Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời
chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn như kinh doanh hay tiêu
dùng.

+ Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ
chức trung gian như ngân hàng, công ty tài chính,…Từ các chủ thể trung gian
này mới phân phối cho người sử dụng vốn. Trong nền kinh tế hiện nay, phân
phối qua ngân hàng chiếm vị trí quan trọng nhất.
- Thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển: các ngân hàng
cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện thông qua con đường tín
dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ được ổn định, đồng thời đảm
bảo đủ phương tiện cho lưu thông. Nhờ vào hoạt động tín dụng của ngân hàng
4
mà tốc độ lưu thông hàng hóa nhanh hơn do vậy hàng hóa đi từ hình thái tiền
tệ vào sản xuất và ngược lại được thúc đẩy mạnh mẽ hơn (Thái Văn Đại và
Bùi Văn Trịnh, 2010).
2.1.3.Vai trò của tín dụng
Trong nền kinh tế hiện nay, hoạt động tín dụng của ngân hàng có vai trò
rất quan trọng:
- Đáp ứng nhu cầu vốn dể duy trì quá trình sản xuất liên tục, đồng thời
góp phần đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất thông qua hoạt
động huy động vốn và cấp tín dụng của ngân hàng lượng tiền nhàn rỗi trong
nền kinh tế sẽ được tập trung lại và đưa vào sản xuất hay tiêu dùng.
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và
ngành kinh tế mũi nhọn.
- Tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hoạch toán
kinh tế của các doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài,…(Thái
Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010).
2.1.4. Nguyên tắc cho vay
Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên
hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn

thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. (Thái Văn Đại, 2010)
2.1.5. Điều kiện cho vay
Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng đối với các bên để
làm căn cứ xem xét và quyết định thiết lập quan hệ tín dụng. Khi khách hàng
có đủ điều kiện sau thì ngân hàng sẽ cho vay vốn:
 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
- Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam
+ Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự
+ Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự.
5
+ Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành
vi dân sự.
+Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự.
+ Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật
và năng lực hành vi dân sự.
- Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có
năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật
của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu
pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc
được điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc
tham gia quy định.
 Mục đích sự vốn vay hợp pháp
 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù
hợp với quy định của pháp luật. (Thái Văn Đại, 2010 )

2.1.6. Đối tượng cho vay của ngân hàng
Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu
thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoảng chi phí cho quá trình sản
xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời gian nhất định.
Ngân hàng cho vay các đối tượng như:
- Dùng tiền vay để mua các giá trị vật tư, hàng hóa máy móc thiết bị và
các khoảng chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh
dịch vụ, đời sống, đầu tư và phát triển.
- Dùng số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công
chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và
dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoảng lãi được tính trong giá trị tài sản
cố định đó.
Ngân hàng không cho vay các đối tượng dùng tiền vay với mục đích sau:
- Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp
luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi
6
- Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật
cấm.
- Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
(Thái Văn Đại, 2010)
2.1.7. Thời hạn cho vay
Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay
cho đến khi hết thời điểm trả nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong
hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. (Thái Văn Đại, 2010)
2.2.KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN
2.2.1.Khái niệm về tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng
nhằm giúp các khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân tăng cường vốn lưu
động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất và tiêu dùng (Thái Văn Đại,
2012).

2.2.2.Các hình thức cho vay ngắn hạn
 Cho vay từng lần theo món
Là phương thức cho vay mà mỗi món vay vốn, khách hàng và tổ chức tín
dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Hình
thức vay này phù hợp với khách hàng kinh doanh theo mùa vụ. Là phương
thức cho vay được ngân hàng tài trợ theo từng phương án kinh doanh, từng
thương vụ, từng giao dịch, riêng biệt cụ thể
 Bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh là sự cam kết của người bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
và quyền lợi nếu người được bảo lãnh không thực hiện đúng và đầy đủ những
cam kết với bên yêu cầu bảo lãnh. Các loại bảo lãnh sau:
- Bảo lãnh vay vốn
- Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh tiền đặt cọc
- Bảo lãnh thanh toán
 Chiết khấu chứng từ có giá
Ngân hàng đứng ra trả tiền trước cho các chứng từ có giá khác chưa đến
hạn thanh toán, theo yêu cầu của người thụ hưởng bằng cách khấu trừ một số
7
tiền nhất định theo giá trị chứng từ, thời hạn chiết khấu, lãi suất và các tỷ lệ
chiết khấu khác, còn lại bao nhiêu thanh toán cho khách hàng.
 Cho vay theo hạn mức thấu chi
Là nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động nhằm cân đối quỹ
ngân hàng ngay trên tài khoản vãng lai của khách hàng. Nghiệp vụ thấu chi
được thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được dư nợ trên tài khoản
vãng lai một số lượng tiền nhất định và trong một thời gian nhất định.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng
Là phương thức cho vay mà Ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa
thuận một số tiền tối đa cho khách hàng có thể sử dụng trong một khoảng thời

gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh (Thái Văn Đại, 2012).
2.2.3.Nguyên tắc cho vay
Hoạt động tín dụng của ngân hàng tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Quận Cái Răng phải
đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD.
+ Phải trả lãi và nợ gốc tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong HĐTD.
+ Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo quy định của Chính phủ,
Thống đốc NHNN và hướng dẫn về việc đảm bảo tiền vay của NHNo&PTNT
Việt Nam (Thái Văn Đại, 2012).
2.2.4.Thời hạn tín dụng
Là khoảng thời gian được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng vay
vốn để khách hàng có thể sử dụng số tiền vay. Thời hạn tín dụng phụ thuộc
vào các yếu tố sau:
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh của đơn vị vay.
- Nguồn vốn của ngân hàng.
- Khả năng trả nợ của khách hàng (Thái Văn Đại, 2012).
2.3.MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
2.3.1.Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách
hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay
chưa thu hồi.
8
2.3.2.Doanh số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoảng tín dụng mà ngân hàng thu về
được khi đáo hạn vào một khoảng thời gian nhất định nào đó.
2.3.3.Dư nợ
Dư nợ tín dụng là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm nào đó ngân
hàng hiện cho vay bao nhiêu và đây cũng chính là khoản mà ngân hàng
phải thu về. Dư nợ tín dụng là để đánh giá tình hình hoạt động của ngân

hàng qua các chỉ tiêu so sánh mức độ tăng giảm qua các năm.
Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh 2 chỉ tiêu doanh số cho
vay và doanh số thu nợ.
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số
thu nợ trong kỳ.
2.3.4.Nợ xấu
Nợ xấu là những khoản nợ không hiệu quả, nó bao gồm tất cả những
khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và
quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ như
sau:
 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu
hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có
khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi
đúng thời hạn còn lại.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2
Điều này.
 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng
về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3
Điều này.
 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
9
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b

Khoản này;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3
Điều này.
 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3
Điều này.
 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3
Điều này (Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010).
2.3.5.Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này đánh giá tình hình tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng.
Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định thì
ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn. Chỉ tiêu này càng cao được
đánh giá càng tốt.

10

Công thức tính như sau:



2.3.6.Dư nợ trên tổng vốn huy động ngắn hạn
Chỉ tiêu này xác định mức độ sử dụng vốn huy động vào cho vay ngắn
hạn. Nó giúp cho người phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với
nguồn vốn huy động.
Công thức tính:


2.3.7. Nợ xấu/tổng dư nợ
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng. Những ngân
hàng nào có chỉ tiêu này thấp cũng có nghĩa là hiệu quả hoạt động tín dụng
của ngân hàng đó cao.
Công thức tính:


2.3.8.Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng,
thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng
nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư được an toàn. Công thức tính:



Trong đó dư nợ bình quân tính theo công thức sau:


Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =

Doanh số cho vay


Dư nợ
Dư nợ trên tổng vốn huy động = x 100%
Vốn huy động NH
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = x 100%
Dư nợ
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng = x 100%
Dư nợ bình quân

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =
2
11
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thông qua các bảng báo cáo tài chính của Ngân Hàng
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh quận Cái Răng qua ba năm
2011, 2012 và 2013
2.4.2. Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1 và 2: Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh số
liệu tương đối, số liệu tuyệt đối và đối chiếu số liệu qua 3 năm 2011 – 2013
nhằm phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh.
Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là
phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng,
mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so sánh trong phân tích là

xác định sự biến động của chỉ tiêu phân tích, tốc độ tăng giảm ra sao để đưa ra
hướng khắc phục.
Phương pháp so sánh tuyệt đối: là một chỉ tiêu phản ánh quy mô, khối
lượng của sự kiện. Tác dụng của so sánh: phản ánh tình hình thực hiện kế
hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng. Là kết quả của phép trừ giữa trị
số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆F = F
t
– F
0
Trong đó:
∆F: Mức hoàn thành kế hoạch
F
t
: chỉ tiêu thực hiện
F
0
: chỉ tiêu kế hoạch
Phương pháp so sánh tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số kì
phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
F =
0
0t
F
FF 
 100
Đối với mục tiêu 3: Căn cứ vào kết quả phân tích ở mục tiêu 1 & 2, đề
xuất một số giải pháp.
12
CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CÁI RĂNG
3.1. GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH CÁI RĂNG
3.1.1. Sự hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Cái Răng
là một ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
nông thôn, đối tượng phục vụ chủ yếu là nông dân.
Từ khi được thành lập đến nay NHNo&PTNT chi nhánh Cái Răng đã đổi
tên 4 lần.
Tên đầu tiên là Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp huyện Châu Thành
được thành lập theo nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ
Trưởng (nay là Chính phủ).
Đến ngày 14/11/1990, quyết định số 400/CP ra đời và Ngân hàng Phát
Triển Nông Nghiệp huyện Châu Thành được đổi tên thành Ngân hàng Nông
Nghiệp huyện Châu Thành.
Ngày 25/11/1996 đổi tên thành NHNo&PTNT huyện Châu Thành, là
một trong bảy chi nhánh của ngân hàng Nông nghiệp Cần Thơ, thuộc quản lý
và điều hành của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, NHNo&PTNT huyện
Châu Thành có chi nhánh trực thuộc tại chợ Cái Tắc huyện Châu Thành, tỉnh
Cần Thơ.
Ngày 25/03/2004, NHNo&PTNT huyện Châu Thành chính thức được
đổi tên thành Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh
Cái Răng, NHNo&PTNT chi nhánh Cái Răng là một trong tám chi nhánh của
NHNo&PTNT Thành Phố Cần Thơ, gồm: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Quận Ninh Kiều, Quận Ô Môn, Quận Bình Thủy, huyện
Phong Điền, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ và huyện Thốt Nốt. Địa bàn
hoạt động của ngân hàng thuộc địa giới quản lý của Ủy ban Nhân dân quận,
hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển và nâng cao đời sống dân cư trong quận, giúp
cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong quận được thuận lợi dễ dàng hơn. Do
quận Cái Răng là quận tiếp giáp với trung tâm thành phố Cần Thơ nên có điều

kiện và tiềm năng phong phú giúp cho NHNo&PTNT chi nhánh Cái Răng
hoạt động có hiệu quả hơn.
Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Quận Cái
Răng đặt tại số 104/6 đường Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng,
13
TP.Cần Thơ. Với phương châm “Góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của
quận” ngày càng giàu đẹp hơn.
3.1.2. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng
 Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu
+ Huy động vốn: Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ
hạn bằng VND, bằng ngoại tệ của mọi cá nhân, các tổ chức và doanh nghiệp.
+ Cho vay: cho vay ngắn hạn và trung dài hạn các thành phần kinh tế ở
tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
+ Nhận làm dịch vụ chuyển tiền cho mọi cá nhân, các tổ chức có yêu
cầu.
+ Nhận thu tiền mặt và ngân phiếu thanh toán của khách hàng.
+ Nhận phục vụ việc mở tài khoản của cá nhân, doanh nghiệp tư nhân,
doanh nghiệp nhà nước.
+ Nhận làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo.
+ Cho vay các chương trình chỉ định của Chính phủ.
 Lĩnh vực đầu tư chủ yếu:
+ Thương mại dịch vụ;
+ Khách sạn nhà hàng;
+ Công nghiệp chế biến thủy sản, lương thực thực phẩm;
+ Nuôi trồng thủy sản, sản xuất thương mại…
+ Hoạt động cá nhân và công cộng.
3.2. TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG QUA 3 NĂM 2011-2013
Ngân hàng là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Nó cũng
như các tổ chức hoạt động kinh doanh khác, muốn hoạt động có hiệu quả

trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật
hiệu quả để đạt được mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố tổng
hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là chỉ tiêu chung
nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Mục
tiêu hàng đầu của ngân hàng là làm thế nào để đạt lợi nhuận cao nhất và rủi ro
thấp nhất trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để tăng
lợi nhuận, ngân hàng cần phải quản lý tốt các khoản mục tài sản, nhất là các
khoản mục cho vay và đầu tư, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân
14
hàng với sự tiết kiệm chi phí. Khi lợi nhuận tăng ngân hàng sẽ có điều kiện
trích dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có. Với sự phấn
đấu, nỗ lực chung của cán bộ nhân viên NHNo&PTNT chi nhánh Cái Răng đã
đạt được kết quả qua 3 năm (2011 - 2013) như sau:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Quận Cái Răng
qua ba năm (2011-2013)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền %
I Doanh thu
39.854 64.574 69.653 24.720 62,0 5.079 7,9
1.Thu từ HĐTD
36.246 59.996 64.748 23.750 65,5 4.752 7,9
2.Thu từ HĐDV

340 720 1.145 380 111,8 425 59,0
3.Thu khác
3.268 3.858 3.760 590 18,1 (98) (2,5)
II Chi phí
34.239 55.617 62.051 21.378 62,4 6.434 11,6
1.Chi HĐTD
24.753 43.418 44.360 18.665 75,4 942 2,2
2.Chi HĐDV
349 1.106 546 757 216,9 (560) (50,6)
2.Chi khác
9.137 11.093 17.145 1.956 21,4 6.052 54,6
III Lợi nhuận
5.615 8.957 7.602 3.342 59,5 (1.355) (15,1)
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Quận Cái Răng
3.2.1.Thu nhập
Qua kết quả phân tích ở bảng 3.1 ta thấy, nhìn chung thu nhập của Ngân
hàng qua 3 năm đều có xu hướng tăng lên. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng
luôn chiếm trên 90% trong tổng nguồn thu nhập của ngân hàng. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến việc thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng
cao. Trong đó vấn đề thu hồi nợ, nhất là các khoản nợ ngắn hạn được ngân
hàng thực hiện một cách có hiệu quả. Đây là kết quả từ Ngân hàng đối với
việc thẩm định hồ sơ vay vốn một cách cẩn thận, thực hiện tốt việc phân các
nhóm thu hồi nợ thành nhiều nhóm nhỏ và có những tổ thu hồi nợ riêng. Năm
2012 doanh số thu hồi nợ tăng 47,6% so với năm 2011. Kết quả này đã góp
phần đáng kể trong việc tăng thu nhập cho ngân hàng.
Đến năm 2013, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, hàng loạt những doanh
nghiệp bị phá sản. Việc này đã gây ra những bất lợi không chỉ cho doanh
nghiệp mà còn cho những hộ sản xuất cá nhân, nhỏ lẻ. Những nguyên nhân
khách quan cũng đã ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân như dịch bệnh
xảy ra trên nhiều loại vật nuôi, giá cả bị rớt giá Tất cả những nguyên nhân

đều làm cho thu nhập của người dân trở nên khó khăn, gây ảnh hưởng đến
việc trả lãi vay cho ngân hàng làm tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động tín dụng
của ngân hàng trong năm giảm.
15
Ngoài nguồn thu từ hoạt động tín dụng thì ngân hàng cũng còn một
nguồn thu khác là nguồn thu từ hoạt động dịch vụ và thu khác. Nguồn thu từ
hoạt động dịch vụ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng thu của ngân hàng.
Trong hoạt động của ngân hàng thì nguồn thu từ hoạt động dịch vụ bao gồm
thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thu từ dịch vụ thanh toán, ngân quỹ.
Nguồn thu của ngân hàng tăng vì các khoản thu từ hoạt động phi tín dụng tăng
do Ngân hàng đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh của mình góp phần làm
tăng tổng thu của Ngân hàng lên đáng kể.
3.2.2.Chi phí
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bên cạnh chỉ tiêu
doanh thu ta cần xem xét thêm chỉ tiêu về chi phí để đánh giá sự biến động
của chi phí qua các năm, chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.
Ngân hàng phải chi các khoản như: chi cho hoạt động tín dụng, chi hoạt
động dịch vụ, chi trả lương cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý, công cụ
và một số khoản chi khác. Trong đó chi phí hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng
cao, cụ thể: năm 2011 chiếm 72,3%, năm 2012 chiếm 78,1%, năm 2013 chiếm
71,5% trong tổng chi. Chi từ hoạt động tín dụng tuy có tăng qua ba năm do
Ngân hàng huy động vốn nhiều thì việc trả lãi tiền gửi tăng là hợp lý nhưng
khi nhìn tỷ trọng thì chi từ hoạt động này lại giảm đều đó có nghĩa là Ngân
hàng đã cố gắng giảm thiểu các khoản chi không cần thiết, có phương án kinh
doanh và huy động vốn hợp lý, tích cực khai thác các nguồn vốn lớn và rẻ làm
lãi phải trả cho hoạt động huy động vốn giảm nên chi cho hoạt động này có tỷ
trọng giảm trong tổng chi trong năm đó.
3.2.3.Lợi nhuận
Trong việc kinh doanh thì mục tiêu cần đạt được đó là lợi nhuận lợi

nhuận như một đòn bẫy kích thích quá trình hoạt động kinh doanh và tái sản
xuất của mọi thành phần kinh tế cũng như mọi tổ chức kinh tế khác hoạt động
nhằm đem lại hiệu quả cho mình và thông qua đó cũng tạo cho sự phát triển
của mọi thành phần kinh tế khác.
Lợi nhuận của ngân hàng chịu sự tác động của thu nhập và chi phí của
ngân hàng. Tùy theo tốc độ thay đổi của thu nhập và chi phí mà ảnh hưởng
đến lợi nhuận của ngân hàng tăng hay giảm. Nhìn chung lợi nhuận của ngân
hàng có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do chi phí tăng quá cao trong khi thu
nhập tăng không đáng kể vào năm 2013. Năm 2012 lãi suất giảm nhiều lần,
giá vàng tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. ngân hàng chịu phí trả
16
lãi tiền vay do ngân hàng vay ở hội sở chính cũng rất nhiều, đồng thời ngân
hàng phải trả lãi tiền gửi nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Nhìn chung dù ngân hàng gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhưng kết quả
hoạt động kinh doanh vẫn cho thấy lợi nhuận của Ngân hàng qua ba năm đều
tăng lên. Tuy nhiên Ngân hàng cần có những biện pháp chính sách hơn nữa để
nâng cao lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên
cùng địa bàn và góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế ở địa phương.
3.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NHNo&PTNT QUẬN
CÁI RĂNG
Ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ.
Một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền kinh tế. Việc tạo lập,
tổ chức và quản lý vốn của ngân hàng là một trong những vấn đề được quan
tâm hàng đầu không chỉ vì lợi ích riêng của ngân hàng mà còn vì sự phát triển
chung của nền kinh tế. Nguồn vốn của ngân hàng là toàn bộ các nguồn tiền tệ
mà ngân hàng tạo lập, huy động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch
vụ ngân hàng. Nguồn vốn của NHNo&PTNT Quận Cái Răng bao gồm: vốn
huy động và vốn điều chuyển.
Bảng 3.2: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Quận Cái Răng giai đoạn
2011-2013

ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền %
I.Vốn huy động 320.610 391.818 411.965 71.208 22,2 91.355 23,3
1.Tiền gửi KKH 29.786 44.841 48.412 15.055 50,5 18.626 41,5
2.Tiền gửi có kỳ hạn 285.154 324.609 339.203 39.455 13,8 54.049 16,7
KH <= 12 tháng 270.180 289.884 283.789 19.704 7,3 13.609 4,7
KH > 12 tháng 14.974 34.725 55.414 19.751 131,9 40.440 116,5
3.Kỳ phiếu, trái phiếu 5.670 22.368 24.350 16.698 294,5 18.680 83,5
II.Vốn điều chuyển 45.511 59.209 50.204 13.698 30,1 4.693 7,9
Tổng nguồn vốn 366.121 451.027 462.169 84.906 23,2 96.048 21,3
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT quận Cái Răng
3.3.1.Vốn huy động
Qua phân tích số liệu từ bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân
hàng tăng đều qua mỗi năm và luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn
của ngân hàng. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các năm đều tăng là
do trong những năm gần đây nền kinh tế của Quận phát triển khá nhanh, năm
2013 tốc độ phát triển của Quận Cái Răng là 23,3%, cơ cấu kinh tế chuyển

×