TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ THỊ XUÂN YẾN
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN MANG THÍT TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Nghành: Tài chính ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Tháng 4-2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ THỊ XUÂN YẾN
MSSV: C1200054
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN MANG THÍT TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Nghành: Tài chính ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
GVHD: QUAN MINH NHỰT
Tháng 4 – Năm 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ, được sự truyền đạt tận
tình của quý Thầy, Cô, cùng với thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mang thít tỉnh Vĩnh Long, em đã
hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình, có được kết quả đó là nhờ vào
công lao to lớn của quý Thầy, Cô và sự giúp đỡ, tận tình chỉ bảo của Cô, Chú,
Anh, Chị trong Ngân hàng.
Em xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng em học tập, nghiên cứu; Cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ
cũng như quý Thầy, Cô khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho
chúng em những kiến thức quý báu sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho chúng
em sau này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy Quan Minh Nhựt đã tận
tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Ban lãnh đạo, các Cô, Chú, Anh, Chị trong chi nhánh NHNo & PTNT
huyện Mang thít đã chỉ bảo và hỗ trợ cho em trong suốt thời gian thực tập tại
Ngân hàng.
Tuy nhiên do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp của quý Thầy, Cô,
Cơ quan thực tập và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô, các Cô, Chú, Anh, Chị trong
chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mang thít tỉnh được dồi dào sức khỏe, gặt
hái được nhiều thành công và Ngân hàng ngày càng phát triển.
Xin trân trọng cảm ơn!
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Xuân Yến
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ của đề tài Phân tích hoạt động tín dụng
ngắn hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Mang thít
tỉnh Vĩnh Long.
Cần thơ, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Xuân Yến
iii
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
1.3.2 Thời gian
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm tín dụng
2.1.2 Chức năng tín dụng
2.1.3 Những quy định trong tín dụng ngắn hạn
2.1.4. Rủi ro tín dụng
2.1.5 Quy trình vay vốn
2.1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn
2.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MANG THÍT
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHNNo & PTNT
HUYỆN MANG THÍT
3.1.1 Điều kiện tự nhiên – tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn
3.1.2 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN
3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
3.3 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG
3.3.1. Huy động vốn
iv
3.3.2. Cho vay vốn
3.3.3. Sản phẩm dịch vụ khác
3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3
NĂM (2011 – 2013)
3.4.1 Thu nhập
3.4.2 Chi phí
3.4.3 Lợi nhuận
3.5 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG
3.5.1 Thuận lợi
3.5.2 Khó khăn
3.5.3 Phương hướng hoạt động 2014
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN
MANG THÍT
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2011– 2013)
4.1.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm 2011-2013
4.1.2 Phân tích tình tín dụng chung của ngân hàng Agribank Huyện Mang
Thít qua 3 năm 2011-2013
4.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo &
PTNT HUYỆN MANG THÍT QUA 3 NĂM (2011 – 2013)
4.2.1 Tình hình doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm (2011 – 2013)
4.2.2 Tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn qua 3 năm (2011 – 2013)
4.3.3 Tình hình dư nợ ngắn hạn qua 3 năm 2011 – 2013
4.2.4 Tình hình nợ xấu ngắn hạn qua 3 năm (2011-2013)
4.3 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA
NGẮN HẠN AGRIBANK HUYỆN MANG THÍT 3 NĂM (2011 – 2013)
4.3.1 Vốn huy động trên tổng Nguồn vốn
4.3.2 Hệ số thu nợ ngắn hạn
4.3.3 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn
4.3.4 Dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động
4.3.5 Nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN
HẠN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN MANG THÍT
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
v
6.2 KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 3 năm 2011 – 2013 17
Bảng 4.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 20
Bảng 4.2 Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 22
Bảng 4.3: Tình hình doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế năm 2011-
2013 26
Bảng 4.4 Tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế năm 2011-2013 .28
Bảng 4.5: Tình hình doanh số thu nợ theo ngành kinh tế năm 2011-2013 30
Bảng 4.6: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế năm 2011-2013 2
Bảng 4.7: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế năm 2011-2013 36
Bảng 4.8 Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế năm 2011-2013 38
Bảng 4.9: Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm 2011-2013 40
Bảng 4.10: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế 3 năm 2011-2013 42
Bảng 4.11: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng… 43
vii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình vay vốn tại NHNNo & PTNT Huyện Mang Thít 17
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức NHNo &PTNT huyện Mang Thít 20
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHNo & PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND : Ủy ban nhân dân
DSCV : Doanh số cho vay
DSTN : Doanh số thu nợ
DNNH : Dư nợ ngắn hạn
NXNH : Nợ xấu ngắn hạn
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
Công ty CP : Công ty cổ phần
Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn
HGĐ : Hộ gia đình
HSX : Hộ sản xuất
TN : Thu nhập
CP : Chi phí
LN : Lợi nhuận
HĐTD : Hoạt động tín dụng
HĐDV : Hoạt động dịch vụ
BHTGKH : Bảo hiểm tiền gửi khách hàng
CC : Công cụ
GTCG : Giấy tờ có giá
NHNN : Ngân hàng nhà nước
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, với hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu (chính
sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt theo Nghị quyết 11 của Chính phủ) đã tác
động kìm hãm sức mua của thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng
doanh nghiệp (DN) ngưng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hướng tăng
nhanh từ đầu năm. Lạm phát tăng, kinh tế đình đốn, hàng trăm doanh nghiệp
bỏ thị trường, thu nhập người lao động xuống thấp, chi tiêu giảm. Nguyên
nhân cơ bản của tăng trưởng giảm thấp, sản xuất đình đốn là do thiếu vốn. Hệ
thống ngân hàng thương mại đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết tín dụng
cho DN trong một số lĩnh vực công nghiệp, xuất khẩu, nông nghiệp…, nhưng
nhìn chung nền kinh tế vẫn rơi vào tình trạng “thừa tiền, nhưng thiếu vốn”.
Sang năm 2013 thì tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng
vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền,
thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của DN vẫn còn khó khăn, nhất
là DN vừa và nhỏ. Do đó việc cung tín dụng cho các doanh nghiệp nó không
chỉ là sự kinh doanh vì lợi nhuận của ngân hàng mà nó còn là nhiệm vụ của
ngân hàng đối với nền kinh tế của đất nước.
Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò
ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất
nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ
mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi
giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng
trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là
các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ
và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất
nông nghiệp, nông thôn.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi
nhánh Huyện Mang thít có kết quả hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt trong
nhiều năm liền. Một trong những mặt mạnh của chi nhánh là hoạt động tín
dụng ngắn hạn và đây cũng là một trong những hoạt động mang lại nhiều lợi
nhuận cho ngân hàng.
Để thấy rõ hơn tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng,
cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, tôi đã chọn đề tài
“Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn chí nhánh Huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Mang Thít trong ba năm (2011-2013),
từ đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn
hạn cho chi nhánh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khái quát về tình hình hoạt động chung của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Huyện Mang Thít
- Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Mang Thít thông
qua các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu.
- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng và đưa
ra giải pháp nâng cao và hoàn thiện hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân
hàng.
1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài nghiên cứu hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Mang Thít.
1.3.2 Thời gian
- Đề tài được nghiên cứu trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Mang Thít Tỉnh Vĩnh Long
từ ngày 6-1-2014 đến ngày 28-4-2014.
- Thông tin số liệu sử dụng phân tích trong đề tài được thu thập từ 3 năm
2011, 2012, 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn chi nhánh Huyện Mang Thít.
3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình
thái
kinh
tế xã hội. Ngày nay tín dụng được hiểu là quan hệ kinh tế được
biểu hiện
dưới
hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả
cho người cho vay
cả
vốn gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Trong thực
tế tín dụng hoạt động
rất
phong phú và đa dạng, nhưng ở bất cứ dạng nào tín
dụng cũng thể hiện ở ba
mặt
cơ
bản:
- Có sự chuyển giao quyền sở hữu từ người này sang người
khác.
- Sự chuyển giao này mang tính tạm
thời.
- Đến thời hạn do hai bên thoả thuận, người sử dụng hoàn lại cho
người sở
hữu
một giá trị lớn hơn. Phần tăng thêm được gọi là phần lời hay
nói theo ngôn
ngữ
kinh tế là lãi
suất.
2.1.2 Chức năng tín dụng
- Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ:
Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ các chức năng này mà
nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi thừa sang nơi thiếu để sử
dụng nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, phát triển kinh tế.
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt
lõi của tín dụng. Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ đều được thể
hiện theo nguyên tắc hoàn trả.
Vì vậy, tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn, thúc
đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả.
- Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội:
Nhờ hoạt động của tín dụng mà có thể phát huy chức năng tiết kiệm tiền
mặt và chi phí lưu thông cho xã hội, được thể hiện như sau:
Hoạt động tín dụng trước hết tạo điều kiện ra đời cho các công cụ lưu
thông như kỳ phiếu ngân hàng, thương phiếu, các loại Sec, phương tiện thanh
toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán,… cho phép thay thế một số
lượng lớn tiền mặt lưu hành, nhờ đó giảm bớt chi phí liên quan đến in tiền, đúc
tiền, vận chuyển, bảo quản,…
4
Với sự hoạt động của tín dụng, Ngân hàng đã đẩy mạnh trong việc mở tài
khoản giao dịch thanh toán thông qua Ngân hàng dưới hình thức chuyển
khoản để thanh toán tiền, tiền gửi và bù trừ cho nhau.
- Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế
Đây là chức năng phát sinh hệ quả của chức năng trên. Sự vận động của
vốn tín dụng phần lớn gắn liền với sự vận động của vật tư, hàng hóa chi phí
trong các xí nghiệp, tổ chức kinh tế. Vì vậy, thực hiện kiểm soát các hoạt động
ấy nhằm ngăn chặn các hoạt động tiêu cực lãng phí, vi phạm luật trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.3 Những quy định trong tín dụng ngắn hạn
2.1.3.1 Những qui định chung
a. Mục đích KH vay vốn
NHNNo & PTNT cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá thể, tư nhân và
các thành phần kinh tế khác vay vốn ngắn hạn để đầu tư cho các dự án xây
dựng mới, mở rộng, cải tạo, khôi phục đổi mới kinh tế nhằm mục tiêu lợi
nhuận phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội và pháp luật của nhà
nước.
b. Nguồn vốn cho vay ngắn hạn
Để đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư ngắn hạn của nền kinh tế: các ngành
đầu tư và phát triển, các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng
thương mại cổ phần, các Ngân hàng liên doanh… cần có kế hoạch về nguồn
vốn.
Nguồn vốn cho vay ngắn hạn gồm:
- Nguồn vốn huy động có kỳ hạn ổn định từ 1 năm trở lên.
- Vốn vay trong nước thông qua việc phát hành trái phiếu Ngân hàng.
- Một phần vốn tự có và các quỹ dự trữ của Ngân hàng.
- Vốn tài trợ ủy thác của nhà nước và tổ chức quốc tế.
c. Điều kiện cho vay
Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ
các điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
5
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, hoặc có dự án
đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quyết định của
pháp luật.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính
phủ và hướng dẫn của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước.
d. Đối tượng cho vay
NHNo & PTNT cho vay các đối tượng sau:
- Giá trị vật tư máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực
hiện các dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát
triển.
- Chi phí sản xuất phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thức ăn, thuốc phòng và
chữa bệnh và các chi phí lao vụ khác.
- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở
nông thôn, các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
- Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa
bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài
hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố
định đó.
e. Mức cho vay
Tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho
vay tối đa so với tài sản làm đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và
hướng dẫn của Ngân hàng Nhà Nước, khả năng trả nợ của khách hàng và khả
năng nguồn vốn của mình để quyết định cho vay nhưng không được vượt quá
15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Trong trường hợp đặc biệt tổ chức tín
dụng chỉ cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay quyết định này khi được thủ
tướng chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể.
f. Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay tối đa là 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ
sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Thời hạn cho vay
ngắn hạn kể từ khi nhận khoản vay đầu tiên đến khi trả nợ gốc và lãi vay.
2.1.3.2 Những quy định cụ thể
a. Hồ sơ vay vốn
- Giấy đề nghị vay vốn.
6
- Dự án vay vốn.
- Tài liệu pháp lý về tổ chức kinh tế, các tài liệu chứng minh vốn điều lệ,
vốn đầu tư ban đầu.
- Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và
hợp pháp của các tài liệu gởi cho tổ chức tín dụng.
b. Thẩm định và quyết định cho vay
Tổ chức tín dụng xây dựng qui trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc
bảo đảm tính độc lập và phân tích rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm
liên đới khâu thẩm định và khâu quyết định cho vay.
Tổ chức tín dụng kiểm tra các tài liệu khách hàng gửi đến, đồng thời tiến
hành thẩm định tính khả thi hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất
kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng.
Thời gian thẩm định đối với cho vay ngắn hạn không quá 10 ngày.
c. Phương thức cho vay
Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng về phương thức cho vay phù
hợp với nhu cầu sử dụng vốn vay và khả năng kiểm tra giám sát việc khách
hàng sử dụng vốn vay theo một trong các phương thức cho vay như sau:
+ Cho vay từng lần:
Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng làm thủ tục vay vốn cần
thiết và ký hợp đồng tín dụng.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín
dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.
+ Cho vay theo dự án đầu tư:
Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư
phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
+ Cho vay hợp vốn:
Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc
phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó, có một tổ chức tín dụng làm
đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp
vốn thực hiện theo quy chế này và quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín
dụng do thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành.
+ Cho vay trả góp:
7
Khi vay vốn tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi
tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn
trong thời hạn cho vay.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng:
Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn
trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng
thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho
hạn mức tín dụng dự phòng.
+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:
Tổ chức tín dụng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay
trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và
rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ
chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng tổ chức tín dụng
và khách hàng phải thỏa thuận theo các quy định của chính phủ và của Ngân
hàng Nhà Nước về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
d. Hợp đồng tín dụng
Sau khi quyết định cho vay tổ chức tín dụng và khách hàng ký kết hợp
đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện cho vay, mục
đích sử dụng vốn vay, phương thức và kỳ hạn trả nợ, hình thức bảo đảm tiền
vay, giá trị tài sản bảo đảm, biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, chuyển nhượng
hoặc không chuyển nhượng hợp đồng tín dụng và những cam kết khác được
các bên thỏa thuận.
e. Giới hạn cho vay
Tổng dư nợ cho vay đối một khách hàng không được vượt quá 15% vốn
tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các
nguồn vốn ủy thác của chính phủ, của các tổ chức tín dụng và cá nhân. Trường
hợp nhu cầu vốn của khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của các tổ chức tín
dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín
dụng cho vay hợp vốn theo quy định của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước.
f. Những trường hợp không được cho vay
Thành viên Hội Đồng Quản Trị, Ban Kiểm Soát, Tổng Giám đốc, Phó
Tổng Giám đốc của tổ chức tín dụng.
Người thẩm định, xét duyệt cho vay.
Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội Đồng Quản Trị, Ban Kiểm
Soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc.
8
g. Gia hạn nợ vay
Khi đến hạn trả nợ nếu khách hàng không có khả năng trả nợ đầy đủ do
nguyên nhân khách quan gây nên và có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì tổ chức
tín dụng xem xét cho gia hạn nợ.
Thời hạn gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa bằng một chu kỳ sản
xuất kinh doanh nhưng không quá 12 tháng, trừ trường hợp đặc biệt được
thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép hoặc giao cho tổ chức tín dụng xem
xét quyết định.
Các khoản nợ đến hạn chưa trả được nợ và nếu không được gia hạn nợ
thì phải chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất nợ quá hạn.
h. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ vay đúng hạn đã thỏa
thuận trong hợp đồng tín dụng do nguyên nhận khách quan và có văn bản đề
nghị thì tổ chức tín dụng xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
Có các khoản nợ mà không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì tổ chức tín
dụng chuyển số nợ đến hạn trả của kỳ hạn đó sang nợ quá hạn.
i. Miễn giảm lãi tiền vay
Tổ chức tín dụng được quyết định miễn, giảm lãi tiền vay phải trả đối với
khách hàng theo các nguyên tắc sau: Khách hàng bị tổn thất về tài sản có liên
quan đến vốn vay do nguyên nhân khách quan, dẫn đến bị khó khăn về tài
chính.
Mức độ miễn lãi tiền vay phụ thuộc vào khả năng tài chính của tổ chức
tín dụng.
Tổ chức tín dụng miễn giảm lãi tiền vay đối với khách hàng chỉ được
thực hiện khi có quy chế miễn giảm lãi tiền vay được Hội Đồng Quản Trị phê
duyệt.
2.1.4. Rủi ro tín dụng
2.1.4.1. Khái niệm
Rủi ro tín dụng là những biến cố không bình thường trong quan hệ tín
dụng làm tác động xấu đến hoạt động của Ngân hàng. Đó chính là rủi ro
không thu được nợ khi đến hạn hoặc thu hồi nợ không đầy đủ.
2.1.4.2. Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Cho vay bao giờ cũng chứa đựng những rủi ro và mất mát. Các Ngân
hàng thường muốn cực đại hóa lợi nhuận thông qua việc tìm kiếm lợi tức cao
9
nhất có thể có ở các món vay và chứng khoán, đồng thời cố gắng làm tối thiểu
rủi ro liên quan đến các hoạt động cho vay.
a. Nguyên nhân chủ quan
Đây là nguyên nhân luôn được Ngân hàng cố gắng khắc phục, nguyên
nhân này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trên tổng dư nợ quá hạn. Nguyên nhân này
xảy ra là do:
- Sự lạm dụng quyền hạn: Nó thường thể hiện ở dạng vay quá mức không
dựa trên cơ sở an toàn cho những người có quan hệ chi phối mặt này hay mặt
kia đối với Ngân hàng.
- Sai sót trong quá trình thẩm định của cán bộ tín dụng, không nắm rõ
hoàn cảnh đối tượng, khả năng vay và trả nợ của khách hàng.
- Sự chủ quan quá tin tưởng vào người vay do cán bộ tín dụng thiếu sự
giám sát đầy đủ đối với khách hàng có quan hệ lâu năm, thường xuyên, hoặc
chỉ dựa vào những thông tin cung cấp bằng lời của người vay theo các số liệu
tài chính.
- Sự ham muốn thu nhập: nó thường thể hiện ở dạng cho vay vượt quá
khả năng thanh toán của khách hàng
b. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan là do các điều kiện bên ngoài tác động đến
phương án kinh doanh và khách hàng không có hoặc có thể khắc phục phát
sinh nợ quá hạn Ngân hàng. Đây là nguyên nhân chủ yếu phát sinh nợ quá hạn
tại Ngân hàng. Vì vậy, với khả năng của mình Ngân hàng luôn có trách nhiệm
tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn để có biện pháp hạn chế và
phòng ngừa rủi ro tốt.
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế năng động bao
nhiêu thì Ngân hàng sẽ đối phó với những biến cố rủi ro có thể xảy ra phức tạp
bấy nhiêu. Những rủi ro thường gặp trong môi trường kinh doanh là những
biến cố mang tính hoạt động kinh doanh là việc thông thường. Những rủi ro
này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng, nó thể hiện ở các nguyên
nhân sau:
- Do thiên tai, dịch họa, hỏa hoạn.
- Do sắp xếp lại doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp.
- Do thay đổi chính sách.
- Do quy định hoặc quy định của cấp trên.
10
- Do kinh doanh thua lỗ.
- Khách hàng vay có chủ ý lừa đảo.
- Do khách hàng vay bị phá sản.
- Do sử dụng vốn vay không đúng mục đích.
2.1.4.3. Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro
- Phân tích khách hàng:
+ Tình hình tài chính của khách hàng.
+ Tư cách, năng lực, trình độ hiểu biết của người đứng đầu doanh nghiệp.
+ Đánh giá tính khả thi của phương án vay vốn.
- Phân tích hoạt động tín dụng:
+ Phân tích chất lượng và hiệu quả tín dụng.
+ Phân tích khả năng và mở rộng qui mô tín dụng.
+ Thực hiện các đảm bảo tín dụng.
+ Trình độ của cán bộ tín dụng.
- Phân tán rủi ro:
+ Không nên dồn vốn vào một nhóm khách hàng.
+ Bảo hiểm tín dụng là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro. Bảo
hiểm tín dụng có thể được thực hiện với các loại: Bảo hiểm hoạt động cho vay,
bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay
Theo luật các tổ chức tín dụng ở Việt Nam áp dụng từ ngày 1/10/1998
điều 82 về dự phòng rủi ro có quy định: “Tổ chức tín dụng phải dự phòng rủi
ro hoạt động Ngân hàng. Khoản dự phòng rủi ro này phải được hạch tóan vào
chi phí hoạt động. Việc phân loại tài sản: “Có”, mức trích lập dự phòng và sử
dụng khoản dự phòng để xử lý rủi ro do Thống đốc NHNN cùng Bộ Tài chính
quy định.
Trong nền kinh tế thị trường để giảm bớt rủi ro thì tất yếu phải thành lập
quỹ dự phòng rủi ro. Tùy theo mỗi nước mà quỹ này được hình thành theo
những hình thức và tên gọi khác.
11
2.1.5 Quy trình vay vốn
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình vay vốn tại NHNNo & PTNT Huyện Mang Thít
(1) Khách hàng đến liên hệ với cán bộ tín dụng để được hướng dẫn về điều
kiện vay vốn và lập giấy đề nghị vay vốn.
(2) Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay
vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành
thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.
(3) Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra
tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập,
tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong
trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái
thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.
(4) Giám đốc ngân hàng căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có)
do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hay không cho vay.
(5a) Nếu không cho vay thì Ngân hàng thông báo từ chối cho khách hàng biết
bằng văn bản và ghi rõ lý do không cho vay.
(5b) Nếu đồng ý cho vay thì Ngân hàng cùng khách hàng lập hợp đồng tín
dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài
sản). Hồ sơ khoản vay được Giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho
phòng kế toán thực hiện nghiệp vụ kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải
ngân.
(6) Phòng kế toán ngân quỹ phát tiền vay cho khách hàng.
(1)
(6)
(2)
Cán bộ tín dụng
Giám Đốc
Phòng kế toán
ngân qu
ỹ
Trưởng phòng tín dụng
Khách hàng
(3)
(4)
(5a)
(5b)
12
2.1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn
2.1.6.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng trong một
năm cho thấy vốn huy động chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn.
Do đó nếu vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thì quá
trình huy động vốn của Ngân hàng có hiệu quả.
Vốn huy động/tổng nguồn vốn = x 100% (2.1)
2.1.6.2 Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng trong
một thời kỳ nào đó. Với tổng doanh số cho vay của Ngân hàng là bao nhiêu thì
khả năng thu hồi nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số cho vay.
Do đó doanh số thu nợ chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số cho vay thì quá
trình thu nợ của ngân hàng đạt hiệu quả.
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Hệ số thu nợ = x 100% (2.2)
Doanh số cho vay ngắn hạn
2.1.6.3 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này phản ảnh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng tại Ngân hàng cao
hay thấp. Thường thì vòng quay vốn tín dụng càng cao thì càng hiệu quả,
chứng tỏ rằng đồng vốn đã hoạt động với tốc độ rất cao để sinh lời.
Vòng quay vốn tín dụng = (2.3)
2.1.6.4 Dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn mà Ngân hàng lấy ra để đầu
tư thì dư nợ chiếm bao nhiêu %. Nếu trong tổng nguồn vốn mà dư nợ chiếm tỉ
lệ cao khả năng cho vay của Ngân hàng tốt, nhưng nếu quá cao thì sẽ tiềm ẩn
rủi ro mất khả năng thanh toán. Nếu chỉ số này thấp chứng tỏ Ngân hàng sử
dụng vốn không hiệu quả, bởi vì còn rất nhiều khoản tồn động không sinh lãi.
Ngoài ra, chỉ số này còn xác định qui mô Ngân hàng
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn bình quân
Tổng nguồn vốn
Vốn huy động
13
Tổng dư nợ
ngắn hạn trên
tổng nguồn
vốn huy động
2.1.6.5 Nợ xấu trên dư nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu tỉ
lệ này càng thấp thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được trôi chảy và
việc sử dụng vốn có hiệu quả.
Nợ xấu ngắn hạn trên
dư nợ ngắn hạn
2.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ phòng Kế Hoạch Kinh Doanh, Báo Cáo Tổng
Kết Hoạt Động Kinh Doanh 3 Năm, Báo Cáo Phương Hướng Mục Tiêu Hoạt
Động năm 2014 của NHN
O
& PTNT chi nhánh Huyện Mang Thít.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp phân tích số liệu
- Số tuyệt đối: Y
1
-Y
0
để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt
động tín dụng, huy động vốn để thấy rõ sự tăng giảm vốn ở từng khoản mục
nhằm có cái nhìn toàn diện về hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong thời
gian qua.
- Phương pháp số tương đối (%, lần):
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng để thấy
được tốc độ tăng giảm các chỉ tiêu có liên quan trong việc huy động cũng như
cấp tín dụng qua từng giai đoạn, từ đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế của
ngân hàng trong thời gian qua.
Với Y
0
: số liệu năm trước
Tổng dư nợ ngắn hạn
Tổng nguồn vốn huy động
x
100%
Nợ xấu
Tổng dư nợ
Y
1
– Y
0
Y
0
x
100%
=
(2.4)
=
x100% (2.5)
(2.6)
14
Y
1
: số liệu năm sau
- Tính toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá hiệu quả
hoạt động tín dụng ngắn hạn ở ngân hàng, cũng như có cái nhìn tổng quát về
chất lượng tín dụng ngắn hạn trong giai đoạn 2011-2013. Từ đó rút ra một số
kết luận về những hạn chế cũng như đề xuất một số giải pháp để hoạt động tín
dụng luôn phát triển ổn định, lành mạnh.
15
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MANG THÍT
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHNNo & PTNT
HUYỆN MANG THÍT
3.1.1 Điều kiện tự nhiên – tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Huyện Mang Thít là một vùng ven bao quanh thành phố Vĩnh Long,
cách trung tâm thành phố 21km, huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Vĩnh Long,
phía Đông giáp Vũng Liêm, phía Tây giáp với huyện Long Hồ, phía Nam giáp
với huyện Tam Bình, phía Bắc giáp Chợ Lách – tỉnh Bến Tre. Huyện được
bao bọc bởi con sông lớn là Cổ Chiên, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao
lưu hàng hóa với tỉnh Vĩnh Long.
- Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa, kênh rạch chằng chịt
tạo nên hệ thống tưới tiêu cho hoa màu, lúa và cây ăn trái các loại.
- Huyện đang phấn đấu sớm đạt chuẩn đô thị loại 4 trong tương lai không
xa. Bên cạnh đó, huyện cũng đang tập trung nâng cấp xã An Phước đạt chuẩn
đô thị loại 5 để thành lập thị trấn.
3.1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Năm 2011 - 2013 tình hình kinh tế xã hội của huyện tiếp tục phát triển.
Hầu hết các kế hoạch do Hội Đồng Nhân Dân đề ra đều hoàn thành tốt. Các
lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều phát triển và tăng trưởng khá mạnh.
- Thế mạnh kinh tế của huyện Mang Thít là nông nghiệp. Trước đây cây
trồng chủ yếu của huyện là lúa và hoa màu. Những năm gần đây, do ảnh
hưởng của tình hình dịch bệnh trên cây lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm,
huyện Mang Thít khuyến khích nông dân thực hiện các mô hình chuyển đổi cơ
cấu sản xuất, khai thác hai thế mạnh kinh tế vườn và thủy sản. Huyện xác định
khai thác thế mạnh thủy sản để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nông nghiệp, nông dân thực các mô hình đa dạng: nuôi cá trên ruộng lúa,
nuôi trong ao hồ…
- Là huyện nằm ven thành phố Vĩnh Long, định hướng phát triển của
Mang Thít là trở thành khu, cụm công nghiệp – thương mại dịch vụ vệ tinh
của thành phố.