Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và dinh dưỡng đến thời gian sống của thành trùng ong ký sinh microplitis manilae ash (hymenoptera braconidae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.01 KB, 46 trang )

I



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




VI HỮU TRÍ






KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ
DINH DƢỠNG ĐẾN THỜI GIAN SỐNG CỦA THÀNH
TRÙNG ONG KÝ SINH MICROPLITIS MANILAE ASH.
(HYMENOPTERA: BRACONIDAE)




Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT










Cần Thơ, 07/2014
II


I



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT




Tên đề tài:
KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ
DINH DƢỠNG ĐẾN THỜI GIAN SỐNG CỦA THÀNH
TRÙNG ONG KÝ SINH MICROPLITIS MANIALE ASH.

(HYMENOPTERA: BRACONIDAE)






Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ts. LÊ VĂN VÀNG
Ths. HUỲNH PHƢỚC MẪN VI HỮU TRÍ
MSSV: 3103696
Lớp:TT1073A1



Cần Thơ, 07/2014
II

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT




Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Bảo vệ Thực vật với tên đề tài:

“KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ
DINH DƢỠNG ĐẾN THỜI GIAN SỐNG CỦA THÀNH TRÙNG
ONG KÝ SINH MICROPLITIS MANIALE ASH.

(HYMENOPTERA: BRACONIDAE)”



Do sinh viên Vi Hữu Trí thực hiện và đề nạp

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp



Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Cán bộ hƣớng dẫn



Ts. Lê Văn Vàng
Ths. Huỳnh Phƣớc Mẫn






III

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT



Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Bảo Vệ
Thực Vật với tên đề tài:

“KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ
DINH DƢỠNG ĐẾN THỜI GIAN SỐNG CỦA THÀNH TRÙNG
ONG KÝ SINH MICROPLITIS MANIALE ASH.
(HYMENOPTERA: BRACONIDAE)”



Do sinh viên Vi Hữu Trí thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:




Luận văn tốt nghiệp đƣợc hội đồng đánh giá ở mức:


DUYỆT KHOA
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Chủ tịch hội đồng





IV

TIỂU SỬ CÁ NHÂN


Họ và Tên: Vi Hữu Trí
Ngày, tháng, năm sinh: 1/5/1991.
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Quê quán: tổ 7, ấp Thạnh Phƣớc 2, xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Họ tên cha: Vi Văn Bé Hai
Nghề nghiệp: Nông dân
Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Hết
Nghề nghiệp: Nông dân
Tóm tắt quá trình học tập của bản thân:
Năm 1998-2003: trƣờng tiểu học Trung An 5
Năm 2003-2007: trƣờng trung học phổ thông Trung An
Năm 2007-2010: trƣờng trung học phổ thông Trung An.
Năm 2010-2014: bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trƣờng
Đại học Cần Thơ.
V

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công
trình nghiên cứu nào trƣớc đây.


Tác giả luận văn



Vi Hữu Trí.

VI

LỜI CẢM TẠ

Để có đƣợc những kết quả nhƣ ngày hôm nay, con xin gửi lòng thành kính biết ơn cha,
mẹ! suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tƣơng lai của các con.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Huỳnh Phƣớc Mẫn, Lê Văn Vàng cán bộ
hƣớng dẫn đề tài luận văn tốt nghiệp đã rất tận tình hƣớng dẫn, động viên và cho em những
lời khuyên rất chân tình, sâu sắc trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn ban lãnh đạo trƣờng Đại Học Cần Thơ; ban chủ nhiệm khoa NN &
SHƢD, bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã tạo nhiều điều kiện để em hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Vàng (cố vấn học tập) và quý thầy, cô trong
trƣờng Đại Học Cần Thơ đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian học tập tại
trƣờng.
Chân thành biết ơn bạn Hồ Thị Xuân và anh Nguyễn Văn Nhí và tất cả các anh, chị
trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt thí nghiệm.
Cảm ơn các bạn lớp BVTV K36 đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.


Trân trọng!

Xin nhận lời cảm ơn sâu sắc nhất



Vi Hữu Trí

VII

Vi Hữu Trí, 2014. ―Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ và dinh dƣỡng đến thời gian sống của

thành trùng ong ký sinh Microplitis manilae Ashmead (Hymenoptera: Braconidae)‖ luận văn
kỹ sƣ ngành Bảo vệ Thực vật, bộ môn Bảo vệ Thực vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng
dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: Ts. Lê Văn Vàng và Ths. Huỳnh Phƣớc
Mẫn.
TÓM LƢỢC
Đề tài Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ và dinh dƣỡng đến thời gian sống của thành
trùng ong ký sinh Microplitis manilae Ashmead đƣợc thực hiện tại Phòng thí nghiệm Phòng
trừ sinh học của bộ môn Bảo vệ Thực vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trƣờng
Đại học Cần Thơ từ tháng 5/2013 đến tháng 5/2014.
Dinh dƣỡng ảnh hƣởng đến tỷ lệ sống của thành trùng ong ký sinh M. manilae ở điều
kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm (29,57 ± 0,89
0
C). Thành trùng ong ký sinh đƣợc nuôi trong
ống thủy tinh (11 ml) ở các nồng độ dinh dƣỡng: không cho ăn, nƣớc cất, nƣớc đƣờng 4%,
10%, 50%, bão hòa, mật ong 4%, 10%, 50%, nguyên chất. Kết quả cho thấy, các nồng độ
dinh dƣỡng thích hợp đối với sự phát triển của thành trùng ong ký sinh; trong đó, tuổi thọ
trung bình của thành trùng ong ký sinh ở nghiệm thức mật ong 50% là 7,0 ± 3,6 ngày và là
mức độ dinh dƣỡng thích hợp nhất đối với sự phát triển của trùng ong ký sinh ở điều kiện
phòng thí nghiệm.
Yếu tố thức ăn vẫn ảnh hƣởng đến tỷ lệ sống và tuổi thọ trung bình của thành trùng
ong ký sinh ở điều kiện nhiệt độ 25
0
C. Ngoài ra, nhiệt độ cũng ảnh hƣởng sự phát triển của
thành trùng ong ký sinh M. manilae. Thành trùng ong ký sinh đƣợc nuôi trong ống thủy tinh
(11ml) ở nhiệt độ 25
0
C trong các điều kiện dinh dƣỡng: không cho ăn, mật ong 10%, 50%,
nguyên chất. Kết quả cho thấy, tuổi thọ trung bình của thành trùng ong ký sinh ở nồng độ
dinh dƣỡng không cho ăn là 1,6 ± 0,6 ngày, mật ong 10% là 3,0 ± 1,8 ngày, mật ong 50% là
2,4 ± 1,4 ngày, mật ong nguyên chất là 2,6 ± 1,0 ngày. Tuổi thọ trung bình của thành trùng

ong ký sinh ở nhiệt độ 25
0
C thấp hơn so với các nghiệm thức ở nồng độ dinh dƣỡng tƣơng
đƣơng ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm (29,5
0
C).
VIII

MỤC LỤC
Nội dung Trang
Tóm lƣợc VIII
Danh sách bảng XI
Danh sách hình XII
Mở đầu 1
CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 SÂU ĂN TẠP, SPODOPTERA LITURA FAB. 2
1.1.1 Phân bố 2
1.1.2 Đặc điểm hình thái 2
1.1.3 Tập quán sống 2
1.1.4 Cách gây hại 2
1.1.5 Thành phần các loại ký sinh trên sâu ăn tạp Spodoptera litura. 3
1.2 CÁC LOÀI ONG KÝ SINH THUỘC HỌ BRACONIDAE 4
1.2.1 Đặc điểm sinh học 4
1.2.2 Hình thái chung 5
1.3. ONG KÉN VÀNG, MICROPLITIS MANILAE ASH 5
1.3.1 Đặc điểm hình thái chung 5
1.3.1.1 Trƣởng thành 6
1.3.1.2 Trƣởng thành cái 6
1.3.1.3 Trƣởng thành đực 6
1.3.1.4 Trứng 6

1.3.1.5 Ấu trùng 6
1.3.1.6 Ấu trùng tuổi 1 6
1.3.1.7 Ấu trùng tuổi 2 7
1.3.1.8 Ấu trùng tuổi 3 7
1.3.1.9 Nhộng 7
1.3.2 Khả năng dệt kén của ấu trùng ong M. manilae 7
1.3.3 Vòng đời 7
IX

1.3.3 Tỷ lệ và tập tính vũ hóa của ong M. manilae 8
1.3.5 Tỷ lệ giới tính của ong M. manilae 8
1.3.6 Khả năng sinh sản của ong M. manilae 8
1.3.7 Ảnh hƣởng của tuổi kí chủ đến khả năng ký sinh ong M. manilae. 9
1.3.8 Ảnh hƣởng của mật độ ấu trùng sâu ăn tạp S. litura và mật độ
của ong M. manilae đến hiệu quả kí sinh của ong M. manilae 10
1.3.9 Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến ong M. manilae 10
1.3.10 Ảnh hƣởng của thức ăn đến thời gian sống
của ong M. manilae trong điều kiện không sinh sản 10
1.3.11 Ảnh hƣởng của kairomone lên khả năng định vị ký chủ của
ong kén vàng 11
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 12
2.1. PHƢƠNG TIỆN 12
2.1.1 Dụng cụ 12
2.1.2 Hóa chất và vật liệu 12
2.2 PHƢƠNG PHÁP 12
2.2.1 Phƣơng pháp chuẩn bị nguồn côn trùng thí nghiệm 12
2.2.2 Khảo sát ảnh hƣởng của dinh dƣỡng (mật ong, nƣớc đƣờng) lên
sự phát triển của ong M. manilae ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm
(T: 29,5
0

C, RH: 69,7%) 13
2.2.3 Khảo sát ảnh hƣởng của dinh dƣỡng (mật ong, nƣớc đƣờng) lên
sự phát triển của ong M. manilae ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm
(T: 29,5
0
C, RH: 69,7%) 15
2.2.4 Xử lý số liệu 15
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
3.1 Thí nghiệm 1: khảo sát ảnh hƣởng nồng độ dinh dƣỡng mật ong
4%, nƣớc đƣờng 4%, nƣớc đƣờng 10% và nƣớc cất đến thời gian
sống của thành trùng ong ký sinh microplitis manilae ở điều kiện
phòng thí nghiệm 16
3.2 Thí nghiệm 2: khảo sát ảnh hƣởng nồng độ dinh dƣỡng nƣớc
đƣờng 50%, nƣớc đƣờng bão hòa, nƣớc cất và không cho ăn đến thời
X

gian sống của thành trùng ong ký sinh microplitis manilae ở điều
kiện phòng thí nghiệm 17
3.3 Thí nghiệm 3: khảo sát ảnh hƣởng nồng độ dinh dƣỡng mật ong
10%, mật ong 50%, mật ong nguyên chất và không cho ăn đến thời
gian sống của thành trùng ong ký sinh microplitis manilae ở điều
kiện phòng thí nghiệm 19
3.4 Thí nghiệm 4: khảo sát ảnh hƣởng nồng độ dinh dƣỡng mật ong
10%, mật ong 50%, mật ong nguyên chất và không cho ăn đến thời
gian sống của thành trùng ong ký sinh microplitis manilae ở điều
kiện phòng lạnh ở nhiệt độ 25
0
c 20
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 23
4.1 Thảo luận 23

4.2 Đề nghị 23
Tài liệu tham khảo
Phụ chƣơng















XI

DANH SÁCH BẢNG

Bảng
Tên
Trang
2.1
Các nghiệm thức của thí nghiệm khảo sát ảnh hƣởng của dinh dƣỡng đến
thời gian sống của thành trùng ong M. manilae trong phòng thí nghiệm
(T: 29,5
0

C, RH: 69,7%)
14
2.2
Các nghiệm thức của thí nghiệm khảo sát ảnh hƣởng của mật ong
đến thời gian sống của thành trùng ong M. manilae ở nhiệt độ 25
0
C
15
3.1
Tỷ lệ ong còn sống và thời gian sống của thành trùng ong ký sinh
Microplitis manilae ở điều kiện phòng thí nghiệm
16
3.2
Tỷ lệ ong còn sống và thời gian sống của thành trùng ong ký sinh
Microplitis manilae ở điều kiện phòng thí nghiệm
17
3.3
Tỷ lệ ong còn sống và thời gian sống của thành trùng ong ký sinh
Microplitis manilae ở điều kiện phòng thí nghiệm
19
3.4
Tỷ lệ ong còn sống và thời gian sống của ong ký sinh Microplitis
manilae ở điều kiện nhiệt độ phòng
22








- 1 -

MỞ ĐẦU
Sâu ăn tạp (SAT) (Spodoptera litura Fab.) đối tƣợng gây hại quan trọng nhất trên rau
cải tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo Whalon et al.
(2011), S. litura đã đƣợc ghi nhận kháng với 34 loại thuốc trừ sâu trong 237 trƣờng hợp. Do
sự phát triển của tính kháng thuốc, việc phòng trừ sâu ăn tạp bằng thuốc hoá học không mang
lại hiệu quả cao và không mang tính bền vững (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Gần đây, do kinh tế phát triển đời sống xã hội đƣợc nâng cao đã đồng thời thúc đẩy nhu cầu
đối với các sản phẩm nông nghiệp an toàn. Canh tác nông nghiệp theo các tiêu chuẩn GAP
đang ngày đƣợc mở rộng và yêu cầu đối với công tác bảo vệ thực vật theo hƣớng an toàn gia
tăng. Mặt khác, kinh tế phát triển lại phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp nên vấn đề hạn chế
sự ô nhiễm môi trƣờng bởi dƣ lƣợng của hóa chất nông nghiệp là rất cấp thiết. Các nổ lực
nghiên cứu và áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật ít độc, ít tác động đến sức khoẻ con
ngƣời và môi trƣờng sinh thái đang đƣợc phát triển mạnh mẽ.
Các loài côn trùng ký sinh đƣợc tìm thấy gần nhƣ trong tất cả các hệ sinh thái trên cạn,
hiển thị một sự đa dạng sinh học, sinh thái rộng lớn, và sự thích nghi chuyên biệt. Thành
trùng cái đẻ trứng trong hoặc trên các loài côn trùng khác. Các ấu trùng ký sinh phát triển
bằng cách lấy dinh dƣỡng từ các cơ quan của ký chủ, dẫn đến cái chết của ký chủ. Vì thế,
chúng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự phát triển của các quần thể côn trùng
gây hại (Wajnberg et al., 2008). Trong đó, họ ong kén nhỏ (Braconidae) là một trong những
họ lớn nhất (Quicke, 1987) và rất hữu ích (Wharton, 1993) trong bộ cánh màng
(Hymenoptera). Loài ong ký sinh Microplitis manilae Ash., thuộc họ ong kén nhỏ
(Braconidae), đã chứng tỏ là loài ong ký sinh rất có tiềm năng trong phòng trừ sinh học, đặc
biệt trong các hệ thống công nghệ sinh thái (Engineering Ecology) của phòng trừ sinh học
bảo tồn (Conservation Biological Control). Loài ong M. manilae đƣợc ghi nhận là loài ký
sinh phổ biến nhất trên sâu ăn tạp S. litura ở Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội và các vùng
phụ cận (Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv., 2002; Khuất Đăng Long và ctv., 2004). Theo Nguyễn
Thị Thu Cúc và ctv. (2002), nghiên cứu duy trì và phát huy vai trò của loài ong ký sinh này

trên đồng ruộng là rất cần thiết cho chiến lƣợc IPM để quản lý SAT tại ĐBSCL. Vì vậy, việc
nghiên cứu xác định điều kiện thích hợp để nhân nuôi ong M. manilae để góp phần tăng
cƣờng hiệu quả quản lý SAT của ong M. manilae là rất cần thiết.
Đề tài: ―Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ và dinh dƣỡng đến thời gian sống của
thành trùng ong ký sinh Microplitis manilae (Hymenoptera: Braconidae)‖ nhằm xác định
các thông số sinh học và vật lý có ảnh hƣởng đến sự phát triển của thành trùng ong ký sinh
M. manilae.
- 2 -

CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 SÂU ĂN TẠP, SPODOPTERA LITURA FAB.
1.1.1 Phân bố
Sâu ăn tạp Spodoptera litura có phổ ký chủ rộng và thích ghi đƣợc nhiều điều kiện
khí hậu và thời tiết khác nhau. Sâu gây hại khoảng 200 loại cây trồng (Nguyễn Văn Huỳnh
và Lê Thị Sen, 2011).
1.1.2 Đặc điểm hình thái
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) bƣớm có chiều dài thân từ 20 - 25
mm, sải cánh rộng từ 35 - 45 mm. Cánh trƣớc màu nâu vàng. Bƣớm có đời sống trung bình từ
15 - 30 ngày. Một bƣớm cái đẻ trung bình 300 trứng, có thể lên đến 900 - 2000 trứng nếu
điều kiện thích hợp. Thời gian đẻ trứng trung bình 5 - 7 ngày, có khi 10 - 12 ngày.
Trứng có hình bán cầu, đƣờng kính 0,4 - 0,5 mm. Trứng mới đẻ màu trắng vàng, sau
đó chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro, đậm. Ổ trứng có phủ lông từ bụng
bƣớm cái. Thời gian ủ trứng từ 4 - 7 ngày.
Sâu có 5 - 6 tuổi phát triển trong thời gian 20 - 25 ngày. Sâu nhỏ có màu xanh lục,
càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm. Toàn thân có một sọc màu vàng sáng ở hai bên
hông chạy từ đốt thứ nhất của bụng đến đốt cuối. Dọc theo đƣờng ấy có những điểm hình bán
nguyệt. Từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng mỗi đốt có một chấm đen rõ; trong số đó
hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất và càng lớn hai chấm này gần nhƣ giao nhau thành một
khoang đen trên lƣng.

Nhộng dài 18 - 20 mm, màu nâu hoặc màu nâu tối. Cuối bụng có một đôi gai ngắn.
Thời gian nhộng từ 7 - 10 ngày.
1.1.3 Tập quán sống
Bƣớm thƣờng vũ hóa vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối. Bƣớm hoạt
động từ tối đến nửa đêm. Sau khi vũ hóa vài giờ bƣớm có thể bắt cặp và một ngày sau đẻ
trứng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
1.1.4 Cách gây hại
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) sâu vừa nở ăn gặm vỏ trứng, nếu bị
động chúng bò phân tán ra chung quanh hoặc nhả tơ buông mình xuống đất; ở giai đoạn này
sâu chỉ ăn gặm ở mặt dƣới lá, chừa biểu bì trên và gân. Ở tuổi hai, sâu bắt đầu phân tán và ăn
gặm nhiều lá hơn. Từ tuổi bốn, sâu thƣờng trốn ánh sáng nên ban ngày sâu ẩn nơi tối hoặc
chui xuống kẽ đất nứt, ban đêm chui lên ăn cây. Ở tuổi lớn, sâu có tập quán ăn thịt lẫn nhau
và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành và trái non.
- 3 -

Theo Asiat (2013) ấu trùng tuổi một và ấu trùng tuổi hai sống theo đàn, ăn lá và chồi
của đậu tƣơng. Sang ấu trùng tuổi ba phân tán, ăn lá già, cành, ngọn, hoa và quả gây thiệt hại
nghiêm trọng cho cây trồng. Ngoài ra, ấu trùng tuổi nhỏ ăn vào thân thông qua cuống lá.
Chúng ăn vỏ và phần cốt lõi của thân tạo đƣờng hầm trong thân cây dẫn tới cây bị chết. Ấu
trùng của S. litura còn đƣợc tìm thấy ở cụm hoa; số lƣợng trung bình đƣợc tìm thấy trên cây
cao nhất ở giai đoạn sắp ra hoa (Rowell, 1990). Ngoài ra, ấu trùng còn ăn rễ cây và vỏ lạc
(Ghani, 2013).
1.1.5 Thành phần các loài ký sinh trên sâu ăn tạp Spodoptera litura.
Theo Khuất Đăng Long (2007) tổng số các loài thuộc họ Braconidae, số loài biết
đƣợc ký chủ chỉ chiếm 20%, hầu hết 70 loài ong ký sinh thuộc họ Braconidae đều có ý nghĩa
lớn trong việc kìm hãm nhiều loại sâu hại trên cây lƣơng thực và thực phẩm. Đây là những
loài có triển vọng phòng trị trong biện pháp sinh học phòng trừ sâu hại. Số loài còn lại đều
mang giá trị tiềm năng ở Việt Nam.
Theo Dƣơng Việt Anh (2007) có bốn loài côn trùng ký sinh sâu ăn tạp S. litura thuộc
hai bộ; bộ cánh màng Hymenoptera có hai họ ong kén nhỏ-Braconidae và họ ong cự

Ichneumonidae, bộ hai cánh có một loài thuộc họ Tachinidae. Hai loài ong ký sinh quan trọng
là Microplitis manilae và Microplitis prodeniae.
Theo Nguyễn Đức Tùng (2007) kết quả khảo sát côn trùng ký sinh trên cây đậu cho
thấy, có 24 loài ong và 3 loài ruồi ký sinh. Trong số đó có 4 loài xuất hiện phổ biến. Đó là
ong Microplitis prodeniae và ong Microplitis manila (ký sinh sâu ăn tạp), ong cự Trathala
flavor-orbitalis và ong Telenomus subitus (ký sinh bọ xít xanh vai đỏ).
Theo Shepard (1998) kết quả khảo sát các loài ký sinh trên cây đậu tƣơng, có 82 loài
ký sinh thuộc 62 chi. Trong đó bộ Hymentera chiếm ƣu thế gồm: Ichneumonoidae (32 loài),
Chalcidoida (31 loài), Prototrupoidae (9 loài) và Bethoidae (1 loài). Ba họ trong
Ichneumonoidae gồm: Braconidae (19 loài), Ichneumonodae (16 loài), Aphiniidae (2 loài).
Theo Rowell (1990) số lƣợng ấu trùng S. litura giảm do mức độ cao của ong Microplitis
manilae trong tháng 12.
Theo Napompeth (1990) cả pha trứng và pha ấu trùng của sâu ăn tạp S. litura đều bị
ong ký sinh, trứng bị hai loài thuộc họ Braconidae và Scelionidae, còn ấu trùng tuổi nhỏ bị
một loài ký sinh thuộc họ Braconidae (trích dẫn bởi Dƣơng Việt Anh).
Theo Nguyễn Thị Thu (2008) bộ ong ký sinh (Hymenoptera) có 17 loài thuộc 5 họ
(chiếm 89,47% tổng số loài côn trùng ký sinh), trong đó họ ong ký sinh Eulophidae có số loài
nhiều nhất (7 loài), họ ong đen kén trắng Braconidae có 4 loài, họ ong cự Ichneumonidae có
3 loài, họ ong Pteromalidae có 2 loài, ít nhất là họ ong đen ký sinh trứng Scelionidae chỉ có 1
loài; Bộ ruồi (Diptera) có 2 loài ký sinh thuộc 1 họ Tachinidae (chiếm 10,53%).
Kết quả nghiên cứu năm 2007 – 2008 ở Nghi Lộc, Hƣng Nguyên, Nam Đàn tỉnh
Nghệ An thu thập đƣợc 19 loài côn trùng ký sinh sâu ăn tạp của 6 họ thuộc 2 bộ; trong đó bộ
- 4 -

Hymenoptera có 17 loài thuộc 5 họ, bộ Diptera có 2 loài thuộc họ Tachinidae; Trong đó loài
Oomyzus sp. chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 30,24 % tổng số cá thể thu đƣợc) (Nguyễn Thị Thu,
2008)
Theo Nguyễn Thị Thu (2008) trên quần thể ruộng đậu tƣơng côn trùng ký sinh xuất
hiện đa dạng và phong phú, riêng đối với ký chủ sâu ăn tạp đã thu bắt đƣợc 19 loài côn trùng
ký sinh, tuy nhiên số cá thể bắt gặp lại tỷ lệ nghịch với số loài xuất hiện.

1.2 CÁC LOÀI ONG KÝ SINH THUỘC HỌ BRACONIDAE
Ong ký sinh thuộc họ Braconidae là một trong nhóm có số lƣợng loài phong phú
nhất. Họ ong ký sinh Braconidae phân bố toàn cầu và có mặt ở mọi nơi. Đây là nhóm ký sinh
thực thụ ở côn trùng vì chúng chỉ tồn tại và phát triển từ những loài côn trùng khác. Hiện tại
đã hệ thống đƣợc hơn 300 loài thuộc họ ong ký sinh Braconidae, trong đó có 70 loài đã biết
ký chủ là những loài ong có ý nghĩa và có khả năng sử dụng trong biện pháp sinh học phòng
trừ sâu hại ở Việt Nam (Khuất Đăng Long, 2007).
Theo Khuất Đăng Long (2007) họ ong ký sinh Braconidae là một trong những họ đa
dạng và có phân bố ở những vùng địa lí khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, các loài ong
thƣờng tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm trong đó có Việt Nam. Sự phân bố của ong ký
sinh thuộc họ Braconidae theo loài ký chủ cũng khá phong phú, phần lớn nhóm ong ký sinh
thƣờng gặp ký sinh ở pha ấu trùng tuổi nhỏ của những loài côn trùng khác. Chính do phƣơng
thức sống này của chúng, nhiều loài có khả năng kìm hãm sự phát triển của các loài sâu hại.
Vì vậy, việc xác định sự phân bố về địa lý và phân bố theo các loài ký chủ là những thông tin
quan trọng trong việc nhập nội những loài ong ký sinh với mục đích phòng trừ sâu hại cây
trồng.
1.2.1 Đặc điểm sinh học
Theo Khuất Đăng Long (2007) những loài ký chủ của nhóm ong ký sinh Braconidae
phần lớn là các loài côn trùng thuộc bộ cánh Vảy (Lepidoptera), cánh Cứng (Coleoptera),
cánh nửa cứng (Hemiptera) và hai cánh (Diptera). Chúng thƣờng ký sinh ở pha ấu trùng tuổi
nhỏ, ít gặp hơn ở pha nhộng và thành trùng của các côn trùng khác.
Theo Khuất Đăng Long (2007) ong cái các loài thuộc họ Braconidae thƣờng chỉ đẻ
trứng vào ký chủ có tuổi thích hợp, chúng đẻ một hoặc nhiều trứng vào bên trong hoặc trên
cơ thể ký chủ. Cơ thể ký chủ vừa là thức ăn vừa là môi trƣờng cho các pha phát triển của ong
ký sinh. Ký chủ chỉ chết sau khi ấu trùng ong thành thục chui ra khỏi cơ thể để hóa nhộng
bên ngoài hoặc làm kén ngay bên trong vỏ cơ thể ký chủ. Đa số các loài ong tạo thành một
kén, hoặc nhiều kén.
Họ ong ký sinh thuộc họ Braconidae bao gồm cả các loài ngoại ký sinh và các loài
nội ký sinh, hiếm gặp ký sinh ở pha trứng. Đến nay mới chỉ biết các loài thuộc phân họ
Cheloninae ký sinh trứng ký chủ và phát triển đến giai đoạn sâu non của ký chủ (Khuất Đăng

Long, 2007).
- 5 -

Theo Khuất Đăng Long (2007) một số phân họ gồm những loài ngoại ký sinh gồm
Braconinae, Hormiinae và Doryctinae. Những loài ong ngoại ký sinh thƣờng có khả năng gây
chết lâm sàng cho ký chủ trƣớc khi ong cái ký sinh đẻ trứng lên cơ thể ký chủ. Một số loài
ong ký sinh không gây chết lâm sàng ký chủ trƣớc khi đẻ trứng. Ngoài ra, một số loài ong ký
sinh sau khi đẻ trứng vào cơ thể ký chủ sẽ không cho phép ký chủ tiếp tục phát triển bình
thƣờng, làm cho ấu trùng tê liệt sẽ không di chuyển trong giai đoạn phát triển. Và một số loài
khác, sau khi đẻ trứng vào cơ thể ký chủ vẫn cho phép ký chủ phát triển bình thƣờng.
Theo Khuất Đăng Long (2007) ở nhóm ong nội ký sinh, các giai đoạn phát triển của
ký sinh xảy ra trong cơ thể ký chủ. Ấu trùng thành thục của nhiều loài nội ký sinh xuất hiện
vào lúc ký chủ hấp hối hoặc vào giai đoạn cuối, sau đó ấu trùng thành thục của ong ký sinh
làm kén bên trong hoặc bên ngoài ngay bên cạnh hoặc cách xa cơ thể ký chủ.
Sự lựa chọn các loài ký chủ cũng rất khác nhau ở các loài ong ký sinh thuộc họ
Braconidae. Tuy nhiên, thƣờng gặp đa số các loài có sự lựa chọn ký chủ có quan hệ gần nhau
về phân loại học, hoặc ký chủ gần nhau về đặc điểm sinh học hoặc gần nhau về sinh cảnh mà
tại đó ong ký sinh tìm kiếm ký chủ thích hợp (Khuất Đăng Long, 2007).
Theo Khuất Đăng Long (2007) các loài thuộc họ Braconidae có cơ chế định rõ giới
tính đơn bội và lƣỡng bội. Những trứng không đƣợc thụ tinh đều là các cá thể đơn bội, còn
trứng đƣợc thụ tinh là những cá thể lƣỡng bội. Nhƣ vậy, với những ong cái không đƣợc giao
phối, chúng vẫn hoàn toàn có thể đẻ trứng, trứng phát triển bình thƣờng, nhƣng từ những
trứng này chỉ phát triển và cho ra ong đực ở thế hệ con.
1.2.2 Hình thái chung
Ong ký sinh thuộc họ Braconidae có chiều dài cơ thể rất khác nhau, không kể máng
đẻ trứng, chiều dài thân từ kích thƣớc rất nhỏ 1 mm đến kích thƣớc khá lớn, 30 - 40 mm. Một
số ong có máng đẻ trứng dài hơn thân. Đốt bụng thứ hai và đốt bụng thứ ba gắn liền nhau,
giữa hai đốt này có khớp nối rõ ràng hoặc không rõ khớp nối. Giữa đùi và đốt chân có hai đốt
chuyển. Mảnh gốc môi trên hoặc không giáp với hàm trên, giữa chúng tạo thành một hốc lõm
sâu, hoặc mảnh gốc môi trên giáp với hàm trên, giữa chúng không tạo hốc lõm. Hai hàm trên

chụm nhau vào phía trong, khi đó hàm trên có 1 - 3 răng, hoặc chìa ra ngoài khi đó thƣờng
chỉ có từ 3 răng hoặc nhiều hơn.
1.3. ONG KÉN VÀNG, MICROPLITIS MANILAE ASH.
Ở Việt Nam, trong tập hợp 9 loài ong ký sinh thuộc giống Microplitis ở sâu ăn tạp S.
litura, loài M. manilae chiếm ƣu thế hơn cả. Ngoài ra loài này còn gặp ở một số loài sâu hại
khác thuộc họ ngài đêm Noctuidae nhƣ sâu xanh Helicoverpa armigera, sâu keo Spodoptera
mauritia, sâu đục quả đậu đỗ Maruca vitrata (Khuất Đăng Long, 2007).
Theo Khuất Đăng Long (2007) trong tập hợp ký sinh sâu ăn tạp, ong kén vàng M.
manilae là loài thƣờng xuyên có mặt và chiếm ƣu thế. Loài này đƣợc xem nhƣ yếu tố chìa
- 6 -

khóa và có vai trò quan trọng nhất trong nhóm ký sinh sâu ăn tạp S. litura trong khu vực
nghiêm cứu.
1.3.1 Đặc điểm hình thái
1.3.1.1 Trưởng thành
Theo Dƣơng Việt Anh (2007) ong M. manilae có đầu màu đen, râu đầu gồm 17 đốt,
dài 2,9 - 3 mm hình sợi chỉ, kích thƣớc trung bình của ong là 2,91 - 3,01 mm, có ba đôi chân,
hai đôi chân trƣớc ngắn hơn đôi chân sau. Chân có màu nâu óng bàn chân 5.5.5, phần giữa
đốt chân có màu vàng đậm. Mắt thƣờng từ phía trƣớc gần điểm tiếp giáp giữa ngực và bụng
có hình trông giống chữ thập khuyết, khi đƣa ra ánh sáng dƣới ánh sáng mặt trời thấy cánh có
màu ánh đen ở phía đuôi cánh. Các đốt bụng 1, 3, 5 màu vàng nâu, vòng nối giữa các đốt
bụng tiếp theo có màu vàng nhạt. Đầu, ngực và phần bụng của các đốt bụng còn lại màu đen.
Đốt bụng thứ 1, 2, 3 màu nâu sáng trong khi mới vũ hóa, khoảng 30 phút đến 1 giờ sau khi vũ
hóa thì thấy chuyển sang màu nâu ong rõ nhất ở con đực.
1.3.1.2 Trưởng thành cái
Ong cái râu đầu ngắn hơn hoặc dài bằng thân, bụng hình bầu dục và có vằn vàng nâu
và vàng nhạt đan xen nhau khi nhìn từ phía trên xuống thấy rất rõ và bóng sáng hơn con đực;
ống đẻ trứng ngắn (Dƣơng Việt Anh, 2007)
I.3.1.3 Trưởng thành đực
Theo Dƣơng Việt Anh (2007) ong đực có râu đầu dài hơn thân, chân màu đen đậm

hơn ong cái. Đôi chân sau dài, từ đốt chùy đến bàn chân màu đen, bụng thon dài hình chùy,
khi nhìn sẫm màu hơn con cái.
1.3.1.4 Trứng
Theo Dƣơng Việt Anh (2007) trứng có hình bầu dục. Một đầu to và một đầu nhỏ màu
trắng trong. Bề mặt trứng không có lông bao phủ.
Theo Khuất Đăng Long (2007) trứng có hình quả dƣa chuột, màu trắng trong sau 24
giờ đẻ vào trong cơ thể ấu trùng ký chủ, chiều dài trung bình của trứng là 0,39 ± 0,026 mm và
chiều rộng nhất là 0,096 ± 0,015mm.
1.3.1.5 Ấu trùng
1.3.1.5.1 Ấu trùng tuổi 1
Theo Dƣơng Việt Anh (2007) hình thon dài có màu trắng trong, bên trong cơ thể màu
vàng, đầu to hơn thân, có hai hàm nhọn khỏe, có đuôi dài nhọn.
Theo Khuất Đăng Long (2007) ấu trùng tuổi 1 có phần đầu rất phát triển, đốt cuối
cùng thót hẹp tạo thành nhƣ đuôi nhọn.
1.3.1.5.2 Ấu trùng tuổi 2
- 7 -

Theo Dƣơng Việt Anh (2007) ấu trùng màu trắng trong, đầu thon dài, thấy xuất hiện
có ăng ten, phần nhọn của đốt cuối chƣa tiêu biến hoàn toàn và dần tiêu mất ở cuối tuổi 2.
1.3.1.5.3 Ấu trùng tuổi 3
Theo Dƣơng Việt Anh (2007) có thể chuyển màu trắng trong sang màu trắng đục. Ở
cuối tuổi trên có thể thấy rõ ở trên thân có màu đỏ ở phía trong.
Theo Khuất Đăng Long (2007) ấu trùng tuổi 3 có nhiều dài cơ thể 1,7 - 3,65 mm,
trung bình 2,48 ± 0,029 mm, chiều rộng từ 0,55 - 1,4 mm, trung bình 0,97 ± 0,11 mm. Cơ thể
ấu trùng chuyển từ màu trắng trong sang màu trắng đục. Vào cuối tuổi 3, ấu trùng chuyển dần
sang màu vàng đậm.
1.3.1.6 Nhộng
Nhộng trần, nằm trong kén, kén có hình bầu dục, màu nâu nhạt. Ong non cuối tuổi 3
khi thành thục dùng hàm cắn rách da bên sƣờn ấu trùng của ký chủ chui ra, thƣờng thấy ở đốt
thứ 9. Sau khi chui ra khỏi ký chủ, ong non bắt đầu dệt kén cạnh xác ký chủ. Ong non dệt kén

từ 1,5-2,5 giờ (Dƣơng Việt Anh, 2007).
Theo Khuất Đăng Long (2007) thời gian ấu trùng ong dệt kén từ 90 - 150 phút,
nhộng ong ký sinh dạng trần nằm trong kén. Kén có màu nâu xám hình bầu dục, chiều dài
trung bình của kén 3,52 ± 0,08 mm, chiều rộng trung bình 1,14 ± 0,05 mm.
1.3.2 Khả năng dệt kén của ấu trùng ong Microplitis manilae
Tỷ lệ dệt kén thành công của ấu trùng ong không chịu tác động của điều kiện môi
trƣờng và sự thay đổi đột ngột giữa môi trƣờng bên trong và bên ngoài cơ thể ký chủ, cụ thể
đạt cao nhất tại vụ hè thu 2006 với 94,12%, thấp nhất là 90,90% trong điều kiện của thí
nghiệm, tại vụ Xuân năm 2007 tỷ lệ dệt kén thành công của ấu trùng ong đạt cao nhất là
96,74% và thấp nhất là 95% trong điều kiện của thí nghiệm (Dƣơng Việt Anh, 2007).
1.3.3 Vòng đời
Theo Dƣơng Việt Anh (2007) ong M. manilae có vòng đời trung bình là 14 ± 0,36
ngày. Trong đó pha ấu trùng đã chiếm một nửa thời gian hoàn thành vòng đời của ong ký
sinh M. manilae. Pha trứng có thời gian phát dục dao động trong khoảng 1 - 2 ngày, trung
bình 1,62 ± 0,11 ngày. Tuổi 1 có thời gian phát dục từ 1 - 2 ngày, trung bình 1,62 ± 0,06
ngày, tuổi 2 có thời gian phát dục từ 2 - 3 ngày, trung bình 2,67 ± 0,09 ngày, tuổi 3 có thời
gian phát dục 2 - 4 ngày, trung bình 2,9 ± 0,09 ngày, tổng giai đoạn ấu trùng có thời gian phát
dục là 5 - 9 ngày, trung bình 7,19 ± 0,16 ngày. Nhộng trong kén sau 4 - 6 ngày, trung bình
4,93 ± 0,01 ngày thì vũ hóa. Trƣởng thành sau khi vũ hóa tiến hành bắt cặp giao phối ngay và
đẻ trứng ký sinh lên ký chủ sau 4 - 8 giờ.
Theo Huỳnh Phƣớc Mẫn (2012) một chu kỳ sinh trƣởng của ong kéo dài 14 ± 1,3
ngày. Trong đó, thời gian từ ong cái đẻ trứng đến ấu trùng sâu non chui ra khỏi cơ thể ra khỏi
- 8 -

cơ thể ký chủ để làm nhộng 8,2 ± 0,7 ngày, thời gian phát triển của nhộng 4,8 ± 0,6 ngày và
thời gian từ ong cái vũ hóa đến đẻ trứng 1 ngày.
Theo Khuất Đăng Long (2007) trong điều kiện nhiệt độ trung bình 29
o
C, độ ẩm
83,7%, thời gian phát triển trong ký chủ kéo dài 7 - 11 ngày, trung bình 7,76 ± 0,26 ngày,

thời gian phát triển trong ký chủ từ 4 - 8 ngày, trung bình 4,29 ± 0,19 ngày. Thời gian trƣớc
đẻ trứng của ong ký sinh 4 - 8 giờ. Vòng đời ong ký sinh dao động 10 - 15 ngày, trung bình
12,04 ± 0,49 ngày.
1.3.4 Tỷ lệ và tập tính vũ hóa của ong Microplitis manilae
Theo Lê Thị Huyền (2009) ở điều kiện nhiệt độ không khí từ 22 - 33
0
C, ẩm độ từ 44
- 90% (trong phòng thí nghiệm), tỷ lệ vũ hoá của loài này đạt ở mức cao (91%). Vào tháng IV
(26,9
0
C) thì tỷ lệ vũ hoá của loài M. manilae đạt 93%.
Theo Khuất Đăng Long (2007) sau thời gian hoàn thành giai đoạn nhộng trong kén,
thành trùng ong ký sinh bắt đầu cắn thủng kén để chui ra ngoài. Gần nhƣ hầu hết các loài ong
ký sinh thuộc họ Braconidae là ong ký sinh bậc 1, đặc điểm chung là khi vũ hóa, chúng đều
cắn thủng một đầu kén để tạo một chiếc nắp để chui ra ngoài. Ong thƣờng vũ hóa tập trung
vào hai khoảng thời gian nhất định trong ngày, buổi sáng từ 6 giờ đến 10 giờ (30% đến 40%),
buổi chiều từ 16 giờ đến 19 giờ (60% đến 70%). Trong điều kiện nhiệt đới, ngay sau khi vũ
hóa, thành trùng ong ký sinh thƣờng phải chịu tác động của ánh sáng rõ rệt và nhiệt độ cao
vào thời gian giữa ngày, hai yếu tố này có tác động mạnh đến khả năng sống sót của ong ký
sinh vừa mới vũ hóa. Sự vũ hóa vào trong hai khoảng thời gian trong ngày: từ 6 giờ đến 10
giờ và từ 16 giờ đến 19 giờ có thể giúp thành trùng ong ký sinh tránh đƣợc nhiệt độ cao trong
ngày, điều này hoàn toàn bất lợi vì làm mất nƣớc và khô nhanh cơ thể.
1.3.5 Tỷ lệ giới tính của ong Microplitis manilae
Theo Dƣơng Việt Anh (2007) tỷ lệ giới tính của ong M. manilae ở vụ hè thu năm
2006 đạt cao nhất trong điều kiện của phòng thí nghiệm với tỷ lệ ong cái là 43,75% và thấp
nhất trong điều kiện phòng thí nghiệm là 40,32%, vụ đông xuân năm 2007 đạt cao nhất với tỷ
lệ ong cái 39,80% và thấp nhất là 36,36%.
Theo Lê Thị Huyền (2009) ở nhiệt độ và ẩm độ là 26,86
0
C, ẩm độ 72,37% thì tỷ lệ

ong cái nhiều hơn so với ở nhiệt độ 28,51
0
C, ẩm độ 71,88%. Khi tăng nhiệt độ lên làm tỷ lệ
ong cái xu hƣớng giảm xuống và tỷ lệ ong đực tăng lên.
1.3.6 Khả năng sinh sản của ong Microplitis manilae
Theo Dƣơng Việt Anh (2007) khả năng sinh sản của ong M. manilae không cao,
trong số 281 ấu trùng ký chủ chỉ có 135 ấu trùng bị nhiễm có 25 ấu trùng nhiễm một trứng
(chiếm 18,52%), trong khi đó có tới 110 cá thể ấu trùng nhiễm từ 2-7 trứng (chiếm 81,48 %).
Theo Huỳnh Phƣớc Mẫn (2012) ong đẻ trứng liên tục kéo dài đến 11 ngày. Trong đó
tỷ lệ ong cái đẻ trứng đến ngày thứ 5 là 100%, sau đó giảm dần đến ngày 11 chỉ còn 11,1%.
- 9 -

Theo Lê Thị Huyền (2009) ong M. manilae cho hiệu quả ký sinh cao nhất sau ngày
thứ nhất vũ hóa. Điều này chứng tỏ trong nhân nuôi và nhân thả nên sử dụng ong ký sinh M.
manilae từ ngày thứ nhất sau vũ hóa để đạt hiệu quả ký sinh cao.
1.3.7 Ảnh hƣởng của tuổi ký chủ đến ong Microplitis manilae
Theo Dƣơng Việt Anh (2007) hiệu quả ký sinh của ong M. manilae đạt giá trị cao
nhất trong điều kiện phòng thí nghiệm (85,71%) ở sâu non tuổi 3 và không có khả năng ký
sinh ở tuổi 6. Thành trùng của ong ký sinh 3 ngày tuổi có hiệu ký sinh cao hơn cả và đạt giá
trị 78,57%. Theo Huỳnh Phƣớc Mẫn (2012) hiệu quả ký sinh của thành trùng cái của ong M.
manilae ở ấu trùng sâu ăn tạp S. litura tuổi 3 cao hơn ấu trùng sâu ăn tạp S. litura tuổi 2.
Theo Qui (2013) tỷ lệ ký sinh của ong M. manilae khác nhau đáng kể ở các độ tuổi
khác nhau của ấu trùng ký chủ từ tuổi 1 đến tuổi 5. Tỷ lệ ký sinh của ong cái ở ấu trùng ký
chủ tuổi 2 và tuổi 3 cao hơn ở các tuổi khác của ấu trùng ký chủ. Tỷ lệ ký sinh của ong cái ở
tuổi 2 và tuổi 3 khác nhau không đáng kể.
Theo Qui (2013) ấu trùng của ký chủ ảnh hƣởng đáng kể đến sự phát triển của ong ký
sinh. Giai đoạn phát triển của ấu trùng của ong trên ấu trùng ký chủ tuổi 4 là ngắn nhất, thời
gian phát triển dài nhất khi ấu trùng ong ký sinh phát triển trên ấu trùng ký chủ tuổi 2 và tuổi
3. Ngoài ra, ấu trùng ký chủ ảnh hƣởng đáng kể đến khối lƣợng của nhộng của ong ký sinh
M. manilae. Khối lƣợng nhộng của ong ký sinh thấp nhất khi phát triển trên ấu trùng ký chủ

tuổi 1 và khối lƣợng của nhộng ong ký sinh cao nhất khi phát triển trên ấu trùng ký chủ tuổi
3.
Theo Qui (2013) khả năng sinh sản hàng ngày cao nhất của ong ký sinh cái là 11,3,
16,0, 11,5, 4,4 trứng trên mỗi ong cái theo thứ tự tƣơng ứng ở các tuổi 1, 2, 3, 4. Ong cái
không ký sinh trên ấu trùng ký chủ tuổi 5. Thời gian ký sinh của ong cái dài nhất khi ký sinh
trên ấu trùng ký chủ tuổi 2.
Theo Rijapakse và ctv. (1985) ong ký sinh cao ở ấu trùng ký chủ tuổi 1 và tuổi 2, ít
hơn ở ấu trùng ký chủ tuổi 3. Và cao nhất xảy ra ở ấu trùng ký chủ tuổi 2. Ong ký sinh ấu
trùng ký chủ ở tuổi 4 ít hơn so với các tuổi khác. Ngoài ra, có sự khác biệt rất lớn ở nhóm ấu
trùng ký chủ tuổi 2 và ấu trùng ký chủ tuổi 3. Thời gian ấu trùng và nhộng của ong M.
manilae giống nhau ở các nhóm ấu trùng ký chủ tuổi 1, 2, 3. Ở nhóm ấu trùng ký chủ tuổi 4,
thời gian phát triển từ trứng đến nhộng và từ nhộng đến thành trùng cao hơn 2 ngày. Ngoài
ra, ở nhóm ấu trùng ký chủ tuổi 1 có nhiều ong ký sinh đực vũ hóa hơn đáng kể, trong khi đó
ở nhóm ấu trùng tuổi 2 có nhiều ong ký sinh cái vũ hóa hơn. Không có sự khác biệt tỷ lệ của
hai giới tính ong ký sinh vũ hóa ở nhóm ấu trúng ký chủ tuổi 3 và tuổi 4.
1.3.8 Ảnh hƣởng của mật độ ấu trùng sâu ăn tạp và mật độ của ong Microplitis manilae
đến hiệu quả ký sinh của ong Microplitis manilae
Theo Dƣơng Việt Anh (2007) hiệu quả ký sinh của ong M. manilae trên ấu trùng sâu
ăn tạp S. litura bị ảnh hƣởng bởi tuổi ấu trùng ký chủ, mật độ ký chủ và tuổi của ký chủ.
- 10 -

Theo Lê Thị Huyền (2009) khả năng ký sinh của ong M. manilae phụ thuộc mật độ của ong
M. manilae và mật độ ấu trùng sâu ăn tạp S. litura.
Theo Lê Thị Huyền (2009) khi ở mật độ 10 ấu trùng sâu ăn tạp thì nên thả 3 cặp ong
đạt tỷ lệ ký sinh cao nhất 80,00%. Mật độ ong tăng từ 1 đến 3 cặp thì tỷ lệ ký sinh tăng nhƣng
nếu tăng đến 4, 5 cặp thì tỷ lệ ký sinh giảm. Khi ở mật độ 15 ấu trùng sâu ăn tạp thì ta có thể
thả ở 3 mức 3, 4, 5 cặp ong đều cho tỷ lệ ký sinh cao trên 80,00%. Tỷ lệ ký sinh này có thể
kiểm soát đƣợc mật độ sâu rất tốt ở mật độ 15 ký chủ sâu ăn tạp. Khi ở mật độ 25 ấu trùng ký
chủ sâu ăn tạp đạt tỷ lệ ký sinh cao nhất ở các mật độ ở mức 3, 4, 5.
Theo Khuất Đăng Long (2007) hiệu quả ký sinh của ong cái M. manilae phụ thuộc

khá rõ rệt vào mật độ ấu trùng sâu ăn tạp S. litura trên đồng ruộng. Nếu hiệu quả ký sinh
đƣợc tính số lƣợng ấu trùng ký chủ bị nhiễm bởi một cặp ong ký sinh trong thời gian 24 giờ
thì hiệu quả ký sinh sẽ tăng lên nếu tiếp xúc cùng lúc nhiều ấu trùng ký chủ. Tuy nhiên, trên
thực tế ở loài M. manilae, khi mật độ ấu trùng sâu tăng lên, khả năng sinh sản của ong cái chỉ
đạt tới một ngƣỡng nhất định.
1.3.9 Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến ong Microplitis manilae
Theo Qui (2012) tỷ lệ sống sót ở các giai đoạn ấu trùng, giai đoạn nhộng và giai đoạn
thành trùng của ong M. manilae có sự khác biệt đáng kể ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau.
Ngoài ra, nhiệt độ ảnh hƣởng đến các giai đoạn trứng, giai đoạn ấu trùng, giai đoạn nhộng,
giai đoạn thành trùng một cách đáng kể. Theo đó, thời gian phát triển cho trứng, ấu trùng và
thành trùng ngắn lại khi nhiệt độ tăng từ 17 - 32
o
C.
Ngoài ra, nhiệt độ cũng ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của ong M. manilae. Khả
năng sinh sản của thành trùng cái ở 17, 20, 23, 26, 29
o
C cao hơn đáng kể so với ở 32
o
C,
nhƣng không có sự khác biệt ở điều kiện nhiệt độ trong khoảng từ 17 đến 29
o
C. Khả năng
sinh sản hàng ngày của thành trùng cái là 21,4, 21,2, 20,4, 22,6, 26,4 và 27,4 trứng tƣơng ứng
ở 17, 20, 23, 26, 29 và 32
o
C. Thành trùng cái đẻ hầu hết trứng ở giai đoạn sớm và đạt mức
cao nhất. Giai đoạn đẻ trứng rút ngắn khi nhiệt độ tăng từ 17 đến 32
o
C (Qui, 2012).
1.3.10 Ảnh hƣởng của thức ăn đến thời gian sống của ong Microplitis manilae trong

điều kiện không sinh sản
Theo Dƣơng Việt Anh (2007) yếu tố thức ăn có ảnh hƣởng trực tiếp đến thời gian
sống của ong ký sinh M. manilae. Thời gian sống cao nhất trong điều kiện phòng thí nghiệm
ở công thức mật ong nguyên chất là 8 ngày, trung bình 4,29 ± 0,66 ngày, ở công thức mật
ong 10% thời gian sống cao nhất trong điều kiện phòng thí nghiệm là 6 ngày, trung bình 3,08
± 0,34 ngày. Ở công thức nƣớc lã thời gian sống cao nhất trong điều kiện phòng thí nghiệm là
3 ngày, trung bình 1,67 ± 0,6 ngày. Qua đó, mật ong nguyên chất là thức ăn phù hợp nhất
trong điều kiện phòng thí nghiệm.
1.3.10 Ảnh hƣởng của kairomone lên khả năng định vị ký chủ của ong kén vàng
- 11 -

Theo Nguyễn Ngọc Thiều (2010) (Z)-3-hexen-1-ol và 2-methoxyphenol là hai hợp
chất có lực hấp dẫn với ong kén vàng trong điều kiện ngoài đồng. (Z)-3-hexen-1-ol cho hiệu
lực đối với ong kén vàng cao hơn 2-methoxyphenol. Dịch nghiền ấu trùng sâu ăn tạp đƣợc
nuôi bằng lá cù nèo cho hiệu lực hấp dẫn đối với ong kén vàng ở điều kiện phòng thí nghiệm
và ngoài đồng, trong khi dịch nghiền ấu trùng sâu ăn tạp nuôi bằng thức ăn nhân tạo thì
không cho hiệu lực hấp dẫn.






















- 12 -

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 PHƢƠNG TIỆN
Thời gian: từ tháng 5/2013 đến tháng 5/2014.
Địa điểm: thí nghiệm đƣợc tiến hành tại phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh học, bộ môn
Bảo vệ Thực vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng.
2.1.1 Dụng cụ
- Túi giấy, ống thủy tinh nhỏ, hộp nhựa 20 x 20 x 8 (cm), hộp nhựa 25 x 25 x 25 (cm),
lồng lƣới 60 x 60 x 60 (cm), kính hiển vi soi nổi (Model c-leds), tủ thanh trùng ƣớt (Hiclave
Hve-50).
2.1.2 Hóa chất và vật liệu
- Cồn 70
0
, formalin 3%, chlorine 0,5%.
- Thành phần thức ăn nhân tạo: hạt đậu Hà Lan, bột mì, nấm men, Vitamin C, Metyl-P,
L-Cystein, Chloramphenicol, agar, nƣớc cất.
2.2 PHƢƠNG PHÁP
2.2.1 Phƣơng pháp chuẩn bị nguồn côn trùng thí nghiệm
a) Nguồn sâu ăn tạp
Ấu trùng sâu ăn tạp đƣợc thu ngẫu nhiên từ các ruộng cù nèo xung quanh khu vực
thành phố Cần Thơ. Trong phòng thí nghiệm (T: 29,5 ± 0,89

0
C, 63 - 80 RH), sâu đƣợc nuôi
trong các hộp nhựa (22 x 22 x 8 cm) bằng thức ăn nhân tạo (thành phần gồm 300 g hạt đậu
hòa lan, 300 g bột mì, 120 g nấm men, 12 g vitamin C, 8,5 g metyl-p, 1,2 g l-cystein, 500 mg
chloramphenicol, 30 g agar, 1800 ml nƣớc) (Huỳnh Phƣớc Mẫn, 2012). Sau khi vũ hóa, thành
trùng đƣợc thả thành từng cặp (một con đực và một con cái) vào trong túi giấy (một cặp/túi)
để cho bắt cặp. Sau khi bƣớm cái đẻ trứng, ổ trứng trên thành túi đƣợc cắt ra, ngâm trong
trong dung dịch formaline 3% trong 15 phút rồi chuyển vào các hộp nhựa có đựng thức ăn
nhân tạo đã khử trùng để cho trứng nở. Song song đó, cơ thể của cặp thành trùng cha mẹ
đƣợc nghiền với 1 – 2 ml nƣớc cất rồi quan sát dung dịnh nghiền dƣới kính hiển vi (vật kính
40X) để kiểm tra sự xâm nhiễm của vi sinh vật. Chỉ những ấu trùng nở ra từ các ổ trứng của
các cặp thành trùng cha mẹ không bị nhiễm protozoa và NPV mới đƣợc sử dụng cho thí
nghiệm.
b) Nguồn ong ký sinh
Ấu trùng sâu ăn tạp ở tuổi 1 và 2, đƣợc thu thập và nuôi trong phòng thí nghiệm, nhƣ
mô tả bên trên, để theo dõi sự hóa nhộng của ấu trùng ong M. manilae. Khi ấu trùng của ong
chui ra khỏi cơ thể sâu làm nhộng, nhộng đƣợc chuyển vào trong ống thủy tinh nhỏ có nắp

×