Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

tìm hiểu quy trình sản xuất gạo và khảo sát sự thay đổi chất lượng của gạo qua các công đoạn chế biến (xí nghiệp chế biến lương thực 1 công ty lương thực đồng tháp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.81 MB, 77 trang )

Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
























TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠO
VÀ KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG
CỦA GẠO QUA CÁC CÔNG ĐOẠN CHẾ BIẾN
(Xí nghiệp Chế biến lương thực 1 - Công ty Lương thực Đồng Tháp)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


TRẦN THỊ HỒNG SƯƠNG

Cần Thơ, 2014
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ






























TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Giáo viên hướng dẫn
Ths. Hồ Khánh Vân
Sinh viên hướng dẫn
Trần Thị Hồng Sương
MSSV: C1200656
Lớp: CB1208L1
Cần Thơ, 2014
TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠO
VÀ KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG
CỦA GẠO QUA CÁC CÔNG ĐOẠN CHẾ BIẾN
(Xí nghiệp Chế biến lương thực 1 - Công ty Lương thực Đồng Tháp)

Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoạn đây là công trình nghiên cứu của sinh viên Trần Thị Hồng Sương
với sự hướng dẫn của Ths. Hồ Khánh Vân các số liệu và kết quả trình bày trong
luận văn là trung thực và do chính tác giả thực hiện. Luận văn đính kèm theo đây,

với đề tài với đề tài “Tìm hiểu quy trình sản xuất gạo và khảo sát sự thay đổi chất
lượng gạo qua các công đoạn chế biến” đã được hội đồng chấm luận văn thông qua.

Cần Thơ, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện



Hồ Khánh Vân Trần Thị Hồng Sương

Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
ii
LỜI CẢM ƠN

Với hơn 3 tháng thực tập và khảo sát tại Xí nghiệp chế biến lương thực 1 – Công ty
Lương thực Đồng Tháp đã giúp em có điều kiện hiểu biết về quá trình sản xuất gạo,
rèn luyện các kỹ năng trong công việc cũng như ứng dụng phương pháp nghiên cứu
khoa học vào điều kiện thực tế.
Em xin chân thành cám ơn Cô Hồ Khánh Vân đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em
trong suốt thời gian nghiên cứu cũng như đã giúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Xí nghiệp Chế biến Lương thực 1, các
anh chị em Phòng kỹ thuật, Phòng quản lý và anh chị em công nhân trong công ty
đã tận tình chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đợt thực tập tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của bộ môn Công nghệ Thực phẩm, khoa
Nông nghiêp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những
kiến thức cũng nhưng kinh nghiệm quý báu để em có nền tảng kiến thức tốt hơn để
hoàn thành luận văn và ứng dụng vào thực tế làm việc trong tương lai.

Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 13 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện


Trần Thị Hồng Sương
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
iii
TÓM TẮT

Đề tài tiến hành khảo sát quy trình công nghệ chế biến gạo cũng như sự thay đổi
chất lượng gạo qua các công đoạn và ảnh hưởng của độ ẩm đến sự thay đổi tỷ lệ
gạo gãy qua công đoạn xát trắng tại Xí nghiệp Chế biến lương thực 1 thuộc công ty
Lương thực Đồng Tháp.
Kết quả khảo sát cho thấy, thời gian hoạt động của Xí nghiệp là xuyên suốt đáp ứng
đầy đủ, kịp thời cho các hợp đồng trong nước và xuất khẩu. Xí nghiệp còn thực hiện
đúng an toàn vệ sinh và phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong quá trình
lao động và sản xuất. Nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình chế biến là gạo lức
qua công đoạn lau bóng và những cách xử lý khác để tạo ra hạt gạo đạt chất lượng
tốt. Bên cạnh đó, quá trình khảo sát sự thay đổi độ ẩm và tỷ lệ các thành phần trong
gạo cho thấy có sự thay đổi qua các công đoạn chế biến khác nhau. Độ ẩm của gạo
thành phẩm là 14,10 ± 0,23% và hiệu suất thu hồi gạo nguyên đạt 70,98%. Qua các
công đoạn lau bóng, tỷ lệ tấm và gạo gãy tăng và bạc bụng giảm dần. Xát là công
đoạn có ảnh hưởng lớn đến phẩm chất gạo, dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ gạo rạn nứt.
Độ ẩm nguyên liệu (gạo lức) có ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi gạo nguyên, đạt tốt
nhất ở giá trị độ ẩm khoảng 16,9 – 17,5%.
Từ khóa: độ ẩm, gạo trắng, gạo lức, đánh bóng gạo, xử lý gạo
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng

iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii

TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH HÌNH vi
DANH SÁCH HÌNH PHỤ LỤC vii
DANH SÁCH BẢNG viii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1 TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP 2

2.1.1 Sơ lược về Xí Nghiệp 2

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Xí Nghiệp 2
2.1.3 Sơ đồ bố trí nhân sự của xí nghiệp 3
2.1.4 Sơ đồ mặt bằng tổng thể chi nhánh Tân Dương 4

2.1.5 Sơ đồ bố trí dây chuyền sản xuất chi nhánh Tân Dương 6

2.1.6 Quy mô sản xuất và các sản phẩm nhà máy 7

2.2 SƠ LƯỢC VỀ NGUYÊN LIỆU 7

2.2.1 Cấu tạo hạt thóc 7

2.2.2 Thành phần hóa học của hạt thóc 9
2.2.3 Một số khái niệm về gạo 11
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo trong quá trình chế biến và bảo
quản 12
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CHẾ BIẾN GẠO TRẮNG VÀ KIỂM NGHIỆM
CHẤT LƯỢNG GẠO 15
3.1 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠO TẠI XÍ NGHIỆP 15
3.1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ 15
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
v
3.1.2 Thuyết minh quy trình 16
3.2 KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG GẠO TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN 23
3.2.1 Phương pháp lấy mẫu 23
3.2.2 Một số mẫu trong kiểm nghiệm 24
3.2.3 Một số chỉ tiêu chất lượng gạo và cách xác định tại xí nghiệp 25
3.2.4 Một số dụng cụ dùng trong kiểm nghiệm 27
3.2.5 Các chỉ tiêu chất lượng gạo 31

CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG GẠO
QUA TỪNG CÔNG ĐOẠN CHẾ BIẾN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM
GẠO NGUYÊN LIỆU ĐẾN TỶ LỆ GẠO GÃY QUA CÔNG ĐOẠN XÁT
TRẮNG 35

4.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 35
4.1.1 Địa điểm, thời gian thí nghiệm 35
4.1.2 Dụng cụ, thiết bị 35
4.1.3 Nguyên liệu 35
4.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHỆM 35
4.2.1 Phương pháp lấy mẫu 35

4.2.2 Phương pháp phân tích và đo đạc các chỉ tiêu 36
4.2.3 Phương pháp xử lý kết quả 37
4.2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm 37
4.3 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN 37
4.3.1 Sự thay đổi một số chỉ tiêu chất lượng gạo qua từng công đoạn chế biến
Error! Bookmark not defined.
4.3.2 Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến tỷ lệ gạo gãy qua công đoạn xát
trắng Error! Bookmark not defined.2

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

5.1 KẾT LUẬN 44
5.2 ĐỀ NGHỊ 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

PHỤ LỤC 1: CÁC THIẾT BỊ TRONG SẢN XUẤT ix

PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ xxvi

Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ nhân sự nhà máy 3
Hình 2.2. Sơ đồ tổng thể mặt bằng phân xưởng Tân Dương 5

Hình 2.3. Sơ đồ bố trí dây chuyền sản xuất chi nhánh Tân Dương 6
Hình 2.4. Cấu tạo của hạt thóc 8
Hình 3.1. Quy trình sản xuất gạo tại Xí Nghiệp Chế Biến Lương Thực 1 15

Hình 3.2. Gạo Lức 16
Hình 3.3. Sàng tạp chất 17
Hình 3.4. Máy xát trắng 18
Hình 3.5. Máy lau bóng 19
Hình 3.6. Sàng đảo 20
Hình 3.7. Thùng sấy 21

Hình 3.8. Chất bao 22

Hình 3.9. Sơ đồ lấy mẫu 25
Hình 3.10. Xiên lấy mẫu 28
Hình 3.11. Cân điện tử 28
Hình 3.12. Dụng cụ để trộn mẫu 28
Hình 3.13. Sàng lõm 289
Hình 3.14. Máng xúc mẫu 29
Hình 3.15. Kẹp gấp 29
Hình 3.16. Thước đo tấm 30
Hình 3.17. Máy Kett sử dụng để xác định độ ẩm 30

Hình 3.18. Máy chia mẫu 30
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi tỷ lệ gạo gãy qua quá trình xát trắng 43

Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
vii
DANH SÁCH HÌNH PHỤ LỤC
Hình PL 1.1. Cấu tạo bồ đài ix
Hình PL 1.2. Băng tải x
Hình PL 1.3. Cấu tạo sàng tạp chất xi
Hình PL 1.4. Cấu tạo máy xát trắng xiii

Hình PL1.5. Cấu tạo máy lau bóng xv
Hình PL 1.6. Gằng bắt thóc xvii
Hình PL 1.7. Cấu tạo sàng đảo xix
Hình PL 1.8. Cấu tạo trống phân ly xx
Hình PL 1.9. Cấu tạo thùng sấy xxi
Hình PL 1.10. Quy trình đấu trộn xxiii

















Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
viii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của hạt thóc 11
Bảng 3.1. Số bao lấy mẫu trong khối lương thực 24
Bảng 3.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gạo lức 31

Bảng 3.3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gạo trắng 32

Bảng 3.4. Tiêu chuẩn đánh giá chấ lượng gạo thành phẩm 33

Bảng 3.5. Chỉ tiêu chất lượng cám 33

Bảng 3.6. Bảng so sánh thành phần dinh dưỡng của gạo lức, gạo trắng, cám 34

Bảng 4.1. Sự thay đổi độ ẩm của gạo qua từng công đoạn chế biến 38
Bảng 4.2. Sự thay đổi hạt nguyên qua từng công đoạn chế biến 39
Bảng 4.3. Sự thay đổi tỷ lệ tấm qua từng công đoạn chế biến 40
Bảng 4.4. Sự thay đổi tỷ lệ bạc bụng qua từng công đoạn chế biến 41
Bảng 4.5. Sự thay đổi tỷ lệ rạn nứt qua từng công đoạn chế biến 42
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong đời sống của người Việt Nam, gạo đóng vai trò rất quan trọng, là nguồn
lương thực chủ yếu, không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Gạo và các chế
phẩm từ gạo bổ sung khoảng 60 – 70% nhu cầu năng lượng hàng ngày cho cơ thể.
Việt Nam là nước có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, được thiên nhiên ưu đãi, khí
hậu thuận lợi, mạng lưới sông ngòi dày đặc và phù sa bồi đắp quanh năm nên rất
thuận lợi cho việc trồng cây nông nghiệp đặc biệt là cây lúa. Hàng năm diện tích
trồng lúa và sản lượng thu hoạch chiếm một khối lượng thóc khá lớn (khoảng 600
triệu tấn) trong sản xuất lương thực để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài
nước. Với thế mạnh trên, Việt Nam là nước có sản lượng lương thực xuất khẩu
đứng thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan.
Khi nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mai thế giới đã tạo điều kiện cho
mặt hàng nông sản của Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế, sự mua bán

trao đổi hợp tác kinh doanh ngày càng tăng nên yêu cầu về chất lượng càng được
chú trọng đòi hỏi có một tiêu chuẩn nhất định để mua bán được thuận lợi hơn. Theo
đánh giá của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc Tế (FAO), ở Châu Á ngoài
Thái Lan còn có ba nước có khả năng cạnh tranh với Việt Nam về xuất khẩu gạo Ấn
Độ, Trung Quốc và Pakixtan. Bên cạnh sự trao đổi mua bán ngày càng tăng thì sự
cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu gạo ngày càng khắc nghiệt đòi hỏi chất lượng
sản phẩm ngày càng cao. Do đó, hàng loạt nhà máy ra đời với đội ngũ cán bộ có
kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao, nhằm nâng cao chất lượng cũng như giá
trị thương phẩm của hạt gạo trên thị trương trong và ngoài nước.
Tuy nhiên với công nghệ chế biến và bảo quản gạo của nước ta hiện nay vẫn còn
một số hạn chế gây tổn thất sản phẩm, giảm giá trị thương phẩm dẫn đến giảm giá
trị kinh tế. Vấn đề đặt ra cho nhà máy là chọn nguồn nguyên liệu thích hợp và phải
luôn theo dõi và kiểm soát quy trình chặt chẽ cũng như các chỉ tiêu về chất lượng từ
khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm để có thể đạt hiệu suất thu hồi tốt nhất.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Khảo sát quy trình công nghệ chế biến gạo.
- Xác định sự thay đổi chất lượng của gạo qua một số công đoạn chế biến.
- Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến tỷ lệ gạo gãy qua công đoạn xát trắng tại
Xí nghiệp Chế biến Lương thực 1 - Công ty Lương thực Đồng Tháp.
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP
2.1.1 Sơ lược về Xí Nghiệp
- Tên xí nghiệp: Xí Nghiệp Chế Biến Lương Thực 1.
- Công việc: Chế biến và kinh doanh gạo xuất khẩu.
- Địa chỉ: ấp Tân Lộc, xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
- Địa thoại: 0673653026
- Fax: 0673864725

- Mã số thuế: 0300613198010
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Xí Nghiệp
Ngày 10/11/1990 theo quyết định số: 86/QDTC của ủy ban nhân dân tỉnh Đồng
Tháp thành lập công ty Xuất Nhập Khẩu Lương thực Vật Tư Nông Nghiệp Đồng
Tháp (DARGIMEX), với hoạt động chính là mua bán lương thực, vật tư nông
nghiệp trong nước và trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng lương thực, thực phẩm gạo,
tấm….
Đến năm 1995, công ty Xuất Nhập Khẩu Lương thực Vật Tư Nông Nghiệp Đồng
Tháp chính thức là thành viên của Tổng Cổng Ty Lương thực Miền Nam theo quyết
định số: 45/TC/TCLD ngày 25/11/1995 của Tổng Công Ty Lương thực Miền Nam.
Ngày 1/7/2006 công ty là đơn vị trực thuộc Tổng Công Ty Lương thực Miền Nam
hạch toán theo mô hình chuyển đổi công ty mẹ và công ty con nên đổi tên thành
Công ty Lương thực Đồng Tháp.
Xí nghiệp Chế biến lương thực 1 là một trong những xí nghiệp trực thuộc Tổng
công ty Lương thực Đồng Tháp.
Đến nay xí nghiệp có 26 năm hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
được khách hàng trong và ngoài nước biết đến.
Xí nghiệp có ba phân xưởng sản xuất
+ Phân xưởng 1, phân xương 2 đặt tại quốc lộ 80, khóm 3, phường 2, thị xã Sa Đéc,
tỉnh Đồng Tháp. Xí nghiệp giáp quốc lộ 80 và sông Sa Đéc có điều kiện thuận lợi cả
đường bộ và đường sông.
+ Phân xưởng Tân Dương đặt tại ấp Tân Lộc, xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh
Đồng Tháp.
 Phía đông giáp thị xã Sa Đéc
 Phía tây giáp huyện Lấp Vò
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
3
 Phía nam giáp thị trấn Lai Vung
 Phía bắc giáp sông Tân Dương.

2.1.3 Sơ đồ bố trí nhân sự của xí nghiệp

Hình 2.1. Sơ đồ nhân sự nhà máy
(Nguồn: Xí nghiệp Chế biến lương thực 1)
2.1.2.1 Giám Đốc
Là người điều hành chung, quản lý quá trình sàn xuất kinh doanh của đơn vị, giám
sát, chỉ đạo các phòng ban, bảo toàn về vốn và nâng cao hiểu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, kí kết hợp đồng trong sản xuất kinh doanh, chịu tránh nhiệm toàn
bộ các hoạt động của xí nghiệp trước công ty và các cơ quan chức năng.
2.1.2.2 Phó Giám Đốc sản xuất
Chịu trách nhiệm điều hành sản xuất, cụ thể là ở các phân xưởng, chỉ đạo công tác
thu mua, nắm nguồn hàng, tham mưu cho Giám Đốc việc mua bán, ký kết các hợp
đồng mua bán.
2.1.2.3 Phó Giám Đốc kinh doanh
Làm tham mưu cho Giám Đốc trong công tác hành chính quản trị của Xí nghiệp, tổ
chức lao động tiền lương, chế độ chính sách trong đơn vị.
2.1.2.4 Tổ kế hoạch
+ Giúp Giám Đốc thực hiện chức năng kế hoạch và tổ chức hoạt động sản xuất.
+ Nắm vững thông tin về giá mua và giá bán để có kế hoạch mua bán hợp lý.
Phân
Xưởng
1
Giám Đốc
PGĐ kinh doanh PGĐ Sản Xuất
Tổ
Tài
vụ

Phân
Xưởng

Tân
Dương
Phân
Xưởng
2
Tổ
Kế
hoạch

Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
4
+ Theo dõi tình hình thực hiện các chỉ tiêu, dự thảo các văn bản về hợp đồng kinh
tế.
+ Xây dựng lệnh điều động phương tiện vận chuyển xuất giao giữa Xí Nghiệp với
khách hàng cho phù hợp với lịch trình giao hàng đúng thời gian và quy định.
2.1.2.5 Tổ tài vụ
Tham mưu cho Giám Đốc về mặt tài chính, thực hiện các nghiệp vụ hạch toán theo
chế độ hiện hành.
2.1.2.6 Phân xưởng (quản đốc, thủ kho, kế toán, kỹ thuật, KCS)
a. Quản Đốc: là người quản lí tại phân xưởng chịu trách nhiệm với ban giám đốc
trong công tác sản xuất, chế biến và chịu trách nhiệm về sản lượng và chất lượng
hàng hóa, tài sản, kho hàng … trực tiếp phân công, điều động công nhân phục vụ
công tác xuất nhập hàng hóa, đảm bảo tiến độ thu mua nhằm hoàn thành chỉ tiêu kế
hoạch của Xí nghiệp.
b. Thủ kho: có trách nhiệm tổ chức, sắp xếp kho sao cho vừa phục vục công tác thu
mua, vừa phục vụ sản xuất thuận lợi nhất, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
+ Thủ kho nguyên liệu: quản lý nguyên liệu trong kho.
+ Thủ kho thành phẩm: quản lý thành phẩm trong kho.
c. Kế toán: là một bộ phận quan trọng nhằm hổ trợ đắc lực nhất trong công tác quản

lý. Người kế toán giúp Xí nghiệp hoàn thành tốt mọi phiếu nhập, phiếu xuất, các
loại hóa đơn…Tất cả đều được bộ phận kế toán thể hiện qua chứng từ, sổ sách rõ
ràng và chính xác.
d. Kỹ thuật: có nhiệm vụ điều hành và sửa chữa các sự cố xảy ra đối với máy móc.
e. KCS: có nhiệm vụ kiểm tra định kỳ chất lượng sản phẩm suốt trong thời gian bảo
quản, chế biến. Nếu có hư hỏng xảy ra thì cán bộ KCS kết hợp với thủ kho tiến
hành xử lý sao cho thích hợp.
2.1.4 Sơ đồ mặt bằng tổng thể chi nhánh Tân Dương



Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
5
Cửa Cửa







PHÂN XƯỞNG
TÂN DƯƠNG


VĂN
PHÒNG

WC

BẾN ĐÒ
TÂN
DƯƠNG

CHỢ

NHÀ
DÂN


ĐÌNH


TRƯỜNG HỌC
Đường lộ 852
Sông Tân Dương
Hình 2.2. Sơ đồ tổng thể mặt bằng phân xưởng Tân Dương
(Nguồn: Xí nghiệp Chế Biến Lương Thực 1)
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
6
2.1.5 Sơ đồ bố trí dây chuyền sản xuất chi nhánh Tân Dương




























Cửa
Cửa
Cửa
Cửa
Cửa
Cửa
Băng
tải
nhập
Băng
tải

xuất
Cửa
Cân
Bồn chứa 1
Bồn chứa 2
Cyclone
cám



DÂY CHUYỀN
SẢN XUẤT

Khu vực chứa cám



Khu vực chứa gạo
Băng tải
Thùng
chứa gạo
cân

Thùng đấu trộn

Thùng chứa gạo

Khu chứa tấm
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí dây chuyền sản xuất chi nhánh Tân Dương
(Nguồn: Xí nghiệp Chế Biến Lương Thực 1)

Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
7
2.1.6 Quy mô sản xuất và các sản phẩm nhà máy
2.1.6.1 Quy mô sản xuất
Xí nghiệp Chế biến lương thực 1 có qui mô lớn, hàng năm xí nghiệp mua khoảng
vài chục nghìn tấn, vào mùa đông xuân lượng nguyên liệu mõi ngày mua khoảng
một trăm tấn. Hệ thống kho xí nghiệp được trang bị khá hoàn chỉnh.
Xí nghiệp mua chủ yếu là gạo lức ở tỉnh: Vĩnh Long, An Giang, Tiền Giang ,…
Thị trường bán gạo thành phẩm thị trường nội địa và xuất khẩu sang một số nước:
Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ,…
2.1.6.2 Các sản phẩm chính của xí nghiệp
Xí nghiệp sản xuất rất nhiều loại gạo khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Phần lớn là các sản phẩm như: gạo 5% tấm, gạo 15% tấm, 20% tấm, 25% tấm.
Phân loại kích thước tấm tùy theo sản phẩm
- Gạo 5% tấm: kích thước tấm 4,65 mm
- Gạo 15% tấm: kích thước tấm 4,13 mm
- Gạo 20% tấm: kích thước tấm 3,72 mm
- Gạo 25% tấm: kích thước tâm 3,1 mm.
- Các phụ phẩm tấm và cám.
2.2 SƠ LƯỢC VỀ NGUYÊN LIỆU
2.2.1 Cấu tạo hạt thóc
Nguyên liệu dùng trong sản xuất gạo là thóc. Do thóc được bao bọc và bảo vệ bởi 2
lớp vỏ: Vỏ quả ở lớp ngoài cùng và lớp vỏ hạt bên trong bám chặt vào nhân, vì vậy
để sản xuất gạo cần phải loại bỏ tất cả các loại vỏ bao quanh hạt với chất lượng sản
phẩm và tỷ lệ thu hồi cao nhất.
Trung bình hạt thóc cân nặng khoảng 15 – 20 mg, gồm các thành phần chính như:
mày thóc, vỏ trấu, vỏ hạt (lớp alơron), nội nhũ và phôi. Cấu tạo hạt được thể hiện ở
hình 2.4
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ

Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
8

Hình 2.4. Cấu tạo của hạt thóc
(Nguồn:
2.2.1.1 Mày thóc
Tùy theo từng loại thóc và điều kiện canh tác mà mày thóc có độ dài ngắn khác
nhau, nhưng không vượt quá 1/3 chiều dài vỏ trấu. Mày thóc chỉ là một bộ phận nhỏ
so với toàn hạt thóc, thường có màu nhạt hơn màu của vỏ trấu nhưng bóng hơn vỏ
trấu. Trong quá trình bảo quản, do sự cọ xát giữa các hạt thóc, phần lớn các mày
rụng ra làm tăng lượng tạp chất trong khối thóc.
2.2.1.2 Vỏ trấu
Vỏ trấu chiếm khoảng 15-30% trọng lượng hạt, bao gồm chủ yếu là cellulose và
chất xơ. Vỏ trấu cho phép nước truyền qua trong quá trình sấy khô hoặc làm ướt
hạt. Vỏ trấu có tác dụng bảo vệ chống xâm nhập của côn trùng và nấm mốc.
2.2.1.3 Vỏ quả
Vỏ quả gồm nhiều lớp, chiếm 4-5% trọng lượng hạt. Lớp vỏ ngoài cùng của vỏ quả
có cấu trúc rất cứng, không cho phép sự di chuyển của ôxy, CO
2
và hơi nước. Do
đó, vỏ quả có tác dụng bảo vệ hạt chống sự ôxy hóa và tác dụng của enzyme. Vỏ
quả cùng với lớp bao phủ hình thành cám khi xát trắng, lớp cám này chiếm khoảng
5-7% gạo lức. Cám giàu protein, khoáng, vitamin và chất béo, vì thế gạo lức dễ bị
hư hỏng hơn gạo trắng trong quá trình bảo quản.
2.2.1.4 Nội nhũ (lớp alơrôn và tinh bột)
Nội nhũ là thành phần chủ yếu của hạt thóc với thành phần tinh bột chiếm 90%. Tùy
theo điều kiện canh tác và giống lúa, nội nhũ trắng trong hay trắng đục (giống hạt
dài nội nhũ trắng trong, giống hạt bầu nội nhũ trắng đục). Sự hiện diện của protein
và tinh bột chịu trách nhiệm cho những thay đổi trong quá trình già của hạt gạo.
2.2.1.5 Phôi (nằm trong nội nhũ, bên góc dưới hạt gạo)

Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
9
Phôi nằm ở góc dưới của nội nhũ chỉ có một tử diệp áp vào nội nhũ, đây là bộ phận
có nhiệm vụ biến các chất dự trữ trong nội nhũ thành chất dinh dưỡng nuôi mộng
khi hạt thóc nẩy mầm. Tùy theo giống và điều kiện canh tác mà phôi hạt có thể to
nhỏ khác nhau, thường chiếm khoảng 2,2 – 3% so với khối lượng toàn hạt.
Phôi là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng có giá trị cao, chủ yếu là protein, lipid và
các vitamin (hàm lượng vitamin B
1
trong phôi chiếm 66% lượng vitamin B
1
trong
toàn hạt thóc). Phôi là bộ phận có cấu tạo xốp và là phần có hoạt động sinh lý mạnh,
nên phôi là nơi để hút ẩm dễ bị sâu mọt tấn công phá hoại, nấm mốc phát triển dẫn
đến hư hỏng của toàn hạt, đồng thời khi xay xát phôi thường vụn nát ra thành cám
(Bùi Đức Hợi et al., 2009).
2.2.2 Thành phần hóa học của hạt thóc
Tùy theo giống, kỹ thuật canh tác, điều kiện thời tiết, thời điểm thu hoạch và công
nghệ xay xát…, Mà thành phần hóa học của thóc, gạo thay đổi khác nhau, bao gồm
các chất: nước, gluxit, protein, lipid, cellulose, chất khoáng và một số vitamin…
Các thành phần dinh dưỡng trong hạt phân bố không đều, phần lớn các chất này
phân bố ở lớp vỏ ngoài, lớp alơron và phôi. Hàm lượng trung bình các chất dinh
dưỡng có trong hạt thóc và các sản phẩm từ thóc được thể hiện trong bảng 2.1
2.2.2.1 Nước
Là chỉ số lượng thực quan trọng của hạt thóc. Lượng tự do có chứa trong hạt tính
bằng phần trăm được gọi là thủy phần của thóc.
Trong hạt thóc trung bình có 11 – 13,5% nước. Hạt thóc càng chín thủy phần càng
giảm. Khi lúa bắt đầu chín thủy phần chiếm 65 – 70%, sau giai đoạn chín hoàn toàn
thủy phần còn 16 – 21%.

2.2.2.2 Glucid
Glucid ngoài tinh bột là thành phần chủ yếu còn có đường, cellulose, hemicellulose
và dextrin.
Thành phần tinh bột của lúa gồm khoảng 17% amylose và 83% amylopectin, nhiệt
độ hồ hóa 65 – 70
o
C.
2.2.2.3 Protein
Có hàm lượng từ khoảng 6 – 15%, ở gạo lức chứa 8%, protein trong hạt phụ thuộc
vào giống, điều kiện chăm sóc.
Là các chất hữu cơ có chứa nitơ, chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với con
người.
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
10
Protein chủ yếu trong lúa gồm: Globulin, glutelin. Trong protein của lúa có các acid
amin không thay thế.
Những acid amin này rất quan trọng đối với cơ thể con người vì con người không
thể tổng hợp được các acid amin này, mà chỉ lấy được qua thức ăn.
2.2.2.4 Chất béo
Chất béo trong hạt lúa chủ yếu ở phôi và lớp alơron.
2.2.2.5 Men (Enzyme)
Trong hạt lúa có chứa nhiều loại men (enzyme) khác nhau như catalase, amylase,
lipase, oxidase và các loại men khác.
2.2.2.6 Vitamin
Trong hạt thóc có đầy đủ chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác, trong đó
vitamin là 1 hợp chất hữu cơ vô cùng quan trọng mà con người không thể thiếu.
Trong thóc gạo có vitamin nhóm B như B
1
, B

2,
B
6,
PP và một số vitamin khác.
Vitamin B
1
:

đây là loại vitamin có nhiều nhất trong thóc, chiếm khoảng 0,45 mg
trên 100 hạt, trong đó phân bố chủ yếu ở phôi 47%, vỏ cám 34,5%, trong hạt gạo
chỉ có 3,8%. Do đó, trong quá trình bảo quản, hàm lượng vitamin B
1
cũng giảm dần
theo thời gian, nếu thóc có độ ẩm thấp thì tỷ lệ vitamin B
1
giảm ít. Ngoài ra, trong
quá trình chế biến hàm lượng vitamin B
1
cũng bị thất thoát do quá trình xay xát.
+ Vitamin B
2
, B
6
, PP: tập trung chủ lượng carotenoid là tiền thân của vitamin A,
được tập trung chủ yếu ở lớp alơron, nếu gạo có màu đỏ thì lượng carotenoid sẽ cao
hơn gạo trắng, khi ăn vào cơ thể carotenoid sẽ chuyển thành vitamin A (Bùi Đức
Hợi et al., 2009 và Vũ Quốc Trung & Lê Thế Ngọc, 2006).











Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
11
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của hạt thóc
(Nguồn: Bùi Đức Hợi et al., 2009)
2.2.3 Một số khái niệm về gạo
- Gạo: Là phần còn lại của hạt thóc sau khi đã tách bỏ hết vỏ trấu hoặc tách bỏ hết
vỏ trấu, một phần hay toàn bộ cám và phôi.
- Gạo lức: Phần còn lại của thóc sau khi đã tách hết vỏ trấu, nhưng chưa được xát
trắng, chiếm khoảng 80% trọng lượng hạt thóc. Gạo lức chứa 1 – 2% pericap, 4 –
6% các lớp aleuron – nucelles – seed coat, 1% phôi và khoảng 90 – 91% nội nhũ.
Aleuron và phôi chứa nhiều lipid và protein. Ngoài ra, gạo lức còn chứa hàm lượng
vitamin B cao. Chỉ tiêu độ ẩm khi thu mua là 16 ÷17,5%

(vụ Đông Xuân), 17 ÷
18,5% (vụ Hè Thu).
- Gạo trắng: Phần còn lại của gạo lật sau khi đã tách bỏ một phần hoặc toàn bộ cám
và phôi, chỉ tiêu độ ẩm của gạo khi thu mua là 14,5%.
- Gạo thơm: Gạo có hương thơm đặc trưng.
- Gạo mốc: Gạo bị nhiễm nấm, mốc, có thể đánh giá được bằng cảm quan.
- Gạo bẩn: Gạo mất màu trắng tự nhiên do có chất lạ dính trên bề mặt hạt gạo.
Ngoài ra còn có những phụ phẩm khác:
- Tấm: Là hạt gạo gãy có chiều dài từ 2,5/10 đến 8/10 chiều dài trung bình của hạt

gạo, nhưng không lọt qua sàng Ø = 1,4 mm và tùy theo từng loại gạo được quy
Hàm lượng các chất (%)
Thành phần hóa học
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Protein 6,666 10,43 8,74
Tinh bột 47,70 68,00 56,20
Cellulose 8,74 12,22 9,41
Tro 4,68 6,90 5,80
Đường 0,10 4,50 3,20
Chất béo 1,60 2,50 1,90
Dextrin 0,80 3,20 1,30
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
12
định, kích cỡ tấm phù hợp được chia thành nhiều loại tấm khác nhau, tấm lớn, nhỏ
và tấm trung bình.
- Cám: Là sản phẩm của vỏ bì, vỏ lụa, lớp cutin của nhân, tầng aleuron và phôi
mầm được tách ra trong quá trình xay xát và đánh bóng (Nguồn: Công ty Lương
thực Miền Nam. Định mức kinh tế- kỹ thuật xay xát chế biến lúa gạo).
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo trong quá trình chế biến và bảo
quản
2.2.4.1 Nguyên liệu
Nguyên liệu mua vào chủ yếu là gạo lức (gạo 504 lá xanh) để sản xuất ra gạo thành
phẩm. Mà trong sản xuất sẽ có nhiều lý do gây bất lợi cho quá trình sản xuất.
Những bất lợi thường do các chỉ tiêu: độ ẩm, thóc lẫn, tạp chất, mức xát trắng, hạt
đỏ, tỷ lệ tấm, hạt vàng, hạt xanh non, hạt bệnh, hạt rạn gãy…Các chỉ tiêu trên có
ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất. Nếu tiêu chuẩn đó không đạt yêu cầu thì
gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất hoặc làm giảm tỷ lệ thu hồi thành phẩm
hoặc làm cho gạo thành phẩm không đáp ứng được hợp đồng đặc hàng của khách
hàng.

2.2.4.2 Ảnh hưởng của độ ẩm
Độ ẩm của hạt là hàm lượng nước có trong hạt được tính bằng % khối lượng bị mất
đi
- Nếu nguyên liệu có độ ẩm quá thấp (<16%): Hạt có độ ẩm thấp thường kết cấu
khô, khó khăn trong quá trình xát do cám bám chặt vào nội nhũ. Do đó cần tăng áp
lực xát sẽ ảnh hưởng đến độ bền của máy móc, gạo bị gãy nát nhiều.
- Nếu nguyên liệu có độ ẩm quá cao (>18%): Hạt có độ ẩm cao thường có kết cấu
mềm, bở khi xát cám sẽ dính chặt vào lưới xát, gạo dễ bị gãy nát, giảm năng suất và
làm mòn thiết bị (Vũ Quốc Trung & Lê Thế Ngọc, 2006).

Phương pháp xác định độ ẩm
- Ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long của ta sau mỗi thu hoạch số lượng gạo tới
hàng triệu tấn, nên việc xác định độ ẩm rất nhanh chóng, không cần dụng cụ phức
tạp mà vẫn đảm bảo độ chính xác cần thiết, được áp dụng phổ biến là phép thử
“nhấm và nghe” độ vỡ của hạt hoặc nhìn bằng mắt, sờ bằng tay cũng có thể xác
định độ ẩm của gạo.
- Trong xí nghiệp chế biến lương thực, người ta trang bị máy đo ẩm độ như: máy
Kett. Loại máy này có ưu điểm là xác định độ ẩm của lương thực nhanh chóng, độ
ẩm chính xác cao (≤ 0,2%), khoảng độ rộng (10 – 30%), đo được nhiều loại hạt
nhưng sau một thời gian sẽ có sai số khi đo nên phải định kỳ hiệu chỉnh lại.
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
13
- Trong phòng thí nghiệm, ta sử dụng tất cả phương pháp: cảm quan, các máy đo ẩm
độ nhanh, sấy nhanh, sấy 2 lần, sấy trọng tài, sấy bằng đèn bằng ngoại (Nguyễn Văn
Sum, 3/2005).
2.2.4.3 Ảnh hưởng của thóc lẫn
Thóc lẫn là một trong những chỉ tiêu ta cần quan tâm khi mua nguyên liệu. Đây là
chỉ tiêu ảnh hưởng lớn đến năng suất làm việc của thiết bị. Do vậy đối với gạo
nguyên liệu quy định thóc lẫn 50 - 60 hạt/kg nhưng trên thực tế xí nghiệp thường

nhập gạo nguyên liệu có tỷ lệ thóc lẫn cao.
Nếu thóc lẫn quá cao > 200 hạt/kg thì khi đưa vào sàng phân ly làm việc sẽ không
phân ly hết thóc lẫn trong gạo theo yêu cầu
Ngoài ra sau khi qua lau bóng thì bề mặt giữa thóc và gạo có cùng độ bóng nên việc
phân ly gặp khó khăn. Do đó muốn đạt hiệu quả phân ly cao thì phải phân ly nhiều
lần nếu không làm như vậy thì chất lượng gạo thành phẩm thường không đạt về tiêu
chuẩn chỉ tiêu thóc theo hợp đồng xuất khẩu.
2.2.4.4 Ảnh hưởng của tạp chất
Tạp chất có trong nguyên liệu gạo là tất cả những gì không phải là gạo (cát bụi, vỏ
trấu, dây bao, đá sỏi và một ít kim loại)
Nếu nguyên liệu có lẫn những tạp chất sẽ ảnh hưởng đến cảm quan, thẩm mỹ quan
trọng hơn là nó ảnh hưởng đến quá trình xay xát chế biến gạo. Do đó để loại bỏ tạp
chất ta thường dùng sàng tạp chất.
Nếu nguyên liệu vào có lẫn nhiều tạp chất thì khi xay xát sẽ dễ phát ra tiếng kêu
khác thường làm mẽ cối đá patanh cao su mau mòn. Ngoài ra còn dễ làm rách lưới
xát nếu sàng tạp chất không hoạt động để loại bỏ tạp chất thì sẽ gây nên 2 tác động
trong dây chuyền công nghệ:
+ Làm giảm năng suất và hiệu suất làm việc của thiết bị trong dây chuyền
+ Làm hư hao máy móc, thiết bị không đảm bảo an toàn cho người lao động
Do đó khi nhập kho cần hạn chế tối đa khoảng 1-3% đặc biệt là các tạp chất sạn, đá,
kim loại. Lượng tạp chất còn trong thành phẩm quá quy định dẫn đến ảnh hưởng
sức khỏe cho người tiêu dùng.
2.2.4.5 Các hiện tượng xảy ra trong quá trình bảo quản
- Hiện tượng biến vàng: Là hiện tượng lớp nội nhũ của hạt chuyển từ trắng sang
vàng, nguyên nhân của hiện tượng này là do sự tạo thành Melanoid. Sự hư hỏng này
là do gạo bảo quản trong điều kiện ẩm độ cao.
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
14
- Hư hỏng do sâu mọt: do gạo bị bó cám, độ ẩm cao, điều kiện vệ sinh kém cũng là

yếu tố làm cho sâu mọt phát triển.
- Hiện tượng bó cám: thường xảy ra đối với gạo thành phẩm có mức xát trắng
không đạt yêu cầu. Khi bảo quản trong thời gian dài làm cho lớp cám bên ngoài hạt
gạo bị xù lên đồng thời quá trình bó cám cũng làm tăng khả năng hư hỏng của gạo
do cám hút nước mạnh làm tăng độ ẩm của gạo.
- Hư hỏng do sự oxy hóa chất béo: quá trình oxy hoá chất béo là quá trình phức tạp
do nấm men và yếu tố lý hoá (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm) gây nên. Chất béo bị oxy
hoá có mùi ôi khét do hình thành một số chất như: Aldehyde, ceton và các peroxyde
làm giảm giá trị cảm quan.
- Hiện tượng hóa chua: trong quá trình bảo quản chất đạm bị phân huỷ tạo điều kiện
cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển chúng phân huỷ chất béo tạo thành glycerin và
các acid béo.
Để khắc phục các hiện tượng trên ta cần đảm bảo nguyên liệu thông gió thường
xuyên và đưa nguyên liệu về độ ẩm an toàn như lúc mới đưa đi bảo quản.
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 38LT Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
15
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CHẾ BIẾN GẠO TRẮNG VÀ KIỂM
NGHIỆM CHẤT LƯỢNG GẠO
3.1 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠO TẠI XÍ NGHIỆP
3.1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ




























Hình 3.1. Quy trình sản xuất gạo tại Xí nghiệp Chế Biến Lương Thực 1
(Nguồn: Xí nghiệp Chế Biến Lương Thực 1)

Tấm 3/4
Tấm 1/2
Thóc
Lau bóng 1
Sàng đảo
Trống phân ly
Cám lau
Gằng tách thóc
Sấy

Đóng bao
Tấm 2/3
Lau bóng 2
Đóng bao thành phẩm
Gạo nguyên liệu
(Gạo lức)
Cám xát
Tạp chất Sàng tạp chất
Xát trắng 1,2
Thùng trung gian

×