Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

đề thi ngữ văn 7 hk II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.22 KB, 2 trang )

Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Lớp 7 MÔN: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút.
Điể m L ờ i pheâ cuûa giaùo vieân
A. Phần trắc nghiệm: (2 điểm).
I. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
“… Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong
bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn
phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải
ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi
người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
(Ngữ văn 7 - Tập 2)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
D. Ý nghĩa văn chương.
2. Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn văn?
A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
C. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
D. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
3. Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn?
A. 1 câu.
B. 2 câu.
C. 3
câu
.
D. 4. câu.
4. Trong câu “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc


kháng chiến.” Tác giả sử dụng phép tu từ nào?
A. Nhân hóa.
B. Tăng cấp.
C. Tương phản.
D. Liệt kê.
5. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Hoài Thanh.
B. Phạm Văn Đồng.
C. Hồ Chí Minh.
D. Đặng Thai Mai.
6. Câu: “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng
bày.” Thuộc kiểu câu gì?
A. Câu đặc biệt.
B. Câu chủ động.
C. Câu bị động.
D. Câu rút gọn.
7. Nhận xét nào đúng với hai câu văn “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê,
rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.”?
A. Là hai câu chủ động.
B. Là hai câu bị động.
C. Là hai câu ghép chính phụ.
D. Là hai câu đặc biệt.
8. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
B. Phần tự luận: (8 điểm)
Câu 1: Thế nào là văn nghị luận? Bố cục của bài văn nghị luận? (2điểm)
Câu 2: “Thiên nhiên là người bạn tốt”. Em hãy chứng minh nhận định trên. (6 điểm).
ĐÁP ÁN & THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN 7
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm). Mỗi câu đúng 0,25 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A C C D C B B D
B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 8 điểm).
Câu 1: (2 điểm)
Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc người nghe một
tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý
lẽ, dẫn chứng thuyết phục. (1 điểm).
Bố cục: Gồm 3 phần: (1 điểm).
Mở bài: Nêu vấn đề.
Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài.
Kết bài: Nêu kết luân nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của
bài.
Câu 2: (6 điểm)
a. Mở bài: (1 điểm).
Dẫn dắt vấn đề: Con người luôn sống hòa hợp với thiên nhiên… vì thế thiên
nhiên là người bạn tốt của con người.
b. Thân bài: (4 điểm)
• Giải thích: Thiên nhiên là gì? (là tất cả những gì xung quanh con người, không do
con người tạo ra). (0,5 điểm).
• Chứng minh: (3,5 điểm).
* Thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: (1,5 điểm).
+ Thiên nhiên cung cấp thịt, cá, nhà ở, khí trời…
+ Dòng sông suối là nguồn thủy sản.
+ Rừng là nguồn lâm sản, lá phổi khổng lồ của con người.
* Thiên nhiên là nguồn sức khỏe, nguồn vui: (1 điểm).
+ Không khí trong lành giúp con người tạo niềm vui, phục hồi sức khỏe.
+ Cảm đẹp thiên nhiên làm cho tâm hồn thư thái, vui tươi
• Thiên nhiên là nguồn sáng tạo nghệ thuật: (1 điểm).
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên là cảm xúc của nghệ sĩ tạo nên thơ ca, nhạc họa.
c. Kết bài: (1 điểm).

- Khẳng định lợi ích của thiên nhiên.
- Bổn phận của chúng ta về vấn đề bảo vệ thiên nhiên
- Liên hệ bản thân.
Ngày 22 tháng 04 năm 2010
Người ra đề
Trần Hồng Linh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×