Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền, đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 92 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ZY



NGUYỄN TRÍ TÀI


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN,
ĐỔI THỬA ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH



CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 60.85.01.03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN VĂN CHÍNH




HÀ NỘI - 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagei

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả




Nguyễn Trí Tài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Pageii

LÒI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình, những ý kiến đóng góp chỉ bảo quý báu của các thầy cô giáo thuộc
khoa quản lý đất đai - Học viện nông nghiệp Việt Nam
Để có được kết quả nghiên cứu này,ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình củ
a thầy giáo PGS.TS
Trần Văn Chính người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu đề tài này.
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND huyện Yên
Phong, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Chi cục Thống kê, các phòng ban khác có liên quan và cán bộ, nhân
dân các xã Thuỵ Hoà, Dũng Liệt, Tam Giang huyện Yên Phong, các anh chị
em và bạn bè đồng nghiệp động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần.

Tôi xin chân thành cảm ơn các sự giúp đỡ quý báu đó!

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014
Tác giả luận văn




Nguyễn Trí Tài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Pageiii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Cơ sở lý luận về dồn điền đổi thửa 3
1.1.1 Khái niệm về tập trung ruộng đất và tác động của nó 3
1.1.2 Tính tất yếu của tích tụ và tập trung ruộng đất 5
1.1.3 Quan điểm tích tụ và tập trung ruộng đất 8
1.1.4 Dồn điền đổi thửa 9
1.2 Cơ sở thực tiễn về dồn điền đổi thửa 11

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở thế giới 11
1.2.2 Tình hình dồn điền đổi thửa ở nước ta 15
Chương 2 PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1 Phạm vi nghiên cứu 30
2.2 Nội dung nghiên cứu 30
2.2.1 Điều kiện tự nhiên- kinh tế
xã hội huyện Yên Phong 30
2.2.2 Thực trạng và quá trình dồn điền đổi thửa huyện Yên Phong 30
2.2.3 Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn nghiên cứu 30
2.2.4 Đề xuất các giải pháp thực hiện 30

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageiv

2.3 Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1 Phương pháp chọn điểm để nghiên cứu 30
2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin 30
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 32
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Yên Phong 33
3.1.1 Vị trí địa lý 33
3.1.2 Địa hình,
địa mạo 33
3.1.3 Khí hậu 34
3.1.4 Thuỷ văn 35
3.1.5 Các nguồn tài nguyên 36
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 38
3.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 38
3.2.2 Thực trạng phát triển ngành kinh tế nông nghiệp 39
3.2.3 Cơ sở hạ tầng 41

3.2.4 Dân số, lao động 43
3.2.5 Đánh giá chung về kinh tế - xã hội 44
3.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Yên Phong 46
3.3.1 Tình hình quản lý đất đai 46
3.3.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 và biến động sử dụng các loại đất 47
3.4 Công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Yên Phong 50
3.4.1 Cơ s
ở pháp lý của việc dồn điền đổi thửa 50
3.4.2 Quy trình dồn điền đổi thửa của huyện 51
3.4.3 Thực trạng đất đai huyện Yên Phong sau khi giao đất theo Nghị
định 64/CP năm 1993 54
3.4.4 Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện Yên Phong. 56
3.4.5 Ảnh hưởng của dồn điền
đổi thửa đến sản xuất đất nông nghiệp 61

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagev

3.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp sau khi thực hiện chính sách chuyển đổi ruộng đất 76
3.5.1 Giải pháp về chính sách 76
3.5.2 Giải pháp kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu sản xuất 77
3.5.3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai 77
3.5.4 Tích tụ và tập trung ruộng đất 78
KẾ
T LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
1 Kết luận 79
2 Kiến nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevi

DANH MỤC BẢNG
Bảng số Tên bảng Trang

Bảng 1.1 Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước 15
Bảng 2.1 Số hộ được lựa chọn ở các điểm điều tra 31
Bảng 3.1 Một số yếu tố khí hậu huyện Yên Phong từ năm 2003- 2013 34
Bảng 3.2 Diện tích các loại đất của huyện Yên Phong 36
Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 – 2013 38
Bi
ểu 3.4: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua một số năm 39
Bảng 3.5 Quy mô đường giao thông chính của huyện Yên Phong 41
Bảng 3.6 Các hạng mục công trình chính của huyện Yên Phong 42
Bảng 3.7 Dân số và lao động Yên Phong 2010-2013 43
Bảng 3.8 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Phong năm 2013 48
Bảng 3.9 Biến động diện tích theo mục đích sử dụng 49
Bảng 3.10 Thực trạng ru
ộng đất của huyện sau khi giao đất ổn định lâu
dài (tính đến tháng 12 năm 1993) 55
Bảng 3.11 Kết quả dồn điền đổi thửa của huyện tính đến tháng 12 /
2013 57
Bảng 3.12 Tình hình dồn điền đổi thửa ở các xã điều tra 59
Bảng 3.13 Một số kết quả đạt được của công tác dồn điền đổi thử
a các
xã điều tra tính đến 12/2013 60
Bảng 3.14 Một số ảnh hưởng bước đầu sau DĐĐT ở các xã điều tra 63
Bảng 3.15 Cơ cấu một số cây trồng vụ xuân của hộ điều tra trước và sau

dồn điền đổi thửa 66
Bảng 3.16 Sự thay đổi các thiết bị phục vụ sản xuất sau khi dồn điề
n đổi
thửa 69
Bảng 3.17 Diện tích tối ưu để vận hành các máy nông nghiệp hiện đại 70
Bảng 3.18 Hệ số sử dụng đất hàng năm của các nhóm hộ điều tra 71

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevii

Bảng 3.19 Số trang trại và vùng sản xuất hàng hóa tập trung của các xã
điều tra trước và sau dồn điền đổi thửa 72
Bảng 3.20 Cơ cấu lao động trong các hộ điều tra trước và sau dồn điền
đổi thửa 74
Bảng 3.21 Kết quả đo đạc bản đồ địa chính và cấp đổi GCNQSDĐ tại
các xã điều tra tính đến 31/12/2013. 75

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageviii

DANH MỤC HÌNH
Hình số Tên Hình Trang


Hình 3.1 Hệ thống giao thông thủy lợi sau dồn điền đổi thửa 62
Hình 3.2 Chuyển đổi đất lúa sang nuôi trồng thủy sản 66
Hình 3.3 Áp dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp 69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page1

MỞ ĐẦU


1 Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cải cách kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn Việt Nam khoảng
hơn hai thập kỷ trở lại đây đã đem lại những thành quả to lớn về kinh tế - xã hội
cho đất nước. Từ một nước nhập khẩu lương thực là chủ yếu, kinh tế nghèo nàn
lạc hậu, chúng ta đã vươn lên và trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giớ
i về
một số mặt hàng nông sản; thu nhập và đời sống của người dân ngày càng được
cải thiện; tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm đáng kể, đặc biệt ở vùng nông thôn. Đóng
góp vào thành quả to lớn trên không thể không kể đến chính sách về ruộng đất
của Đảng và Nhà nước đã ban hành trong quá trình đổi mới vừa qua.
Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông
nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện phương trâm công bằng xã hội
bằng cách chia đều ruộng đất tính trên một khẩu cho các gia đình. Như vậy,
mỗi hộ nông dân đều có phần trên những mảnh ruộng xấu, ruộng tốt, ruộng xa
cũng như ruộng gần. Việc giao đất lâu dài cho các hộ gia đình cá nhân đã có tác
dụng lớn trong việc khai thác nguồn lực sẵn có ở nông thôn, khuyến khích
nông dân sản xuấ
t, tăng cường an ninh lương thực đặc biệt đối với những vùng
có bình quân ruộng đất trên đầu người thấp như vùng đồng bằng sông Hồng.
Tuy nhiên, cách chia ruộng đất cho hộ nông dân như trên cũng cho thấy
những hạn chế, nhất là tình trạng manh mún ruộng đất ở nông thôn. Tình
trạng này dẫn đến hạn chế khả năng đổi mới, ứng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuậ
t, ứng dụng các quy trình kỹ thuật đồng nhất của một hình thức canh
tác nào đó trong sản xuất dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp.
Thấy được những hạn chế đó nhiều hộ đã tự đổi đất cho nhau để ruộng
của mình rộng hơn và đã thu được nhiều thắng lợi. Một số tỉnh đã rất thành
công trong dồn đổi ru
ộng đất như Thanh Hoá, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Từ
những kết quả đạt được ở các địa phương, Đảng và Nhà nước ta đã chủ


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page2

trương phát động phong trào “dồn điền, đổi thửa” trong phạm vi cả nước.
Hưởng ứng phong trào chung của cả nước cũng như thực tế ruộng đất của hộ
còn manh mún, phân tán, ngày 30/3/1998 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc
Ninh có Nghị quyết 03/NQ-TU về việc ‘Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, khuyến khích các địa phương Dồn điền đổi thửa‘ và ngày 27/6/2001
Tỉnh uỷ Bắc Ninh có Nghị quyết 06/NQ-TU về việc ’Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp’ chỉ đạo việc tiến hành dồn điền, đổi thửa, phân bố lại ruộng đất
của hộ sao cho hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ sử dụng các nguồn lực có
hiệu quả nhất; tạo động lực thúc đẩy nhanh chuyể
n dịch cơ cấu cây trồng vật
nuôi trong nông nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế NN - NT phát triển. Từ thực
tế ruộng đất trên địa bàn huyện Yên Phong manh mún, phân tán và hưởng ứng
chủ trương chính sách của tỉnh uỷ, UBND tỉnh, huyện uỷ, UBND huyện, công
tác dồn điền, đổi thửa được triển khai xuống các xã và xuống từng thôn đội.
Cho tới nay công tác DĐĐT trên địa bàn huyện đã thu được những kết
quả như thế nào? DĐĐT ảnh hưởng ra sao đến phát triển sản xuất nông nghiệp
của huyện? Yếu tố nào đã ảnh hưởng đến quá trình dồn điền đổi thửa? Bài học
nào được rút ra cho các địa phương khác trong công tác DĐĐT của huyện?
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế khách quan trên, chúng tôi nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền, đổi thử
a đến sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Phong.
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy công tác dồn điền đổi thửa được thực
hiện tốt hơn.

3 Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh tình hình d
ồn điền đổi thửa và ảnh hưởng của của công tác dồn
điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu;
- Đề xuất các giải pháp hợp lý và phù hợp với điều kiện Yên Phong.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page3

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận về dồn điền đổi thửa
1.1.1 Khái niệm về tập trung ruộng đất và tác động của nó
1.1.1.1 Một số vấn đề về tập trung ruộng đất
Tập trung đất đai trong nông nghiệp là phương thức làm tăng quy mô
diện tích của thửa đất và chủ thể sử dụng đất thông qua các hoạt động dẫn tới
tập trung ruộng đất như
: chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê đất, thuê lại đất,
thừa kế, thế chấp
Hay nói cách khác, tập trung ruộng đất là việc sát nhập hoặc hợp nhất
ruộng đất của những chủ sở hữu khác nhau vào một chủ sở hữu hoặc hình thành
một chủ sở hữu mới có quy mô ruộng đất lớn hơn. Tập trung ruộng đất diễn ra
theo hai con đường (Bùi Quang Dũng, 2002):
M
ột là hợp nhất ruộng đất của các chủ sở hữu cá biệt nhỏ hơn thành một
chủ sở hữu cá biệt khác lớn hơn. Con đường này được thực hiện thông qua việc
xây dựng HTX sản xuất nông nghiệp ở nước ta trước đây.
Hai là, con đường sát nhập ruộng đất của các chủ sở hữu nhỏ cá biệt để
tạo ra quy mô lớn hơn. Con đường này được thự

c hiện thông qua biện pháp
tước đoạt hoặc chuyển nhượng mua bán ruộng đất. Con đường này diễn ra
mạnh mẽ ở các nước tư bản.
Việc tập trung ruộng đất vào tay chủ sở hữu mới tạo ra kết quả hai mặt
là: Một mặt làm cho một bộ phận nông dân trở thành không có ruộng đất,
buộc họ phải đi làm thuê hoặc rời quê hương tìm kế sinh nhai. Mặt khác, tạ
o
cho chủ đất có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đầu tư thâm canh
tăng năng suất cây trồng, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các
kinh tế ngành khác, mà trước hết là công nghiệp (Bùi Quang Dũng, 2002).
Cũng theo Bùi Quang Dũng (2002), Ở nước ta, việc tập trung ruộng đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page4

diễn ra do một số nguyên nhân sau:
- Một số hộ làm ăn khá giả, có vốn, có trình độ kỹ thuật và quản lý kinh
doanh muốn có thêm đất đai để sản xuất.
- Một số hộ do yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ăn
không hiệu quả, không đảm bảo được cuộc sống trên ruộng đất được giao nên
chuyển nhượng, cho thuê để đáp ứng yêu cầu trước mắt hoặc chuyể
n sang để
làm các ngành nghề khác.
Mặt khác, trong luật đất đai hiện hành của nước ta đã và đang tạo ra
hành lang pháp lý cho quá trình tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
Đó chính là việc xác định chế độ sử dụng đất:
- Chủ thể sử dụng đất: là những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà
nước giao đất hoặc cho thuê đất để sử dụng.
- Khách thể của quyề
n sử dụng đất: là một vùng nhất định mà Nhà
nước giao cho các chủ thể sử dụng đất.

- Chuyển đổi quyền sử dụng đất: là việc ''đổi đất lấy đất'' giữa các chủ
thể sử dụng đất được Nhà nước giao đất để sử dụng nhằm mục đích chủ yếu
là tổ chức lại sản xuất cho phù hợp, khắc phục tình tr
ạng đất đai manh mún,
phân tán như hiện nay.
- Cho thuê đất: là một dạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thời
hạn, bên thuê đất phải trả cho bên cho thuê đất một khoản tiền nhất định để
được quyền sử dụng.
- Thế chấp quyền sử dụng đất: là hoạt động trong quan hệ tín dụng, từ
đó các chủ thể sử dụng đất thế chấ
p tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền
với đất thuê lại tổ chức tín dụng để vay vốn sản xuất kinh doanh theo quy
định của pháp luật.
- Cho thuê lại đất: là một dạng của chuyển nhượng lại quyền sử dụng
đất khi người đi thuê cho người thuê lại.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page5

1.1.1.2 Tác động của tích tụ và tập trung ruộng đất đến sản xuất của nông hộ
Tích tụ và tập trung ruộng đất sẽ phát huy đuợc tính tự chủ của hộ trong
việc ra quyết định sản xuất nông nghiệp. Thể hiện qua sự tăng qui mô sản
xuất, lao động, vật tư, vốn, áp dụng các tiến bộ KHKT để làm tăng giá trị sử
dụng đất, thâm canh tăng v
ụ để nâng cao hệ số sử dụng đất, nâng cao hiệu quả
trong sử dụng đất, tăng năng suất…Khi được sản xuất trên thửa ruộng lớn hơn
đồng nghĩa với việc các nông hộ có khả năng bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu
thời vụ, mạnh dạn ứng dụng thành tựu KHKT mới vào đồng ruộng, tăng mức
độ liên kế
t hợp tác trong sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng khả

năng cung cấp cho thị trường nhiều hàng hóa nông sản hơn. Hộ nông dân sẽ
có điều kiện đầu tư cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, giải phóng sức lao
động, bố trí cơ cấu lao động sản xuất nông nghiệp hợp lý hơn, giảm được tỷ lệ
lao động nông nghiệp thuần túy, từ
đó thúc đẩy phát triển kinh tế của nông hộ,
mang lại đời sống no ấm hơn cho người nông dân (Lã Văn Lý, 2009).
1.1.2 Tính tất yếu của tích tụ và tập trung ruộng đất
1.1.2.1 Xu hướng tích tụ và tập trung ruộng đất trong nền kinh tế thị trường
Theo quy luật chung của sự phát triển sản xuất sẽ diễn ra quá trình tích
tụ, tập trung và quá trình hợp tác, liên kết trong quá trình sản xuất, chế biến,
tiêu thụ nông s
ản. Quá trình tích tụ, tập trung và xã hội hóa trong sản xuất
nông nghiệp tất yếu sẽ diễn ra; về nguyên tắc quá trình đó diễn ra theo 2
hướng (Lã Văn Lý, 2009):
- Tập thể hóa ruộng đất và tư liệu sản xuất
Theo hướng này toàn bộ ruộng đất và tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tập thể.
Mô hình này phổ biến trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở các
nướ
c Xã hội Chủ nghĩa trong giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ 2
(5.1945) đến cuối thập niên 80 của thế kỷ 20; điển hình là các nông trang tập
thể ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Trung Quốc, Triều Tiên.
Ở Việt Nam trong giai đoạn 1960-1985 quá trình tập thể hóa đã diễn ra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page6

trên quy mô lớn ở Miền Bắc với các hình thức HTX nông nghiệp từ cấp thấp
đến cấp cao; HTX nông nghiệp từ quy mô thôn, đến quy mô toàn xã. Công
cuộc HTH nông nghiệp đã đóng góp phần thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ
chiến lược: xây dụng XHCN ở miền Bắc và giải phóng miền Nam thực hiện
thống nhất đất nước;

- Từng bước tích tụ và tập trung ruộng đất gắn với phân công l
ại lao
động trong nông thôn, nông nghiệp trên cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình
Phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng gắn người lao động với tư liệu
sản xuất, với đất đai, với sản phẩm cuối cùng là cây con; hợp tác các lĩnh vực,
các khâu, các công đoạn, các lĩnh vực không gắn trực tiếp với quá trình sinh
học (làm đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật, chế
biến, tiêu thụ sản phẩm) với sự hỗ
trợ của nhà nước về vốn, cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ.
Mô hình này đã được phát triển ở các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn
Quốc từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Ở Việt Nam trong quá trình đổi mới từ 1986 đến nay; đặc biệt từ khi có
Nghị Quyết 10 Bộ Chính trị (Khóa 6), Hiến Pháp 1992, Luật Đất
đai 1993
kinh tế hộ gia đình cá nhân, kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển
với việc thực hiện chủ trương Nhà nước giao đất sản xuất ổn định cho hộ gia
đình cá nhân và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Lã Văn Lý, 2009).
1.1.2.2 Nhu cầu tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng
hoá quy mô lớn
Sau hơn 25 năm đổi mới, nhất là t
ừ khi Việt Nam gia nhập tổ chức
thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp
nói riêng đã hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới. Sự hội nhập đã tạo ra
nhiều cơ hội mới để phát triển, song cũng nẩy sinh nhiều thách thức mới cần
phải giải quyết để tồn tại và phát triển như vấn đề kỹ
thuật, tổ chức sản xuất,
hàng rào thuế quan như:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page7


- Không thể chấp nhận một nền nông nghiệp sản xuất manh mún trong
khi cả nước tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường.
- Không thể xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia nếu mỗi tỉnh, mỗi
hộ nông dân tiếp tục tự cấp tự túc trên mảnh đất nhỏ bé của mình.
- Nhưng cũng không thể không thấy quá trình phân hóa giàu nghèo đang
diễn ra gay gắt ở nông thôn mà một nhóm nông dân đang phải gánh chị
u.
- Nếu trước đây, khi chia lại ruộng để khoán hộ, nông dân đòi hỏi phải
có tốt-có xấu, có xa-có gần, có thấp-có cao, thì ngày nay tư tưởng manh mún,
nhỏ hẹp ấy đã phải nhường cho một ước nguyện mới mang tính thời đại-cần
những diện tích rộng lớn, liền vùng, liền khoảnh để sản xuất hàng hoá.
- Ruộng đất 1 hộ không chỉ đơn giản dồn từ trên chụ
c mảnh vào vài ba
mảnh, mà chỉ còn 1 đến 2 mảnh
Bình quân mỗi hộ chỉ 0,7 - 0,8 ha, có tới 7 - 8 thửa, mỗi lao động 0,3ha
và mỗi nhân khẩu 0,15 ha, Ở Đồng bằng Bắc Bộ chỉ có 360m
2
/khẩu. Nếu cứ
để ruộng đất như hiện nay thì không bao giờ có sản xuất hàng hoá, mà không
có vùng sản xuất hàng hoá thì không bao giờ có tiêu thụ theo hợp đồng.
Ruộng đất được tích tụ, tập trung sẽ khuyến khích nông dân, các nhà
đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Một khi các nhà đầu tư nông
nghiệp có thể tích tụ, tập trung ruộng đất ở quy mô thích hợp, đóng góp của
họ sẽ không ch
ỉ làm thay đổi cung cách sản xuất manh mún mà còn tạo ra
những đổi mới thật sự ở nông thôn (Lã Văn Lý, 2009).
1.1.2.3 Tích tụ và tập trung để tạo dựng thị trường quyền sử dụng đất
(QSDĐ) nông thôn, nông nghiệp
Hiện cả nước có trên 11 triệu hộ nông dân, với gần 70 triệu nhân khẩu,
đang chiếm giữ 12,68 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm 57,88 % diện tích đất

nông nghiệp cả nước; 57,49 % tổng qu
ỹ đất đã giao cho các đối tượng sử
dụng. Việc cấp giấy chứng nhận (GCN) đối với đất sản xuất nông nghiệp đã
hoàn thành cơ bản (13,99 triệu GCN, với 7,59 triệu ha, đạt 83.8%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page8

Với các điều kiện trên, thị trường QSDĐ trong khu vực nông thôn, nông
nghiệp là một thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, thị trường QSDĐ trong khu
vực nông thôn và nông nghiệp vẫn chưa phát triển.
Theo một kết quả điều tra, nghiên cứu về thị trường quyền sử dụng đất
nông nghiệp, nông thôn: các hộ gia đình cá nhân có xu hướng giữ đất để sản
xuất, bình quân số hộ chuyển nhượ
ng QSDĐ và thuê QSDĐ chỉ chiếm 1 -
2%. Việc thế chấp QSDĐ khá phổ biến, đặc biệt ở các vùng kinh tế phát triển
như Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Việc thế chấp QSDĐ chủ yếu để đầu tư sản
xuất nông nghiệp và các nhu cầu bức xúc của đời sống.
1.1.3 Quan điểm tích tụ và tập trung ruộng đất
a) Tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triể
n nền nông nghiệp công nghệ
cao, xây dựng nông thôn hiện đại bền vững. Tích tụ, tập trung ruộng đất là tất
yếu của phát triển nông nghiệp hàng hoá theo cơ chế thị trường, quá trình tích
tụ, tập trung ruộng đất phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội,
giúp nông dân tiếp cận được ruộng đất để nâng cao đời sống (Bùi Quang
Dũng, 2002).
b) Quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất phải gắn vớ
i việc chuyển dịch
một phần lớn lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp dịch vụ tại nông
thôn và cả ở đô thị.
Hiện tại, nông dân - đối tượng đông nhất trong xã hội - lại ít được đào

tạo nghề nên tỷ lệ thất nghiệp ở mức báo động, có trên 83% lao động ở nông
thôn chưa qua đào tạo bất kỳ chuyên môn gì (con số từ Bộ LĐTB-XH), trong
khi tỷ l
ệ này ở thành thị là 49%. 20% lao động ở nông thôn thất nghiệp, tương
đương khoảng 4,8 triệu người, cộng thêm hàng triệu thanh niên bước vào độ
tuổi lao động mỗi năm (Bùi Quang Dũng, 2002)
c) Chính sách tích tụ, tập trung ruộng đất là vì nông dân, cho nông dân,
Khuyến khích nông dân tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất nông
nghiệp, nghiêm cấm việc đầu cơ ruộng đất, sử dụng ruộng đất kém hiệu quả
.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page9

d) Tốc độ và quy mô tích tụ, tập trung ruộng đất phải được tính toán
theo vùng miền và phù hợp với tốc dộ và quy mô việc rút lao động ra khỏi
nông nghiệp để tránh tình trạng một bộ phận nông dân không còn đất sản
xuất, nhưng vẫn chưa có việc làm mới để đảm bảo cuộc sống. Tiến trình này
không giống nhau tại các địa phương, do đó quá trình tích tụ, tập trung đất đai
cũng mang đặc trư
ng từng vùng miền (Bùi Quang Dũng, 2002).
e) Tích tụ, tập trung ruộng đất với mục tiêu là phát triển nông nghiệp,
phát triển xã hội và đời sống người dân nông thôn. Do đó bên cạnh chính sách
khuyến khích để nông dân trở thành chủ thể chính quá trình tích tụ, tập trung,
đồng thời giúp họ sở hữu tư liệu sản xuất, giúp họ sản xuất được những hàng
hóa đủ sức cạnh tranh, giúp họ liên kết để tập trung sả
n xuất
1.1.4 Dồn điền đổi thửa
1.1.4.1 Khái niệm dồn điền đổi thửa
Bản chất của quá trình này là dồn ghép các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn,
sắp xếp qui hoạch lại ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán

ruộng đất, tổ chức thiết kế lại đồng ruộng, hệ thống thủy lợi, giao thông nội
đồng; nâng cao hệ số sử dụ
ng đất; đẩy nhanh chuyển dịch sản xuất theo
hướng sản xuất hàng hóa; phát triển kinh tế hộ và trang trại, củng cố quan hệ
sản xuất, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn, 2003).
1.1.4.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của dồn điền đổi thửa
Tập trung ruộng đất là ước nguyện của những người nông dân mạnh dạn,
dám nghĩ, dám làm, mong muốn làm giàu trên đồ
ng đất quê hương.
- Dồn điền đổi thửa tạo ra những thửa đất lớn hơn, các hộ dân có điều
kiện áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm thời
gian lao động, giảm công lao động, giảm những hao phí không cần thiết khi
ruộng đất manh mún, phân tán trên nhiều xứ đồng. Từ đó khuyến khích, tạo
điều kiện thúc đẩy phân công lao
động trong hộ hợp lý, tạo điều kiện dịch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page10

chuyển lao động trong hộ từ sản xuất nông nghiệp thuần tuý sang hoạt động
trong các lĩnh vực phi nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao (Bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn, 2003).
- Dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho hộ sản xuất với quy mô
lớn, xây dựng nhiều mô hình sản xuất theo hướng hàng hoá, phấn đấu thực
hiện cánh đồng 50 triệu, tă
ng thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp.
- Tạo điều kiện giúp hộ nông dân yên tâm sản xuất, giúp hộ chủ động,
yên tâm sản xuất, đầu tư thâm canh tăng năng suất; sản xuất kết hợp những
cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, phù hợp với điều kiện nhân lực, vật lực của
hộ cũng như điều kiện t

ại địa phương.
- Ruộng đất tập trung giúp hộ giảm được công lao động ở một số khâu
chủ yếu, đặc biệt là những lúc chính vụ như thu hoạch, gieo trồng…Từ đó các
hộ có điều kiện tập trung lao động sản xuất ở những lĩnh vực khác, cũng như
giúp hộ có cơ cấu thu nhập đa dạng từ nhiều nguồn hơn, giả
m tối đa rủi ro gặp
phải trong sản xuất khi điều kiện sản xuất nông nghiệp bất lợi dẫn tới mất mùa,
năng suất thấp. Tạo điều kiện cho các hộ có khát vọng nghiên cứu, tiếp cận
những giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao hơn; các hộ có
điều kiện áp dụng những tiến bộ KHKT mới vào trong sả
n xuất, tiết kiệm chi
phí sản xuất đồng thời nâng cao thu nhập cho hộ (Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn, 2003).
1.1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa
Hiện nay vướng mắc lớn gây ảnh hưởng tiến độ DĐĐT là sự vào cuộc
của các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền ở cơ sở chưa thật sự
tích
cực. Bên cạnh đó, sự đồng thuận, hợp tác của một số hộ sản xuất nông nghiệp
chưa cao. Việc thành lập lại hoặc củng cố Ban chỉ đạo DĐĐT, việc ban hành
chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch tiếp tục thực hiện DĐĐT gắn với chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn các xã, thị trấn chậm
được triển khai, hoặc
có triển khai nhưng quá trình kiểm tra, đôn đốc không thường xuyên nên hiệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page11

quả thấp. Một số địa phương, trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của
cán bộ xã, HTX nông nghiệp, thôn, đội sản xuất còn hạn chế nên lúng túng,
chậm trễ trong quá trình thực hiện chủ trương DĐĐT. Đặc biệt, công tác quản
lý đất đai ở cơ sở thời gian qua còn buông lỏng, khi thực hiện DĐĐT phải quy

chủ, xác định đúng diện tích ruộng đất nên tốn nhiều công s
ức và nảy sinh
khó khăn, phức tạp. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa nhận
thức đúng về chính sách giao ruộng ổn định lâu dài cho hộ sản xuất, do đó
còn băn khoăn không muốn dồn ruộng, dẫn đến quá trình DĐĐT bị ách tắc.
Mặt khác thực tế ruộng đất của từng địa phương cũng như ruộng ở các
vùng, các xứ đồng trong cùng m
ột địa phương có điều kiện khác nhau nhiều
cũng là cản trở không nhỏ để thực hiện dồn điền đổi thửa được thuận lợi. Một
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp nữa là thiếu vốn cho thực hiện dồn điền đổi thửa.
Thực tế hiện nay là nhiều khi địa phương cũng muốn thực hiện d
ồn điền đổi thửa
nhanh tạo điều kiện phát triển sản xuất nhưng do thiếu kinh phí trong đo đạc,
dụng cụ, cấp giấy chứng nhận QSDĐ…nên tiến độ dồn điền đổi thửa bị chậm
(Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2003).
1.2 Cơ sở thực tiễn về dồn điền đổi thửa
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở th
ế giới
Tình trạng manh mún ruộng đất xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Để khắc
phục tình trạng này, từ nhiều năm trước người ta đã tiến hành dồn điển đổi
thửa, tích tụ, tập trung đất đai, để việc sử dụng đất được hiệu quả hơn.
1.2.1.1 Tập trung ruộng đất ở Trung Quốc
Từ thời phong kiến
đến nay, quyền sở hữu ruộng đất luôn là yếu tố trung
tâm trong mối quan hệ giữa chính quyền và nông dân Trung Quốc. Hiến pháp
Trung Quốc quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất
quản lý; nông dân chỉ có “quyền sử dụng” đất nông nghiệp theo hợp đồng 30
năm. Quyền sử dụng đất thuộc sở hữu tập thể, nông dân không được chuyển
nhượng hoặc cho thuê vào mục
đích phi nông nghiệp. Điều đó có nghĩa là

chính quyền địa phương có thể thu hồi đất vào bất cứ lúc nào. Công nghiệp hóa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page12

và đô thị hóa trong 30 năm qua đã làm cho hàng chục triệu nông dân bị mất đất
canh tác. Những cuộc biểu tình phản đối của nông dân bị mất đất là nguyên
nhân chính gây bất ổn xã hội ở Trung Quốc hiện nay.
Một thực tế là ruộng đất ở Trung Quốc rất manh mún, mỗi nông hộ sử
dụng một khoảnh đất nhỏ, bình quân 0,67 héc ta/hộ gia đình. Những nông dân
ra thành phố kiếm việc làm - đã lên tớ
i 200 triệu người trong những năm vừa
qua - phải nhờ người thân canh tác những khoảnh ruộng đó hoặc bỏ ruộng
hoang mà không thể bán đi được. Vì chưa trả đất canh tác lại cho nhà nước,
những công nhân nhập cư này vẫn bị coi là nông dân và chỉ có thể làm những
công việc đơn giản, có mức lương thấp. Trong khi đó, ở thành phố, cư dân đô
thị từ lâu đã được phép chuyển nhượ
ng quyền sử dụng đất không hạn chế và
rất nhiều người giàu lên rất nhanh cùng với sự sôi động của thị trường đất đô
thị. Mặt khác, chính quyền địa phương thường xuyên có những quyết định
ảnh hưởng xấu người nông dân (Bùi Quang Dũng, 2002).
Quá trình cải cách nông nghiệp chia 2 giai đoạn, giai đoạn một từ năm
1978 - 1984 và giai đoạn hai từ 1985 - 1990 sau đó đề ra phương h
ướng phát
triển nông nghiệp nông thôn cho thập kỷ 90. Cách thực hiện cải cách nông
nghiệp của nước này trong những năm qua là khoán ruộng đất cho các hộ
nông dân theo nguyên tắc: Thứ nhất, tôn trọng nguyện vọng của quần chúng
nhân dân, không được áp đặt. Hai là, phải đảm bảo theo nguyên tắc số lượng
và giá trị ngang bằng (nghĩa là những thửa ruộng có cùng cấp độ hoặc đã
được cải tạo nâng độ màu m
ỡ thì khi điều chỉnh phải qui đổi theo hệ số để đền

bù về mặt kinh tế). Chỉ thị số 18 năm 1990 của Trung quốc quy định “ổn định
quan hệ ruộng đất nhận khoán không có nghĩa là không cho phép có sự điều
chỉnh về mảnh ruộng và số lượng ruộng khoán, những thửa ruộng quá phân
tán, không thuận tiện cho việc canh tác thì có thể căn cứ nguyện vọng quầ
n
chúng mà điều chỉnh” (Bùi Quang Dũng, 2002).
Theo xu hướng cạnh tranh của nền kinh tế thị trường đặc biệt là trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page13

nông nghiệp, Trung quốc đang tiến hành chủ trương dồn điền đổi thửa. Nước
này dự kiến sẽ tăng thêm được 1,7 triệu ha đất trồng trọt tính tới năm 2020
thông qua việc dồn điền đổi thửa hiện nay. Công tác tăng cường hiệu quả cho
nông nghiệp đang được chính phủ Trung Quốc quan tâm chặt chẽ trong thời
gian gần đây, do một diện tích đất rất l
ớn đã bị đô thị hoá, chuyển đổi mục
đích sử dụng trong những năm công nghiệp hoá (Bùi Quang Dũng, 2002).
Hiện nay Trung Quốc tiếp tục chuẩn bị ra dự thảo cải cách ruộng đất theo
hướng tự do hóa thị trường và hạn điền sử dụng đất canh tác cho nông dân từ 30
năm hiện nay lên 70 năm như với đất ở. Điều này sẽ tạo
động lực mới cho công
cuộc tích tụ ruộng đất phát huy hiệu quả cao (Bùi Quang Dũng, 2002).
1.2.1.2 Tập trung ruộng đất ở Đài Loan
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với nông nghiệp, có
ảnh hưởng lớn đến tăng năng suất lao động nông nghiệp. Chính sách ruộng
đất hợp lý sẽ khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tự nhiên này, nhất là
ở nh
ững nước mà nông nghiệp còn chiếm vị trí chủ yếu trong nền kinh tế
quốc dân. Ở Đài Loan, đầu tiên Chính phủ thực hiện chính sách giảm tô để
giảm bớt gánh nặng cho nông dân, sau đó đưa ra chính sách "hạn điền" quy

định số lượng ruộng đất được phép tư hữu đối với các chủ đất. Số ruộng đất
vượt mức hạn điền được Chính phủ định giá và t
ạo điều kiện về tín dụng cho
nông dân mua trả góp trong thời hạn dài. Chính sách giao đất cho nông dân còn
được áp dụng đối với cả đất thuộc sở hữu nhà nước. Vì vậy, người sản xuất
nông nghiệp gắn bó với ruộng đất, yên tâm đầu tư, chủ động áp dụng khoa học
– công nghệ nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Khi
nông nghiệp phát triển, ruộng đất hạ
n hẹp đã cản trở nông dân kinh doanh lớn,
Chính phủ Đài Loan đã đưa ra chủ trương khuyến khích nông dân "chung nhau
kinh doanh", "uỷ thác kinh doanh"; "thay mặt kinh doanh" .v.v để tập trung
ruộng đất đạt tới quy mô cần thiết của nông nghiệp hàng hoá, khai thác có hiệu
quả hơn nguồn tài nguyên đất đai hạn hẹp, thúc đẩy tăng cường nông nghiệp
với tốc độ khoảng 4%/năm trong suốt thời gian từ 1952 – 1981 (Bùi Quang
Dũng, 2002).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page14

1.2.1.3 Tập trung ruộng đất phát triển trang trại ở Hà Lan
Cơ sở của nền nông nghiệp Hà Lan là các trang trại gia đình theo chế độ tư
hữu. Tỷ lệ sở hữu đất có tương đối lớn, các trang trại thuê đất sản xuất kinh
doanh chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Nhưng do quỹ đất nhỏ, bình quân đất theo đầu người
ít, việc mở rộng quy mô trang trại không dễ, biện pháp khả thi v
ẫn nhờ một phần
vào đất thuê.
Hà Lan là nước có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, đảm bảo các chủ
trang trại có toàn quyền quyết định hoạt động sản xuất và quyền định đoạt tài
nguyên của mình, khuyến khích chủ trang trại hoạt động kinh doanh thu lợi
nhuận tối đa. Thoạt đầu là kinh tế tiểu nông, sản xuất tự cấp, tự túc, hiệu suất
rấ

t thấp, kinh tế hàng hóa phát triển, vốn được tích lũy, kinh tế hộ tiểu nông
chuyển dần sang hộ sản xuất hàng hóa nhỏ, tiếp đó chuyển sang hộ sản xuất
chuyên môn hóa, rồi dần dần chuyển thành trang trại lớn hiện đại, sản xuất vì
lợi nhuận, tạo nên kinh tế tổng hợp “nông – công – thương”. Ngày nay, nền
tảng của sức cạnh tranh quốc tế của nông nghiệp Hà Lan là những t
ổ hợp
nông – công – thương, trong đó tế bào cấu thành những tổ hợp này chính là
những trang trại gia đình tràn đầy sức sống. Các trang trại được tích tụ ruộng
đất để có quy mô đủ lớn, gắn liền với quá trình tạo việc làm phi nông nghiệp,
đủ sức thu hút nông dân “ly nông”, giảm thiểu nhanh số lượng nông dân và
giải thể các trang trại nhỏ, làm ăn kém hiệu quả(Bùi Quang Dũng, 2002).
Sự phát triển của nền kinh t
ế Hà Lan thúc đẩy chuyển dịch lao động từ nông
nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp đã làm cho số lượng trang trại bớt dần.
Năm 1950, cả nước Hà Lan có 400.000 trang trại, đến năm 1980 còn 14.500, năm
1990 còn 12.500, năm 2000 chỉ còn khoảng 100.000. Số lao động nông nghiệp từ
1959 đến 1980, giảm được một nửa, từ đó đã giảm nhanh số lượng nông dân và
lực lượng nông dân làm nông nghiệp không hiệu quả đều rời khỏi nông nghiệp,
lọc lại trong nông nghiệp là lực lượng nông dân làm ăn giỏi, đam mê với nghề
nông, ham muốn lập nghiệp, làm giàu từ nghề nông. Đây là một nguyên nhân
quan trọng đảm bảo hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Hà
Lan hơn hẳn nhiều nước khác trên thế giới (Bùi Quang Dũng, 2002).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page15

1.2.2 Tình hình dồn điền đổi thửa ở nước ta
1.2.2.1 Tình trạng ruộng đất manh mún ở Việt Nam
Nghị quyết 10-TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp (gọi tắt là “Khoán 10”) đã giúp Việt Nam từ nước nhập
khẩu lương thực trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Tuy

nhiên, đến nay “Khoán 10” đã bộc lộ những hạ
n chế nhất định khi đất nước
bước vào công cuộc CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Khảo sát mới đây
của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp cho thấy 100% số hộ nông dân
cho rằng ruộng đất manh mún đã gây cản trở cho sản xuất (Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn, 2003).
Luật đất đai năm 1993 và được sửa đổi bổ sung năm 2003 đã thực hiện
công bằng xã hội, sau đ
ó là Nghị định 64/CP của Chính phủ ngày 27/09/1993
và gần đây là về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng
ổn định, lâu dài với mục đích sản xuất nông nghiệp theo phương châm có tốt,
có xấu, có gần, có xa. Điều này đã làm cho số thửa ruộng tăng lên đáng kể. Số
thửa sau khi giao đất theo Nghị định 64/CP ở một số địa phương đã tăng lên
hơn 2 l
ần so với khi thực hiện khoán theo Chỉ thị 100/CT-TW.
Bảng 1.1 Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước

TT Vùng
Tổng thửa/hộ Diện tích BQ (m
2
)/thửa
TB Cá biệt Đất lúa Đất rau- màu
1 Trung du miền núi 10 – 20 25 150 - 300 100 – 150
2 Đồng bằng sông Hồng 7 25 300 - 400 100 – 150
3 Duyên hải Bắc trung bộ 7 – 10 30 300 - 500 200 – 300
4 Duyên hải Nam trung bộ 5 – 10 30 300 - 1000 200 – 1000
5 Tây nguyên 5 25 200 - 500 1000 – 5000
6 Đông nam bộ 4 15 1000 – 3000 1000 – 5000
7 Đồng bằng sông Cửu long 3 10 3000 - 5000 500 – 1000
(Nguồn Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003)


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page16

Chủ trương dồn điền, đổi thửa được xem là nhu cầu cấp bách để phát
triển nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới. Theo thống kê của Cục
Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, năm 2003, cả nước có 75 triệu thửa
đất, bình quân mỗi hộ có 6,8 thửa với khoảng 0,3-0,5 ha/hộ, trong đó đất lúa
từ 200 m
2
đến 400 m
2
/thửa, đất rau màu dưới 100 m
2
/thửa, đất trồng cây lâu
năm, cây cho thu nhập cao còn manh mún hơn…Điều này đã hạn chế đáng kể
công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn; sản xuất hàng hóa tập trung.
1.2.2.2 Một số khó khăn chính trong sản xuất nông nghiệp do ruộng đất manh mún
* Trước hết là khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, làm giảm hiệu quả
sản xuất và cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá sản xuất, cụ
thể:
- Về hiệu quả trực tiếp: Chi phí sản xuất lớn, năng suất lao động thấp do
phải tốn công đi lại giữa các thửa ruộng trên nhiều xứ đồng.
- Về thủy lợi: Việc điều tiết nước khó khăn do thời vụ giữa các thửa ruộng
trong cùng một xứ đồng có nhiều trà. Hệ thống kênh mương và đường giao
thông trên đồng ruộ
ng xuống cấp do tình trạng đào đắp để phục vụ tưới tiêu.
- Về áp dụng khoa học kỹ thuật: Không kích thích người nông dân mạnh
dạn đầu tư mua sắm máy móc phục vụ sản xuất. Nông dân là nhóm sản xuất
dễ bị tổn thương, họ không chấp nhận rủi ro cao. Khi áp dung tiến bộ KHKT
phải thấy rõ lợi ích kinh tế cao trước mắt thì họ mới chấp nhận.

* Khó khă
n trong cơ giới hoá sản xuất
Qui mô thửa ruộng quá manh mún và không bằng phẳng trong sản xuất đã
hạn chế khả năng đưa máy móc vào đồng ruộng, giải phóng sức lao động cho
người nông dân trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất từ khâu làm đất,
gieo trồng cho đến thu hoạch. Theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp,
cả vùng ĐBSCL mới có khoảng 1.000 máy GĐLH, 3.400 máy gặt xếp dãy, chỉ
đảm bảo thu hoạ
ch được 15% diện tích lúa của vùng; 85% diện tích còn lại phải
chịu thất thoát sau thu hoạch với tỷ lệ từ 10-12%. Diện tích từng hộ quá nhỏ hẹp
là một trở ngại lớn cho vấn đề cơ giới hóa. Hầu hết nông hộ chỉ có dưới 1 ha lúa,

×