BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐỖ VĂN LUẬN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN,
TỈNH HÒA BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐỖ VĂN LUẬN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN,
TỈNH HÒA BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 60.85.01.03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. ĐỖ NGUYÊN HẢI
HÀ NỘI, 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Đỗ Văn Luận
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của
PGS. TS. Đỗ Nguyên Hải, sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo trong Khoa
Quản lý Đất đai, Ban Quản lý Đào tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
tới PGS. TS. Đỗ Nguyên Hải đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện, phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê huyện
Lương Sơn, chính quyền và bà con nhân dân các xã trên địa bàn huyện Lương Sơn
đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài trên địa bàn.
Tôi xin cám ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Đỗ Văn Luận
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp 3
1.1.1. Những vấn đề trong sử dụng đất nông nghiệp 3
1.1.2 Nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới 4
1.1.3 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững 5
1.2. Những vấn đề về hiệu quả và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp 6
1.2.1. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất 6
1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 7
1.2.3. Hướng sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam 9
1.2.4. Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp 24
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29
2.2. Nội dung nghiên cứu 29
2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lương Sơn 29
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lương Sơn 29
2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện
Lương Sơn 29
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
2.2.4. Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp huyện Lương Sơn 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn hộ điều tra 30
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu tài liệu 31
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu 31
2.3.4. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất 31
2.3.5. Phương pháp so sánh 32
2.3.6. Phương pháp tham vấn chuyên gia 32
2.3.7. Phương pháp xây dựng bản đồ, sơ đồ 32
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 33
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 33
3.1.2. Các nguồn tài nguyên 34
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 38
3.2.1. Tăng trưởng kinh tế 38
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 39
3.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 40
3.2.4. Dân số, lao động và việc làm 45
3.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 46
3.2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến
việc khai thác sử dụng đất 50
3.3. Đánh giá hiện trạng và thực trạng sản xuất nông nghiệp 52
3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2014 52
3.3.2. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Lương Sơn 53
3.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 64
3.4.1. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất 64
3.4.2 Hiệu quả xã hội 76
3.4.3 Đánh giá hiệu quả môi trường 82
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
3.5. Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp huyện Lương Sơn 88
3.5.1. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 88
3.5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
I. Kết luận 95
II. Kiến nghị 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 100
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu
Nghĩa của từ
1 CN Công nghiệp
2 CPTG Chi phí trung gian
3 DT Diện tích
4 FAO Tổ chức nông lương liên hợp quốc
5 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
6 GTGT Giá trị gia tăng
7 GTSX Giá trị sản xuất
8 HQĐV Hiệu quả đồng vốn
9 LĐ Lao động
10 MNCD Mặt nước chuyên dùng
11 Nxb Nhà xuất bản
12 NN Nông nghiệp
13 STT Số thứ tự
14 SX Sản xuất
15 TTCN Tiểu thủ công nghiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
3.1: Diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng huyện Lương Sơn 41
3.2: Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2014 huyện Lương Sơn 52
3.3: Diện tích, cơ cấu đất đai của ba tiểu vùng 58
3.4: Loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 61
3.5: Loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 62
3.6: Loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 63
3.7. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 64
3.8. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 67
3.9: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 70
3.10. Phân cấp mức chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các LUT sản xuất
nông nghiệp huyện Lương Sơn 73
3.11. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính
của huyện Lương Sơn 74
3.12. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất về xã hội 76
3.13. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiểu
vùng 1 77
3.14. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiểu
vùng 2 79
3.15. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiểu
vùng 3 81
3.16. Lượng phân bón cho các loại cây trồng chính 83
3.17. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một số cây trồng 84
3.18 Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả che phủ đất 85
3.19: Hiệu quả che phủ đất của các loại hình sử dụng đất 86
3.20. Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Lương Sơn 87
3.21. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện 91
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Lương Sơn năm 2014 39
3.2: Tình hình phát triển chăn nuôi huyện Lương Sơn giai đoạn 2009 - 2014 42
3.3. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình 53
3.4: Cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Lương Sơn năm 2014 53
3.5: Cảnh quan cây lúa trong LUT chuyên lúa xã Tân Vinh 55
3.6: Cảnh quan cây lạc trong LUT chuyên màu xã Trung Sơn 56
3.7: Cảnh quan cây nhãn trong LUT cây lâu năm xã Tân Thành 57
3.8: Cảnh quan cây chè trong LUT cây lâu năm xã Long Sơn 58
3.9: Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình 58
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, trong nông
nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu
lao động. Cùng với sự vận động và phát triển của con người ngày càng khai thác
nguồn tài nguyên quý giá này để phục vụ cho lợi ích của mình. Vì vậy tổ chức sử dụng
nguồn tài nguyên đất hợp lý, có hiệu quả cao theo quan điểm phát triển bền vững đang
trở thành vấn đề mang tính toàn cầu.
Cùng với cả nước, tỉnh Hòa Bình nói chung, huyện Lương Sơn nói riêng
đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế mạnh mẽ. Huyện Lương Sơn là một huyện
nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hòa Bình, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế,
trong đó nông nghiệp có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển kinh tế của huyện,
phần lớn dân số của huyện sống bằng nghề nông nghiệp nhưng diện tích đất sản xuất
nông nghiệp bình quân trên đầu người còn thấp. Vì vậy việc sử dụng đất nông nghiệp
có hiệu quả nhằm đem lại nhiều hơn những sản phẩm cho xã hội có ý nghĩa rất lớn.
Hơn nữa trong quá trình sử dụng đất, huyện chưa chú trọng đúng mức việc sử dụng đất
đai mà chỉ quan tâm tới năng suất sản lượng cây trồng. Chính vì vậy, hệ sinh thái nông
nghiệp đã bị thay đổi đáng kể và tính bền vững trong hệ thống nông nghiệp không
được duy trì. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ làm suy thoái đất đai đặc
biệt là ở các vùng sản xuất chuyên canh.
Huyện Lương Sơn có tổng diện tích tự nhiên 37.707,79 ha. Trong đó đất sản
xuất nông nghiệp là 6.323,78 ha chiếm 16,77% so với tổng diện tích tự nhiên. Do
đó, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng nhằm
đưa ra giải pháp sử dụng đất tốt nhất, hiệu quả nhất, đồng thời nâng cao đời sống
của người dân địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Xuất phát từ thực tiễn đó, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh
tế trong sản xuất nông nghiệp và sử dụng hợp lý hơn đất nông nghiệp hiện có, góp
phần bảo vệ môi trường, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả
sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa
Bình”
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Lương Sơn làm
cơ sở định hướng phát triển đất sản xuất nông nghiệp của huyện trong tương lai.
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp cho vùng nghiên cứu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
1.1.1. Những vấn đề trong sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực
vật cùng với các thành phần khác. Đất đai là một khoảng không gian có giới hạn gồm:
khí hậu, lớp đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và
khoáng sản trong lòng đất (Đỗ Nguyên Hải, 1999). Đất đai có vai trò quan trọng và ý
nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người.
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu,
thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục
đích bảo vệ, phát triển rừng. Theo Luật đất đai năm 2013, đất nông nghiệp
được chia ra làm các nhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Quốc
hội nước CHXHCNVN, 2013).
Trong giai đoạn kinh tế - xã hội phát triển, mức sống của con người còn thấp,
công năng của đất là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong sản xuất nông
nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp để phục vụ nhu cầu thiết yếu: ăn,
mặc, ở… Khi con người biết sử dụng đất đai vào cuộc sống cũng như sản xuất thì đất
đóng vai trò quan trọng trong hiện tại và tương lai.
Năm 2014, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.097.240,0 ha, Dân số
trung bình cả nước ước tính 90,5 triệu người, bao gồm dân số nam 44,63 triệu người,
tăng 1,23% so với năm 2012, dân số nữ 45,87 triệu người, tăng 0.88% so với năm
2013, mật độ dân số 271,0 người/km
2
, đứng thứ 9 trong khu vực. Trong đó lao động
trong khu vực nông lâm nghiệp chiếm 47,5%; khu vực công nghiệp xây dựng
21,1%; khu vực dịch vụ 31,4%; khu vực nhà nước 10,4%; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài 3,3%. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản đạt 801,2 nghìn tỷ
đồng, trong đó nông nghiệp là 602,3 nghìn tỷ đồng chiếm 75,17 %; giá trị sản xuất
lâm nghiệp, 22,4 nghìn tỷ đồng chiếm 2.80%; giá trị sản xuất thủy sản đạt 176,5
nghìn tỷ đồng chiến 22,03 %. Sản lượng lúa cả năm 2014 đạt 44,1 triệu tấn, tăng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
338,3 nghìn tấn so với năm trước do diện tích gieo trồng tăng, trong đó diện tích
gieo trồng ước tính đạt 7,9 triệu ha, tăng 138,7 nghìn ha; năng suất đạt 55,8 tạ/ha,
giảm 0,6 tạ/ha. Nếu tính thêm 5,2 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt
năm 2014 ước tính đạt 49,3 triệu tấn, tăng 558,5 nghìn tấn so với năm 2013.
Sản xuất cây trồng nông nghiệp vụ đông ở các tỉnh phía Bắc tăng so với năm
2013, trong đó lạc đạt 492,6 nghìn tấn, tăng 5,2%; vừng đạt 33,2 nghìn tấn, tăng
9,9%; rau các loại đạt 14,6 triệu tấn, tăng 5,2%; chỉ có đậu tương đạt 168,4 nghìn
tấn, giảm 3,0%.
Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục
vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Diện tích cho sản phẩm và sản lượng một số cây
chủ yếu tăng so với năm 2013, trong đó diện tích chè ước tính đạt 114,1 nghìn ha, bằng
cùng kỳ năm trước, sản lượng đạt 921,7 nghìn tấn, tăng 1,3%; cà phê diện tích đạt
584,6 nghìn ha, tăng 2,1%, sản lượng đạt 1.289,5 nghìn tấn, tăng 2,3%; cao su diện tích
đạt 545,6 nghìn ha, tăng 7,0%, sản lượng đạt 949,1 nghìn tấn, tăng 8,2%; hồ tiêu diện
tích đạt 51,1 nghìn ha, tăng 6,0%, sản lượng đạt 122,1 nghìn tấn, tăng 5,3%.
Sản lượng một số cây ăn quả đạt khá, trong đó sản lượng cam năm 2014 ước
tính đạt 530,9 nghìn tấn, tăng 1,7% so với năm 2013; chuối đạt 1,9 triệu tấn, tăng
5,6%; bưởi đạt 449,3 nghìn tấn, tăng 2,2%. Tuy nhiên, một số cây khác do ảnh
hưởng của thời tiết và một phần diện tích đang được cải tạo, chuyển đổi nên sản
lượng giảm như: Sản lượng vải, chôm chôm đạt 641,1 nghìn tấn, giảm 1,1% so với
năm 2013; quýt đạt 177,7 nghìn tấn, giảm 2,4%. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về nông sản phẩm đang trở thành một
trong các mối quan tâm lớn nhất của người quản lý và sử dụng đất.
1.1.2 Nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới
Nông nghiệp nhiệt đới chiếm khoảng 1/3 diện tích lục địa với diện tích đất
nông nghiệp có ích khoảng 1,4 tỷ ha. Điều kiện khí hậu - đất đai đặc biệt với hoàn
cảnh kinh tế, xã hội tạo cho nông nghiệp nhiệt đới có những nét riêng biểu hiện trên
các hệ thống cây trồng, vật nuôi. Vùng nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều và tập trung
gây dòng chảy và xói mòn nghiêm trọng. Đất đai so với vùng ôn đới thì không tốt
bằng và ít chất mùn và bị khoáng hoá mạnh. Khí hậu và đất nhiệt đới phần lớn thích
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
hợp cho việc trồng cây lâu năm, cà phê, chè, ca cao và các loại cây ăn quả nhiệt đới.
Đối với những vùng đất trũng, đất phù sa, đất giàu chất hữu cơ… rất thích hợp cho
việc gieo trồng các giống cây ngắn ngày, cây lương thực. Hiện nay, tại các vùng nhiệt
đới, việc sử dụng đất nông nghiệp theo đó hướng vào thâm canh cao, tăng năng suất,
tăng vụ. Áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đây là những
nguyên nhân gây tình trạng thoái hoá đất, đất bị mất khả năng sản xuất. Điều đó đặt
ra vấn đề là phát triển sản xuất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ cải tạo đất, xây dựng
nông nghiệp bền vững.
1.1.3 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con người về các
sản phẩm được lấy từ đất ngày càng tăng. Mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị thu
hẹp do bị trưng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp ở
nước ta cần hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo
an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng
tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở
cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, tận dụng được tối đa lợi thế so
sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những
nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài
nguyên đất đai. Do đó đất nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và
hợp lý” (Thái Phiên, 2000).
Để duy trì sự sống còn của con người, nhân loại đang phải đương đầu với
nhiều vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, sự bùng nổ dân số, nạn ô nhiễm và suy
thoái môi trường, mất cân bằng sinh thái, Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng và
phát triển nông nghiệp theo quan điểm nông nghiệp bền vững.
Nông nghiệp bền vững là tiền đề và điều kiện cho định cư lâu dài. Một trong
những cơ sở quan trọng bậc nhất của nông nghiệp bền vững là thiết lập được các hệ
thống sử dụng đất hợp lý. Về vấn đề này Altieri và cộng sự là Susanna B.H. 1990 cho
rằng: nền tảng của nông nghiệp bền vững là chế độ đa canh cây trồng với các lợi thế
cơ bản là: tăng sản lượng, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm tác hại của sâu
bệnh và cỏ dại, giảm nguy cơ rủi ro.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa
đảm bảo nhu cầu của các thế hệ tương lai. Vì vậy phát triển nông nghiệp bền vững ở
nước ta cần nắm vững mục tiêu về tác dụng lâu bền của từng mô hình, để duy trì và
phát triển đa dạng sinh học.
1.2. Những vấn đề về hiệu quả và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.2.1. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và
hướng tới, nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất,
hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất,
lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động, được
đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc
là bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sử dụng
đất thì hiệu quả đất là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt
động kinh tế. Thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền, đồng
thời về mặt xã hội là thể hiện hiệu quả của lực lượng lao động được sử dụng trong
cả quá trình hoạt động kinh tế cũng như hàng năm để khai thác đất. Riêng đối với
ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng
lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản
lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến
lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu…) để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội
đất nước (Bách khoa toàn thư Việt Nam, 2014).
Hiện nay, khi nói đến hiệu quả sử dụng đất nói chung và sử dụng đất nông
nghiệp nói riêng, chúng ta thường đề cập đến 3 khía cạnh là kinh tế, xã hội và môi
trường. Sử dụng đất bền vững là đảm bảo được cả 3 yếu tố đó.
* Hiệu quả kinh tế:
Là hiệu quả do tổ chức, bố trí sản xuất hợp lý để đạt được lợi nhuận cao với
chi phí thấp hơn. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử
dụng các yếu tố của sản xuất kinh doanh nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với
chi phí tối thiểu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
Hiệu quả kinh tế là tiêu chí được quan tâm hàng đầu, là khâu trung tâm để
đạt được các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế có khả năng lượng hoá bằng các
chỉ tiêu kinh tế tài chính.
* Hiệu quả xã hội:
Là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, có
tác động tới mục tiêu kinh tế. Hiệu quả xã hội được thể hiện bằng các chỉ tiêu định
tính hoặc định lượng.
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã
hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật
thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất (Nguyễn
Thị Vòng và cs., 2001).
Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu bằng khả năng tạo
việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp (Đỗ Thị Tám, 2001).
* Hiệu quả môi trường:
Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hoá học,
sinh học, vật lý chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại
vật chất trong môi trường. Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân gây nên
gồm: hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh vật
môi trường. Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh
thái do sự phát sinh biến hoá của các loại yếu tố môi trường dẫn đến. Hiệu quả hoá
học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hoá học giữa các vật chất
chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến. Hiệu quả vật lý môi trường là
hiệu quả môi trường do tác động vật lý dẫn đến (Đỗ Thị Tám, 2001).
1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp:
+ Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
+ Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi loại hình sử dụng đất
nông nghiệp.
- Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
+ Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống.
Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có
thang bậc (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
+ Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ bản biểu
hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan điểm và tiêu
chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản, làm cho nội dung
kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn (Vũ Khắc Hòa, 1996).
+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp
ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là
những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu (Vũ Thị Phương Thụy, 2000).
+ Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học và phải có
tác dụng kích thích sản xuất phát triển (Vũ Thị Phương Thụy, 2000).
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:
Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Mối quan hệ
này có thể là quan hệ hiệu số hoặc quan hệ thương số (Vũ Khắc Hòa, 1996), (Vũ
Thị Phương Thụy, 2000), (Nguyễn Duy Tính, 1995) nên dạng tổng quát của hệ
thống chỉ tiêu hiệu quả:
H = K - C H = K/C
H= (K - C)/C H = (K
1
-K
0
)/(C
1
-C
0
)
Trong đó:
H: hiệu quả; K: Kết quả; C: Chi phí; 1 và 0 là chỉ số về thời gian.
* Hiệu quả kinh tế:
- Hiệu quả tính trên 1 ha đất nông nghiệp
+ Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một năm).
+ Chi phí trung gian (CPTG) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường
xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử
dụng trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa GTSX và chi phí trung gian
(CPTG), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
GTGT= GTSX – CPTG
- Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi, bao gồm:
GTSX/LĐ và GTGT/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho
từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng, làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của
người lao động.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo
thời giá hiện hành, định tính (giá trị tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các
chỉ tiêu đạt được mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
* Hiệu quả xã hội
Theo hội khoa học đất Việt Nam (Hội khoa học đất Việt Nam, 2000), hiệu
quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau:
- Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân.
- Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng.
- Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân.
- Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu.
* Hiệu quả môi trường
Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông
nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích
trong thời gian dài. Vì vậy, đề tài của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá ảnh
hưởng của sản xuất cây trồng tới đất đai, việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật cho các loại hình sử dụng đất hiện tại.
1.2.3. Hướng sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.3.1. Hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới
Theo Đường Hồng Dật (Đường Hồng Dật, 1994) trong quá trình phát triển nông
nghiệp, mỗi nước đều chịu những ảnh hưởng khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội của mỗi vùng nhưng đều có điểm chung là cùng giải quyết các vấn đề sau:
- Nâng cao năng suất, chất lượng nông sản phẩm và tăng hiệu quả đầu tư
trong nông nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
- Chiều hướng chung là đầu tư nhiều lao động trí óc, đưa tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào trong sản xuất, giảm lao động chân tay, tăng cường hiệu quả của lao động
quản lý và tổ chức.
Từ những mục đích trên tuỳ thuộc vào sự đầu tư và chiến lược phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia nên sự phát triển của nông nghiệp của mỗi nước có sự phát
triển, nhưng nhìn chung là theo hai hướng chính sau:
- Nông nghiệp công nghiệp hoá: Hướng này đặt trọng tâm chủ yếu vào các yếu
tố vật tư, kỹ thuật, hoá chất và các sản phẩm khác của công nghiệp nhằm phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp. Theo hướng này đã có những công trình nghiên cứu “Mô hình
hoá sản xuất”, “Chương trình hoá năng suất cây trồng”.
- Nông nghiệp sinh thái: Ngược lại với nông nghiệp công nghiệp hoá, hướng
này chủ yếu tập trung vào các yếu tố sinh thái, các yếu tố tự nhiên, làm nổi bật lên
đối tượng sản xuất trong nông nghiệp là các loại sinh vật, đồng thời có chú ý hơn đến
các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì nông
nghiệp sinh thái không đảm bảo được yếu tố hiệu quả cao và ổn định. Gần đây nhiều
nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững, với mục tiêu là sản xuất nông
nghiệp đi đôi với giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo cho nền nông nghiệp
phát triển bền vững (Bách khoa toàn thư Việt Nam).
Trong thực tế, nông nghiệp phát triển theo dạng tổng hợp, các xu hướng đan
xen nhau. Cụ thể:
- Vào những năm 1960, các nước đang phát triển ở Châu Á, Mỹ La Tinh đã thực
hiện cuộc “cách mạng xanh”. Cuộc cách mạng này chủ yếu dựa vào việc áp dụng các
giống cây lương thực có năng suất cao (lúa nước, lúa mì, ngô, đậu….), xây dựng hệ
thống thuỷ lợi, sử dụng nhiều phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật và các
thành tựu trong công nghiệp.
- Cuộc “cách mạng trắng” được thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống gia
súc có tiềm năng cho sữa cao, những tiến bộ của khoa học trong việc tăng năng suất
cây trồng, chất lượng các loại thức ăn gia súc và các phương thức chăn nuôi mang
tính chất công nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
Vì tính chất thiếu toàn diện nên 2 cuộc cách mạng trên gặp nhiều trở ngại,
đặc biệt là trở ngại trong quan hệ sản xuất và trong hiệu quả kinh tế.
- Cuộc “cách mạng nâu ” diễn ra trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ giữa
nông dân với ruộng đất, khuyến khích tính cần cù của người nông dân để tăng năng
suất và sản lượng trong nông nghiệp (Ngô Thế Dân, 2001).
Nhìn chung cả 3 cuộc cách mạng này đã tháo gỡ những khó khăn nhất định.
Tuy nhiên, chưa thể là cơ sở cho một chiến lược phát triển nông nghiệp lâu dài và
bền vững.
Từ những bài học của lịch sử phát triển nông nghiệp, những thành tựu đạt
được của khoa học công nghệ, ở giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp đi lên
phải xây dựng và thực hiện một nền nông nghiệp trí tuệ bởi vì tính phong phú đa
dạng và đầy biến động của nông nghiệp đòi hỏi những hiểu biết và những xử lý đầy
trí tuệ và rất biện chứng. Nông nghiệp trí tuệ thể hiện ở việc phát hiện, nắm bắt và
vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội biểu hiện trong mọi hoạt động của hệ
thống nông nghiệp phong phú, biểu hiện ở việc áp dụng các giải pháp phù hợp, hợp
lý. Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển mới ở mức cao, là sử dụng đất kết hợp ở
đỉnh cao của các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lý được vận dụng
phù hợp và hợp lý vào điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi vùng. Đó là nền nông
nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.
1.2.3.2. Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới
Những năm gần đây cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta bước đầu đã gắn
phương thức truyền thống với phương thức công nghiệp hoá và đang từng bước
giảm bớt tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và hướng mạnh ra
xuất khẩu.
Trên cơ sở thành tựu kỹ thuật nông nghiệp của gần 20 năm đổi mới, dựa trên
những dự báo về khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể, phương hướng chủ
yếu phát triển nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới sẽ là:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
- Tập trung vào sản xuất nông sản hàng hoá theo nhóm ngành hàng, nhóm sản
phẩm, xuất phát từ cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trong nước, thế giới
và dựa trên cơ sở khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng (Nguyễn Điền, 2001).
- Xác định cơ cấu sản phẩm trên cơ sở các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội
của từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp làm thước đo để xác định cơ cấu, tỷ lệ
sản phẩm hợp lý về các chỉ tiêu, kế hoạch đối với từng nông sản hàng hoá (Nguyễn
Điền, 2001).
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi,
tăng tỷ trọng cây công nghiệp, rau quả so với cây lương thực. Giảm tỷ trọng lao
động nông nghiệp xuống còn 50% (Nguyễn Điền, 2001), tăng quỹ đất nông nghiệp
bình quân trên một lao động nông nghiệp (Hoàng Việt, 2001). Đồng thời đẩy mạnh
công nghiệp hoá, phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ ngoài nông nghiệp.
Mặt khác, cần phải phát triển mạnh các ngành nghề, dịch vụ trong nông nghiệp để
giải quyết lao động nông nhàn.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu cao hơn của công
nghiệp hoá (Nguyễn Điền, 2001). Để khuyến khích sản xuất nông sản hàng hoá,
khuyến khích các sản phẩm xuất khẩu, cần tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố của
kinh tế thị trường và từng bước hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Đặc biệt là thị trường ruộng đất, tạo ra sự lưu chuyển đất nông nghiệp
nhằm tạo ra các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hàng hoá với quy mô thích hợp
(Lê Văn Bá, 2001).
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Cần ứng dụng
đồng bộ các yếu tố khoa học công nghệ vào sản xuất nông sản hàng hoá, nâng cao
trình trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, lưu thông tiếp thị nông
sản hàng hoá.
Sản phẩm làm ra chứa đựng một lượng tri thức khoa học - kỹ thuật và tổ
chức quản lý cao để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản
phẩm và tiếp cận tích cực nhất với kinh tế tri thức đang diễn ra trên toàn cầu
(Nguyễn Duy Tính, 1995).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
* Mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011-2015:
Phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp; phát huy dân chủ
cơ sở, huy động sức mạnh cộng đồng để phát triển nông thôn; tăng thu nhập và
giảm đáng kể tỷ lệ nghèo, bảo vệ môi trường.
- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định 3,3-3,8%. Tạo chuyển biến rõ rệt
về mở rộng quy mô sản xuất bình quân của hộ và ứng dụng khoa học công nghệ.
- Tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực. Nâng cao cả kiến thức, kỹ năng sản
xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp và phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Tạo chuyển biến rõ rệt phát triển kinh tế hợp tác, hiệp hội, phát triển liên
kết dọc theo ngành hàng, kết nối giữa sản xuất - chế biến - kinh doanh. Phát triển
doanh nghiệp nông thôn.
- Hình thành kết cấu hạ tầng căn bản phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp,
phát triển kinh tế nông thôn. Cải thiện căn bản môi trường và sinh thái nông thôn tập
trung vào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng
và vật nuôi, phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009).
* Mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020:
Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn,
vững bền; phát triển nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất
nước, tăng thu nhập và cải thiện căn bản điều kiện sống của cư dân nông thôn, bảo
vệ môi trường.
- Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức bình quân 3,5-
4%/năm. Hình thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của Việt Nam
trên thị trường quốc tế.
- Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển đổi theo nhu cầu
thị trường. Phát triển chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Công nghiệp, dịch vụ và
kinh tế đô thị phối hợp hiệu quả với sản xuất và kinh doanh nông nghiệp và phát
triển kinh tế nông thôn.
- Chuyển phần lớn lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp, lao động nông
nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội. Hình thành đội ngũ nông dân chuyên
nghiệp, có kỹ năng sản xuất và quản lý, gắn kết trong các loại hình kinh tế hợp tác
và kết nối với thị trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
- Phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển mạnh với ít nhất 50% số xã đạt
tiêu chuẩn. Nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn lên 2,5 lần so với hiện nay. Quy
hoạch dân cư, quy hoạch lãnh thổ nông thôn gắn với phát triển đô thị, công nghiệp.
- Phát triển lâm nghiệp tăng độ che phủ của rừng lên 43- 45%, bảo vệ đa dạng
sinh học, đảm bảo đánh bắt thủy sản nội địa và gần bờ trong khả năng tái tạo và phát
triển, khắc phục tình trạng ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp, khắc phục và giảm
thiểu thiệt hại thiên tai, dịch bệnh và các tác động xấu của biến đổi khí hậu (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009).
1.2.3.3 Xây dựng nền nông nghiệp bền vững
a. Sự cần thiết phải xây dựng nền nông nghiệp bền vững
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ giữa
người và đất đai. Mục tiêu của con người là sử dụng đất khoa học và hợp lý
(Nguyễn Đình Hợi, 1993). Tuy nhiên thực tế cho thấy sử dụng đất đai là vấn đề
phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng khác nhau, thực chất đây là
vấn đề có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu đặt ra là sử dụng tối
đa và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất của quốc gia, nhằm phục vụ phát triển nền kinh tế
quốc dân và phát triển xã hội. Việc sử dụng đất dựa trên nguyên tắc là ưu tiên đất
đai cho sản xuất nông nghiệp.
Ngoài những tác động của các yếu tố điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thuỷ
văn, thảm thực vật và quy luật sinh thái tự nhiên, đất đai còn chịu ảnh hưởng của
yếu tố con người, các quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Đặc biệt là đối
với ngành sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố quyết định chủ đạo đối
với việc sử dụng đất đai, còn phương hướng sử dụng đất đai được quyết định bởi
yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.
Với sự phát triển đột phá của khoa học kỹ thuật trong những thập kỷ gần đây,
nền văn minh hiện đại của nhân loại đã làm biến đổi sâu sắc cảnh quan môi trường.
Sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng, sự bùng nổ dân số càng làm sâu sắc thêm sự
mất cân đối giữa nhu cầu ngày càng cao của xã hội và khả năng hạn chế của các
nguồn tài nguyên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15
Trong thực tế do quá trình sử dụng lâu dài, nhận thức về sử dụng đất của
người dân còn hạn chế đã dẫn tới nhiều diện tích đất đai đang bị thoái hoá, ảnh
hưởng xấu đến môi trường sống của con người. Diện tích đất đai thích hợp cho sản
xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do đó con người phải mở mang thêm diện
tích đất canh tác trên các vùng không thích hợp và hậu quả đã gây ra quá trình thoái
hoá, rửa trôi và phá hoại đất một cách nghiêm trọng.
Sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự tồn
tại và tương lai phát triển của loài người. Chính vì vậy việc nghiên cứu và đưa ra
các giải pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhà khoa học đất và
các tổ chức quốc tế quan tâm. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” (Sustainable Land
Use) đã trở thành thông dụng trên thế giới hiện nay.
Vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay có nhiều cách hiểu khác
nhau, nhưng nhìn chung các nhà khoa học đều nhất trí với nhận định của FAO.
(Khonkahen University, 1992): “Phát triển bền vững là sự quản lý, bảo vệ cơ sở của
nguồn lợi tự nhiên và phương hướng của sự thay đổi kỹ thuật, thể chế bằng cách
nào để đảm bảo thoả mãn nhu cầu của con người, cho thế hệ hôm nay và mai sau”.
Trong nông nghiệp được dùng theo nghĩa rộng bao gồm nghề trồng trọt, nghề cá,
nghề rừng, chăn nuôi và chế biến nông sản. Bảo vệ được tài nguyên đất, nước, nguồn
lợi di truyền thực vật và động vật đi đôi với việc tăng hiệu quả kinh tế, xã hội và
không làm thoái hoá môi trường, thích ứng về kỹ thuật, có sức sống kinh tế và được
chấp nhận về xã hội (Trần An Phong và cs., 1996).
Nông nghiệp bền vững là một hệ thống thiết kế để tạo môi trường bền vững
cho cuộc sống của con người. Mục đích của nông nghiệp bền vững là xây dựng một
hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thoả mãn những
nhu cầu của con người mà không bóc lột đất đai, không làm ô nhiễm môi trường.
Nông nghiệp bền vững phải coi thiên nhiên là môi trường lý tưởng để phát triển một
cách hoà hợp với thiên nhiên.
Hệ thống canh tác lấy năng lượng, nguyên liệu từ môi trường, nếu khai thác
cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo được, hoặc khai thác quá khả năng phục
hồi tài nguyên sẽ dẫn đến không còn nguyên liệu, năng lượng. Từ đó dẫn tới phải
loại bỏ khả năng sản xuất, giảm sút hoặc triệt tiêu hệ thống canh tác. Hệ thống
canh tác chuyển vào môi trường các chất thải trong đó có các chất độc đối với đất,