Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

xác định virus hại cây họ bầu bí tại tỉnh hòa bình, thử nghiệm phòng chống bệnh bằng một số thuốc hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 91 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




VŨ THỊ ANH ĐÀO



XÁC ĐỊNH VIRUS HẠI CÂY HỌ BẦU BÍ
TẠI TỈNH HÒA BÌNH, THỬ NGHIỆM PHÒNG CHỐNG
BỆNH BẰNG MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC




CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ : 60.62.01,12


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HÀ VIẾT CƯỜNG



HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.



Tác giả luận văn



Vũ Thị Anh Đào

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, với tinh thần trách nhiệm
cao của Tiến sĩ Hà Viết Cường, Phó trưởng khoa Nông Học, Học Viện Nông
nghiệp Việt Nam. Trân trọng cảm ơn các Giảng viên bộ môn Bệnh cây, Khoa
Nông học, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam; các cán bộ, học viên Trung tâm
bệnh cây nhiệt đới đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa
Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian, điều kiện thí nghiệm.
Trân trọng cảm ơn cán bộ, nhân viên Trạm Bảo vệ thực vật các huyện,

thành phố của tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ điều tra đồng ruộng, phối hợp đánh giá
thực trạng trong quá trình thực hiện đề tài.

Tác giả luận văn


Vũ Thị Anh Đào

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
Danh mục viết tắt ix
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề
1
2. Mục đích, yêu cầu
2
2.1. Mục đích
2
2.2. Yêu cầu
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cây họ bầu bí Cucurbitaceae

4
1.1.1. Cây dưa hấu
4
1.1.2. Cây dưa chuột
5
1.1.3. Cây bầu
5
1.1.4. Cây bí ngô
6
1.1.5. Cây bí xanh (bí đao)
6
1.1.6. Cây dưa bở
7
1.2. Sản xuất cây bầu bí tại Hòa Bình
7
1.2.1. Thuận lợi
8
1.2.2. Khó khăn
9
1.3. Một số bệnh virus trên cây họ bầu bí
11
1.3.1. CMV (Cucumber mosaic virus)
11
1.3.2. PRSV (Papaya ring spot virus)
12
1.3.3. ZYMV (Zucchini yellow mosaic virus)
14
1.3.4. SLCCNV (Squash leaf curl china virus)
15
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv

1.3.5. SLCV (Squash leaf curl virus)
16
1.3.6. SqMV (Squash mosaic virus)
16
1.4. Phương pháp PCR
17
1.4.1. Nguyên lý
17
1.4.2. Ứng dụng
18
1.5. Phương pháp ELISA
18
1.5.1. Nguyên lý
18
1.5.2. Ứng dụng
20
1.5.3. Các kỹ thuật ELISA
20
1.6. Ribavirin và ứng dụng
21
1.6.1. Thuốc ribavirin
21
1.6.2. Đặc điểm và cơ chế tác động của ribavirin tới virus thực vật
22
1.7. Nhóm chất kích kháng chống virus dựa trên cơ chế SAR (systemic
acquired resistance – tính kháng tập nhiễm hệ thống)
22
1.7.1. Chất kích kháng Dufulin

23
1.7.2. Chất kích kháng Bion
23
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Nội dung nghiên cứu
25
2.2. Địa điểm, thời gian và vật liệu nghiên cứu
25
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
25
2.2.2.

Thời gian nghiên cứu
25
2.2.3.

Vật liệu nghiên cứu
25
2.3. Phương pháp nghiên cứu
26
2.3.1. Phương pháp điều tra ngoài đồng
26
2.3.2. Phương pháp ELISA
27
2.3.3. Phương pháp kiểm tra virus bằng PCR
28
2.3.4. Phương pháp lây nhiễm PRSV bằng tiếp xúc cơ học
30
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v


2.3.5. Thử nghiệm phòng trừ bệnh PRSV trên cây bầu bí bằng
một số chế phẩm hóa học (thí nghiệm được thực hiện trong nhà
lưới)
31
2.3.6. Phương pháp tính và xử lý số liệu
32
CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
3.1. Điều tra, xác định thành phần virus trên bầu bí tại tỉnh Hòa Bình
33
3.1.1. Bệnh virus trên cây họ bầu bí tại Hòa Bình năm 2014
33
3.1.2. PCR phát hiện begomovirrus trên cây bầu bí tại Hòa Bình
51
3.2. Đánh giá tính gây bệnh của virus PRSV
52
3.2.1. Kết quả lây nhiễm PRSV từ đu đủ sang đu đủ, bí ngô, bí
xanh, dưa bở
53
3.2.2. Kết quả lây nhiễm PRSV từ bí ngô sang đu đủ, bí ngô, bí
xanh, dưa bở
55
3.3. Kết quả thử nghiệm một số thuốc hóa học trong phòng chống virus
PRSV
60
3.3.1. Đánh giá hiệu lực ức chế virus PRSV của thuốc kích kháng
(bion, dufulin) đối với cây bí xanh
62
3.3.2. Đánh giá hiệu lực ức chế của thuốc RIBAVIRIN trừ virus
PRSV trên cây bí xanh

65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72
1. Kết luận
72
2. Đề nghị
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 76
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng họ bầu bí tại tỉnh Hòa
Bình năm 2010-2014 10
1.2 Kết quả thí nghiệm ELISA xác định virus hại cây họ bầu bí 11
2.1 Các mồi được sử dụng trong nghiên cứu 29
3.1 Kết quả điều tra bệnh virus gây hại trên bí xanh tại Hòa Bình năm 2014 37
3.2 Kết quả kiểm tra virus bằng ELISA trên cây bí xanh tại Hòa Bình 38
3.3 Kết quả điều tra bệnh virus gây hại trên bí ngô tại Hòa Bình năm 2014 43
3.4 Kết quả kiểm tra virus bằng ELISA trên cây bí ngô 44
3.5 Kết quả điều tra bệnh virus gây hại trên dưa chuột tại Hòa Bình năm 2014 47
3.6 Kết quả kiểm tra virus bằng ELISA cây dưa chuột 48
3.7 Kết quả điều tra bệnh virus trên dưa bở tại Hòa Bình vụ xuân 2015 49
3.8 Kết quả kiểm tra virus bằng ELISA trên cây dưa bở 50
3.9 Phát hiện begomovirus bằng PCR trên cây bầu bí tại Hòa Bình 51
3.10 Kết quả lây nhiễm nhân tạo PRSV từ đu đủ sang bí ngô, bí xanh, dưa bở
và đu đủ 54

3.11 Kết quả lây nhiễm nhân tạo PRSV từ bí ngô sang bí ngô, bí xanh, dưa bở
và đu đủ 58
3.12 Kết quả thử nghiệm phòng chống PRSV trên bí xanh bằng thuốc kích
kháng bion, dufulin 63
3.13 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây bí xanh sau thử nghiệm phòng chống
bằng kích kháng Bion, Dufulin sau 28 ngày lây nhiễm 65
3.14 Kết quả thử nghiệm phòng chống bệnh virus trên bí xanh bằng thuốc trừ
virus Ribavirin 67
3.15 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây bí xanh sau thử nghiệm phòng chống
bằng thuốc Ribavirin sau 28 ngày lây nhiễm 68
3.16 Kết quả phòng trừ bệnh virus bằng thuốc Ribavirin 70
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1 Triệu chứng bệnh (CMV) trên lá và quả Zitter and Murphy (2009) 12
1.2 Triệu chứng bệnh (PRSV) trên bí ngô (ảnh trái) và bí xanh (ảnh phải) 14
1.3 Triệu chứng bệnh (ZYMV) trên lá và trên quả dưa chuột 15
3.1 Triệu chứng khảm trên cây bí xanh tại Hòa Bình năm 2014 34
3.2 Triệu chứng khảm biến dạng trên cây bí xanh tại Hòa Bình năm 2014 35
3.3 Triệu chứng khảm nhăn trên cây bí xanh tại Hòa Bình năm 2014 35
3.4 Triệu chứng khảm vàng trên cây bí xanh tại Hòa Bình năm 2014 36
3.5 Chuẩn bị mẫu bầu bí để kiểm tra ELISA 39
3.6 Kết quả kiểm tra ELISA virus PRSV trên các mẫu bầu bí 39
3.7 Triệu chứng khảm, khảm cuốn lá trên bí ngô tại Hòa Bình năm 2014 40
3.8 Triệu chứng khảm nhăn (ảnh trái) và khảm vàng (ảnh phải) trên bí ngô
tại Hòa Bình năm 2014 41

3.9 Triệu chứng bệnh virus trên Dưa chuột tại Hòa Bình năm 2014 46
3.10 Triệu chứng bệnh virus trên cây dưa bở tại Hòa Bình vụ xuân năm 2015 49
3.11 Kết quả PCR phát hiện begomovirus 52
3.12 Nghiền mẫu 53
3.13 Lây nhiễm 53
3.14 Khu thí nghiệm 53
3.15 Kết quả sau lây nhiễm 4 tuần (nguồn PRSV từ đu đủ) 55
3.16 Kết quả sau lây nhiễm 28 ngày (nguồn PRSV từ bí ngô): 57
3.17 Triệu chứng điển hình sau 28 ngày lây nhiễm 59
3.18 Phun thuốc 61
3.19 Toàn khu thí nghiệm 61
3.20 Thí nghiệm đánh giá tính kháng của Bion ở nồng độ 0,1g/lít 64
3.21 Thí nghiệm đánh giá khả năng phòng chống PRSV trên bí xanh của
Dufulin ở nồng độ xử lý 0,5g/lít 64
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

3.22 Kết quả thí nghiệm phòng chống bằng thuốc Ribavirrin ở nồng độ 0,25
g/lít, 0,5g/lít, 0,75g/lít, đối chứng (-), đối chứng (+) 66
3.23 Bản chạy ELISA trước phun thuốc 69
3.24 Bản chạy ELISA sau 7 ngày phun thuốc 70

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC VIẾT TẮT



BVTV : Bảo vệ thực vật

CGMMV : Cucumber green mild motle virus
CMV : Cucuber mosaic virus
CNSH : Công nghệ sinh học
ELISA : Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay
KN : Antigen
KT : Antibody
PCR : Polymerase Chain Reaction
PRSV : Papaya ringspot virus
PRSV-p : Papaya ringspot virus type p
PRSV-w : Papaya ringspot virus type w
PTNT : Phát triển nông thôn
RT-PCR : Reverse transcription – PCR
SLCCNV : Squash leaf curl china virus
SLCV : Squash leaf curl virus
SqMV : Squash mosaic virus
TRSV : Tobacco ringspot virus
WMV : Watermelon mosaic virus
WMV-1 : Water melon mosaic virus – 1
WMV-2 : Water melon mosaic virus – 2
ZYMV : Zucchini yellow mosaic virus

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Cây rau nói chung và cây rau họ bầu bí nói riêng đóng vai trò đặc biệt
trong việc cung cấp thành phần dinh dưỡng cho con người. Chúng cung cấp cho
cơ thể những chất quan trọng như protein, vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ và

chất thơm. Điều đáng chú ý là rau có ưu thế hơn một số cây trồng khác về
vitamin và chất khoáng, các loại vitamin có trong rau như vitamin A, B1, B2, C,
E, PP v.v… có tác dụng quan trọng trong quá trình phát triển cơ thể, thiếu
vitamin sẽ gây ra nhiều bệnh tật. Chất khoáng trong rau chủ yếu là Ca, P, Fe
v.v…là những chất cần thiết cho máu và xương. Các chất khoáng có tác dụng
điều hoà và cân bằng kiềm toan trong máu, làm tăng khả năng đồng hoá protein.
Trong rau có khối lượng chất xơ lớn tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng do
có thể tích lớn, xốp do đó chất xơ có tác dụng nhuận tràng và tăng khả năng tiêu
hoá, Tạ Thu Cúc (2005, 2007).
Các loại cây trong họ bầu bí thường được sử dụng để nấu canh, luộc, xào
(bầu, bí, mướp, khổ qua ), muối mặn hay muối chua (dưa leo), ăn tráng miệng
(dưa dấu, dưa thơm tây), làm bánh mứt (bí đao, hột dưa hấu), đóng hộp (dưa
leo), phơi khô (bầu). Một số loại có khả năng cất giữ lâu như bí đỏ, bí đao có thể
góp phần giải quyết tình trạng giáp vụ rau. Rau trong họ bầu bí có hàm lượng
nước rất cao (92-96%), chất đường bột khá cao (5-7%), Vitamin C khá (5-22
mg), protein rất thấp (1%), Tạ Thu Cúc (2005, 2007).
Trong những năm trở lại đây diện tích, sản lượng cây rau họ bầu bí trên
thế giới cũng như ở Việt Nam có xu hướng tăng mạnh do nhu cầu sử dụng, cũng
như xuất khẩu, có thể nói các sản phẩm của cây rau họ bầu bí được coi là một
sản phẩm an toàn trong tương lai. Song những nghiên cứu về nó còn rất hạn chế,
đặc biệt trên các đối tượng sâu bệnh hại trên rau trong đó phải kể đến nhóm bệnh
virus hại bầu bí .
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Hiện nay sâu bệnh hại trên cây họ bầu bí rất phong phú và đa dạng. Một
trong các dịch hại quan trọng và phổ biến trên cây họ bầu bí là các bệnh virus.
Theo Trung tâm nghiên cứu phát triển rau châu Á các virus gây hại trên cây
họ bầu bí ở châu Á gồm: virus khảm lá dưa chuột (Cucuber mosaic virus,
CMV), virus đốm hình nhẫn đu đủ (Papaya ringspot virus, PRSV), virus

khảm lá dưa hấu (Water melon mosaic virus – 2, WMV-2, virus khảm vàng bí
ngồi (Zucchini yellow mosaic virus, ZYMV), virus cuốn lá dưa (Squash leaf
curl virus, SLCV), virus khảm lá dưa (Squash leaf curl virus, SqMV), virus
đốm vòng thuốc lá (Tobacco ringspot virus, TRSV) và virus khảm đốm xanh
dưa chuột (Cucumber green mild motle virus, CGMMV).
Việc chẩn đoán, nhận biết bệnh virus nói chung, virus gây hại trên cây bầu
bí nói riêng của cán bộ cơ sở và người sản xuất còn rất hiện hạn chế, hơn nữa các
thuốc trên thị trường hiện nay hầu hết chưa có khả năng phòng ngừa bệnh virus
gây hại.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tế, với mong muốn áp dụng những kiến
thức đã được học vào phục vụ sản xuất, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Xác định virus hại cây họ bầu bí tại tỉnh Hòa Bình, thử nghiệm phòng chống
bệnh bằng một số loại thuốc hóa học”.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
- Xác định được thành phần bệnh virus, tỷ lệ các loại bệnh virus hại cây
họ bầu bí tại tỉnh Hòa Bình năm 2014, bằng ELISA, PCR.
- Xác định được hiệu quả phòng chống bệnh virus chính hại cây họ
bầu bí bằng chất kích kháng và thuốc trừ virus.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá tình hình bệnh virus hại cây họ bầu bí tại Hòa Bình.
- Xác định thành phần bệnh virus bằng phương pháp PCR, ELISA.
- Xác định tính gây bệnh của virus PRSV bằng lây bệnh nhân tạo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

- Đánh giá hiệu quả phòng chống virus chính hại bầu bí bằng một số thuốc
kích kháng và thuốc trừ virus.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cây họ bầu bí Cucurbitaceae
Phần lớn các cây trong họ bầu bí có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới khô hạn
Châu Phi, Châu Mỹ, nam Châu Á. Họ bầu bí gồm 120 chi với khoảng 1.000 loài,
ở Việt Nam có 23 chi với 53 loài, Nguyễn Hải Yến (2011). Họ Bầu bí là một họ
thực vật bao gồm các loài dưa hấu, dưa chuột, bí đao, bầu, bí ngô, mướp, mướp
đắng. Chúng là một trong những họ quan trọng nhất trong việc cung cấp thực
phẩm trên thế giới. Các cây trong họ thuộc loại cây một năm có tua cuốn, đều là
cây dây leo hoặc mọc bò trên mặt đất, có hoa đơn tính (hoa đực và hoa cái
riêng). Các cây rau trong họ bầu bí có hàm lượng nước rất cao (92-96%), hàm
lượng chất bột đường khá cao (5-7%), hàm lượng vitamin C khá (5-22mg/100g),
Nguyễn Hải Yến (2011).
1.1.1. Cây dưa hấu
Tên tiếng Anh: Watermelon
Tên khoa học: Citrullus lanatus (Thumb.) Mansf.
Dưa hấu có thời gian sinh trưởng ngắn, từ khi trồng đến khi thu hoạch là 2,5
tháng, năng suất cao (20-25tấn/ha), giữ được lâu ngày ở dạng tươi và thuận tiện
chuyên chở đi xa nhờ vỏ ngoài cứng. Dưa hấu có giá trị dinh dưỡng khá nhờ hàm
lượng đường trong trái cao (5-10%) và chứa nhiều vitamin. A và C. Dưa hấu ngoài
việc ăn tươi, làm rượu (ở Nga) còn là nguồn nước quan trọng ở vùng sa mạc. Ở Việt
Nam dưa hấu còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nước ta trong nhiều năm qua
và trong tương lai, Tạ Thu Cúc (2005, 2007).
Hiện nay các tỉnh ĐBSCL đều có trồng dưa hấu, nhưng tập trung nhiều
các tỉnh, huyện như Sóc Trăng (huyện Phú Tâm, Đại Tâm, Long Phú), Bạc Liêu
(Hồng Vân), Tiền Giang (Gò Công Tây, Chợ Gạo), Long An (Tân Trụ), Kiên
Giang (Hà Tiên, Hòn Đất), Trà Vinh (Cầu Ngang), Cần Thơ (Ô Môn, Vị Thanh),
Đồng Tháp (Lấp Vò) An Giang (Châu Phú), Cà Mau (Năm Căn),
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5

1.1.2. Cây dưa chuột
Tên tiếng Anh: Cucumber
Tên khoa học: Cucumis sativus L.
Dưa chuột có nguồn gốc từ Nam Á , nhưng bây giờ phát triển trên hầu
hết các châu lục. Theo Tổ chức Liên Hiệp Quốc FAO, Trung Quốc sản xuất
dưa chuột năm 2005 chiếm 60% sản lượng toàn cầu, tiếp đó là Thổ Nhĩ Kỳ,
Nga, Iran và Hoa Kỳ.
Do có chứa lượng dinh dưỡng và năng lượng thấp nhưng có hàm lượng
vitamin và chất khoáng cao nên dưa leo rất được ưa chuộng ở các nước có khẩu
phần ăn giàu năng lượng. Ở nước ta dưa leo đã được trồng từ lâu, riêng ở thành
phố Hồ Chí Minh hàng năm có diện tích gieo trồng dưa lên đến hàng trăm hecta ở
hai huyện Củ Chi và Hóc Môn. Riêng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long dưa leo được
trồng rất phổ biến, đặc biệt là vùng rau Sóc Trăng (huyện Mỹ Xuyên tập trong
mùa mưa), An Giang (huyện Chợ Mới trồng quanh năm).
Dưa leo cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho bữa ăn của con người
nhưng nó chứa lượng dinh dưỡng và năng lượng rất thấp. Theo Gillivray. 1953
trong trái dưa leo chứa 96% nước và trong 100g dưa leo tươi chứa 14 calories;
0.7 mg protein; 24 mg calcium; vitamin 20IU; acid ascorbic 12 mg; thiamin
0.024 mg; riboflavin 0.075 mg và niacin 0.3 mg, Tạ Thu Cúc (2007).
1.1.3. Cây bầu
Tên tiếng Anh: Bottle gourd
Tên khoa học: Lagernaria siceraria (Molina) Standl. Quả non là bộ phận
sử dụng để luộc, nấu canh hay xào khi ăn hoặc thái nhỏ, phơi khô để ăn dần. Quả
non chứa 90,7% nước, 0,7% đạm, 0,2% chất béo, 6,3% chất bột đường, 1,5% chất
xơ và 0,6% chất khoáng. Tỉ lệ chất dinh dưỡng ở bầu kém hơn các cây khác trong
họ nhưng thịt quả non ngọt, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, có thể chữa bịnh đái
tháo và mụn lở. Hoa và hạt bầu cũng được sử dụng làm thuốc trong đông y. Vỏ
quả già rất cứng dùng làm chai, lọ hay chế tạo đồ gia dụng. Ngoài ra bầu dễ trồng,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

sản lượng cao, thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu rộng rãi nên được ưa
chuộng trong sản xuất.
1.1.4. Cây bí ngô
Tên tiếng Anh: Pumpkins
Tên khoa học: Curcurbita pepo L. var pepo.
Quả có thịt màu vàng, trong 100g thịt bí ngô có 0,9g protein, 5 - 6g gluxit,
ngoài ra còn có nhiều vitamin như B1, B2, PP, B6 đặc biệt có 400g vitamin B5
và có cả các axit béo quý như linoleic, linolenic, 28 mg beta - caroten. Ngoài ra
còn có nhiều nguyên tố vi lượng và các axit amin như: alanine, valin, leucin,
cystin, lysin Hạt bí ngô chứa nhiều dầu béo và có tác dụng trừ giun sán rất tốt.
Từ lâu người dân đã dùng hạt bí ăn sống hoặc rang chín để trừ giun sán có hiệu
quả. Trong 100g màng đỏ bao quanh hạt có tới 250 mg beta - caroten và ngay cả
trong 100g lá tươi của bí ngô cũng chứa 1 mg beta - caroten.
1.1.5. Cây bí xanh (bí đao)
Tên khoa học: Benincasa hispida (Thunb.) Cogn; Benicasa cerifera Savi.
Bản địa của bí đao là vùng Đông Nam Á nhưng nay phổ biến trồng khắp
từ Nam Á sang Đông Á. Cây bí đao là cây ưa ấm mới phát triển tốt nhưng trái
của nó thì chịu được nhiệt độ thấp, có thể để qua mùa đông mà không hư mặc dù
dây bí đao chỉ mọc năm một, đến đông thì tàn. Lá bí đao xòe, hình bầu có lông
giáp, bề ngang 10–20 cm. Hoa bí đao có màu vàng, mọc đơn.
Khi còn non, quả bí đao màu xanh lục có lông tơ. Với thời gian quả ngả
màu nhạt dần, lốm đốm "sao" trắng và thêm lớp phấn như sáp. Quả bí đao già có
thể dài đến 2 m, hình trụ, trong có nhiều hạt dáng dẹp. Bí đao thường trồng bằng
giàn nhưng cũng có thể để bò trên mặt đất như dưa.
Quả được sử dụng làm thực phẩm nấu ăn rất ngon, mát. Ngoài ra bí xanh
còn là nguyên liệu tốt cho công nghiệp bánh kẹo (làm mứt, nhân bánh ăn rất ngon).
Do có lớp vỏ dày cứng nên bí xanh có thể bảo quản lâu, vận chuyển tốt, là loại rau

dự trữ giáp vụ và rất tiện dùng cho những vùng thiếu rau. Hạt bí đao dùng trong y
học dân gian làm thuốc lợi tiểu. Bí xanh là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

1.1.6. Cây dưa bở
Tên khoa học: Cucumis melo.
Dưa bở hay còn gọi là dưa nứt, dưa hồng, là loài cây có thân mọc bò, ra
quả. Dưa bở cũng là loại cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, có
nhiều tác dụng trong việc giải khát, trị hiệu quả một số chứng bệnh theo quan
điểm của Y học dân gian. Dưa bở được trồng tương đối phổ biến ở Việt Nam và
được dùng làm nguyên liệu cho một số bài thuốc hoặc thức uống giải khát.
Dưa bở là cây có thân mọc bò, phủ lông ngắn, tua cuốn đơn. Lá dưa lớn,
hình tim ở gốc, gần hình tròn hoặc hình thận, có 3 góc hay 3-7 thuỳ thường nhỏ,
tròn, tù, có răng, hai mặt lá có lông mềm, trên mặt dưới cũng có lông, cuống lá
có lông ngắn cứng. Hoa của dưa có màu vàng, hoa đực xếp thành bó, hoa cái
mọc riêng lẻ. Quả đa dạng, hình dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo từng thứ,
phần nhiều có vỏ vàng sọc xanh, nhẵn bóng hoặc có lông tơ mềm, thịt dưa màu
vàng ngà, gồm chất bột mịn, bở, mềm, mùi thơm, ruột quả có nước dịch màu
vàng, vị ngọt mát, màng hạt màu trắng.
Dưa bở là một trong những loại quả vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể,
vừa có tác dụng giải khát, thanh nhiệt và trị được nhiều bệnh. Có thể nói không
chỉ là loại quả giải khát trong mùa nóng, mà tất cả các bộ phận của cây dưa bở
như dây, lá, cuống, hạt… đều có thể dùng làm thuốc. Đặc biệt là bộ phận cuống
dưa, thường dùng để gây nôn, giải độc thức ăn.
1.2. Sản xuất cây bầu bí tại Hòa Bình
Trước năm 1992, chưa có sự ghi nhận nào về sản xuất cây bầu bí một cách
tập trung ở tỉnh Hòa Bình. Kết quả điều tra cho thấy, những hộ gia đình trồng cây
bầu bí đầu tiên của tỉnh vào năm 1992-1993 tại huyện Lạc Thủy. Nhưng đó lại là
những hộ làm thuê trên chính mảnh ruộng của mình, những người từ tỉnh Hải

Dương lên Hòa Bình thuê ruộng để trồng dưa và thuê luôn chủ ruộng làm nhân
công. Những ruộng dưa đầu tiên đã được hình thành như vậy. Sau một vài năm,
nhờ kinh nghiệm tích lũy được, người dân Lạc Thủy đã tự mua hạt giống và tổ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

chức sản xuất . Diện tích trồng cây bầu bí từ 1 vài xã ban đầu đã nhanh chóng lan
rộng toàn huyện và sang các huyện khác, Nguyễn Hồng Yến (2009).
Cây họ bầu bí trồng tập trung, phổ biến tại tỉnh Hoà Bình từ năm 1994,
với diện tích canh tác trong vụ đông xuân từ 1.000-2.000 ha, là một trong những
tỉnh có diện tích cây bầu bí lớn của miền Bắc. Trong những năm qua, nhờ cây
bầu bí, cuộc sống của nhiều hộ nông dân đã được cải thiện đáng kể, nhiều xã đã
xác định đây là cây hàng hoá mũi nhọn trong cơ cấu cây trồng hàng năm,
Nguyễn Hồng Yến (2009). Đã có 55 ha được cấp chứng nhận vùng đủ điều kiện
An toàn thực phẩm, Sở Nông nghiệp-PTNT (2012-2014).
Từ năm 2009 trở về trước toàn bộ diện tích cây họ bầu bí của tỉnh hàng
năm chỉ được trồng duy nhất 01 vụ/năm là vụ đông xuân (từ tháng 1 đến tháng 5
hàng năm). Điều này khác với hầu hết các tỉnh thành trồng dưa khác của nước ta.
Qua điều tra cho thấy cũng có nhiều hộ gia đình muốn phát triển cây bầu bí trong
các mùa vụ khác như vụ hè thu (tháng 5- tháng 8) hay vụ thu đông (tháng 8-11)
nhưng lo lắng nhất của họ là thị trường tiêu thụ, vì nếu chỉ trồng nhỏ lẻ sẽ gặp
khó khăn trong canh tác, bảo vệ và tiêu thụ sản phẩm, Nguyễn Hồng Yến (2009).
Từ năm 2010 trở lại đây do có kỹ thuật cũng như thị trường tiêu thụ nên cây họ
bầu bí được trồng nhiều vụ trong năm (Bảng 1.1).
Phần lớn diện tích trồng cây bầu bí năm sau tăng hay giảm phụ thuộc rất
lớn vào giá thành, hiệu quả sản xuất vụ trước, năm trước của nông dân.
Trong những năm qua nhờ canh tác các cây trong họ bầu bí (Dưa hấu, dưa
chuột, bí xanh), cuộc sống của nhiều hộ dân được cải thiện đáng kể, nhiều địa
phương đã xác định đây là cây mũi nhọn trong cơ cấu cây trồng hàng năm, hướng
tới phát triển theo hướng hàng hóa. Cũng vì lẽ đó đã bộc lộ những thuận lợi và khó

khăn đối với sản xuất cây bầu bí ở tỉnh Hòa Bình, Nguyễn Hồng Yến (2009).
1.2.1. Thuận lợi
- Giao thông tương đối tiện lợi (đường Hồ Chí Minh, đường Quốc lộ 6,
đường 12B), gần các thị trường tiêu thụ lớn (như Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Nam Định, vv).
- Nông dân có ý thức đầu tư thâm canh.
- Các dịch vụ đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) ngày càng
đa dạng, thuận lợi, trên địa bàn 11 huyện, thành phố có gần 200 cửa hàng kinh
doanh vật tư nông nghiệp.
- Quỹ đất cho sản xuất cây màu nói chung, cây bầu bí nói riêng trong vụ xuân
tương đối lớn (diện tích đất cho cây trồng cạn vụ xuân trên 63 ngàn ha, trong đó có
khoảng 12 ngàn ha thích hợp để trồng cây họ bầu bí), Nguyễn Hồng Yến (2009).
1.2.2. Khó khăn
- Những kiến thức về canh tác và phòng trừ sâu bệnh của nông dân hầu
như do họ tự tìm hiểu, học hỏi từ nông dân khác. Sự hỗ trợ về chuyên môn kỹ
thuật của các cơ quan nhà nước còn rất hạn chế.
- Chưa có đánh giá cụ thể nào ở cấp tỉnh về canh tác cây họ bầu bí, thiếu
sự quy hoạch, diện tích gieo trồng hàng năm biến động lớn phụ thuộc vào kết
quả gieo trồng của năm trước. Hiện tượng “được mùa, mất giá” thường xuyên
xảy ra với những năm có diện tích gieo trồng lớn.
- Nhiều biện pháp canh tác có hiệu quả tốt chưa được nông dân biết đến
và áp dụng rộng rãi (như việc xử lý hạt giống, xử lý đất, sử dụng màng phủ nông
nghiệp, bấm ngọn, tỉa dây vv).
- Do nhiều sâu bệnh, chưa biết xây dựng công thức luân canh hợp lý nên
thường nông dân chỉ canh tác 1 vụ dưa, vụ sau phải đổi đi thuê đất khác làm tăng
đáng kể chi phí sản xuất.
- Nguồn tài liệu đề cập đến kỹ thuật canh tác và phòng trừ dịch bệnh

(đặc biệt bệnh virus gây hại) trên cây bầu bí rất hạn chế so với các cây trồng khác,
gây nhiều khó khăn cho công tác chỉ đạo sản xuất, Nguyễn Hồng Yến (2009).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng họ bầu bí tại tỉnh Hòa Bình năm 2010-2014

TT


Cây trồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(Tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(Tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng

(Tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(Tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(Tấn)
1
Dưa hấu (Citrullus lanatus) 1.231

21.885

695

12.721

338

5.992

557

9.385


257

4.580

2
Dưa chuột (Cucumis sativas) 352

5.534

506

7.083

447

6.959

530

7.486

489

6.896

3
Bí xanh (Benincasa hispida)





1.032

19.026

1.328

27.195

1.495

27.195

4
Bí đỏ (Cucurbita pepo L)






579

10.021

609

10.728

5

Bầu (Lagenaria sicerraria)






89

1.331

117

1.832

6
Mướp (Luffa aegupliaca)






145

2.090

159

2.268


7
Su su (Sechium edule)






90

1.190

106

1.412

8
Lặc lày (Luffa sp.)






130

3.393




9
Dưa bở (Cucumis melo)






178

3.275

201

3.334

10
Bầu bí khác


1.162

20.549








Nguồn Cục thống kê tỉnh Hòa Bình 2010-2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

1.3. Một số bệnh virus trên cây họ bầu bí
Ở Việt Nam, cây bầu bí bị rất nhiều loại virus tấn công với nhiều triệu
chứng khác nhau do vậy khó có thể phân biệt được virus gây bệnh nếu chỉ dựa vào
triệu chứng. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Triệu Mân (1995) có nhiều loài
virus cùng gây hại trên bầu bí, trong đó điển hình là những loài sau (bảng 1.2).
Bảng 1.2. Kết quả thí nghiệm ELISA xác định virus hại cây họ bầu bí
Cây trồng
Kết quả ELISA test
PRSV WMMV2 CMV SqMV ZyMV
Bí ngô (bí đỏ) 1,516 0,803 1,654 0,774 0,705
Bí đao (bí xanh) 0,004 0,507 0,953 0,702 0,522
Cây mướp ta 0,002 0,471 0,978 0,075 0,067
Cây dưa chuột 0,552 0,967 1,757 0,001 0,009
Cây dưa lê 0,004 0,531 0,658 0,483 0,002
Cây dưa hấu 1,888 1,157 0,037 0,001 0,026
Cây dưa gang 0,004 0,003 0,757 0,007 0,024

Virus là một trong nhiều nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng
đến cây họ bầu bí ở New York. Các bệnh này gây thiệt hại thông qua giảm
sinh trưởng , năng suất và gây hiện tượng biến dạng , vết lốm đốm trái cây,
làm cho sản phẩm khó tiêu thụ. Một phức hệ của virus có thể lây nhiễm sang
cây họ bầu bí (một nhóm thực vật bao gồm dưa chuột, dưa, bí, bí ngô và dưa
hấu). Các virus quan trọng nhất là khảm dưa chuột (CMV), bí khảm (SqMV),
Khảm dưa hấu 1 (WMV-1), khảm dưa hấu 2 (WMV-2), và khảm vàng
(ZYMV). Ngoại trừ SqMV, được truyền qua hạt giống trong dưa và lây truyền

qua bọ cánh cứng, phần lớn các virus khác được truyền đi bởi một số loài rệp
một cách không bền vững.
1.3.1. CMV (Cucumber mosaic virus)
Cucumber mosaic virus
là một virus phân bố rộng rãi trên thế giới gây hại
hầu hết những cây trồng họ bầu bí nhưng hiếm khi gây hại trên dưa hấu làm giảm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

năng suất và chất lượng nông sản. Bệnh còn gây hại trên nhiều họ khác như họ Cà,
họ Đậu, cây dược liệu, cây ăn quả và nhiều loại hoa và cây cảnh.
Virus thuộc nhóm
Cucumovirus
, là loại virus hình cầu, đường kính 28nm,
có cấu trúc phân tử là ARN, trọng lượng phân tử là 5.0 – 6.7x106. Virus không
bền vững trong dịch cây bệnh sau một vài ngày ở nhiệt độ phòng, virus chống
chịu được nhiệt độ 70
o
C trong 10 phút. Virus truyền qua tiếp xúc cơ học và dễ
dàng lan truyền bởi hàng loạt các loại rệp muội theo kiểu không bền vững, có
khoảng 60 loài rệp truyền virus CMV. Một số loài rệp chính là rệp bông
Aphis
gossypii
, rệp đào
Myzus persicae Soulz
, rệp ngô
Rhopalosiphum maydis
thuộc họ
Aphididae
. Trong số đó rệp bông là vecto quan trọng nhất. Virus có thể truyền qua

hạt của một số loài cỏ và tơ hồng
Cuscuta sp
. Virus có phạm vi ký chủ rộng, gây
hại trên 800 loài thuộc 85 họ thực vật. Sự biểu hiện các triệu chứng phụ thuộc vào
các chủng virus và cây ký chủ (hình 1.1). CMV có rất nhiều chủng đã được xác
định qua ký chủ, triệu chứng, qua mối quan hệ huyết thanh và kỹ thuật lai AND,
bao gồm các chủng Y, M, S, Q: Zitter and Murphy (2009).

Hình 1.1: Triệu chứng bệnh (CMV) trên lá và quả
Zitter and Murphy (2009)
1.3.2. PRSV (Papaya ring spot virus)
Papaya ringspot virus
(PRSV) thuộc nhóm potyvirus gây bệnh cho đu đủ
và các loài họ bầu bí. Potyvirus gây thiệt hại lớn về kinh tế cho cây trồng. Rệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

muội truyền PRSV bằng chích hút cây bị bệnh và sau đó lây sang cây khỏe.
Virus không truyền qua hạt của cây bệnh. Có nhiều loài PRSV cùng họ nhưng
khác nhau về chuỗi gen và tính độc.
Vi rút gây bệnh đốm vòng đu đủ được chia thành hai loại, PRSV-p và
PRSV-w. PRVS-p lây nhiễm cả đu đủ và cây họ bầu bí trong khi PRSV-w chỉ
nhiễm trên bầu bí nhưng không nhiễm trên đu đủ. Trong thực tế, nguyên nhân
PRSV-w thiệt hại lớn cho cây họ bầu bí (trước đây được gọi là virus khảm dưa hấu
I) ảnh hưởng tới các loài cây trồng nông nghiệp quan trọng của họ bầu bí và lợi ích
kinh tế bởi sức phá hoại của chúng, Gonsalves et al (2010).
Cây bị bệnh PRSV có triệu chứng đốm hình nhẫn trên quả, khảm vàng và đổi
màu lá, có đường sọc trên cuống lá và thân cây, làm biến dạng lá non. Cây phát triển
kém và còi cọc, không đậu quả hoặc quả năng suất thấp và chất lượng kém. Cây bị
nhiễm bệnh ở giai đoạn cây con không cho trái, nhưng hiếm khi chết vì căn bệnh

này. Tuy nhiên, một số phân lập ở Đài Loan gây héo và đôi khi làm chết cây con.
PRSV-w trước đây được xem là
Watermelon mosaic virus
(WMV-1)
nhưng Hội nghị quốc tế về phân loại virus thực vật (1995) lại coi WMV-1 là một
type của PRSV tức là PRSV-w.
Tuy nhiên từ những kết quả nghiên cứu mới nhất dựa trên phân tích cấu trúc
bộ gen virus vẫn cho rằng PRSV-p và PRSV-w là 2 virus riêng biệt; ngoài ra việc
phân tích các gen tạo vỏ protein của các isolate PRSV từ Úc, Thái Lan, Mỹ cũng
cho thấy ở mỗi nước các isolate của PRSV-p là độc lập với các isolate của PRSV-w
tại nước đó, Brunt et al (1996); Dale et al (1997).
Papaya ringspot virus
type w (PRSV-w) làm cho cây trồng còi cọc, phiến
lá nhỏ và không đều, lá khảm chỗ tối chỗ xanh chỗ phồng lên. Quả biến dạng,
nổi u và mất màu (hình 1.2).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14


Hình 1.2: Triệu chứng bệnh (PRSV) trên bí ngô (ảnh trái)
và bí xanh (ảnh phải)
(ngu

n Gonsalves et al., 2010)

PRSV-w là một potyvirus, với sợi dài 760-800 x 12 nm và có lõi là RNA.
Phổ ký chủ của PRSV-w là họ bầu bí. PRSV-p có huyết thanh giống hệt PRSV-
w nhưng có khả năng làm độc bầu bí. PRSV-p có ảnh hưởng kinh tế ít hơn tới
sản xuất bầu bí. PRSV-w có vector truyền bệnh là các loài rệp muội, Gonsalves
et al (2010).

1.3.3. ZYMV (Zucchini yellow mosaic virus)
Zucchini yellow mosaic virus
(ZYMV) là một virus hại bầu bí quan trọng
trên thế giới gây mất mùa màng. Bệnh phát hiện đầu tiên tại miền Bắc Italy và
miền Nam nước Pháp những năm cuối 1970s tới 1980s. Virus ZYMV lần đầu
tiên được xác định ở châu Âu vào năm 1981, đã được báo cáo từ hầu hết các
bang miền Nam và Tây Nam, được tìm thấy ở bang New York vào năm 1983 và
tìm thấy ở Anh năm 1987, Provvidentis et al (1984); Provvidenti (1986; 1993).
Dưa lê, dưa hấu, bí bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi virus ZYMV. Triệu
chứng trên lá bao gồm lá bị phồng lên và khảm xanh thẫm, lá biến dạng, có khía,
răng cưa, chết hoại và các triệu chứng khác. Cây phát triển còi cọc, lóng ngắn.
Quả biến dạng, nổi u, phồng và nứt (hình 1.3).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15


Hình 1.3: Triệu chứng bệnh (ZYMV) trên lá và trên quả dưa chuột
(Ngu

n: Provvidenti 1986)
ZYMV thuộc nhóm potyvirus với sợi dài 750 x 11 nm và axit nucleic
dạng sợi đơn RNA. Bao gồm một số chủng khác nhau. ZYMV được truyền bởi
rệp muội, hạt có vỏ mỏng và qua vết cắt trong quá trình thu hoạch, Provvidenti
(1986; 1993).
ZYMV có thể được truyền cả chiều ngang và chiều dọc của rệp vừng bằng
hạt, mặc dù phương pháp chủ yếu là do rệp một cách không liên tục. Một số
lượng lớn các loài rệp (26 loài) đã được chứng minh là có khả năng truyền virus,
mặc dù hai loài,
Myzus persicae


Aphis gossypii
, có hiệu quả truyền được báo
cáo cao nhất (tương ứng 41% và 35%), Provvidenti (1986; 1993).
Phòng trừ bệnh bằng biện pháp sử dụng chất tạo SAR như Salicylic acid.
Sử dụng hạt giống đã được kiểm tra là sạch bệnh, Provvidenti (1986; 1993).
1.3.4. SLCCNV (Squash leaf curl china virus)
Virus
Squash leaf curl china virus
được tìm thấy trên bí xanh (bí đao) đã trở
thành một vấn đề nghiêm trọng ở Bang Tamil Nadu, đó là một trong những khu vực
trồng chủ yếu cây bí xanh (bí đao) tại Ấn Độ. Tỷ lệ mắc bệnh nghiêm trong được tìm
thấy tại Perambaluk, bang Tamil Nadu lên đến 100%, mất mùa được ghi nhận trong
khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013. Cây bị nhiễm virus lá
thể hiện các triệu chứng đặc trưng sau: Quăn keo, nhăn nheo, có vết gấp, màu vàng,
nhỏ không phát triển, Mohammed et al (2013).

×