Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

điều tra tình hình nghiên cứu và sản xuất cà phê chè (coffea arabica l ) tại tỉnh sơn la và quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.88 MB, 98 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
= = = = =

= = = = =


VASCO PINTO DE CARVALHO



ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ CHÈ (Coffea arabica L.)
TẠI TỈNH SƠN LA VÀ QUẢNG TRỊ




LUẬN VĂN THẠC SĨ








HÀ NỘI, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
= = = = =

= = = = =


VASCO PINTO DE CARVALHO



ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ CHÈ (Coffea arabica L.)
TẠI TỈNH SƠN LA VÀ QUẢNG TRỊ




CHUYEN NGANH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐÌNH VINH




HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Vasco Pinto De Carvalho











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt
của các cấp lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới TS. Nguyễn

Đình Vinhngười Thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, Ban chủ
nhiệm khoa Nông học, Ban Đào tạo, các Thầy Cô giáo trong bộ môn Cây công
nghiệp, cây làm thuốc- khoa Nông học thuộc Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, các
cán bộ của Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông Lâm nghiêp Tây Bắc, cán bộ
phòng NN&PTNT hai huyện Mai Sơn – Sơn La và Hướng Hoá – Quảng Trị, các hộ
gia đình trồng cà phê tại hai huyện, đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi về kiến thức
và cung cấp các thông tin trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, các đồng nghiệp và bạn
bè đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn


Vasco Pinto De Carvalho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng vi

Danh mục hình viii


Danh mục các chữ viết tắt ix

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1.

Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật học của cây cà phê 4

1.2.

Yêu cầu sinh thái của cây cà phê 6

1.2.1.

Yêu cầu về khí hậu 6

1.2.2.

Địa hình 9

1.2.3.

Yêu cầu về đất đai 9

1.3.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê trên thế giới và Việt Nam 10


1.3.1.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê trên thế giới 10

1.3.2.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê tại Việt Nam 12

1.4.

Tình hình nghiên cứu cây cà phê trên thế giới và ở Việt Nam 13

1.4.1.

Tình hình nghiên cứu cây cà phê trên thế giới 13

1.4.2.

Tình hình nghiên cứu cây cà phê tại Việt Nam 17

1.5.

Những thuận lợi khó khăn trong sản xuất cà phê tại Việt Nam 22

1.5.1

Thế mạnh 22

1.5.2.


Cơ hội 23

1.5.3.

Khó khăn 24

1.5.4.

Thách thức 24

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1.

Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 26

2.1.1.

Đối tượng điều tra 26

2.1.2.

Địa điểm điều tra: 26

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

2.1.3.

Thời gian điều tra 26


2.2.

Nội dung nghiên cứu 26

2.3.

Phương pháp nghiên cứu 26

2.3.1.

Phương pháp điều tra 26

2.3.2.

Các chỉ tiêu điều tra 27

2.4.

Phương pháp xử lý số liệu 27

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28

3.1.

Điều kiện khí hậu đất đai của hai huyện Mai Sơn – Sơn La, Hướng
Hoá – Quảng Trị 28

3.1.1.

Vị trí địa lý và phân vùng trồng cà phê chè của hai tỉnh Sơn La,

Quảng Trị 28

3.1.2.

Điều kiện nhiệt độ không khí tại hai huyện Mai Sơn – Sơn La,
Hướng Hoá – Quảng Trị 33

3.1.3.

Điều kiện lượng mưa và độ ẩm không khí tại hai huyện Mai Sơn
– Sơn La, Hướng Hoá – Quảng Trị 34

3.1.4.

Điều kiện ánh sáng tại hai huyện Mai Sơn – Sơn La, Hướng
Hoá – Quảng Trị. 36

3.1.5.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan tại hai huyện Mai Sơn – Sơn
La, Hướng Hoá – Quảng Trị 37

3.1.6. Điều kiện đất đai của hai huyện Mai Sơn – Sơn La, Hướng Hoá
– Quảng Trị 38

3.2.

Tình hình sản xuất cà phê chè tại hai huyện Mai Sơn – Sơn La,
Hướng Hoá – Quảng Trị 39


3.3. Tình hình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất cà phê
chè tại hai huyện Mai Sơn – Sơn La và Hướng Hoá, Quảng Trị 44

3.3.1. Các kết quả nghiên cứu khoa học 44

3.3.2.

Các kết quả chuyển giao khoa học kỹ thuật của Trung tâm nghiên
cứu và phát triển Nông Lâm nghiệp Tây Bắc cho nông dân 54

3.4.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê chè tại hai huyện Mai
Sơn – Sơn La, Hướng Hoá – Quảng Trị 56

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v

3.4.1.

Điều tra kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê chè của nông dân tại
hai huyện Mai Sơn – Sơn la và Hướng Hoá - Quảng Trị 56

3.4.2.

Những điểm bổ sung cho quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc
cây cà phê chè tại Mai Sơn và Hướng Hoá 64

3.5. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng và thách thức của
sản xuất cà phê chè tại hai huyện Mai Sơn và Hướng Hoá 66


3.5.1.

Điểm mạnh 66

3.5.2.

Điểm yếu 66

3.5.3.

Tiềm năng 67

3.5.4.

Thách thức 67

3.5.5.

Các giải pháp kỹ thuật góp phần phát triển sản xuất cà phê tại hai
huyện 68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70

Kết luận 70

Kiến nghị 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang

Bảng 1.1. Phân loại mức độ thích hợp của đất trồng cà phê 9

Bảng 1.2. Sản lượng cà phê của 5 quốc sản xuất cà phêlớn nhất thế giới
2012/2013 11

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê nhân của Việt Nam
niên vụ 2013/2014 13

Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình 5 năm (2009-2013) của haihuyện Mai Sơn
và Hướng Hoá (
o
C) 34

Bảng 3.2. Lượng mưa và độ ẩm không khí trung bình 5 năm (2009-2013)
của hai huyện Mai Sơn – Sơn La, Hướng Hoá – Quảng Trị 35

Bảng 3.3. Điều kiện số giờ chiếu sáng và số ngày nắng trung bình 5năm
(2009-2013) của hai huyện Mai Sơn – Sơn La, Hướng Hoá –
Quảng Trị 36


Bảng 3.4. Tổng hợp các hiện tượng thời tiết cực đoan của hai huyệnMai
Sơn – Sơn La và Hướng Hoá – Quảng Trị 37

Bảng 3.5. Điều kiện đất đai và diện tích đất trồng cà phê tại hai huyện Mai
Sơn – Sơn La, Hướng Hoá – Quảng Trị (ha) 38

Bảng 3.6. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê chè của huyện Mai Sơn – Sơn
La 40

Bảng 3.7. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê chè của huyệnHướng
Hoá – Quảng Trị 42

Bảng 3.8. Diện tích, năng suất và sản lượng quả cà phê chè tại một số xã
của huyện Hướng Hoá- Quảng Trị 43

Bảng 3.9. Các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê
chè của TTNCPTNLN Tây Bắc 44

Bảng 3.10. Các kết quả nghiên cứu về sâu bệnh hại cây cà phê chè của
TTNCPTNLN Tây Bắc 50

Bảng 3.11. Các tiến bộ kỹ thuật đã được chuyển giao cho sản xuất tại hai
tỉnh Sơn La và Quảng Trị 54

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii

Bảng 3.12. Diện tích, sản lương, năng suất và thu nhập của các hộ trồng cà
phê tại hai huyện, năm 2013 56


Bảng 3.13. Giống và kỹ thuật nhân giống cà phê tại hai huyện(theo % số hộ
điều tra) 58

Bảng 3.14. Các thông tin về kĩ thuật trồng mới cà phê tại hai huyện 59

Bảng 3.15. Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê chè tại hai huyện 60

Bảng 3.16. Tình hình sâu bệnh hại cây cà phê chè tại hai huyện 61

Bảng 3.17. Thông tin về kỹ thuật tạo hình, tỉa cành cho cà phê chè tại hai
huyện 62

Bảng 3.18. Thông tin về kỹ thuật thu hái, sơ chế và tiêu thụ quả cà phê
chètại hai huyện 63








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính tỉnh Sơn La 28

Hình 3.2. Sơ đồ hành chính huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La 30


Hình 3.3. Sơ đồ hành chính tỉnh Quảng Trị 31

Hình 3.4. Sơ đồ hành chính huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 33

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ABIC Hiệp hội cà phê Braxin
CHDCND Cộng hòa dân chủ Nhân dân
ICM Intergrated crop managemnent (Quản lý cây trồng
tổng hợp)
ICO Hiệp hội cà phê Thế giới
IPM Quản lý dịch hại tổng hợp
KHKT NLN Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp
KTCB Kiến thiết cơ bản
LFA Phương pháp phân tích theo khung logic
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
SWOT Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng và thách
thức
TTNCPTNLNTB Trung Tâm nghiên cứu phát triển Nông Lâm nghiêp
Tây Bắc
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia lớn thứ hai về sản xuất và xuất khẩu cà phê
của thế giới, chỉ sau Brasil và đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê vối

(C. RobustaL.). Theo số liệu của ICO niên vụ 2013/2014 sản xuất cà phê của Việt
Nam đạt sản lượng 27,50 triệu bao (tương ứng 1,65 triệu tấn cà phê nhân). Các sản
phẩm cà phê của Việt Nam được xuất khẩu đến 75 nước trên thế giới, trong đó Đức
và Hoa Kỳ là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất với thị phần lần lượt là
13,9% và 10,2%. Trong niên vụ 2013/2014 tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của
Việt Nam đạt 1,66 triệu tấn với kim ngạch 3,4 tỷ USD, tăng 17,20 % về khối lượng
và 12,54% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước. Đây là năm thứ 3 liên
tiếp, xuất khẩu các sản phẩm cà phê của Việt Nam đạt kim ngạch trên 3 tỷ
USD/năm. Về khối lượng và kim ngạch, xuất khẩu sản phẩm cà phê chỉ đứng sau
sản phẩm lúa gạo, lớn hơn các sản phẩm cao su, hồ tiêu và điều (Hiệp hội cà phê ca
cao Việt Nam, 2015).
Tại Việt Nam, cây cà phê được trồng chủ yếu tại các tỉnh ở vùng Tây
Nguyên và Tây Bắc. Thu nhập từ cà phê là nguồn sinh kế chính của hơn 300.000 hộ
gia đình và khoảng 800.000 lao động, đa số là người dân tộc ít người và các hộ
nghèo (Ngân hàng thế giới WB, 2005).
Hiện nay, tại Việt Nam chủ yếu là trồng giống cà phê vối (C. Robusta L), tại
nhiều tỉnh ở vùng Tây Nguyên chiếm trên 90% diện tích và 95% sản lượng. Cây cà
phê chè (Coffea arabica L.) chỉ được trồng tại một số vùng ở các tỉnh Bắc trung Bộ,
Tây Nguyên và Tây Bắc với diện tích khoảng 40.000 ha và sản lượng chiếm khoảng
3% sản lượng cà phê nhân của Việt Nam-45.000 tấn/năm 2014(Hiệp hội cà phê ca
cao Việt Nam, 2015). Hạt cà phê chè có chất lượng cao, được khách hàng rất ưa
chuộng, do vậy có giá bán cao hơn nhiều so với cà phê vối. Theo quy hoạch phát
triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 cả nước sẽ có 50.000
ha cà phê chè (chiếm khoảng 10% diện tích cà phê của cả nước), trong đó tập trung
tại 17 huyện, thị xã của 5 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị, Kon Tum, Lâm Đồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

Năng suất cà phê nhân phấn đấu đạt 2,4 tấn/ha vào năm 2020 và 2,5 tấn vào năm
2030(Bộ NN&PTNT, 2013).
Cà phê chè là cây yêu cầu điều kiện sinh thái khắt khe và thâm canh rất cao,

đòi hỏi người trồng phải có kinh nghiệm sản xuất sâu để cho năng suất cao và ổn
định. Với các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm sản xuất cà phê chè tại Việt Nam
đã có các mô hình đạt được năng suất từ 8-10 tấn cà phê nhân/ha và tuổi thọ vườn
cây có thể đạt từ 12-15 năm. Đây là những bài học kinh nghiệm quý cần được học
tập và nhân rộng.
Với mong muốn tìm hiểu các thông tin về tình hình nghiên cứu và sản xuất
cây cà phê chè (Coffea arabica L.) tại Việt Nam để nâng cao kiến thức cho mình và
có thể góp phần cho sản xuất cà phê tại Ăng-gôla, một nước ở Tây Phi có điều kiện
sinh thái gần tương tựvới các vùng trồng cà phê chè ở Việt Nam, chúng tôi đã lựa
chọn và thực hiện đề tài: "Điều tra tình hình nghiên cứu và sản xuất cà phê chè
(Coffea arabica L.) tại tỉnh Sơn La và Quảng Trị”.
2. Mục đích yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Điều tra được các thông tin về kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng và
thực trạng sản xuất, tiêu thụ, phân tích, đánh giá được các thuận lợi, khó khăn của
sản xuất cà phê chè tại hai tỉnhSơn La, Quảng Trị từ đó đề xuất một số giải pháp kỹ
thuật phù hợp cho sản xuất cà phê chè tại địa phương.
2.2. Yêu cầu
- Điều tra đánh giá được các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất cà phê
chè tại hai tỉnh Sơn la và Quảng Trị.
- Điều tra và đánh giá tình hình nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
trong sản xuất cà phê chè tại hai tỉnh Sơn La và Quảng Trị.
- Điều tra và đánh giá thực trạng sản xuất cây cà phê chè tại hai tỉnh Sơn La
và Quảng Trị. Xác định được các thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của chúng
trong sản xuất cà phê chè tại hai tỉnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

Từ các kết quả điều tra để đề xuất các định hướng nghiên cứu khoa học và
các giải pháp kỹ thuật nhằm góp phần phát triển sản xuất cây cà phê chè tại hai tỉnh
Sơn La và Quảng Trị.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Các kết quả thu được của đề tài là cơ sở khoa học để định hướng cho nghiên
cứu,phát triển cây cà phê chè ở các tỉnh Sơn La và Quảng Trị
Các kết quả thu được có thể sử dụng làm tài liệu cho công tác giảng dạy,
nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về cây cà phê.
- Ý nghĩa thực tiễn
Việc phát hiện các vấn đề về kỹ thuật để đề xuất cho sản xuất sẽ góp phần
phát triển sản xuất cây cà phê chè có hiệu quả cao và bền vững tại hai tỉnh và là
những bài học kinh nghiệm cho học viên khi tiếp thu kiến thức và áp dụng vào thực
tế tại Ăng-gôla.
4. Phạm vi điều tra, nghiên cứu
Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu và điều tra các thông tin, số liệu,
tài liệu về điều kiện khí hậu, đất đai, tình hình nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất
cà phê chè tại hai huyện Mai Sơn – Sơn la và Hướng Hoá, Quảng Trị. Thời gian
điều tra từ tháng 09/2014 đến tháng 05/2015.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Cà phê chè (Coffea arabica L. )là loài được trồng phổ biến trên thế giới, các
giống cà phê chè có khả năng cho năng suất cao và chất lượng tốt được người tiêu
dùng ưa chuộng. Cây cà phê chè là loài cây có các yêu cầu về sinh thái khác biệt với
các loài cà phê khác, cây chỉ sinh trưởng phát triển thuận lợi và cho năng suất chất
lượng cao tại một số tiểu vùng khí hậu phù hợp và đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao.
Sơn La và Quảng Trị là hai tỉnh có điều kiện khí hậu đất đai của một số tiểu
vùng sinh thái thích hợp cho cây cà phê chè phát triển. Cho đến nay diện tích cà phê
ở hai tỉnhnày chiếm trên 35% diện tích cà phê chè của cả nước. Người dân tại các
vùng trồng cà phê có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cà phê chè, sản phẩm cà

phê chè của hai tỉnh có chất lượng cao đươc người tiêu dùng ưa chuộng. Tại Sơn La
đã có trung tâm nghiên cứu chuyên về cây cà phê chè, có nhiều tiến bộ kỹ thuật
trong trồng và chăm sóc cà phê chè đã được chuyển giao cho sản xuất.
Vì vậy việc điều tra tình hình nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật,
đánh giá các biện pháp canh tác hiện tại sẽ là cơ sở cho việc đề xuất hướng nghiên
cứu và các biện pháp kỹ thuật để phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng cà phê
chè tại hai tỉnh.
1.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật học của cây cà phê
Các giống cà phê hiện trồng thuộc loài cà phê (Coffea Liné), họ cà phê
(Rubiaceae), bộ cà phê (Rubiales), chi Coffea, trong chi này có tới hơn 70 loài khác
nhau.
Theo Hoàng Thanh Tiệm (1999), Phan Quốc Sủng (2007) đối với các nhà
trồng trọt và buôn bán khi nói đến cà phê, người ta chỉ quan tâm đến ba loài chính
đó là:
- Cà phê chè (Coffea arabica. Liné)
- Cà phê vối (Coffea canephora. Pierre)
- Cà phê mít (Coffea liberica. Bull)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5

a, Cà phê chè(Coffea arabica. Liné) có nguồn gốc từ cao nguyên Jimma
thuộc nước cộng hoà Ethiopia và Boma thuộc Sudan,ở độ cao 1.300 - 1.800 m so
với mặt nước biển và nằm giữa 7 và 9 độ vĩ Bắc. Đa số các nước trồng cà phê lớn
trên thế giới đều trồng các giống cà phê chè. Theo Bùi Văn Sỹ và cs (2000) hiện
nay các giống cà phê chè được trồng chủ yếu trong sản xuất là: giống Typica
(Coffea arabica L.var. Typica); giống Bourbon (Coffea arabica L.var. Bourbon);
giống Caturra (Coffea arabica L.var. Caturra); giống Catuai (Coffea arabica L.var.
Catuai); giống Catimor (Coffea arabica L.var. Catimor).
Cây cà phê chè ưa khí hậu mát mẻ, ánh sáng nhẹ, tán xạ. Cây thuộc dạng
thân bụi, cao từ 3 - 4 m. Lá có màu xanh sáng, mọc đối nhau, dạng hình bầu thuôn
dài, cuống ngắn và mép hơi gợn sóng.

Hoa cà phê chè thuộc loại tự thụ phấn, nở tập trung vào tháng 3 - 4, có 5 - 6
đợt hoa , hoa sẽ tập trung nở khi có mưa sau đợt khô hạn.
Quả hình trứng, khi chín màu đỏ, đường kính từ 10 - 18 mm. Theo Nguyễn
Sỹ Nghị (1982),quá trình phát triển quả hạt bắt đầu từ giữa giai đoạn ra hoa và kéo
dài khoảng 7,5 tháng.
Về chất lượng,cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối (Coffea
canephoraP.) vì có hương vị thơm ngon và có hàm lượng caffein thấp hơn.
Brazil và Colombia là hai nước sản xuất và xuất khẩu chính loại cà phê này,
chất lượng cà phê của họ cũng được đánh giá cao nhất.
Tại Việt Nam, trước đây cà phê chè được trồng ở nhiều nơi, nhất là từ vĩ
tuyến 19
o
vĩ độ bắc trở lên. Tuy nhiên do các tiểu vùng sinh thái bị giới hạn cùng
vớisâu bệnh, sương muối phá hoại nên câycà phê chè chỉ được phát triển tại một số
tiểu vùng ở các tỉnh Lâm Đồng, Kon Tum, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Sơn La và
Điện Biên (Bùi Văn Sĩ và CS, 2000).
b, Cà phê vối(Coffea canephora Pierre) có nguồn gốc ở các nước tại vùng
Trung Phi thuộc vùng châu thổ Congo khoảng giữa 10
o
vĩ Bắc và 10
o
vĩ Nam. Hai
giống cà phê vối được trồng nhiều trên thế giới là giống robusta (C. canephora var.
robusta) và giống kouilou (C. canephora var. kouilou).Giống cà phê vối được trồng
chủ yếu ở Việt Nam và các nước ở vùng Đông Nam Á là giống Robusta (Coffea
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6

canephora var. Robusta).Cà phê vối trồng tại các tỉnh ở vùng Tâynguyên của Việt
Nam cho chất lượng khá, được các nhà rang xay trên thế giới ưa thích và thường
dùng để đấu trộn với các loại cà phê khác nhằm tăng chất lượng nước uống, do hàm

lượng cafein trong hạt cà phê Robusta của Việt Nam khá cao ( > 2-2,5%).
c, Cà phê mít và cà phê dâu ta(Coffea liberica Bull)được phát hiện đầu tiên
năm 1902 ở xứ Ubangui-Chari có hai dạng phổ biến đó là: cà phê mít (Coffea
liberica var Exelsa) có nguồn gốc từ Trung Phi, cà phê mít dâu da có nguồn gốc từ
vùng Tây Phi phân bố ở từ 5 – 7
0
vĩ bắc thuộc các nước Guinea, Liberica và Côté
d’Ivoire. Phẩm chất cà phê mít, cà phê mít dâu da rất thấp, hàm lượng cafein thấp,vị
chua, hương vị kém hấp dẫn. Tại Việt Nam cà phê mít chỉ còn được trồng với diện
tích nhỏ tai các tỉnh Lâm Đồng, Kon Tum và Quảng Trị.
1.2. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê
Theo Theo Raju T và Govindarajan T.S. (1993), Wilson K.C (1985),
Wrigley G. (1988) thì 2 yếu tố khí hậu và đất đai rất quan trọng đối với đời sống
của cây cà phê. Theo Bùi Văn Sỹ và cs (2000) cà phê chè đòi hỏi điều kiện sinh thái
khí hậu và đất đai tương đối khắt khe. Trong đó yếu tố khí hậu đóng vai trò quan
trọng mang tính quyết định.
1.2.1. Yêu cầu về khí hậu
Yếu tố khí hậu được xem là cơ sở đầu tiên cho việc xác định vùng trồng cà phê.
a. Nhiệt độ
Trong các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ là yếu tố mẫn cảm nhất đối với sinh
trưởng và phát triển của cây cà phê. Cà phê chè thích hợp với nhiệt độ ôn hoà. Song
trong thực tế sản xuất chúng có khả năng sống được trong điều kiện nhiệt độ 5 -
38
o
C. Khả năng chống chịu với nhiệt độ khắc nghiệt tuỳ theo loài và được sắp xếp
theo thứ tự: cà phê mít > cà phê chè > cà phê vối.
Đối với loài cà phê chè chúng có thể sinh trưởng, phát triển trong giới hạn
nhiệt độ từ 5 - 30
o
C, thích hợp nhất là 15 - 24

o
C, nhiệt độ trên 25
o
C quá trình quang
hợp giảm, trên 30
o
C cây ngừng quang hợp và lá sẽ bị tổn thương nếu nhiệt độ này
kéo dài. Nhiệt độ xuống dưới 5
o
C cây bắt đầu ngừng sinh trưởng và nhiệt độ xuống
tới 1
o
C trong một vài đêm cũng chưa gây ra những thiệt hại đáng kể.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

Theo Bùi Văn Sỹ (2000), cà phê chè ưa thích nhiệt độ mát mẻ, chịu rét tốt
nhưng không chịu được sương muối. Trong giai đoạn ra hoa nếu gặp nhiệt độ cao sẽ
xuất hiện hoa sao, khả năng thụ phấn kém. Giai đoạn quả phát triển mạnh, tích lũy
chất khô, hình thành hạt nếu gặp thời tiết mát mẻ, biên độ ngày đêm càng lớn thì
kích thước nhân và hương vị của nhân cà phê càng cao.
Theo Hoàng Thanh Tiệm (1999), sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng và
giữa ngày đêm có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cà phê, đặc biệt là hương vị.
Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm càng lớn chất lượng hương thơm của cà phê
càng cao.
Đây là nguyên nhân chính để tạo nên cà phê chè chất lượng cao của các vùng
trồng ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lâm Đồng,Sơn La có độ cao so với mực
nước biển 600 - 800m và vị trí 21
o
20


vĩ độ Bắc.
b.Lượng mưa
Theo Wrigley (1988) thì cà phê chè được trồng ở những vùng mát mẻ hơn,
khô hanh nên cần lượng nước vừa phải 1.200 - 1.500 mm. Theo Hoàng Thanh Tiệm
(1999) cây cà phê cần một lượng mưa hàng năm khá cao và phân bố đồng đều trong
các tháng, nhưng phải có một thời gian khô hạn từ 2 - 3 tháng sau khi thu hoạch để
cây phân hoá mầm hoa.
Theo Bùi Văn Sỹvà cs (2000) Thời gian khô hạn là yếu tốrất cần thiết để làm
cho hoocmon trong lá mất đi, thay đổi tỷ lệ C/N trong thân lá từ đó kích thích các
mần ngủ phân hóa thành các chồi hoa.
Các tác giả Nguyễn Sỹ Nghị (1982), Dean (1939), De Castro (1960) cho rằng
sự phân bố lượng mưa giữa các tháng trong năm có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng
cho năng suất hơn so với tổng lượng mưa trong năm, những tháng quả phát triển về
thể tích có lượng mưa cao thì năng suất cao và kích thước hạt lớn hơn.
c.Ẩm độ không khí
Ẩm độ không khí có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của cây cà
phê vì nó liên quan trực tiếp đến quá trình bốc thoát hơi nước của cây. Ẩm độ
không khí thích hợp cho cây cà phê chè phát triển vào khoảng 70%, cà phê vối trên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

80%.Ẩm độ trong thời kỳ nở hoa là yếu tố quyết định đến tỷ lệ hoa nở và thời gian
hoa nở tập trung.
Theo Bùi Văn Sỹ và cs (2000) độ ẩm quá cao cũng sẽ thuận lợi cho sâu bệnh
phát triển, độ ẩm cao liên tục sẽ làm tăng nguy cơ về nấm bệnh hại cây cà phê .
d. Ánh sáng
Cây cà phê chè hoang dại sinh trưởng dưới tán rừng châu Phi nhưng nó cũng
có khả năng phát triển trong điều kiện cường độ chiếu sáng cao. Theo Phan Quốc
Sủng (1996) thì ánh sáng trực xạ sẽ kích thích sự ra hoa của cà phê quá mức và
cho năng suất tối đa dẫn đến vườn cây chóng bị suy thoái.
Theo Bùi Văn Sỹ và cs (2000) ánh sáng mạnh sẽ kích thích quả chín sớm,

do vậy không đủ thời gian tích lũy chất khô, hương thơm nên chất lượng kém.
Theo Đoàn Triệu Nhạn (1999) cho rằng cường độ ánh sáng thích hợp cho
cây cà phê là 23.000 - 27.000 lux. Còn Nguyễn Sỹ Nghị (1982) thì cho rằng
cường độ chiếu sáng thích hợp cho cây cà phê phát triển là bằng 60 % cường độ
ánh sáng trực xạ.
Những kết quả nghiên cứu của Hoàng Thanh Tiệm (1999) cho thấy: cây
cà phê chè thích nghi với điều kiện ánh sáng tán xạ và kém chịu được nắng hơn
so với các loài cà phê khác. Tuy nhiên việc trồng cây che bóng cho cây cà phê
chè phải căn cứ vào điều kiện khí hậu cụ thể của từng vùng, giống cà phê và mật
độ trồng.
e. Gió
Cà phê là cây xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên ưa khí hậu nóng ẩm và tương
đối lặng gió. Tuy nhiên gió nhẹ là điều kiện thuận lợi cho lưu thông không khí,
tăng cường khả năng bốc thoát hơi nước, trao đổi chất của cây và quá trình thụ
phấn.
Theo Bùi Văn Sỹ và cs (2000) thì gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có hại
cho cây cà phê. Vùng Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị ngoài ảnh hưởng của bão
còn bị ảnh hưởng nặng nề của gió Tây Nam (gió Lào) khô và nóng. Vùng Tây
Bắc thường có gió lạnh buốt vào những ngày sương muối gây bất lợi cho cà phê.
Vì vậy việc trồng đai rừng chắn gió ở các vùng trồng nói trên là bắt buộc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

1.2.2. Địa hình
a, Độ cao so với mực nước biển
Các yếu tố khí hậu có liên quan chặt chẽ với độ cao so với mực nước biển.
Độ cao so với mực nước biển càng cao thì yếu tố khí hậu có phần thích hợp cho cà
phê chè sinh trưởng, phát triển càng tốt, năng suất ổn định và chất lượng sản phẩm
cao. Càng lên cao khí hậu càng mát mẻ, lên cao 100 m nhiệt độ giảm xuống 1
o
C.

Những vùng có độ cao so với mực nước biển thấp thường có nhiệt độ cao, không
thuận lợi cho cây cà phê phát dục. Những nơi có độ cao so với mực nước biển trên
800 m ở Tây Nguyên và ở miền núi phía Bắc đều có những yếu tố khí hậu thích hợp
cho cây cà phê chè.
b,Vĩ độ
Đa số diện tích trồng cà phê trên thế giới tập trung quanh đường xích đạo từ
16 vĩ độ bắc đến 10 vĩ độ nam. Trước đây khi điều tra, đánh giá và phân vùng trồng
cà phê ở Việt Nam, các nhà khoa học chỉ ra rằng: chỉ nên phân vùng trồng cà phê
chè từ vĩ độ 19 trở vào phía nam. Sau vĩ độ 19 có thể trồng cà phê chè tại một số
vùng có điều kiện sinh thái đặc biệt tại các tỉnh vùng Tây Bắc. Càng xa đường xích
đạo nhiệt độ xuống thấp không thuận lợi cho cây cà phê vối và có thể gây ra các
hiện tượng thời tiết cực đoan như sương muối, mưa đá gây hại cho cây cà phê
chè,Nguyễn Sỹ Nghị (1982).
1.2.3. Yêu cầu về đất đai
Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Song cây cà phê đòi hỏi
những đặc tính về vật lý khắt khe hơn hóa học. Yêu cầu cơ bản đối với đất trồng cà
phê là đất phải có tầng sâu từ 70 cm trở lên, giàu mùn, tơi xốp thoáng khí, đất có độ
chua nhẹ và giàu chất hữu cơ, có khả năng thoát nước tốt .
Bảng 1.1.Phân loại mức độ thích hợp của đất trồng cà phê
Chỉ tiêu
Cấp đất
Cấp 1 (S1) Cấp 2 (S2) Cấp 3(S3)
Chất hữu cơ (%) >3,5 2,5 - 3,5 <2,5
Đạm tổng số (%) >0,20 0,12 - 0,20 <0,12
Lân d
ễ ti
êu(mg /100
g đ
ất)


>6

4
-

6

<4

Kali dễ tiêu (mg /100 g đất) >15 10 - 15 <10
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu cà phê Ba Vì - Viện NLNMNPB)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10

Độ xốp của đất có ảnh hưởng rất lớn đến tính thấm nước, độ thoáng khí để
cung cấp oxi. Độ xốp càng cao, cà phê càng phát triển tốt. Các loại đất trồng cà phê
phải có độ xốp trên 50% . Theo Hoàng Thanh Tiệm (1999), đất tốt để trồng cà phê
là đất có độ tơi xốp từ 60 - 65 %, dung trọng thấp (0,8 - 1,0), thoát nước nhanh,
thoáng khí, khả năng giữ ẩm tốt. Tại các vườn cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất
cao thường có dung trọng trung bình là 0,88 g/cm
3
, tỷ trọng là 2,54 g/cm
3
và độ tơi
xốp là 64,25 %.
Về độ phì đất, theo Nguyễn Sỹ Nghị (1982) cây cà phê chè là cây công
nghiệp lâu năm, đòi hỏi đất tốt, đất có hàm lượng mùn cao nên khi trồng cà phê cần
bón nhiều phân hữu cơ
Hàm lượng hữu cơ càng cao thì đất càng tơi xốp, thoáng khí, thấm nước và
thoát nước nhanh. Đất trồng cà phê phải có hàm lượng mùn trên 2,5% , mực nước
ngầm cách mặt đất tối thiểu 1m. Tuy nhiên, cà phê có thể trồng trên bất cứ loại đất

nào, người ta đã tìm thấy mối tương quan chặt chẽ giữa năng suất và các chỉ tiêu
hữu cơ đất (mùn %), lân dễ tiêu, lân tổng số, kali dễ tiêu và đạm tổng số trong đất.
Các chỉ tiêu này càng cao thì trồng cà phê càng tốt.
Theo Phan Quốc Sủng (1996) cà phê là cây yêu cầu dinh dưỡng cao do đó
yêu cầu đất phải tốt, giàu chất khoáng đa lượng (N, P, K) và vi lượng, đặc biệt là
các các nguyên tố lưu huỳnh, kẽm, canxi, magiê, bo Tuy nhiên, trên những nền
đất trung bình hoặc nghèo chất khoáng vẫn có thể trồng cà phê và cho năng suất cao
nếu đất được cải tạo, đảm bảo cung cấp đủ phân bón hữu cơ, vô cơ, áp dụng các
biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp như tưới nước, che tủ gốc , ở những nơi đất
dốc vẫn trồng được cà phê nếu làm tốt công trình chống xói mòn. Dù trồng trên loại
đất nào nhưng con người vẫn giữ vai trò chủ đạo, có tính quyết định trong việc duy
trì, bảo vệ nâng cao độ phì nhiêu đất.
1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê trên thế giới
Trên thế giới hiện có 75 nước trồng cà phê trong đó có 50 nước có sản lượng
cà phê xuất khẩu. Theo thống kê của Hiệp hội cà phê thế giới (ICO) niên vụ năm
2013/2014 sản lượng cà phê của thế giới đạt 145,202 triệu bao (60kg/bao), tăng 0,2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

triệu bao so với niên vụ 2012/2013, trong đó có 85,276 triệu bao cà phê chè
(C.Arabica) và 59,926 triệu bao cà phê vối (C.Robusta). Các nước có sản lượng cà
phê lớn trên thế giới là Brasil (49,152 triệu bao); Việt Nam (27,500 triệu bao),
Indonexia (11,667 triệu bao); Colombia (11,00 triệu bao),(ICO, 2015).
Năng suất cà phê thế giới tương đối thấp, trung bình khoảng 879kg/ha. Tuy
nhiên trong vài năm gần đây do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như sử dụng
giống mới, trồng cây với mật độ dầy thì năng suất cà phê một số nước đã tăng lên
đáng kể, điển hình như Việt Nam năng suất cà phê đạt trung bình 2250kg/ha.
Theo ước tính toán của Bộ Nông nghiệp Mỹ các quốc gia sản xuất cà phê lớn
nhất tập trung ở Nam Mỹ và Châu Á. Theo đó Brazil giữ vững ngôi vị số một của
nghành cà phê thế giới, tiếp theo là Việt Nam, Indonexia, Colombia v.v.

Bảng 1.2. Sản lượng cà phê của 5 quốc sản xuất cà phê
lớn nhất thế giới 2012/2013
Thứ tự Tên nước Sản lượng (tấn)
1
2
3
4
5
Brazil
Việt Nam
Indonesia
Colombia
Ấn Độ
3.037.534
1.292.389
657.200
464.640
314.000
Nguồn: FAOSTAT- 2014
Xuất khẩu cà phê niên vụ 2013/2014 của thế giới đạt 111, 290 triệu bao,
giảm 1,5 triệu bao so với niên vụ 2012/2013, trong đó có 69,027 triệu bao cà phê
chè và 42,262 triệu bao cà phê vối. Các nước có khối lượng xuất khẩu cà phê đứng
đầu thế giới là Brasil; Việt Nam; Colombia, Indonexia, Ấn Độ. Trong đó Brasil là
nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê chè (C.arabica). Việt Nam là nước đứng đầu về
xuất khẩu cà phê vối (C.Robusta).
Với giá cà phê nhân trung bình niên vụ năm 2013/2014 dự tính Brasil đạt
được kim ngạch xuất khẩu là 78,36 tỷ USD, Việt Nam 3,0 Tỷ USD và Colombia đạt
2,5 tỷ USD. Giá cà phê nhân xuất khẩu trung bình trên hai sàn London và New
York niên vụ 2013/2014 đạt 367,133 USD/tấn với cà phê chè và 192,479 USD/
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12


tấnvới cà phê vối, chênh lệch giữa giá cà phê chè và cà phê vối là 174,65USD/tấn.
(Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam,2015).
- Tình hình thị trường và dự báo khả năng thị trường ở nước ngoài
Tiêu thụ cà phê thế giới trung bình từ năm 2011 đến năm 2014 tăng trung
bình 4,8% từ 139,135 triệu bao năm 2011 đã đạt đến 145,80 triệu bao vào năm
2014. Sự tăng trưởng này là do nhu cầu của các nước xuất khẩu vào thị trường mới
nổi tăng nhanh. Tiêu thụ nội địa của các thị trường truyền thống năm 2014 đạt 71,4
triệu bao, tăng 1% so với năm trước.
Dự báo thị trường trong những năm tới còn thiếu hụt nguồn cung do hạn hán
tại các nước ở Nam Mỹ và Đông Nam Á làm giảm sản lượng cà phê tại các nước
sản xuất lớn như Brasil, Colom bia và Indonexia dẫn đến giá cà phê sẽ tiếp tục tăng.
1.3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê tại Việt Nam
Cây cà phê chè được đưa vào Việt Nam từ năm 1857 và được trồng thử vào
năm 1888, đến đầu thế kỷ 20 cây cà phê được trồng tập trung tại một số đồn điền ở
Phủ Quỳ, Nghệ An và một số điểm tại Tây Nguyên. Từ năm 1920 cây cà phê bắt
đầu được phát triển ở Việt Nam. Đến năm 1990 cây cà phê được phát triển mạnh tại
các tỉnh Tây Nguyên và không ngừng tăng lên cả về mặt diện tích và sản lượng.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT đến niên vụ 2013/2014 diện tích cà phê của Viêt
Nam đạt 635.028,9 ha, sản lượng đạt được 1,29 triệu tấn cà phê nhân, năng suất đạt
trung bình 22,1 tạ/ha, xuất khẩu cà phê đạt 1,66 triệu tấn. Sản xuất cà phê chủ yếu
tập trung tại các tỉnh vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Cây cà phê vối được trồng tập
trung chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Cây cà phê chè được
trồng phân tán tại một số vùng sinh thái của tỉnh Lâm Đồng, Kon Tum, Thừa Thiên
Huế, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên.
Tình hình thị trường và dự báo khả năng thị trường ở trong và ngoài nước.
Theo báo cáo của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, tổng sản lượng và kim ngạch
xuất khẩu của cà phê Việt Nam trong những năm qua không ngừng tăng lên. Trong
niên vụ 2011/2012 sản lượng cà phê đạt 1,56 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt
2,95 tỷ USD, niên vụ 2012/2013 là 1,418 triệu tấn và 3,020 tỷ USD, niên vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

2013/2014 là 1,662 triệu tấn và 3,4 tỷ USD. Dự báo niên vụ 2014/2015 sản lượng
cà phê của Việt Nam giảm xuống 2%, chỉ còn 1,4 triệu tấn, song do giá cà phê tăng
cao nên kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt trên 3 tỷ USD.
Bảng 1.3.Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê nhân của Việt Namniên vụ
2013/2014
TT

Tỉnh, thành phố
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
nhân (tấn)
1 Cả nước 635.028,9 22,1 1.289.831
2 Tây Nguyên 565.700,7 22,5 1.187.802
3 Tây Bắc 14.760,3 19,6 16.980
4 Các vùng khác 54.568 16,6 85.048
5 Đắc Lắc 202.503 22,0 422,819
6 Lâm Đồng 155.170,3 23,7 342.437,8
7 Đắc Nông 116.616 21,1 220.301
8 Gia Lai 78.030 22,7 172.439
9 Kon Tum 13.381,4 26,8 29806
10 Sơn La 10.698 17,1 11.440
11 Quảng Trị 4817 18,4 7.944
Nguồn: Cục Trồng trọt- Bộ NN&PTNT, 2014
Theo đánh giá của nhóm tư vấn Ngân hàng thế giới (WB – Báo cáo nghiên
cứu ngành cà phê Việt Nam, 2005) những điểm yếu của sản phẩm cà phê Việt Nam

nằm ở 3 điểm sau: Tạo ra ít giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị sản phẩm nên lợi
nhuận thu được chưa cao; thiếu sự đồng nhất và ổn định của sản phẩm; và chưa tạo
được uy tín của sản phẩm cà phê Việt Nam ở cả thị trường trong và ngoài nước.
Những điểm yếu này cần được khắc phục trong thời gian tới để ngành cà phê Việt
Nam phát triển bền vững hơn.
1.4. Tình hình nghiên cứu cây cà phê trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu cây cà phê trên thế giới
Cây cà phê chè trên thế giới được bắt đầu trồng và khai thác sản phẩm để
làm nước uống từ thế kỷ thứ 14 tại Yemen sau đó lan truyền sang châu Âu từ thế kỷ
16, sang châu Mỹ và châu Á vào thế kỷ 18. Cây cà phê vối từ châu Phi được đem
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14

trồng tại châu Âu vào cuối thế kỷ 19 và đưa vào châu Á vào đầu thế kỷ 20. Trong
suốt lịch sử trồng cà phê trên thế giới, các nhà khoa học, nhà sản xuất luôn có các
công trình nghiên cứu, phát triển công nghệ và đưa vào ứng dụng trong sản xuất
nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng cà phê, tạo ra các sản phẩm cà
phê đa dạng để đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
Trong những năm từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 các kết quả nghiên cứu về cây
cà phê tập trung chủ yếu vào nghiên cứu di thực và đánh giá khả năng thích nghi
của các loài cà phê khác nhau với các vùng sinh thái trên thế giới; thu thập các
nguồn gen, đánh giá và tuyển chọn các giống cà phê mới, nghiên cứu các kỹ thuật
trồng mới, chăm sóc, thu hái, sơ chế, bảo quản và chế biến cà phê bột. Trong giai
đoạn này các nhà khoa học đã xác định được các vùng trồng cà phê mới tập trung
có vị trí địa lý cách xa với nơi nguyên sản (châu phi) đó là vùng trồng cà phê chè
tập trung tại Trung và Nam Mỹ, Bắc Phi, vùng trồng cà phê vối tập trung tại Đông
Nam Á. Từ các kết quả điều tra, phân tích các nhà khoa học đã di thực thành công
các giống cà phê mọc hoang dại tại châu phi đến trồng tại các vùng sinh thái phù
hợp. Cùng với việc phân vùng và di thực các giống cà phê các nhà khoa học cũng
đã nghiên cứu và xây dựng thành công các quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây
cà phê. Kết quả đã góp phần tăng nhanh diện tích và sản lượng cà phê trên thế giới

từ việc chỉ thu hạt trên các cây cà phê hoang dại tại châu Phi đến năm 1830 sản
lượng cà phê trên thế giới đã đạt 2,5 triệu bao và được trồng tâp trung tại các nước ở
vùng Trung và Nam Mỹ(Đoàn Triệu Nhạn và Hoàng Thanh Tiệm, 1997).
Từ đầu thế kỷ thứ 19 đến nay công tác nghiên cứu khoa học về cây cà phê
trên thế giới được đẩy mạnh, nhiều thành tựu mới được đưa vào áp dụng trong trồng
trọt, chế biến các sản phẩm cà phê.
a. Công tác quy hoạch, phân vùng trồng cà phê, dựa vào yêu cầu sinh thái
của cây cà phê và điều kiện sinh thái của các vùng, các nhà khoa học đã phân vùng
được các vùng trồng cà phê tập trung trên thế giới và của mỗi nước. Trên thế giới đã
hình thành 3 vùng trồng cà phê tập trung là ở vùng Trung và Nam Mỹ, vùng Bắc
phi là vùng trồng tập trung các giống cà phê chè; vùng Đông nam Á, Trung Phi là
vùng trồng tập trung các giống cà phê vối, cà phê mít. Trong mỗi nước lại được
phân vùng cụ thể để phát triển các giống cà phê khác nhau.

×