Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản Mây tre Xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.39 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
- Tên tiếng Việt: 3
Công ty Cổ phần Lâm đặc sản Mây tre Xuất khẩu 3
- Tên tiếng Anh: 3
Special Forest and Bamboo Products Export Joint Stock Company 3
- Tên viết tắt: 3
SFOPRODEX - Co 3
- Trụ sở chính đặt tại: 3
Số 14 Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam 3
- Số điện thoại: 3
04.3932 2380, 04.3932 2383 3
- Số Fax: 3
04.3932 2381 3
- Địa chỉ email: 3
3
- Địa chỉ website: 3
www.sfo-maytre.hn.vnn.vn 3
- Chủ tịch HĐQT: 3
Ông Phạm Huy Dũng 3
- Giám đốc: 4
Ông Nguyễn Quang Long 4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên của ký hiệu viết tắt
BQ Bình quân
BTC Bộ Tài chính
BCĐTK Bảng cân đối tài khoản
CP Cổ phần
CCDC Công cụ dụng cụ
GTGT Giá trị gia tăng
HĐQT Hội đồng quản trị
KT Kế toán


NV Nghiệp vụ
QĐ Quyết định
TSCĐ Tài sản cố định
TK Tài khoản
DANH MỤC BẢNG BIỂU
- Tên tiếng Việt: 3
Công ty Cổ phần Lâm đặc sản Mây tre Xuất khẩu 3
- Tên tiếng Anh: 3
Special Forest and Bamboo Products Export Joint Stock Company 3
- Tên viết tắt: 3
SFOPRODEX - Co 3
- Trụ sở chính đặt tại: 3
Số 14 Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam 3
- Số điện thoại: 3
04.3932 2380, 04.3932 2383 3
- Số Fax: 3
04.3932 2381 3
- Địa chỉ email: 3
3
- Địa chỉ website: 3
www.sfo-maytre.hn.vnn.vn 3
- Chủ tịch HĐQT: 3
Ông Phạm Huy Dũng 3
- Giám đốc: 4
Ông Nguyễn Quang Long 4
DANH MỤC SƠ ĐỒ
- Tên tiếng Việt: 3
Công ty Cổ phần Lâm đặc sản Mây tre Xuất khẩu 3
- Tên tiếng Anh: 3
Special Forest and Bamboo Products Export Joint Stock Company 3

- Tên viết tắt: 3
SFOPRODEX - Co 3
- Trụ sở chính đặt tại: 3
Số 14 Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam 3
- Số điện thoại: 3
04.3932 2380, 04.3932 2383 3
- Số Fax: 3
04.3932 2381 3
- Địa chỉ email: 3
3
- Địa chỉ website: 3
www.sfo-maytre.hn.vnn.vn 3
- Chủ tịch HĐQT: 3
Ông Phạm Huy Dũng 3
- Giám đốc: 4
Ông Nguyễn Quang Long 4
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường thời kỳ mở cửa và hội nhập, kế toán với
chức năng của mình càng trở nên đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh và
cung cấp thông tin kinh tế tài chính phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý tài
chính của từng tổ chức, doanh nghiệp và của Nhà nước.
Để tồn tại và phát triển theo các quy luật khắt khe của nền kinh tế, các
doanh nghiệp phải thật sự năng động về mọi mặt, phải biết tận dụng các biện
pháp kinh tế một cách linh hoạt và khéo léo. Trong đó việc tổ chức công tác
kế toán phù hợp, khoa học và đem lại hiệu quả là một trong những mối quan
tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Một bộ máy kế toán làm việc
hiệu quả sẽ đảm bảo phản ánh đầy đủ kịp thời các thông tin, từ đó tham mưu
cho các cấp quản lý trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và có
những quyết định đúng đắn, kịp thời.

Xuất phát từ những lý do trên và qua thời gian tìm hiểu tại tại Công ty
CP Lâm đặc sản Mây Tre Xuất khẩu, với những kiến thức thu nhận được
trong quá trình học tập, sự giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình của các anh, chị trong
phòng Kế toán cũng như toàn thể nhân viên Công ty, đặc biệt là sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo Thạc sĩ Trương Anh Dũng em đã đi sâu tìm hiểu thực tế
tại Công ty CP Lâm đặc sản Mây Tre Xuất khẩu và thực hiện báo cáo thực tập
tổng hợp này.
Về mặt kết cấu, ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của báo
cáo được chia thành ba phần chính:
Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty CP Lâm đặc sản Mây Tre
Xuất khẩu.
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
1
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty
CP Lâm đặc sản Mây Tre Xuất khẩu.
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại
Công ty CP Lâm đặc sản Mây Tre Xuất khẩu.
Do thời gian tìm hiểu có hạn, công tác tổ chức kế toán của Công ty
phức tạp nên báo cáo thực tập tổng hợp không tránh khỏi những khiếm
khuyết, thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo cũng như
các anh, chị trong phòng Kế toán của Công ty để báo cáo thực tập tổng hợp
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
2
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC

BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CP LÂM ĐẶC SẢN MÂY TRẺ XUẤT KHẨU
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Lâm đặc sản Mây
Tre Xuất khẩu
1.1.1. Thông tin sơ lược về Công ty CP Lâm đặc sản Mây Tre Xuất khẩu
- Tên tiếng Việt:
Công ty Cổ phần Lâm đặc sản Mây tre Xuất khẩu
- Tên tiếng Anh:
Special Forest and Bamboo Products Export Joint Stock Company
- Tên viết tắt:
SFOPRODEX - Co
- Trụ sở chính đặt tại:
Số 14 Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt
Nam.
- Số điện thoại:
04.3932 2380, 04.3932 2383
- Số Fax:
04.3932 2381
- Địa chỉ email:

- Địa chỉ website:
www.sfo-maytre.hn.vnn.vn
- Chủ tịch HĐQT:
Ông Phạm Huy Dũng
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
3
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Giám đốc:
Ông Nguyễn Quang Long
- Loại hình doanh nghiệp:

Cổ phần
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Lâm đặc sản Mây
Tre Xuất khẩu
Công ty CP Lâm đặc sản Mây Tre Xuất khẩu là doanh nghiệp Nhà
nước một thành viên. Trước năm 2005, Công ty có tên là “Công ty Mây tre
Hà Nội” là một doanh nghiệp nhà nước, thuộc Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt
Nam được thành lập theo quyết định số 82/TCCB ngày 27 tháng 01 năm 1986
của Bộ Nông nghiệp nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Khi đó
Công ty mây tre Hà Nội là xí nghiệp đặc sản rừng xuất khẩu số 1 có giấy phép
kinh doanh số 101028 cấp ngày 22/4/1995.
Công ty CP Lâm đặc sản Mây Tre Xuất khẩu là doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kế toán độc lập, mở tài khoản tại
Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển
Nông thôn Thành phố Hà Nội và có con dấu riêng.
Công ty CP Lâm đặc sản Mây Tre Xuất khẩu xây dựng và thực hiện kế
hoạch kinh doanh tự chủ về tài chính và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà
nước theo chế độ ban hành .
Khi mới thành lập mặt hàng chủ yếu của xí nghiệp là sản xuất, chế biến
các loại đặc sản rừng cho thực phẩm và dược liệu như nấm, mộc nhĩ, gừng,
quế, hoa hồi. Sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu là để xuất khẩu sang thị trường
Đông Âu và Liên Xô. Tại thời điểm đó, doanh số đạt được là
791.453.000đ/năm, lợi nhuận 50.873.810đ/năm, với số cán bộ công nhân viên
là 35 người. Trải qua nhiều năm phấn đấu đến nay doanh số đạt trên 10 tỷ
đồng/năm, lợi nhuận đạt trên 2 tỷ đồng. Số cán bộ, công nhân viên lên đến
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
4
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
120 người có năng lực và tay nghề cao. Công ty đã có một hệ thống máy móc
hiện đại để sản xuất đồ gỗ và hàng mây tre đan.
Trong khi đó Đông Âu và Liên Xô tan rã, xí nghiệp bị mất đi một thị

trường lớn, điều này đã khiến xí nghiệp phải tìm kiếm thị trường mới, chuyển
đổi các mặt từ sản xuất, chế biến các mặt hàng nấm, mộc nhĩ, hồi…sang sản
xuất và kinh doanh các mặt hàng Mây tre đan cùng các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ khác. Do tính chất của mặt hàng thay đổi từ năm 1995, xí nghiệp đã đổi
tên thành Công ty CP Lâm đặc sản Mây Tre Xuất khẩu cho phù hợp theo
quyết định số 226/TCLD ngày 07/04/1995 của Bộ Lâm Nghiệp) với tên giao
dịch quốc tế là SFOPRODEX HANOI, có trụ sở đóng tại 14 Chương Dương
Độ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Do có sự thay đổi về thị trường, cơ chế kinh tế và mặt hàng kinh doanh
nên Công ty đã phải từng bước bố trí, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức cho phù hợp
với quy mô và khả năng sản xuất của Công ty. Công ty đã không ngừng nâng
cao trình độ quản lý của lãnh đạo, bồi dưỡng tăng cường kỹ thuật nghiệp vụ
cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Công ty đã trải qua
nhiều khó khăn do tình hình kinh tế, có nhiều biến động nhưng Công ty đã
nhanh chóng đổi mới phương thức kinh doanh, mở rộng xuất khẩu, đa dạng
hoá mặt hàng kinh doanh, ngày càng mở rộng và phát triển thị trường trong
nước và thị trường nước ngoài.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Lâm đặc
sản Mây Tre Xuất khẩu
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty CP Lâm đặc sản Mây Tre Xuất
khẩu
1.2.1.1. Chức năng
- Chế biến gỗ và Lâm sản;
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
5
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Trang trí nội thất;
- Dịch vụ tư vấn kỹ thuật, vật liệu xây dựng và đời sống;
- Chế biến kinh doanh hàng nông sản;

- Sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ.
1.2.1.2. Nhiệm vụ
Công ty CP Lâm đặc sản Mây Tre Xuất khẩu với chức năng xuất- nhập
khẩu trực tiếp. Hiện công ty đang liên kết sản xuất với nhiều đơn vị cơ sở sản
xuất trong nước để sản xuất các mặt hàng với nhiều loại mẫu mã khác nhau từ
nguyên liệu: tre, trúc, gỗ, mây, song. Những sản phẩm này chủ yếu là xuất
khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần phát triển đất nước. Nên có những
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Sản xuất, liên kết sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ, nội thất, trang trí, trạm
khảm …từ nguyên liệu tre, trúc, mây, cói, guột, gỗ trên dây truyền công nghệ
tiên tiến kết hợp với thủ công truyền thống.
- Tổ chức thu mua tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, các thành phần
kinh tế khác để gia công tái chế, hoàn thành sản phẩm xuất khẩu.
- Được sự uỷ quyền của Tổng Công ty Lâm Nghiệp Việt Nam, công ty trực
tiếp xuất khẩu các mặt hàng được sản xuất từ gỗ, lâm sản, các mặt hàng nông
sản do công ty tự sản xuất hoặc do liên doanh liên kết sản xuất không nằm
trong danh mục cấm của Nhà nước.
- Không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện mẫu mã,
nâng cao chất lượng sản phẩm, quang bá thương hiệu, mở rông thị trường
nhằm đảm bảo việc tồn vốn, bảo đảm tự trang trải mọi chi phí và làm tròn
nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước.
- Doanh nghiệp quan hệ và liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác
trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, hỗ trợ nhau sản xuất kinh doanh và
tiêu thụ sản phẩm.
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
6
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Quan hệ và thực hiện nghĩa vụ với chính quyền địa phương trên cơ sở phù
hợp với chế độ chính sách đúng của Nhà nước và làm tốt nhiệm vụ kinh tế -
xã hội, an ninh quốc phòng trên địa phương.

- Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty
nên Công ty đã thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, bảo toàn và phát triển được
vốn kinh doanh, khai thác được nguồn hàng có chất lượng ổn định, giữ vững
được các bạn hàng truyền thống và mở rộng mối quan hệ kinh doanh với
nhiều bạn hàng như: Đài Loan, Thái Lan, Tiệp Khắc, Nhật Bản,Tây Ban
Nha…
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Lâm đặc
sản Mây Tre Xuất khẩu
Trong nền kinh tế thị trường mở hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp
phải phát huy nguồn tự chủ và tự chịu trách nhiệm về các quyết định, phương
hướng kinh doanh của mình, đảm bảo tự trang trải, tự phát triển và làm tròn
nghĩa vụ với nhà nước.
Công ty CP Lâm đặc sản Mây Tre Xuất khẩu có nhiệm vụ Sản xuất,
liên kết sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ, nội thất, trang trí, trạm khảm …từ
nguyên liệu tre, trúc, mây, cói, guột, gỗ trên dây truyền công nghệ tiên tiến
kết hợp với thủ công truyền thống…Ngoài ra, để tận dụng nguồn nhân lực
hiện có và phát huy tối đa công suất của máy móc, thiết bị Công ty cũng sản
xuất các sản phẩm khác theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Nhận thức rõ vấn đề đó, Công ty đã định hướng ngay từ đầu cho
mình ‘’Khách hàng là sự sống - Lấy chữ tín làm trọng ‘’. Ban giám đốc, nhân
viên Công ty đã luôn nỗ lực tìm ra chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả
nhất.
Từ một doanh nghiệp còn non trẻ, Công ty đã định hướng đúng đắn cho
hoạt động kinh doanh của mình. Công ty đang dần đa dạng hoá phương thức
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
7
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
bán hàng, ngoài việc coi trọng khâu mua hàng còn đặc biệt chú trọng đến
công tác bán hàng.
Phương châm hoạt động của Công ty là “Thoả mãn yêu cầu của khách

hàng, đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với sự phục vụ
chuyên nghiệp nhất” cùng với những tiêu chí:
 Chất lượng hoàn hảo
 Thời gian đảm bảo
 Khối lượng đầy đủ
 Giá cả cạnh tranh
Một công ty kinh doanh không thể đảm bảo thỏa mãn tất cả nhu cầu
của mọi tầng lớp người tiêu dùng. Vậy mỗi công ty đều chọn ra cho mình một
thị trường mà công ty có thể đáp ứng được nhu cầu và kinh doanh có hiệu
quả.
Công ty mong muốn phát triển mình hơn nữa, phát triển bản thân, làm
giàu cho Công ty, làm giàu cho bản thân, đóng góp cho xã hội, xây dựng đất
nước Việt Nam giàu mạnh thông qua các sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho
khách hàng.
Công ty tin tưởng và lao động hết mình, có trách nhiệm nghề nghiệp,
luôn luôn đổi mới nhiều nhất các sản phẩm, dịch vụ có giá trị cho khách hàng,
cho xã hội.
Công ty trước khi vào thị trường đã xác định rõ khách hàng mục tiêu
của mình là ai? Khách hàng của Công ty không phải là tất cả các cá nhân
riêng lẻ. Mà Công ty đã xác định ngay cho mình là những tổ chức doanh
nghiệp tư nhân, nhà nước, các đơn vị kinh doanh khác.
Vì Công ty vào thị trường sau đã có những lợi thế, nắm bắt được điểm
mạnh, yếu của đối thủ. Cùng với ban lãnh đạo và thành viên trẻ năng động đã
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
8
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
đưa ra quyết định táo bạo của mình. Công ty muốn thâm nhập vào thị trường
một cách nhanh chóng và có chỗ đứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.3. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty CP Lâm đặc sản
Mây Tre Xuất khẩu

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty được khép kín
trong từng phân xưởng và sản phẩm được tạo ra từ nhiều công đoạn với
quy trình sản xuất phù hợp. Sau đây em xin đưa ra quy trình công nghệ
sản xuất đặc trưng là quy trình sản xuất các loại sản phẩm liên quan đến
Mây.
Nguyên liệu chính là Mây được đưa vào phân xưởng chế biến. Tại đây
công nhân tiến hành sơ chế thành thân, lá và tách vỏ. Lá và vỏ sau khi tách
riêng được phơi khô làm chất đốt, còn thân thì tiến hành hấp, ép, thái, sấy để
thành sợi. Chúng được trộn với nhau và phun hương. Kết quả quá trình này
tạo ra sợi mây. Sợi mây được chuyển sang các phân xưởng gia công để cuốn,
đan thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như rổ, làn, hộp đựng quà, va
ly, và được đóng gói cẩn thận.
Quy trình sản xuất các sản phẩm liên quan đến nguyên vật liệu là Mây
được xây dựng thành các bước như sau:
 Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu đầu vào:
Nguyên liệu cho việc sản xuất sản phẩm là cây Mây. Cây Mây có rất
nhiều loại, thường được trồng khắp mọi nơi trong nước hoặc nhập từ nước
ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc…Cây Mây sau khi thu mua về kho của Công
ty thì được xử lý qua các khâu kỹ thuật và được phân ra thành thân, lá và tách
vỏ.
 Bước 2: Quá trình xử lý nguyên vật liệu đầu vào:
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
9
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Thân của cây Mây sau khi được hấp, ép và thái sấy đã thành sợi.
Chúng được trộn với nhau và phun hương. Kết quả của quá trình này là thành
sợi Mây.
 Bước 3: Hoàn thiện và đóng gói:
Sợi mây được chuyển sang các phân xưởng gia công để cuốn, đan
thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như rổ, làn, hộp đựng quà, va ly, và

được đóng gói cẩn thận.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
CP Lâm đặc sản Mây Tre Xuất khẩu
1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thiết lập theo mô
hình trực tuyến chức năng.
1.3.2. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý Công ty CP Lâm đặc sản Mây Tre Xuất khẩu
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
Hội Đồng Quản Trị
Ban Kiểm Soát
Giám đốc điều hành
Phòng tổ chức
Hành Chính
Phòng Kế Toán Phòng Kế Hoạch
Thị Trường
Phòng Kinh
Doanh
Hội đồng Cổ Đông
10
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
1.3.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
- Hội đồng Cổ đông:
Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty
Quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển và kế hoạch kinh doanh
hàng năm, thông qua điều lệ bầu, bãi nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị và
bầu Ban kiểm soát qua Nghị quyết của Đại Hội nhiệm kỳ và năm tài chính.
- Hội đồng Quản trị:
Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân
danh của Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại Hội đồng cổ đông. Có

nhiệm vụ quản trị Công ty theo điều lệ, các quy chế của Công ty và Nghị
quyết của Đại Hội đồng cổ đông, giám sát hoạt động của Giám đốc điều hành
và cán bộ quản lý, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn
hàng năm của Công ty trên cơ sở các mục tiêu chiến lược do Đại Hội cổ đông
thông qua và thực hiện các quyền nhiệm vụ khác được quy định trong điều lệ
của Công ty và Luật Doanh Nghiệp.
- Ban Kiểm soát:
Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc và
các cán bộ quản lý khác trong công việc quản lý điều hành Công ty, kiểm tra
tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực và mức cẩn trọng trong quản lý điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong công tác tổ chức kế toán, thống kê,
thẩm định báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm,
báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hôị Đồng Quản trị và trình lên Đại Hội
đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. Chịu trách nhiệm trước Đại Hội cổ
đông về những Báo cáo kết luận của mình.
- Giám đốc điều hành:
Giám đốc điều hành là đại diện theo Pháp luật của Công ty. Chịu trách
nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
11
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
theo điều lệ quy chế quản lý điều hành hoạt động của Công ty và pháp luật,
chịu sự giám sát của Hội §ồng Quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị, pháp luật để thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
- Phòng tổ chức hành chính:
Thực hiện công tác tổ chức, quản lý cán bộ quản trị hành chính, quản
lý mạng lưới kinh doanh lao động tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, quản
lý văn thư, lưu trữ tài liệu đối nội đối ngoại, lập phương án về tổ chức bộ
máy cán bộ quản lý về bảo hiểm xã hội và giải quyết mọi chế độ chính
sách cho người lao động, an toàn về lao động, phòng cháy chữa cháy, an

ninh chính trị trong CĐông ty.
- Phòng kế toán tài chính:
Phòng kế toán tài chính có chức năng và nhiệm vụ:
+ Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo dõi đối tượng và nội
dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
+ Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính các nghĩa vụ thu, nộp,
thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài
sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm về tài chính kế toán, phân
tích thông tin số liệu tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản
trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị.
+ Lập phương án giám sát quản lý bộ phận vật tư tiền vốn, hàng hoá, tài
sản của công ty với mục tiêu huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, b¶o toàn
và phát triển vốn.
+ Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo đúng quy định của pháp luật.
- Phòng kinh doanh:
Tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác các mặt hàng kinh doanh, thị trường
tiêu thụ nội địa và nước ngoài xây dựng phương án kinh doanh, đề xuất Giám
đốc điều hành ký kết các hợp đồng mua, bán, tổ chức, thực hiện, theo dõi báo
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
12
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
cáo tiến độ các phương án kinh doanh trên cơ sở các hợp đồng đã ký, mục
tiêu kinh doanh đạt hiệu quả cao, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Công
ty giao.
- Phòng kế hoạch thị trường:
Tham mưu, giúp việc cho Hội §ồng Quản trị, Giám đốc trong lĩnh vực
định hướng chiến lược kinh tế, quy hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và
ngắn hạn. Tham mưu về công tác đầu tư (đầu tư ngắn hạn, đầu tư chiều sâu,
vốn tự có) để nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm và hiệu quả trong đầu tư
kinh doanh. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, phân tích và tổng hợp tình

hình hoạt động kinh tế trong Công ty.
Nghiên cứu thị trường và dự đoán tình hình biến động của Công ty, tham
mưu định hướng chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện các công việc do
Lãnh đạo Công ty giao phó.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty CP Lâm đặc
sản Mây Tre Xuất khẩu
Hiện nay, Công ty đã đưa ra thị trường rất nhiều sản phẩm với mẫu mã
đa dạng, phong phú. Các sản phẩm chủ yếu của công ty đã đáp ứng được phần
nào nhu cầu của khách hàng.
Trong những năm gần đây, Công ty phải đối mặt với không ít những
khó khăn phát sinh như sự cạnh tranh quyết liệt về thị trường, giá cả, nguồn
hàng cũng như sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Nhưng hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu của Công ty vẫn thu được
những kết quả cao và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, đảm bảo hoạt
động kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Cụ thể kết quả
hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây như sau:
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
13
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Bảng 1.1: Kết quả tình hình kinh doanh của Công ty trong những
năm 2007 đến 2011
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
1. Doanh thu tiêu thụ
(triệu đồng)
100.673,1 312.696,1 763.799 833.309,8 700.692,2
2. Lợi nhuận trước thuế
(triệu đồng)
1.711,6 3.943 5.193 8.960 10.240
3. Lợi nhuận sau thuế
(triệu đồng)

1409,9 3.155 4.041 7.000 8.000
4. Giá trị TSCĐ BQ
trong năm (triệu đồng)
34.971,0 54.864,1 59.532,2 65.171,9 60.339,3
5. Vốn lưu động bình
quân trong năm (tr. đg)
108.774,5 285.743.8 305.783,2 294.647,4 276.462,7
6. Số lao động bình
quân trong năm (người)
71 140 190 194 200
7.Tổng chi phí sản xuất
trong năm
98.961,5 308.753,1 758.606 824349,8 690.452,2
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Từ khi chuyển đổi sang Công ty Cổ phần đến nay hoạt động kinh doanh
của Công ty luôn được giữ vững và có sự tăng trưởng vững chắc, khẳng định
được thương hiệu trên thị trường phấn đấu mức tăng trưởng năm sau cao hơn
năm trước bảo toàn và phát triển vốn cổ tức ngày càng cao đời sống vật chất
tinh thần của cán bộ công nhân viên được cải thiện.
So năm 2007 với năm 2011 doanh thu tiêu thụ tăng 696% kéo theo sự
tăng trưởng về lợi nhuận đặc biệt là về nhân lực. Nếu như năm 2007 tổng số
cán trong toàn công ty 71 người thì năm 2011 là 200 người tăng 2172%. Chỉ
riêng năm 2011 công ty đã tiếp nhận 145 người trong đó số kỹ sư, cử nhân
mới ra trường là 50 người. Điều đó cho thấy không những Ban lãnh đạo công
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
14
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
ty ngoài cán bộ công nhân viên mục tiêu tăng trưởng, tạo việc làm cho người
lao động mà còn chú trọng đào tạo, tuyển dụng và nâng cao tình độ tay nghề

và năng lực chuyên môn.
Con số tăng trưởng sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước đã
khẳng định vị trí của công ty trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, đầy
biến động và tính cạnh tranh cao, công ty đã và đang chiếm lĩnh được niềm
tin của khách hàng. Các sản phẩm của công ty vừa đạt được khoa học kỹ thuật
ngày càng cao và số lượng nhiều hơn. Sự gia nhập WTO có rất nhiều thuận
lợi tuy nhiên đối với lĩnh vực kinh doanh lại là một thử thách lớn sự cạnh
tranh với các công ty trong khu vực nội thành và ngoại thành là điều không
tránh khỏi. Để tăng sức hấp dẫn của sản phẩm, công ty đã nhập nhiều cải tiến
mẫu mã, coi trọng tính thẩm mỹ hàng hoá, kỹ thuật hiện đại, đa dạng, phẩm cấp
cao không những có thể phục vụ cho thị trường.
Với những chiến lược và sách lược của Ban lãnh đạo đã đưa công ty
không ngừng phát triển. Năm 2007 nguồn vốn lưu động của công ty là
108.774.51 triệu đồng, năm 2011 là 349.930.84 triệu đồng tăng 3 lần. Có thể
thấy qua tổng chi phí sản xuất trong năm 2007 là 98.961.5 triệu đồng thì đến
năm 2011 chi phí sản xuất đã lên tới 690.452.2 triệu đồng.
Có thể nói những thành tựu mà công ty đạt được trong những năm gần đây
(2007-2011) đã chứng tỏ công ty một sách lược kinh doanh, chứng minh tính
sáng tạo, tính năng động và tầm nhìn của Ban lãnh đạo công ty.
Cùng với xu hướng của tăng doanh thu thì lợi nhuận công ty cũng liên
tục tăng qua các năm trừ năm 2011, lợi nhuận của Công ty có xu hướng giảm
nhẹ. Với sự nỗ lực không ngừng của cán bộ, công nhân viên Công ty thì thu
nhập bình quân đầu người của Công ty tăng qua các năm, đời sống người lao
động ngày càng được cải thiện. Doanh nghiệp cũng là một doanh nghiệp đi
đầu trong việc hoàn thành các nghĩa vụ thuế với nhà nước.
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
15
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Tuy nhiên cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên công
ty, sự chỉ đạo kịp thời, bám sát thị trường và đưa ra các chính sách kinh tế kịp

thời của lãnh đạo Công ty nên Công ty vẫn có sự tăng trưởng về doanh thu.
PHẦN 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CP LÂM ĐẶC SẢN MÂY TRẺ XUẤT KHẨU
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
16
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Lâm đặc sản Mây Tre Xuất
khẩu
2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Công ty CP Lâm đặc sản Mây Tre Xuất khẩu là đơn vị hạch toán độc
lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng.
Để đáp ứng như cầu quản lý tình hình tài sản công ty đã xây dựng bộ máy kế
toán theo mô hình tập trung. Phòng kế toán gồm 01 kế toán trưởng, 01 kế toán
tổng hợp và 06 nhân viên kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán
2.1.2. Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận kế toán
- Kế toán trưởng: ( Trưởng phòng)
Là người chịu trách nhiệm quản lý vốn và tài sản của Công ty và là
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
Kế toán trưởng
( trưởng phòng)
Kế toán tổng hợp
( phó phòng)
Thủ
kho
Thủ
quỹ
Kế toán
thanh

toán
KT
ngân
hàng
Kế toán
TSCĐ,
CCDC
KT
kho
hàng
công
nợ
17
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
người phụ trách chung tổ chức điều hành mọi hoạt động của hệ thống kế toán
toàn Công ty tham mưu và giúp Giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác
Kế toán tài chính, thống kê đồng thời thực hiện chức năng kiểm soát các hoạt
động Kế toán tài chính trong toàn Công ty theo đúng chế độ Nhà nước quy
định. Lập phương án giám sát quản lý toàn bộ tiền vốn, hàng hoá vật tư, tài
sản Công ty với mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh đạt hiệu quả
nhất.
Cuối mỗi tháng, quý, năm, kiểm tra báo cáo quyết toán tài chính của bộ
phần Văn phòng Công ty, tổng hợp thành báo cáo tài chính, báo cáo thuyết
trình về tình hình tài chính của Công ty trực tiếp gửi ban Giám đốc có các
quyết định kinh doanh đúng hướng. Chịu trách nhiệm từ Giám đốc về số liệu
Báo cáo tài chính thống kê.
- Kế toán tổng hợp: ( Phó phòng)
Hàng tháng kiểm tra số hiệu kê khai thuế đầu vào, đầu ra của các bộ
phận đơn vị đã kế khai, tập hợp và lập bảng kê khai thuế giá trị gia tăng của
Công ty, hàng quý lập bảng kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm trích,

cuèi năm lập quyết toán thuế thuế thu nhập doanh nghiệp nộp lên cục thuế.
Ngoài ra còn hạch toán theo dõi các loại thuế khác.
Hàng tháng kiểm tra chứng từ hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến
công nợ nội bộ. Theo dõi và đối chiếu công nợ với các đơn vị cuối mỗi tháng.
Kiểm tra đối chiếu số liệu của các nhân viên kế toán điều chỉnh hạch
toán bút toán đúng với chế độ Bộ Tài chính quy định, hàng tháng, quý, năm
tổng hợp và lập Báo cáo quyết toán tài chính gửi cho kế toán trưởng đồng
thời chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về tính chính xác của số liệu
báo cáo tài chính.
- Kế toán thanh toán:
Hàng ngày kiểm tra các chứng từ thanh toán và nội dung và tính hợp lệ
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
18
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
hợp pháp của chứng từ, lập phiếu thu, phiếu chi. đÞnh khoản kế toán cuối
ngày nhận cáo báo từ thủ quỹ, kiểm tra đối chiếu với sổ quỹ. Cuối tháng kiểm
kê quỹ tiền mặt đối chiếu với sổ quỹ kế toán.
- Kế toán kho hàng công nợ:
Kiểm tra, theo dõi công việc nhập xuất tồn kho hàng hoá hàng ngày lập
phiếu nhập kho, xuất kho, phiếu điều chuyển nội bộ, hạch toán kế toán. Cuối
ngày, cuối tháng đối chiếu số hiệu nhập, xuất tồn với thủ kho
Kiểm tra theo dõi, đối chiếu công nợ phải thu, phải trả tạm ứng đối với
khách hàng
- Kế toán tiền gửi, tiền vay Ngân hàng:
Hàng ngày chịu trách nhiệm giao dịch với Ngân hàng về các khoản
thanh toán vay vốn, trả nợ qua Ngân hàng.
Cuối mỗi ngày căn cứ vào giấy báo nợ và giấy báo có và các chứng từ có
liên quan, sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay từ Ngân hàng về nhập máy và hạch
toán theo đúng nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cuối ngày, cuối
tháng đối chiếu số dư với Ngân hàng

- Kế toán TSCĐ và CCDC:
Lập bảng khấu hao TSCĐ và hạch toán phân bổ khấu hao hàng tháng,
theo dõi và thẻ thông tin tài sản. Theo dõi và lập bảng và hạch toán phân bổ
công cụ dụng cụ.
- Thủ quỹ:
Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại quỹ của Công ty hàng ngày căn cứ vào
phiếu thu, chi thực hiện việc thu chi tiền. Cuối mỗi ngày lập báo cáo quỹ, vào
sổ quỹ, đối chiếu với kế toán thanh toán tiền mặt.
- Thủ kho:
Có nhiệm vụ quản lý kho theo dõi các mặt hàng vào thẻ kho, theo số liệu
nhập xuất tồn kho, viết phiếu nhập, xuất kho. Hàng tháng kiểm kê hàng hoá
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
19
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
đối chiếu với kế toán.
2.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Lâm đặc sản Mây Tre Xuất
khẩu
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào
ngày 31/12 hàng năm
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND)
Công ty áp dụng Chế độ kế toán Doanh nghiệp lớn ban hành theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành và các văn bản
sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo.
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung.
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá trị hàng tồn kho
được xác định theo phương pháp giá đích danh.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê
khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.

Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao được trích theo phương pháp
đường thẳng, thời gian khấu hao ước tính phù hợp với khung khấu hao quy
định tại Thông tư 203 ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về chế
độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá
gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính
theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi
phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để
có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
20
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái: Các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch
thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất
kinh doanh ở Công ty đều được lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực
khách quan vào chứng từ kế toán.
Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc mà Công ty sử dụng là mẫu chứng từ
đặc biệt có giá trị như tiền gồm: Phiếu thu, Phiếu chi, Biên lai thu tiền, Hóa
đơn giá trị gia tăng và các mẫu chứng từ bắt buộc khác. Mẫu chứng từ kế toán
bắt buộc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn mà Công ty sử dụng là mẫu chứng từ
kế toán do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; ngoài các nội dung
quy định trên mẫu, đơn vị kế toán có thể bổ sung thêm chỉ tiêu hoặc thay đổi
hình thức mẫu biểu cho phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn
vị.
2.2.2.1. Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán Công ty áp dụng gồm
- Chứng từ kế toán ban hành theo CĐKT doanh nghiệp lớn

+ Chỉ tiêu lao động tiền lương;
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho;
+ Chỉ tiêu tiền tệ;
+ Chỉ tiêu TSCĐ.
- Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác (Mẫu và hướng
dẫn lập áp dụng theo các văn bản đã ban hành).
Bảng 2.1: Danh sách chứng từ kế toán sử dụng
SV: Trần Thị Thúy, lớp KTTH-K21
21

×