Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số tổ hợp cà chua lai quả nhỏ trong vụ thu đông 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.32 MB, 110 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




TRẦN THU HẰNG



ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT
LƯỢNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP CÀ CHUA LAI QUẢ NHỎ
TRONG VỤ THU ĐÔNG 2014




LUẬN VĂN THẠC SĨ






Hà Nội – tháng 6/2015


1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




TRẦN THU HẰNG



ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT
LƯỢNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP CÀ CHUA LAI QUẢ NHỎ
TRONG VỤ THU ĐÔNG 2014



Chuyên ngành : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số : 60.62.01.10


Người hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Hồng Minh




Hà Nội – tháng 6/2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác,
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội 15 tháng 03 năm 2015
Tác giả luận văn



Trần Thu Hằng















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PSG.TS Nguyễn Hồng Minh -
Giám đốc trung tâm nghiên cứu và phát triển rau chất lượng cao – Học viện
Nông Nghiệp Việt Nam, giảng viên bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng
đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ công nhân viên thuộc Trung tâm
nghiên cứu và phát triển rau chất lượng cao đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá
trình tôi thực tập.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong và
ngoài khoa Nông học đã nhiệt tình dạy dỗ, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian tôi học
tập tại trường.
Luận văn này hoàn thành còn có sự giúp đỡ của nhiều đồng nghiệp, bạn
bè, cùng với sự động viên khuyến khích của gia đình trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu.
Do thời gian làm luận văn còn hạn chế nên không tránh khỏi có sai sót, rất mong
nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và bạn bè để báo cáo được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội 15 tháng 03 năm 2015
Tác giả luận văn


Trần Thu Hằng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii


MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm thực vật học và giá trị của cây cà
chua 3
1.1.1 Nguồn gốc, phân loại cây cà chua 3
1.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây cà chua 5
1.1.3 Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế 6
1.2 Yêu cầu của cây cà chua với điều kiện ngoại cảnh 9
1.2.1 Yêu cầu về nhiệt độ 9
1.2.2 Yêu cầu về ánh sáng 10
1.2.3 Yêu cầu về ẩm độ 10
1.2.4 Yêu cầu về đất 11
1.2.5 Yêu cầu về dinh dưỡng khoáng 12
1.3 Tình hình nghiên cứu tạo giống cà chua và sản xuất cà chua trên thế
giới 13
1.3.1 Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới 13
1.3.2 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 18
1.4 Tình hình nghiên cứu tạo giống cà chua và sản xuất cà chua ở
Việt Nam 20

1.4.1 Tình hình nghiên cứu tạo giống cà chua ở Việt Nam 20
1.4.2 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam 23
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Vật liệu nghiên cứu 26
2.2. Nội dung nghiên cứu 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 27
2.3.2 Kỹ thuật trồng trọt 27
2.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi: đo đếm, đánh giá 6 cây trên 1 ô thí nghiệm 29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
1. Đánh giá các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ trong vụ Thu Đông 2014
tại Gia Lâm, Hà Nội 32
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.1 Đặc điểm nông học và khả năng sinh trưởng phát triển của các tổ
hợp lai cà chua quả nhỏ 32
1.1.1 Các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của các tổ hợp lai cà chua
quả nhỏ 32
1.1.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai cà
chua quả nhỏ ở các thời vụ khác nhau 36
1.1.3 Một số đặc điểm về cấu trúc cây 39
1.1.4 Một số tính trạng hình thái và đặc điểm nở hoa 42
1.2 Tình hình nhiễm một số sâu bệnh hại chính của các tổ hợp lai cà
chua quả nhỏ trong vụ Thu Đông 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội 45
1.2.1. Tình hình nhiễm virus 45
1.2.2 Một số sâu bệnh hại khác 45
1.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai cà
chua quả nhỏ trong vụ Thu Đông 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội 46
1.3.1 Tỷ lệ đậu quả 46

1.3.2 Số chùm quả trên cây 48
1.3.3 Tổng số quả trên cây 49
1.3.4 Khối lượng trung bình quả 49
1.3.5 Năng suất cá thể 50
1.4 Một số đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ ở
vụ Thu Đông 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội 50
1.4.1 Chỉ số hình dạng quả 52
1.4.2 Số ngăn hạt 52
1.4.3 Số hạt trên quả 52
1.4.4 Màu sắc vai quả khi chưa chín 53
1.4.5 Màu sắc vai quả chín 53
1.5 Một số đặc điểm về chất lượng quả của các tổ hợp lai cà chua
quả nhỏ trong vụ Thu Đông 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội 54
1.5.1 Đặc điểm thịt quả 54
1.5.2 Khẩu vị, hương vị 55
1.5.3 Hàm lượng các chất hòa tan (Brix) 56
1.5.4 Độ ướt thịt quả 56
1.5.5 Mức độ nứt quả 57
1.6 Một số tổ hợp lai cà chua quả nhỏ có triển vọng 57
2. Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng của một số tổ hợp lai
cà chua quả nhỏ triển vọng trong vụ Thu Đông 2014 tại Lý Nhân
– Hà Nam 58
2.1. Đặc điểm nông học và khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lai cà
chua quả nhỏ 58
2.1.1 Các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của các tổ hợp lai cà chua
quả nhỏ trong vụ Thu Đông 2014 tại Lý Nhân – Hà Nam 58
2.1.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số tổ hợp lai cà
chua quả nhỏ triển vọng trong vụ Thu Đông tại Lý Nhân – Hà
Nam 59
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v

2.1.3 Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua quả
nhỏ 61
2.1.4 Một số tính trạng hình thái và đặc điểm nở hoa của một số tổ
hợp lai cà chua quả nhỏ trong vụ Thu Đông 2014 tại Lý Nhân
– Hà Nam 62
2.2 Tình hình nhiễm một số sâu bệnh hại chính của các tổ hợp lai cà
chua quả nhỏ trong vụ Thu Đông 2014 tại Lý Nhân – Hà Nam. 63
2.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai cà
chua quả nhỏ trong vụ Thu Đông 2014 tại Lý Nhân – Hà Nam 65
2.4 Kết quả nghiên cứu hình thái và chất lượng quả của các tổ hợp lai
cà chua quả nhỏ 67
2.4.1 Một số đặc điểm về hình thái quả của một số tổ hợp lai cà chua
quả nhỏ tại Lý Nhân – Hà Nam 67
2.4.2 Một số đặc điểm về phẩm chất quả của các tổ hợp lai cà chua
quả nhỏ 68
2.5 Các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ ưu tú chọn từ thí nghiệm so sánh
tại Lý Nhân – Hà Nam 70
Kết luận và đề nghị 71
1. Kết luận 71
2. Đề nghị 72
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 73
Phụ Lục 78




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Đ/c Đối chứng
H Chiều cao quả
I Chỉ số hình dạng quả
KLTB Khối lượng trung bình
STT Số thứ tự
THL Tổ hợp lai
TB Trung bình
TLĐQ Tỷ lệ đậu quả
NS Năng suất
NSCT Năng suất cá thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới từ năm 2008 – 2012 18
Bảng 1.2 Tình hình sản xuất cà chua của các châu lục trên thế giới năm 2012 19
Bảng 1.3 10 nước có sản lượng cà chua dẫn đầu thế giới năm 2012 20
Bảng 1.4 Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của Việt Nam giai
đoạn 2004 – 2008 25
Bảng 3.1 Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua
quả nhỏ ở vụ Thu Đông 2014 33
Bảng 3.2 Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các THL cà chua quả nhỏ
vụ Thu Đông 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội 40
Bảng 3.3 Một số tính trạng và đặc điểm nở hoa của các tổ hợp lai cà chua
quả nhỏ trong vụ Thu Đông 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội 43
Bảng 3.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai
cà chua quả nhỏ trong vụ Thu Đông 2014 47

Bảng 3.5 Một số đặc điểm về hình thái của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ
trong vụ Thu Đông 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội 51
Bảng 3.6 Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của một số tổ hợp lai cà chua
quả nhỏ tham gia thí nghiệm trong vụ Thu Đông 2014 tại Gia Lâm
– Hà Nội 55
Bảng 3.7 Một số đặc điểm của các tổ hợp lai quả nhỏ chọn lọc trong vụ
Thu Đông 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội 57
Bảng 3.8 Các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của các tổ hợp lai cà chua
quả nhỏ tham gia thí nghiệm trong vụ Thu Đông tại Lý Nhân –
Hà Nam 58
Bảng 3.9 Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua quả
nhỏ trong vụ Thu Đông 2014 tại Lý Nhân – Hà Nam 61
Bảng 3.10 Một số tính trạng hình thái và đặc điểm nở hoa 62
Bảng 3.11 Tỷ lệ nhiễm một số bệnh của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ
trong vụ Thu Đông 2014 64
Bảng 3.12 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 65
Bảng 3.13 Một số đặc điểm về hình thái quả của các tổ hợp lai cà chua
quả nhỏ trong vụ Thu Đông tại Lý Nhân – Hà Nam 67
Bảng 3.14 Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của một số tổ hợp lai cà
chua quả nhỏ trong vụ Thu Đông 2014 tại Lý Nhân – Hà Nam 69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số tổ hợp lai cà
chua quả nhỏ dạng dài trong vụ Thu Đông 2014 tại Gia Lâm –
Hà Nội 37
Hình 3.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số tổ hợp lai cà

chua quả nhỏ dạng tròn trong vụ Thu Đông 2014 38
Hình 3.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số tổ hợp lai cà
chua quả nhỏ dạng dài trong vụ Thu Đông 2014 tại Lý Nhân –
Hà Nam 59
Hình 3.4 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số tổ hợp lai cà
chua quả nhỏ dạng tròn trong vụ Thu Đông 2014 tại Lý Nhân –
Hà Nam 60
Hình 3.5 Năng suất cá thể của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ 66













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) là loài rau được tiêu thụ nhiều
thứ hai trên thế giới sau khoai tây. Năm 2009 sản lượng cà chua trên thế giới là
khoảng 150 triệu tấn, trong đó Trung Quốc là nước sản xuất cà chua lớn nhất với

khoảng ¼ sản lượng toàn cầu, tiếp đến là Hoa Kỳ và Ấn Độ (Wikipedia, 2009).
Ở Việt Nam, cà chua chiếm vị trí thứ hai trong ngành rau qua chỉ sau các
loại thuộc họ thập tự như cải bắp, cải Trung Quốc và cải mù tạt xanh (Nguyễn
Văn Lộc và cs., 2010). Nó là loài cây có giá trị dinh dưỡng cao, theo Edward
Tigchelar thành phần hóa học của cà chua chín gồm: nước 94 – 95%, chất khô
5% - 6%, trong chất khô thành phần đường chiếm 55% (fructozơ, glucozo,
saccarozo), 21% chất không hòa tan trong rượu (protein, xenlulozo, pectin,
polisaccarit); 12% axit hữu cơ; 5% các chất khác (carotenoit, ascobic, chất dễ bay
hơi) (Tạ Thu Cúc, 2006). Giá trị dinh dưỡng của cà chua rất phong phú, vì vậy
nếu hằng ngày mỗi người sử dụng 100 – 200 g cà chua sẽ thỏa mãn nhu cầu các
vitamin cần thiết và khoáng chất chủ yếu (Bùi Bảo Hoàn và Đào Thanh Vân,
2000). Giống cà chua được chia làm nhiều loại dựa vào hình dáng và kích thước
trong đó cà chua quả nhỏ (cherry tomato), đây là giống được phát triển từ lâu trên
thế giới phục vụ ăn tươi và chế biến đóng hộp nguyên quả do nhóm cà chua này có
nhiều ưu điểm như chất lượng tiêu dùng cao, khả năng vận chuyển và cất giữ tốt. Cà
chua quả nhỏ ở nước ta được biết từ những năm 90 của thế kỷ XX, tuy nhiên sự phát
triển của nó còn rất hạn chế do người tiêu dùng chưa có thói quen ăn cà chua tươi
sống và nhu cầu đóng hộp xuất khẩu chưa cao. Song trong những năm gần đây nhu
cầu về rau chất lượng cao phục vụ đời sống con người ngày càng tăng cho nên
các nghiên cứu tạo ra các giống cà chua lai quả nhỏ rất được quan tâm trên thế
giới (Nguyễn Hồng Minh và cs., 2011). Với đặc điểm quả có lượng axit cao, hạt
nhiều nhưng khả năng chống chịu khá nên được sử dụng làm vật liệu tạo giống
(Dương Thanh Loan, 2010). Các giống cà chua quả nhỏ được tạo ra có năng suất,
chất lượng cao và một số ưu điểm khác như chống chịu bệnh chết héo cây do vi
khuẩn, tăng khả năng chịu bệnh virus (Nguyễn Hồng Minh và cs., 2011). Cà chua
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

quả nhỏ dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả với giá bán cao gấp 2 –
3 lần cà chua thông thường. Tuy nhiên những nghiên cứu về giống cà chua quả

nhỏ cũng như sự đa dạng về giống cà chua quả nhỏ còn hạn chế, trên thị trường
có một số ít mẫu giống như: VR2, TN061, giống lai F1 TN040, giống lai F1
Thúy Hồng, giống lai F1 HT144…
Với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày
càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu phục vụ ăn tươi và chế biến, bổ
sung thêm vào nguồn giống cà chua quả nhỏ có khả năng thích ứng rộng, trồng
được nhiều vụ trong năm thì trên cơ sở một số tổ hợp lai của Viện Nghiên cứu
Rau quả và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giống rau chất lượng cao, Học
viện Nông Nghiệp Việt Nam chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số tổ hợp cà chua lai quả nhỏ
trong vụ Thu Đông 2014”
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được một số tổ hợp cà chua quả nhỏ có khả năng sinh trưởng
phát triển tốt, chống chịu một số sâu bệnh hại chính, cho năng suất cao, chất
lượng tốt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và yêu cầu chế biến, góp phần làm
tăng thêm sự phong phú của bộ giống cà chua.
3. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá khả năng sinh trưởng và một số đặc điểm hình thái, cấu trúc cây
của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ trồng trong vụ Thu Đông 2014 tại Gia Lâm –
Hà Nội và Lý Nhân – Hà Nam
Đánh giá khả năng đậu quả, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ trong vụ Thu Đông 2014 tại hai điểm thí
nghiệm.
Đánh giá một số chỉ tiêu về hình thái của quả và một số chỉ tiêu về chất
lượng tiêu dùng của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ trồng trong vụ Thu Đông
2014 tại hai điểm thí nghiệm.
Đánh giá khả năng chống chịu một số loại bệnh hại chủ yếu trên đồng
ruộng của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ trong vụ Thu Đông 2014 tại Gia Lâm –
Hà Nội và Lý Nhân – Hà Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm thực vật học và giá trị của cây cà chua
1.1.1 Nguồn gốc, phân loại cây cà chua
a) Nguồn gốc
Các nhà thực vật De Candole (1884), Mulle (1940), Cuckwill (1943),
Breznev (1955), Becker-dillinggen (1956), đều thống nhất cho rằng cây cà chua
có nguồn gốc ở bán đảo Galapagos bên bờ biển Nam Mỹ ở Peru, Equado, Chile.
Tuy nhiên Mehico là đất nước đầu tiên trồng loại cây này. Có ba chứng cứ đáng
tin cậy để khẳng định Mehico là trung tâm khởi nguyên trồng trọt hóa loại cây
trồng này (Mai Thị Phương Anh, 2003):
- Cà chua trồng được bắt nguồn từ châu Mỹ
- Được trồng hóa trước khi chuyển xuống châu Âu và châu Á
- Tổ tiên cà chua ngày nay là cà chua anh đào (L. Esculentum var.
cerasiforme) được tìm thấy từ vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới châu Mỹ, sau đó đến
vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi.
Theo tài liệu từ châu Âu thì người Aztec và người Toltec là những người
phát tán cây cà chua đến các châu lục. Ở châu Âu, sự tồn tại của cà chua được
khẳng định thông qua tác phẩm giới thiệu về những giống cà chua có màu vàng
và màu đỏ được mang về từ Mehico của nhà nghiên cứu về thực vật Pier Andrea
Mathiolus vào năm 1544 (Watso and Simone, 1996). Đây cũng là thời điểm
chứng minh sự tồn tại của cà chua trên thế giới.
Theo Luck Will (1946), cà chua từ Nam Mỹ được đưa dến Châu Âu vào
thế kỷ 16 và được trồng đầu tiên ở Tây Ban Nha. Vào thời gian này nó chỉ được
coi như một loại cây cảnh, cây làm thuốc. Đến năm 1750 cà chua được trồng làm
thực phẩm tại Anh và được gọi với nhiều tên gọi khác nhau: Pomid’oro (ở Italia)
hay Pomme d’Amour (Pháp). Đến thế kỷ 18 đã có nhiều nghiên cứu giúp cho bộ
giống cà chua trở nên đa dạng, phong phú hơn và nó đã trở thành thực phẩm ở
nhiều vùng. Vào cuối thế kỷ 18, cà chua được trồng ở các nước thuộc liên bang

Nga và đến đầu thế kỷ 19 sau khi được chứng minh về sự an toàn và tác dụng của
cây cà chua thì nó mới chính thức được chấp nhận và sử dụng làm thực phẩm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

một cách rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Bắc Mỹ, lần đầu tiên người ta nói đến cà chua là vào năm 1710 nhưng
mới đầu chưa được chấp nhận rộng rãi do quan niệm rằng cà chua độc hại, tới
năm 1830 cà chua mới được coi là cây thực phẩm cần thiết như ngày nay (Heiser,
1969).
Vào thế kỷ 17 các lái buôn người Châu Âu đã mang cà chua sang Châu
Á. Khoảng thế kỷ 18, cà chua có mặt ở Trung Quốc, sau đó phát tán sang khu
vực Đông Nam Á và Nam Á. Đế thế kỷ 19, cà chua được liệt kê vào cây rau có
giá trị , từ đó được phát triển mạnh (dẫn theo tài liệu của Kuo et al., 1998).
Tuy lịch sử trồng cà chua có từ lâu đời, nhưng tận đến nửa đầu thế kỉ 20,
cà chua mới thực sự trở thành cây trồng phổ biến, dành được sự quan tâm của
nhiều người trên toàn thế giới. Cà chua được trồng phổ biến rộng là nhờ số lượng
các giống mới được tăng nhanh, như năm 1863 có 23 giống mới đã được tìm ra,
hai thập kỷ sau số lượng giống tăng lên đến vài trăm (Morrison, 1938).
b) Phân loại
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) thuộc họ cà (Solanaceae), chi
Lycopersicon. Đã có nhiều nghiên cứu về phân loại cà chua và lập thành các hệ
thống phân loại theo quan điểm riêng như công trình của Muller (1940), Dakalov
(1941), Bailey Dillinger (1956), Brezhnev (1955-1964) hay của Libner Non
Necke (1989). Tuy nhiên, hai hệ thống được sử dụng nhiều nhất là hệ thống phân
loại của Muller và hệ thống phân loại của Brezhnev.
Theo phân loại của Muller thì cà chua trồng hiện nay thuộc chi
Eulycopersicon Muller. Trong chi phụ này tác giả phân thành 7 loại và cà chua
trồng hiện nay (Lycopersicon esculentum Mill.) thuộc loại thứ nhất (Grierson and
Kader, 1986).

Theo phân loại của tác giả Brezhnev (1964), chi Lycopersicon tourn được
phân làm ba loại thuộc hai chi phụ:
Chi phụ 1: Eriopersicon dạng cây một năm hoặc nhiều năm, quả không
bao giờ chín đỏ, luôn có màu xanh, có sọc tía, quả có lông, hạt nhỏ. Chi phụ này
gồm hai loài (Lycopersion Peruvianum Mill; Lycopersion Hirsutum Humb. Et.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Bonpl) và các loài phụ.
Chi phụ 2: Eulycopersic dạng cây hàng năm, quả chín đỏ hoặc vàng. Chi
phụ này gồm một loài là (Lycopersion esculentum Mill.), loài này gồm 3 loài
phụ:
- L. Esculentum Mill. ssp. Spontaneum Brezh – cà chua hoang dại
- L. Esculentum Mill. ssp. Spontaneum – cà chua bán hoang dại
- L.Esculentum Mill. ssp. Spontaneum – cà chua trồng trọt, là loại lớn
nhất, có các biến chủng có khả năng thích ứng rộng, được trồng rộng khắp thế
giới có 3 dạng:
+ L. Esculentum var. Vulgare Brezh
+ L. Esculentum var. Validum Brezh cà chua Anh Đào, thân bụi, cây thấp,
thân có lông tơ, lá trung bình, cuống ngắn, mép cong.
+ L. Esculentum var. Grandiflium Brezh. Cà chua quả to, cây trung bình,
mặt lá láng bóng, số lá trên cây từ ít đến trung bình.
1.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây cà chua
Cà chua trồng là cây hàng năm, thân bụi, phân nhánh mạnh, có lớp lông
dày bao phủ, trên thân có nhiều đốt và có khả năng ra rễ bất định. Chiều cao và
số lượng nhánh khác nhau phụ thuộc vào giống và điều kiện trồng trọt.
Rế cà chua thuộc loại rễ chùm, trong điều kiện đồng ruộng rễ cà chua có
thể phát triển rộng tới 1,3 m và sâu tới 1 m (Thomas, 1989). Với khối lượng rễ
lớn cà chua được xếp vào nhóm cây chịu hạn.
Thân tròn, phân nhánh rất nhiều, toàn cây có lông mềm và lông tuyến.

Thân cây cà chua non thường mềm, già hóa gỗ nhất là phần thân sát mặt đất .
Lá cà chua thuộc loại lá kép lông chim phân thùy, số lượng thùy không cố
định. Chét lá hình trứng thuôn, đầu nhọn hay tù, gốc lệch, mép khía răng thô, mỗi
lá có từ 3 - 4 đôi lá chét, phía ngọn có một lá riêng gọi là lá đỉnh. Đặc trưng lá
của giống biểu hiện đầy đủ nhất khi cây có chùm hoa đầu tiên.
Hoa màu vàng mọc thành xim thưa ở kẽ lá, thuộc loại hoa chùm, hoa đính
vào chùm bằng cuống ngắn. Căn cứ vào số lượng nhánh hoa trên chùm, chia
chùm hoa làm 3 loại: đơn giản, trung gian, phức tạp. Số lượng hoa mỗi chùm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

biến đổi từ 5 - 20, có khi tới hàng trăm hoa. Cuống hoa có một lớp tế bào riêng rẽ
(tế bào tầng rời), khi gặp điều kiện không thuận lợi thì lớp tế bào này sẽ chết đi
và làm hoa bị rụng.
Qủa cà chua thuộc loại quả mọng, nhiều nước, có số lượng buồng hạt
khác nhau, trong chứa chất dịch chua ngọt. Hình dạng, kích thước, màu sắc thay
đổi tùy từng giống, loài cà chua trồng trọt thường có màu đỏ, hồng, vàng, da
cam. Ngoài yếu tố đặc trưng giống thì màu sắc quả khi chín còn phụ thuộc nhiệt
độ, phụ thuộc vào hàm lượng Caroten và Lycopen. Ở nhiệt độ 30
o
C trở lên, sự
tổng hợp lycopen bị ức chế, trong khi đó sự tổng hợp B- caroten không mẫn cảm
với tác động của nhiệt độ, vì thế ở mùa nóng cà chua có màu quả chín vàng hoặc
đỏ vàng (Mai Thị Phương Anh, 2000; Nguyễn Hồng Minh và Kiều Thị Thư,
1999).
1.1.3 Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế
a) Giá trị dinh dưỡng
Khi chín, quả cà chua nói chung và cà chua quả nhỏ nói riêng đều được
xem như những loại rau quả giàu dinh dưỡng. Trong quả cà chua chín có chứa
nhiều đường (Glucoza, Fructoza, Saccaroza), và các vitamin (A, B

1
, B
2
, C), các
axit hữu cơ (Xitric, Malic, Galacturonic ) và các khoáng chất quan trọng Ca, Fe,
Mg
Theo phân tích của Edward (1989) thì thành phần hóa học cà chua chín
như sau: nước 94%, chất khô 5 - 6%, trong đó bao gồm: đường 55%, chất không
hòa tan trong rượu 21%, axit 12%, chất vô cơ 7%, chất khác 5%. Theo phân tích
của Tạ Thu Cúc (Tạ Thu Cúc và Nguyễn Thành Quỳnh, 1983), thành phần hóa
học của 100 mẫu giống cà chua ở đồng bằng sông Hồng là: chất khô 4,3 – 6,4%,
đường tổng số là 2,6 - 3,5%, hàm lượng chất tan 3,4 - 6,2%, axit tổng số 0,22 -
0,72%, vitamin C 17,1 - 38,81%.
Các tài liệu khác đã xác định được rằng cứ 100g phần ăn được của quả cà
chua có chứa 94g nước, 1g protein; 0,2g chất béo; 3,6g cacbonhydrat; 10mg Ca;
0,6 g Fe; 10mg Mg; 0,6mg P; 1700mg vitamin A; 0,02mg vitamin B; 0,6mg
Niacin và 21mg vitamin C, năng lượng đạt 30KJ/100g.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Theo Võ Văn Chi (1997) trong quả cà chua còn chứa nhiều amino axit
(trừ triptophan). Giá trị dinh dưỡng của cà chua rất phong phú và vậy mỗi ngày
mỗi người sử dụng 100 - 200g sẽ thỏa mãn nhu cầu về các vitamin cần thiết và
các chất khoáng chủ yếu. Tác giả Võ Văn Chi và Lê Đức Thuần (1997) quả cà
chua có vị ngọt và mát, có tác dụng tạo năng lượng, tiếp chất khoáng, tăng sức
sống, làm cân bằng tế bào, giải nhiệt, chống loại huyết, có tác dụng bổ huyết,
kháng khuẩn, chống độc, kiềm hóa máu có dư axit, lợi tiểu, hòa tan ure, điều hòa
bài tiết, giúp tiêu hóa dễ các loại bột và tinh bột. Nước sắc lá còn có tác dụng
giảm huyết áp, lá cũng có tính chất giải độc sưng tấy, nhuận tràng kích thích sự
tiết dịch của dạ dày và lọc máu, khử trùng đường ruột, có tác dụng trong bệnh

loét lưỡi, miệng.
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tác dụng đặc biệt của cà
chua đối với sức khỏe. Quả cà chua có nhiều vitamin, chất khoáng, vi khoáng dễ
hấp thu và hai hợp chất chống oxy hóa mạnh là lycopen và beta-caroten.
Lycopen là một chất oxi hóa tự nhiên mạnh gấp hai lần so với beta-caroten và
gấp 100 lần so với vitamin E, chế độ ăn tăng cường cà chua đã góp phần làm
chậm quá trình lão hóa và làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt
Ngoài ra cà chua còn chứa nhiều hợp chất hóa thực vật khác và chất xơ
giúp cho cơ thể bài xuất cholesterol, giảm cục máu đông, đề phòng các tai biến
của bệnh tim mạch, bệnh béo phì. Cà chua ăn tươi, làm nước ép thì không bị mất
vitamin C nhưng khi nấu chín như làm sốt cà chua, nấu canh với sườn, với thịt
nạc hay riêu cua, riêu cá… lại làm tăng khả năng hấp thu Lycopen và beta-
caroten. Cà chua có lợi cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi. Đối với phụ nữ, ăn nhiều cà
chua sẽ có làn da khỏe đẹp, giảm nguy cơ béo phì và giảm nguy cơ ung thư vú.
Ngoài ra nếu sử dụng nhiều cà chua thì tỉ lệ oxi hóa làm hư các cấu trúc sinh hóa của
ADN giảm xuống thấp nhất.
b) Giá trị kinh tế
Quả cà chua vừa có thể dùng để ăn tươi, nấu nướng vừa là nguyên liệu
cho chế biến công nghiệp với các loại sản phẩm khác nhau. Đồng thời cà chua
là loài cây có khả năng thích nghi rộng. Do đó, với nhiều nước trên thế giới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

thì cây cà chua là một cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và là mặt hàng
xuất khẩu quan trọng.
Theo FAO (1999) Đài Loan hằng năm xuất khẩu cà chua tươi với tổng trị
giá là 952000 USD và 48000 USD cà chua chế biến. Lượng cà chua trao đổi trên
thị trường thế giới năm 1999 là 36,7 tấn trong đó cà chua được dùng ở dạng ăn
tươi chỉ 5 - 7%. Ở Mỹ (1997) tổng giá trị sản xuất 1 ha cà chua cao hơn gấp 4 lần
so với lúa nước, 20 lần so với lúa mì (Tạ Thu Cúc và cs., 2000).

Ở Việt Nam cà chua được trồng khoảng trên 100 năm nay. Cà chua là cây
rau quan trọng của nhiều vùng chuyên canh, là cây trồng sau lúa mùa sớm cho
hiệu quả kinh tế cao. Cà chua được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng
và trung du Bắc Bộ. Ở miền Nam có Đà Lạt là nơi sản xuất cà chua cho năng
suất cao song trong cả nước chưa có vùng sản xuất lớn (Trương Văn Nghiệp,
2006).
Trong sản xuất cà chua nước ta từ năm 2008 - 2011 đã đánh dấu sự ra đời
cuộc cách mạng lần thứ hai, cà chua chất lượng cao. Với những thành tựu về tạo
ra các bộ giống cà chua lai chất lượng cao và các quy trình công nghệ phát triển
sản xuất đã và đang ra đời và tiếp tục phát triển, hoàn thiện, chúng ta hoàn toàn
có thể đưa nền sản xuất cà chua nhỏ lẻ, chủ yếu là cây gia vị thành nền sản xuất
lớn với đa dạng về các chủng loại sản phẩm, có mức tiêu thụ lớn, cung cấp cho
thị trường trong nước và xuất khẩu, đem lại kim ngạch vượt hơn nhiều so với
xuất khẩu gạo.
Sản xuất cà chua chất lượng cao tạo lập được một nghề ổn định cho đông
đảo nông dân các tỉnh miền Bắc, tạo ra nhiều công ăn việc làm ở các mùa vụ với
thu nhập cao gần như quanh năm. Chỉ tính một vụ trồng cà chua chất lượng cao
(với tiến bộ về giống và công nghệ sản xuất hiện nay), trung bình 1 ha người
nông dân bán sản phẩm tại nơi tập kết, sau khi trừ chi phí các loại vật tư cho thu
nhập khoảng 190 - 230 triệu đồng. Số này bao gồm công lao động của người sản
xuất và lãi ròng, nếu trừ chi phí công lao động lãi ròng có thể thu được 70 – 100
triệu đồng/ha/vụ (Nguyễn Hồng Minh, 2013).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

1.2 Yêu cầu của cây cà chua với điều kiện ngoại cảnh
Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, cây cà chua chịu tác động
của nhiều yếu tố ngoại cảnh như: đất đai, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng.
Vì vậy để sản xuất trồng trọt thành công ngoài công tác giống thì người sản xuất

cần biết được sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến cây trồng để có
những biện pháp chăm sóc thích hợp nhằm đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát
triển trong điều kiện tốt nhất.
1.2.1 Yêu cầu về nhiệt độ
Trong chu kì sống của cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng tùy
thuộc vào từng thời kì sinh trưởng, phát triển khác nhau mà chúng yêu cầu nhiệt
độ khác nhau. Sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm càng lớn thì càng thuận lợi
cho sinh trưởng, phát triển của cây cà chua. Sự tác động của nhiệt độ tới các quá
trình của cây có thể riêng rẽ, cũng có thể kết hợp với các yếu tố ngoại cảnh khác
như ánh sáng, ẩm độ, dinh dưỡng (Tiwari and Choudhury, 1993).
Cà chua có nguồn gốc vùng nhiệt đới khô, thuộc nhóm cây ưa ấm áp, ưa
nhiệt. Nhiệt độ tối thích ban ngày là 18 - 27
o
C, ban đêm là 12 - 15
o
C. Theo Tạ
Thu Cúc (2006), cà chua có thể chịu được nhiệt độ cao nhưng rất mẫn cảm với
nhiệt độ thấp. Cà chua có thể sinh trưởng, phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 15
– 35
o
C, thích hợp từ 22 - 24
o
C.
Theo Chu Thị Thơm (2005), trong quá trình hạt nảy mầm nếu gắp nhiệt độ
thích hợp sẽ cho tỉ lệ nảy mầm cao, hạt cà chua có thể nảy mầm ở nhiệt độ 15 -
18
o
C nhưng nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 25 - 30
o
C, ngoài ngưỡng này tỉ lệ nảy

mầm giảm hoặc nảy mầm chậm. Nếu nhiệt độ đất quá cao trên 39
o
C sẽ làm giảm
sự phát triển của bộ rễ, nhiệt độ trên 44
o
C sẽ ngăn cản sự hấp thu nước và dinh
dưỡng của hệ rễ.
Nhiệt độ ban ngày trên 30
o
C và dưới 21
o
C về ban đêm có xu hướng giảm
kích cỡ hoa cũng như khối lượng noãn, bao phấn và số ngăn hạt của quả. Nhiệt
độ cao cũng làm giảm số lượng và sức sống của hạt phấn cũng như của noãn, từ
đó làm giảm khả năng thụ phấn thụ tinh và dẫn đến làm giảm số lượng quả trên
cây (Kuo et al., 1998).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Sự nảy mầm của hạt phấn là phụ thuộc nhiệt độ. Hạt phấn nảy mầm ở
nhiệt độ 25
o
C mất 1 giờ, ở 10
o
C mất 5 giờ và ở 5
o
C mất 20 giờ. Ở ngoài giới
hạn nhiệt độ từ 5 - 37
o
C thì phần trăm nảy mầm của hạt phấn giảm. Tốc độ sinh

trưởng của ống phấn tăng ở giới hạn nhiệt độ 10 - 35
o
C (Ho and Hewitt, 1986).
Hệ ẩm độ và nhiệt độ cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cà chua. Theo Vansloten (1977), trong Tạ Thu
Cúc (2006) thì nhiệt độ càng cao cùng ẩm độ không khí cao thường dẫn đến
năng suất cà chua thấp, bệnh phát triển nhiều, nhiệt độ không khí cao mà ẩm độ
không khí thấp thì cây sẽ sinh trưởng kém, ra quả ít. Tuy nhiên trong đời sống
của cây thì tùy giống, tùy giai đoạn sinh trưởng, phát triển mà yêu cầu nhiệt độ là
khác nhau.
1.2.2 Yêu cầu về ánh sáng
Cà chua có nguồn gốc ở Nam bán cầu nên ưa cường độ ánh sáng mạnh,
nếu thiếu ánh sáng thì cây sinh trưởng yếu, thời gian sinh trưởng kéo dài và sản
lượng thấp (Bùi Bảo Hoàn và Đào Thanh Vân, 2000). Ánh sáng với cường độ
cao sẽ làm tăng diện tích lá và tăng tốc độ sinh trưởng của cây. Ánh sáng với
cường độ thấp sẽ làm vươn dài vòi nhụy, gây khó khăn cho việc thụ phấn và tạo
nên những hạt phấn không có sức sống, làm giảm khả năng thụ tinh.
Theo Tạ Thu Cúc (1985), cường độ chiếu sáng tối thiểu cho cà chua sinh
trưởng phát triển là 4000lux . Cường độ ánh sáng cần cho cà chua ra hoa đậu quả
không được thấp hơn 10 000lux và khoảng thích hợp là 14 000-12 000 lux (Mai
Thị Phương Anh, 2000).
Thời kì cây con, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ vươn cao, lóng dài, dễ đổ. Nhiều
tài liệu đã nghiên cứu về vai trò của ánh sáng đối với cà chua, Rinhold (1953) đã chỉ
ra lợi ích của việc chiếu sáng bổ sung cho cà chua ở thời kì cây con khi trồng vào
những sáng thiếu bức xạ mặt trời. Tuy nhiên các tác giả đều thống nhất rằng các
giống khác nhau thì yêu cầu thời gian chiếu sáng là khác nhau.
1.2.3 Yêu cầu về ẩm độ
Cây cà chua là cây có khả năng chịu hạn nhưng yêu cầu về nước nhiều vì
khối lượng thân lá trên mặt đất tương đối lớn, chứa nhiều nước và đống thời nó
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11

cũng hình thành quả trong thời gian ngắn. Để tạo một tấn chất khô, cà chua cần
570 - 600 m
3
nước (Nguyễn Văn Thắng, 1996). Suốt vụ cà chua cần được tưới
lượng nước tương đương với lượng nước mưa từ 460 – 500 mm (Kuo et al.,
1998). Đối với từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì yêu cầu nước của loài
cây này là khác nhau, xu hướng ban đầu cần ít, sau cần nhiều. Yêu cầu nước của
cây cà chua nhiều nhất là thời kì ra quả, nếu thiếu nước lá cây sẽ bị xoăn lại, do
vậy quang hợp sẽ yếu đi. Khi độ ẩm đất thấp việc sử dụng phân bón sẽ gặp khó
khăn, đồng thời cây dễ bị ngộ độc, quả sẽ chín nhanh hơn, hàm lượng chất khô
và hàm lượng đường cao nhưng sản lượng giảm. Hiện tượng nứt quả thường xảy
ra khi tưới nước quá nhiều hoặc mưa to sau thời gian hạn kéo dài, do vậy việc
điều chỉnh chế độ tưới nước hợp lý là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống
nứt và thối quả (Chu Thị Thơm, 2005).
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cà chua yêu cầu ẩm độ không
khí tương đối thấp 45 - 55% (Kuo et al., 1998) ẩm độ quá cao sẽ ảnh hưởng tới
khả năng thụ phấn, thụ tinh của cây, hạt phấn trương nở, hoa cà chua không thụ
phấn được nên bị rụng ảnh hưởng đến năng suất. Mặt khác ẩm độ không khí còn
ảnh hưởng đến khả năng phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại trên cà chua, ẩm
độ không khí cao dễ nhiễm bệnh hại. Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu
nóng ẩm với độ ẩm không khí cao nên cà chua dễ bị nhiễm nhiều bệnh hại, đây là
một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng cà chua
(Tạ Thu Cúc, 2005; Bùi Bảo Hoàn và Đào Thanh Vân, 2000).
1.2.4 Yêu cầu về đất
Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát đến đất
thịt nhẹ, từ đất hơi chua cho đến đất kiềm nhẹ (4,3 – 8,7). Nhưng thích hợp nhất
là đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt,
chứa tối thiểu 1,5% chất hữu cơ có pH = 5,5 – 6,5 (Kuo et al., 1998). Cà chua

thuộc họ cà rất mẫn cảm với các loại bênh hại, vì vậy yêu cầu chế độ luân canh
nghiêm ngặt, không nên trồng cà chua trên loại đất mà vụ trước là những cây
trong họ cà: khoai tây, cà tím , cà chua trồng tốt nhất trên đất trồng lúa hay sau
vụ bắp cải, dưa leo, hành tây.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

1.2.5 Yêu cầu về dinh dưỡng khoáng
Cà chua cần các nguyên tố dinh dưỡng: đạm, lân, kali, canxi, lưu huỳnh,
magie, sắt, mangan, đồng, kẽm để hoàn thành chu kì sống của mình, trong đó
cà chua sử dụng nhiều nhất là kali, đạm thứ đến là lân và canxi (Tạ Thu Cúc,
2002). Theo nghiên cứu của Endelschein dẫn trong Tạ Thu Cúc (2002), muốn đạt
sản lượng 50 tấn/ha cây cà chua cần hút từ đất 479 kg nguyên tố dinh dưỡng,
trong đó khoảng 73% tập trung vào quả, 27% tập trung cho thân lá.
Nhu cầu chất dinh dưỡng phụ thuộc vào tuổi cây, giống và điều kiện trồng,
phần lớn các chất nuôi quả được hấp thụ sau khi trổ hoa, do đó cây yêu cầu chất
dinh dưỡng nhiều nhất sau 10 ngày sau khi nở hoa cho đến khi trái bắt đầu chín (Mai
Thị Phương Anh, 2000). Cà chua là cây có thời gian sinh trưởng dài, sinh trưởng
thân lá mạnh, khả năng ra hoa, quả nhiều, tiềm năng năng suất lớn. Vì vậy cung cấp
đủ chất dinh dưỡng là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất và chất lượng
quả. Cà chua hút nhiều nhất là kali, tiếp đến là đạm và ít nhất là lân.
- N: có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá, phân hóa hoa sớm, số lượng
hoa trên cây nhiều, hoa to, tăng khối lượng quả và làm tăng năng suất trên đơn vị
diện tích.
- P: có tác dụng kích thích ra rễ cho cà chua nhất là thòi kì cây con. Bón P
đầy đủ giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, cây ra hoa sớm, tăng tỉ lệ đậu quả,
quả chín sớm, tăng chất lượng quả.
- K: cần thiết để hình thành thân, bầu quả. K làm cứng thân cây, tăng khả
năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận, tăng quả trình quang hợp, tăng
cường sự vận chuyển các chất hữu cơ, đường vào quả. K có tác dụng đối với hính

thái quả, quả nhẵn, thịt quả chắc do đó làm tăng khả năng bảo quản và vận
chuyển quả chín. Cây cần nhiều kali nhất vào thời kì ra hoa, hình thành quả
(Nguyễn Hồng Minh và Kiều Thị Thư, 1999).
Trong các nguyên tố vi lượng thì Bo, Zn, Mn là những nguyên tố cần lưu
ý đặc biệt. Bo có vai trò to lớn trong việc hạn chế hiện tượng rụng nụ, rụng hoa,
quả, quả biến dạng. Vì vậy phân vi lượng có ý nghĩa to lớn đối với cà chua, sừ
dụng hợp lý phân vi lượng sẽ nâng cao năng suất và chất lượng quả (Bùi Bảo
Hoàn và Đào Thanh Vân, 2000).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

1.3 Tình hình nghiên cứu tạo giống cà chua và sản xuất cà chua trên thế giới
1.3.1 Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới
a) Cà chua quả lớn
Cà chua là cây trồng có lịch sử phát triển tương đối muộn so với các loại
cây trồng khác, tuy nhiên với giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, cà chua
là một trong những đối tượng được tập trung nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực
chọn tạo giống.
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, chọn tạo ra những giống
cà chua thích hợp cho từng vùng sinh thái, từng mùa vụ và từng mục đích sử
dụng. Để việc chọn tạo giống thành công các nhà khoa học đã sử dụng nguồn gen
di truyền của các loài hoang dại và bán hoang dại vì chúng có khả năng chống
chịu tốt với điều kiện bất thuận của môi trường. Bằng nhiều con đường khác
nhau như: lai tạo, chọn lọc dưới nền nhiệt độ cao và thấp, gây đột biến nhân tạo
các nhà khoa học đã tạo ra giống thích hợp trong điều kiện nhiệt độ cao có phổ
thích ứng rộng, khả năng trồng nhiều vụ trong năm (Kiều Thị Thư, 1998).
Từ năm 1977 - 1984, Ai Cập đã tiến hành nghiên cứu về hợp phần chọn
tạo giống cà chua cho năng suất cao, kết quả cho thấy các giống cà chua có
nguồn gốc từ Mỹ như Cal, Ace, Hausney, Marmande và Prytchard, VFN-8,
VFN-Bush đều có những đặc tính tốt như quả to, có năng suất và chất lượng cao,

còn một số giống khác như Castlex-1017, Casvoock, E-6202, Gs - 30, Peto86,
UC – 82 và UC97 có đặc điểm là thịt quả chắc. Các giống có màu vàng khi chín
như Case, Rich, Golde Bty, Jubylee Vaysumay đều có hàm lượng đường cao,
riêng giống VF145-B7897 được đánh giá là giống cải tiến và vừa có năng suất và
chất lượng tốt. Các giống này đều thích hợp trong các thời vụ.
Ở Mỹ công tác chọn tạo giống cà chua được tiến hành từ rất sớm và thu
được nhiều thành tựu đáng kể. Trường Đại học California đã chọn ra được những
giống cà chua mới như UC-105, UC-134, UC-82 có năng suất cao và có nhiều
đặc điểm tốt như tính chống chịu nứt quả cao và quả cứng (Hồ Hữu An, 1996).
Công ty liên doanh Ấn Độ - Mỹ cũng đưa ra thị trường nhiều giống cà chua
có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao trong đó có Rupali là giống chịu nhiệt được tiếp
nhận và trồng rộng rãi ở nhiều vùng của Ấn Độ (Hồ Hữu An, 1996).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Để phát triển cà chua ở vùng thấp, ở Indonexia nhiều chương trình đã tập
trung nghiên cứu giống cà chua cho năng suất cao, chống chịu sâu và bệnh héo
xanh vi khuẩn, thí nghiệm đã tiến hành lai giữa các giống địa phương và giống
nhập nội có khả năng chống chịu héo xanh vi khuẩn. Kết quả cho thấy Mutiara
và Berlion là hai giống vừa cho năng suất cao vừa chống chịu được với bệnh héo
xanh vi khuẩn (Nguyễn Thị Xuân Hiền và cs., 2003).
Trong nhiều năm chương trình tạo giống cà chua ở Đại học Nông Nghiệp
Philipin đã tập trung vào phát triển những giống có khả năng chống chịu sâu
bệnh và khả năng đậu quả tốt ở nhiệt độ cao. Kết quả đã tạo ra một số giống như:
Maritet, Maigay và Marilay là các giống vừa có khả năng chống chịu bệnh héo
xanh vi khuẩn vừa có tỷ lệ đậu quả cao (Sariano et al., 1981 – Trong nguồn tài
liệu Hồ Hữu An, 1996).
Nhiều nghiên cứu thử nghiệm giống cà chua đã được tiến hành ở Trung
tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC), Trường Đại học Kansetsart
thuộc phân viện Kamphaengsean, Thái Lan, trong đó nhiều mẫu giống được đánh

giá có nhiều đặc điểm tốt như: CHT-104, CHT-92 và CHT-165 là những giống
cà chua Anh Đào có năng suất cao, chống chịu bệnh tốt, màu sắc quả đẹp, hương
vị ngon và quả chắc. Các giống PT-4225, PT-3027, PT-4165, PT-4446, PT-4187,
PT-4121 vừa cho năng suất cao vừa cho chất lượng tốt, hàm lượng chất hòa tan
cao (5,3 Brix), quả chắc, tỷ lệ nứt thấp (5,79%) (Kang Grogiang (1994) trong tài
liệu Jenkin, 1984). Ngoài ra giống cà chua Anh Đào, CHT-276 và CHT-268 cũng
có năng suất cao 52,3 tấn/ha và 46,63 tấn/ha hàm lượng chất hòa tan cao (6,6 –
6,7 Brix), hàm lượng đường cao, rất ngọt thích hợp cho ăn sống (Lorenz, 1988).
Hiện nay các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu tạo ra giống cà chua
chịu điều kiện nhiệt độ nóng ẩm ở các nước nhiệt đới. Vì nhiều công trình nghiên
cứu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC) cho thấy
những giống cà chua chọn tạo trong điều kiện ôn đới không thích hợp với điều
kiện nóng ẩm vì sẽ tạo những quả kém chất lượng như màu đỏ nhạt, nứt quả, vị
nhạt hoặc chua (dẫn trong tài liệu Opena Green et al., 1989). Theo ý kiến của
Anpachev (1978), Ioganov (1971), Phiên Kỳ Mạnh (1961) (dẫn theo Kiều Thị
Thư, 1998) thì xu hướng chọn tạo giống cà chua mới là:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

+ Tạo giống chín sớm phục vụ cho sản xuất vụ sớm
+ Tạo giống cho sản lượng cao, giá trị sinh học cao, dùng làm rau tươi và
nguyên liệu cho chế biến đồ hộp.
+ Tạo giống chín đồng loạt thích hợp cho cơ giới hóa.
+ Tạo giống chống chịu sâu bệnh
Cho đến nay các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn đang tiếp tục tiến
hành các nghiên cứu và thử nghiệm để tạo ra các giống cà chua mới nhằm đáp
ứng cho đòi hỏi ngày càng khắt khe của con người, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu
của con người ngay cả đến vấn đề kinh tế.
b) Một số nghiên cứu về giống cà chua quả nhỏ trên thế giới.
Nhiều nghiên cứu thử nghiệm trồng cà chua quả nhỏ đã được tiến hành ở

AVRDC-TOP, trường Đại học Kasetsart, phân viện Kamphaeng Saen, Thái Lan.
Trong đó nhiều mẫu giống được đánh giá cao có chất lượng rất tốt kết hợp với
đặc tính chịu nóng, năng suất cao và chống chịu bệnh, màu sắc đẹp, hương vị
ngon như: các giống cà chua lai Anh Đào CTH104, CTH92 và CTH105
(Wangdi, 1992 trong tài liệu Vũ Thi Tình, 1998); các giống PT4225, PT3027,
PT4165, PT4446, PT4187, PT4121 vừa cho năng suất cao, chất lượng tốt, hàm
lượng chất khô cao vừa có màu sắc đỏ đều, quả chắc, chống bệnh và chống nứt
quả (Chu Jinping, 1994); giống FMTT3 cho năng suất 66,75 tấn/ha chất lượng
quả tốt, hàm lượng chất hòa tan cao (5,38

Brix), quả chắc, tỷ lệ nứt quả thấp
(5,79%) (Kang Gaoquiang, 1994 trong tài liệu của Lin Jin Sheng et al., 1994).
Giống cà chua Anh Đào CHT267 và CHT268 có năng suất cao (52,3
tấn/ha và 46,63 tấn/ha), hàm lượng chất hòa tan cao (6,6 – 6,7

Brix) và hàm
lượng đường cao, hương vị rất ngon và rất ngọt, rất thích hợp cho ăn tươi (Zhu
Guopeng, 1995 trong tài liệu của Vũ Thị Tình, 1998).
Năm 1995 – 1996, 11 giống cà chua quả nhỏ được đánh giá trong thí
nghiệm đồng ruộng của ARC – AVRDC có trụ sở tại Kamphaengsaen Campus,
Đại học Kasetsart, Nakhon Pathorn, Thái Lan. Giống CH156 đã cho năng suất
cao nhất đạt 44,53 tấn/ha. Ảnh hưởng của côn trùng đến khối lượng quả thấp
nhất ở CH155 là 7,47g/cây. Giống CH151, CH153 và CH156 có khả năng bảo
quản cao trong điều kiện phòng lạnh (AVRDC, 2002).

×