Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

khảo sát ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa cúc tiger (chrysanthemum sp ) trồng trong chậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.08 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
  








NGUYỄN THỊ HUỲNH GIAO




KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT BẤM
NGỌN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ RA HOA CỦA
CÂY HOA CÚC TIGER (Chrysanthemum sp.)
TRỒNG TRONG CHẬU



Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành: NÔNG NGHIỆP SẠCH




Cần Thơ, 2014




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
  










Tên đề tài:

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT BẤM
NGỌN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ RA HOA CỦA
CÂY HOA CÚC TIGER (Chrysanthemum sp.)
TRỒNG TRONG CHẬU




Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành: NÔNG NGHIỆP SẠCH




Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ths. Trần Thị Bích Vân Nguyễn Thị Huỳnh Giao
Ths. Lê Bảo Long MSSV: 3108336
Lớp: Nông Nghiệp Sạch K36




Cần Thơ, 2014
i


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kì công trình luận văn nào trước đây.


Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Huỳnh Giao
























ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“Khảo sát ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự sinh trưởng và ra hoa

của cây hoa cúc Tiger (Chrysanthemum sp.) trồng trong chậu”.
Do sinh viên Nguyễn Thị Huỳnh Giao, ngành Nông Nghiệp Sạch khóa 36 thực
hiện.
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.


Cần Thơ, ngày … tháng năm …
Cán bộ hướng dẫn


Trần Thị Bích Vân
Lê Bảo Long














iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Nông Nghiệp Sạch với đề tài:
“Khảo sát ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự sinh trưởng và ra hoa
của cây hoa cúc Tiger (Chrysanthemum sp.) trồng trong chậu”.
Do sinh viên Nguyễn Thị Huỳnh Giao thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp






Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:


Cần Thơ, Ngày….tháng……năm 201…
Thành viên hội đồng








iv


DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

TIỂU SỬ CÁ NHÂN


Họ và tên: Nguyễn Thị Huỳnh Giao Giới tính: Nữ
Sinh ngày: / /1991 Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Phú Tân – Cà Mau
Họ và tên cha: Nguyễn Quốc Việt Sinh năm: 1968
Họ và tên mẹ: Định Lệ Duyên Sinh năm: 1968
Chỗ ở hiện nay: Ấp Mỹ Bình – Xã Phú Tân – Huyện Phú Tân – Tp. Cà Mau
Tóm tắt quá trình học tập:
 1997 – 2001: Trường Tiểu Học Mỹ Bình
 2002 – 2005: Trường Trung Học Cở Sở Đông Thới
 2006 – 2008: Trường Trung Học Phổ Thông Cái nước
 2010 – 2014: Trường Đại Học Cần Thơ
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người khai ký tên



Nguyễn Thị Huỳnh Giao










v




LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Xin chân thành kính dâng cha mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục và suốt đời
tận tụy vì tương lai sự nghiệp của con lòng biết ơn sâu sắc. Người đã nuôi tôi lớn
khôn với biết bao sự hy sinh khó nhọc.
Thành kính ghi ơn,
Quý thầy cô bộ môn Khoa Học Đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng, trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt những kiến thức chuyên
ngành và kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho tôi trong suốt thời gian học ở
trường. Và đó cũng là hành trang giúp tôi vững bước vào cuộc sống.
Thầy Lê Bảo Long, cô Trần Thị Bích Vân đã tận tình chỉ dẫn, dìu dắt, giúp đỡ
và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Chân thành cảm ơn,
Cô cố vấn học tập Nguyễn Đỗ Châu Giang luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học ở trường.
Bạn Trần Thị Oanh, Phan Thị Xuân Phương, Trần Ngọc Hữu, Lê Thanh Điền
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Thân gởi đến,
Các bạn lớp Nông Nghiệp Sạch khóa 36 lời chúc tốt đẹp nhất, chúc các bạn
vui vẻ, sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành đạt trong cuộc sống.
Những người bạn thân Oanh, Phương, Điền, Hữu chúc các bạn luôn đạt được

những gì mình mơ ước.

Nguyễn Thị Huỳnh Giao

vi




MỤC LỤC
Chương Nội dung Trang
Lời cam đoan i
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn ii
Xác nhận của Hội đồng báo cáo iii
Tiểu sử cá nhân iv
Lời cảm tạ v
Mục lục vi
Danh sách bảng viii
Danh sách hình ix
Tóm lược x
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 Tình hình sản xuất hoa cúc trên thế giới và Việt Nam 2
1.1.1 Tình hình sản xuất hoa cúc trên thế giới 2
1.1.2 Tình sản xuất hoa cúc ở Việt Nam 3
1.2 Sơ lược về hoa cúc 4
1.2.1 Nguồn gốc thực vật 4
1.2.2 Đặc điểm hình thái 4
1.2.3 Đặc điểm sinh thái, sinh lý 5
1.2.4 Sâu bệnh 6

1.3 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự sinh trưởng và ra
hoa của cây hoa cúc 7
1.3.1Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự sinh trưởng
của cây hoa cúc 7
1.3.2 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự ra hoa của
cây hoa cúc 8
vii

1.4 Tình hình khí tượng trong thời gian thực hiện thí nghiệm 9
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 11
2.1 Phương tiện 11
2.1.1 Thời gian và địa điểm 11
2.1.2 Vật liệu 11
2.2 Phương pháp 12
2.2.1 Bố trí thí nghiệm 12
2.2.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc 12
2.2.2.1 Cách trồng 12
2.2.2.2 Chăm sóc 13
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 14
2.2.4 Phương pháp xử lí số liệu 14
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15
3.1 Ghi nhận tổng quát 15
3.2 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự sinh trưởng của cây
hoa cúc Tiger 15
3.2.1 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến chiều cao cây,
đường kính gốc thân 15
3.2.2 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến chiều cao chồi,
đường kính gốc chồi 17
3.3 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự ra hoa và chất lượng
hoa của cây hoa cúc Tiger 21

3.3.1 Ảnh hưởng đến sự ra hoa 21
3.3.2 Ảnh hưởng đến chất lượng hoa 22
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 25
4.1 Kết luận 25
4.2 Đề nghị 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26


viii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng Tựa bảng Trang
1.1

1.2

1.3

3.1

3.2

3.3

3.4

3.5
Giá trị xuất nhập hoa cúc hằng năm của một số nước trên

thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu hoa tươi 8 tháng đầu năm 2008 và
2009
Tình hình sản xuất hoa cúc ở một số tỉnh trong nước năm
2003
Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến chiều cao cây và
đường kính gốc thân của cây hoa cúc Tiger

Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến đường kính tán cây
của cây hoa cúc Tiger
Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến chiều cao và đường
kính gốc chồi của cây hoa cúc Tiger
Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến số lóng và chiều dài
lóng của chồi của cây hoa cúc Tiger
Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến thời gian ra hoa sau
khi trồng của cây hoa cúc Tiger


2

3


4


16


17



18


19


21










ix

DANH SÁCH HÌNH

Hình Tựa hình Trang

1.1

1.2

2.1

2.2
3.1

3.2

3.3

3.4
Lượng mưa trung bình (mm) và ẩm độ tương đối (%) hàng
tháng
Tổng số ngày nắng (giờ) và nhiệt độ trung bình (
0
C) hàng
tháng
Cây cúc nuôi cấy mô sau khi thuần dưỡng
Kỹ thuật trồng cúc Tiger cấy mô sau khi thuần dưỡng

Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến hình dáng cây của cây
hoa cúc Tiger
Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến tổng số hoa của cây
hoa cúc Tiger
Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến đường kính hoa của
cây hoa cúc Tiger
Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến số cánh hoa của cây
hoa cúc Tiger


9

10

11
13

15

22

23

23

















x

Nguyễn Thị Huỳnh Giao, 2014. “Khảo sát ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến

sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa cúc Tiger (Chrysanthemum sp.) trồng trong
chậu”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông nghiệp sạch, Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: ThS.
Trần Thị Bích Vân và ThS. Lê Bảo Long.


TÓM LƯỢC

Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự sinh trưởng và ra hoa
của cây hoa cúc Tiger (Chrysanthemum sp.) trồng trong chậu” gồm 1 thí nghiệm
được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm
thức có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng 1 cây. Nghiệm thức 1: bấm ngọn
để lại 2 cành; nghiệm thức 2: bấm ngọn để lại 4 cành hoa; nghiệm thức 3: bấm
ngọn để lại 6 cành hoa; nghiệm thức 4: bấm ngọn để lại 8 cành hoa; nghiệm thức
5: bấm ngọn để lại 10 cành hoa; nghiệm thức 6: bấm ngọn ngay khi nhú nụ. Kết
quả thí nhiệm cho thấy: (i) Bấm ngọn ngay khi nhú nụ cho chiều cao vượt trội,
đường kính tán rộng và cho tổng số hoa cao, có nhiều tầng hoa nhưng cho chiều
cao chồi thấp nhất thích cho việc trồng chậu. (ii) Bấm ngọn để lại 10 cành và 8
cành cho chiều cao cây và chiều cao chồi tương đối cao, đường kính hoa to, hoa
nở đồng đều và tạo cho cây hoa cúc hình cầu hoặc mâm xôi từ một thân ban đầu
vừa thích hợp cho việc trồng chậu vừa thích hợp cho cắt cành. (ii) Bấm ngọn để
lại 6 cành, 4 cành và 2 cành cho chiều cao cây thấp, đường kính tán nhỏ nhưng
cho đường kính hoa to nhưng có ít tầng hoa không mang lại hiệu quả.

1

MỞ ĐẦU
Hoa cúc (Chryanthemum sp.) là một trong những loại cây trồng làm cảnh
lâu đời, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, hoa cúc được trồng
rộng rãi ở hầu khắp các nước trên thế giới do đặc điểm màu sắc, hình dáng hấp

dẫn người thưởng ngoạn. Đồng thời thu hút các nhà sản xuất kinh doanh bởi đặc
tính rất bền, tươi lâu, không bị rụng cánh, dễ bảo quản và vận chuyển đi xa. Hoa
cúc cũng là loại cây dễ trồng, dễ nhân giống, có thể trồng nhiều vụ trong năm
trên quy mô lớn và đặc biệt là nhu cầu về hoa cúc trên thị trường lúc nào cũng
cao, do đó hoa cúc đang là cây trồng được chú trọng phát triển. Để mang lại hiệu
quả kinh tế cho người dân trồng hoa cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp,
kỹ thuật bấm ngọn là một trong những biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong các
vườn hoa để tăng năng suất và phẩm chất của hoa cúc.
Tuỳ theo đặc tính của giống, mục đích sử dụng và ý thích của người chơi
hoa mà bấm ngọn hay không bấm ngọn. Nếu muốn cây cúc có cành mập, hoa to
ta không bấm ngọn mà ngược lại phải tỉa bỏ hết các mầm nhánh phụ mọc từ nách
lá, chỉ để lại một nụ chính trên thân. Trường hợp nếu muốn cúc nhiều hoa trên
thân ta phải bấm ngọn cho cây, bấm ngọn 1 lần đối với những giống cúc có
đường kính hoa trung bình 6-8 cm, bấm ngọn nhiều lần với một số giống cúc có
hoa nhỏ đường kính bông 1-3 cm dạng cây bụi, thân mềm, khả năng phát sinh
cành nhánh mạnh, có thể bấm lần 3 lần 4 đến khi cây có đủ nhánh đủ cành để tạo
thế, dáng cho cây. Sau đó vặt bỏ các mầm nách không cần thiết và các nụ con ra
sau để hoa nở đồng đều. Bằng cách này ta đã tạo ra 1 cây cúc hình cầu hoặc hình
mâm xôi từ 1 thân ban đầu dùng cho việc trồng trong chậu hoặc trồng vào các
bồn trang trí trông rất đẹp mắt.
Vì vậy, đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự
sinh trưởng và ra hoa của cây hoa cúc Tiger (Chrysanthemum sp.)
trồng trong chậu” được thực hiện nhằm xác định kỹ thuật bấm ngọn thích hợp
nâng cao năng suất và chất lượng hoa của cúc Tiger trồng trong chậu.

2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA CÚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.1.1 Tình hình sản xuất hoa cúc trên thế giới
Trong nghành sản xuất hoa toàn cầu, hoa cúc là loài quan trọng thứ hai
sau hoa hồng. Cúc còn được xem là một trong những loài hoa trang trí được ưa
chuộng nhất trên toàn thế giới.
Năm 2006, Hà Lan đứng đầu về sản xuất hoa cúc với sản lượng 1,5 tỷ
cành, kế đến là Colombia 900 triệu cành, Mexico và Italia đạt 300 triệu cành.
Theo Berkun (2007) Hà Lan là một trong những nước lớn nhất thế giới về xuất
khẩu hoa, cây cảnh nói chung và xuất khẩu cúc nói riêng. Diện tích trồng cúc của
Hà Lan chiếm 30% tổng diện tích trồng hoa tươi. Hằng năm, kinh ngạch giao lưu
buôn bán hoa cúc trên thị trường thế giới ước tính đạt tới 1,5 tỷ USD (Đặng Văn
Đông và Đinh Thế Lộc,2003) (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Giá trị xuất nhập hoa cúc hàng năm của một số nước trên thế giới (Đặng Văn
Đông và Đinh Thế Lộc, 2003)
Đơn vị: Triệu USD
STT Tên nước Xuất khẩu Nhập khẩu
1

Trung Qu
ốc

300

200

2 Nhật Bản 150

200

3 Hà Lan 250


100

4 Pháp 70

110

5 Đức 80

50

6

Nga

-

120

7 Mỹ 50

70

8 Singapo 15

-

9 Israel 12

-



Ở khu vực châu Á, Nhật Bản đứng đầu về sản xuất và tiêu thụ hoa cúc.
Hoa cúc ở Nhật Bản chiếm đến 35% tổng sản phẩm hoa cắt cành trong nước.
3

Tiêu thụ gần 4.000 triệu Euro mỗi năm để phục vụ nhu cầu hoa trong nước (Jo
Wijnands, 2005). Theo Takahiro Ando (2009) hoa cúc chiếm tới 36% sản phẩm
nông nghiệp tại Nhật Bản, mỗi năm sản xuất hơn hai trăm triệu cành hoa phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
1.1.2 Tình hình sản xuất hoa cúc ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha trong đó diện tích trồng
hoa chỉ chiếm 0,02% diện tích đất. Gần đây phong trào trồng hoa mới được chú ý
và phát triển, không những phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng
xuất khẩu khá mạnh. Theo số liệu thống kê của Viện Rau hoa quả Việt Nam thì 8
tháng đầu năm 2008 và 2009, hoa cúc là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch dẫn
đầu trong kim ngạch xuất khẩu hoa tươi (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Kim ngạch xuất khẩu hoa tươi 8 tháng đầu năm 2008 và 2009 (Viện Rau hoa
quả Việt Nam, 2009)
Chủng loại Năm 2008
(USD)
Năm 2009
(USD)

ợt củ
a
năm
2009 so với năm
2008 (%)

Tổng 5.271.499,9


7.364.320,9

39,7

Cúc các loại 3.026.408,3

4.433.122,3

46,5

C
ẩm ch
ư
ớng

1.494.094,1

1.485.962,6

-
0,5

Hoa hồng tươi 382.266,3

671.652,9

75,7

Lan H

ồ Điệp

116.92
9,6

354.568,0

203,2

Lan Vũ nữ 0,0

160.213,5

100,0

Cát tường 0,0

19.814,0

100,0

Địa Lan 0,0

13.860,0

100,0

Phong Lan 576,8

11.880,0


1.959,6

Hoa tươi các lo
ại

1.757,1

3.999,0

127,6


Năm 1998, diện tích hoa cúc chiếm 42%. Đến năm 2003 thì cả nước có
9.430 ha trồng hoa và cây cảnh các loại, sản lượng 482,6 tỷ đồng, trong đó hoa
cúc là 1.484 ha cho giá trị sản lượng cao nhất là 129,49 tỷ đồng (Đặng Văn
Đông, 2005) và được phân bố ở các tỉnh trong nước (Bảng 1.3).
4

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất hoa cúc ở một số tỉnh trong cả nước năm 2003 (Đặng Văn
Đông, 2005)
Địa phương
Diện tích (ha) Giá trị sản lượng (triệu đồng)
Tổng số Hoa Cúc Tổng số Hoa Cúc
Cả nước 9.430

1.484

482.606


129.490

Hà Nội 1.642

387

81.729

30.188

H
ải Ph
òng

814

97

12.210

1.400

Vĩnh Phúc 1.029

115

38.144

4.200


Hưng Yên

658

90

26.320

3.600

Nam Định 546

27

8.585

420

Lào Cai 52

15

12.764

1142

H
ồ Chí Minh

527


160

24.194

6.810

Lâm Đồng (Đà Lạt) 1.467

360

193.500

84.000

Bình Thuận 325

100

6.640

3.100


1.2 SƠ LƯỢC VỀ HOA CÚC
1.2.1 Nguồn gốc thực vật
Cây hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum sp. Thuộc lớp hai lá
mầm (Dicotyledone), phân lớp cúc (Asterydae), bộ cúc (Asterales), họ cúc
(Asteraceae), chi Chrysanthemum có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và
một số nước châu Âu (Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005).

1.2.2 Đặc điểm hình thái
Rễ: Cúc có rễ chùm, phần lớp phát triển theo chiều ngang, phân bố ở tầng
mặt đất từ 10-20 cm (Phạm Anh Cường và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008).
Thân: Cúc thuộc dạng thân thảo nhỏ, có nhiều đốt giòn và dễ gãy, càng
lớn càng cứng, cây dạng đứng hoặc bò (Đặng Văn Đông, 2005).
Lá: lá đơn, bản lá xẻ thùy hình lông chim, mọc so le trên thân và cành.
Phiến lá màxanh đậm đến xanh nhạt, to nhỏ khác nhau tùy giống (Đặng Văn
Đông và Đinh Thế Lộc, 2003).
Hoa: khi nghiên cứu về hình dạng hoa cúc đã cho rằng cây họ cúc
(Asteraces) rất đặc trưng bởi có cụm hoa đầu trạng. Cụm hoa đầu trạng rất điển
hình là trục chính của cụm hoa phát triển rộng ra thành hình đĩa phẳng hoặc lồi,
5

trên đó có các hoa không cuống sắp xếp xít nhau, phía ngoài cụm hoa có các lá
bắc xếp thành vòng, cả cụm hoa có dạng như một bông hoa. Hoa có nhiều màu
sắc và đường kính rất đa dạng, đường kính có thể từ 1,5-12 cm (Theo Đặng Văn
Đông, 2005).Hoa cúc có 2 dạng chủ yếu: Dạng lưỡng tính nghĩa là trong hoa có
cả nhị đực và nhụy cái. Tuy lưỡng tính nhưng thường không tự thụ phấn được mà
phải qua giao phấn (biệt giao) nên muốn lấy hạt giống phải thụ phấn nhân tạo.
Dạng đơn tính chỉ có nhị đực hoặc nhụy cái, đôi khi có loại vô tính (không có cả
nhụy và nhị). Hoa này thường ở phía ngoài đầu. Mỗi hoa gồm rất nhiều hoa nhỏ
gộp lại trên một cuống hoa, hình thành hoa tự đầu trạng mà mỗi đầu trạng là một
bông hoa (Phạm Văn Duệ, 2005).
Quả: dạng quả bế, đóng chặt, hơi dài, có chùm lông ở đầu để phát tán.
Trong mỗi quả chứa một hạt. Hạt có phôi thẳng mà không có nội nhủ (Phạm Anh
Cường và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008).
1.2.3 Đặc điểm sinh thái, sinh lý
Đất trồng: do bộ rễ cúc không ăn sâu nên đất trồng phải tơi xốp, cao ráo và
thoáng nước. Đất thích hợp để trồng cúc là đất tốt, đất thịt nhẹ, tơi xốp, đất sét
pha nhiều mùn có tầng canh tác dầy, tưới tiêu nước tốt, pH từ 6- 6,5 (Đào Thanh

Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007).
Dinh dưỡng: là yếu tố không thể thiếu trong suốt quá trình sinh trưởng của
cúc, cây cúc cần đủ các chất đạm (N), lân (P), kali (K) và các chất trung – vi
lượng như canxi (Ca), kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu)… (Phạm Anh Cường và
Nguyễn Mạnh Chinh, 2008).
Nhiệt độ: Theo Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc (2003), nhiệt độ là một
trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và
chất lượng của hoa cúc. Cây hoa cúc có nguồn

gốc ôn đới nên ưa khí hậu mát
mẻ, theo Myster 1995); Langton (1997) và Narumon (1998), nhiệt độ cho cây
cúc sinh trưởng phát triển tốt

là 15-20
o
C. Cúc có thể chịu được nhiệt độ từ 10-
35
o
C, nhưng trên 35
o
C và

dưới 10
o
C sẽ làm cúc sinh trưởng và phát triển kém
(Huh,

2005).
6


Ánh sáng: đây là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây
cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ cho cây và có ảnh
hưởng rất lớn đến sự phân hóa mầm hoa và nở hoa. Cúc được xếp vào loại cây
ngày ngắn, thời gian chiếu sáng thời kỳ phân hóa mầm hoa tốt nhất là 10h ánh
sáng/ngày. Thời gian chiếu sáng kéo dài thì sinh trưởng mạnh, thân cây cao, lá to,
hoa nở muộn, chất lượng hoa tăng. Thời gian chiếu sáng là 11h ánh sáng/ngày thì
chất lượng hoa cúc sẽ là tốt nhất (Đặng Văn Đông, 2005).
Ẩm độ: Cúc là cây trồng cạn, không chịu được úng đồng thời là cây có

sinh khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nước nhiều do vậy cũng kém chịu hạn. Độ ẩm

đất
60-70%, độ ẩm không khí 55-65% thuận lợi cho cúc sinh trưởng. Nếu ẩm

độ
không khí quá cao sẽ làm cho hoa dễ bị thối nát, cây dễ bị đổ non, gây khó

khăn
cho việc thu hoạch (Hoogeweg, 1999) và (Zandstra, 2006). Nếu độ ẩm trên dưới
80% cây sinh trưởng mạnh, nhưng dễ phát sinh sâu bệnh hay bệnh do nấm làm
ảnh hưởng năng suất chất lượng hoa (Nguyễn Xuân Linh, 2000; Phạm Văn Duệ,
2005). Trong quá trình sinh trưởng tùy theo thời tiết mà luôn cung

cấp đủ lượng
nước cho cúc bằng biện pháp bơm nước tưới cho cây (Đặng

Văn Đông và Đinh
Thế Lộc, 2003).
1.2.4 Sâu bệnh
Cũng như các loại cây trồng khác, cúc bị rất nhiều côn trùng, dịch bệnh

tấn công. Các loại côn trùng này phát sinh và phát triển quanh năm, đặc biệt vào
giai đoạn thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
Một số loại bệnh hại điển hình trên cây hoa cúc:
- Bệnh đốm lá: do nấm Cercospora chrysanthemi gây ra. Vết bệnh dạng
hình tròn hoặc bất định màu nâu đen hoặc nhạt nằm rải rác ở mép lá, dọc gân lá
và ở giữa phiến lá. Khi thời tiết ẩm ướt thì mô lá bị thối nát (Đào Thanh Vân và
Đặng Thị Tố Nga, 2007).
- Bệnh phấn trắng: do nấm Odium chysanthemi gây ra. Vết bệnh dạng
bột phấn màu trắng xám, bệnh hại lá là chủ yếu. Nếu bệnh nặng thì gây hại cả
thân, cành, nụ và hoa (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007).
7

- Bệnh đốm nâu: do nấm Pucinia Chrysanthemi gây ra. Vết bệnh dạng ổ
màu da cam hoặc nâu gỉ sắt, hình thái bất định, xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh làm
cháy lá, vàng lá rụng sớm. Gây hại cả cuống lá, cành non và thân (Đào Thanh
Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007).
- Ngoài ra, còn một số bệnh như: bệnh đốm vòng, bệnh rỉ sắt, bệnh lở cổ
rễ, bệnh héo vi khuẩn,… (Nguyễn Xuân Linh và ctv., 2000).
Một số loài sâu điển hình trên cây hoa cúc:
- Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hb): gây hại ở lá non, ngọn, nụ và
hoa. Thường đẻ trứng thành từng cụm ở lá non, nụ hoa, đài hoa và hoa (Phạm
Anh Cường và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008).
- Sâu khoang (Spodoptera lituna Fabrictus): thường đẻ trứng thành ổ ở
mặt dưới lá. Sâu gây hại trên lá non và nụ hoa (Phạm Anh Cường và Nguyễn
Mạnh Chinh, 2008).
- Một số loài rệp gây hại như rệp xanh đen, rệp nâu đen và rệp xanh lá
cây (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007).
1.3 ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN ĐẾN SỰ SINH
TRƯỞNG VÀ RA HOA CỦA CÂY HOA CÚC
1.3.1 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự sinh trưởng của cây hoa

cúc
Thao tác vật lý được sử dụng để điều khiển kích thước và hình dạng của
cây trồng bằng cách loại bỏ phần đỉnh của chồi hoặc thân trong quá trình sinh
trưởng của cây hoặc trong thời gian cây đã phát triển thuận lợi. Bằng phương
pháp này có thể làm gia tăng năng suất cây trồng mặc dù tổng tăng trưởng về
chiều cao của cây giảm.
Sen và Naik (1977) quan sát thấy rằng bấm ngọn khi cây xuất hiện nụ đối
với hoa cúc làm giảm đáng kể chiều cao cây (62,80 cm) so với cây đối chứng
(68,80 cm). Arora và Khanna (1986), đã báo cáo rằng đối với vạn thọ, bấm ngọn
20 ngày sau khi trồng có chiều cao và chồi bên thấp hơn so với bấm ngọn sau khi
trồng 40 ngày (62,5 cm và 10,8 chồi so với 80,8 cm và 16,7 chồi). Theo Yassin
8

và Pappaih (1990), bấm ngọn hoa cúc ở thời điểm 30 ngày sau khi trồng làm
giảm đáng kể về chiều cao của cây (39,6 cm) nhưng tạo ra nhiều chồi bên (19,8)
hơn so với đối chứng (46,0 cm và 14,8 chồi bên). Jhon và Paul (1995), khảo sát
với hoa cúc (chrysanthemum cv. Flirt) đã nhận thấy rằng có sự khác biệt về chiều
cao, đường kính tán, và số chồi bên giữa các lần bấm ngọn: bấm 1 lần có chiều
cao (60,4 cm), đường kính tán (29,1 cm), số chồi bên (6,4 chồi); bấm 2 lần có
chiều cao (57,9 cm), đường kính tán (25,3 cm), số chồi bên (5,61 chồi); bấm 3
lần có chiều cao (52,6 cm), đường kính tán (24,6 cm), số chồi bên (5,8 chồi).
Theo Srivastava và ctv. (2002), đối với cúc vạn thọ ngắt ngọn 20 ngày sau
khi trồng làm giảm đáng kể về chiều cao của cây (49,39 cm) nhưng lại tạo ra
nhiều chồi cấp hai hơn (35,29) so với không ngắt ngọn (63,46 cm và 24,9 chồi
cấp 2/cây). Khandelwal và ctv. (2003), nhận thấy rằng bấm ngọn 20 ngày sau khi
trồng kết quả làm giảm chiều cao cây (72,82 cm) và tạo ra nhiều nhánh trên cây
hơn (58,03) so với đối chứng (109,90 cm và 38,62, cây tương ứng) đối với vạn
thọ. Seharawat và ctv. (2003), báo cáo rằng đối với cúc vạn thọ bấm ngọn 30
ngày sau khi trồng làm giảm đáng kể chiều cao cây (63,52 cm) so với cây đối
chứng (80,20 cm). Rakesh và ctv. (2003), quan sát thấy rằng bấm ngọn 45 ngày

sau khi trồng làm chiều cao cây (40,39 cm) giảm so với đối chứng (43,38 cm) đối
với hoa cúc.
1.3.2 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến sự ra hoa của cây hoa cúc
Theo Yassin và Pappaiah (1990), đối với hoa cúc bấm ngọn 60 ngày sau
khi trồng sẽ cho năng suất hoa cao nhất là 80,4g, năng suất này cao hơn so với
không bấm ngọn là 75,13 g hoa/cây. Jhon and Paul (1995), sau khi bấm ngọn lần
1 thì số lượng hoa hoa cúc (Chrysanthemum cv. Flirt) cao hơn so với không bấm
(39,3 so với 32,6 hoa); và Singh and Baboo (2003) cũng nhận thấy kết quả tương
tự. Tomar và ctv. (2004), khi nghiên cứu ảnh hưởng của số lần bấm ngọn trên cây
hoa vạn thọ đã nhận thấy bấm ngọn 2 lần có số bông cao hơn 1 lần.
Rakesh và ctv. (2003), cho biết rằng bấm ngọn 35 ngày sau khi trồng đối
với hoa cúc cho số lượng hoa (104,38 g/cây) so với đối đối chứng (98,88 g/cây).
Chauhan và ctv. (2005), cho rằng bấm ngọn 30 ngày sau khi trồng đối với vạn
9

thọ cho sản lượng hoa (1700,78 g/m
2
) và sản lượng hoa nhiều hơn (19,76/cây) so
với đối chứng (1120,53 g/m
2
) và 17,60/cây). Grawal và ctv. (2004), báo cáo rằng
đối với hoa cúc các cây được bấm ngọn mất nhiều ngày hơn (138,35 ngày) nụ
mới hé nở và sản lượng hoa nhiều hơn (10,53/cây) cây không được bấm ngọn
(129,74 ngày và 7,81/cây, cây tương ứng).
2.3 TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG TRONG THỜI GIAN THỰC HIỆN THÍ
NGHIỆM
Số liệu khí tượng được thu thập tại Trung tâm Khí tượng thủy văn thành
phố Cần Thơ bao gồm nhiệt độ (
o
C), tổng số giờ nắng (giờ), lượng mưa (mm) và

độ ẩm tương đối (%) trung bình hàng tháng từ tháng 09/2012 đến tháng 02/2013.
Tình hình khí tượng được trình bày ở Hình 2.3 và 2.4 cho thấy thời tiết
trong thời gian thực hiện thí nghiệm khá thuận lợi cho cây hoa cúc Tiger sinh
trưởng và phát triển tốt. Do cây cúc thích hợp với khí hậu mát mẽ khô ráo nên
lượng mưa, ẩm độ trung bình hàng tháng thấp và giảm dần từ tháng 09 đến tháng
02 tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng và phát triển, riêng tháng 09 và tháng 10
có lượng mưa trung bình hàng tháng tương đối cao (299,7 và 200,6 mm) so với
các tháng còn lại, tuy nhiên trong thời gian này cây ở giai đoạn còn nhỏ nên
không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ thích
nghi của cây cúc nhưng thực tế không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm và số
giờ nắng thấp rất thuận lợi cho sự hình thành nụ hoa.

Hình 1.1 Lượng mưa trung bình (mm) và ẩm độ tương đối (%) hàng tháng
10


Hình 1.2 Tổng số giờ nắng (giờ) và nhiệt độ trung bình (
0
C) hàng tháng
















11

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
2.1.1 Địa điểm và thời gian
Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại nhà lưới bộ môn Khoa học Cây trồng -
Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - Trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 09 năm 2012 đến tháng 01 năm
2013.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
Giống hoa cúc: cúc Tiger cấy mô sau khi đã thuần dưỡng cao 4-5 cm, từ
6-8 lá (Hình 2.1).

Hình 2.1 Cây cúc Tiger cấy mô sau khi thuần dưỡng
Môi trường trồng: tỷ lệ đất: xơ dừa: trấu: tro trấu là 1: 1: 1: 1
Thuốc trừ sâu:
- FOTON ( Hoạt tính: Emamectin benzoate, Công ty Cổ phần đầu tư
thương mại và phát triển nông nghiệp ADI sản xuất)
12

- MIDAN 3G (Carbofuran 3%, Công ty Cổ phần Thuốc Sát Trùng Việt
Nam sản xuất)
Thuốc trừ bệnh:
- CUPRI MICIN 500, 81 WP (Streptomycin 2,194% + Oxytetracyline
0,253% + Tribasic Copper Sulfate 78,52%, Danh nghiệp tư nhân Tân Quy sản

xuất).
- NORSHIELD 86,2WG (Cuprous Oxide 86,2%, Công ty trách nhiệm
hữu hạn Hóa Nông Hợp Trí sản xuất).
Phân bón và bón lá:
- Phân N – P – K (20 – 20– 15; công ty Thành Đạt sản xuất)
- Phân bón lá HVP 401N Super Siêu Sắc Màu (công ty cổ phần Dịch vụ
Kỹ Thuật Nông Nghiệp TP.HCM)
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 6 nghiệm
thức, mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng 1 cây.
Nghiệm thức 1: bấm ngọn để lại 2 cành
Nghiệm thức 2: bấm ngọn để lại 4 cành hoa
Nghiệm thức 3: bấm ngọn để lại 6 cành hoa
Nghiệm thức 4: bấm ngọn để lại 8 cành hoa
Nghiệm thức 5: bấm ngọn để lại 10 cành hoa
Nghiệm thức 6: bấm ngọn ngay khi nhú nụ
2.2.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
2.2.2.1 Cách trồng
Cây cúc Tiger cấy mô sau khi đã thuần dưỡng trong bầu cao 4-5 cm
hay 6-8 lá thì tiến hành trồng trong chậu có kích thước 20 cm x 25 cm. Trồng cây
13

vào buổi chiều mát để hạn chế mất nước. Xếp chậu cách chậu 10 -15 cm (tính từ
mép chậu), kỹ thuật trồng được thể hiện ở Hình 2.2.

Hình 2.2 Kỹ thuật trồng cúc Tiger cấy mô sau khi thuần dưỡng
(A: cây sau khi thuần dưỡng; B: bỏ lá quấn quanh bầu; C: cây sau khi trồng)
2.2.2.2 Chăm sóc
Nước tưới: Sau khi trồng cần tưới nước hằng ngày vào lúc sáng sớm, tuỳ

theo điều kiện thời tiết.
Bón phân: N – P - K (20: 20: 15) được bón định kỳ cho cây 1 tuần/lần.
Khi cây được 1 tuần thì cho khoảng 5g NPK vào thùng 8 lít nước, khoáy đều và
tưới khoảng 200 ml/cây dung dịch nước phân. Bắt đầu tuần thứ 2 thì tăng lượng
NPK lên là 10g và tưới tương tự như trên. Phân được bón đến khi hoa bắt đầu nở
hoàn toàn sẽ ngưng bón.
Phun phân bón lá: Phân bón lá HVP 401N Super Siêu Sắc Màu được phun
cho cây ngay sau khi trồng. Liều phun được sử dụng như trên nhãn, phun 2 lần,
mỗi lần cách nhau 15 ngày.
Phòng ngừa sâu bệnh: Phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh định kỳ 1
tuần/lần. Theo dõi sự xuất hiện của sâu, bệnh và tiến hành phun thuốc kịp thời,
nồng độ phun cũng dựa theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
Bấm ngọn và tỉa nụ hoa: Sau khi trồng 30 ngày thì tiến hành bấm ngọn,
đến khi cây ra nụ sẽ tiến hành tỉa nụ hoa, chỉ chừa lại 1 nụ chính/cành.
Làm cỏ: Tiến hành làm cỏ xung quanh khu vực trồng cúc trước khi bố trí
thí nghiệm. Việc làm cỏ thật sạch giúp hạn chế được côn trùng, sâu, bệnh hại cúc.
Tạo sự thoáng khí cho cây sinh trưởng và phát triển.

×