NGUYỄN THỊ THÚY AN
KHẢO SÁT MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN
KỸ THUẬT TRỒNG CẢI MẦM
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Cần Thơ, 2013
NGUYỄN THỊ THÚY AN
KHẢO SÁT MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN
KỸ THUẬT TRỒNG CẢI MẦM
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Cần Thơ, 2013
Cán bộ hướng dẫn:
PGS.TS. Trần Thị Ba
ThS. Võ Thị Bích Thủy
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thúy An
MSSV: 3108264
Lớp: Trồng Trọt k36
ii
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
оОо
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Trồng Trọt với đề tài:
KHẢO SÁT MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN
KỸ THUẬT TRỒNG CẢI MẦM
Do sinh viên Nguyễn Thị Thúy An thực hiện
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Cán bộ hướng dẫn
iii
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Trồng Trọt với đề tài:
KHẢO SÁT MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN
KỸ THUẬT TRỒNG CẢI MẦM
Do sinh viên Nguyễn Thị Thúy An thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức:
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
Thành viên Hội đồng
DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thúy An
v
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy An
Ngày sinh : 26/10/1992
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Kế
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Khoe
Quê quán: Long Xuyên – An Giang
Quá Trình học tập:
1. Tiểu học:
Thời gian: 1997-2002
Trường: Trường tiểu học Võ Trường Toản.
2. Trung học cở sở:
Thời gian: 2002-2006
Trường: Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo.
3. Trung học phổ thông:
Thời gian: 2006-2009
Trường: Trường trung học phổ thông Bình Khánh.
4. Đại học:
Thời gian: 2009-2012
Trường: Trường Đại học Cần Thơ
vi
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ đã suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của chúng con.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc!
Cô Trần Thị Ba và cô Võ Thị Bích Thủy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo,
truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp
này.
Chân thành cảm ơn!
- Thầy cố vấn học tập Lê Vĩnh Thúc cùng các thầy cô Khoa Nông nghiệp và
Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ đã động viên và giúp đỡ em trong học
tập.
- Thầy Bùi Văn Tùng, chị Lâm Kiều Nương, chị Lý Hương Thanh đã tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
- Các bạn: Lực, Tuyên, Trâm, Giang, Trinh, Nhã, Rẽ, Lộc, Liên, … cùng các
bạn lớp Trồng Trọt K36 đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình làm thí
nghiệm.
Thân gởi về!
Tất cả các bạn lớp Trồng Trọt lời chúc tốt đẹp nhất.
Nguyễn Thị Thúy An
vii
Nguyễn Thị Thúy An. 2013. “Khảo sát một số biện pháp cải tiến kỹ thuật trồng
cải mầm”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Trồng Trọt, Khoa Nông nghiệp & Sinh học
Ứng dụng, Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ
Thị Bích Thủy
TÓM LƢỢC
Đề tài được thực hiện tại nhà lưới Nghiên cứu Rau sạch, khoa Nông Nghiệp
và Sinh học Ứng Dụng, Đại học Cần Thơ nhằm tìm ra loại giá thể, vật liệu lót nào
hợp cho sự sinh trưởng của cải mầm và có thời gian thu hoạch ngắn; hệ thống tưới
và loại dinh dưỡng cho cải mầm sinh trưởng mạnh, năng suất tốt. Thí nghiệm được
bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 thí nghiệm, với 4 lập lại
1. Ảnh hưởng của vật liệu lót và giá thể đến sự sinh trưởng và năng suất cải
mầm gồm 6 nghiệm thức: (i) lưới xanh + lưới xám dẻo – xơ dừa, (ii) lưới xám dẻo –
xơ dừa, (iii) đối chứng (giấy thấm) – xơ dừa, (iv) lưới xanh + lưới xám dẻo – vải bố,
(v) lưới xám dẻo – vải bố, (vi) đối chứng (không lưới) – vải bố. Kết quả trồng rau
mầm trên lưới xám dẻo cho chiều cao (13,62cm) và năng suất (3,75 kg/m
2
) cao
nhất, đồng thời giá thể xơ cho chiều cao (13,41 cm) và năng suất (3,76 kg/m
2
) vược
trội hơn so với vải bố.
2. Ảnh hưởng vật liệu lót và phương pháp tưới đến sinh trưởng và năng suất
cải mầm gồm 6 nghiệm thức: (i) Lưới đen – nhỏ giọt, (ii) Lưới xám dẻo – nhỏ giọt,
(iii) Đối chứng (giấy thấm) – nhỏ giọt, (iv) Lưới đen – timer, (v) Lưới xám dẻo –
timer, (vi) Đối chứng (không lưới) – timer. Kết quả cho thấy trồng rau mầm trê lưới
xám dẻo cho sinh trưởng (13,36 cm) và năng suất (3,46 kg/m
2
) cao, đồng thời hệ
thống tưới nhỏ giọt cho sinh trưởng (13,42 cm) và năng suất (4,04 kg/m
2
) cải mầm
cao hơn hệ thống tưới timer.
3. Ảnh hưởng của dinh dưỡng thủy canh đến sinh trưởng, năng suất và phẩm
chất cải mầm gồm 4 nghiệm thức: (i) Dinh dưỡng Đại học Cần Thơ, (ii) Dinh
dưỡng Hydro Green, (iii) Dinh dưỡng Mobi, (iv) Đối chứng (nước). Kết quả cho
dinh dưỡng Đại học Cần Thơ cho sinh trưởng (15,17 cm), năng suất (4,58 kg/m
2
) và
phẩm chất cao nhất.
viii
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC vii
MỤC LỤC vi
DANH SÁCH BẢNG 13
DANH SÁCH HÌNH 14
MỞ ĐẦU 16
CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 17
1.1 Sơ lược về rau mầm 17
1.1.1 Định nghĩa rau mầm 17
1.1.2 Tình hình sản xuất rau mầm trong và ngoài nước 17
1.1.3 Giá trị dinh dưỡng 18
1.1.4 Ưu điểm và hạn chế của trồng rau mầm 20
1.1.5 Kỹ thuật sản xuất rau mầm 21
1.1.6 Một số giá thể trồng cải mầm 22
1.2 Thủy canh 24
1.2.1 Thủy canh là gì 24
1.2.2 Nguồn gốc của thủy canh 24
1.2.3 Ưu điểm của thủy canh 24
1.2.4 Hạn chế của thủy canh 25
1.2.5 Các phương pháp thủy canh 25
1.2.6 Dinh dưỡng thủy canh 26
1.3 Một số nghiên cứu trong sản xuất rau mầm 26
1.4 Một số kết quả nghiên cứu về thủy canh 27
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 29
2.1 Phương tiện 29
2.1.1 Địa điểm và thời gian 29
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 29
2.2 Phương pháp 31
2.2.2 Kỹ thuật canh tác 32
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi 34
2.2.4 Phân tích số liệu 36
ix
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
3.1 Ảnh hưởng của loại giá thể kết hợp vật liệu lót đến sinh trưởng và năng suất
cải mầm 37
3.1.1 Điều kiện ngoại cảnh 37
3.1.2 Chiều cao cây cải mầm 37
3.1.3 Năng suất 38
3.2 Ảnh hưởng của phương pháp tưới và vật liệu lót đến sinh trưởng và năng
suất cải mầm 40
3.2.1 Điều kiện ngoại cảnh 40
3.2.2 Chiều cao cây cải mầm 41
3.3.3 Năng suất 47
3.3.4 Một vài chỉ tiêu về phẩm chất 47
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 1: ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH 56
PHỤ LỤC 2: BẢNG SỐ LIỆU THỒNG KÊ 57
PHỤ LỤC 3: BẢNG PHÂN TÍCH ANOVA 59
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tựa bảng
Trang
1.1
Thành phần dinh dưỡng một số loại rau mầm
4
1.2
Thành phần dinh dưỡng của mầm cải củ
5
2.1
Thành phần khoáng đa vi lượng của dinh dưỡng thủy canh
được pha ở bộ môn Khoa học Cây trồng, Đại học Cần Thơ
14
2.2
Thành phần của dung dịch dinh dưỡng Hydro Green do
công ty Green Well sản xuất
14
3.1
Chiều cao cây cải mầm qua các giai đoạn khảo sát tại nhà
lưới Nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƯD, ĐHCT
22
3.2
Năng suất (kg/m
2
) cải mầm ở thời điểm thu hoạch tại nhà
lưới Nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƯD, ĐHCT
23
3.3
Thời gian thu hoạch (phút/m
2
) cải mầm tại nhà lưới Nghiên
cứu rau sạch, KNN & SHƯD, ĐHCT
24
3.4
Chiều cao cây cải mầm qua các giai đoạn khảo sát tại nhà
lưới Nghiên cứu rau sạch , KNN & SHƯD, ĐHCT
26
3.5
Năng suất (kg/m
2
) cải mầm ở thời điểm thu hoạch tại nhà
lưới Nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƯD, ĐHCT
27
3.6
Thời gian thu hoạch (phút/m
2
) cải mầmtại nhà lưới Nghiên
cứu rau sạch, KNN & SHƯD, ĐHCT
28
14
DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tựa hình
Trang
2.1
Vật liệu lót: (a) lưới xám dẻo; (b) lưới xanh; (c) lưới đen; (d) giấy
thấm
12
2.2
Giá thể: (a) xơ dừa (b) vải bố
12
2.3
Hệ thống tưới: (a),(b) nhỏ giọt; hệ thống tưới Timer (c)
16
2.4
Thí nghiệm 1 trồng cải mầm trên (a) giá thể vải bố, (b) giá thể
xơ dừa
17
2.5
(a), (b) thí nghiệm 3 trồng rau mầm sử dụng dung dich dinh
dưỡng
18
2.6
Thu hoạch cải mầm: Dùng dao cắt ngang gốc cải mầm tiếp
dáp với bề mặt lưới hoặc vĩ trồng
18
2.7
cải mầm: (a) thương phẩm và (c) không thương phẩm
19
3.1
Nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trung bình qua 5 ngày khảo sát
trong phòng trồng rau mầm của 3 loại vật liệu lót và 2 loại giá
thể, nhà lưới nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƯD, ĐHCT
21
3.2
Nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trung bình qua 5 ngày khảo sát
trong phòng trồng rau mầm của 3 loại vật liệu lót và 2 hệ
thống tưới, nhà lưới nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƯD,
ĐHCT
25
3.3
Chiều cao cải mầm 5 ngày sau khi gieo trên 2 loại giá thể và
các loại lưới: (a) lưới xám dẻo + tưới nhỏ giọt, (b) lưới đen +
tưới nhỏ giọt, (c) không lưới (ĐC) + tưới nhỏ giọt, (d) lưới
xám dẻo + tưới timer, (e) lưới đen + tưới timer, (f) không lưới
(ĐC) + tưới timer
26
3.4
Nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trung bình qua 5 ngày khảo sát
trong phòng trồng rau mầm của 4 loại dinh dưỡng thủy canh,
nhà lưới nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƯD, ĐHCT
29
3.5
Chiều cao cây (cm) cải mầm ở 4 loại dinh dưỡng thủy canh
tại nhà lưới Nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƯD, ĐHCT
30
3.6
Chiều dài rễ cải mầm ở thời điểm thu hoạch, tại nhà lưới,
KNN & SHƯD, ĐHCT (27/12/2012)
30
3.7
Năng suất cải mầm ở 4 loại dinh dưỡng thủy canh tại nhà
lưới Nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƯD, ĐHCT
31
3.8
Độ Brix (%) của cải mầm ở 4 loại dinh dưỡng thủy canh tại
nhà lưới Nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƯD, ĐHCT
32
15
3.9
Hàm lượng Vitamin C(mg/100g) của cải mầm ở 4 loại dinh
dưỡng thủy canh tại nhà lưới Nghiên cứu rau sạch, KNN &
SHƯD, ĐHCT
33
3.10
Hàm lượng Nitrate (mg/kg) của cải mầm ở 4 loại dinh dưỡng
thủy canh tại nhà lưới Nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƯD,
ĐHCT
34
3.11
Qui trình trồng cải mầm có cải tiến tại nhà lưới nghiên cứu
rau sạch, KNN & SHƯD, ĐHCT: (a) sử dụng 0,5 kg hạt
khô/m2, ngâm 40-50oC khoảng 3 giờ vớt ra, ủ trong 24 tiếng;
(b) + (c) gieo hạt lên kệ trồng có giá thể xơ dừa + lưới xám
dẽo hạt không được chồng lên nhau giúp mần dễ đâm xuống
mặt lưới, cung cung nước bằng cách phun sương giúp hạt nảy
mầm tốt; cung cấp dinh dưỡng thủy canh - ĐHCT nồng độ
1% vào cuối ngày thứ 3 sau khi gieo; (d) + (e) thu cải mầm ở
6 ngày tuổi, cải mầm thu dễ dàng; (f) cải mầm thương phẩm
35
16
MỞ ĐẦU
Cải mầm là loại rau sạch, có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần rau thường.
Trong cải mầm chứa nhiều vitamin (B, C, E,…), chất khoáng hữu cơ, chất xơ và các
men kích thích tăng trưởng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, dễ tiêu hóa, giảm
cholesterol hạn chế các bệnh về tim mạch, béo phì và tiểu đường. Nguồn vitamin E
dồi dào trong cải mầm có công dụng chống lão hóa, phòng ngừa ung thư và ngăn
cản sự xơ cứng của tế bào. Mặt khác, cải mầm trồng được nhiều vụ trong năm và ở
bất cứ đâu nên phù hợp với mô hình trồng rau sạch ở đô thị vừa đáp ứng nhu cầu
dùng rau sạch trong gia đình vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, việc sản xuất cải mầm hiện nay chưa phổ biến rộng rãi, chỉ trồng
ở qui mô nhỏ do rau mầm chủ yếu trồng trên giá thể xơ dừa hoặc tro trấu, khó khăn
trong việc chăm sóc và chỉ sử dụng qua một vụ. Trồng rau mầm cần nhiều kỹ thuật,
tốn công trong khâu chăm sóc và khó điều khiển lượng nước tưới, bổ xung dinh
dưỡng cho cải mầm, thời gian thu hoạch rau mầm còn kéo dài.
Để giải quyết những vấn đề trên cần áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất như thay thế giá thể xơ dừa bằng giá thể khác và sử dụng vật liệu
lót để cải thiện thời gian thu hoạch và tự động hóa trong việc tưới nước,… Do đó,
đề tài “Khảo sát một số biện pháp cải tiến kỹ thuật trồng cải mầm” được thực hiện
nhằm:
- Xác định loại giá thể thích hợp cho cải mầm sinh trưởng
- Xác định vật liệu lót rút ngắn thời gian thu hoạch
- Hệ thống tưới cho cải mầm sinh trưởng và năng suất cao
- Chọn loại dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho cải mầm
17
CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Sơ lƣợc về rau mầm
1.1.1 Định nghĩa rau mầm
Theo Trần Thị Ba (2010) và Schraden (2002), rau mầm là dạng rau siêu nhỏ,
siêu ngắn ngày (5-7 ngày), bổ dưỡng, đa dạng về chủng loại và cho mùi vị vô cùng
đặc biệt, thu hoạch khi hạt nảy mầm hình thành một cây rau. Rau mầm là loại rau
sạch được sản xuất theo nguyên tắc “bốn không”: không trồng trên đất, tưới nước
bẩn, dùng hóa chất hay thuốc bảo vệ thực vật (Trần Nam Trung, 2012). Chúng chứa
nhiều chất khoáng các vitamin B, C, E… có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần rau
1.1.2 Tình hình sản xuất rau mầm trong và ngoài nước
Trên thế giới, rau mầm được biết đến nay hơn 3.000 năm, có giá trị cao về
dinh dưỡng và dược liệu. Hơn 30 năm qua, các nước phương Tây rất thích ăn rau
mầm, một số nhà khoa học dần tìm ra được tác dụng kỳ diệu của nó, một số loại
mầm có tác dụng ngăn ngừa ung thư (cải bông xanh) và đề nghị trong thực đơn
hằng ngày của con người. Theo HDWA (2002), ở Úc sản xuất các loại mầm alfalfa,
hành, đậu, hoa hướng dương và nhiều loại khác; mầm lúa mạch thủy canh trong khu
vực Gascoyne Pilbara, Tây Úc (Tudor etc., 2003). Handy Pantry Sprouting đã cung
cấp hạt giống mầm hữu cơ và cây mầm hơn 20 năm nay (USDA ORGANIC), bán ở
các cơ sở bán lẻ vùng Lleida, Tây Ban Nha (Abadias etc., 2008). Theo Trần Thị Ba
(2010) hiện nay ở Nhật Bản rau mầm được sản xuất ở quy mô công nghiệp, có 50
nhà sản xuất rau mầm, sản xuất và tiêu thụ 695.000 tấn/năm chủ yếu là mầm cải củ
và giá đậu xanh, Đài Loan tiêu thụ 250.000 tấn mầm đậu Hà Lan hàng năm…(trích
dẫn bởi Trần Nam Trung, 2012).
Trong nước, sử dụng rau mầm đang là một xu hướng phát triển vì đây là loại
rau sạch, giàu dinh dưỡng và đậm đà hương vị, người Việt Nam cũng đã biết sử
dụng rau mầm làm thức ăn hàng ngày từ lâu mà phổ biến là giá sống và hiện nay,
rau mầm còn là phương thức canh tác phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp đô thị
và có thể mở ra một hướng mới trong việc chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng
của thành phố. (o/y-kien-ban-doc/ban-doc-gop-y/119-phat-
trien-trong-rau-mam vi-sao-nguoi-dan-khong-man-ma.html).
Năm 2007 ở thành phố Hồ Chí Minh sản lượng rau mầm đạt 300-400
kg/ngày, cung cấp cho các hộ gia đình và siêu thị, nhà hàng, quán ăn, giá trị đạt trên
65 tỷ đồng/năm. Tại Hà Nội, năm 2008 đã xuất hiện các công ty sản xuất rau mầm
như Công Ty công nghệ xanh Hưng Phát, Công ty TNHH Song Ngưu, Công Ty Cổ
18
phần tư vấn dịch vụ và phát triển công nghệ cao Minh Dương…(Trần Trung Nam,
2012). Tại thành phố Cần Thơ, mỗi ngày trại rau mầm An Bình sản xuất ra khoảng
50 kg rau mầm thành phẩm, chủ yếu là mầm cải củ. Vào những ngày lễ, Tết nhu cầu
dùng rau mầm tăng lên rất nhiều, lên đến 100 kg/ngày. Ngoài ra, trại còn cung cấp
100 kg giá đậu xanh an toàn/ngày. Đầu mối tiêu thụ là các siêu thị trên địa bàn
thành phố Cần Thơ và một số chợ đầu mối ở các tỉnh lân cận. Ngoài ra còn có cơ sở
sản xuất rau mầm của ông Huỳnh Quang Trung mỗi ngày cung ứng khoảng 20 kg
cho các siêu thị, nhà hàng, khách sạn ở TP Cần Thơ.
(
1.1.3 Giá trị dinh dưỡng
Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con
người trên khắp hành tinh, đặc biệt là khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã
được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng thì rau lại càng gia tăng như
một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ (Trần Khắc Thi
và Trần Ngọc Hùng, 2005). Theo Márton (2010) và Trần Thị Ba (2010) rau mầm
chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Vitamin (đặc biệt A, B, C cao), muối
khoáng, đạm và các emzim cần thiết, giúp giữ gìn sắc đẹp và giảm nguy cơ ung thư.
Bên cạnh đó, rau mầm rất dễ tiêu hóa, giàu khoáng hữu cơ, axit amin, đạm, các
enzyme có ít và các chất phytochemical (). Glucosinolate
(GLS) và các sản phẩm thủy phân của nó có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con
người, đặc biệt có thể ngăn ngừa và điều trị một số bệnh như: ung thư tiền liệt
tuyến, ngăn ngừa ung thư bàng quan, ung thư dạ dày, đại tràng… Theo Trần Nam
Trung (2012) mầm cải có giá trị dinh dưỡng cao gấp 3-5 lần rau trưởng thành.
Các thành phần trong mầm cải củ Nhật có thể gây hiệu ứng hạ đường huyết,
chất béo hòa tan có thể ngăn chặn tiết isulin và cải thiện sự trao đổi chất, ngoài ra
nước hòa tan còn giảm mức glycoalbumin và fructosamine (Taniguchi et al., 2007).
Theo Nguyễn Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2005), giá trị dinh dưỡng cao nhất
ở rau là hàm lượng đường (chủ yếu là đường đơn) chiếm tỉ lệ lớn trong thành phần
cacbon, nhờ khả năng hòa tan cao chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thông của máu,
tăng tính hoạt hóa trong quá trình ôxy hóa năng lượng của các tế bào.
19
Bảng 1.1 Thành phần dinh dƣỡng của một số loại rau mầm.
Loại mầm
Protein
(%)
Vitamins
Amino
Acids
Chất khoáng
Chất khác
Cỏ đinh lăng
(Alfalfa)
35
A, B, C,
K
Calcium,
Magnesium,
Potassium,
Iron,
Zinc
Như Carotene
trong carrots.
Chlorophyll
Đậu Adzuki
25
A, C, E
Tất cả,
ngoại trừ
Trytophan
Iron, Niacin,
Calcium
Lúa kiều mạch
(Buckwheat)
15
A, C, E
Calcium
Lecithin
Cỏ 3 lá đỏ (Red
Clover)
30
A, B, C, E
Calcium,
Magnesium,
Potassium,
Iron, Zinc
Trane Elements
Đậu lăng
(Lentil)
25
A, B, C, E
Iron,
Calcium,
Phosphorus
Đậu xanh
(Mung bean)
20
A, C, E
Iron,
Potassium
Đậu Hòa Lan
(Pea)
20
A, B, C
Tất cả,
thiết yếu
Carbohydrates
Cải củ
(Radish)
-
C
Potassium
Chlorophyll
Hướng dương
(Sunflower)
-
B
Complex,
E
Calcium,
Iron,
Phosphorus,
Potassium,
Magesium
Chlorophyll
Lúa mì
(Wheat), lúa
mạch đen
(Rye)
15
B
Complex,
C, E
Magnesium,
Phosphorus
Pantothenic
Ạid,
Carbohydrates
20
Bảng 1.2 Thành phần dinh dƣỡng của mầm cải củ (Trần Thị Ba, 2010).
Thành phần dinh
dưỡng
Đơn vị
Giá trị 100g
mầm cải củ
Giá trị trên
100g cải củ
Chênh lệch
Xấp xỉ
Nước
g
90,1
95
Năng lượng
kcal
43,0
17
26,0
Protein
g
3,8
1
2,8
Lipip tổng hợp
g
2,5
0,1
2,4
Carbohydrate
g
3,6
3,6
0,0
Muối khoáng
Calcium, Ca
mg
51,0
30
21
Iron, Fe
mg
0,8
-
-
Magnesium, Mg
mg
44,0
-
-
Phosphorus, P
mg
113,0
31
82
Potassium, K
mg
86,0
-
-
Sodium, Na
mg
6,0
322
-
Zine, Zn
mg
0,5
26
-
Copper, Cu
mg
0,1
-
-
Manganese, Mn
mg
0,3
-
-
Selenium, Se
mg
0,6
-
-
Vitamin
Vitamin C
mg
28,9
10
-
Thiamin B1
mg
0,1
-
-
Riboflavin
mg
0,1
-
-
Niacin
mg
2,8
-
-
Pantothenic acid B5
mg
0,7
-
-
Vitamin B6
mg
0,3
-
-
Vitamin A
UI
391,0
-
-
1.1.4 Ưu điểm và hạn chế của trồng rau mầm
Ưu điểm
Theo Trần Thị Ba (2010) trồng rau mầm không gây ô nhiễm môi trường, do
thời gian trồng ngắn nên không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Rau
mầm đa dạng, phong phú nhiều chủng loại chúng còn có giá trị chữa bệnh và dinh
dưỡng cao. Mặt khác, trồng rau mầm còn xem như một hoạt động thư giản thú vị
sau những giờ làm việc căng thẳng, là biện pháp chống stress có hiệu quả, việc thu
hoạch dễ dàng hơn các loại rau đã trưởng thành và vì chủ yếu là rau ăn tươi nên
việc chế biến rất đơn giản (Nguyễn Mạnh Chinh, 2008).
Hiện nay, nhiều người dân, đặc biệt là ở các khu chung cư, các hộ gia đình
khá giả bắt đầu yêu thích loại hình trồng rau này, vì:
- Quy trình đơn giản, dễ làm, thời gian ngắn 5-7 ngày có thể thu hoạch được.
21
- Không cần không gian rộng, chỉ cần một góc balcon hay sân thượng, một
bệ cửa sổ nhỏ trong nhà bếp.
- Rau còn tươi nguyên giữ được dinh dưỡng cao.
- Mang đến thời gian thư giản tuyệt vời sau những giờ làm việc mệt mỏi, do
chính họ và những người thân cùng nhau chăm sóc, được gọi là liệu pháp chống
stress bằng liệu pháp vườn.
- Tạo không khí vui tươi trong gia đình khi thưởng thức các món ăn ngon
miệng do chính tay mình trồng.
Hạn chế
Hạt giống rau mầm không an toàn do công ty giống cây trồng sử dụng hóa
chất để bảo quản hạt. Ngoài ra, hạt giống có thể nhiễm một số vi khuẩn gây bệnh
đường ruột như Esecherichia coli 0157:H7 và Salmonella. Rau mầm sinh trưởng
cần ẩm độ cao nên dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là ở những vụ trồng sau, khó điều khiển
được lượng nước tưới và hệ số nhân chỉ khoảng 6-8 lần vì thế năng suất chưa cao.
Rau sau thu hoạch khó bảo quản vì rất non nên mau héo cần phải phân phối nhanh
hoặc bảo quản lạnh (Trần Thị Ba và ctv., 2008).
1.1.5 Kỹ thuật sản xuất rau mầm
Nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng
Theo Trần Thị Ba (2010), nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển
của rau mầm từ 25-30
o
C, ẩm độ cần thiết là 60-65%, ánh sáng nhẹ hoặc tối trong
nhà và thoáng khí. Nên đậy kín khay trồng rau mầm để hạn chế tiếp xúc ánh sáng
trong khoảng 1-3 ngày đầu sau khi gieo vì thiếu ánh sáng giúp hạt tập trung phát
triển mầm, đồng thời hạn chế gió thổi và ánh sáng mang theo nhiệt làm mất ẩm độ
hạt. Từ ngày thứ 4 đến thu hoạch cây cần có ánh sáng để quang hợp giúp thân cứng
cáp và lá xanh hơn, nếu có điều kiện để rau ngoài ánh nắng sáng khoảng 2h/ngày
rau sẽ đẹp và hạn chế được một số mầm bệnh trên liên quan đến nấm
().
Hạt giống
Sử dụng hạt giống tốt (hạt giống đồng đều, tỷ lệ nảy mầm cao, không có lẫn
hạt lép và tạp chất, sạch mầm bệnh) để gieo trồng nếu hạt giống có chất lượng kém
sẽ dễ bị bệnh thối nhũn (Nguyễn Thị Hưng, 2006). Theo nghiên cứu Nguyễn Văn
Đém (2007) trồng cải mầm qui mô gia đình nên sử dụng hột giống cải củ Trang
Nông (TN 45 ngày) vì giống hoàn toàn không xử lý thuốc bảo quản hạt.
22
Ngâm ủ hạt
Theo Tạ Thu Cúc (2005) và Nguyễn Thị Hưng (2006) việc ngâm ủ hạt giống
thúc đẩy mầm, kích thích mầm mọc nhanh, tăng cường sự trao đổi chất trong hạt,
rút ngắn được thời gian sinh trưởng, loại bỏ tạp chất, hạt lép còn lẫn trong hạt giống
và cho tỷ lệ nảy mầm cao, đồng đều. Theo Nguyễn Tiến Đức (2009), có 2 cách để
ngâm hạt trước khi gieo:
Cách 1: Ngâm hạt trong nước (2 sôi + 3 lạnh) khoảng từ 2-3 giờ, sau đó
đem gieo (Trần Thị Ba và ctv., 2008).
Cách 2: Hạt được ngâm trong 2-3 giờ, tiếp tục được ngâm trong nước
ấm từ 5-8 giờ, sau đó ủ trong khăn ấm từ 10-12 giờ rồi đem gieo hạt.
Theo Ngô Thị Hồng Yến (2011) ngâm hạt thời gian dài 2 giờ hiệu quả hơn
là nhúng hạt ở nhiệt độ cao và hiệu quả cao hơn khi đồng thời ngâm ở 2 sôi + 3 lạnh
trong 2 giờ với xử lý với chlorine 1%.
Chăm sóc và thu hoạch
Lượng nước tưới rau mầm tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và ẩm độ bên
ngoài. Đối với thời tiết nóng ẩm mùa hè, buổi sáng tưới lượng nước nhiều hơn buổi
chiều, vào những ngày mưa độ ẩm không khí cao chỉ tưới vào buổi sáng, ngừng
tưới buổi chiều và tối vì dư nước rau dễ bị úng, ngã (rau bị ngã rất khó thu hoạch,
tốn nhiều công lao động). Trong điều kiện thời tiết hanh khô (vụ Thu, vụ Đông) chú
ý luôn cung cấp đủ ẩm cho rau vì rau rất nhanh héo. Dùng nước sạch để tưới với
dụng cụ bình phun có vòi phun thật tơi để đảm bảo độ ẩm vừa phải, tránh quá khô
hoặc quá ẩm sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng của rau mầm, quá khô mầm không đủ
nước phát triển, quá ẩm hạt dễ bị thối. Một ngày trước khi thu hoạch, giảm tưới
hoặc ngưng tưới hẳn, tùy theo mức độ ẩm của giá thể. Từ 5-7 ngày sau khi gieo có
thể thu hoạch rau mầm cao từ 8-12 cm. Cách thu hoạch: Dùng kéo hoặc dao cắt sát
bề mặt giá thể, xếp ngay ngắn vào hộp nhựa đưa đi tiêu thụ hoặc bảo quản trong tủ
lạnh (Nguyễn Thị Hưng, 2006).
1.1.6 Một số giá thể trồng cải mầm
Theo Nguyễn Bảo Toàn (2010), vật liệu làm giá thể trong thủy canh phải có
khả năng giữ ẩm, tạo độ thông thoáng (là chất trơ), lâu phân hủy dễ tìm, rẻ tiền và
không có độc,… Ngoài ra trước khi sử dụng giá thể phải được khử trùng triệt để. Có
nhiều vật liệu thích hợp có thể sử dụng trong thủy canh rau mầm như than bùn, mùn
cưa, xơ dừa, cát,…các giá thể phải có nhiều tính chất giống đất, có chỗ dựa cho hệ
23
thống rễ, tạo điều kiện cho rễ mọc dài để hút nước và dinh dưỡng
(www.scribd.com).
Xơ dừa: Là vật liệu tương đối rẻ tiền và phổ biến ở Việt Nam, có khả năng
chống phân hủy do xơ dừa là một loại vật liệu hữu cơ được sử dụng làm giá thể bán
thủy canh. Xơ dừa (không chứa hoặc chứa mùn dừa) làm tăng độ thoáng khí, mùn
dừa làm tăng độ giữ ẩm (Đinh Huỳnh Như, 2012). Theo Trần Thị Ba (2010), xơ dừa
giàu hoocmon, sạch nấm bệnh, giữ nước cao, môi trường hoàn hảo cho hạt nảy
mầm và rễ phát triển.
Than bùn: Là chất còn lại của cây mọc dưới nước, đầm lầy được bảo quản
dưới nước trong một giai đoạn phân hủy đặc biệt, thường có pH thấp (Trần Thị Ba,
2010). Theo Võ Thị Bạch Mai (2003), than bùn có khả năng giữ nước và chất dinh
dưỡng tốt hơn các loại giá thể hữu cơ khác, nó chứa nhiều chất khoáng như N, P,
Ca, Mg và một số nguyên tố vi lượng trong đó có Silic, thường được dùng nuôi
trồng các loại cây cho quả như: cà chua, dưa leo, ớt tây, dâu tây,…
Cát: Là một trong những giá thể rẻ nhất có thể sử dụng nhưng cần phải
kiểm tra nó không bị ô nhiễm từ đất và loại bỏ muối, vỏ sò, đá vôi đối với cát có
nguồn gốc từ biển vì nó làm sẽ làm tăng pH trong dung dịch dinh dưỡng, độ kiềm
tăng giữ chặt Fe gây ra hiện tượng thiếu Fe (Võ Thị Bạch Mai, 2003). Tuy nhiên,
theo kết quả nghiên cứu của Võ Hoàng Thiên Lý (2009), giá thể cát không phù hợp
với sự sinh trưởng và phát triển của rau mầm vì chúng dẫn nước kém và dễ nén dẻ
nên rễ khó đâm xuống để lấy nước vì thế cây mọc chậm và phát triển kém.
Đá trân châu: Theo Trần Thị Ba (2010), đá trân châu (Perlite) là silica xám
có nguồn gốc từ núi lửa được đào từ các dòng dung nham, hạt có đường kính 3-6
mm, khi ướt có khả năng giản nở 3-4 lần so với thể tích lúc khô.
Vải bố: Được dệt bằng quả bông thiên nhiên tạo thành, có khả năng giữ đủ
nước và duy trì ẩm độ quanh rễ (Đinh Thị Ngọc, 2013).
Trấu: Là phụ phẩm trong quá trình chế biến và sản xuất gạo ở các nhà máy
xay xát, thành phần của trấu có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng có thể cung cấp
cho cây nhưng cần có thời gian phân hủy do thành phần được cấu tạo bởi cellulose,
hemicellulose và lignin cao. Trấu được dùng làm giá thể trồng cà chua do trấu làm
tăng độ thoáng khí cho cây và tránh được hiện tượng úng (Đặng Văn Đông, 2004).
Trấu được sử dụng làm giá thể ươm cây con và làm phân bón cho cây rau phổ biến
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt những loại rau lấy củ (Trần Thị
Ba, 2010).
24
Vermiculite: Theo Võ Thị Bạch Mai (2003), Vermiculite là một loại
magiê-nhôm silicate ngậm nước dưới dạng tinh thể dẹt. Sau khi được xử lý,
vermiculite là một vật liệu nhẹ có tỷ trọng trung bình khoảng 80 kg/m
3
, có khả năng
trao đổi lẫn khả năng giữ nước cao.
1.2 Thủy canh
1.2.1 Thủy canh là gì
Thủy canh (hydroponics) hay canh tác không cần đất (Soil-less culture) là
một kỹ thuật trồng trong dung dịch dinh dưỡng (nước và phân), nó cung cấp tất cả
các thành phần dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng tối hảo, có hoặc không sử
dụng môi trường nhân tạo giá thể như cát, đá, sỏi, than bùn, xơ dừa, mạt cưa, sợi tự
nhiên hay tổng hợp (Trần Thị Ba, 2010 và Dickson, 2004). Thủy canh cho phép
người dùng điều kiển sự có mặt của khoáng chất cần thiết sao cho phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của cây (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
1.2.2 Nguồn gốc của thủy canh
Từ nhiều thế kỷ trước ở vùng Amazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn
Độ kỹ thuật thủy canh đã xuất hiện, người xưa đã sử dụng phân bón hòa tan để
trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác trên các ở các lòng sông.
Gericke (1937), người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “thủy canh” nhằm mô tả tất cả
các phương pháp nuôi trồng thực vật trong nước đã hòa tan các chất dinh dưỡng.
Tiếp theo đó, từ tập niên 1930 nhiều nhà khoa học khác như Lauria (1931), Eaton
(1936), Withorow (1936),… cũng đưa ra nhiều kỹ thuật và phương pháp nuôi trồng
thực vật không cần đất (soiless culture) ở quy mô thương mại
(). Năm 1993 Lê Đình Lương- Khoa Sinh học
ĐHQG Hà Nội phối hợp với tổng nghiên cứu và triển khai Hồng Kông đã tiến hành
nghiên cứu toàn diện các khía cạnh khoa học xã hội cho việc chuyển giao công
nghệ và phát triển thủy canh ở Việt Nam. Đến tháng 9/2006 phương pháp trồng
thủy canh được thử nghiệm tại Phân viện Sinh học Đà Lạt, hệ thống này không cần
chăm sóc bởi hệ thống tự cung cấp nước tưới và chế độ dinh dưỡng cho rau hoàn
toàn tự động (Nguyễn Thị Hồng Hà, 2013).
1.2.3 Ưu điểm của thủy canh
Trần Thị Ba (2010), Nguyễn Minh Thế (1999), Võ Thị Bạch Mai (2003),
Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2005) thủy canh có những ưu điểm:
25
Có thể sản xuất rau ở những nơi thiếu đất hoặc đất bị nhiễm độc,
nhiễm mặn và tại gia đình.
Không tốn công làm đất, làm cỏ, tưới nước.
Không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác.
Sản phẩm sạch, chất lượng tốt, không ô nhiễm môi trường.
Năng suất cao, có thể trồng trái vụ và nhiều vụ liên tiếp.
Kiểm soát được môi tường canh tác, loại bỏ cây xấu dễ dàng.
1.2.4 Hạn chế của thủy canh
Theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2005), Raymond etc. (2006),
Haddad ect. (2009), và Trần Thị Ba, (2010) một số hạn chế của thủy canh:
Vốn đầu tư ban đầu cho trang thiết bị cao vì vậy chỉ thích hợp với các
loại rau có giá trị kinh tế cao.
Thủy canh còn đòi hỏi kiến thức cao và phải có kỹ năng quản lý tốt để
quản lý môi trường rễ, khí hậu và dịch hại và xử lý các tình huống xảy ra đảm bảo
cây trồng phát triển tốt.
Đòi hỏi phải có nguồn nước sạch, nước pha dung dịch cần phải thỏa
một số yêu cầu về độ phèn.
1.2.5 Các phương pháp thủy canh
Theo Trần Thị Ba và ctv. (2010), Võ Thị Bạch Mai (2003), thủy canh có 2
phương pháp: thủy canh không hoàn lưu và thủy canh hoàn lưu.
Phương pháp thủy canh không hoàn lưu:
+ Kỹ thuật thủy canh ngâm rễ: Rễ bên dưới chìm trong dung dịch dinh
dưỡng 2-3 cm trong khi phần rễ còn lại ở trên không khí, đây là dạng kỹ thuật thấp,
dễ thực hiện thích hợp cho cả rau ăn lá và ăn trái, có 2 dạng là thủy canh ngâm rễ
bơm và không bơm oxy.
+ Kỹ thuật thủy canh bè nổi (floating technique): Thủy canh bè nổi
bơm oxy và thủy canh bè nổi không bơm oxy.
Phương pháp thủy canh hoàn lưu (circulating method):
+ Kỹ thuật dâng ngập/xả cạn (Ebb and Flow Technique – EFT): Dung
dịch thủy canh trong bồn, được bơm định kỳ lên máng trồng ngập rễ theo mong
muốn, sử dụng đồng hồ hẹn giờ (timer), để rễ được thở tốt thì khoảng cách giữa 2
26
lần bơm không quá 30 phút và thời gian ngập nước không quá 5 phút và chú ý có lỗ
thoát dung dịch dinh đưỡng để tránh chảy tràn.
+ Kỹ thuật dòng chảy sâu (deep flow technique: DFT, pipe system):
dung dịch dinh dưỡng qua ống PVC đường kính 10 cm, đặt ở độ dốc khoảng 30-40
độ để dinh dưỡng chảy dễ dàng, ống được sơn màu trắng để giảm nhiệt độ và đục lỗ
đặc các rọ nhựa trồng cây, đáy rọ tiếp xúc với dung dịch dinh dưỡng và được bơm
hoàn lưu theo trọng lực.
1.2.6 Dinh dưỡng thủy canh
Dung dịch dinh dưỡng thủy canh chứa đầy đủ các loại khoáng chất cung cấp
cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng và phát triển giống như môi trường đất
(). Theo Sorenson và Relf (1996), dung dịch dinh dưỡng
thủy canh là tác nhân vô cùng quan trọng nó quyết định sự thành công hay thất bại
của hệ thống thủy canh. Đối với cây trồng trong môi trường đất, cây trồng có thể sử
dụng dinh dưỡng có sẵn trong đất để sinh trưởng, phát triển và bổ sung phân bón
thông thường, còn cây trồng trong thủy canh chỉ lấy dinh dưỡng từ một nguồn vì thế
cần thiết phải sử dụng công thức phân bón thích hợp. Dinh dưỡng thủy canh có sẵn
từ các công ty sản xuất và các Viện trường nghiên cứu tự pha chế. Điều quan trong
là phải tuân thủ nồng độ pha loãng theo hướng dẫn trên nhãn và kiểm tra pH trong
dung dịch dinh dưỡng ở khoảng từ 5 - 7. Theo Võ Thị Bạch Mai (2003), trong thủy
canh tất cả các chất cần thiết cung cấp cho cây đều được sử dụng dưới dạng các
muối khoáng vô cơ được hòa tan trong dung môi là nước.
1.3 Một số nghiên cứu trong sản xuất rau mầm
Theo Trần Thị Ba (2010), hạt đậu xanh là loại rau mầm truyền thống ở nước
ta, đậu phộng, đậu nành cũng thỉnh thoảng được sử dụng làm mầm. Từ năm 2002,
mầm cải củ bắt đầu xuất hiện ở các nhà hàng, hiện nay đã trở nên phổ biến; gần đây
mầm rau muống, hướng dương cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, tất cả đều sản xuất lẻ
tẻ hoặc quy mô gia đình. Theo Nguyễn Thị Hậu (2009), cải mầm trồng trên giá thể
xơ dừa với ống tưới nhỏ giọt và dụng cụ trồng có sự sinh trưởng và năng suất cao
hơn các nghiệm thức trên ống tưới nhỏ giọt và dụng cụ trồng ở giá thể vải. Cải mầm
trồng trên giá thể xơ dừa + vải với 2 kiểu máng tole và 2 phương pháp tưới nhỏ giọt
cho sự sinh trưởng tương đương và cải mầm cho tỷ suất lợi nhuận cao khi trồng
bằng phương pháp tưới nhỏ giọt (Lê Thị Cẩm Tú, 2010).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều (2011), giá thể mụn xơ dừa DASA và mụn
cưa đều thích hợp cho cải mầm phát triển, cải mầm trồng trên các giá thể này đều có
chiều cao cây, chiều dài rễ và năng suất thương phẩm cao hơn so với các giá thể
27
khác (cát xây, tro trấu, giấy thấm) giá thể mụn xơ dừa địa phương. Nghiên cứu của
Hồ Lê Vân Nhi (2011), cho thấy mầm cải củ có năng suất thương phẩm (2,45
kg/m
2
) và hàm lượng Vitamin C (15,25 mg/100g) cao nhất so với các loại rau khác
(rau muống, cải ngọt đuôi phụng, xà lách, cải bẹ xanh, cải ngọt). Giá thể đất sạch
Nông Thị thích hợp cho sinh trưởng của 6 giống rau non (cải củ, rau muống, cải
ngọt đuôi phụng, xà lách, cải bẹ xanh, cải ngọt) hơn giá thể xơ dừa + tro (năng suất
tổng 2,45 kg/m
2
, năng suất thương phẩm 2,33 kg/m
2
), trong đó giống cải củ cho
năng suất tổng và năng suất thương phẩm cao nhất. Theo nghiên cứu của Đinh
Huỳnh Như (2012), cải mầm trồng trên giá thể đất sạch Nông Thị có chiều cao sinh
trưởng tốt (11,82 cm), năng suất thương phẩm khá tốt (120,67 g/468 cm
2
) và có
hàm lượng Vitamin C cao nhất so với các loại mầm khác (69,85 mg/100g). Rau
mầm trồng trên giá thể đất sạch nông thị có chiều cao cây, năng xuất thương phẩm
cao hơn giá thể xơ dừa + tro trấu, đồng thời còn làm tăng độ Brix và giảm hàm
lượng chất khô.
1.4 Một số kết quả nghiên cứu về thủy canh
Nghiên cứu của Đỗ Thủy Tiên và Trần Thị Hiền (2007), về dinh dưỡng thủy
canh trên cải đuôi phụng (TN23) và xà lách (TN518) trồng bằng phương pháp bán
thủy canh nhận thấy dinh dưỡng ME cho cải ngọt đuôi phụng và xà lách có năng
suất vượt trội trong 6 loại dinh dưỡng. Dinh dưỡng có nguồn gốc từ Đài Loan tốt
nhất, tỏ ra ưu việt trên cải xanh và cà chua. Trần Khắc Hiệp và ctv., (2008), so sánh
các loại dinh dưỡng tự pha chế với dung dịch dinh dưỡng của Mỹ và Pháp lên năng
suất của xà lách, loại dinh dưỡng ký hiệu A cho cây có năng suất và và hàm lượng
Vitamin C (10,85 mg/100g) cao hơn. Sử dụng công thức dinh dưỡng Hoagland
trong thủy canh thích hợp cho sinh trưởng của cà cherry Ruby có năng suất, trọng
lượng trái trên cây, hàm lượng Vitamin C tốt nhất so với công thức dinh dưỡng
Hoagland bổ sung phân dơi (D + P) hoặc calium nitrate 50% (D + Ca) (Thạch Ngọc
Văn, 2010). Theo Nguyễn Thị Kim Nhi (2010), nghiên cứu ảnh hưởng của dinh
dưỡng bổ sung lên sự sinh trưởng và năng suất của một số loại rau thủy canh trong
nhà lưới thấy trồng cải bẹ xanh thủy canh bổ sung phân cá và Risopla II cho năng
suất cao, các loại rau muống, cải bẹ xanh, xà lách đều thích hợp trồng theo phương
pháp thủy canh. Nguyễn Hồng Khuyên (2011), cải mầm trồng ở hệ thống phao lưới
cho chiều cao cây, năng suất thương phẩm, tỷ lệ năng suất thương phẩm/năng suất
tổng (12,15 cm - 4,38 kg/m
2
- 82,3%, tương ứng) cao hơn hệ thống mốp xốp. Đối
với nghiên cứu Bùi Thị Vũ Quyên (2012), cải mầm trồng bằng phương pháp thủy
canh có cung cấp dinh dưỡng thủy canh - ĐHCT nồng độ 1% cho chiều cao tốt