Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do staphylococcus aureus của lá đại bi (blumea balsamifera l) trên chuột bạch (mus musculus domesticus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-





NGUYỄN THỊ KIM NGÂN


THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ BỆNH
DO STAPHYLOCOCCUS AUREUS
CỦA LÁ ĐẠI BI (Blumea balsamifera L)
TRÊN CHUỘT BẠCH

(Mus musculus domesticus)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y





Cần Thơ, 2014
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y

Tên đề tài:
THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ BỆNH
DO STAPHYLOCOCCUS AUREUS
CỦA LÁ ĐẠI BI (Blumea balsamifera L)
TRÊN CHUỘT BẠCH

(Mus musculus domesticus)




Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiên:
PG
S
. T
S
. HUỲNH KIM DIỆU
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
MSSV: 3103040
LỚP: DƯỢC THÚ Y K36



Cần Thơ, 2014
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


Đề tài: “Thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do Staphylococcus aureus
của lá Đại bi (Blumea balsamifera L) trên chuột bạch (Mus musculus
domesticus)” do sinh viên Nguyễn Thị Kim Ngân thực hiện tại phòng thí nghiệm
Dược lý (E009) và phòng thí nghiệm Vi sinh Thú y (E209) thuộc bộ môn Thú y,
khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ, từ tháng
07 đến tháng 11 năm 2013.



Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Cần Thơ, ngày tháng … năm 2014
Duyệt Bộ Môn Giáo viên hướng dẫn





Huỳnh Kim Diệu




Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Duyệt khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
iii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, quý thầy cô đã
dìu dắt, ân cần truyền đạt những tri thức vô giá của mình cho chúng tôi, những tri
thức ấy sẽ là hành trang cho chúng tôi vững bước vào đời. Hôm nay, ước mơ của
tôi đã thành sự thật, với sự phấn đấu của bản thân, tôi đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Sự dạy dỗ, động viên và lo lắng của cha mẹ và những người thân trong gia
đình chính là nguồn động lực thúc đẩy tôi nỗ lực và phấn đấu. Trong tận đáy lòng
tôi xin chân thành cám ơn những người thân yêu và kính dâng lên ông bà, cha mẹ
lòng biết ơn sâu sắc, người đã dành trọn cả cuộc đời mình cho tôi cất bước đến
trường.
Xin chân thành cảm ơn cô Huỳnh Kim Diệu, người đã hết lòng chỉ dạy,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn để tôi có thể hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn cô Châu Thị Huyền Trang trong suốt những năm
qua đã luôn quan tâm, giúp đỡ và động viên để tôi có thể đạt được như ngày hôm
nay.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất của tôi đến quý thầy cô bộ môn Thú y
và bộ môn Chăn nuôi đã hết lòng truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức quý
báu cho tôi được rèn luyện, học tập trong suốt thời gian học Đại học.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến chị Nguyễn Thị Cẩm
Quyên và các anh chị cao học Thú y K18 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm
đề tài.
Cám ơn tất cả bạn bè trong và ngoài lớp Dược Thú y K36, các anh chị sinh
viên Thú y K35 đang làm đề tài tại phòng thí nghiệm đã giúp đỡ và cùng chia sẻ
những vui buồn với tôi trong suốt thời gian học đại học và thực hiện đề tài. Tôi
sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm vui buồn bên mọi người trong suốt những

năm học vừa qua.
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng,
tuy nhiên do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên không tránh được
những sai sót. Rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của quý thầy cô để bài
luận văn được hoàn thiện hơn.

Nguyễn Thị Kim Ngân
iv
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH SÁCH BẢNG viii
DANH SÁCH HÌNH viii
TÓM LƯỢC ix
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Giới thiệu về cây Đại bi 2
2.1.1 Thực vật học 2
2.1.2 Mô tả cây 2
2.1.3 Phân bố và sinh thái 4
2.1.4 Một số thành phần hóa học có trong cây Đại bi 4
2.1.5 Hoạt tính sinh học của các hoạt chất có trong cây Đại bi 8
2.1.6 Công dụng chữa bệnh của cây Đại bi 9
2.1.7 Một số chế phẩm từ cây Đại bi 10
2.2 Tình hình nghiên cứu cây Đại bi trong và ngoài nước 11
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 11
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 11
2.3 Vi khuẩn Staphylococcus aureus 13

2.3.1 Lịch sử phát hiện 13
2.3.2 Đặc điểm hình thái 14
2.3.3 Đặc tính nuôi cấy 14
2.3.4 Đặc tính sinh hóa 15
2.3.5 Cấu trúc kháng nguyên 16
2.3.6 Điều kiện tăng trưởng và sự phân bố 16
2.3.7 Các yếu tố độc lực của Staphylococcus aureus 17
v
2.3.8 Sức đề kháng 19
2.3.9 Tính kháng thuốc kháng sinh 20
2.3.10 Đặc tính gây bệnh 21
2.3.11 Một số nhiễm khuẩn do Staphylococcus aureus gây ra trên người 22
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Thời gian và địa điểm 24
3.1.1 Thời gian 24
3.1.2 Địa điểm 24
3.2 Nội dung nghiên cứu 24
3.3 Phương tiện nghiên cứu 24
3.3.1 Nguyên liệu 24
3.3.2 Dụng cụ, hóa chất chính 24
3.4 Phương pháp nghiên cứu 25
3.4.1 Phương pháp trồng cây 25
3.4.2 Phương pháp lấy mẫu Đại bi 25
3.4.3 Điều chế cao thô 25
3.4.4 Nuôi chuột 27
3.4.5 Pha vi khuẩn 27
3.4.6 Pha cao 27
3.4.7 Phân lập vi khuẩn từ mẫu bệnh phẩm trên môi trường Baird Parker 27
3.4.8 Bố trí thí nghiệm 27
3.4.9 Chỉ tiêu theo dõi 28

3.4.10 Phương pháp xử lý số liệu 29
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Tỷ lệ chuột còn sống sau khi điều trị bằng cao Đại bi 30
4.2 Triệu chứng lâm sàng của chuột trong quá trình thử nghiệm điều trị 32
4.3 Kết quả mổ khám chuột sau quá trình điều trị 34
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41
5.1 Kết luận 41
vi
5.2 Đề nghị 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
PHỤ CHƯƠNG 50



vii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải thích
BP Baird Parker
BHI Brain heart infusion
Ctv Cộng tác viên
CFU Colony forming unit
DNA Deoxyribonucleic acid
DNase Deoxyribonuclease
DMSO Dimethyl sulfoxide
ĐB Đại bi
FAME Fatty acid modifying enzyme
IC
50
Inhibitory concentration, 50%

LD
50
Lethal dose, 50%
MRSA Methicillin resistant Staphylococcus aureus
MSA Mannitol salt agar
NA Nutrient agar
NT Nghiệm thức
NTĐC Nghiệm thức đối chứng
RNA Ribonucleic acid
SE Staphylococcal enterotoxin
TT Thể trọng
TNase Trioxyribonuclease
TRAIL TNF-related apoptosis-inducing ligand
VRSA Vancomycin Resistant Staphylococcus aureus
viii
DANH SÁCH BẢNG



Trang
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của lá Đại bi 7
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm điều trị bệnh nhiễm khuẩn do Staphylococcus aureus
của cao lá Đại bi 28
Bảng 4.1 Tỷ lệ chuột còn sống sau khi điều trị 30
Bảng 4.2 Kết quả bệnh tích trên chuột thí nghiệm sau quá trình điều trị 34
ix
DANH SÁCH HÌNH


Trang

Hình 2.1 Cây Đại bi Error! Bookmark not defined.

Hình 2.2 Hoa Đại bi 3

Hình 2.3 Cấu trúc Borneol 5

Hình 2.4 Cấu trúc Cryptomeridiol 6

Hình 2.5 Dược phẩm bào chế từ cây Đại bi 10

Hình 2.6 Trà Sambong 10
Hình 2.7 Staphylococcus aureus trên môi trường Baird Parker 15

Sơ đồ 3.1 Quy trình chiết mẫu Đại bi 26

Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ chuột còn sống sau các ngày điều trị 32

Hình 4.1 Bệnh tích hoại tử vùng tiêm trước và sau khi điều trị 35

Hình 4.2 Phổi chuột xuất huyết 35

Hình 4.3 Gan chuột 34
Hình 4.4 Thận chuột 36

Hình 4.5 Lách chuột 36

Hình 4.6 Tích mủ ở xoang bụng chuột 35
Hình 4.7 Lách chuột tích mủ 37

Hình 4.8 Gan chuột tích mủ 37


Hình 4.9 Thận chuột tích mủ 37

Hình 4.10 Khuẩn lạc Staphylococcus aureus được phân lập từ gan sau 2 lần cấy

chuyển 38

Hình 4.11 Khuẩn lạc Staphylococcus aureus được phân lập từ thận và lách 38

Hình 4.12 Khuẩn lạc Staphylococcus aureus được phân lập từ phổi và tim 38

x
TÓM LƯỢC

Thử nghiệm trên chuột bạch được thực hiện để đánh giá khả năng điều trị
bệnh nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus của lá Đại bi (Blumea balsamifera L).
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức: 3 nghiệm thức
điều trị và nghiệm thức đối chứng. Mỗi nghiệm thức có 4 chuột với 3 lần lặp lại.
Tất cả chuột đều được gây nhiễm với vi khuẩn Staphylococcus aureus ở nồng độ
10
10
cfu/ml, liều 1 ml/con bằng đường tiêm xoang bụng. Chuột ở các nghiệm thức
điều trị 30 phút sau khi tiêm vi khuẩn được cho uống cao Đại bi (0,1 ml/con),
nghiệm thức 1 (NT1) với liều 0,25 g/kg thể trọng, nghiệm thức 2 (NT2) với liều
0,5 g/kg thể trọng, nghiệm thức 3 (NT3) với liều 0,75 g/kg thể trọng, nghiệm thức
đối chứng (NTĐC) cho chuột uống nước muối sinh lý.
Kết quả ghi nhận về triệu chứng lâm sàng trên chuột: sau khi gây nhiễm,
tất cả chuột ở các lô thí nghiệm có biểu hiện lười hoạt động, nằm co cụm lại, ủ
rũ, bỏ ăn uống, chuột có biểu hiện thở bụng, tim đập nhanh và thân nhiệt tăng từ
4 – 5

o
C. Sau 7 ngày điều trị bằng cao Đại bi, chuột ở NT3 hoạt động linh hoạt và
nhanh nhẹn hơn, thân nhiệt và nhịp tim ổn định, chuột ăn uống nhiều hơn so với
NT2, ở NT1 thì chuột có biểu hiện hồi phục chậm nhất.
Về tỷ lệ khỏi bệnh: liều 0,75 g/kg thể trọng cho hiệu quả điều trị cao nhất
với tỷ lệ khỏi bệnh là 100%, kế đến là liều 0,5 g/kg thể trọng với tỷ lệ khỏi bệnh
là 91,7%, tỷ lệ khỏi bệnh 75% với liều 0,25 g/kg thể trọng; so sánh với NTĐC
không điều trị tỷ lệ chuột chết là 50%.
Kết quả mổ khám cho thấy: ở các nghiệm thức điều trị, chuột không có
bệnh tích mủ ở gan, lách, thận và phổi; so sánh với NTĐC bệnh tích này chiếm tỷ
lệ 50%. Bệnh tích mủ dưới da và hoại tử vùng tiêm không thể hiện ở NT3; ở NT1
và NT2 bệnh tích này có tỷ lệ lần lượt là 22,2% và 9,1%; so sánh với NTĐC với
tỷ lệ 66,6%. 100% chuột ở NTĐC có bệnh tích phổi xuất huyết; ở NT1, NT2 và
NT3 bệnh tích này chiếm tỷ lệ lần lượt là 33,3%; 18,2% và 16,6%. Bệnh tích
gan, thận sưng, nhạt màu và lách sưng có tỷ lệ thấp nhất 8,3% ở NT3, tỷ lệ
18,2% ở NT2 và cao nhất là 33,3% ở NT1; so sánh với NTĐC với tỷ lệ 100%.
Trong số 3 liều cao Đại bi được sử dụng điều trị thì liều 0,75 g/kg thể
trọng có hiệu quả nhất, còn giúp 33,3% chuột tăng trọng 1 – 3 g sau điều trị.
Từ khóa: Đại bi, điều trị, Staphylococcus aureus.
1
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa có hệ thực vật vô cùng phong phú
và đa dạng, có nhiều cây cỏ với nhiều dược tính quý giá. Từ ngàn đời, nhân dân
ta đã biết vận dụng những dược tính từ nguồn dược liệu tự nhiên trong phòng
ngừa và điều trị từ những bệnh thông thường cho đến bệnh nan y.
Với ưu điểm là ít tác dụng phụ đi kèm, những bài thuốc từ thảo mộc vẫn
chiếm ưu thế đáng kể trong thời đại tây y phát triển hiện nay với phương pháp
chữa trị ngày ngày đa dạng hơn.

Cây Đại bi từ lâu đời đã được dân gian biết đến như một “thần dược” trị
bách bệnh như: một số bệnh lý viêm có mủ, bệnh ho, viêm họng, đau lưng, thấp
khớp và một số bệnh cảm lạnh thông thường. Theo các tài liệu nghiên cứu mới
hiện nay, ngoài đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, cao chiết lá Đại bi còn có tác
dụng chống lại các tế bào ung thư gan, tác dụng làm hạ huyết áp và còn có khả
năng điều trị được bệnh gout (Nguyễn Thị Mai Hương, 2010).
Song song đó, vi khuẩn Staphylococcus aureus được biết đến như một vi
khuẩn sinh mủ điển hình, thường hay gặp và hiện diện rất phổ biến trong môi
trường chăn nuôi. Loại vi khuẩn này có khả năng đề kháng với nhiều loại thuốc
kháng sinh, gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi.
Với bối cảnh hiện nay, trong việc điều trị bệnh, kháng sinh tân dược có khả
năng ức chế vi khuẩn mạnh, hiệu quả điều trị cao nhưng khi dùng thuốc một thời
gian dài, vi khuẩn tạo sự đề kháng và kháng với nhiều loại thuốc kháng sinh
(Essawi et al., 2000).
Những năm gần đây xu hướng sử dụng thảo dược trong chữa trị bệnh trên
động vật được xem như một giải pháp có biên độ an toàn, ít tốn kém và mang lại
hiệu quả cao.
Xuất phát từ tình hình thực tế, trong điều kiện cho phép chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do Staphylococcus
aureus của lá Đại bi (Blumea balsamifera L) trên chuột bạch (Mus musculus
domesticus)”.
Mục tiêu của đề tài:
Xác định hiệu quả điều trị bệnh nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus trên
chuột bạch của cao lá Đại bi.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Giới thiệu về cây Đại bi
2.1.1 Thực vật học

Cây Đại bi có tên khoa học: Blumea balsamifera (L.)
Giới: Thực vật – Plantae
Ngành: Ngọc lan – Magnoliophyta
Lớp: Ngọc lan – Magnoliopsida
Bộ: Cúc – Asterales
Họ: Cúc – Asteraceae
Chi: Blumea
Loài: Blumea balsamifera (L.) DC
Tên thường gọi: Đại bi
Tên khác: ở Việt Nam, cây Đại bi còn được gọi bằng những tên khác nhau
tùy thuộc vào từng vùng miền như: băng phiến, mai hoa băng phiến, mai phiến,
long não hương, mai hoa não, đại ngãi, ngãi phiến, từ bi xanh, từ bi (miền Nam),
bơ nạt, co nát (Thái), phặc phà (Tày).

Ở một số nước trên thế giới, cây Đại bi còn
được biết đến với những tên gọi như: sambong (Philippines), ngai-camphor
(Anh), camphrée (Pháp) (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).








Hình 2.1 Cây Đại bi
(
3
2.1.2 Mô tả cây
Đại bi là một loại cây nhỏ, thân thẳng, có chiều cao từ 1 – 2 m, thân có

nhiều khía rãnh, phân cành ở ngọn và có lông bao bọc xung quanh, cây thường
mọc thành bụi, thân cây trưởng thành có màu xám nâu và có đường kính khoảng
2,5 cm (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Lá Đại bi có hình ê-lip, mọc so le nhau, phiến lá có hình bầu dục, dài từ 8 –
30 cm, rộng từ 3 – 6 cm, gân lá chằng chịt thành mạng lưới rất rõ ở hai mặt lá,
mặt trên lá có màu lục sẫm và có ít lông, mặt dưới lá có màu trắng nhạt và có
nhiều lông. Mép lá gần như nguyên hay xẻ thành răng cưa và ở gốc lá thường có
từ 2, 4 hay 6 thùy nhỏ do phiến lá dưới bị xẻ quá sâu, lá xếp thành nhiều hàng,
không đều nhau (Đỗ Tất Lợi, 2003). Khi vò lá ta sẽ thấy mùi thơm dễ chịu của
băng phiến (Zhari et al., 1999).
Cụm hoa gồm nhiều đầu màu vàng, trên hoa có nhiều lông tơ, hợp thành
ngù ở kẽ lá và đầu cành, đầu hoa có đường kính từ 8 – 10 mm, cuống hoa ngắn.
Trong một cụm hoa thì có nhiều hoa cái ở xung quanh, ở giữa là hoa lưỡng tính,
mào lông có màu gỉ sắt. Tràng hoa cái hình ống có 3 răng cưa, tràng hoa lưỡng
tính gần như có hình trụ, có 5 răng và 5 nhị (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
Hình 2.2 Hoa Đại bi
(o/2012/09/04/blumea-balsamifera/)
Đại bi là cây thường xanh ra hoa quanh năm, đặc biệt có hoa nhiều vào
tháng 3 đến tháng 5. Hoa Đại bi có mùi thơm mạnh mẽ nên vào mùa cây ra hoa
thường thu hút nhiều côn trùng đến thụ phấn. Quả Đại bi là loại quả bế và thường
có quả từ tháng 7 đến tháng 8. Quả Đại bi có túm lông ở đỉnh nên thường phát
tán xa nhờ gió (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).

4
2.1.3 Phân bố và sinh thái
Chi Blumea DC. có khoảng 80 loài trên thế giới, phân bố ở vùng nhiệt đới
châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. Ở Việt Nam có 25 – 30 loài, trong đó có
cây Đại bi. Loài này còn phân bố khá rộng rãi ở nhiều nước thuộc vùng Nam và
Đông Nam Á, bao gồm: Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam
Trung Quốc, đảo Hải Nam và Philippines (Perry, 1980; Osaki et al., 2005).

Ở Việt Nam, Đại bi là cây phân bố rộng ở hầu hết các tỉnh miền núi thấp
(dưới 1000 m), từ trung du đến đồng bằng và nhiều đảo lớn. Cây có đặc tính ưa
ánh sáng, thường sống từ 1 – 2 năm, cây Đại bi ưa mọc trên các vùng nương rẫy
cũ, đồi cây bụi hoặc ven rừng. Cây mọc từ hạt thường có hoa ngay trong năm đầu
tiên. Vào mùa đông cây rụng lá hoặc có thể tàn lụi (Võ Văn Chi và ctv., 1999).
Đại bi là loại cây rất dễ trồng và có khả năng thích ứng với điều kiện khí
hậu tốt nên có thể xanh tốt quanh năm khi được chăm sóc cẩn thận. Trồng cây
trên đất tơi xốp, có đủ ánh sáng, bẻ các chồi của cây hoặc cắt khúc các thân cây
dài 15 – 20 cm sau đó giâm xuống đất, các khúc thân sẽ tự đâm rễ và phát triển
thành cây. Cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện đất giàu dinh dưỡng và
thoát nước tốt. Bộ phận dùng là lá và rễ, thu hái quanh năm và rửa sạch, dùng
tươi hoặc phơi, sấy khô. Cây có khả năng tái sinh mạnh nên có thể tỉa cành và
tuốt lấy lá.
2.1.4 Một số thành phần hóa học có trong cây Đại bi
Trong hệ thực vật ở Việt Nam có khoảng 657 loài, thuộc 357 chi và có 114
họ chứa tinh dầu. Trong đó Đại bi là một trong số những loài thảo dược có chứa
nhiều tinh dầu (Lã Đình Mỡi và ctv., 2000). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là
borneol, camphor và cineol. Lá Đại bi chứa acid chlorogenic và rễ chứa 2 dẫn
chất thiophene.
Thành phần hóa học có trong tinh dầu Đại bi được chia ra thành 3 nhóm:
- Nhóm terpen gồm: borneol, camphor và cineol (Amornchai et al., 1997).
Một số thành phần khác cũng được phát hiện như: limonen, acid palmitic, acid
myristic và dimethylether (Perry, 1980).
- Nhóm flavonoid gồm: 3-O-7’-biluteolin; 5’,6-dimethylether-2’,3,4-
trihydroxy-5’,7-dimethoxyflavonol; 3,4’,5-trihydroxy-3’,7-dimethoxyflavonol;
4’-methylether-3,3’,5,7-tetrahydroxy-4’-methoxyflavonol; 3’,7-dimethylether-
3,4’,5-trihydroxy-3’,7-dimethoxyflavonol; 4’,7-dimethylether-3,4’,5-trihydroxy-
3’,7-dimethoxyflavonol; 4’,5-dihydroxy-3’,7-dimethoxyhydroflavonol (Ali et al.,
2005).
- Nhóm lactone có: blumealactone A, blumealactone B và blumealactone C.

5
Theo tạp chí The Wealth of India (1948) xuất bản ở Ấn Độ, Đại bi ở Trung
Quốc chứa chủ yếu là borneol.






Hình 2.3 Cấu trúc Borneol
(
Borneol còn gọi là băng phiến, có công thức hóa học là C
10
H
18
O, là một
tinh thể trông óng ánh và trắng như hoa mai do đó còn có tên gọi là mai hoa.
Điểm chảy 203 – 204
o
C, rất dễ thăng hoa, độ sôi 212
o
C. Borneol có thể được
tổng hợp từ tinh dầu thông.
Theo y học cổ truyền, chất băng phiến có vị cay, đắng, tính mát, hơi hàn,
qui kinh tâm, tỳ, phế.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, băng phiến có tác dụng kích thích nhẹ
thần kinh cảm giác ngoại vi và làm giảm đau thần kinh. Khi sử dụng đường
uống, băng phiến được hấp thu nhanh qua màng ruột và thời gian thải ra một nửa
lượng thuốc là 5,3 giờ. Ngoài ra, chất băng phiến được chiết xuất từ cây Đại bi có
tác dụng ức chế đối với các loại tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu phế viêm,

trực khuẩn đại tràng và một số nấm gây bệnh ngoài da.
Fazilatun et al. (2001, 2004) đã cô lập được một số hợp chất như
dihydroquercetin-7,40-dimethylether từ chiết xuất ether; blumeatin và luteolin-7-
methylether từ các chất chiết xuất chloroform; luteolin, luteolin-7-methylether,
quercetin, 5,7,30,50-tetrahydroxyflavonol, blumeatin, và dihydroquercetin-40-
methylether từ các chất chiết xuất methanol của Đại bi.
Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Đại bi được thu hái tại Hà Nội, có
chứa các thành phần chính là borneol (50,57%), camphor (18,71%), β-
caryophyllen (10,06%), δ-cadinol (3,14%), patchoulen (2,99%) và veridiflorol
(2,01%). Ở Hà Giang là borneol (57,8%), β-caryophyllen (8,27%), δ-cadiol
(7,95%) và caryophyllen oxit (3,01%). Ở Đắc Lắc là camphor (70,05%), β-
caryophyllen (10,54%), borneol (5,70%) và carvacrol (5,70%) (Nguyễn Thị Mai
Hương, 2010).
6
Ngoài những thành phần hóa học được tìm thấy phổ biến trong cây Đại bi
như trên, các nhà khoa học Thái Lan còn phát hiện ra những hợp chất có mặt với
thành phần rất ít. Cryptomeridiol được tìm thấy trong tinh dầu Đại bi, là một hợp
chất có tác dụng chống co thắt (Nijsiriet et al., 1985).







Hình 2.4 Cấu trúc Cryptomeridiol
(
Ngoài ra cây Đại bi còn có chứa 2 hợp chất quercetin, nhưng thành phần
hóa học của 2 hợp chất này vẫn chưa được xác định (Asolkar et al., 1992).
Nazrul et al. (2009), phân tích thành phần hóa học, xác định được 50 chất

được tìm thấy trong tinh dầu lá Đại bi. Trong đó, các thành phần chính là:
borneol (33,22%), caryophyllene (8,24%), ledol (7,12%), tetracyclo (5,18%),
phytol (4,63%), thujopsene-13 (4,42%), caryophyllene oxit (4,07%),
dimethoxydurene (3,59%), guaiol (3,44%), và γ-eudesmol (3,18%). Tác giả cho
rằng, tinh dầu lá Đại bi là một hỗn hợp phức tạp. Trong đó, một số chất đã có mặt
với số lượng rất ít. Do đó, thành phần hóa học trong tinh dầu lá Đại bi luôn luôn
thay đổi tùy thuộc vào điều kiện địa lý, khí hậu và thổ nhưỡng nơi cây phân bố.









7
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của lá Đại bi (
Nazrul et al., 2009)

STT Thành phần hóa học % STT Thành phần hóa học %
1 α-Pinen 0,48 26 Aromadendren 2,91
2 Camphen 0,47 27 Patchoulen 0,11
3 β-Pinen 1,16 28 α-Selinen 0,32
4 1-Octen-3-ol 0,71 29 γ-Muurolen 0,31
5 β-Myrcen 0,06 30 δ-Cadinen 0,26
6 6-Undecanol 0,11 31 Epicedrol 0,49
7 Limonen 0,19 32 Neocloven, dihydro 0,10
8 (E) Ocimen 1,16 33 β-Elemen 1,23
9 Linalool 1,31 34 Geranyl iso-valerat 0,07

10 Camphor 0,11 35 Ledol 7,12
11 Borneol 33,22 36 Gemaren-D-4-ol 0,22
12 Cuminal 0,06 37 Caryophyllen oxit 4,07
13 Perillaldehydre 0,22 38 Guaiol 3,44
14 Neryl acetat 0,4 39 Globulol 1,12
15 Perillol 0,09 40 2(1H)-Naptalen, octahydro-4-
5a-metyl-7-(1-metyletyl)
0,61
16 Acid acetic 2,08 41 1,1-Dimetyl adamantan 0,86
17 Thujopsen-13 4,42 42 γ-Eudesmol 3,18
18 Aromadendren, dehydro 0,12 43 Tetracyclo
[6,3,2,0,(2.5).0(18)]
1,80
19 Guaina-3,9-dien 0,75 44 4,4-Demetylladamanlaer-2-ol 1,10
20 ρ-Selinen 0,18 45 Cycloisolongifolen,8,9-
dehydro
0,16
21 3-Adamantancacboxylic acid
phenuyester
0,28 46 Carotol 0,27
22 Cyclobexen, 1-(2-metyl-2-
cyclopentenyl)
0,1 47 Aromadendren oxit 0.17
23 Dimethoxydurene 3,59 48 Adamantane,
cyclopropyledene
0.11
24 Caryophyllene 8,24 49 Isopatchoilane 0,13
25 α-caryophyllene 1,19 50 Phytol 4,63

8

2.1.5 Hoạt tính sinh học của các hoạt chất có trong cây Đại bi
Chất flavonoid blumeatin (5,3’,5’-trihydroxy-7-methoxydihydroflavonol)
khi tiêm xoang bụng cho chuột nhắt trắng gây nhiễm độc bằng CCl
4
, có tác dụng
ức chế sự gia tăng của các men alanin-aminotransferase trong huyết thanh và
triglyceride trong gan, những tổn thương về tổ chức gan ở lô chuột dùng
flavonoid blumeatin không nghiêm trọng bằng lô chuột đối chứng. Trên chuột
nhắt trắng gây ngộ độc bằng thioacetamid, dùng flavonoid blumeatin tiêm xoang
bụng cũng có tác dụng ức chế sự gia tăng các men alanin-aminotransferase trong
huyết thanh và triglyceride trong gan. Các kết quả trên chứng tỏ flavonoid
blumeatin có tác dụng bảo vệ gan đối với sự nhiễm độc do CCl
4
và thioacetamid
gây nên ( Xu et al., 1993).
Ba chất sesquiterpen lactone chiết tách từ Đại bi (blumealactone A,
blumealactone B và blumealactone C) đều có tác dụng chống ung thư đối với tế
bào sarcom yoshida trên môi trường nuôi cấy. Cao chiết từ Đại bi có tác dụng
làm giảm khả năng gây đột biến của mitomycin C, dimethylnitrosamine và
tetracycline trên chuột nhắt trắng (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
Nước sắc lá Đại bi khi tiêm vào tĩnh mạch của động vật thí nghiệm, xuất
hiện hiện tượng hạ huyết áp do làm tim co bóp yếu và làm giãn mạch ngoại vi,
hoạt động hô hấp của súc vật thí nghiệm được tăng cường có thể là do trung khu
hô hấp bị kích thích, đồng thời sức co bóp và trương lực của ruột và tử cung đều
giảm (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
Trong số 288 chiết chất được chiết xuất từ 96 loại cây thuốc ở Việt Nam,
các chiết chất methanol của Đại bi cho thấy tác động ức chế enzyme xanthine
oxidase mạnh mẽ với giá trị IC
50
ít hơn 20 μg/ml. Điều này cho thấy, chiết chất từ

cây Đại bi có thể được sử dụng để điều trị bệnh gout (Nguyen et al., 2004).
Ngoài ra, Đại bi còn có tác dụng kháng histamine và kháng nấm. Thành
phần kháng histamine gồm có: acid rosmarinic, astragalin, nicotiflorin và
bauereol. Cao chiết bằng ethanol của Đại bi có tác dụng ức chế đối với nấm
Epidermothyton floccosum với nồng độ ức chế tối thiểu dưới 10 μg/ml (Đỗ Huy
Bích và ctv., 2004).
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Society of
Hematology (2005), các nhà khoa học đã xác định được chất dihydroflavonol là
một chất tự nhiên chiết xuất từ cây Đại bi có tác dụng làm chết tế bào ung thư
trong bệnh bạch cầu. Cũng trong năm 2005, các nhà khoa học thuộc trường đại
học Nhật Bản đã cô lập được 2 ester sesquiterpenoid mới và 9 flavonoid từ cây
Đại bi, kết quả thử nghiệm cho thấy tác động ức chế plasmid của các chất này.
9
2.1.6 Công dụng chữa bệnh của cây Đại bi

Dung dịch nước chiết xuất từ lá Đại bi được sử dụng trong thực phẩm, thức
uống hoặc làm nước hoa, như một nguồn tanin (Perry, 1980).
Lá Đại bi có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, giải nhiệt, hạ sốt và làm
giảm đau (Asolkar et al., 1992).
Đại bi có tác dụng bảo vệ gan và làm hồi phục chức năng gan (Xu et al.,
1993). Tác dụng chữa cảm sốt, cảm cúm, làm ra mồ hôi dưới dạng thuốc xông.
Dùng ngoài, lá Đại bi được nấu với nước, sau đó ngâm rửa hoặc dùng lá tươi giã
nát đắp tại chỗ lở loét, vết thương sưng đau (Lê Trần Đức, 1997).
Trong y học truyền thống Thái Lan và Trung Quốc, cây Đại bi điều trị được
các vết thương nhiễm trùng và bệnh rối loạn thận (Ruangrungsi et al., 1985;
Zhari et al., 1999). Điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và đau dạ dày
(ICRAF, 2009).
Thuốc đắp từ lá Đại bi giã nhỏ còn được dùng để điều trị bệnh trĩ. Giã nhỏ
cây, trộn chung với rượu còn được dùng để xoa bóp cho trường hợp đau cơ, đau
khớp (Ruangrungsi et al., 1985; ICRAF, 2009).

Ở Thái Lan, lá Đại bi được thái nhỏ phơi khô rồi cuộn thành điếu thuốc để
hút chữa bệnh viêm xoang. Ở Trung Quốc, lá Đại bi dùng làm thuốc chữa đầy
hơi và diệt giun sán (Nadkarni et al., 1976). Ở Ấn Độ, lá Đại bi dùng chữa bệnh
mất ngủ, trạng thái tâm thần bị kích thích. Ở Philippines, Đại bi được sử dụng
như một loại trà và có tác dụng chữa bệnh cảm lạnh (Amornchai et al., 1997). Ở
Việt Nam, lá Đại bi được sử dụng như là một loại thuốc lợi tiểu, chữa bệnh sỏi
thận, bệnh nhiễm trùng đường tiểu và có tác dụng làm hạ huyết áp (Santos,
1981).
Đại bi có vị cay, đắng, tính ôn, mát vào tâm, tỳ, phế, làm thông khiếu và
làm tan máu ứ. Chữa bệnh đột ngột bị cảm ngất không tỉnh, chữa chứng phong
thấp hoặc chứng đau nhức, đau bụng, lạnh da và đi ngoài nhiều lần (Võ Văn Chi,
2003).
Lá Đại bi còn được dùng để tắm cho em bé và phụ nữ sau khi sinh. Nước
sắc lá Đại bi chữa đầy bụng, ăn uống khó tiêu, ho nhiều đờm. Ngoài ra nước sắc
từ lá và rễ cây dùng để làm giảm sốt và trị đau dạ dày (Ahmad et al., 2003).
Lá và rễ cây Đại bi có tác dụng hạ nhiệt rõ đối với mô hình gây sốt thực
nghiệm bằng men bia (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
Hơn nữa, cây Đại bi là một cây thuốc được biết đến với nhiều công dụng
bao gồm cả tác dụng chống béo phì ở người (Hiroaki

Kubota et al., 2009).
10
2.1.7 Một số chế phẩm từ cây Đại bi
Ở Philippines, cây Đại bi được bào chế thành rất nhiều loại thuốc dạng viên
nén, viên nang để điều trị bệnh sỏi thận hoặc phục hồi chức năng thận. Ngoài ra,
một số loại trà thanh nhiệt, trà túi lọc, cồn xoa bóp với tên Sambong, cũng có
chứa các thành phần hóa học của lá Đại bi.
Ở Đức, các nhà hóa học đã sản xuất ra một loại thuốc chống kiến từ chất
borneol có trong dịch chiết lá Đại bi. Loại thuốc này không độc, chỉ làm mất
những mùi đánh dấu quan trọng của kiến, làm cho chúng mất phương hướng và

bỏ đi nơi khác.








Hình 2.5 Dược phẩm bào chế từ cây
Đại bi
( />ts/LEXT-PPC-9503.JPG)
Hình 2.6 Trà Sambong
(
reenlivingide
as.com/2012/10/
)

11
2.2 Tình hình nghiên cứu cây Đại bi trong và ngoài nước
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thị Mai Hương (2010) đã nghiên cứu về thành phần hóa học của
cây Đại bi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cao cây Đại bi có khả năng ức chế
enzyme xanthine oxidase gây ra bệnh gout.
Nghiên cứu tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn của dịch chiết lá Đại bi trên
chuột nhắt trắng. Khi dùng dịch chiết lá Đại bi với liều 40 g/kg thể trọng, cho
chuột uống có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn do vi khuẩn Streptococcus
pneumoniae gây ra (Nguyễn Thị Nghi Trung và ctv., 2010).
Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm của dịch chiết cỏ Ngũ sắc
và Đại bi trên chuột nhắt trắng. Cỏ Ngũ sắc và Đại bi có tác dụng kháng khuẩn,

kháng viêm trên mô hình viêm xoang mũi trên chuột nhắt trắng gây ra bởi
Streptococcus pneumoniae và mô hình gây u hạt thực nghiệm (Nguyễn Thái Linh
và ctv., 2010).
Lê Thị Minh Dung và ctv. (2012), khảo sát tác dụng của Đại bi trên mô
hình gây tăng acid uric máu ở chuột nhắt trắng. Nghiên cứu cho thấy cao chiết
bằng cồn và nước cất của lá Đại bi có hoạt tính ức chế enzyme xanthine oxidase
và có tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm. Kết quả này làm cơ sở cho các
nghiên cứu ứng dụng Đại bi trong hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Trần Thị Thúy Quỳnh và ctv. (2012), nghiên cứu về thực vật học và thành
phần hóa học của cây Đại bi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: hàm lượng chất
chiết trong dược liệu Đại bi theo phương pháp chiết nguội với dung môi ethanol
96% là 10,02%. Qua định tính sơ bộ cho thấy, trong cây Đại bi có chứa
flavonoid, tinh dầu, triterpenoid, coumarin, tanin, saponin, chất khử và hợp chất
polyuronic.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Từ lá cây Đại bi, các nhà khoa học Thái Lan đã cô lập được hợp chất
cryptomeridiol là thành phần chính của thuốc chống co thắt (Nijsiriet et al.,
1985).
Amornchai et al. (1997), nghiên cứu về thành phần hóa học và tác động
kháng khuẩn của tinh dầu Đại bi. Đại bi có hàm lượng tinh dầu cao và chứa một
lượng đáng kể dầu long não. Lá Đại bi cũng được sử dụng như một loại trà ở
Philippines và điều trị bệnh cảm lạnh. Tinh dầu từ lá có chứa borneol, camphor
và cineol.
12
Ragasa et al. (2005) đã cô lập được các chất ichthyothereol acetat,
cryptomeridiol, luteolin và β-caroten từ lá cây Đại bi. Sau khi thử nghiệm, nhóm
tác giả đã chỉ ra hợp chất ichthyothereol acetat có hoạt tính cao hơn hợp chất
cryptomeridiol và luteolin đối với một số chủng nấm như: Aspergillus niger,
Trichophyton mentagrophytes và Candida albicans.
Haseqawa et al. (2006) nghiên cứu và chỉ ra rằng dihydroflavonol BB-1,

một chiết chất từ cây Đại bi, tác động như một yếu tố kháng lại quá trình gây
chết tế bào (TRAIL) trong tế bào bạch cầu. Kết quả này gợi ý cho việc kết hợp
giữa dihydroflavonol BB-1 và TRAIL có thể là một chiến lược mới cho điều trị
bệnh ung thư.
Norikura et al. (2008) đã công bố về tác động chống ung thư của chất
methylhydroxide được chiết xuất từ cây Đại bi. Methylhydroxide tác động ức chế
các biểu mô tế bào ung thư gan ở chuột mà không có khả năng gây độc đối với tế
bào gan chuột bình thường.
Hiroaki Kubota et al. (2009) đã công bố về tác dụng chống béo phì, chống
viêm và chống đái tháo đường của dịch chiết lá Đại bi.
Nazrul et al. (2009), nghiên cứu về thành phần hóa học của lá cây Đại bi,
kết quả phân tích được 50 chất hóa học có trong tinh dầu lá.
Liang Zhu et al. (2011) đã nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt động
kháng khuẩn của tinh dầu Đại
bi
thông qua chưng cất hơi nước của các mẫu
thu thập từ dãy núi Shiwang ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong số 65 hợp
chất được xác định trong dầu, các hợp chất chính là borneol (13,6%), β-
caryophyllene (9,56%), germacrene D (9,09%), sabinene (6,37%) và các cấu
tử chính (4,78%). Hoạt tính kháng khuẩn cho thấy tinh dầu (1.000 mg/đĩa) có
khả năng kháng khuẩn đối với một số tác nhân gây bệnh, vùng ức chế lớn với
đường kính vòng vô khuẩn (21,5 mm, 23,4 mm, 23,8 mm) và giá trị MIC (125
mg/ml, 62,5 mg/ml) ức chế vi khuẩn Gram âm (Pseudomonas aeruginosa,
Escherichia coli), vi khuẩn Gram dương (Bacillus subtilis, Staphylococcus
aureus) và men (Hansenulaanomala).
Dong Gu Lee
et al. (2012), phân tích hợp chất apigenin (4',5,7-
trihydroxyflavonol) trong trong cây Đại bi, và khả năng ức chế hoạt động
enzyme aldose reductase trong mắt chuột. Kết quả cho thấy, apigenin có tác
động ức chế enzyme aldose reductase cao với giá trị

IC
50
là 4,03 μM. Tác giả
cho rằng, Đại bi có thể là nguồn thảo dược tự nhiên chứa nhiều apigenin có
tác dụng chống lại biến chứng của bệnh tiểu đường.

13
2.3 Vi khuẩn Staphylococcus aureus
Giới: Eubacteria
Ngành: Firmicutes
Lớp: Bacilli
Bộ: Bacillales
Họ: Staphylococcaceae
Giống: Staphylococcus
Loài: Aureus
Tên khoa học: Staphylococcus aureus
2.3.1 Lịch sử phát hiện
Staphylococcus aureus thuộc họ Micrococcaceae, giống Staphylococcus
gồm có: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus
staprophyticus (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997).









Hình 2.7 Vi khuẩn Staphylococcus aureus

(
Staphylococcus aureus do Robert Koch (1843 – 1910) phát hiện vào năm
1878 được phân lập từ mủ ung nhọt và Louis Pasteur (1880) đều nghiên cứu tụ
cầu khuẩn từ thời kì đầu của lịch sử ngành vi sinh vật học.
Năm 1926, Julius von Daranyi là người đầu tiên phát hiện mối tương quan
giữa sự hiện diện của men coagulase huyết tương của vi khuẩn với khả năng gây
bệnh của nó. Tuy nhiên, mãi đến năm 1948 phát hiện này mới được chấp nhận
rộng rãi.
14
2.3.2 Đặc điểm hình thái
Staphylococcus aureus là vi khuẩn hình cầu, đường kính 0,7 – 1 μm, không
di động, không sinh nha bào, thường không có vỏ nhày và không có lông (Gotz,
2006).
Trong bệnh phẩm, tụ cầu khuẩn thường xếp thành từng đôi, từng đám nhỏ
hình chùm nho. Trong canh khuẩn, chúng thường xếp thành từng đám giống hình
chùm nho.
Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn bắt màu Gram
dương.
2.3.3 Đặc tính nuôi cấy
Tụ cầu sống hiếu khí hoặc hiếu khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp từ 32 –
37
o
C, pH thích hợp từ 7,2 – 7,6. Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông
thường.
Môi trường nước thịt
Sau khi cấy 5 – 6 giờ vi khuẩn đã làm đục môi trường, sau 24 giờ môi
trường đục rõ hơn, không có màng, lắng cặn nhiều, màu trắng rồi từ từ chuyển
sang vàng.
Môi trường Gelatin
Cấy môi trường theo đường cấy trích sâu, nuôi ở nhiệt độ 20

o
C sau 2 – 3
ngày gelatin bị tan chảy ra tạo thành phễu ở giữa, phần đản bạch ở keo bị tan là
do một thứ men làm tan keo. Staphylococcus aureus làm tan gelatin rất rõ.
Môi trường thạch máu
Vi khuẩn mọc rất tốt, sau khi cấy 24 giờ vi khuẩn hình thành những khuẩn
lạc tròn, lồi, nhẵn, và đục mờ. Nếu là tụ cầu loại gây bệnh sẽ gây hiện tượng
dung huyết dạng β xung quanh khuẩn lạc. Khuẩn lạc có thể sinh sắc tố trong,
vàng hoặc vàng chanh (Carter, 1975).
Môi trường thạch thường
Sau khi cấy 24 giờ, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc tương đối to, dạng S
(Smouth), mặt khuẩn lạc hơi ướt, bờ nhẵn đều, khuẩn lạc có màu trắng, vàng
thẫm hay vàng chanh. Màu sắc khuẩn lạc là do vi khuẩn sinh ra, sắc tố này không
tan trong nước, căn cứ vào màu sắc khuẩn lạc, Nguyễn Vĩnh Phước (1977) và
Taylor (1992) cho rằng chỉ có khuẩn lạc của Staphylococcus aureus có màu vàng
thẫm là có độc lực và có khả năng gây bệnh cho động vật, còn khuẩn lạc màu
vàng chanh và màu trắng không có độc lực và không gây bệnh.

×