Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

khảo sát một số đặc tính liên quan đến mặn của đất trong các tiểu vùng sinh thái ngọt, mặn, lợ ở huyện ba tri tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT


LƯƠNG THỊ MỸ HẰNG


KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH LIÊN QUAN ĐẾN
MẶN CỦA ĐẤT TRONG CÁC TIỂU VÙNG SINH
THÁI NGỌT, MẶN, LỢ Ở HUYỆN BA
TRI TỈNH BẾN TRE



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH: KHOA HỌC ĐẤT
KHOÁ 36




Cần Thơ - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT


LƯƠNG THỊ MỸ HẰNG

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH LIÊN QUAN ĐẾN


MẶN CỦA ĐẤT TRONG CÁC TIỂU VÙNG SINH
THÁI NGỌT, MẶN, LỢ Ở HUYỆN BA
TRI TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH: KHOA HỌC ĐẤT
KHOÁ 36



Người hướng dẫn khoa học
Ts. DƯƠNG MINH VIỄN


Cần Thơ - 2013
i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
…   


Luận văn tốt nghiệp Ngành Khoa Học Đất với đề tài:


KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH LIÊN QUAN ĐẾN
MẶN CỦA ĐẤT TRONG CÁC TIỂU VÙNG SINH
THÁI NGỌT, MẶN, LỢ Ở HUYỆN BA
TRI TỈNH BẾN TRE


Do sinh viên Lương Thị Mỹ Hằng thực hiện

Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày …… tháng ……năm 2013
Cán bộ hướng dẫn




Ts. Dương Minh Viễn

ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
…   


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH LIÊN QUAN ĐẾN
MẶN CỦA ĐẤT TRONG CÁC TIỂU VÙNG SINH
THÁI NGỌT, MẶN, LỢ Ở HUYỆN BA
TRI TỈNH BẾN TRE

Do sinh viên Lương Thị Mỹ Hằng thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày
tháng năm 2013.

Ý kiến hội đồng:…………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Luận văn đã được hội đồng chấp nhận và đánh giá ở mức: ………………………….
Cần Thơ, ngày …… tháng ……năm 2013
Thành viên Hội đồng



DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp và SHƯD
iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và thầy hướng dẫn. Các
số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất kỳ luận văn nào trước đây.


























Tác giả luận văn


Lương Thị Mỹ Hằng
iv

LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Lương Thị Mỹ Hằng
Ngày sinh: 18/12/1992
Nơi sinh: Long Mỹ - Hậu Giang.
Quê quán: Long Mỹ - Hậu Giang.
Họ và tên cha: Lương Văn Hai
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Hiền
Quá trình học tập:
Năm 1998-2003, học tiểu học tại trường tiểu học Lê Văn Tám
Năm 2003-2007, học trung học cơ sở tại trường THCS Long Mỹ.
Năm 2007-2010, học trung học phổ thông tại trường THPT Long Mỹ.

Năm 2010, trúng tuyển vào trường Đại Học Cần Thơ, chuyên ngành Khoa Học Đất
khóa 36 (2010-2014), thuộc khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 2010-2014
Nơi học: Đại học Cần Thơ
Ngành học: Khoa Học Đất
Tên đề tài tốt nghiệp: “Khảo sát một số đặc tính liên quan đến mặn của đất
trong các tiểu vùng sinh thái ngọt, mặn, lợ ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre”
Thời gian và địa điểm bảo vệ luận văn: Tháng 12 năm 2013 tại Hội đồng khoa
Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: TS. Dương Minh Viễn

Ngày tháng năm 2013
Người khai ký tên


Lương Thị Mỹ Hằng
v

LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập vừa qua được sự hướng dẫn của Quí thầy cô khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ em đa tiếp thu được
rất nhiều kiến thức bổ ích, đặt biệt là trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Thành kính biết ơn Thầy Dương Minh Viễn đã tận tình hướng dẫn, quan tâm sâu
sắc, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cám ơn tất cả quý Thầy Cô và các anh chị trong phòng phân tích đất của Bộ môn
Khoa Học Đất đã chỉ bảo trong suốt thời gian làm việc tại phòng.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú cán bộ sở nông nghiệp tỉnh Bến
Tre ,các bác nông dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho em khảo sát và thu thập số liệu

tại địa bàn nghiên cứu.
Cám ơn sâu sắc đến Cha Mẹ đã là người động viên và giúp đỡ con về mọi mặt trong
suốt quá trình học tập.
Chân thành cảm ơn sự nhiệt tình và giúp đỡ của các bạn lớp Khoa Học Đất K36
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Trân trọng cảm ơn và kính chào!
Cần Thơ, ngày ………tháng………năm 2013



Lương Thị Mỹ Hằng









vi

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn i
Chấp nhận luận văn của hội đồng ii
Lời cam đoan iii
Lý lịch khoa học iv
Lời cảm ơn v
Mục lục vi

Danh sách hình viii
Danh sách bảng ix
Tóm lược x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 Tổng quan về huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre 2
1.1.1 Vị trí địa lí 2
1.1.2 Đất đai 2
1.2 Vấn đề canh tác lúa ở huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre 3
1.3 Khái niệm về biến đổi khí hậu 3
1.4 Sự xâm nhiễm mặn ở ĐBSCL và Bến Tre 4
1.4.1 Sự xâm nhiễm mặn ở ĐBSCL 4
1.4.2 Tiến trình xâm nhập mặn ở huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre 6
1.5 Một số chỉ tiêu lý, hoá đất 6
1.5.1 pH 6
1.5.2 Độ mặn và tổng số muối tan trong đất 7
1.5.2.1 Độ mặn 7
1.5.2.2 Tổng số muối tan trong đất 8
1.5.3 Khả năng trao đổi cation của đất (CEC) 9
1.5.4 Sự sodic hoá trong đất 9
vii

1.6 Đất mặn, đất sodic 10
1.6.1 Sự mặn hoá 10
1.6.2 Đất sodic 11
1.6.3 Hệ thống đánh giá đất mặn và phân loại các đất ảnh hưởng mặn 11
1.6.4 Một số đặc tính bất lợi của đất mặn và đất sodic 12
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP 14
2.1 Phương tiện nghiên cứu 14
2.1.1 Thời gian nghiên cứu 14

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 14
2.1.3 Thiết bị đo môi trường 14
2.2 Phương pháp nghiên cứu 14
2.2.1 Phỏng vấn nông dân 14
2.2.2 Khảo sát một số đặc tính đất tại các tiểu vùng 15
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 20
3.1 Hiện trạng canh tác của nông dân trong các tiểu vùng sinh thái ở Huyện Ba Tri
Tỉnh Bến Tre 19
3.2 Độ mặn của nước trong các hệ thống kênh 20
3.3 Đánh giá đặc tính đất 21
3.3.1 Giá trị pH 21
3.3.2 Độ mặn 22
3.3.3 Sự sodic hoá 23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
PHỤ CHƯƠNG




viii

DANH SÁCH HÌNH
Hình Tên hình Trang
1.1 Phạm vi ngập khu vực ĐBSCL theo giả định nước biển dâng 1m 5
2.1 Vị trí các điểm thu mẫu nước và đất 17
3.1 Biểu đồ năng suất lúa của các tiểu vùng

19
3.2 Sự biến động độ mặn nước theo thời gian của các tiểu vùng 20

3.3 Diễn biến pH bão hòa theo thời gian của các tiểu vùng 22
3.4 Sự biến động EC bão hòa theo thời gian của các tiểu vùng 23
3.5 Dung lượng hấp phụ cation và Na trao đổi của đất 24
3.6 Phần trăm Na
+
trao đổi trong đất (ESP) các tiểu vùng 24


















ix

DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1 Phân loại độ mặn và đất mặn 7
1.2

Sự tương quan giữa EC và lượng muối tan như sau
8
1.3 Các dạng muối thường hiện diện trong đất 8
1.4 Giảm năng suất tương đối do độ mặn 9
1.5 Phân theo tính chất nhiễm mặn hoặc sodic hóa của đất 10
1.6 Hệ thống đánh giá đất mặn theo tiêu chuẩn USDA (Richards, 1954) 11
2.1 Địa điểm phỏng vấn nông dân về năng suất lúa tại các tiểu vùng 15
2.2 Vị trí thu mẫu đất 15
















x

LƯƠNG THỊ MỸ HẰNG (2013), Khảo sát một số đặc tính liên quan đến mặn của
đất trong các tiểu vùng sinh thái ngọt, mặn, lợ ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Luận
văn Kỹ sư Khoa Học Đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại
Học Cần Thơ, 27 trang.

Người hướng dẫn: Ts. Dương Minh Viễn
TÓM LƯỢC
Khảo sát một số đặc tính liên quan đến mặn của đất trong các tiểu vùng sinh thái
ngọt, mặn, lợ ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát
một số đặc tính lý, hoá đất: pH, EC và sự sodic hoá của đất trong các tiểu vùng sinh
thái ngọt, mặn và lợ của huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre. Phương pháp thực hiện gồm
điều tra năng suất lúa và khảo sát một số đặc tính của đất tại các tiểu vùng sinh thái
ngọt, mặn và lợ của huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre. Kết quả khảo sát cho thấy, đất tiểu
vùng mặn có pH bão hoà dao động 5,9 - 6,6 gần trung tính, EC bão hoà dao động từ
15 – 25 mS/cm, đất có muối hòa tan rất cao. Đất tiểu vùng ngọt và lợ vào giai đoạn
mùa khô từ tháng 2 đến tháng 5, EC bão hòa của đất vùng ngọt dao động từ 2 – 4,8
mS/cm vẫn ở dưới mức không ảnh hưởng đến cây trồng và đất vùng lợ EC bão hoà
dao động từ 3 – 4,8 mS/cm vừa ở mức có thể gây hại cho cây trồng. pH trích bão
hòa của vùng lợ dao động từ 5,6 – 6,4 và vùng ngọt dao động từ 5,2 – 6,3 tương đối
phù hợp cho canh tác lúa. Phần trăm natri trao đổi (ESP) trên phức hệ hấp thu trong
đất mô hình canh tác thuộc vùng đất ngọt có giá trị trung bình là 3.65 %, vùng lợ là
7.0%, tất cả đều nằm trong ngưỡng đất chưa bị sodic hóa (<15%), đất vùng mặn có
chỉ số sodic cao 17,23% (>15%). Nhưng vùng lợ có chỉ số ESP ở mức trung bình
khoảng 7% có bị ảnh hưởng của tiến trình sodic.
















1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ lâu được biết đến như một
vùng châu thổ phì nhiêu và được xem là vùng sản xuất nông nghiệp trọng yếu của cả
nước với diện tích trên 2,6 triệu hecta, chiếm hơn 64% tổng diện tích đất tự nhiên
của vùng (Niên giám thống kê tóm tắt, 2011). Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
là khu vực quan trọng của Việt Nam, có diện tích đất khoảng 3,9 triệu ha, chiếm
12% tổng diện tích tự nhiên và chiếm khoảng 45% diện tích đất trồng lúa cho cả
nước. Trong đó tỉnh Bến Tre nằm trong vùng châu thổ phì nhiêu với hệ thống sông
ngòi chằng chịt và là vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng cho sự phát triển trồng
trọt và chăn nuôi.

Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) nên
tốc độ xâm nhập mặn đi sâu vào nội đồng, vào lúc cao điểm ranh mặn 4 phần ngàn
(ppt) ở các sông lớn vào sâu 50km, ranh mặn 1ppt vào sâu 70km, vào mùa khô hiện
tượng nhiễm mặn gần như trọn địa bàn tỉnh Bến Tre (Sở TN&MT Bến Tre, 2005)
gây mặn hóa vùng trồng lúa. Đặc biệt ba huyện ven biển, trong đó huyện Ba Tri có
hơn 26 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 2/3 diện tích đất tự nhiên, hàng
năm đều bị xâm nhập mặn đi sâu vào nội đồng trong các mùa khô, khi lưu lượng
nước sông Mêkông giảm thấp.Vùng ven biển tỉnh Bến Tre chia làm ba vùng ngọt, lợ
và mặn rõ rệt.
Việc nước mặn xâm nhập vào vùng đất ngọt phát sinh các vấn đề về chất
lượng môi trường đất và hệ sinh thái. Đây là một vấn đề khó khăn trong sản xuất
nông nghiệp. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đề tài “Khảo sát một số đặc tính
liên quan đến mặn của đất trong các tiểu vùng sinh thái ngọt, mặn, lợ ở huyện Ba

Tri, tỉnh Bến Tre” nhằm khảo sát một số đặc tính lý, hoá đất: pH, EC, và sự sodic
hoá của đất trong các tiểu vùng sinh thái ngọt, mặn và lợ của huyện Ba Tri tỉnh Bến
Tre và là cơ sở khoa học cho việc theo dõi sự xâm nhập mặn, sự sodic hoá và một số
đặc tính đất











2

CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre
1.1.1 Vị trí địa lí
Nhìn chung địa hình huyện Ba Tri tương đối bằng phẳng, cao độ bình quân từ
1– 2m, có khuynh hướng thấp dần theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam và nghiêng
ra biển Đông. Huyện Ba Tri được bao bọc xung quanh sông nước, bên trong có hệ
thống sông rạch chằng chịt làm cho địa hình bị chia cắt mạnh. Cục bộ địa hình có
những cồn cát phân bố thành tuyến, hình cánh cung nằm ở ven biển. Các giồng cát
cao hơn địa hình xung quanh từ 1 – 5m. Rải rác có những cồn cát xen kẽ với ruộng
vườn, không có rừng cây lớn.
1.1.2 Đất đai
Tỉnh Bến Tre có 06 nhóm đất: nhóm đất liếp, nhóm đất cồn cát, nhóm đất phù sa,

nhóm đất phèn, nhóm đất mặn chua và nhóm đất mặn. Trong đó, huyện Ba Tri có ba
nhóm đất chính bao gồm:
- Nhóm đất cồn cát: 9.729 ha (4,2% diện tích toàn tỉnh), phân bố chủ yếu ở các
huyện ven biển như Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, có dạng hình vòng cung hay rẻ
quạt, thường chạy song song với bờ biển. Nhóm đất này có đặc tính chung là tơi
xốp, dễ thoát nước, giữ nước và giữ phân kém, nghèo chất dinh dưỡng. Đây là nhóm
đất được sử dụng lâu đời nhất, là địa bàn cư trú chủ yếu của nhân dân trong tỉnh.
Nhóm đất này được chia làm 2 loại: đất cồn cát (2.549 ha) và đất cồn cát bị nhiễm
mặn (7.181 ha).
- Nhóm đất mặn chua: 47.028 ha (20% diện tích toàn tỉnh) đây là nhóm đất có diện
tích khá lớn, phân bố tập trung ở 4 huyện bị nhiễm mặn là Thạnh Phú, Bình Đại, Ba
Tri và Mỏ Cày. Đất mặn chua ở Bến Tre ít khi tập trung thành những vùng rộng lớn,
thường là những khu vực nhỏ vài trăm hécta, độ chua thấp (36.253 ha). Nhóm đất
này thường có 2 dạng, dạng ít hữu cơ và dạng có nhiều hữu cơ trong các tầng đất
sâu. Do ảnh hưởng của triều, đất thường vừa bị chua vừa bị mặn, gây hạn chế nhiều
đến khả năng sử dụng cho nông nghiệp.
- Nhóm đất mặn: 64.592 ha (27,4% diện tích toàn tỉnh), trong đó loại đất mặn nhiều
(55.291 ha) thường tập trung ở các huyện ven biển của tỉnh. Đất bị mặn chủ yếu do
tác động của nước triều và nước ngầm mặn, thường xảy ra vào mùa khô, do đó hầu
hết diện tích đất mặn chỉ canh tác được một vụ lúa mùa mưa.





3

1.2 Vấn đề canh tác lúa huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre
Bến Tre là một trong 13 tỉnh vùng ĐBSCL, nằm trong vùng châu thổ phì
nhiêu với hệ thống sông ngòi chằng chịt và là vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng

cho sự phát triển trồng trọt và chăn nuôi Tuy nhiên, do địa hình thấp so với mực
nước biển, nằm ở hạ lưu sông Mêkông đồng thời tiếp giáp với biển nên phải đối mặt
với nhiều thách thức tác động của biến đổi khí hậu. Bến Tre có diện tích sản xuất
nông nghiệp là 181.252 ha, trong đó đất bị nhiễm mặn 25% do ảnh hưởng của
BĐKH nên tốc độ xâm nhập mặn tăng cao. Kết hợp với mực nước biển dâng cao
hơn, lưu lượng sông Mêkong giảm, sự xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ xảy ra
nghiêm trọng ở ĐBSCL với diện tích khoảng 1,8-2,0 triệu ha (Báo cáo của Uỷ Ban
sông Mekong, 2010). Vào lúc cao điểm ranh mặn 4‰ vào sâu 50 km, ranh mặn 1‰
vào sâu 70 km, trên phần lớn tỉnh Bến Tre (Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre,
2005). Khó khăn đưa đến sự giảm năng xuất trong sản xuất lúa và cây trồng khác ở
Bến Tre nói chung và huyện Ba Tri trong thời kỳ biến đổi khí hậu: Đất nhiễm mặn,
giống và kỹ thuật canh tác trên đất nhiễm mặn chưa phù hợp. Theo Camberato
(2001), kết luận rằng đất nhiễm mặn làm chậm sự nảy mầm của hạt và giảm sinh
trưởng của cây trồng do ảnh hưởng của quá trình thấm lọc làm hạn chế khả năng hấp
thu nước của rễ. Ngoài ra, nếu hàm lượng Na cao trong đất có thể dẫn đến sự phá
hủy trong cấu trúc của đất do các cấu tử sét bị phân tán làm giảm tế khổng đất, dẫn
đến giảm tính thấm nước và sự thoáng khí của đất, đất bị lèn khi ngập nước và đóng
cứng khi khô (McCauley, 2005). Như vậy, tính chất mặn của đất có ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa do sự tích lũy quá nhiều ion Na
+
và ion này
trực tiếp gây độc trên cây trồng, làm Cl
-
trở thành anion trở nên phổ biến của cây
tương đối rộng (Ngô Đình Thức, 2006).
1.3 Khái niệm về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu trước hết là biểu hiện trái đất ngày càng nóng lên và nước
biển dâng, là một thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu
làm cho thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan đang ngày càng gia tăng chưa
từng có ở nhiều nơi trên thế giới, đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới

trong đó có Việt Nam (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2009).
Vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay đang được quan tâm trên toàn cầu, ảnh
hưởng của BĐKH, thiên tai (lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng,…) đã và đang xảy ra
và sẽ với tần suất cao hơn, cường độ tăng mạnh hơn, tác động nghiêm trọng đến sản
xuất, đời sống và môi trường (UNDP, 2007). Việt Nam nằm trong 5 nước đứng đầu
thế giới dễ bị tổn thương nhiều nhất trước sự biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển





4

tăng 1m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7%
sản lượng nông nghiệp và 10% GDP. Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, vào cuối
thế kỷ 21 khi nhiệt độ trung bình ở nước ta tăng 2,3
0
C, mực nước biển dâng 75cm sẽ
bị ngập khoảng 20% diện tích, nếu mực nước biển tăng 1m thì diện tích ngập
khoảng 38% và Bến Tre là một trong những tỉnh bị thiệt hại nhiều nhất (Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường, 2009).
 Vấn đề biến đổi khí hậu ở Bến Tre.
Bến Tre với diện tích tự nhiên 2.360,20 km
2
, dân số 1.255.809 người (số liệu
thống kê năm 2009), kinh tế sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản là chủ yếu; Bến Tre
nằm ở hạ lưu sông Mêkông, có chiều dài bờ biển là 65km tiếp giáp Biển Đông và có
hệ thống sông ngòi chằng chịt, trên 90% diện tích đất có cao độ địa hình từ 1-2 m so
mực nước biển, trong đó vùng thấp ven sông, biển chỉ dưới 1m, thường xuyên bị
ngập khi triều cường. Do đặc thù điều kiện tự nhiên, Bến Tre được nhận định là một

trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Theo giả định biến đổi khí hậu của tỉnh Bến Tre (năm 2011), giả định B2 (giả
định trung bình nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm
2009), nước biển dâng 12cm vào năm 2020, tỉnh Bến Tre với diện tích bị ngập là
272,09 km
2
, chiếm 12,24 % diện tích, có khoảng 97.890 người trên tổng số dân tỉnh
Bến Tre sống trong vùng bị ngập; nước biển dâng 30 cm vào năm 2050, với diện
tích bị ngập là 342,08 km
2
, chiếm 15,39 % diện tích, có khoảng 102.054 người bị
ảnh hưởng. Trong đó, 3 huyện ven biển: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú bị ảnh
hưởng nặng nề, mực nước biển dâng sẽ làm mất đi một vùng đất thấp rộng lớn, với
các khu rừng ngập mặn ven biển, nơi sinh sống của nhiều loài bản địa thuộc các
vùng cửa sông Ba Lai, sông Tiền, sông Hàm Luông. Nước biển dâng sẽ tác động
đến các công trình xây dựng, trong đó có hệ thống đê điều, giao thông, cảng cá, nhà
cửa người dân ven biển, ven sông. Theo giả định, ranh giới mặn 4‰ tiến vào trong
nội đồng hơn 50 km vào năm 2050 sẽ tác động trực tiếp đến tình trạng thiếu nước
ngọt ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.
1.4 Sự xâm nhập mặn ở ĐBSCL và Bến Tre
1.4.1 Sự xâm nhiễm mặn ở ĐBSCL
Vùng ĐBSCL là vùng đất thấp và phẳng được tạo thành bởi đất bồi lắng sông
Cửu Long. Ngoại trừ những dãy cát và những vùng dọc bờ sông, mặt đất của
ĐBSCL không vượt quá 1m so với trung bình mực nước biển dọc bờ biển và không
vượt quá 2m so với trung bình mực nước biển ở những vùng phía Bắc. Độ dốc






5

chung của ĐBSCL khoảng 1%. Do vị trí địa lý tự nhiên nên ĐBSCL bị ảnh hưởng
mặn cả từ phía Đông và biển phía Tây. Do chế độ bán nhật triều không đều ở biển
Đông, nên việc truyền mặn từ các vùng biển này vào các cửa sông cũng theo nhịp
điệu của quá trình triều. Vào cuối mùa lũ, khi nguồn nước từ thượng lưu về trong
sông giảm dần, mặn từ biển bắt đầu lấn dần vào vùng cửa sông và theo triều xâm
nhập vào sâu lên thượng lưu. Đất mặn cũng được hình thành do sản phẩm bồi tụ
của sông ngòi và biển chịu ảnh hưởng của quá trình nhiễm mặn do thủy triều
(Nguyễn Vy và Đỗ Đình Thuận, 1977).










Hình 1.1 Phạm vi ngập khu vực ĐBSCL theo giả định nước biển dâng 1m
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)
Do ảnh hưởng của thủy triều, nước mặn từ biển vào sâu trong đất liền và sông
gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp ở vùng giáp biển vào mùa khô. Độ mặn lớn
nhất trong sông theo quy luật thường xuất hiện trùng với kỳ triều cường trong tháng,
nước biển càng mặn càng vào sâu trong đất liền ở các vùng triều mạnh và có ít nước
thường nguồn đổ về. Ở ĐBSCL ranh giới độ mặn một phần ngàn tới 5 km trên
nhánh sông từ cửa Cổ Chiên và tới 60 km trên sông Hậu. Tuy nhiên độ mặn biến đổi
theo thủy triều hàng ngày ở vùng có chế độ nhật triều và nữa ngày ở chế độ bán nhật
triều, ngoài ra còn ảnh hưởng của nước thượng lưu sông làm cho độ mặn biến đổi

theo mùa, mùa nước lũ nước ngọt đẩy mặn lùi ra biển, mùa cạn triều mặn vào sâu
trong sông hơn. Các vùng ven biển ảnh hưởng mặn hiện nay được xem là vùng thiên
nhiên ưu đãi khi phát triển nuôi thủy sản đang là ngành mũi nhọn, đạt hiệu quả kinh
tế cao so với sản xuất nông nghiệp (Tất Anh Thư và Võ Thị Gương, 2010).





6

Sự mặn hóa là một trong nhiều nguyên nhân làm cho đất suy thoái đi ngày
càng nhiều trên thế giới. Đất nhiễm mặn là hiện tượng tự nhiên do trong đất có chứa
một nồng độ cao của những dung dịch muối. Muối trong đất có thể bắt nguồn tại chỗ
từ trầm tích hoặc do sự xâm nhập của nước biển hay được cung cấp vào bởi việc sử
dụng nước mặn (James 2001). Sự tích tụ của muối trong đất bắt đầu xuất hiện khi
lượng nước bốc hơi vượt quá lượng nước cung cấp vào đất bởi mưa hoặc sự tưới. Đất
nhiễm mặn với sự gia tăng lượng muối trong đất đưa đến những thay đổi xấu đặc
tính đất mà điều này làm giảm khả năng sử dụng đất trong nông nghiệp.
Theo Brouwer và ctv., (1985), nước mặn ngầm cũng có thể đóng góp cho sự
nhiễm mặn. Khi mực nước dâng cao (chẳng hạn nước tưới không có hệ thống thoát
nước phù hợp), nước mặn ngầm có thể đạt đến các lớp đất phía trên, do đó cung cấp
muối tới vùng rễ. Loại đất có chứa một lượng muối có hại thường được gọi là đất
mặn. Đất nhiễm mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm diện tích khá lớn so với
diện tích toàn vùng, đứng thứ hai sau đất phù sa, với 809.034 ha (21.38% diện tích).
1.4.2 Tiến trình xâm nhập mặn huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre
Những năm gần đây huyện Ba Tri thường bị mặn xâm nhập sâu vào nội đồng
làm ảnh hưởng không ít đến năng suất cây trồng chủ yếu là lúa nước. Hàng năm,
mặn xâm nhập thường vào mùa khô bắt đầu từ tháng hai dương lịch đến đầu mùa
mưa. Có những nơi trên nội đồng độ mặn lên đến năm phần ngàn vào tháng tư

dương lịch, ảnh hưởng đến lúa xuân – hè (phòng Nông nghiệp huyện Ba Tri).
Huyện Ba Tri nằm kẹp giữa hai con sông lớn là sông Ba Lai và sông Hàm
Luông. Hàng năm, khi có hạn kéo dài lưu lượng nước sông thấp, do mực nước biển
tăng lên nên mặn được đẩy sâu lên sông Chẹt Sậy rồi xuống sông Châu Bình vào địa
phận huyện Ba Tri. Ngoài ra, mặn còn tiến vào theo sông Ba Lai từ phía Bình Đại
mặn đẩy lên đến An Hóa rồi xuống sông Ba Lai, sau đó xâm nhập vào Ba Tri tại
cống Ba Cửa và nhiều con kênh khác.
1.5 Một số chỉ tiêu lý, hóa đất
1.5.1 pH
pH đất là chỉ tiêu đánh giá đất quan trọng vì có liên quan trực tiếp đến sự phát
triển của cây trồng, hoạt động vi sinh đất, các phản ứng hóa học và sinh học xảy ra
trong đất. pH ảnh hưởng đến độ hòa tan và dạng hữu dụng của dưỡng chất, phần
trăm base bão hòa cũng như hiệu quả của phân bón (Võ Thị Gương và ctv., 2010).






7

1.5.2 Độ mặn và tổng số muối tan trong đất
1.5.2.1 Độ mặn
EC là đo độ dẫn điện của dung dịch đất, dung dịch càng có nồng độ muối tan
cao sẽ có độ dẫn điện cao, do đó độ mặn trong đất được thể hiện qua giá trị EC.
Đất được xem là mặn khi độ dẫn điện của đất (EC) lớn hơn 4mS/cm và pH
của đất khoảng trung tính và có khuynh hướng hơi kiềm. Nếu đất mặn có
ESP > 15% được xem là đất mặn kiềm, có SAR > 13 và ESP > 15% là đất mặn
sodic. Như vậy lượng Na trong dung dịch đất và Na trên phức hệ hấp thu cao quyết
định tính chất của nhóm đất. Nhìn chung, cây trồng bị ảnh hưởng bất lợi của mặn và

nhất là mặn sodic qua các yếu tố chính như sau:
 Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất cao, từ đó gây hại qua cản trở sự hấp thu
nước và dinh dưỡng của cây trồng.
 Muối sodium là nguyên nhân gây ra sự phá hủy cấu trúc của đất. Đất bị nén
dẽ, sự phát triển và xuyên thấu của rể bị giảm, giảm tính thấm nước và thoát nước,
thiếu sự thoáng khí cho vùng rể.
 Nồng độ sodium cao gây mất cân đối dưỡng chất, cản trở sự hấp thu dinh
dưỡng của cây trồng.
 Trong cây, hàm lượng Na cao đưa đến tỉ lệ Na/K, Na/Ca và Na/Mg cao gây
rối loại sự biến dưỡng chất và tổng hợp protein.
 Đất có pH cao đưa đến giảm độ hữu dụng của P và các nguyên tố vi lượng
như Fe, Zn, Cu, Mn.
 Độ hòa tan của Boron và các anion khác như HCO
3
-
, Cl
-
, SO
4
2-
,…cao dễ gây
độc cho cây trồng (Võ Thị Gương, 2003).
Bảng 1.1 Phân loại độ mặn và đất mặn
CẤP ĐỘ MẶN
TỔNG SỐ MUỐI TAN
(%)
HÀM LƯỢNG
Cl
-
(%)

Đất mặn nhiều
Đất mặn trung bình
Đất ít mặn
Đất rất ít mặn và không mặn
> 1
0,5 – 0,25
0,25 – 0,50
< 0,25
> 0,25
0,15 – 0,25
0,05 – 0,15
< 0,05





8

1.5.2.2 Tổng số muối hoà tan trong đất
Độ dẫn điện thường tỷ lệ thuận với hàm lượng của tổng số muối hòa tan và
áp suất thẩm thấu của dung dịch đất. Thường EC được đo ở điều kiện chuẩn, khi cho
đất bão hòa nước tới giới hạn dính và ở 25
0
C.
Bảng 1.2 Sự tương quan giữa EC và lượng muối tan :
EC (millihos/cm) Tổng số muối tan (ppm)
4 3.000
8 5.000
> 15 10.000

(Nguồn: Lê Văn Khoa và ctv., (2003))

Trên vùng đất mặn thường gây hạn chế cho cây trồng trong việc gia tăng cơ
cấu mùa vụ do mùa nắng không có nước ngọt. Trên các vùng đất mặn và nhiễm mặn
có cơ cấu canh tác rất nghèo và cây trồng thường cho năng suất thấp. Hầu hết các
vùng ngập mặn này thường được để tự nhiên và cho các loại rừng ngập mặn phát
triển trước đây. Nhưng đến nay các vùng mặn và nhiễm mặn này được khai thác rất
nhiều trong việc nuôi tôm và phá rừng lấy gỗ và củi đốt (Võ Thị Gương, 2003).
Bảng 1.3 Các dạng muối thường hiện diện trong đất.
Các ion
Các gốc muối
Na
+
Mg
+
Ca
2+

CO
3
Na
2
CO
3
NaHCO
3

MgCO
3
Mg(HCO

3
)
2

CaCO
3
Ca(HCO
3
)
2


SO
4
Na
2
SO
4
MgSO
4
CaSO
4
Ít gây độc
Cl NaCl MgCl
2
CaCl
2


Gây độc


(Nguồn: Võ Thị Gương, 2003)
EC (Electrical conducvity) phản ánh được nồng độ ion hoặc chất vô cơ hòa
tan, các muối hòa tan trong dung dịch tồn tại ở dạng ion và làm cho dung dịch có
khả năng dẫn điện, độ dẫn điện càng cao chứng tỏ nồng độ ion càng cao. Các ion
này thường là muối của kim loại như NaCl, KCl, SO
4
2-
, NO
3
-
, PO
4
3-
v.v Tác động
ô nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính độc hại của các ion
tan trong nước.
EC đất là độ dẫn điện của dung dịch đất, dung dịch càng có nồng độ muối cao
sẽ có độ dẫn điện cao.Muối tan trong đất bao gồm các cation và anion tan trong





9

nước. Các cation chủ yếu là K
+
, Na
+

, Ca
2+
,Mg
2+
, liên kết với các anion Cl
-
, SO
4
2-

một ít CO
3
2-
và HCO
3
-
. Đất mặn khi EC của dung dịch trích bão hòa > 4mS/cm.
Nhiễm mặn và mặn hóa là một trong những trở ngại chính của đất canh tác ở
Việt Nam. Xảy ra cho các vùng ven biển của đồng bằng. Quá trình mặn hóa nhiều
nhất những năm gần đây khi phong trào nuôi tôm lên cao người dân đã phá đê ngăn
mặn để đưa nước mặn vào nuôi tôm và đất nhiễm mặn trong suốt mùa nuôi tôm (Võ
Thị Gương, 2003).Trong cùng điều kiện môi trường thời gian ngập mặn càng lâu,
nồng độ muối càng cao, độ mặn của đất càng gia tăng và khả năng sodic hóa của đất
càng mạnh dẫn đến hạn chế sinh trưởng của lúa.
Bảng 1.4 Giảm năng suất tương đối do độ mặn
ECe Độ mặn (g/l) Năng suất
< 2 mS/cm < 1.28
Tối ưu không làm giảm
năng suất
> 4 mS/cm > 2.56

Năng suất giảm ít (10 –
15%)
> 6 mS/cm > 3.84
Sinh trưởng và năng suất
giảm vừa (20 – 50%)
> 10 mS/cm > 6.40 Năng suất giảm > 50%
(Nguồn: Robert S.Zeigler & Christian Witt, 2002 trích dẫn bỡi Lê Quốc Khải, 2010).
1.5.3 Khả năng trao đổi cation của đất (CEC)
Khả năng trao đổi cation của đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá độ phì nhiêu đất. CEC trong đất giúp đánh giá khả năng giữ cation như: K,
Ca, Mg, NH
4
+
, tránh sự rửa trôi trong đất và các cation này được cung cấp dần cho
cây trồng. Khi khả năng hấp thụ cation trong đất cao thì khả năng giữ dưỡng chất
của đất cao, chất dinh dưỡng được tích lũy cung cấp cho cây trồng (Võ Thị Gương
và ctv., 2010). Giá trị CEC ở mô hình hai vụ lúa và ba vụ lúa ở mức trung bình là
16,6 – 19,5 meq/100g là đất có khả năng cầm giữ chất dinh dưỡng khoáng ở mức
trung bình. Do vậy hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy trong đất tầng 20 cm ở mô
hình canh tác hai vụ và ba vụ lúa là 8,1 mg/kg (Nguyễn Hữu Kiệt và ctv., 2010).
1.5.4 Sự sodic hóa trong đất
Tính sodic có thể phân loại dựa trên pH, EC, SAR và ESP. Đối với đất mặn,
thông thường pH của đất khoảng trung tính và có khuynh hướng hơi kiềm. Như vậy
lượng Na
+
trong dung dịch đất và Na
+
hấp thu trên bề mặt khoáng sét như là phần
trăm của tổng khả năng trao đổi cation (CEC). Nhìn chung ESP = 15% (phần trăm






10

sodium có thể trao đổi) là ngưỡng đánh giá ảnh hưởng của sodic đối với cây trồng
(Võ Thị Gương, 2003).
Bảng 1.5 Phân theo tính chất nhiễm mặn hoặc sodic hóa của đất
Nhóm đất EC (mS/cm) SAR ESP (%)
Mặn >4 <13 <15
Mặn sodic >4 >13 >15
Sodic <4 >13 >15
(Nguồn: Brady và Wei, 2000)
Đối với đất mặn có ESP > 15% được xem là đất mặn kiềm và SAR > 13
(lượng Na
+
trao đổi) là đất mặn sodic. Phần trăm Na
+
trao đổi trên phức hệ hấp thu
trong đất vào cuối mùa khô tương ứng đầu vụ lúa, giữa vụ tôm ở tầng đất 20 cm
(Nguyễn Hữu Kiệt và ctv., 2010).
1.6 Đất mặn, đất sodic
1.6.1 Sự mặn hóa
Sự mặn hóa là sự tích tụ của các muối hòa tan trong đất. Ở nhiều vùng khô
hạn các muối được tích tụ trong đất do sự mao dẫn muối từ nước ngầm nhiễm mặn.
Cường độ của việc bốc thoát hơi nước gia tăng với độ tiếp xúc của mực nước ngầm
và quá trình tích tụ muối đạt được mức độ cao nhất ở những vùng có điều kiện khí
hậu khô cằn khi mực nước ngầm hạ thấp. Tổng lượng bốc hơi ở những vùng khô cằn
trong khoảng từ 1.500 đến 3.000 mm trong năm, do đó vượt xa lượng nước mưa

thực sự, đối với những vùng này lượng mưa hằng năm rất thấp. Ở những vùng đất
ven biển, sự mặn hóa cả phẫu diện đất thường do ảnh hưởng của sự xâm nhập của
nước biển theo triều cường, một quá trình xảy ra thường xuyên (Võ Thị Gương,
2001).
Đất mặn là loại đất thường gặp ở những vùng khô cằn hoặc bán khô cằn. Khí
hậu càng khô thì tính mặn càng gia tăng. Đất mặn thường xuất hiện ở những vùng
đất thấp ven biển hoặc vùng đồng bằng và ngay cả những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
ướt. Nguồn gốc của các muối mặn thay đổi rất lớn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
nguồn gốc địa lý, nguồn gốc nước biển, nguồn gốc sinh học…, nhưng nguồn gốc
nguyên thủy của chúng là từ các thành phần khoáng đá núi lửa. Trong quá trình
phong hóa đá, những muối này bị hòa tan di chuyển tập trung ở những dạng địa hình
trũng không thoát nước (Võ Thị Gương, 2010).





11

Đất mặn có thể được đo lường và đánh giá thông qua việc đo lường tổng số
lượng các muối cation hòa tan trong đất như Na
+
, K
+
, Ca
2+
, Mg
2+
và một số các
cation chiếm ưu thế trong đất mặn như Cl

-
, SO
4
2-
, NO
3
-
, và HCO
3
-
(Tanji, 1990).
1.6.2 Đất sodic
Trong đất sodic, Na
+
hấp thu trên bề mặt khoáng sét được trình bày như là
phần trăm của tổng khả năng trao đổi cation. Đây là phần trăm sodium có thể trao
đổi( Exchange sodium percentage, ESP). Nhìn chung ESP = 15% là ngưỡng đánh
giá ảnh hưởng của sodic đối với cây trồng (Võ Thị Gương, 2001). Đất mặn và đất
mặn sodic, phần trăm Na
+
trong phức hệ hấp thu rất quan trọng: giúp đánh giá tỷ lệ
Na được hấp phụ so với tổng khả năng hấp phụ cation của đất.
ESP(%) = ([Na
+
]/CEC )*100
Tỷ lệ Na hấp phụ (Sodium Adsorbtion Ratio, SAR) cũng được kết hợp đánh giá đất
kiềm và mặn.
SAR = [Na
+
]/

] Mg2[][Ca2 

Đơn vị tính là mmoles/lit. SAR được xác định từ nước trích của dung dịch đất hoặc
trong nguồn nước tưới.
1.6.3 Hệ thống đánh giá đất mặn và phân loại các đất ảnh hưởng mặn
Đất mặn được xem là đất có vấn đề, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây
trồng. Đây là nhóm đất rất khó định nghĩa và phân loại một cách chính xác và đầy
đủ. Theo tiêu chuẩn đánh giá mặn của USDA thì đất mặn gây ảnh hưởng bất lợi cho
cây trồng từ ngưỡng EC trích bão hòa của đất lớn hơn 4 mS/cm và ESP < 15%.
Bảng 1.6 Hệ thống đánh giá đất mặn theo tiêu chuẩn USDA (Richards, 1954)
Phân loại đất Ece pH SAR Tình trạng vật lý đất
Mặn >4.0 <8.5 <13 Bình thường
Solic <4.0 >8.5
13
Xấu
Mặn – solic >4.0 <8.5
13
Bình thường
Không mặn pH cao <4.0 >7.8 <13 Thay đổi
Đất Solonchaksv (đất kiềm trắng – đất mặn kiềm): Đất có tầng salic (tầng tích
lũy các muối hòa tan nhiều hơn gysum) xuất hiện trong vòng 50 cm của lớp đất mặt.
Đất Solonchaks thường xuất hiện ở những nơi có mực nước mặn nằm gần lớp đất
mặt hoặc ở những nơi đất được hình thành do quá trình tích lũy muối (Szabolcs
(1974) và Massoud (1977)).





12


Đất Solonetz (đất kiềm đen): Đất có tầng natric (tầng bên dưới có hàm lượng
sét rất cao nhiều hơn tầng bên trên và có hơn 15% natri trao đổi) xuất hiện trong
vòng 100 cm tính từ lớp đất mặt. Nhóm đất này được hình thành do quá trình thoát
mặn (tự nhiên hoặc nhân tạo). Đặc biệt là trong trường hợp đất mặn giàu sodium chủ
yếu là sodium sulfate (Na
2
SO
4
- H
2
O) hoặc sodium carbonate (Na
2
CO
3
– H
2
O). Đất
có phản ứng từ kiềm đến rất kiềm (pH = 8 – 12).
Đất Solod: đất được hình thành do sự tháo rửa mặn từ đất Solonetz. Trong
quá trình này sodium (Na
+
) trên keo đất được thay thế H
+
vì vậy đất có phản ứng
chua.
1.6.4 Một số đặc tính bất lợi của đất mặn và đất sodic
Đất được xem là mặn khi độ dẫn điện của đất (EC) lớn hơn 2 mS/cm và pH
của đất nằm trong khoảng trung tính và có khuynh hướng hơi kiềm. Nếu đất mặn có
ESP > 15% được xem là đất mặn kiềm, có SAR > 13 và ESP > 15% là đất mặn

sodic (Võ Thị Gương, 2010).
Nồng độ muối trong dung dịch đất có ảnh hưởng rất lớn đến thế thẩm thấu và
thế nước của đất nên ảnh hưởng đến sự vận chuyển nước từ đất vào rễ cây. Sự di
chuyển của nước từ đất vào rễ cây là một quá trình thẩm thấu. Đất mặn thường chứa
nhiều muối hòa tan trong nước ở vùng rễ cây. Sự tích lũy muối trong đất làm cho áp
suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng cao nên cây trồng không lấy được nước mà
ngược lại nước từ mô thực vật đi ngược ra dung dịch đất, cây trồng bị mất nước gây
ra hiện tượng co rút và khô héo tế bào. Rễ cây muốn lấy nước từ đất phải thắng được
các lực cản trở sự xâm nhập của nước vào rễ, nghĩa là áp suất thẩm thấu của rễ cây
phải cao hơn áp suất thẩm thấu của dung dịch đất.
Đất chứa nhiều muối hòa tan nhất là muối sodium là nguyên nhân rây ra sự
phá hủy cấu trúc đất. Đất bị nén dẽ, sự phát triển và xuyên thấu của rễ bị giảm, giảm
tính thấm nước và thoát nước, thiếu sự thoáng khí cho vùng rễ. Muối sodium cao
trong đất sẽ làm cấu trúc đất bị phá vỡ dẫn đến tốc độ thẩm thấu và di chuyển nước
vào trong đất giảm, các phân tử sét rất dễ bị phân tán và lấp đầy các khe hở khi di
chuyển xuống lớp đất bên dưới từ đó làm giảm khả năng thấm nước, đất trở nên nén
dẽ, độ xốp của đất giảm, đất rất dễ bị lèn khi gặp nước, tốc độ nước vào trong đất có
thể giảm mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến việc tưới tiêu cũng như khả năng thoát nước
của đất, đất khó được rửa mặn (Seelig, 2000; Mhereteab và ctv., 2002; Hornecl và
ctv., 2007).





13

Nồng độ muối sodium cao gây mất cân đối dưỡng chất, cản trở sự hấp thu
dinh dưỡng của cây trồng. Năng suất của cây sẻ giảm đáng kể khi nồng độ mặn
trong đất tăng ( James và Zielinski, 2000).

Sự hấp thu dưỡng chất K và Ca của cây sẽ giảm mạnh khi đất có nhiều muối
sodium. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các ion đối kháng. Nồng độ sodium
trong đất cao sẽ dẫn đến cây hút nhiều Na
+
và Cl
-
đưa đến tỉ lệ Na/K, Na/Mg cao
gây rối loạn sự biến dưỡng dưỡng chất và tổng hợp protein. Cây ngộ độc Na
+
và Cl
-

biểu hiện qua mép lá và đầu lá bị cháy khô, cây sinh trưởng không đều và còi cọc
(Võ Thị Gương, 2010).
Đất có pH cao đưa đến giảm độ hữu dụng của lân và các nguyên tố vi lượng
như Fe, Zn, Cu, Mn ảnh hưởng bất lợi đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Độ
hòa tan Boron và các anion khác như HCO
3
-
, Cl
-
, SO
4
2-
…cao gây độc cho cây
trồng. Mặn ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây
trồng. Các loại cây trồng khác nhau cũng phản ứng khác nhau với cùng một nồng độ
muối (Võ Thị Gương, 2010).
















×