Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

ảnh hưởng của thiệt hại lá sau trổ hoa đến sự phát triển và năng suất của đậu nành mtđ517 8 (glycine max) tại nhà lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.36 KB, 47 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG








BÙI THỊ QUÍ




ẢNH HƯỞNG CỦA THIỆT HẠI LÁ SAU TRỔ HOA
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
ĐẬU NÀNH MTĐ517 - 8 (Glycine max)
TẠI NHÀ LƯỚI



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: NÔNG HỌC











Cần Thơ, 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: NÔNG HỌC




Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA THIỆT HẠI LÁ SAU TRỔ HOA
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA ĐẬU NÀNH
MTĐ517 - 8 (Glycine max) TẠI NHÀ LƯỚI







Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. Lê Vĩnh Thúc Bùi Thị Quí
TS. Nguyễn Lộc Hiền MSSV: C1201047
Lớp: Nông học k38





Cần Thơ, 2014
i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA THIỆT HẠI LÁ SAU TRỔ HOA ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA ĐẬU NÀNH MTĐ517 - 8 (Glycine max) TẠI NHÀ LƯỚI



Do sinh viên Bùi Thị Quí thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.



Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Cán bộ hướng dẫn


Ts. Lê Vĩnh Thúc Ts. Nguyễn Lộc Hiền
ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG



Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA THIỆT HẠI LÁ SAU TRỔ HOA ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA ĐẬU NÀNH MTĐ517 - 8 (Glycine max) TẠI NHÀ LƯỚI



Do sinh viên Bùi Thị Quí thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Luận văn đã được hội đồng chấp nhận và đánh giá ở mức: ……………………
Ý kiến hội đồng ………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Cần thơ, ngày …tháng… năm 2014.
Thành viên hội đồng





……………… ……………… ……………….


DUYỆT CỦA KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD
iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và thầy hướng dẫn. Các
số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào trước đây.


Tác giả luận văn
(Ký tên)



Bùi Thị Quí
















iv

LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Bùi Thị Quí
Năm sinh: 14/04/1991
Nơi sinh: huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
Họ và tên cha: Bùi Văn Tạo
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Lanh
Quê quán: xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
Quá trình học tập:
1997 - 2002: học tiểu học tại trường tiểu học Mỹ Phước, Hòn Đất, Kiên Giang.
2002 - 2006: học THCS tại trường THCS Mỹ Phước, Hòn Đất, Kiên Giang.
2006 - 2009: học THPT tại trường THPT Nguyễn Trung Trực, TP. Rạch Giá , tỉnh
Kiên Giang.
2009 - 2012: học tại trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Cần Thơ, ngành Nông học.
2012 - 2014: học đại học tại trường Đại học Cần Thơ, ngành Nông học, khóa 38, khoa
Nông nghiệp và SHƯD.

























v

LỜI CẢM TẠ

Kính dâng,
Cha, Mẹ với công ơn sinh thành, dưỡng dục, suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và
tương lai của các con.
Thành kính ghi ơn,
Thầy Lê Vĩnh Thúc và thầy Nguyễn Lộc Hiền đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo
và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Quý thầy cô trong khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học
Cần Thơ đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian học tại trường.
Chân thành biết ơn,

Anh Mai Vũ Duy đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em hoàn thành tốt thí nghiệm.
Thành thật cảm ơn,
Các anh chị trong bộ môn Khoa học cây trồng, các bạn sinh viên cùng ngành
khóa 37, 38 đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Trân trọng!



Bùi Thị Quí










vi

MỤC LỤC
Nội dung Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan iii
Lược sử cá nhân iv
Cảm tạ v
Mục lục vi
Danh sách bảng ix

Danh sách hình x
Danh mục chữ viết tắt xi
Tóm lược xii
Mở đầu 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 Giá trị kinh tế cây đậu nành 2
1.2 Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới và Việt Nam 3
1.2.1 Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới 3
1.2.2 Tình hình sản xuất đậu nành ở Việt Nam 4
1.3 Đặc tính thực vật cây đậu nành 5
1.3.1 Rễ 5
1.3.2 Thân 5
1.3.3 Lá 6
1.3.4 Hoa 6
1.3.5 Trái 6
1.3.6 Hạt 7
1.4 Các giai đoạn của cây đậu nành 7
1.4.1 Giai đoạn nảy mầm và cây con 7
vii

1.4.2 Giai đoạn lá kép 7
1.4.3 Giai đoạn trổ hoa 7
1.4.4 Giai đoạn hình thành trái và hạt 8
1.4.5 Giai đoạn hạt chín 8
1.5 Quá trình phát triển của lá đậu nành 8
1.5.1 Sự hình thành và phát triển của lá 8
1.6 Quang hợp 8
1.6.1 Khái niệm chung về quang hợp 8
1.6.2 Khả năng hấp thu ánh sáng của lá đậu nành 9
1.7 Các yếu tố tác động đến quang hợp của cây đậu nành 9

1.7.1 Ánh sáng 9
1.7.2 Nhiệt độ 10
1.8 Sâu ăn lá trên đậu nành 10
1.8.1 Sâu xanh da láng 10
1.8.2 Sâu ăn tạp 12
1.8.3 Sâu xanh 12
1.8.4 Rầy mềm 12
1.8.5 Sâu cuốn lá 13
1.8.6 Sâu đo 13
1.9 Ngưỡng gây hại kinh tế 13
1.10 Ảnh hưởng của thiệt hại lá đến sinh trưởng và năng suất cây đậu nành 13
1.10.1 Ảnh hưởng của thiệt hại lá đến sinh trưởng của cây đậu nành 13
1.10.2 Ảnh hưởng của thiệt hại lá đến năng suất đậu nành 14
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 16
2.1 Phương tiện 16
2.1.1 Thời gian và địa điểm 16
viii

2.1.2 Vật liệu và phương tiện thí nghiệm 16
2.1.3 Dụng cụ dùng trong thí nghiệm 16
2.2 Phương pháp thí nghiệm 16
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
3.1 Ghi nhận tổng quát 19
3.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 19
3.2.1 Chiều cao cây 19
3.2.2 Số cành hữu hiệu 21
3.2.3. Số lóng trên thân chính 22
3.3 Các chỉ tiêu về năng suất 22
3.3.1 Số trái trên cây 22
3.3.2 Phần trăm số hạt trên trái 23

3.3.3 Số hạt/cây, trọng lượng hạt/cây, trọng lượng 100 hạt (g) 24
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 26
1. Kết luận 26
2. Đề nghị 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27


ix

DANH SÁCH BẢNG

Bảng
Tên bảng
Trang
1.1
1.2
3.1
3.2
Tình hình sản suất đậu nành trên thế giới 5 năm gần đây
Sản lượng đậu nành ở Việt Nam
Ghi nhận nhiệt độ, lượng mưa và ẩm độ
Chiều cao cây đậu nành ở các mức độ thiệt hại lá trong điều kiện
trồng cây trong chậu
4
5
19

20
3.3
Số cành hữu hiệu của đậu nành ở các mức độ thiệt hại lá trong

điều kiện trồng cây trong chậu

21
3.4
Số trái trên cây của đậu nành ở các mức độ thiệt hại lá trong điều
kiện trồng cây trong chậu

23
3.5
Phần trăm số hạt trên trái của cây đậu nành ở các mức độ thiệt
hại lá trong điều kiện trồng cây trong chậu

24
3.6
Số hạt/cây, trọng lượng hạt/cây, trọng lượng 100 hạt (g) của cây
đậu nành ở các mức độ thiệt hại lá trong điều kiện trồng cây
trong chậu


25




x

DANH SÁCH HÌNH



















Hình
Tên hình

Trang
2.1
Tổng diện tích của mỗi lá chét
17
3.1
Chiều cao cây ở các nghiệm thức trước khi thu hoạch đậu nành
21
3.2
Số lóng trên thân chính của đậu nành ở các mức độ mất lá trong
điều kiện trồng cây trong chậu
22
3.3

Số hạt trên trái
24
xi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


NT: nghiệm thức
NSKCL: ngày sau khi cắt lá
BVTV: bảo vệ thực vật
xii

Bùi Thị Quí. “Ảnh hưởng của thiệt hại lá sau trổ hoa đến sự phát triển và năng
suất của đậu nành MTĐ517 – 8 (Glycine max) tại nhà lưới”. Luận văn tốt nghiệp
Kỹ sư ngành Nông học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn TS. Lê Vĩnh Thúc và TS. Nguyễn Lộc Hiền.

TÓM LƯỢC
Lá cây là một cơ quan sinh dưỡng của thực vật bậc cao thực hiện các chức
năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp. Lá là cơ quan chủ yếu biến năng lượng mặt
trời thành năng lượng hóa học, ngoài ra lá còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng và
dự trữ. Nhận thấy được vai trò quan trọng của lá đối với cây nên đề tài: “Ảnh hưởng
của thiệt hại lá sau trổ hoa đến sự phát triển và năng suất của đậu nành MTĐ517
– 8 (Glycine max) tại nhà lưới” được tiến hành từ tháng 7/2013 đến tháng 11/2013,
tại khu nhà lưới bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng, trường Đại học Cần Thơ. Đề tài được thực hiện với mục tiêu tìm ra mức độ thiệt
hại về diện tích lá sau trổ hoa ảnh hưởng đến năng suất cây đậu nành MTĐ517 - 8. Từ
đó áp dụng vào thực tế sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thí nghiệm được
thực hiện bằng cách cắt ½ số lá trên cây ở bốn mức khác nhau: không cắt, cắt 25%, cắt
50%, cắt 75% diện tích lá. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn

nghiệm thức và sáu lần lặp lại. Kết quả cho thấy cắt lá 25% có năng suất tương đương
với không cắt lá.


1

MỞ ĐẦU

Đậu nành (Glycine max (L.) Merrill) là cây công nghiệp ngắn ngày được trồng
phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi giá trị kinh tế và hàm lượng dinh dưỡng
cao. Theo Mai Quang Vinh (1996) với biên độ thích ứng nhiệt độ, bức xạ rộng hơn, ít
kén đất hơn và có tổng tích ôn thấp hơn nhiều loại cây trồng khác, cây đậu nành đã có
vị trí kinh tế không thể thay thế trong cơ cấu cây trồng, cải tạo đất và góp phần phá vỡ
chu kỳ sâu bệnh trong luân canh trên tất cả các vùng sinh thái ở Việt Nam. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây diện tích canh tác đậu nành tại Đồng bằng sông Cửu Long
không được gia tăng do chi phí đầu tư và chăm sóc cao hơn các loại cây trồng khác, vì
đậu nành rất dễ bị các loại sâu ăn lá tấn công làm giảm năng suất. Có nhiều nguyên
nhân làm cho chi phí đầu tư cao, nhưng một trong các chi phí đó phải kể đến là việc
lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trong công tác phòng trừ sâu bệnh. Sử
dụng thuốc trừ sâu quá mức tăng nguy cơ kháng thuốc của sâu bệnh và mức độ ô
nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) là một
trong những xu hướng phòng trừ sâu bệnh thân thiện môi trường sống được quan tâm
và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với biện pháp phòng trừ tổng hợp này thì cần xác
định được ngưỡng thiệt hại để cây trồng vẫn cho hiệu quả kinh tế cao. Trước tình hình
thực tế này đề tài “Ảnh hưởng của thiệt hại lá sau trổ hoa đến sự phát triển và
năng suất của đậu nành MTĐ517 - 8 (Glycine max)” được thực hiện nhằm tìm ra
mức thiệt hại của sâu ăn lá ảnh hưởng đến năng suất cây trồng từ đó có các biện pháp
xử lý kịp thời an toàn và hiệu quả nhất đảm bảo được năng suất cây trồng, giảm chi
phí sản xuất và mang lại lợi nhuận kinh tế cao nhất.






2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY ĐẬU NÀNH
Đậu nành (Glycine max (L.) Merrill) là một cây trồng cạn ngắn ngày có giá trị
kinh tế cao. Khó có thể có tìm thấy một cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như cây
đậu nành. Sản phẩm của nó làm thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc,
nguyên liệu cho công nghiệp, hàng xuất khẩu và là cây cải tạo đất tốt. Vì thế cây đậu
nành được gọi là "Ông Hoàng trong các loại cây họ đậu". Sở dĩ cây đậu nành được
đánh giá như vậy bởi lẽ cây đậu nành có giá trị rất toàn diện (Trần Văn Điền, 2007).
 Giá trị về mặt thực phẩm
Hạt đậu nành có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng prôtein trung bình
khoảng từ 35,5% - 40%. Trong khi đó hàm lượng prôtein trong gạo chỉ 6,2% - 12%;
bắp: 9,8% - 13,2%; thịt bò: 21%; thịt gà: 20%; cá: 17 - 20% và trứng: 13% - 14,8%,
nhiều loại sinh tố và muối khoáng quan trọng cho sự sống (Nguyễn Thị Hiền và Vũ
Thị Thư. 2004). Hạt đậu nành là loại thực phẩm duy nhất mà giá trị của nó được đánh
giá đồng thời cả prôtit và lipit. Prôtein của đậu nành có phẩm chất tốt nhất trong số
các prôtein có nguồn gốc thực vật. Hàm lượng prôtein trong hạt đậu nành cao hơn cả
hàm lượng prôtein có trong cá, thịt và cao gấp 2 lần so với các loại đậu đỗ khác. Hạt
đậu nành có chứa hàm lượng dầu béo cao hơn các loại đậu đỗ khác nên được coi là
cây cung cấp dầu thực vật quan trọng. Lipit của đậu nành chứa một tỉ lệ cao các axít
béo chưa no (khoảng 60 - 70%) có hệ số đồng hoá cao, mùi vị thơm như axit linoleic
chiếm 52 - 65%, oleic từ 25 - 36%, linolenolic khoảng 2 - 3% (Ngô Thế Dân và ctv.
1999). Dùng dầu đậu nành thay mỡ động vật có thể tránh được xơ mỡ động mạch.

Trong hạt đậu nành có khá nhiều loại vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin
B1 và B2 ngoài ra còn có các loại vitamin PP, A, E, K, D, C, v.v Đặc biệt trong hạt
đậu nành đang nảy mầm hàm lượng vitamin tăng lên nhiều, đặc biệt là vitamin C.
Phân tích thành phần sinh hoá cho thấy trong hạt đậu nành đang nảy mầm, ngoài hàm
lượng vitamin C cao, còn có các thành phần khác như: vitamin PP và nhiều chất
khoáng khác như Ca, P, Fe v.v Quan trọng hơn cả là trong đậu nành có chứa hoạt
chất isoflavones, vai trò của isoflavones đậu nành được nghiên cứu nhiều và tập trung
nhiều nhất trong lĩnh vực như ung thư, tim mạch, bệnh loãng xương (Lê Vĩnh Thúc và
Nguyễn Thị Xuân Thu. 2011). Hiện nay, từ hạt đậu nành người ta đã chế biến ra được
trên 600 sản phẩm khác nhau, trong đó có hơn 300 loại làm thực phẩm được chế biến
bằng cả phương pháp cổ truyền, thủ công và hiện đại dưới dạng tươi, khô và lên
men, như làm giá, đậu phụ, tương, xì dầu, đến các sản phẩm cao cấp khác như cà
phê đậu nành, bánh kẹo và thịt nhân tạo, Đậu nành còn là vị thuốc để chữa bệnh, đặc
3

biệt có tác dụng tốt cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột. Đậu nành là thức ăn tốt cho
những người bị bệnh đái đường, thấp khớp, thần kinh suy nhược và suy dinh dưỡng
 Giá trị về mặt công nghiệp
Theo Trần Văn Điền (2007) đậu nành là nguyên liệu của nhiều ngành công
nghiệp khác nhau như: chế biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, tơ
nhân tạo, chất đốt lỏng, dầu bôi trơn trong ngành hàng không, nhưng chủ yếu đậu
nành được dùng để ép dầu. Hiện nay trên thế giới đậu nành là cây đứng đầu về cung
cấp nguyên liệu cho ép dầu, dầu đậu nành chiếm 50% tổng lượng dầu thực vật.
 Giá trị về mặt nông nghiệp
Làm thức ăn cho gia súc: Đậu nành là nguồn thức ăn tốt cho gia súc 1 kg hạt
đậu nành với 1,38 đơn vị thức ăn chăn nuôi. Toàn cây đậu nành (thân, lá, quả, hạt) có
hàm lượng đạm khá cao cho nên các sản phẩm phụ như thân lá tươi có thể làm thức ăn
cho gia súc rất tốt, hoặc nghiền khô làm thức ăn tổng hợp của gia súc. Sản phẩm phụ
công nghiệp như khô dầu có thành phần dinh dưỡng khá cao: N: 6,2%, P
2

O
5
: 0,7%,
K
2
O: 2,4%, vì thế làm thức ăn cho gia súc rất tốt (Ngô Thế Dân và ctv. 1999).
 Cải tạo đất
Đậu nành là cây luân canh cải tạo đất tốt. Một ha trồng đậu nành nếu sinh
trưởng phát triển tốt để lại trong đất từ 30 - 60 kg N (Phạm Gia Thiều, 2000). Trong
hệ thống luân canh, nếu bố trí cây đậu nành vào cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ có tác
dụng tốt đối với cây trồng sau này, góp phần tăng năng suất cả hệ thống cây trồng mà
còn giảm chi phí cho việc bón N. Thân lá đậu nành dùng bón ruộng thay phân hữu cơ
rất tốt bởi hàm lượng N trong thân chiếm 0,05%, trong lá: 0,19% (Nguyễn Danh
Đông, 1982).

1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU NÀNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1 Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới
Cây đậu nành có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế, bởi giá trị kinh tế, dinh
dưỡng và giá trị cải tạo đất. Xuất phát từ giá trị đó mà cây đậu nành được nhiều nước
trên thế giới quan tâm, đầu tư sản xuất, nên diện tích năng suất và sản lượng tăng dần
qua các năm. Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới trong những năm gần đây
được trình bày ở Bảng 1.1


4

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới 5 năm gần đây
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)
2003
83,651,800
22,804
190,776,963
2004
91,606,264
22,431
205,483,881
2005
92,434,056
23,178
214,244,613
2006
94,926,287
23,429
222,403,793
2007
94,899,261
22,776
261,144,262
Nguồn: AT Database, 2009
Số liệu của Bảng 1.1 cho thấy sản xuất đậu nành trên thế giới hàng năm được
tăng lên cả về diện tích lẫn sản lượng. Năm 2007 diện tích tăng khoảng 11 triệu ha so
với năm 2003, sản lượng cũng tăng trên 25,3 triệu tấn vào năm 2007. Điều này càng
khẳng định vị trí vai trò của cây đậu nành trong sản xuất nông nghiệp.
1.2.2 Tình hình sản xuất đậu nành ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nền sản xuất nông nhiệp lâu đời và là chủ yếu, cho nên
cây đậu tương cũng được trồng từ rất sớm. Hiện nay, ở Việt Nam cây đậu nành có vị
trí, vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở những vùng nông

thôn nghèo, có nền kinh tế chưa phát triển. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu chế biến
làm thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho xuất khẩu, cây đậu nành còn là nguồn
cung cấp thức ăn cho chăn nuôi rất tốt. Có thể khẳng định rằng cây đậu nành là một
trong những cây đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam và ngày càng có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Cây đậu nành có khả năng thích ứng rộng với nhiều vùng sinh thái khác nhau,
đối với đất bạc màu và khô hạn thì cây đậu nành cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Đồng
thời nó cũng đóng góp rất lớn vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất
nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, góp phần cải tạo đất đai, cải tạo môi trường.
Hiện nay, cả nước đã hình thành 6 vùng sản xuất đậu nành chính, đó là vùng
Đông Nam bộ có diện tích lớn nhất (26,2% diện tích đậu nành cả nước), miền núi Bắc
bộ 24,7%, đồng bằng sông Hồng 17,5%, đồng bằng sông Cửu Long 12,4% (Ngô Thế
Dân và ctv. 1999). Tổng diện tích 4 vùng này chiếm 80% diện tích trồng đậu nành cả
nước, còn lại là đồng bằng ven biển miền Trung và Tây Nguyên. Đặc biệt vùng Đồng
bằng sông Cửu Long chỉ chiếm khoảng 12% diện tích nhưng năng suất bình quân cao
nhất cả nước đạt trên 20 tạ/ha (Ngô Thế Dân và ctv. 1999).
5

Tốc độ phát triển sản xuất đậu nành ở Việt Nam cũng được đánh giá là khá và
là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh so với nhiều quốc gia khác
trên thế giới. Tình hình sản xuất đậu nành ở Việt Nam trong 5 năm gần đây được trình
bày trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2 Tình hình sản xuất đậu nành ở Việt Nam 5 năm gần đây
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
2003
165,600

13,266
291,700
2004
183,800
13,378
245,900
2005
204,100
14,341
297,700
2006
185,800
13,896
258,200
2007
280,000
14,642
410,000
Nguồn: FAOSTAS Database, 2009
Diện tích đậu nành của nước ta tăng khá nhanh từ 165,600 ha năm 2003 lên
280,000 ha, sản lượng cũng tăng gấp đôi vào năm 2007, trong vòng 4 năm diện tích đã
tăng khoảng 120,000 ha. Tuy nhiên, về mặt năng suất thì năng suất đậu nành của nước
ta còn thấp hơn nhiều so với năng suất bình quân chung của thế giới.

1.3 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CÂY ĐẬU NÀNH
1.3.1 Rễ
Bộ rễ đậu nành bao gồm một rễ chính, phát triển từ rễ mầm và bốn hàng rễ phụ,
phân bố dọc theo rễ chính. Từ các rễ phụ này sẽ mọc ra các rễ phụ nhỏ hơn. Rễ chính
có kích thước lớn nhất và trên các loại đất tơi xốp thường có xu hướng mọc thẳng
xuống sâu. Sự phát triển của hệ thống rễ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường

và canh tác. Rễ chính có thể phát triển sâu đến 2 m và phát triển rộng theo chiều
ngang đến 2,5 m. Trong điều kiện thuận lợi, khoảng 10 ngày sau khi nảy mầm, trên hệ
thống rễ bắt đầu xuất hiện một số nốt sần nhỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đó là
kết quả của sự cộng sinh giữa cây đậu nành và vi khuẩn cố định đạm.
1.3.2 Thân
Tùy theo đặc điểm của giống và điều kiện môi trường mà cây đậu nành có số
lóng và số cành khác nhau. Thân có trung bình 14 - 15 lóng, các lóng ở phía dưới
thường ngắn, các lóng ở phía trên thường dài (vì những lóng phía trên phát triển từ
6

ngày 35 - 40 trở đi vào lúc cây đang sinh trưởng nhanh nên lóng thường dài), chiều
dài của lóng góp phần quyết định chiều cao của thân. Thân cây đậu nành thường cao
từ 0,3 - 1 m (Trần Văn Điền, 2007).
Phần lớn các giống đậu nành, thân có nhiều lông tơ với màu sắc và mật số
khác nhau, tùy đặc tính giống. Khi cây đã già thì các tế bào phần ruột ở các lóng thân
bên dưới bị tiêu hủy một phần và các lóng này trở nên bọng ở giữa. Màu sắc của thân
cây con và của hoa có liên quan đến nhau. Các giống có hoa màu tím, thường cũng có
màu tím ở thân cây con. Các giống có hoa màu trắng thì thân cây có màu xanh.
1.3.3 Lá
Cây đậu nành có bốn dạng lá rất khác nhau về hình dạng và kích thước: hai tử
diệp, hai lá thật đơn, các lá kép với nhiều lá phụ và lá kèm, các lá bắc.
Hai tử diệp nằm đối nhau trên đầu cùng của trục hạ diệp, có hình bầu dục và
dày hơn các lá bình thường.
Hai lá thật đầu tiên là hai lá đơn, cùng có dạng bầu dục, nằm đối diện nhau ở
mắt đầu tiên trên hai tử diệp. Các lá này có cuống ngắn. Mỗi lá có hai lá kèm nhỏ.
Tiếp sau các lá đơn là các lá kép. Phần lớn các giống đậu nành, lá kép có 3 lá
phụ. Các lá kép có cuống dài. Mỗi lá đơn cũng như lá kép có một thể gối ở chỗ tiếp
giáp giữa cuống lá và thân. Mỗi lá phụ trong lá kép cũng có một thể gối nhỏ khác ở
chỗ đính của lá phụ vào cuống lá chung.
Các lá bắc có kích thước nhỏ, mọc từng đôi ở chỗ phát sinh các chồi bên hoặc

các chùm hoa. Các khí khổng ở cả hai mặt của lá đậu nành nhưng mặt dưới có nhiều
hơn. So với các cây trồng khác đậu nành không phải là cây có nhiều khí khổng trên
một đơn vị diện tích. Lá đậu nành tăng trưởng chủ yếu vào ban đêm khi sức trương
nước trong tế bào tương đối cao.
1.3.4 Hoa
Hoa đậu nành nhỏ, không hương vị, thuộc loại cánh bướm. Màu sắc hoa thay
đổi tùy theo giống và thường có màu tím, tím nhạt hoặc trắng. Đa phần các giống có
hoa màu tím và tím nhạt. Các giống đậu nành có hoa màu trắng thường có tỷ lệ dầu
cao hơn các giống màu tím. Hoa phát sinh ở nách lá, đầu cành và đầu thân. Hoa mọc
thành từng chùm, mỗi chùm có từ 1 - 10 hoa và thường có 3 - 5 hoa. Hoa đậu nành ra
nhiều nhưng tỷ lệ rụng rất cao khoảng 30% có khi lên tới 80% (Trần Văn Điền, 2007).
1.3.5 Trái
Trái đậu nành có dạng thẳng hoặc hơi cong, có thể chứa từ một đến năm hạt.
Tuy nhiên, phần lớn trái của các giống đậu nành có 2 đến 3 hạt. Lúc quả non có màu
xanh nhiều lông (có khả năng quang hợp do có diệp lục) khi chín có màu nâu (Trần
Văn Điền, 2007). Số trái trong một chùm có thể lên tới hai mươi trái, số trái trên một
cây có thể lên tới vài trăm.
7

1.3.6 Hạt
Kích thước của hạt đậu nành thuộc các giống khác nhau có thể chênh lệch nhau
rất lớn. Trọng lượng 100 hạt của các giống có thể thay đổi từ 4 – 55g. Phần lớn các
giống đậu nành được phổ biến rộng rãi trong sản xuất thường có kích thước hạt từ
trung bình đến hơi nhỏ, khoảng 12 – 18g/ 100 hạt. Trong 18 ngày đầu quả lớn rất
nhanh sau đó chậm dần, vỏ dày lên và chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Hạt lớn
nhanh trong vòng 30 - 35 ngày sau khi hình thành quả. Ngoài yếu tố di truyền kích
thước hạt còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường.

1.4 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CÂY ĐẬU NÀNH
1.4.1 Giai đoạn nảy mầm và cây con

Sự nảy mầm của hạt là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sinh trưởng. Sự nảy mầm
của hạt bắt đầu bằng việc hút nước và trương nở nhanh chóng. Trong điều kiện thuận
lợi, sau ba ngày, cây đậu nành có thể mọc nhô lên khỏi mặt đất. Trong giai đoạn cây
con này, hệ thống rễ đã có nhiều rễ nhánh và gặp điều kiện thuận lợi, nốt sần bắt đầu
hình thành.
1.4.2 Giai đoạn lá kép
Lá kép thứ nhất với một cuống lá chung và các lá chét mọc từ mắt thứ hai kể từ
đỉnh trục hạ diệp. Mỗi mắt kế tiếp có một lá kép. Các lá kép xếp về hai phía so le nhau
qua trục thân. Ở mỗi nách lá, kể cả lá đơn và tử diệp, có một chồi mầm. Các chồi này
có thể phát triển thành nhánh hay chùm hoa hoặc giữ ở trạng thái chồi ngủ. Trong giai
đoạn này, nếu vì một lý do nào đó mà chồi ngọn bị phá hại thì cây sẽ mọc ra nhiều
chồi nhánh hơn, cây sẽ có nhiều mắt hơn, tức là có nhiều vị trí có khả năng cho hoa,
trái hơn.
Cùng trong giai đoạn này, rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu lẫn chiều ngang. Một số
rễ phát triển theo chiều ngang ở một độ sâu rất nông cho đến khi đụng phải rễ cây ở
hàng bên cạnh thì chuyển hướng ăn sâu xuống đất. Tốc độ tăng trưởng của cây trong
giai đoạn này gia tăng dần nhưng nhìn chung vẫn còn chậm.

1.4.3 Giai đoạn trổ hoa
Thời gian bắt đầu trổ hoa của cây đậu nành tùy thuộc vào đặc tính di chuyền
của giống và ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, nhất là điều kiện ánh sáng và nhiệt
độ. Thời kỳ bắt đầu trổ hoa được tính vào lúc một nửa số cây trên ruộng có ít nhất là
một hoa nở. Giai đoạn trổ hoa của các giống đậu nành tùy thuộc vào đặc điểm của
giống và ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Trước tiên là điều kiện dinh dưỡng
khoáng và ẩm độ.
8

Trong giai đoạn trổ hoa, tốc độ tăng trưởng của cây tăng nhanh chóng và đạt
mức tối đa khi hoa trổ rộ. Sự khác biệt của cây đậu nành với cây trồng khác là khi cây
ra hoa rộ lại là lúc thân cành phát triển mạnh nhất.

1.4.4 Giai đoạn hình thành trái và hạt
Trong giai đoạn này có thể thấy đồng thời trên một chùm cả nụ, hoa đang nở và
trái nhỏ, do đó không có một giới hạn rõ rệt giữa giai đoạn trổ hoa và tạo trái. Trong
giai đoạn đầu, các trái hình thành sớm nhất phát triển chậm, nhưng lúc cây kết thúc trổ
hoa, trái bắt đầu lớn nhanh và đến cuối chu kỳ sinh trưởng của cây, trái chín gần như
một lúc.
Trong giai đoạn này, cây đòi hỏi nhiều nước và dưỡng chất. Điều kiện bất lợi của môi
trường xảy ra vào giai đoạn này sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất. Lá bị phá hại vào
giai đoạn này làm giảm năng suất trầm trọng.
1.4.5 Giai đoạn hạt chín
Thời kỳ chín sinh lý của cây đậu nành xảy ra khi khoảng 50% số lá trên cây đã
vàng. Thời kỳ này sự tích lũy chất khô trong hạt vẫn diễn ra ở mức độ cao. Cây đến
thời kỳ chín hoàn toàn khi tất cả hầu hết lá trên cây đã vàng và rụng.

1.5 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LÁ ĐẬU NÀNH
1.5.1 Sự hình thành và phát triển của lá
Có các dạng lá theo từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây:
Lá mầm (lá tử diệp): lá mầm mới mọc có màu vàng hay xanh lục, khi tiếp xúc
với ánh sáng thì chuyển sang màu xanh. Hạt giống to thì lá mầm chứa nhiều dinh
dưỡng nuôi cây mầm, khi hết chất dinh dưỡng lá mầm khô héo đi
Lá nguyên (lá đơn): lá nguyên xuất hiện sau khi cây mọc từ 2 - 3 ngày và mọc
phía trên lá mầm. Lá đơn mọc đối xứng nhau.
Lá kép: mỗi lá kép có 3 lá chét. Lá kép mọc so le, lá kép thường có màu xanh
tươi khi già biến thành màu vàng nâu.
Khi cây đã có 6 - 7 lá thật (4 - 5 lá kép) thân bắt đầu phát triển mạnh, tốc độ
mạnh nhất vào lúc ra hoa rộ.
Số lá nhiều to khoẻ nhất vào thời kỳ đang ra hoa rộ. Khi phiến lá phát triển to,
rộng, mỏng, phẳng, có màu xanh tươi là biểu hiện cây sinh trưởng khoẻ có khả năng
cho năng suất cao.


1.6 QUANG HỢP
1.6.1 Khái niệm chung về quang hợp
Quang hợp là hoạt động tổng hợp chất hữu cơ của cây xanh từ CO
2
và nước
nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời và chuyển năng lượng này thành năng lượng hóa
9

học dự trữ ở dạng cacbohydrate, khoảng 80 - 90% chất khô trong cây xanh có do sự
quang hợp, phần còn lại lấy từ đất. Quang hợp xảy ra ở các phần màu xanh của cây
(Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004).
Hoạt động quang hợp là quá trình oxy hóa - khử xảy ra trong cơ thể cây trồng.
Với sự hoạt động của hệ thống men oxy hóa - khử làm cho diệp lục có khả năng
quang oxy hóa nước và khử CO
2
tạo thành hợp chất hữu cơ. Sản phẩm đầu tiên của
quang hợp là (CH
2
O) sẽ được chuyển hóa để tạo thành các hợp chất có cacbon như
đường bột, xenluloza, ligin và các hợp chất có đạm như các axit amin và protein…
đồng thời giải phóng ra oxy.
Chính vì vậy quang hợp là một động lực quan trọng giúp cây xanh sinh trưởng,
phát triển tạo năng suất và cung cấp oxy cho bầu khí quyển, giúp cho việc hô hấp và
duy trì sự sống của các sinh vật trên trái đất (Nguyễn Đình Giao và ctv. 1997).
1.6.2 Khả năng hấp thu ánh sáng của lá đậu nành
Chênh lệch bức xạ trong quần thể thực vật phụ thuộc trước hết vào độ che phủ
và sắp xếp của lá. Ở cây đậu nành, các lá non có khả năng quang hợp cao hơn hẳn các
lá già. Cường độ quang hợp của lá phần ngọn cây trong điều kiện bình thường của
đồng ruộng đạt khoảng 200 mg CO
2

/dm
2
/giờ, cường độ quang hợp của lá ở phần giữa
tán cây hoặc phần gần gốc cây thì kém hơn rất rõ.
Đặc điểm nổi bật ở các cây họ đậu là hàm lượng sắc tố xanh ở các lá cao và
quang hợp mạnh. Lá của các loài cây khác nhau có khả năng khác nhau để tiến hành
quang hợp. Ánh sáng mặt trời bao gồm khoảng 60% ánh sáng trực xạ (trong đó cây
hấp thu được 30 - 40% loại tia sáng sinh lý này) và 40% ánh sáng khuếch tán (trong
đó cây hấp thụ được từ 50 - 90%). Khi bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất, lá cây chỉ
hấp thu được 85% bức xạ nhìn thấy, 10% ánh sáng phản xạ, 5% ánh sáng xuyên qua
lá, song chỉ có 2 - 5% trong số 85% bức xạ nhìn thấy cây sử dụng vào quang hợp, số
còn lại dùng vào quá trình thoát hơi nước. Do đó phần lớn ánh sáng thâm nhập vào tán
cây xuyên qua các lỗ hổng giữa các lá. Năng suất cây trồng phụ thuộc trực tiếp vào
hàm lượng diệp lục ở trong lá và sự quang hợp. Lá cây là nơi tiếp nhận đầu tiên những
tác động của các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, không khí, mà trong
đó ánh sáng là yếu tố tác động trực tiếp, vì vậy cường độ chiếu sáng giảm là nguyên
nhân giảm năng suất.

1.7 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUANG HỢP CỦA CÂY ĐẬU NÀNH
1.7.1 Ánh sáng
Ánh sáng là nguồn năng lượng trong hoạt động quang hợp của cây xanh. Thông
qua quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời sẽ biến đổi thành năng lượng hóa học
tàng trữ trong các chất hữu cơ giàu năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của
cây.
10

Ánh sáng là yếu tố quyết định quang hợp, cố định nitơ, từ đó quyết định sản
lượng chất khô của cây, năng suất hạt và các đặc tính khác của cây. Ánh sáng có ảnh
hưởng sâu sắc đến hình thái cây đậu nành, vì dưới tác động của ánh sáng có thể làm
thay đổi thời gian nở hoa và chín. Từ đó ảnh hưởng đến chiều cao cây, diện tích lá,

năng suất hạt và một số đặc điểm khác.
Cây đậu nành rất nhạy cảm với cường độ ánh sáng. Mức độ bão hòa ánh sáng
đối với quang hợp của lá (mức cường độ ánh sáng cây đạt hoạt động quang hợp tốt
nhất) đậu nành phụ thuộc vào cường độ ánh sáng của môi trường trồng trọt.
1.7.2 Nhiệt độ
Quang hợp của lá đậu nành tăng lên cùng với sự tăng lên của nhiệt độ từ 30
o
C
lên 40
o
C, sau đó bắt đầu giảm khi nhiệt độ tăng cao hơn. Sự tích lũy chất khô trong
cây đậu nành bắt đầu giảm khi nhiệt độ không khí cao hơn 28 - 30
o
C.
Nhiệt độ thấp làm giảm sự vận chuyển sản phẩm quang hợp vào hạt thông qua
việc giảm các chất vào vỏ hạt và giảm sinh trưởng của phôi.

1.8 SÂU ĂN LÁ TRÊN ĐẬU NÀNH
Sâu hại là yếu tố ảnh hưởng cả về năng suất và chất lượng đậu nành nếu không
được phòng trừ kịp thời. Thành phần sâu hại đậu nành ở nước ta khá phong phú. Trên
cây đậu nành trồng tại miền Bắc và ở miền Nam đã ghi nhận được khoảng 68 - 88 loại
sâu hại. Trong số đó loài thường xuất hiện trên ruộng đậu nành khoảng từ hơn 40 loài
đến gần 50 loài. Những sâu hại quan trọng gồm sâu khoang (Spodoptera litura), sâu
xanh da láng (Spodotera exigua), sâu xanh (Heliothis armigena), sâu cuốn lá
(Lamprosema indicata), rệp muội xanh (Aphis glycines) (Lương Minh Khôi và Phạm
Thị Vượng, 1989; Viện bảo vệ thực vật, 1999).
Theo Nguyễn Công Thuật (1995) ghi nhận có 25 loài côn trùng gây hại trên
đậu nành với 6 loài gây hại chính (Melanagronyza sojae, Lamprosema indica,
Spodoptera exigua, Etiella zinckenella, Neraza viridula, Aphis medicaginis) và 16 loài
thuộc nhóm gây hại thứ cấp. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, sự thiệt hại do sâu xanh

da láng gây hại trên cây họ đậu đã được nhiều tác giả ghi nhận.
1.8.1 Sâu xanh da láng
Dựa trên đánh giá của Trần Thượng Tuấn và ctv. (1983) về tình hình sâu hại
trên cây đậu nành tại đồng bằng sông Cửu Long có một số loài sâu hại quan trọng tấn
công trên đậu nành bao gồm: sâu ăn tạp, sâu xanh da láng và sâu đục trái. Những
nghiên cứu về những loài sâu hại trên cây đậu nành, Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv.
(1999) có kết luận trong những loài gây hại trên đậu nành thì sâu xanh da láng
Spodotera exigua Hubner - Noctuide - Lepidoptera nằm trong danh sách 3 loài sâu hại
có tiềm năng gây hại quan trọng nhất tại Việt Nam.
11

Sâu xanh da láng (Spodoptera exiga): hình dạng rất giống sâu xanh nhưng nhỏ
hơn, dài 10 - 15 cm, da xanh lục với hai sọc vàng nâu chạy dọc hai bên thân mình,
không có u gai trên lưng như sâu xanh. Bướm nhỏ hơn màu nâu và có một đốm vàng
ở giữa cánh rất đặc sắc, bướm đẻ trứng ban đêm làm thành ổ 20 - 30 trứng có phủ lông
màu trắng do chùm lông ở cuối bụng con cái. Chu kỳ sinh trưởng của sâu khoảng 1
tháng. Thường gây hại lúc chiều mát đến sáng hôm sau, sâu có tính kháng thuốc cao
và nhanh (Nguyễn Thị Thu Cúc, 1999).
Đặc điểm của sâu xanh da láng loài sâu hại chính trên đậu:
Sâu có sự phân bố rất rộng từ các vùng nhiệt đới cho đến các vùng ôn đới như
Đông Nam châu Á, Trung Quốc, châu Âu, Phi Châu và Bắc Mỹ, đây là loài được xem
là gây hại chính trên nhiều loại cây trồng khác nhau (Kawana, 1993). Theo Cabi
(1997) Spodoptera exigua đã được ghi nhận tại châu Âu, Liên Xô, châu Á, Trung
Quốc, Hồng Kông,…
Ký chủ của sâu xanh da láng đã được ghi nhận có trên 69 loài thuộc 25 họ thực
vật (Cabi, 1997). Tại Việt Nam sâu xanh da láng gây hại trên hành, tỏi, cà chua, ớt,
nho, đậu phộng, dưa, bông vải, bắp cải và bắp (Nguyễn Công Thuật, 1995). Theo
Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv. (1999) trong điều kiện tự nhiên sâu xanh da láng không
chỉ tấn công trên các cây họ đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ và đậu
phộng mà còn tấn công trên cả hành lá, bắp, ớt, dưa leo, khổ qua,… nhưng quan trọng

nhất là gây hại trên các cây họ đậu.
Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu xanh da láng theo Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv.
(1999).
Giai đoạn trứng: trứng sâu xanh da láng có hình cầu, đường kính khoảng 0,45 -
0,5 mm, trứng mới đẻ có màu xanh đọt chuối, khi trứng sắp nở có một chấm đen trên
vỏ trứng đó là mắt sâu. Thời gian ủ trứng từ 2 - 4 ngày.
Giai đoạn ấu trùng: ấu trùng sâu xanh da láng có 5 - 6 tuổi, thời gian phát triển
từ 10 - 19 ngày. Giai đoạn ấu trùng có màu sắc thay đổi: có thể xanh nhạt, xanh lá cây
hoặc màu hồng. Cơ thể ấu trùng có 5 sọc: sọc dọc hai bên hông to, 2 sọc nhỏ hơn nằm
ở giữa lưng. Hai sọc màu trắng ngà ở hai bên hông để phân biệt giữa phần lưng và
phần bụng. Mặt bụng có màu sắc khác hẳn phần lưng, có màu hồng nhạt đối với con
có lưng màu nâu hồng và màu vàng xanh đối với con có màu xanh nhạt.
Giai đoạn nhộng: khi mới vào nhộng, thân có màu xanh đọt chuối non, sắp vũ
hóa có màu nâu đen. Nhộng thon dài, các đốt cuối bụng có thể cử động được
Giai đoạn thành trùng: đầu của thành trùng sâu xanh da láng có màu xám, mắt
kép to, râu đầu hình sợi chỉ 5 - 6 mm. Ngực có màu nâu đỏ được phủ kín bởi một lớp
phấn màu tro có ánh kim, cánh trước nhọn có hình tam giác, góc cánh hơi bầu, giữa
cánh có một đốm tròn màu vàng cam, bụng có màu vàng rơm. Theo Lê Thị Sen
(1999) thành trùng có chiều dài thân 7 - 10 mm, sải cánh rộng 20 - 25 mm.

×