Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

thực hiện tiêu bản mô động vật thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, động mạch, tĩnh mạch trên thỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 54 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG





NGUYỄN THỊ ANH THƢ




THỰC HIỆN TIÊU BẢN MÔ ĐỘNG VẬT:
THẬN, NIỆU QUẢN, BÀNG QUANG, NIỆU
ĐẠO, ĐỘNG MẠCH, TĨNH MẠCH TRÊN
THỎ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: THÚ Y










2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG




NGUYỄN THỊ ANH THƢ



THỰC HIỆN TIÊU BẢN MÔ ĐỘNG VẬT:
THẬN, NIỆU QUẢN, BÀNG QUANG, NIỆU
ĐẠO, ĐỘNG MẠCH, TĨNH MẠCH TRÊN
THỎ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: THÚ Y


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ths. LÊ HOÀNG SĨ





2014


i
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “Thực hiện tiêu bản mô động vật: thận, niệu quản, bàng
quang, niệu đạo, động mạch, tĩnh mạch trên thỏ”, do sinh viên Nguyễn Thị
Anh Thư lớp Thú Y Khóa 36 thực hiện tại Phòng thí nghiệm mô học thuộc Bộ
môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học
Cần Thơ từ tháng 05 năm 2014 đến tháng 09 năm 2014.


Cần Thơ, ngày …tháng … năm … Cần Thơ, ngày… tháng … năm …
Duyệt Bộ môn Cán bộ hướng dẫn





Lê Hoàng Sĩ



Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD



ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi rất vinh dự khi được đứng vào hàng ngũ sinh viên của trường Đại
Học Cần Thơ. Trong suốt quá trình học tập tại trường, được sự động viên, ủng
hộ của gia đình; sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè, tôi đã cố gắng vượt
qua những khó khăn, đặc biệt là hoàn thành tốt khóa học và luận văn tốt
nghiệp của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Lê Hoàng Sĩ và Thầy Trần
Hiền Nhơn đã tận tâm, tận lực quan tâm, động viên, hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Chân thành biết ơn và xin khắc ghi những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu mà thầy cô bộ môn Thú Y và tất cả thầy cô trong trường Đại Học Cần Thơ
đã truyền dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ và nhiệt tình giúp đỡ tôi
những lúc khó khăn nhất.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô, gia đình, bạn bè luôn dồi dào
sức khỏe và đạt nhiều thành công hơn nữa trong công tác và cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!


iii
MỤC LỤC

Trang duyệt i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục hình v
Tóm lược vi


Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Một số khái niệm về mô học 2
2.1.1 Mô học 2
2.1.2 Tế bào 2
2.1.3 Mô 2
2.1.3.1 Biểu mô 2
2.1.3.2 Tổ chức liên kết 4
2.1.3.3 Tổ chức cơ 4
2.1.3.4 Tổ chức thần kinh 4
2.2 Tổng quan cấu tạo vi thể 4
2.2.1 Thận 4
2.2.2 Niệu quản 7
2.2.3 Bàng quang 7
2.2.4 Niệu đạo 8
2.2.5 Động mạch 8
2.2.5.1 Động mạch lớn (động mạch chun hay động mạch đàn hồi) 9
2.2.5.2 Động mạch trung bình (động mạch cơ) 9
2.2.5.3 Động mạch nhỏ 9
2.2.6 Tĩnh mạch 10
2.2.6.1 Tĩnh mạch lớn 10
2.2.6.2 Tĩnh mạch trung bình 10
2.2.6.3 Tĩnh mạch nhỏ 11
2.3 Khái quát về phương pháp thực hiện tiêu bản vi thể 11
2.3.1 Lấy mẫu 11
2.3.2 Cố định 12
2.3.3 Khử nước 13
2.3.4 Tẩm dung môi trung gian của paraffin 13
2.3.5 Tẩm paraffin 13
2.3.6 Đúc khuôn 13

2.3.7 Cắt lát mỏng 14
2.3.8 Tải tiêu bản lên lame 14
2.3.9 Nhuộm kép Hematoxylin-Eosin Y 14
2.3.9.1 Sự nhuộm màu tăng, giảm dần 14
2.3.9.2 Sự nhuộm màu nối tiếp, đồng thời 15
2.3.9.3 Nhuộm màu trực tiếp, gián tiếp 15
2.3.9.4 Nhuộm màu khác 15
2.3.10 Dán lamelle 15


iv
Chƣơng 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Phương tiện 16
3.1.1 Địa điểm thực hiện 16
3.1.2 Dụng cụ, trang thiết bị, hoá chất 16
3.1.2.1 Dụng cụ 16
3.1.2.2 Hoá chất 16
3.2 Phương pháp tiến hành 17
3.2.1 Lấy mẫu 17
3.2.2 Cố định mẫu 17
3.2.3 Lấy mẫu nhỏ 17
3.2.4 Rửa mẫu 17
3.2.5 Khử nước 17
3.2.6 Tẩm dung môi trung gian 18
3.2.7 Tẩm paraffin 18
3.2.8 Đúc khuôn 19
3.2.9 Cắt mẫu 19
3.2.10 Tải – hấp mẫu 19
3.2.11 Nhuộm mẫu 20
3.2.12 Dán lamelle – dán nhãn 20

3.2.12.1 Cố định mẫu bằng keo Canada Balsam 20
3.2.12.2 Dán nhãn 21

Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Thận 23
4.2 Niệu quản 25
4.3 Bàng quang 26
4.4 Niệu đạo 27
4.5 Động mạch 28
4.6 Tĩnh mạch 29

Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 32
5.1 Kết luận 32
5.2 Đề nghị 32
Tài liệu tham khảo 33
Phụ chƣơng 34


v
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Cấu tạo hiển vi của đường dẫn niệu 6
Hình 2.2 : Sự khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch 10
Hình 3.1: Một số dụng cụ và hoá chất thí nghiệm 16
Hình 3.2: Quy trình nhuộm mẫu 20
Hình 4.1: Tiêu bản vi thể miền vỏ thận cắt dọc (X40) 23
Hình 4.2: Tiêu bản vi thể miền vỏ thận cắt dọc (X10) 23
Hình 4.3: Tiêu bản vi thể của miền tuỷ thận cắt dọc (X40) 24
Hình 4.4: Tiêu bản vi thể niệu quản cắt ngang (X10) 25
Hình 4.5: Tiêu bản vi thể của niệu quản cắt ngang (X40) 25

Hình 4.6: Tiêu bản vi thể của bàng quang (X10) 26
Hình 4.7: Tiêu bản vi thể biểu mô bàng quang (X40) 26
Hình 4.8: Tiêu bản vi thể niệu đạo phần dương vật (X10) 27
Hình 4.9: Tiêu bản vi thể lớp niêm mạc niệu đạo phần dương vật (X40) 27
Hình 4.10: Tiêu bản vi thể động mạch lớn cắt ngang (X40) 28
Hình 4.11: Tiêu bản vi thể động mạch nhỏ cắt ngang (X40) 28
Hình 4.12: Tiêu bản vi thể tĩnh mạch (X40) 29



vi
TÓM LƢỢC

Đề tài “Thực hiện tiêu bản mô động vật: thận, niệu quản, bàng
quang, niệu đạo, động mạch, tĩnh mạch trên thỏ” được thực hiện nhằm
mục đích tạo ra tiêu bản vi thể đối với từng loại tổ chức đã nêu; đồng thời là
nguồn tư liệu cho học tập, nghiên cứu, giảng dạy; cung cấp thêm kiến thức về
phương pháp thực hiện và khảo sát tiêu bản vi thể ở mô bình thường. Đây
cũng là nguồn thông tin cơ bản giúp cho việc nghiên cứu cấu tạo vi thể ở mô
bệnh và mở rộng nghiên cứu sang một số lĩnh vực liên quan. Bằng phương
pháp thực hiện tiêu bản mô cắt lát và nhuộm kép với Hematoxylin và Eosin Y,
những tiêu bản này được tạo ra và có thể quan sát được ở mức cấu tạo tế bào.
Trong thời gian từ tháng 05 đến tháng 09 năm 2014, tại phòng thí nghiệm Mô
học thuộc bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường
Đại Học Cần Thơ, cùng với trang thiết bị và hóa chất cần thiết, đã có 337 tiêu
bản được thực hiện. Trong đó chọn ra 193 tiêu bản hoàn chỉnh. Qua đó rút ra
được những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện tiêu bản vi thể cùng một
số đặc điểm riêng trên từng mẫu so với quy trình chung và hoàn thành được
mục tiêu đề ra.



1
Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Cơ thể động vật là một thể thống nhất và hoàn chỉnh. Bất kỳ cấu tạo nào
cũng đều đảm nhận chức năng nhất định. Ngược lại, bất kỳ chức năng nào
cũng đều do một hoặc một số cấu tạo thực hiện để phù hợp với điều kiện sống.
Trong lĩnh vực thú y, để tìm hiểu mức độ thiệt hại, tổn thương khi mắc
bệnh, cơ chế sinh bệnh,… của một loại bệnh nào đó trên cơ thể vật nuôi thì
việc khảo sát ở mức độ tế bào là thực sự cần thiết. Do đó, để có thể khảo sát
được mô bệnh, thì ta phải nắm rõ được cấu trúc, hình thái, cách sắp xếp những
tế bào để hình thành mô lúc bình thường của cơ thể sinh vật.
Đồng thời, tiêu bản mô cũng là nguồn tư liệu để phục vụ cho nghiên cứu,
học tập và giảng dạy.
Từ những lý do trên và được sự phân công của bộ môn Thú Y, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, đề tài:
“Thực hiện tiêu bản mô động vật: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo,
động mạch, tĩnh mạch trên thỏ” được thực hiện.
Mục tiêu đề tài
Thực hiện tiêu bản mô để làm tư liệu phục vụ nghiên cứu, học tập và
giảng dạy.
Đọc và mô tả về mặt tổ chức học các tiêu bản đã thực hiện gồm: thận,
niệu quản, bàng quang, niệu đạo, động mạch, tĩnh mạch.
Thực hiện thành thạo kỹ thuật tạo tiêu bản vi thể bằng phương pháp cắt
lát và nhuộm kép với Hematoxylin và Eosin Y.



2
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN


2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MÔ HỌC
2.1.1 Mô học
Là khoa học về cấu tạo hiển vi và siêu hiển vi của tất cả các cơ quan, bộ
máy trong cơ thể động vật.
2.1.2 Tế bào
Là đơn vị cơ bản về phương diện cấu tạo và hoạt động của cơ thể sinh
vật. Tế bào có hình thái, số lượng, kích thước thay đổi tùy theo loài gia súc.
2.1.3 Mô
Là sự hợp thành của những tế bào có cấu tạo, hình thái và chức năng
giống nhau. Có 4 nhóm tổ chức cơ bản trong cơ thể động vật:
- Biểu mô
- Mô liên kết
- Mô cơ
- Mô thần kinh
2.1.3.1 Biểu mô
Là nhóm tế bào bao phủ mặt ngoài cơ thể hay lót bên trong những ống,
xoang của cơ thể sinh vật. Biểu mô phân hóa cao độ tạo thành tuyến.
Cấu tạo chung của biểu mô
- Biểu mô gồm một hay nhiều lớp tế bào xếp khít nhau.
- Dưới lớp biểu mô là lớp màng đáy.
- Dưới lớp màng đáy là tổ chức liên kết mềm.
- Biểu mô hiện diện ở hai mặt khô và ướt của cơ thể.
Nhiệm vụ
- Biểu mô bảo vệ cơ thể hay bộ máy không bị tác động của ngoại cảnh
làm tổn thương. Khi bị tổn thương, chúng có thể hàn gắn và phát triển lại
được.
- Biểu mô phủ của một số cơ quan có khả năng hấp thu một số chất như:
biểu mô ruột, biểu mô bàng quang,…
- Biểu mô phủ các tuyến tiết ra một số chất giúp cho quá trình sinh

trưởng, phát dục và trao đổi của cơ thể. Đó là biểu mô tuyến nội tiết và tuyến
ngoại tiết.
Phân loại biểu mô
Dựa vào chức năng và cấu trúc, người ta chia biểu mô làm hai loại là
biểu mô phủ và biểu mô tuyến.


3
Biểu mô phủ: là những biểu mô lót mặt ngoài cơ thể hoặc phủ các xoang
tự nhiên trong cơ thể. Ví dụ: Thành các ống tiêu hoá, ống tiết niệu…
Dựa vào số hàng tế bào kể từ màng đáy và hình dạng tế bào ở lớp trên
cùng mà người ta chia biểu mô thành:
Biểu mô phủ đơn
+ Biểu mô phủ đơn lát: là lớp tế bào hình lát, dẹt, xếp sát vào nhau. Rìa
tế bào có dạng răng cưa. Nhân tròn nằm giữa tế bào và nằm nổi lên bề mặt
biểu mô.
+ Biểu mô phủ đơn hộp: là lớp tế bào có dạng hình hộp. Nhân tròn to và
nằm giữa tế bào.
+ Biểu mô phủ đơn trụ: là lớp các tế bào hình trụ hay hình ống xếp xít
nhau. Ranh giới giữa các tế bào rõ. Nhân tế bào hình tròn hoặc hình thoi nằm
giữa hay thiên về cực đáy tế bào.
Biểu mô phủ kép: có nhiều lớp tế bào, đươc chia thành:
+ Biểu mô phủ kép lát: có nhiều lớp tế bào dẹt, xếp chồng chất lên nhau.
Lớp tế bào trên cùng có hình lát dẹt. Càng sâu hơn là những tế bào đa giác hay
hình hộp. Nhân nằm giữa tế bào. Đôi khi lớp trên cùng hoá sừng.
+ Biểu mô phủ kép trụ: lớp trên cùng có hình trụ, ở tầng sâu hơn có dạng
hình hộp, đa giác, hình thoi… Nhân thiên về cực đáy tế bào.
+ Biểu mô phủ kép trụ giả: chỉ có một lớp tế bào nhưng có một số tế bào
không lên đến bề mặt biểu mô, nhân nằm ở đáy tế bào. Những tế bào còn lại
nhô lên trên bề mặt biểu mô, nhân nằm ở trên. Do đó, khi nhìn vào tiêu bản

giống như có hai hàng tế bào.
+ Biểu mô phủ kép biến dị: có lớp tế bào trên cùng rất to, có thể giãn nở
được. Tế bào bên dưới hình đa giác.
Biểu mô tuyến: là những tập đoàn tế bào chuyên hoá cao để thích nghi
với chức năng chế tiết và bài xuất.
+ Tuyến đơn bào: chỉ có một tế bào tạo thành, mang cả hai nhiệm vụ chế
tiết và bài xuất.
+ Tuyến đa bào: do nhiều tế bào hợp lại tạo thành tuyến, có cấu trúc
phức tạp, to nhỏ khác nhau. Căn cứ vào tuyến có ống dẫn hay không có ống
dẫn, người ta phân biệt:
Tuyến ngoại tiết: có ống dẫn chất tiết ra ngoài hay vào các xoang, ống
thông với bên ngoài. Tuyến ngoại tiết gồm: tuyến túi, tuyến ống, tuyến đơn,
tuyến tạp.
Tuyến nội tiết: chỉ có các tế bào chuyên làm nhiệm vụ chế tiết, không có
ống dẫn. Các chất tiết tạo thành được thẩm thấu qua màng tế bào rồi ngấm vào


4
các vi huyết quản vào máu. Các mao mạch tạo thành lưới chung quanh tuyến.
Tuyến nội tiết gồm: tuyến tản mác, tuyến túi, tuyến lưới.
2.1.3.2 Tổ chức liên kết
Gồm ba thành phần: tế bào, chất gian bào, những sợi liên kết.
Ngoài chức năng chống đỡ, mô liên kết còn có chức năng dự trữ, bảo vệ,
vận chuyển các chất, sửa chữa và hàn gắn vết thương (Lâm Thị Thu Hương,
2005).
Tổ chức liên kết đa dạng gồm: dạng lỏng, dạng rắn, dạng mềm.
2.1.3.3 Tổ chức cơ
Là tập hợp những tế bào đã biệt hoá cao để đảm nhận chức năng co giãn.
Trong cơ thể động vật có ba loại mô cơ: cơ trơn, cơ vân, cơ tâm (cơ tim).
2.1.3.4 Tổ chức thần kinh

Là loại mô cao cấp có nhiệm vụ điều khiển, đảm bảo tính thống nhất của
mọi hoạt động trong cơ thể, làm cho cơ thể có những đáp ứng thích hợp trước
những kích thích và thay đổi của môi trường. Gồm hai thành phần: thần kinh
trung ương (não bộ và tuỷ sống) và thần kinh ngoại vi (dây thần kinh và hạch
thần kinh).
2.2 TỔNG QUAN VỀ CẤU TẠO VI THỂ
2.2.1 Thận
Thận là cơ quan bài tiết chủ yếu của cơ thể, hình hạt đậu, nằm hai bên cột
sống, được bao bọc bên ngoài bởi một lớp tổ chức liên kết xen lẫn sợi đàn hồi.
Bên trong là nhu mô.
Thận gồm hai miền: miền vỏ và miền tuỷ.
Miền vỏ nhìn qua kính hiển vi có màu hồng với những hạt lấm chấm đỏ.
Miền vỏ gồm các cột thận (hay trụ Bertin) là phần nhu mô chen giữa các tháp
thận (tháp Malpighi). Các tháp Ferrein (phần tia tuỷ) như các lưỡi lê nhô từ
đáy tháp thận tới bao thận. Mỗi tháp thận có khoảng 300-500 tháp Ferrein. Ở
giữa các tháp Ferrein (tia tuỷ) là mê đạo.
Miền tuỷ màu vàng, có nhiều khía. Miền này có nhiều tháp Malpighi
lớn (6-10 tháp), đỉnh tháp hướng vào bể thận, đáy quay về bề cong của thận
(miền vỏ). Trên thận còn có vùng lõm gọi là rốn thận; có động mạch, tĩnh
mạch và niệu quản thông với bể thận.
Thận được cấu tạo bởi những đơn vị chức năng là ống sinh niệu hay
còn gọi là đơn vị ống thận. Chúng tập trung và xếp chồng chất lên nhau. Mỗi
ống sinh niệu dài khoảng 50 mm, nằm cả trong miền vỏ và miền tuỷ. Số lượng
ống sinh niệu thay đổi tuỳ loại gia súc, ở thỏ có khoảng 285 ống sinh niệu trên
hai quả thận. Xen kẽ các ống sinh niệu là tổ chức kẽ.


5
Mỗi đơn vị thận gồm hai phần: tiểu thể thận (tiểu thể Malpighi) và phần
thân ống.

Tiểu thể Malpighi (tiểu thể thận) là một túi hình cầu, đường kính
khoảng 120 µ, bên trong xen kẽ những đơn vị thận có mô liên kết chứa nhiều
mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh.
Tiểu thể Malpighi bao gồm: tiểu cầu thận và xoang Bowman.
Tiểu cầu thận: là đoạn đầu tiên của ống sinh niệu, có tiểu động mạch đi
vào và tiểu động mạch đi ra. Chúng đi kèm nhau để xuyên qua vỏ Bowman ở
tại cực mạch quản. Động mạch đi vào phân thành 4-5 nhánh, từ mỗi nhánh
phân chia nhỏ ra thành một lưới mao mạch để nối với nhánh tương ứng với
động mạch đi ra. Đường kính động mạch vào lớn hơn đường kính động mạch
đi ra. Mỗi lưới mao mạch được bọc ngoài bởi màng đáy chung. Chùm các
nhánh mạch quản gọi là cầu mao quản.
Xoang Bowman: là túi bao quanh tiểu cầu thận, gồm hai lớp lá thành
(lá ngoài) và lá tạng (lá trong). Lá tạng nằm sát cầu mao quản, là những tế bào
có nhánh (podocytes) bám vào màng đáy bao quanh cầu mao quản. Lá thành
bao ở ngoài có biểu mô là tế bào đơn lát, lót ngoài bởi màng đáy. Ở cực niệu,
biểu mô này nối tiếp với biểu mô đơn hộp của ống lượn gần. Giữa lá thành và
lá tạng là xoang Bowman chứa nước tiểu đầu, sau đó đổ vào ống lượn gần tại
cực niệu.
Thân ống: gồm ống lượn gần, quai Henlé xuống, quai Henlé lên, ống
lượn xa, ống góp, ống Bellini (ống nhú).
Ống lượn gần là đoạn dài nhất của ống sinh niệu, đường kính khoảng
50-60 µ, nối với tiểu thể Malpighi, uốn khúc nhiều vòng xung quanh tiểu thể
cùng với ống lượn xa. Cấu tạo tế bào thành ống là biểu mô phủ đơn hộp, có
khi hình tháp; bào tương có hạt ái toan nhỏ. Nhân tế bào trơn, sáng nằm giữa
tế bào. Cực đỉnh tế bào có lông hút có tác dụng hút nước, glucid và muối. Phía
cực đáy trong bào tương có những que nhỏ, song song với trục sinh lý gọi là
que Heidenhein (là những tiểu vật dựng đứng có tác dụng lớn trong việc trao
đổi chất, màng bào tương xen vào giữa tiểu vật nên khi nhuộm ăn màu tạo
thành que, phía trên tiểu vật có bộ máy Golgi).
Quai Henlé xuống: đoạn nhỏ dài 4-10 mm, đường kính 10-17 µ, nối

tiếp ống lượn gần, đâm thẳng vào miền tuỷ, đường kính thắt nhỏ lại. Cấu tạo tế
bào biểu mô đơn lát, nhân tế bào tròn, nổi lồi vào trong lòng ống.


6

Hình 2.1: Cấu tạo hiển vi của đường dẫn niệu
Quai Henlé lên: khi quai Henlé xuống đến miền tuỷ rồi quay trở lại
miền vỏ bằng một đoạn có đường kính tương đối lớn hơn khoảng 25-40 µ và
dài khoảng 9 mm gọi là quai Henlé lên. Cấu tạo biểu mô đơn hộp, đỉnh không
có lông hút; bào tương có nhiều hạt ái toan; đám tế bào có nhiều tiểu vật và
riboxom hình que ngắn. Càng xa miền tuỷ tế bào thành ống càng nhiều. Nhiệm
vụ là điều chỉnh lượng nước tiểu.
Ống lượn xa: tiếp theo ống Henlé lên, uốn lượn quanh tiểu thể
Malpighi, dài 4,5-5 mm, đường kính 35-53 µ. Cấu tạo tế bào biểu mô đơn hộp,
tế bào xếp dày; bào tương sáng, có hạt ái toan, đáy tế bào có hình que cực
đỉnh, có một ít lông hút ngắn. Nhiệm vụ kiểm soát khối lượng, thành phần,
nồng độ nước tiểu.
Ống góp: tương đối thẳng đi xuống trong tháp Ferrein và tháp
Malpighi, nó tiếp nhận nhiều các ống lượn xa, các đơn vị ống thân khác rồi đổ
vào bể thận. Cấu tạo biểu mô đơn hộp, tương đối thấp, thể tích lớn; bào tương
sáng, nhân tròn nằm ở giữa. Gồm hai loại tế bào: tế bào sáng ít vi nhung, ít
tiểu vật; tế bào sẫm nhiều vi nhung, nhiều tiểu vật. Nhiệm vụ hấp thu nước,
làm đặc nước tiểu.
Ống lượn gần
Ống góp
Ống lượn xa
Ống Henlé lên
Ống Henlé xuống



7
Ống Bellini: tiếp sau ống góp, nằm trong tháp Malpighi, thuộc miền tuỷ
do các ống góp đổ vào tạo thành ống to, đường kính 60 µ trở lên, có cấu tạo
biểu mô phủ đơn trụ. Khi tiến gần bể thận, chúng biến thành biểu mô kép biến
dị.
2.2.2 Niệu quản
Niệu quản là một ống nối tiếp với bể thận, dẫn nước tiểu đi ra từ bể thận
đổ vào bàng quang, được chia thành ba đoạn: đoạn bụng, đoạn hông, đoạn
chậu. Thành niệu quản gồm ba lớp:
Lớp niêm mạc: có cấu tạo biểu mô kép biến dị, có 5-6 lớp tế bào. Biểu
mô gấp nếp làm cho lòng ống có dạng hình sao trên cùng có lớp tế bào màng
láng (lớp tế bào to, bào tương đặc có nhiệm vụ chống thấm nước tiểu trở lại).
Phía dưới là tổ chức liên kết thưa có nhiều sợi keo và sợi chun.
Lớp cơ: cơ trơn chạy dọc phía trong, cơ vòng ở ngoài. Gần đến bàng
quang thì có ba lớp: cơ dọc trong, cơ vòng ở giữa và cơ dọc ngoài. Nhiệm vụ
co bóp, đẩy nước tiểu từ thận đổ vào bàng quang.
Lớp ngoài: là tổ chức liên kết chứa nhiều thần kinh và mạch quản dạng
lưới.
2.2.3 Bàng quang
Là túi tròn dài chứa nước tiểu từ niệu quản đổ vào, đầu trước to, đầu sau
thon nhỏ, cổ bàng quang nối tiếp với niệu đạo qua cơ thắt niệu đạo – cổ bàng
quang.
Cấu tạo vi thể từ trong ra ngoài của bàng quang:
Lớp niêm mạc: có nhiều nếp gấp có khả năng co giãn cao, cấu tạo là biểu
mô phủ kép biến dị, bên trong có lớp tế bào màng láng. Mỗi tế bào thường có
hai nhân phủ kín kể cả khi bàng quang căng nước, kế là lớp tế bào hình thoi
vuông góc lớp trên, phía dưới là lớp tế bào đa giác.
Lớp đệm là tổ chức liên kết có nhiều sợi keo, ít sợi chun. Dưới lớp đệm
là tầng cơ nêm mỏng. Hạ niêm mạc là tổ chức liên kết thưa.

Lớp cơ: gồm ba lớp cơ trơn là cơ dọc bên trong, cơ vòng ở giữa, cơ dọc
bên ngoài. Lớp giữa dày và liên tục, giữa các lớp không có tổ chức liên kết,
các sợi cơ đi chéo làm các lớp nối chặt với nhau.
Cổ bàng quang có cơ vòng bàng quang, cấu tạo bởi những bó cơ lớn. Cơ
vòng ngoài là cơ vân có tác dụng duy trì trương lực co thắt và đóng lỗ thông
giữa bàng quang và ống thoát tiểu. Cơ vòng trong là cơ trơn có tác dụng tống
nước tiểu ra xuống niệu đạo.
Lớp ngoài có cấu tạo là tổ chức liên kết.



8
2.2.4 Niệu đạo
Niệu đạo là đoạn cuối cùng của ống dẫn niệu, qua đó nước tiểu được đưa
ra ngoài.
Ở gia súc đực
Niệu đạo có cấu trúc phức tạp, gồm hai phần: phần trong xoang chậu
(niệu đạo tuyến tiền liệt và niệu đạo màng) và phần dương vật (niệu đạo
dương vật).
Phần trong xoang chậu: gồm có bốn lớp.
Lớp niêm mạc có cấu tạo tế bào là biểu mô kép biến dị, có nhiều kẽ.
Lớp đệm có sợi keo và nhiều huyết quản.
Lớp huyết quản (lớp hải miên) dày mỏng khác nhau, chứa nhiều đám rối
tĩnh mạch, kẽ tĩnh mạch có nhiều sợi cơ trơn.
Lớp tuyến: khác nhau tuỳ loại gia súc, đoạn sát bàng quang chứa tuyến
tiền liệt.
Lớp ngoài có tổ chức liên kết, gần vùng tuyến tiền liệt, lớp ngoài là tầng
cơ trơn mỏng, ngoài cơ trơn là lớp cơ vân niệu đạo và màng trắng.
Phần dương vật: có ba lớp.
Lớp niêm mạc cấu tạo là biểu mô phủ kép biến dị, gần ra ngoài là biểu

mô phủ kép lát.
Lớp đệm dày mỏng không đều.
Lớp hải miên có nhiều vách ngăn do tổ chức liên kết, huyết quản và sợi
chun tạo thành, trên vách ngăn có nhiều sợi cơ trơn chạy dọc. Kẽ chứa đầy
máu và tạo thành đám rối tĩnh mạch phía dưới niêm mạc.
Lớp màng trắng là lớp tổ chức liên kết bao quanh lớp hải miên.
Ở gia súc cái
Niệu đạo ngắn và có ba lớp:
Lớp niêm mạc có cấu tạo biểu mô kép biến dị.
Lớp đệm có nhiều sợi chun và nang kín lâm ba. Lớp hải miên có nhiều
tĩnh mạch tạo thành xoang hải miên.
Lớp cơ rất dày, gồm hai lớp cơ trơn, lớp vòng bên trong, lớp dọc bên
ngoài. Gần niệu đạo lớp cơ này biến mất, phía ngoài lớp cơ trơn là lớp cơ vân
rất dày.
2.2.5 Động mạch
Động mạch là những mạch máu dẫn từ tim đến các cơ quan. Khi cắt
ngang động mạch có lòng ống tròn, nhỏ. Thành động mạch dày, cấu tạo bởi
mô liên kết có nhiều sợi tạo keo, sợi đàn hồi và mô cơ trơn. Các mô này được


9
sắp xếp thành từng lớp và tuỳ tỷ lệ mô cơ, mô đàn hồi người ta phân loại động
mạch ra ba loại: động mạch lớn, động mạch trung bình, động mạch nhỏ.
2.2.5.1 Động mạch lớn (động mạch chun hay động mạch đàn hồi)
Động mạch lớn là những động mạch như động mạch chủ, động mạch
đùi, động mạch dưới đòn. Dưới mắt thường, chúng thường có màu vàng vì có
nhiều sợi đàn hồi.
Thành động mạch lớn gồm ba lớp: lớp trong, lớp giữa, lớp ngoài.
Lớp áo trong: gồm lớp nội mạc có cấu tạo biểu mô phủ đơn lát; dưới nội
mạc là lớp mô liên kết, chứa ít tế bào hình sao và sợi chun.

Lớp phiến chun dày gồm những phiến chun nén chặt với nhau dạng dợn
sóng xen với lớp cơ vòng. Lớp phiến chun trong thường khó quan sát ở những
động mạch lớn vì bắt màu tương tự những phiến sợi chun ở lớp áo giữa.
Lớp áo giữa: động mạch càng lớn lớp này càng dày. Gồm nhiều phiến
chun xếp đồng tâm xen giữa với những lớp cơ vòng và tổ chức liên kết. Động
mạch càng lớn, những phiến chun càng chiếm ưu thế tạo thành lớp giới hạn
ngoài. Những tế bào cơ trơn có tác dụng làm co giãn những phiến sợi chun.
Lớp áo ngoài: là tổ chức liên kết chứa sợi keo, sợi chun chạy dọc theo
chiều dài động mạch. Ngoài ra còn có mạch máu và các sợi thần kinh.
2.2.5.2 Động mạch trung bình (động mạch cơ)
Cũng gồm ba lớp như động mạch lớn, nhưng có một số khác biệt:
Lớp áo trong: cấu tạo biểu mô đơn lát. Lớp tổ chức liên kết có phiến
chun mỏng xen kẽ với cơ trơn. Lớp phiến chun trong thấy rất rõ ở động mạch
trung bình.
Lớp áo giữa: gồm thành phần cơ trơn chiếm ưu thế xen với phiến chun
mỏng và lớp phiến chun mỏng giới hạn ngoài.
Lớp áo ngoài: là tổ chức liên kết.
2.2.5.3 Động mạch nhỏ
Lòng mạch rất hẹp, có chức năng làm giảm áp suất máu, giảm tốc độ và
điều chỉnh lượng máu tới mao mạch.
Lớp áo trong: lớp nội mạc là tế bào biểu mô đơn lát và lớp phiến chun
mỏng giới hạn trong.
Lớp áo giữa: cấu tạo hoàn toàn là các sợi cơ trơn.
Lớp áo ngoài: lớp tổ chức liên kết mỏng.



10

Hình 2.2: Sự khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch

2.2.6 Tĩnh mạch
Tĩnh mạch dẫn máu từ lưới mao mạch đổ về tim. Tĩnh mạch thường có
lòng rộng, thành mạch mỏng hơn động mạch cùng cỡ, các phiến chun hướng
vòng kém phát triển. Vách tĩnh mạch có nhiều sợi keo, ít sợi cơ và sợi chun
hơn ở động mạch. Ngoài ra, tĩnh mạch còn có van tĩnh mạch.
2.2.6.1 Tĩnh mạch lớn
Ở những tĩnh mạch lớn (tĩnh mạch chi hoặc thân) chịu đựng một áp suất
lớn nên thành tĩnh mạch chắc chắn và cũng có ba lớp như ở động mạch.
Lớp áo trong: khá phát triển nhưng mỏng hơn động mạch, chỉ có một lớp
tế bào nội mạc cấu tạo bởi biểu mô đơn lát, có cấu tạo đặc biệt là những van
mỏng; lớp tổ chức liên kết mỏng, không có lớp chun trong.
Lớp áo giữa: tương đối mỏng, chỉ có vài lớp cơ trơn xen lẫn với mô liên
kết và sợi chun. Sợi cơ có thể chạy vòng hoặc chạy dọc hoặc cả hai tuỳ loại
tĩnh mạch (tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch đùi ).
Lớp áo ngoài: dày nhất so với áo trong và áo giữa, cấu tạo bởi tổ chức
liên kết, chứa nhiều mạch máu. Áo ngoài có nhiệm vụ làm bền thành tĩnh
mạch và ngăn ngừa sự giãn tĩnh mạch.
2.2.6.2 Tĩnh mạch trung bình
Phần lớn tĩnh mạch trong cơ thể là tĩnh mạch trung bình. Lớp áo trong
thường có lớp dưới nội mạc khá mỏng, đôi khi biến mất. Áo ngoài rất phát
triển. Tĩnh mạch thường có van bên trong là những nếp gấp hình bán nguyệt,
do lớp áo trong và một lớp tổ chức liên kết tạo thành, đôi khi có cả sợi cơ trơn.
Tĩnh mạch
Động mạch


11
Van tĩnh mạch ngăn máu chảy ngược chiều và tránh cho tĩnh mạch chịu trọng
lượng của cả cột máu.
2.2.6.3 Tĩnh mạch nhỏ

Tĩnh mạch nhỏ thành rất mỏng. Áo ngoài tương đối dày hơn các lớp áo
kia. Áo giữa chứa một vài sợi cơ trơn, có khả năng co rút. Những tĩnh mạch
nhỏ (xương, màng não tuỷ, gan, lách ) đều không có lớp áo giữa.
2.3 KHÁI QUÁT VỀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN TIÊU BẢN VI
THỂ
Kính hiển vi là một phương tiện không thể thiếu trong nghiên cứu tổ
chức học và tiêu bản có độ dày thích hợp cho phép quan sát được mẫu dưới
kính hiển vi.
Có nhiều phương pháp làm tiêu bản nghiên cứu: phương pháp xem tươi,
phương pháp thực hiện tiêu bản cố định và nhuộm màu Trong các phương
pháp trên, phương pháp thực hiện tiêu bản cố định và nhuộm màu là phương
pháp phổ biến dùng trong xét nghiệm mẫu so với mẫu đối chứng.
Phƣơng pháp thực hiện tiêu bản cố định và nhuộm màu
Thực hiện tiêu bản vi thể cố định bằng phương pháp tiêu bản cắt lát và
nhuộm kép bằng Hematoxylin và Eosin Y. Phương pháp này tạo được những
lát cắt mỏng, trong suốt của mô và cơ quan; cho phép quan sát dưới kính hiển
vi. Tiêu bản sẽ được nhuộm bằng các thuốc nhuộm đặc hiệu. Các phần của
tiêu bản có màu sắc khác nhau giúp cho việc quan sát được dễ dàng.
Tiêu bản vi thể cố định được thực hiện theo phương pháp này phải trải
qua nhiều giai đoạn. Cần phải thưc hiện tốt các giai đoạn trong quy trình mới
đảm bảo thu được tiêu bản có chất lượng.
2.3.1 Lấy mẫu
Là bước đầu tiên, có mục đích là lấy mô, cơ quan ở cơ thể sống hay đã
chết và phải tuân thủ một số nguyên tắc:
- Mẫu lấy được phải tươi.
- Động tác lấy mẫu phải nhẹ nhàng, tránh gây biến đổi do tác nhân cơ
học.
- Không dùng kẹp phẫu tích kẹp vào vùng cần nghiên cứu, không bóp
mạnh, không rửa mẫu.
- Khi cắt phải dùng dao sắc và cắt theo một hướng (đối với những mẫu

lớn).
- Khi cắt xong phải cố định ngay trong hoá chất để tránh hiện tượng hoại
tử sau khi chết của tế bào.



12
2.3.2 Cố định
Cố định để làm chết tế bào nhưng vẫn giữ được trong tình trạng giống
như còn sống. Công tác cố định tốt khi tế bào giữ được hình dáng, thành phần
cấu tạo như khi còn sống và không làm xuất hiện những chi tiết mới.
Một số thuốc cố định thƣờng gặp
- Thuốc cố định khoáng chất: acid osmic, acid chromic và các thuốc cố
định muối khoáng.
- Thuốc cố định hữu cơ: bao gồm các acid hữu cơ như acid acetic, acid
piric và các chất khử oxy như metylic, etylic, formaldehyde.
- Các dung dịch cố định: dung dịch Bouin, dung dịch Duboscq-Brasil,
dung dịch Carnoy, dung dịch Branca
Dung dịch cố định có tác dụng ngăn cản sự hoại tử sau khi tế bào chết.
Dung dịch cố định tốt là dung dịch có tác dụng nhanh mà ít gây sự thay đổi
cấu trúc. Mô được cố định tốt khi tế bào cấu tạo nên mô đó vẫn giữ nguyên
hình dáng, đồng thời vẫn giữ được mối liên quan tương hỗ trong tế bào và
trong mô giống như khi còn sống. Mọi sự thay đổi về kích thước và cấu trúc
không vượt quá 0,2 mm.
Việc chọn thuốc cố định và phương pháp cố định phụ thuộc vào bản chất
của mô cần cố định, mục đích cần nghiên cứu, tính chất thuốc cố định.
Thời gian cố định phụ thuộc vào từng loại mô và từng loại thuốc dùng để
cố định. Nguyên tắc kéo dài thời gian cố định tốt hơn là rút ngắn (trừ một số
thuốc cố định làm giòn mô)
Việc rửa mô sau khi cố định có tầm quan trọng lớn. Nguyên tắc sau khi

cố định phải làm cho mô mất chất cố định càng sớm càng tốt, vì những chất cố
định có ảnh hưởng đến việc nhuộm và bảo tồn tiêu bản. Các chất cố định khác
nhau có cách rửa mô khác nhau. Có thể rửa ngang với thời gian cố định nếu
rửa bằng nước. Các dụng dịch cố định có chrome được rửa bằng dung dịch
Iod.
Nguyên tắc cố định mẫu
- Mẫu phải được cố định ngay sau khi lấy.
- Không được làm dập, nát mẫu.
- Mẫu không được cắt quá dày.
- Dung dịch dùng để cố định phải đạt đúng nồng độ, thể tích dung dịch
cố định gấp 30-60 lần thể tích mẫu.
- Thời gian cố định thích hợp 48-72 giờ.




13
2.3.3 Khử nƣớc
Phải khử nước vì paraffin không tan trong nước. Vì vậy paraffin không
thể ngấm vào khối mẫu còn nước.
Mục đích của việc khử nước là rút hết nước trong mẫu ra mà không làm
mô hoặc tế bào bị thay đổi về cấu tạo và vị trí. Mẫu sau khi cố định được rửa
nước. Sau đó chuyển sang ngâm trong cồn 70
0
. Mẫu sẽ được tiếp tục ngâm
trong cồn có nồng độ cao dần đến cồn nguyên chất. Thời gian khử nước tuỳ
theo độ dày của mẫu.
Dung dịch để khử nước là etylic, metylic, butylic, aceton.
Muốn biết một mẫu đã khử hết nước, ta cho xylene vào lọ đựng mẫu đã
rút cồn. Nếu xylene vẫn trong chứng tỏ sự khử nước tốt. Nếu xylene có hơi

vẩn đục (màu trắng sữa) thì phải khử nước lại bằng cồn tuyệt đối.
2.3.4 Tẩm dung môi trung gian của paraffin
Mục đích là dùng một dung môi của paraffin để đẩy cồn trong mô sau
khi rút hết nước ra (vì paraffin cũng không tan trong cồn. Dung dịch được sử
dụng phải vừa hoà tan trong cồn vừa hoà tan trong paraffin. Nên chuyển mẫu
dần qua 2-3 lọ dung môi. Thời gian ngâm mẫu thay đổi tuỳ theo loại mô và
khối lượng mẫu.
Các dung môi thường dùng là benzene, toluene, xylene, chloroform.
2.3.5 Tẩm paraffin
Trước hết cần chọn loại paraffin tốt và thích hợp. Paraffin chỉ có thể
ngấm vào mẫu và loại xylen ra khi nó ở trạng thái lỏng. Người ta khử dung
môi trung gian bằng cách chuyển mẫu lần lượt vào những lọ paraffin tinh khiết
ở dạng lỏng.
Thời gian tẩm lâu hay mau tuỳ vào kích thước và tính chất của mẫu: nếu
mẫu nhỏ và lỏng lẽo thì tẩm 2-3 giờ, nếu mẫu to và cứng thì tẩm 24-36 giờ.
Mục đích của việc tẩm paraffin là làm cho mẫu và paraffin liên kết với
nhau thành một khối thống nhất. Nhờ vậy có thể cắt mẫu thành những lát
mỏng theo mục đích nghiên cứu.
2.3.6 Đúc khuôn
Đổ paraffin lỏng vào khuôn kim loại. Nhúng ngay mẫu vào paraffin đang
lỏng. Dùng kẹp đã được làm nóng để định hướng mẫu theo ý muốn. Sau vài
phút, paraffin sẽ đông đặc lại và giữ mẫu ở nguyên vị trí. Khi lớp vỏ ngoài
paraffin đã đủ đông cứng, làm ướt cả khuôn vào trong bát đựng nước lạnh và
chú ý không làm rạn, vỡ màng mỏng paraffin bên trên. Khoảng 20-30 phút sau
paraffin sẽ cứng lại và thuần nhất toàn bộ. Cần tránh làm lạnh ngay khi
paraffin còn lỏng. Không được cắt mảnh ngay, phải đợi đến 24 giờ sau.


14
2.3.7 Cắt lát mỏng

Mục đích là cắt mẫu thành những lát mỏng để có thể quan sát dưới kính
hiển vi. Quy trình cắt khối paraffin gồm các bước sau:
Cắt khối mẫu sao cho chỉ còn 2-3 mm paraffin quanh mẫu. Gọt khối mẫu
sao cho hai cạnh trên và dưới song song nhau.
Gắn khối mẫu đã gọt vào khối gỗ bằng cách làm nóng khối gỗ mang
mẫu. Làm nóng phần đáy khối mẫu, gắn mặt đáy của khối mẫu vào khối gỗ,
chỉnh cho khối mẫu song song với khối gỗ.
Đặt lưỡi dao vào máy khoá thật chặt, chỉnh độ nghiêng của lưỡi dao
khoảng 15
0
-29
0
so với mặt khối paraffin.
Cắt mẫu: bắt đầu cắt mẫu ở độ dày từ 10-12 µm. Sau khi dãy mẫu đã ổn
định thì chỉnh lại độ dày khoảng 6-7 µm. Nếu quá trình tẩm paraffin tốt, lưỡi
dao sắc và nhiệt độ phòng cắt thích hợp các lát cắt sẽ dính vào nhau thành dãy
băng.
Tốc độ tay quay vừa phải, không quá nhanh, không quá chậm nhưng
phải dứt khoát.
2.3.8 Tải tiêu bản lên lame
Để tải tiêu bản lên lame dùng nhiều loại dung dịch gồm: nước cất, dung
dịch lòng trắng trứng pha với glycerin theo tỉ lệ 1:1. Trước khi trải tiêu bản lên
lame phải làm tiêu bản giãn ra bằng cách đặt dãy băng lên chậu nước nóng ấm
(40
0
C). Sau đó đưa lame xuống vớt tiêu bản được chọn. Mẫu được mang đi
hấp ở 60
0
C trong 30 phút.
2.3.9 Nhuộm kép Hematoxylin-Eosin Y

Ở tế bào sống, các thành phần cấu tạo của tế bào và mô có chỉ số chiết
quang gần giống nhau nên khó phân biệt dưới kính hiển vi quang học. Vì vậy
việc nhuộm màu làm cho các thành phần này bắt màu khác nhau, tạo được sự
tương phản giúp ta dễ quan sát.
Về phương diện mô học, người ta chia thuốc nhuộm thành ra hai nhóm:
nhóm thuốc nhuộm tự nhiên và thuốc nhuộm nhân tạo.
Thuốc nhuộm tự nhiên là những loại được chiết xuất từ động vật hoặc
thực vật như Carmine hay Hematoxyline.
Thuốc nhuộm nhân tạo được chia làm ba nhóm: các chất base, các chất
acid, các chất màu trung tính.
Có nhiều phương pháp nhuộm màu.
2.3.9.1 Sự nhuộm màu tăng, giảm dần
Nhuộm màu tăng dần được tiến hành bằng cách ngâm tiêu bản trong
dung dịch nhuộm màu cho đến lúc tiêu bản bắt màu vừa đủ. Nhuộm màu giảm


15
dần là nhuộm cho đến khi tế bào hoặc mô bắt màu thật thẩm rồi sau đó tẩy
màu ở tiêu bản cho đến khi màu vừa ý.
2.3.9.2 Sự nhuộm màu nối tiếp, đồng thời
Nhuộm màu nối tiếp là phương pháp nhuộm tiêu bản bằng cách chuyển
tiêu bản qua các dung dịch thuốc nhuộm theo một trình tự.
Nhuộm màu đồng thời được thực hiện bằng cách pha tất cả các thuốc cần
nhuộm thành một dung dịch và nhuộm màu một lần. Chú ý các thuốc sử dụng
phải phù hợp với nhau, không chống nhau, những thuốc tham gia vào dung
dịch phải có tác dụng với bào tương và vào nhân cùng một thời gian.
2.3.9.3 Nhuộm màu trực tiếp, gián tiếp
Nhuộm màu trực tiếp là phương pháp được tiến hành khi thuốc nhuộm
có khả năng trực tiếp nhuộm vào tế bào và mô, không cần phải qua khâu làm
ăn màu.

Nhuộm màu gián tiếp được tiến hành bằng cách trước khi nhuộm phải
ngâm tiêu bản vào dung dịch làm ăn màu, sau đó ngâm vào dung dịch thuốc
nhuộm.
2.3.9.4 Nhuộm màu khác
Một số thuốc nhuộm khi bắt màu tế bào và mô có màu khác với màu
dung dịch thuốc nhuộm. Ví dụ: Toluidin có màu xanh lơ, khi nhuộm sẽ cho
màu đỏ, còn các cấu trúc khác màu xanh lơ.
2.3.10 Dán lamelle
Chuẩn bị lamelle, keo Canada Balsam, kim mũi giáo, giấy thấm.
Sau khi dùng cồn lau sạch màu dư trên tế bào cần phủ lamelle với keo để
bảo quản tiêu bản. Đồng thời, keo còn làm tăng tính chiết quang để quan sát tế
bào dễ dàng hơn.
Nhỏ giọt keo lên lame gần mẫu. Đặt lamelle lên lame có mẫu với độ
nghiêng khoảng 45
0
. Sau đó hạ dần lamelle xuống tránh làm xuất hiện bọt khí
sẽ ảnh hưởng đến quá trình quan sát mẫu. Thao tác dán lamelle cần thực hiện
nhanh để tránh sự xâm nhập của hơi nước trong không khí vào mô. Ấn nhẹ
cho keo lan đều ra. Dùng vải thấm xylene lau sạch keo bị lan ra ngoài lamelle.
Sau khi dán phải kiểm tra dưới kính hiển vi; xem độ dày mỏng, độ bắt
màu của mẫu.
Đánh số hiệu ghi thông tin về tiêu bản vi thể vừa hoàn thành.


16
Chƣơng 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 PHƢƠNG TIỆN
3.1.1 Địa điểm thực hiện
Đề tài được thực hiện tại phòng Mô học thuộc Bộ môn Thú Y, Khoa

Nông nghiệp và Sinh hoc ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian: từ ngày 03/05/2014 đến 30/09/2014.
3.1.2 Dụng cụ, trang thiết bị, hoá chất
3.1.2.1 Dụng cụ
- Chai, lọ, phễu, lame, lamelle.
- Dao lam, kéo, kẹp.
- Máy cắt vi mẫu, lưỡi dao cắt vi mẫu, kính hiển vi, tủ hấp, lò điện, bếp
tải, bản đúc và thanh đúc mẫu, máy ảnh kỹ thuật số
3.1.2.2 Hoá chất
- Cồn 70
0
, 80
0
, 90
0
, 100
0
.
- Thuốc nhuộm: Hematoxylin, Eosin Y
- Xylene, formol, paraffin, acid acetic, keo Canada Balsam, nước cất.



Hình 3.1: Một số dụng cụ và hoá chất thí nghiệm

Lame và lamelle
Thuốc nhuộm
Máy cắt vi mẫu
Kính hiển vi



17
3.2 PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.2.1 Lấy mẫu
Chọn thỏ đực có trọng lượng khoảng 2kg, khoẻ mạnh. Thỏ được giết
bằng cách tiêm không khí vào tĩnh mạch tai. Tách nội tạng ra khỏi cơ thể và
dùng kéo giải phẫu lấy các bộ phận: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo,
động mạch, tĩnh mạch.
3.2.2 Cố định mẫu
Mẫu sau khi lấy phải được cố định ngay để tránh tình trạng bị thoái hoá,
hoại tử hay biến dạng do một số phản ứng sinh hoá của những enzyme nội bào
hay do điều kiện bên ngoài tác động như vi sinh vật. Cố định bằng dung dịch
formol 10% do formol có đặc tính:
Vận tốc xuyên thấm, vận tốc cố định nhanh.
Không làm co mẫu nhưng làm mẫu cứng lại.
Bảo quản tốt cấu trúc tế bào.
Làm tăng sự kiềm tính của cấu trúc khi nhuộm.
Mục đích của giai đoạn này là giết thật nhanh tổ chức nhưng vẫn giữ
nguyên hình dạng cấu trúc như tổ chức lúc còn sống. Lúc đầu ngâm nguyên
phần mẫu trong formol 10% trong 15 phút để ổn định tổ chức cho dễ cắt.
3.2.3 Lấy mẫu nhỏ
Cắt nhỏ mẫu với kích thước 0,5 cm x 0,5 cm x 1 cm. Tiếp tục cố định
mẫu trong formol 10%, thời gian cố định khoảng 24 giờ nhưng thời gian này
còn tuỳ thuộc vào nồng độ dung dịch, vận tốc xuyên thấm, vận tốc cố định của
dung dịch, nhiệt độ môi trường, độ dày mỏng của mẫu, cấu trúc từng loại
mẫu… Nếu cố định mẫu quá lâu, mẫu sẽ bị cứng, giòn. Khi cắt và nhuộm tính
bắt màu giảm, hình dạng tế bào bị nhăn nhúm. Nếu cố định mẫu trong thời
gian ngắn quá đến khi cắt sẽ dễ làm vỡ mẫu.
3.2.4 Rửa mẫu
Mẫu sau khi được cố định xong phải được rửa lại bằng nước sạch. Ta đặt

mẫu vào trong chậu nước đặt dưới vòi nước chảy nhẹ liên tục trong 2 giờ. Mục
đích để loại trừ tất cả formol thừa trong mẫu. Nếu formol còn sót lại sẽ kết hợp
với Hematoxylin khi nhuộm sẽ tạo ra kết tủa màu đen sậm, làm phai màu mẫu
nên không giữ mẫu được lâu; đồng thời dễ làm vỡ khối mẫu.
3.2.5 Khử nƣớc
Dùng cồn với nồng độ tăng dần từ 70
0
, 80
0
, 90
0
, 100
0
, 100
0
để khử nước,
tránh tổ chức bị mất nước đột ngột gây co rúm lại. Ngâm mỗi lọ trong 2 giờ.
Để khử nước đạt kết quả cần lưu ý:
Hai lọ cồn tuyệt đối cuối cùng cần đảm bảo nồng độ.

×