Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

điều tra tình hình chăn nuôi gia cầm và công tác tiêm phòng vaccine cúm gia cầm h5n1 trên đàn vịt tại huyện châu phú, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Tên đề tài:
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA
CẦM VÀ CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG
VACCINE CÚM GIA CẦM H5N1 TRÊN ĐÀN
VỊT TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN
GIANG













CẦN THƠ,
2014
Giáo viên hướng dẫn:
Th. S. Phạm Hoàng Dũng
Th. S. Phạm Thành Vũ


Sinh viên thức hiện:
Bùi Văn Của
MSSV: 3102934
Lớp: CN1067A1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP  SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


BÙI VĂN CỦA



ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA
CẦM VÀ CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG
VACCINE CÚM GIA CẦM H5N1 TRÊN VỊT
TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG.



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y



i

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN THÚ Y



Đề tài:
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM VÀ CÔNG TÁC
TIÊM PHÒNG VACCINE CÚM GIA CẦM H5N1 TRÊN ĐÀN VỊT TẠI
HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG.

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Của, MSSV: 3102934
Thời gian thực hiện: Từ ngày 09/2014 đến ngày 12/2014.
Thực hiện tại: Trạm thú y huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.


Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Bộ môn duyệt Giáo viên hƣớng dẫn duyệt

Th.S. Phạm Hoàng Dũng



Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng duyệt




ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bài trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất cứ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây.
Tác giả luận văn

Bùi Văn Của










iii


LỜI CẢM ƠN


Thời gian trôi qua thật nhanh, tôi đã trải qua 5 năm dưới mái trường Đại
Học Cần Thơ, được sự dìu dắt, dạy dỗ tận tình của quý thầy cô tôi đã tích lũy
nhiều kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm sống quý báu. Bên cạnh
đó là biết bao kỉ niệm đẹp một thời sinh viên. Trước khoảnh khắc sắp ra
trường, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Th.S. Phạm Hoàng Dũng,Th.S.
Phạm Thanh Vũ đã hướng dẫn, chỉ dạy giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp của mình, cùng Cha Mẹ kính yêu, người đã sinh thành và khổ công
nuôi dạy con khôn lớn nên người.

Xin chân thành cảm ơn:
- Quí thầy cô trong Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại
Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quí
báo.
- Thầy Lê Hoàng Sĩ đã giúp đỡ, động viên, hướng dẫn tôi và các bạn trong lớp
Thú Y K36.
- Chân thành cảm ơn các anh chị trong Trạm Thú y huyện Châu Phú.
- Cám ơn các bạn lớp CN1067A1 đã động viên, giúp đỡ, chia sẽ những kinh
nghiệm trong suốt thời gian học tập tại mái trường mến yêu.











iv


MỤC LỤC


Trang
Trang duyệt i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii

Mục lục vi
Danh mục bảng vii
Danh mục biểu đồ viii
Danh mục hình xi
Danh mục chữ viết tắt x
Tóm lƣợc xi
CHƢƠNG 1 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 2 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1. Tổng quan về tỉnh An Giang 2
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiên tự nhiên 2
2.1.2. Đơn vị hành chính 3
2.1.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Châu Phú 4
2.2. Khái quát về bệnh cúm gia cầm 4
2.2.1. Căn nguyên gây bệnh 5
2.2.2. Hình thái - cấu tạo virus cúm gia cầm 6
2.2.3. Cơ chế sinh bệnh 8
2.2.4. Dịch tễ bệnh 8
2.2.5. Đƣờng xâm nhập và phƣơng thức lây lan của bệnh cúm gia cầm 10
2.2.6. Sức đề kháng virus cúm gia cầm 10
2.2.7. Triệu chứng và bệnh tích bệnh cúm gia cầm 11
2.2.8.Miễn dịch bệnh cúm gia cầm 15
v

2.2.9. Phòng bệnh cúm gia cầm 16
2.3. Tình hình dịch cúm gia cầm 19
2.3.1. Trên thế giới 19
2.3.2. Tại Việt Nam 22
2.4. Tình hình nghiên cứu công tác giám sát huyết thanh học sau tiêm phòng

vaccine cúm gia cầm ở Việt Nam 24
CHƢƠNG 3 26
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Nội dung nghiên cứu 26
3.2. Phƣơng tiện nghiên cứu 26
3.2.1 Thời gian, địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu 26
3.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 26
3.2.3. Xử lý số liệu 26
3.2.4. Chỉ tiêu theo dõi 26
CHƢƠNG 4 28
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm của huyện Châu Phú từ năm 2011 - 2013.
28
4.2. Công tác tiêm phòng vaccine cúm gia cầm trên vịt tại huyện Châu Phú
từ năm 2011 - 2013. 32
4.2.1.Tỉ lệ tiêm phòng vaccine cúm gia cầm trên vịt tại huyện Châu Phú
năm 2011. 33
4.2.2.Tỉ lệ tiêm phòng vaccine cúm gia cầm trên vịt tại huyện Châu Phú
năm 2012 35
4.2.3. Tỉ lệ tiêm phòng vaccine cúm gia cầm trên vịt tại huyện Châu Phú
năm 2013 37
4.2.4. Tỉ lệ tiêm phòng vaccin cúm gia cầm trên vịt tại huyện Châu Phú
năm 2014 39
4.2.5 . Kết quả kiểm tra đáp ứng miễn dịch trên vịt đã đƣợc tiêm phòng
vaccin cúm gia cầm huyện Châu Phú, tỉnh An Giang năm 2012. 41
CHƢƠNG 5 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45
5.1. Kết luận 45
vi


5.2. Đề nghị 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46



























vii


DANH MỤC BẢNG












Bảng
Tên Bảng

Trang
2.1
Đơn vị hành chính tỉnh An Giang

3
2.2
Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới

20
4.1
Tình hình chăn nuôi gia cầm của huyện Châu Phú từ năm 2011 - 2013

28

4.2
Tỉ lệ tiêm phòng vaccine cúm gia cầm trên vịt tại huyện Châu Phú năm
2011

32
4.3
Tỉ lệ tiêm phòng vaccine cúm gia cầm trên vịt tại huyện Châu Phú năm
2012

33
4.4
Tỉ lệ tiêm phòng vaccine cúm gia cầm trên vịt tại huyện Châu Phú năm
2013

35
4.5
Tỉ lệ tiêm phòng vaccin cúm gia cầm trên vịt tại huyện Châu Phú năm
2014
37
4.6
So sánh tỉ lệ tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 trên vịt tại huyện
Châu Phú từ 2011 - 2014

39
4.7
Kết quả kiểm tra đáp ứng miễn dịch trên vịt đã đƣợc tiêm phòng vaccin
cúm gia cầm huyện Châu Phú năm 2012

41
viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
























Biểu đồ
Tên biểu đồ

Trang

4.1
Phân bố hiệu giá kháng thể trên đàn vịt tại địa bàn
huyện Châu Phú năm 2012
43
ix

DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình

Trang
2.1
Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

2
2.2
Cấu trúc của virus cúm H5N1

7
2.3
Các dạng hình thái khác nhau của virus cúm A dƣới kính
hiển vi điện tử

7
2.4
Gà bị phù mặt, viêm dính mắt

12
2.5
Da chân có biểu hiện xuất huyết


12
2.6
Bệnh tích xuất huyết ở khí quản

14
2.7
Bệnh tích xuất huyết màng treo ruột

14
2.8
Vaccine tái tổ hợp phòng bệnh cúm gia cầm H5N1
19
















x


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT








Từ viết tắt
Tên đầy đủ
HPAI

LPAI

HA

WHO

OIE

M

NP

NA


IgM


IgG


RNA


FAO


Highly pathogenic avian influenza

Low pathogenic avian influenza

Haemagglutinin

World Health Organization

(Tổ chức dịch tễ Thế Giới) Office International des Epizooties

Matrix antigen

Nucleoprotein

Neuraminidase

Immunoglobuline M

Immunoglobuline G



Ribonucleic acid


(Tổ chức Lƣơng thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc) Food and
Agriculture Organization of the United Nations


xi


TÓM LƢỢC
Đề tài: "Điều tra tình hình chăn nuôi gia cầm và công tác tiêm phòng
vaccine cúm gia cầm H5N1 trên vịt tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang".
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9/2014 đến tháng 12/2014 tại Trạm Thú Y
huyện Châu Phú tỉnh An Giang. Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát tổng
đàn gia cầm; tình hình tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 và đánh giá
khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn vịt trên địa bàn huyện Châu Phú. Bằng
phương pháp điều tra hồi cứu và các số liệu thu thập được tại Trạm Thú Y
huyện Châu Phú tỉnh An Giang.
Qua số liệu ghi nhận được cho thấy: Tổng đàn gà giảm dần theo các năm từ
năm 2011 là 40.655 con đến năm 2013 là 38.521 con . Tổng đàn vịt (chủ yếu
là vịt đàn nuôi chạy đồng) tăng giảm không ổn định từ 158.434 con (2011)
tăng lên 205.952 con (2012) lại giảm xuống 165.835 con (2013). Tổng đàn bò
tăng nhanh qua các năm từ 5.156 con (2011) lên 8.224 con (2013). Từ năm
2011 đến năm 2013 tổng đàn heo ổn định không có sự biến động lớn từ 6.055
con (2011) tăng lên 6.865 con (2012) rồi giảm xuống 6.214 con (2013).
Tỉ lệ tiêm phòng qua các năm tương đối cao năm 2011 là 81,18%, năm 2012
là 82,37% , năm 2013 là 82,27%, 9 tháng đầu năm 2014 là 75,59% . Tỉ lệ bảo
hộ tính trên đàn gia cầm trên toàn huyện Châu Phú đạt tỉ lệ chưa cao (

68,88%), chỉ có xã Thạnh Mỹ Tây đạt yêu cầu bảo hộ (86,67%). Mức phân bố
hiệu giá kháng thể tập trung các mức hiệu giá gồm 4log2, 5log2, 6log2, 7log2,
chiếm tổng số 63,32%.
Tỉ lệ bảo hộ tính trên toàn huyện Tri Tôn đạt tỉ lệ 60%.Tỉ lệ bảo hộ tính trên
toàn huyện Tịnh Biên đạt tỉ lệ 87,77%.Tỉ lệ bảo hộ tính trên toàn tỉnh An
Giang đạt tỉ lệ 72,22%.










1

CHƢƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi của nƣớc ta những năm gần đây đang phát triển theo hƣớng
công nghiệp hóa, áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi dẫn đến các bƣớc
phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nƣớc.
Bên cạnh đó ngành chăn nuôi cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách.
Đặc biệt là bệnh cúm gia cầm (Avian influenza) đang diễn biến phức tạp, gây
thiệt hại lớn cho chăn nuôi, ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi
cũng nhƣ kinh tế của đất nƣớc.
Bệnh cúm gia cầm chủng độc lực cao xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào
cuối tháng 12/2003 tại tỉnh Hà Tây và hai tỉnh phía Nam là Long An và Tiền
Giang. Sau đó bệnh lan dần ra các tỉnh/thành trong cả nƣớc (Cục thú y, 2007).

Ngoài khả năng gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, các loài chim, đặc biệt
bệnh có thể lây sang ngƣời và gây tử vong cho con ngƣời. Do đó phòng chống
dịch cúm gia cầm là một trong những chƣơng trình phòng chống dịch bệnh
cấp quốc gia.
Nhằm thống kê và có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình chăn nuôi, dịch bệnh
cũng nhƣ công tác tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 của huyện Châu
Phú, tôi tiến hành khảo sát đề tài:" Điều tra tình hình chăn nuôi gia cầm và
công tác tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 trên đàn vịt tại huyện
Châu Phú, tỉnh An Giang.".
Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu:
Thống kê tình hình chăn nuôi gia cầm, dịch bệnh và công tác tiêm phòng vaccine cúm
gia cầm H5N1 tại huyện Châu Phú tỉnh An Giang để có biện pháp phòng chống hiệu
quả đối với dịch cúm gia cầm H5N1.
Kết quả khảo sát là cơ sở để xây dựng kế hoạch trong quản lí dịch bệnh cúm gia cầm
H5N1.








2

CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về tỉnh An Giang
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiên tự nhiên
















Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang
( TjM!/)
An Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, phía Đông và Đông Bắc
giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Tây và Tây Bắc giáp Thành Phố Cần Thơ, phía Tây
và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông và Đông Nam giáp biên giới
Campuchia. An Giang nằm trên Quốc lộ 91 nối liền Thành phố Cần Thơ - An
Giang - Campuchia. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 3.536,76 km2 gồm 2
thành phố 1 thị xã và 8 huyện, phƣờng, thị trấn. Diện tích đất nông nghiệp
557.290 ha. Dân số toàn tỉnh 2.149.184 ngƣời, mật độ dân số 608 ngƣời/km
2
,
trong đó 1.539.800 ngƣời sống ở nông thôn sống bằng nghề nông và làm vƣờn,
chăn nuôi nhỏ lẻ và làm thuê. Bao gồm các dân tộc Việt, Khmer, Hoa, Chăm.
Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số với 114.632 ngƣời, chiếm 5,17% tổng



3

dân số toàn tỉnh (năm 2011) Khí hậu ở An Giang chia làm hai mùa rõ rệt, mùa
mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ
trung bình hàng năm khoảng 27,5
0
C, cao nhất 28,9
0
C vào thời điểm tháng 4 và
thấp nhất 24,6
0
C vào tháng 1. Độ ẩm trung bình 81% cao nhất vào mùa mƣa
85% và thấp vào mùa khô 78%. Lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 1.130 mm.
2.1.2. Đơn vị hành chính
Bảng 2.1 Đơn vị hành chính tỉnh An Giang.

Tên
Diện tích (km
2
)
Dân số (ngƣời)
Thành phố, Thị xã
Thành phố Long Xuyên
Thành phố Châu Đốc
Thị xã Tân Châu
115,43
104,68
170,45
279.489
111.874

152.978
Các Huyện
Huyện An Phú
Huyện Châu Phú
Huyện Châu Thành
Huyện Chợ Mới
Huyện Phú Tân
Huyện Thoại Sơn
Huyện Tịnh Biên
Huyện Tri Tôn
217,78
451,01
355,11
369,62
328,06
468,72
355,50
600,40
177.966
245.782
170.588
345.258
229.306
180.951
122.007
132.625
Toàn tỉnh
3.536,76
2.149.184
(Nguồn:





4


2.1.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Châu Phú
Huyện nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh An Giang, Bắc giáp thành phố
Châu Đốc, đƣờng ranh giới dài 14,570 km; Đông giáp sông Hậu ngăn cách với
huyện Phú Tân; Nam giáp huyện Châu Thành, đƣờng ranh giới dài 29,176 km;
Tây giáp huyện Tịnh Biên, chiều dài ranh giới là 20,151 km. Về hành chính,
huyện bao gồm thị trấn Cái Dầu và 12 xã là: Khánh Hoà, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô
Long Vĩ, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Thạnh Mỹ Tây, Bình Mỹ, Bình Thủy,
Bình Phú, Đào Hữu Cảnh và Bình Chánh.
Huyện Châu Phú có đƣờng quốc lộ 91 và sông Hậu chảy qua, là cầu nối giữa
thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc, đây là điều kiện thuận lợi cho
huyện trong việc phát triển đô thị, thƣơng mại và dịch vụ. Diện tích tự nhiên
45.090 ha, trong đó đất nông nghiệp 40.192 ha với hệ thống sông ngòi chằng
chịt; đặc biệt là các tuyến kênh tiếp giáp với sông Hậu nhƣ: kênh Đào, Cần
Thảo, Vịnh Tre, Chữ S, Cây Dƣơng, Núi Chốc, Năng Gù hàng năm tiếp nhận
lƣợng phù sa đáng kể bồi bổ cho ruộng đồng; là điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển lúa, màu, giao thông thủy và nghề nuôi trồng thủy sản; là nguồn
nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến lƣơng thực, thực phẩm và xuất
khẩu. Đặc biệt, một số ngành nghề truyền thống nhƣ làm gạch ngói, làm
lò đất và cân treo có tiếng lâu đời, là nét đặc trƣng của Châu Phú.
Về dân số, toàn huyện có 245.782 ngƣời, đứng hàng thứ ba trong tỉnh,
mật độ 562 ngƣời/km
2
. Trong số dân cƣ đó có 98,56% ngƣời kinh, 0,79%

ngƣời Hoa, số còn lại là ngƣời Chăm và ngƣời Khmer. Về tôn giáo chiếm đa
số là đạo Phật giáo Hòa Hảo 53,69%, đạo Phật 39,25%, Thiên Chúa 0,75%,
còn lại là đạo Cao Đài, Hồi Giáo.
2.2. Khái quát về bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm gia cầm đƣợc báo cáo đầu tiên vào năm 1878 bởi Porroncito
dƣới tên gọi là "Fowl plague" gây chết nhiều loài gia cầm. Năm 1901,
Centai và Savonuzzi xác định căn bệnh là do virus. Năm 1955, virus gây
bệnh mới đƣợc Achafer giám định là virus cúm type A.
Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm type A thuộc họ
Orthomyxoviridae gây ra. Virus cúm A gây bệnh chính cho gia cầm, một số
loài động vật có vú cũng nhƣ ở ngƣời. Virus cúm gia cầm đƣợc chia thành hai
loại : HPAI (High Pathogenic Avian Influenza) là loại virus có độc lực cao và
LPAI (Low Pathogenic Avian Influenza) là loại virus có độc lực thấp. Sự phân
loại này dựa trên cơ sở khả năng gây bệnh của virus cho gia cầm. Bệnh cúm gia


5

cầm độc lực cao (HPAI) đƣợc Tổ chức thú y thế giới (OIE) xếp vào danh mục
bảng A của Luật Thú y quốc tế.
Bệnh cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) hay còn gọi là bệnh cúm gà là một
bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh, diễn biến phức tạp, tỷ lệ tử vong
cao từ 70-100%.
Theo Cục Thú y (2007), tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã xếp bệnh cúm gia
cầm độc lực cao (HPAI) vào danh mục 15 bệnh nguy hiểm trên động vật.
2.2.1. Căn nguyên gây bệnh
Bệnh gây ra bởi virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae, gây bệnh
trên nhiều gia cầm nhƣ gà, gà tây, ngan, vịt, ngỗng, cút, vẹt, sẽ và một số loài
chim hoang dã khác. Tuy nhiên, virus cúm type A cũng có thể gây bệnh cho
ngƣời, heo, ngựa và một số động vật hữu nhũ khác (Hồ Thị Việt Thu, 2012).

Virus cúm gia cầm Type A làm cho dịch lây lan nhanh và mạnh, gây chết
nhiều gia cầm mắc bệnh trong thời gian ngắn, tỉ lệ chết có thể lên đến 100%
(Cục Thú Y, 2007).
Thông thƣờng virus cúm gà khó lây bệnh cho con ngƣời. Tuy nhiên, do
tính biến dị rất lớn nên virus cúm gà có thể đóng vai trò quan trọng sự tiến
hóa của các chủng virus mới gây dịch cúm nguy hiểm trên ngƣời (Hồ Thị
Việt Thu, 2012).
Virus lây sang ngƣời và gây bệnh cho ngƣời khi ngƣời nhiễm virus từ gia
cầm thì virus này sẽ kết hợp với virus cúm ngƣời tạo virus cúm mới nguy
hiểm hơn cho ngƣời.
Dựa vào độc lực, virus cúm gia cầm đƣợc chia thành các nhóm sau:
- Loại virus có độc lực cao (HPAI- high pathogenic avian influenza), gây
bệnh cúm với tốc độ lây lan nhanh, diễn biến phức tạp, tỷ lệ tử vong cao từ 70-
100%, trong đó kháng nguyên H5 và H7 đƣợc xem là những type có độc lực
cao thƣờng gặp.
- Loại virus có độc lực trung bình là những chủng virus gây dịch cúm với
triệu chứng rõ rệt nhƣng tỷ lệ chết không quá 15% số gia cầm bị bệnh tự nhiên
hoặc không qua 20% số gia cầm mẫn cảm thực nghiệm.
- Loại có độc lực thấp (LPAI- low pathogenic avian influenza) là những
virus phát triển tốt trong cơ thể, có thể gây ra dịch cúm nhƣng không tạo ra
bệnh tích đại thể không làm chết gia cầm.



6

2.2.2. Hình thái - cấu tạo virus cúm gia cầm
Virus cúm gia cầm thuộc họ Orthomyxoviridae, có độ lớn trung bình 80-120
nm, có 3 serotype ký hiệu là A, B và C đƣợc phân biệt qua bản chất kháng
nguyên bề mặt NP (nucleoprotein) và M (matrix antigen). Virus cúm gia cầm

thuộc type A, gây bệnh cúm ở tất cả các loài gia cầm. Thành phần hóa học của
virus cúm gia cầm: ARN của virus chiếm 0,8 - 1,1% , 70 – 75% protein, 20 –
24% lipid và 5 – 8% hydrocacbon (Lê Văn Năm, 2004).
Hình dạng thay đổi từ hình cầu đến đa hình. Tổng trọng lƣợng phân tử là 3-4
triệu Dalton. Nucleocapsid có dạng đối xứng xoắn, đƣờng kính 6-9 nm.
Virus cúm có màng lipid bọc bên ngoài, trên màng này có 2 loại protein là
Haemaglutinine ký hiệu là HA và Neuraminidase ký hiệu là NA. Bên trong
virus có 2 thành phần gồm acid nhân loại ARN và protein. ARN của virus cúm
là loại sợi đơn gồm 7 hoặc 8 đoạn riêng biệt, các sợi ARN này đƣợc bao bọc
bởi các protein chủ yếu là NP (nucleoprotein) và protein M (Matrix) tạo ra
nucleocapsid. Các protein của virus bao gồm và có chức năng sau:
HA: là một trimer có bản chất glycoprotein type I, có chức năng bám dính vào
thụ thể tế bào.
NA: là một tetramer, có nhiệm vụ cắt acid sialic, giúp HA gắn vào thụ thể và
giúp giải phóng ARN từ endosome (thể nội bào) và tạo hạt virus mới.
M2: là tetramer có chức năng tạo khe H
+
nhằm giúp cởi vỏ virus.
M1: tập hợp (assembly) các thành phần của virus và gây ra hiện tƣợng nảy chồi
(budding) để giải phóng virus mới hình thành.
PB1, PB2, NP và PA: có nhiệm vụ bảo vệ, sao chép và biên dịch ARN.
NS2: kết hợp với M1 có nhiệm vụ chuyển ARN từ trong nhân tế bào ra ngoài
nguyên sinh chất.
NS1: là protein không cấu trúc (không là đơn vị tạo thành hạt virus) đƣợc tổng
hợp trong quá trình nhân lên của virus và có nhiệm vụ cắt ARN và kích thích
sự phiên mã trong quá trình nhân lên của virus (Nguyễn Tiến Dũng, 2008).



7



Hình 2.2 Cấu trúc của virus cúm H5N1
(Nguồn: © Paul Digard, Dept Pathology, University of Cambridge).










Hình 2.3 Các dạng hình thái khác nhau của virus cúm A dƣới kình hiển vi
điện tử
(Nguồn: Courtesy of CDC/ Dr. F. A. Murphy, Public Health Image
Library)

Các bƣớc tái bản của virus H5N1:
- Hấp phụ: virus tƣơng tác với receptor của tế bào chứa sialic acid bởi HA của
chúng và xâm nhập vào tế bào bằng cách ẩm bào.
- Hòa tan và làm mất vỏ: HA trải qua sự thay đổi hình dạng trung gian bởi môi
trƣờng acid của endosome và làm tan màng virus và màng bọng. Phức hợp
ribonucleoprotein đƣợc vận chuyển vào nhân.


8

- Tái bản và sao chép: ARN của virus đƣợc tái bản và sao chép trong nhân bởi

viral ARN polymerase. Hai loại ARN khác nhau đƣợc tổng hợp từ viral ARN
template: (a) các ARN full length tạo ra sợi dƣơng hóa  viral ARNs và (b)
mARNs.
- Dịch mật mã: mARN đƣợc dịch trong cytoplasm tạo ra các protein virus. Các
protein màng (HA, NA và M2) đƣợc vận chuyển đến bào tƣơng. Các protein
virus mang tính hiệu của nhân (PB1, PB2, PA, NP, NS1) đƣợc vận chuyển vào
nhân.
- Đóng gói, tạo gai trên vỏ và thoát khỏi tế bào chủ: protein màng mới tổng hợp
tạo thuận lợi cho việc vận chuyển nucleocapsids (ribonucleo-protein core) từ
nhân ra tế bào chất, ở đó chúng tƣơng tác với các protein màng (đã gắn với
glucid thành glycoprotein ở lƣới nội chất) tạo thành các gai trên màng bào
tƣơng. Virus thoát ra khỏi tế bào vật chủ và tiếp tục xâm nhập vào tế bào mới,
tạo một chu trình xâm nhập và sinh sản kế tiếp.
2.2.3. Cơ chế sinh bệnh
Tùy chủng virus gây bệnh, độc lực virus, loài gia cầm cảm nhiễm Tính chất
bệnh thay đổi từ không gây tổn thƣơng bệnh lý hoặc chỉ gây bệnh nhẹ ở
đƣờng hô hấp trên đến thể bệnh nặng với 100% gia cầm mắc bệnh và tỉ lệ
chết lên đến 100%.
Đối với những chủng virus có độc lực cao, sau khi xâm nhập vào cơ thể gia
cầm, virus vào máu nhân lên rất nhanh gây virus huyết, virus lan tran khắp cơ
thể gây viêm đƣờng hô hấp, viêm đƣờng tiêu hóa, gây xuất huyết tràn lan ở
các phủ tạng.
Đối với những chủng virus có độc lực yếu và vừa, virus tác động chủ yếu gây
viêm đƣờng hô hấp trên, tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết thấp, nhƣng nếu có nhiễm
trùng kết hợp với vi khuẩn bệnh có thể nặng hơn.
2.2.4. Dịch tễ bệnh
Virus cúm gia cầm phân bố khắp trên thế giới trong các loài gia cầm, dã cầm,
động vật có vú. Sự phân bố và lƣu hành của virus cúm gia cầm rất khó xác định
chính xác, nó bị ảnh hƣởng bởi cả loài vật nuôi và hoang dã, tập quán chăn
nuôi gia cầm, đƣờng di trú của dã cầm, mùa vụ và hệ thống báo cáo dịch bệnh.

Theo FAO (03/2008), thì việc chăn thả vịt bừa bãi tại những cánh đồng thâm
canh lúa có thể là nguyên nhân khiến virus cúm gia cầm H5N1 lây lan nhanh
tại các nƣớc Đông Nam Á, chứ không phải do gà nuôi.
- Động vật cảm nhiễm


9

Dịch cúm A ở gia cầm phân bố khắp thế giới, chủ yếu gây bệnh cho gia cầm,
ngoài ra cũng có thể gây bệnh cho ngƣời và động vật hữu nhũ.
Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao có thể lây nhiễm cho tất cả các loài gia cầm
: gà, vịt, ngan, ngỗng chim hoang dã và thẫm chí cả con ngƣời. Loài vịt đƣợc
xem là ít mẫn cảm với virus cúm gia cầm mặc dù các đợt dịch ở Châu Á từ
năm 1993 cho đến nay có xu hƣớng thể hiện đều ngƣợc lại (Cục Thú Y, 2007).
Gia cầm có tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết cao nhất là ở những nơi bệnh phát ra lần
đầu và ở tuổi sắp đẻ hoặc đang trong thời kì đẻ cao nhất. Gia cầm với khả năng
sản xuất càng cao thì càng mẫn cảm với bệnh. Gia cầm mái dễ bị bệnh hơn gia
cầm trống.
- Tuổi gia cầm mắc bệnh
Gà, ngan, vịt ở tất cả các lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh cúm gia cầm,
nhƣng bệnh thƣờng ở độ tuổi từ 4-66 tuần tuổi (Lê Văn Năm, 2004).
Sớm nhất : ở gà là 26 ngày tuổi, ở vịt là 28 ngày tuổi.
Muộn nhất: ở gà là 10 tháng tuổi, ở vịt là 18 tháng tuổi.
- Thời gian ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào lƣợng virus, đƣờng xâm nhập, loài mắc bệnh
và sức đề kháng của cơ thể gia cầm.
Thông thƣờng mất từ 3 đến 7 ngày từ khi virus xâm nhập đến khi bắt đầu xuất
hiện những dấu hiệu lâm sàng đầu tiên,nhƣng có thể lên đến 14 ngày (Cục Thú
Y, 2007).
- Thời gian bài thải virus ra bên ngoài

Sau khi xâm nhập vào cơ thể khoảng 1-2 ngày, virus cúm bài thải ra ngoài theo
phân, nƣớc mũi, miệng.
Ở vịt, cá thể nhiễm bệnh sau 17 ngày virus bài thải ra bên ngoài môi trƣờng.
- Mùa phát sinh
Bệnh cúm gia cầm xảy ra quanh năm, nhƣng ở nƣớc ta bệnh cúm gia cầm dễ
dàng bùng nổ vào vụ lúa Thu Đông và Đông Xuân hoặc có các yếu tố stress
gây hại làm giảm sức đề kháng của gia cầm.
Ngoài ra, theo ghi nhận của Trung tâm Thú y vùng Cần Thơ, bệnh thƣờng xảy
ra do thời tiết thay đổi, nhiệt độ giảm xuống thuận lợi cho virus cúm gia cầm
phát triển, trong dịp tết Nguyên Đán là thời gian ngƣời dân tập trung tăng đàn
gia cầm.


10

- Nguồn gốc virus cúm A H5N1 ở Việt Nam
Theo Nguyễn Tiến Dũng và ctv (2004) nghiên cứu nguồn gốc virus cúm gia
cầm ở Việt Nam bằng phƣơng pháp giải mã gene di truyền phân tích trình tự
nucleotide của 8 đoạn ARN trên 9 chủng virus cúm H5N1, trong đó phân lập từ
ngƣời (2 chủng), vịt (3 chủng), gà (4 chủng). Các chủng virus này đã phân lập
một lần trên phôi trứng gà (trừ các chủng ở ngƣời).
Sau khi giả mã gene từng đoạn ARN, ngƣời ta phân tích phả hệ của các chủng
H5N1 ở Việt Nam và cho thấy rằng:
Ở Việt Nam, các chủng virus cúm gây bệnh ở các loại gia cầm và con ngƣời từ
Bắc đến Nam chỉ có một chủng, điều này cho thấy dịch cúm gia cầm ở Việt
Nam có nguồn gốc xuất phát từ một ổ dịch ban đầu rồi lây lan khắp cả nƣớc.
Virus cúm gia cầm đang lƣu hành ở Việt Nam có nguồn gốc từ virus đang lƣu
hành ở Trung Quốc.
2.2.5. Đƣờng xâm nhập và phƣơng thức lây lan của bệnh cúm gia cầm
Virus xâm nhập vào cơ thể theo đƣờng hô hấp do hít thở không khí có mầm

bệnh hoặc qua đƣờng tiêu hóa do ăn phải thức ăn có mầm bệnh. Bệnh có thể
lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa gà bệnh và gà khỏe hoặc gián tiếp qua dụng cụ,
ngƣời chăn nuôi, thức ăn, nƣớc uống có mầm bệnh.
Bệnh cúm gia cầm chủ yếu là truyền ngang, nghĩa là truyền qua tiếp xúc giữa
con này với con khác.
Nguồn dịch đầu tiên thƣờng thấy là:
- Từ các gia cầm nuôi khác nhau trong cùng một trang trại hoặc các trang trại
khác liền kề nhƣ vịt lây sang gà hoặc từ gà tây lây sang gà.
- Từ gia cầm nhập khẩu.
- Từ chim di trú: đã có các bằng chứng về đƣờng dẫn nhập virus cúm của các
loài chim di trú đặc biệt là thủy cầm vào đàn gia cầm nuôi, nhƣng không có
nghĩa là thủy cầm mang virus cúm lây truyền trực tiếp cho các loài chim khác.
Các ổ dịch ở các khu vực có nguy cơ cao thƣờng xuyên xuất hiện theo mùa
cùng lúc với các hoạt động di trú của thủy cầm.
- Từ ngƣời và động vật có vú khác: phần lớn các ổ dịch cúm gia cầm gần đây
đã có sự lây lan thứ cấp thông qua con ngƣời và phƣơng tiện vận chuyển.
2.2.6. Sức đề kháng virus cúm gia cầm


11

Virus cúm A tƣơng đối nhạy cảm với các tác nhân bất hoạt vật lí hay hóa học.
Các hạt virus tồn tại thích hợp trong khoảng pH từ 6,5 đến 7,9. Ở pH quá acid
hay quá kiềm, khả năng lây nhiễm của virus bị giảm mạnh.
Lớp vỏ ngoài của virus bản chất là lớp lipid kép, có nguồn gốc từ màng tế bào
nhiễm, dễ bị phá hủy bởi các dung môi hòa tan lipid, chất tẩy rửa và các chất
sát trùng: formaldehyde, phenol, β-propiolacton, sodium hypochloride, acid
loãng và hydroxylamine.
Virus chịu nhiệt kém ở 56-60
0

C virus bị mất độc tính trong vài phút, nhƣng
hoạt tính gây ngƣng kết hồng cầu vẫn còn. Ở nhiệt độ phòng virus có thể tồn tại
vài tháng (Lƣu Hữu Mãnh, 2009). Tuy nhiên, virus cúm A dễ dàng bị tiêu diệt
hoàn toàn ở 100
o
C và ở 60
o
C/30 phút, tồn tại ít nhất 3 tháng ở nhiệt độ thấp
(trong phân gia cầm), và tới hàng năm ở nhiệt độ bảo quản (−70
o
C). Trong phủ
tạng gia cầm (40
o
C), virus tồn tại 25 - 30 ngày, nhƣng chỉ tồn tại 7 - 8 ngày ở
nhiệt độ cơ thể ngƣời (37
o
C); trong nƣớc, virus có thể sống tới 4 ngày ở nhiệt
độ 30
o
C.
Virus bị bất hoạt dƣới ánh sáng trực tiếp sau 40 giờ, tồn tại đƣợc 15 ngày ánh
sáng thƣờng, tia tử ngoại bất hoạt đƣợc virus nhƣng không phá hủy đƣợc kháng
nguyên của virus.
2.2.7. Triệu chứng và bệnh tích bệnh cúm gia cầm
Thời kỳ ủ bệnh từ vài giờ đến 48 giờ tuỳ theo lƣợng virus và loài cảm nhiễm
virus gây bệnh.
Thời kỳ lây truyền thƣờng từ 3 - 5 ngày có khi 7 ngày kể từ khi có triệu chứng
bệnh.
Biểu hiện của bệnh rất khác nhau tuỳ thuộc vào các yếu tố sau: chủng virus,
loài cảm nhiễm, tuổi, giới tính, liều lƣợng gây nhiễm, môi trƣờng và chế độ

nuôi dƣỡng, tính miễn dịch của vật chủ trƣớc khi nhiễm virus và sự bội nhiễm
với các virus và vi khuẩn.
Bệnh do các chủng virus khác nhau tạo sự đa dạng về thể bệnh và triệu chứng
lâm sàng thay đổi, trong trƣờng hợp nổ ra dịch chỉ thấy gia cầm chết, có thể có
triệu chứng hô hấp, phù đầu, triệu chứng thần kinh và tiêu chảy hoặc có trƣờng
hợp bệnh nhẹ hoặc ẩn tính.
Triệu chứng điển hình của bệnh cúm gia cầm
Sốt cao, bỏ ăn, chết đột ngột, tỷ lệ chết có khi lên tới 100% trong vài ngày.
Các biểu hiện ở đƣờng hô hấp nhƣ ho, hắt hơi, thở khò khè, viêm xoang chảy
nhiều nƣớc mắt. Đầu và mặt sƣng phù, mào và yếm tím tái.


12

Gà ủ rủ, lông xù. Gà mái giảm đẻ, tăng số lần ấp. Xuất huyết và tụ huyết dƣới
da, vùng đầu, cơ đùi, cơ ức, xuất huyết giáp ranh dạ dày tuyến và thực quản,
xuất huyết ruột. Tiêu chảy, rối loạn thần kinh. Khi dốc ngƣợc gà xuống thấy
nƣớc dãi từ miệng mũi chảy ra.

Hình 2.4 Gà bị phù mặt, viêm dính mắt.
(Nguồn:
cach-phong-benh-hieu-qua-nhat-349/)

Hình 2.5 Da chân có biểu hiện xuất huyết

×