TRƯỜNG ðẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
LÊ TRƯƠNG HIẾU
TÁC ðỘNG CỦA DỊCH CÚM GIA CẦM ðẾN TÌNH HÌNH
CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM Ở HUYỆN
CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG
BÁO CÁO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
An Giang, Tháng 6. 2007
TRƯỜNG ðẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
LÊ TRƯƠNG HIẾU
TÁC ðỘNG CỦA DỊCH CÚM GIA CẦM ðẾN TÌNH HÌNH
CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM Ở HUYỆN
CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG
BÁO CÁO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ths. Nguyễn Bá Trung
An Giang, Tháng 6. 2007
i
Cảm tạ
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Bá Trung ñã tận tình
hướng dẫn và truyền ñạt kinh nghiệm quý báu ñể em hoàn
thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Nông
Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên Trường ðại học An Giang,
cùng các Thầy, Cô thỉnh giảng ñã giảng dạy và truyền ñạt kiến
thức cho em trong suốt khoá học.
Em xin cảm ơn cán bộ phòng thí nghiệm, cán bộ thư viện và tất
cả các bạn sinh viên lớp Phát Triển Nông Thôn DH3 ñã giúp
ñỡ, tạo ñiều kiện thuận lợi và ñộng viên em trong suốt khoá học
cũng như trong suốt thời gian làm luận văn.
Em xin gởi lời cảm ơn ñến quí thầy cô phản biện ñã có những
nhận xét, ý kiến ñóng góp ñể luận văn của em ñược hoàn chỉnh.
ii
Tóm lược
ðề tài này nhằm xác ñịnh tổng ñàn gia súc, gia cầm trước cúm và sau cúm gia cầm,
ñánh giá tác ñộng của dịch cúm ñến hoạt ñộng chăn nuôi ở ñịa bàn huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang và khảo sát cơ cấu ñàn gia súc, gia cầm sau dịch cúm.
Kết quả ñề tài cho thấy:
- Cơ cấu ñàn vật nuôi làm nguồn thu nhập chính trước và sau dịch cúm vẫn
không thay ñổi: heo, bò và vịt. ðây là cơ cấu ñàn có tiềm năng phát triển của
huyện Châu Thành.
- Tổng ñàn gia cầm giảm nhiều vào năm 2004 và ñược phục hồi trong năm
2005: năm 2003 (26.715 con), năm 2004 (16.572 con), năm 2005 (27.943
con).
- Tổng ñàn gia súc tăng từ năm 2003 ñến 2005: năm 2003 (1.527 con), năm
2004 (1.754 con), năm 2005 (2.003 con).
- Trở ngại chính trong hoạt ñộng chăn nuôi là giá bán chiếm 56,8 % hộ và bệnh
tật chiếm 37,8 % hộ, nguyên nhân là do tác ñộng của dịch cúm gia cầm.
- Yếu tố quyết ñịnh thành công trong chăn nuôi chính là nguồn vốn chiếm
85,6 % hộ.
Dịch cúm gia cầm tác ñộng chủ yếu ñến: tổng ñàn vật nuôi, kỹ thuật nuôi gia cầm,
chi phí thức ăn, ñầu tư lao ñộng, chủ trương phát triển chăn nuôi của chính quyền ñịa
phương.
iii
Mục lục
Nội dung
Trang
Cảm tạ ..........................................................................................................i
Tóm lược ..........................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................................iii
Danh sách bảng..................................................................................................v
Danh sách hình ..................................................................................................v
Chương 1. Giới thiệu...........................................................................................1
1.1. ðặt vấn ñề ...............................................................................................1
1.2. Mục ñích .................................................................................................1
Chương 2. Lược khảo tài liệu ...........................................................................2
2.1. Những hiểu biết cơ bản về cúm gia cầm ....................................................2
2.2. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới ....................................................4
2.3. Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam .................................................5
2.4. Tình hình dịch cúm gia cầm ở An Giang ....................................................8
2.5. Các chủ trương – chính sách ............................................................... 10
Chương 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................12
3.1. Vật liệu ................................................................................................. 12
3.2. Phương pháp ........................................................................................ 12
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 12
3.2.2. Phương pháp tiến hành ................................................................... 12
3.2.3. Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 13
3.3. Phân tích thống kê .............................................................................. 13
Chương 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................14
4.1. ðặc ñiểm nông hộ .............................................................................. 14
4.1.1. Tuổi và trình ñộ học vấn của chủ hộ ...................................................... 14
4.1.2. Kinh nghiệm chăn nuôi ..................................................................... 15
4.1.3. Diện tích ñất nông hộ ..................................................................... 15
4.1.4. Nguồn thông tin cho hoạt ñộng chăn nuôi ............................................. 17
4.1.5. Tình hình tài chính nông hộ .................................................................. 17
4.2. Ứng phó của chính quyền ñịa phương và phản ứng của người chăn nuôi
khi có thông tin dịch cúm gia cầm ................................................................. 18
4.2.1. Ứng phó của chính quyền ñịa phương khi có thông tin dịch cúm
iv
gia cầm .............................................................................................. 18
4.2.2. Phản ứng của người chăn nuôi khi có thông tin dịch cúm gia cầm ......... 18
4.3. Hoạt ñộng chăn nuôi của hộ từ khi có dịch cúm xảy ra ............................ 19
4.3.1. Qui mô nuôi .................................................................................... 19
4.3.1.1. Biến ñộng số lượng vật nuôi khi có thông tin dịch cúm ...................... 19
4.3.1.2. Loại vật nuôi làm nguồn thu nhập chính ............................................ 21
4.3.2. Kỹ thuật nuôi .................................................................................... 22
4.3.2.1. Phương thức nuôi .............................................................................. 22
4.3.2.2. Kỹ thuật nuôi .................................................................................... 22
4.3.3. ðầu tư con giống .................................................................................. 23
4.3.4. Chi phí thức ăn .................................................................................... 24
4.3.5. ðầu tư lao ñộng từ khi có thông tin dịch cúm xảy ra ............................. 24
4.3.6. Biến ñộng ñàn gia súc gia cầm sau dịch cúm ........................................ 25
4.3.7. Trở ngại chính trong hoạt ñộng chăn nuôi từ tháng 12/2003 – 2005 ...... 26
4.3.8. Yếu tố quyết ñịnh thành công trong chăn nuôi ...................................... 26
4.3.9. Kế hoạch trong thời gian tới .................................................................. 27
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị ............................................................29
5.1. Kết luận .......................................................................................... 29
5.2. Khuyến nghị .......................................................................................... 29
Tài liệu tham khảo .................................................................................. 30
v
Danh sách bảng
Bảng 1: Tỷ lệ (%) hộ theo ñộ tuổi và trình ñộ học vấn của chủ hộ ---------------------14
Bảng 2: Kinh nghiệm của hộ chăn nuôi tại huyện Châu Thành tỉnh An Giang --------- 15
Bảng 3: Tỷ lệ (%) hộ có tổng diện tích theo các mô hình -------------------------------16
Bảng 4: Tỷ lệ (%) hộ thu nhận các thông tin cho hoạt ñộng chăn nuôi ------------------17
Bảng 5: Số lượng gia cầm bị tiêu huỷ ------------------------------------------------------18
Bảng 6: Biến ñộng số lượng vật nuôi từ năm 2003 ñến 2005 -----------------------------20
Bảng 7: Số lượng vật nuôi từ 2003 ñến 2005 ------------------------------------------------20
Bảng 8: Mức ñộ thay ñổi kỹ thuật nuôi ------------------------------------------------------22
Bảng 9: ðầu tư con giống -----------------------------------------------------------------23
Bảng 10: Mức ñộ ñầu tư chi phí thức ăn cho vật nuôi từ khi có dịch cúm --------------24
Bảng 11: Mức ñộ ñầu tư lao ñộng từ khi có thông tin dịch cúm --------------------------25
Bảng 12: Mức ñộ biến ñộng ñàn từ khi có dịch cúm --------------------------------------- 25
Bảng 13: Một số trở ngại chính trong chăn nuôi --------------------------------------------26
Bảng 14: Yếu tố quyết ñịnh thành công trong chăn nuôi -----------------------------------27
Bảng 15: Kế hoạch trong thời gian tới --------------------------------------------------------28
Danh sách hình
Hình 1: Hộ lấy vật nuôi làm nguồn thu nhập chính -----------------------------------------21
1
Chương 1
Giới thiệu
1.1. ðặt vấn ñề
Cúm gia cầm (còn gọi là cúm chim, cúm gà, cúm týp A) là bệnh cúm gây bởi một týp
virus cúm sống trên loài có lông vũ, nhưng có thể lây nhiễm sang nhiều loài ñộng vật
có vú. Bệnh ñược xác ñịnh lần ñầu tiên ở Montenergro vào ñầu những năm 1900 và
hiện ñược biết là có mặt trên khắp thế giới. Chủng cúm gia cầm H5N1 xuất hiện năm
1997 tại Hồng Công nhiều khả năng là nguồn gây dịch cúm gia cầm trên ñàn gia cầm
của nhiều nước châu Á từ cuối năm 2003 ñến nay (Cẩm Tú, 2007).
Ở nước ta dịch cúm gia cầm xuất hiện vào tháng 12 năm 2003 và ñến tháng 5 năm
2005, cả nước ñã xảy ra ba ñợt dịch cúm và tái phát dịch ñều có gia cầm bị chết ñã
gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng và cho nền kinh tế cả nước
nói chung.
Nếu dịch cúm gia cầm ở Việt Nam ñược coi là ñiểm nóng của thế giới thì An Giang
ñang là ñiểm nóng của Việt Nam. Ba ñợt dịch cúm và tái phát dịch ñều có gà, vịt bệnh
chết ở các ñịa phương. Tổng ñàn gia cầm ở An Giang hơn hai triệu con nên dịch cúm
xảy ra ñã gây thiệt hại không ít ñến nền kinh tế nói chung và tình hình chăn nuôi nói
riêng của tỉnh (Cao Tâm, Báo An Giang, 2005).
Là một phần ở tỉnh An Giang nên huyện Châu Thành cũng chịu ảnh hưởng của dịch
cúm. Nó ảnh hưởng ñến ñời sống, sản xuất và tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm
của người dân trên ñịa bàn. Nhằm khảo sát cơ cấu ñàn gia súc, gia cầm sau cúm và
tiềm năng giống vật nuôi có triển vọng phát triển trong tương lai ở huyện Châu
Thành, chúng tôi tiến hành ñề tài “Tác ñộng của dịch cúm gia cầm ñến tình hình
chăn nuôi gia súc, gia cầm ở huyện Châu Thành tỉnh An Giang”.
1.2. Mục ñích
Xác ñịnh tổng ñàn gia súc, gia cầm trước và sau cúm .
ðánh giá tác ñộng của dịch cúm gia cầm ñến tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ở
huyện Châu Thành
Khảo sát cơ cấu ñàn gia súc, gia cầm sau dịch cúm.
2
Chương 2
Lược khảo tài liệu
2.1. Những hiểu biết cơ bản về cúm gia cầm
Cho ñến nay, các chuyên gia thú y trên thế giới ñều khẳng ñịnh rằng: Bệnh cúm gia
cầm (Avian influenza, thường ñược gọi là cúm gà) là một trong những bệnh truyền
nhiễm cấp tính ở gia cầm, lây lan rất nhanh, tỉ lệ chết cao (100% số gà bị bệnh), lây
nhiễm cho nhiều loại gia cầm và chim trời, từng gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn
nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung ở nhiều nước trên thế giới trong thế
kỉ XX.
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ñường hô hấp do virus cúm gây ra. Virus
cúm có 3 type A, B, C. Virus dễ bị tiêu diệt ở nhiệt ñộ thường nhưng có sức sống khá
dai dẳng ở nhiệt ñộ thấp. Cũng chính vì lý do này nên bệnh cúm thường rộ lên vào
mùa ðông – Xuân. Tên của mỗi loại virus cúm ñược viết tắt bằng các chữ “H” và
“N”. Với người những virus từng gây bệnh là từ H1 ñến H3 (tất cả có 15 virus H);
còn với virus N thì chỉ có N1 và N2 có thể gây bệnh cho người. Dịch cúm hiện tại là
do virus H5N1 gây nên, lan truyền rất nhanh trong gia cầm, gây chết hàng ñàn. Loại
virus này ñược gọi là H5N1 vì nó mang 2 loại protein ở bề mặt là Hémagglutinine H5
và Neuraminidase N1. H và N là 2 protein ñặc trưng trong các virus cúm, nhưng ở
H5N1, hai protein này kết hợp với nhau khiến cho virus xâm nhập dễ dàng vào tế bào
và tiếp tục nhân ñôi, lây lan sang các tế bào khác. Trong dòng các virus cúm, H5N1
là loại có mức ñộ hoạt ñộng lây nhiễm lớn nhất, do khi ñã xâm nhập vào tế bào, nó sẽ
nhận biết ñược axit Sialic alpha 2 và 3, hoạt chất có mặt trên bề mặt tất cả các tế bào
trong cơ thể gia cầm. ðây có thể coi là tính chất ñặc trưng của virus cúm H5N1. Nhờ
H5 và N1 phối hợp với nhau, virus có thể tự do di chuyển trong tất cả các mô của gia
cầm, từ ñó phá huỷ hầu hết các cơ quan nội tạng của gia cầm như: hệ hô hấp, tiêu
hoá, … gây tử vong cho con vật (Vũ Quốc Khánh, 2005).
Bệnh cúm gà lây truyền rất nhanh từ gà bệnh sang gà khỏe qua ñường hô hấp và
ñường tiêu hóa theo hai cách: Lây nhiễm trực tiếp, do gà khỏe tiếp xúc trực tiếp với
gà bệnh; lây gián tiếp qua không khí, dụng cụ chăn nuôi, xe cộ vận chuyển, phân rác,
thức ăn, nước uống... có chứa mầm bệnh.
Thời gian ủ bệnh của gà rất ngắn, từ vài giờ ñến 3 ngày, tính từ khi nhiễm virút ñến
khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng ñầu tiên. Trong cơ thể gia cầm, virút nhân lên rất
3
nhanh, gây trạng thái nhiễm trùng huyết, viêm ñường hô hấp và xuất huyết tràn lan ở
nội tạng cũng như các tổ chức dưới da và cơ
.
Gà bị nhiễm virút và phát bệnh ở tất cả các lứa tuổi với các triệu chứng ñiển hình sau:
Nhiệt ñộ cơ thể tăng ñột ngột, từ 440
0
C ñến 460
0
C (gà bình thường: nhiệt ñộ cơ thể từ
400
0
C-430
0
C), ñi lại loạng choạng, xiêu vẹo, run rẩy; khó thở, khi thở phải há miệng,
ho khẹc, chảy dịch mắt, dịch mũi và dớt dãi liên tục; mào và tích (mào dưới, yếm)
sưng ñỏ, mọng nước và xuất huyết; kết mạc mắt sưng thũng; ỉa chảy rất nặng, phân
xanh vàng ñôi khi có lẫn máu; trên mặt da, ñặc biệt cả da chân có nhiều ñám tụ huyết,
xuất huyết màu ñỏ sẫm.
Mổ khám gà bệnh, thấy: mũi gà bị viêm xuất huyết và tịt lại; mào và tích sưng thũng,
ñỏ sẫm, trong ñó có chứa dịch; viêm hoại tử và xuất huyết tràn lan ở gan, lách, thận,
phổi và cơ tim; tụy tạng phù nề có những vạch vàng và ñỏ sẫm xen kẽ; viêm xuất
huyết toàn bộ niêm mạc ñường tiêu hóa, niêm mạc dạ dày cơ, niêm mạc dạ dày tuyến,
ruột non, ruột già, manh tràng; xuất huyết dưới da và tổ chức cơ, ñặc biệt là vùng da
chân.
Các bác sĩ thú y cũng lưu ý rằng xuất huyết tuyến niêm mạc dạ dày rất dễ nhầm với
bệnh Niucatxơn ở gà; gan xung huyết, phù nề có các ñiểm hoại tử rất dễ nhầm với
bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm.
Gà, vịt, gà tây... bị bệnh thường ở thể cấp tính, tỉ lệ chết 100%. Tuy nhiên, trong thực
tế, người ta cũng gặp (nhưng rất hiếm) gia cầm bị nhiễm chủng virút cúm có ñộc lực
thấp, gây thể bệnh nhẹ hoặc mang virút ở một số loài chim hoang dã. ðó chính là
nguồn tàng trữ và truyền bá mầm bệnh trong tự nhiên. Các nhà khoa học Mỹ cũng ñã
phân lập ñược virút cúm gà (nhóm A) từ lợn (năm1970), từ nhiều loại chim hoang dã.
Cúm gia cầm nhiễm virút H5N1 ñược coi là nguy hiểm nhất. Nó ñã biến ñổi nhanh
chóng, rất khó kiểm soát, không chỉ làm người chết, mà còn có thể giết hại nhiều loài
khác, trong ñó có loài gặm nhấm và các loại ñộng vật như lợn, hổ, và mèo... Loài vi
rút này có khả năng tồn tại trong phân gà và thịt của những con gà ñã chết, không cần
ñến môi trường máu và tế bào sống. Những loài chim di cư bơi dưới nước, phần lớn
là loài vịt hoang, là nguồn mang vi rút cúm gia cầm, nhưng chúng có thể kháng lại sự
lây nhiễm. Các loại gia cầm, bao gồm gà, gà tây, vịt, ngỗng, thường dễ bị nhiễm vi rút
cúm gia cầm và phát triển thành dịch . Sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp giữa những
loài chim di cư với gia cầm thường gây ra dịch gia cầm. Các chợ bán gia cầm sống
cũng ñã góp phần ñáng kể làm cho dịch cúm gia cầm lan rộng
.
4
2.2. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới
Theo Hà Yên (2005), dịch cúm gia cầm trên thế giới bắt ñầu xuất hiện từ thế kỷ XIX,
lần ñầu tiên xảy ra ở Italia, và virus bệnh nguyên ñược xác nhận vào năm 1955. Tiếp
ñến, vào năm 1918 – 1919, thế giới chứng kiến một ñại dịch cúm gia cầm mà ñến
nay, nó làm cho loài người kinh sợ vì mức ñộ trầm trọng và con số tử vong lên ñến
40 triệu người… Các số liệu có sức thuyết phục có ñược sau này cho thấy ñại dịch
cúm năm 1918 là do virus cúm type A (H1N1) gây ra và ñây là virus rất giống với
virus hiện chúng ta vẫn gặp ở lợn và một số nước. Từ ñó trở ñi, ñã có thêm 3 ñại dịch
nữa ñược ghi nhận, ñó là: “Cúm Châu Á” (Asian Flu) do virus type A (H2N2) gây
nên năm 1957; “Cúm Hong Kong” (Hong Kong Flu) do virus cúm type A (H3N2)
gây ra năm 1968 và “Cúm Nga” (Russian Flu) do virus cúm type A (H1N1) gây ra
năm 1977. Cũng tương tự như vậy, ñại dịch năm 1957 không phải là virus type H1N1
như trước ñây mà là do virus H2N2 và ñại dịch cúm năm 1968 là do virus H3N2 gây
nên. Từ cuối năm 2003 ñến nay, ñã có 11 nước và vùng lãnh thổ xuất hiện dịch cúm
gia cầm H5N1 gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonesia,
Trung Quốc, Malaysia, Hong Kong và Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (2005) cho thấy, kể từ năm 2003
ñến ñầu tháng 10-2005 ñã có 63 ca tử vong do vi rút H5N1 ở khu vực ðông Nam Á
và hàng triệu gia cầm ñã bị buộc phải tiêu hủy, gây thiệt hại cho ngành công nghiệp
gia cầm khoảng 10-15 tỷ USD. Nhưng trong khoảng thời gian gần cuối năm 2005,
dịch cúm gia cầm ñã không chỉ còn là mối hiểm họa của riêng Châu Á mà ñã lan sang
Châu Âu (Nga, Rumani, Thổ Nhĩ Kỳ), thậm chí còn có mặt ở mức ñộ nhẹ ở cả Nam
Mỹ (Cômlômbia với loại virút H9 ít nguy hiểm hơn so với chủng H5N1). Ngày 13 và
15-10-2005, Rumani, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và cả Cômlômbia ñã thông báo phát hiện
các trường hợp nhiễm cúm gia cầm ñầu tiên và phải tiến hành thiêu hủy hàng nghìn
con gà và áp dụng các biện pháp cách ly. Tại Rumani, các nhà chức trách ñã cấm các
hoạt ñộng săn bắn ở vùng châu thổ sông ðanúyp - nơi xuất hiện dịch bệnh. Khoảng
3.400 người dân sinh sống tại khu vực này ñã ñược xét nghiệm và tiêm vắc xin phòng
cúm. Những lời cảnh báo của các tổ chức và chuyên gia y tế quốc tế về “thảm họa”
và nguy cơ cúm gia cầm biến ñổi thành một loài vi rút có khả năng lây trực tiếp từ
người sang người, và tâm ñiểm vẫn nằm ở Châu Á. Nếu ñiều này xảy ra, thì hàng
chục triệu người sẽ bị thiệt mạng.
Trước nguy cơ bùng phát ñại dịch cúm gia cầm trên toàn cầu, ngày 3-11-2005, tại
Hội nghị cao cấp về y tế toàn cầu do Liên hợp quốc tổ chức tại New York ñề ra chiến
5
lược 7 ñiểm nhằm chuẩn bị và chặn ñứng sự lây lan của dịch cúm, cụ thể là: ðầu tư
hơn nữa về cơ sở hạ tầng thú y ñể hạn chế sự lây lan của virus; thay ñổi thói quen
chăn nuôi gia cầm trong nhà và sự gần gũi giữa người với gia cầm; xác ñịnh trọng
tâm hoạt ñộng tại các quốc gia khi dịch bệnh xảy ra; tăng cường sản xuất vaccine và
thuốc ñiều trị cúm ñảm bảo ñáp ứng ñủ nhu cầu phòng chống bệnh; thúc ñẩy sự minh
bạch và hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học phòng chống dịch cúm; công bố
những phát hiện quan trọng về các loại virus cúm ñể phòng tránh; phát huy vai trò
lãnh ñạo chính trị ở mức cao nhất khi dịch bệnh bùng phát (Vũ Quốc Khánh, 2005).
Lê Văn Năm (2007), tính từ năm 2003 ñến nay ñã có 55 nước và vùng lãnh thổ ( hay
còn gọi là nền kinh tế) bị dịch cúm gia cầm bùng phát làm 250 triệu con gia cầm bị
chết hoặc bị thiêu huỷ bắt buộc, có 258 người ñã bị chết.
2.3. Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam
Hà Yên (2005), dịch cúm gia cầm xảy ra tại Việt Nam từ cuối tháng 12/2003 ñến
giữa năm 2005, ñã có 3 ñợt dịch
. ðợt dịch ñầu tiên (12/2003 - 27/04/2004) dịch xuất
hiện lần ñầu tiên tại Việt Nam là ở Tỉnh Hà Tây, Long An và Tiền Giang. Tổng số gà
và thủy cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn 43,9 triệu con, chiếm gần 17 % tổng ñàn
gia cầm. Trong ñó, gà chiếm 30,4 triệu con, thủy cầm 13,5 triệu con. Ngoài ra, có ít
nhất 14,8 triệu con chim cút và các loại chim khác bị chết hoặc bị tiêu hủy. ðợt dịch
thứ hai (04/2004 - 11/2004) trong giai ñoạn này, dịch phát ra rải rác với quy mô nhỏ
ở các hộ gia ñình chăn nuôi gia cầm. Thời gian cao ñiểm nhất là tháng 7, sau ñó giảm
dần. ðến tháng 11, cả nước chỉ còn một ñiểm phát dịch. Tổng số gia cầm bị tiêu hủy
trong giai ñoạn này là 84.078 con, trong ñó có gần 56.000 gà, 8.132 vịt và 19.950
chim cút. ðợt dịch thứ ba (12/2004 - 05/2005) Trong khoảng thời gian này, dịch ñã
xuất hiện ở 670 xã tại 182 huyện thuộc 36 tỉnh, thành phố (15 tỉnh phía Bắc, 21 tỉnh
phía Nam). Số gia cầm tiêu hủy là 470.500 con gà, 825.700 vịt, ngan và 551.030
chim cút. Bệnh xuất hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố thuộc vùng ðồng Bằng Sông
Cửu Long, những tỉnh bị dịch nặng là Long An, Tiền Giang, Bạc Liêu, ðồng Tháp...
Báo cáo của Chính phủ tại Hội nghị "Tổng kết 2 năm (2004-2005) phòng chống dịch
cúm gia cầm" cho thấy, dịch cúm ñầu năm 2004 ñã làm giảm 0,5 % tăng trưởng tổng
thu nhập quốc dân của quốc gia, tương ñương trên 3.000 tỷ ñồng. Nhiều hộ, trang
trại, doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm lâm vào cảnh mất trắng. Một số vùng tuy không
có dịch, nhưng việc duy trì ñàn gia cầm rất khó khăn, ñặc biệt ñối với những cơ sở
chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, do không tiêu thụ ñược gia cầm, sản phẩm gia cầm.
Mặc dù ñợt dịch cuối năm 2004-2005 thiệt hại trực tiếp không lớn, song, thiệt hại
6
gián tiếp vẫn ñáng kể do ảnh hưởng ñến việc tiêu thụ, sản xuất và chăn nuôi gia cầm.
Ước tính, ngành chăn nuôi ñã mất thêm 500 tỷ ñồng. Qua 3 ñợt dịch, tổng số ñàn gia
cầm bị chết, tiêu huỷ là khoảng 46,6 triệu con. Theo Cục Thú y, dịch phát nặng
thường theo chu kỳ từ tháng 12 năm trước ñến tháng 3 năm sau, cao ñiểm vào cuối
tháng 1, ñầu tháng 2. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở ñàn gà có từ 100-500 con; tỷ lệ này
giảm dần ở những trại nuôi gà có số lượng lớn. Loại hình chăn nuôi hỗn hợp các loài
gia cầm, ñặc biệt là gà với vịt, mắc dịch nhiều (Hà Yên, 2005).
Dịch cúm gia cầm diễn ra ở Việt Nam vào mùa ñông 2004 - 2005 ñã khiến cho giá trị
sản lượng của ngành chăn nuôi gia cầm giảm khoảng 15%. Tỷ trọng của chăn nuôi
gia cầm trong tổng thu nhập quốc dân trong năm 2003 là 0,55%. Do ñó việc giảm giá
trị như trên tương ñương với việc giảm tổng thu nhập quốc dân của Việt Nam trong
năm 2004 khoảng 0,08% (tức 0,15 nhân với 0,55). Con số ước tính cũng sẽ ngang
bằng như vậy nếu chúng ta xem xét việc giảm lượng gia cầm, thay vì xem xét việc
giảm sản lượng. Năm 2003 có khoảng 255 triệu gia cầm, nhưng con số ñó ñã giảm
xuống còn 219 triệu con năm 2004, tức khoảng dưới 14%. Giá bán trung bình một
con gia cầm tại chuồng khoảng 1USD. Vậy, thiệt hại do giảm lượng gia cầm từ năm
2003 ñến 2004 là khoảng 36 triệu USD. Những thiệt hại này có thể không ñáng kể
nếu xét trên bình diện của toàn bộ nền kinh tế vĩ mô, nhưng chúng tàn phá khốc liệt
ngành sản xuất gia cầm, các ngành sản xuất ñầu vào có liên quan và các kênh phân
phối. Tại các quốc gia như Việt Nam nơi mà phần chủ yếu của việc sản xuất gia cầm
ñược tiến hành ngay tại các gia ñình, thì ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ trực tiếp tác
ñộng lên các hộ gia ñình ở nông thôn (Hồng Phúc, Báo kinh tế, 2005).
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005) cho biết, trong tháng 10-
2005 và ñầu tháng 11-2005, dịch ñã xảy ra tại 9 xã, 8 huyện thuộc 6 tỉnh thành phố
là: Bạc Liêu, ðồng Tháp, Quảng Nam, Bắc Giang, Thanh Hoá và Hà Nội. Số gia cầm
chết và bị tiêu huỷ là 20.684 con. Như vậy, so với năm 2004, năm 2005 dịch cúm gia
cầm ñã xảy ra trên diện rộng hơn (trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam). Tại miền Bắc
dịch phát ra sớm hơn so với năm 2004.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), trong thời gian từ
1/1/2005 ñến 9/01/2005, số các ổ dịch cúm gia cầm có chiều hướng tăng ñột biến, ñã
xảy ra ở 47 xã, phường, 26 huyện, quận, thị xã của 9 tỉnh: Lâm ðồng, Bình Phước,
Bến Tre, Tiền Giang, Long An,
ðồng Tháp, Thành phố Cần Thơ, Bạc Liêu và Cà
Mau. Số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là: 24.339 gà, 33.134 vịt
và 37.800
cút.
7
Cùng với sự gia tăng số ổ dịch cúm gia cầm ñã có 3 trường hợp người bị tử vong do
nhiễm virút cúm H5N1.
Theo tổng kết của Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005), chỉ tính riêng mùa
"cúm" năm 2004, tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy khoảng 38,3 triệu con
trên 57 tỉnh, thành trong cả nước. Ước tính thiệt hại của ngành gia cầm cả nước hàng
ngàn tỷ ñồng. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh tổng ñàn gia cầm các loại ñã tiêu hủy
hơn 5 triệu con và tổn thất khoảng 120 tỷ ñồng; chưa kể thiệt hại của các ngành có
liên quan như chế biến, phân phối thực phẩm. Năm 2004, Thành phố Hồ Chí Minh
cũng ñã chi hơn 60,8 tỷ ñồng ñể hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi và chống dịch.
Dịch cúm gia cầm xuất hiện và bùng phát ñã ảnh hưởng lớn ñến nền kinh tế của Việt
Nam - một nước nông nghiệp mà chăn nuôi là nguồn thu nhập quan trọng ñối với các
hộ gia ñình nông thôn và là một trong những nghề có tác dụng xoá ñói giảm nghèo
nhanh, có hiệu quả. Theo báo cáo của Chính phủ (2005), ñợt dịch cúm ñầu năm 2004
ñã làm giảm tăng trưởng Tổng thu nhập quốc dân của quốc gia ñến 0,5 %, tương
ñương trên 3.000 tỷ ñồng, trong ñó thiệt hại trược tiếp do gia cầm bị chết và tiêu huỷ
là 1.300 tỷ ñồng; ñợt dịch cuối năm 2004 – 2005 thiệt hại ước tính 500 tỷ ñồng.
Nhiều hộ gia ñình, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm lâm vào cảnh mất
trắng do toàn bộ gia cầm bị tiêu huỷ.
Theo Ban chỉ ñạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm (2005), khi ñại dịch cúm
xảy ra sẽ tác ñộng mạnh ñến nền kinh tế cũng như các hoạt ñộng kinh tế xã hội và sức
khoẻ nhân dân. Theo dự báo với dân số của nước ta là 82 triệu người, ñại dịch cúm sẽ
gây bệnh cho khoảng 16 triệu bệnh nhân (20 %), số người tử vong khoảng 819.000 –
1.638.000 người (1 –2 %).
Tô Long Thành (2006), từ ñầu tháng 10/2005 ñến 25/12/2005, dịch cúm gia cầm ñã
tái phát và xuất hiện ở 285 xã, phường, thị trấn của 100 quận, huyện, thị xã của 24
tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm ốm chết, buộc tiêu huỷ và tiêu huỷ tự nguyện là
3.735.620 con, trong ñó 1.245.282 gà, 2.005.557 vịt, ngan và 484.781 chim cút, bồ
câu, chim cảnh.
Lê Văn Năm (2007), sau hơn 1 năm Việt Nam không có dịch thì ngày 19/12/2006
dịch cúm gia cầm lại tái phát ở các ñịa phương thuộc hai tỉnh Bạc liêu và Cà Mau,
ñưa Việt Nam lên nguy cơ mới của ñại dịch lần thứ 4.
8
2.4. Tình hình dịch cúm gia cầm ở An Giang
Dịch cúm gia cầm có khả năng tái phát, lan rộng trong khu vực ðồng bằng Sông
Cửu Long và ñã có 04 trường hợp tử vong do bị lây nhiễm vi rút H5N1. Trên ñịa bàn
An Giang, từ 21-12-2004 ñến nay ñã có 14 ñiểm thuộc 06 huyện (Tân Châu, Long
Xuyên, Chợ Mới, Châu Phú, Châu ðốc, Thoại Sơn) phát hiện có gia cầm dương tính
với H5N1 (Võ Thanh Khiết, 2005).
Ngày 07-11-2005, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang ñã có Công văn số
3179/UBND-KT về việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm và
ñại dịch cúm ở người. Nội dung công văn chỉ ñạo rất kiên quyết và cứng rắn như:
Cấm nuôi gia cầm trong nội ô tại Thành phố Long Xuyên, thị xã Châu ðốc, các thị
trấn và các khu ñông dân cư; cấm tập trung chim cảnh tại các quán giải khát; tạm
ngừng việc tổ chức hội chim cảnh; cấm chăn thả vịt trên ñồng ruộng; cấm buôn bán
gia cầm sống hoặc giết mổ gia cầm tại các chợ, các ñiểm không ñúng qui ñịnh của
pháp luật về thú y; cấm việc chế biến và bán các loại tiết canh gia súc, gia cầm; tạm
dừng ngay việc ñưa trứng vào ấp ñể sản xuất con giống, ñể ấp trứng lộn và nuôi mới
ñối với tất cả các loại gia cầm trên phạm vi toàn tỉnh ñến 28-2-2006 (Chu Mã Giang,
2005).
Ngày 26/8/2005, Ban Chỉ ñạo Tiêm phòng cúm gia cầm An Giang ñã khẩn trương
tiến hành công tác tiếp nhận vaccin tiêm phòng cúm gia cầm của Trung ương ñể
chuẩn bị cho tiêm thí ñiểm và tập huấn cho các kỹ thuật viên chăn nuôi thú y (gồm 3
huyện Châu Phú, Long Xuyên, Phú Tân). Cùng thời ñiểm này, Sở Y Tế và Trung
Tâm Y tế Dự phòng tỉnh cũng chuẩn bị kế hoạch phối hợp với ngành Nông nghiệp
An Giang tổ chức công tác tiêm phòng cúm gia cầm cho toàn tỉnh.
ðến tháng 8/2005
Chi cục Thú y ñã phát hành trên 20.000 tài liệu bướm, 6.000 áp phích, 72.000 tờ ñăng
ký tiêm phòng, 600 bộ tài liệu tập huấn cho các kỹ thuật viên chăn nuôi thú y. 05
huyện thị thành ñã triển khai kế hoạch tiêm phòng: Phú Tân, Châu Phú, Long Xuyên,
Châu Thành và Thoại Sơn. Bên cạnh việc chuẩn bị cho công tác tiêm phòng cúm gia
cầm, các huyện thị thành phố tiếp tục kiểm tra chặt chẽ các lò ấp trứng trên ñịa
bàn không cho ấp nở gia cầm con, không nuôi mới vịt, không cho vịt xuống kênh
mương, không cho vịt chạy ñồng, hướng dẫn vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại.
Các Trạm thú y ñã triển khai thực hiện công văn số: 1848 /UBND-KT ngày
13/07/2005 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh về công tác phòng chống dịch cúm gia cầm;
chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện, dụng cụ trang bị bảo hộ cho ñợt tiêm phòng cúm
gia cầm ñại trà toàn tỉnh vào ngày 15/9/2005.
9
Tuy tình hình dịch cúm gia cầm ñã lắng dịu nhưng thời gian từ ngày 26/01/2006 ñến
01/02/2006 Ngành Nông nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, Ngành Y tế tỉnh An Giang
vẫn tiếp tục thực hiện công tác vệ sinh tiêu ñộc, kiểm dịch thú y trong giết mổ, tiêu
thụ gia súc gia cầm và sản phẩm gia
cầm; tiếp tục thực hiện chỉ thị 23/2005/CT của
Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang về phòng chống dịch cúm gia cầm.
Nguyễn Ngọc Thọ (2005) ngày 26/8/2005, ban chỉ ñạo tiêm phòng cúm gia cầm An
Giang ñã khẩn trương tiến hành công tác tiếp nhận vaccin tiêm phòng cúm gia cầm
của trung ương ñể chuẩn bị cho tiêm thí ñiểm và tập huấn cho các kỹ thuật viên chăn
nuôi thú y (gồm 3 huyện Châu Phú, Long Xuyên, Phú Tân). Cùng thời ñiểm này, Sở
Y Tế và Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh cũng chuẩn bị kế hoạch phối hợp với ngành
Nông Nghiệp An Giang tổ chức công tác tiêm phòng cúm gia cầm cho toàn tỉnh.
Nguyễn Ngọc Thọ (2006) tình hình dịch bệnh tại ñịa bàn tỉnh An Giang (09/11/06 -
15/11/06)
ổn ñịnh, không phát hiện gia cầm bệnh, chết. Công tác vệ sinh tiêu ñộc
ñược thực hiện trong tuần cho các khu vực chăn nuôi, giết mổ, nơi mua bán gia cầm,
các phương tiện vận chuyển... gồm 86.190 m
2
.
ðã thực hiện xông trùng cho
1.689.250 trứng vịt; tái kiểm cho 2.205 con gia cầm ở thành phố Long Xuyên. Thực
hiện kiểm soát giết mổ toàn tỉnh cho 14.658 trâu bò, heo. Lực lượng thú y ñã tiến
hành tiêu hủy 400 vịt con (huyện Châu Thành, thị xã Châu ðốc) 30 vịt con của lò ấp
trứng (xã Phú Vĩnh huyện Tân Châu ).
Từ cuối tháng 4 năm 2005 ñến nay trên ñịa bàn tỉnh An Giang không tái phát dịch
cúm gia cầm do các cấp chính quyền, ñoàn thể ñồng lòng tập trung sức lực vào việc
phòng chống dịch bệnh thông qua một số việc làm cụ thể như thực hiện tốt công tác
tiêm vắc xin phòng cúm cho ñàn gia cầm, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao
nhận thức của người dân, thực hiện tốt việc ấp nở mới thuỷ cầm và quản lý vịt chạy
ñồng với trình tự chặt chẽ và có kiểm soát…(Thanh Tuyến, 2007).
Khó khăn lớn nhất hiện nay ở An Giang là lượng gia cầm phát sinh liên tục. Theo
thống kê từ ñầu năm ñến nay ñã phát sinh 1 triệu con gia cầm, chủ yếu là ñàn vịt chạy
ñồng, nâng tổng số gia cầm hiện có ñạt xấp xỉ 4 triệu con, tăng 30% so với cuối năm
2006; nhiều nơi trong tỉnh còn ñể vịt chăn thả xuống lòng kinh, rạch; mua con giống
trôi nổi; nuôi nhỏ lẻ khó tập trung gia cầm ñể tiêm phòng; tuy hiện nay chưa có lúa
nhưng vịt vẫn chạy ñồng liên tục khó quản lý (Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, 2007).