Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.87 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




PHẠM NGỌC TRÚC


PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp
Mã số ngành: 52340201







Tháng 05 – Năm 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



PHẠM NGỌC TRÚC
MSSV: 3087757


PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp
Mã số ngành: 52340201


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN THỊ KIM HÀ





Tháng 05 – Năm 2014
i

LỜI CẢM TẠ

Sau khoảng thời gian học tập, đƣợc sự hƣớng dẫn nhiệt tình cũng nhƣ sự
giúp đỡ của thầy cô Trƣờng Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy cô Khoa
Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, cùng với thời gian thực tập tại Ngân hàng

Thƣơng Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ, em
đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Để đạt đƣợc kết quả này, ngoài
sự nỗ lực của bản thân, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, em còn đƣợc sự hƣớng
dẫn tận tình của các thầy cô và các cô chú, anh chị trong Ngân hàng.
Trƣớc hết, em xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Kim Hà, ngƣời đã
trực tiếp hƣớng dẫn, chỉnh sửa, đóng góp ý kiến để giúp em hoàn thành bài
luận văn tốt nghiệp, đồng thời em cũng cám ơn toàn thể quý thầy cô Khoa
Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trƣờng Đại Học Cần Thơ đã tận tình dạy bảo
và truyền đạt để em có đƣợc những kiến thức quý báu làm hành trang vào đời.
Em cám ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ, cùng toàn thể các phòng ban đã tạo
điều kiện cho em thực tập tại cơ quan; đặc biệt là các cô, chú, anh, chị đang
công tác tại phòng Dịch vụ Khách hàng đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn cho em
trong quá trình thực tập.
Xin kính chúc quý Thầy, Cô trƣờng Đại Học Cần Thơ, Khoa Kinh Tế -
Quản Trị Kinh Doanh, Ban lãnh đạo Ngân hàng cùng các cô, chú, anh, chị của
Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần
Thơ đƣợc dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp.

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014
Người thực hiện


Phạm Ngọc Trúc




ii


TRANG CAM KẾT

Tôi xim cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày……tháng…… năm 2014
Người thực hiện


Phạm Ngọc Trúc





















iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
































Cần Thơ, ngày……tháng…… năm 2014




iv

MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu 3
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Các khái niệm cơ bản về NHTM và phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh của NHTM 4
2.1.2 Phân tích thu nhập, chi phí, lợi nhuận của NHTM 6
2.1.3 Các chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM 7
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 9

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 9
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 10
2.3 Lƣợc khảo tài liệu 11
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT
NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ 12
3.1 Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 12
3.1.1 Khái quát chung về Ngân hàng 12
3.1.2 Những thành tựu đạt đƣợc 13
3.2 Khái quát chung về Eximbank Cần Thơ 16
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Eximbank Cần Thơ 16
3.2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 16
v

3.2.3 Các hoạt động chính của Eximbank Cần Thơ 20
3.3 Khái quát kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ 22
3.4 Thuận lợi, khó khăn và định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Xuất
nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ 24
3.4.1 Thuận lợi 24
3.4.2 Khó khăn 25
3.4.3 Định hƣớng phát triển 26
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH
CẦN THƠ 28
4.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ 28
4.1.1 Phân tích tình hình thu nhập của Ngân hàng 28
4.1.2 Phân tích tình hình chi phí của Ngân hàng 36
4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của Ngân hàng 42
4.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân

hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ 45
4.2.1 Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA: Return On Asset) 45
4.2.2 Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE: Return On Equity) 46
4.2.3 Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập (ROS: Return On Sales) 47
4.2.4 Tổng thu nhập trên tổng tài sản 47
4.2.5 Tổng chi phí trên tổng tài sản 48
4.2.6 Tổng chi phí trên tổng thu nhập 48
Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ 50
5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 50
5.2 Giải pháp 51
5.2.1 Giải pháp tăng thu nhập 51
5.2.2 Giải pháp giảm chi phí 53
vi

5.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng 54
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
6.1 Kết luận 56
6.2 Kiến nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62



























vii

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ (2011 - 2013) 23
Bảng 4.1 Tình hình và cơ cấu thu nhập của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ (2011 - 2013) 29
Bảng 4.2 Tình hình và cơ cấu chi phí của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ (2011 - 2013) 37
Bảng 4.3 Tình hình lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam – Chi nhánh Cần Thơ (2011 - 2013) 43
Bảng 4.4 Các chỉ tiêu dánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ (2011 - 2013) 45



















viii

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ 17

























ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNN : Ngân hàng Nhà Nƣớc
NHTM : Ngân hàng Thƣơng Mại
KHCN : Khách hàng cá nhân
KHDN : Khách hàng doanh nghiệp
TCTC : Tổ chức tín dụng
TMCP : Thƣơng mại cổ phần

























1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đang nới lỏng dần

các quy định về hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài bao gồm cả lĩnh
vực ngân hàng. Qua đó sức ép cạnh tranh đối với các Ngân hàng thương mại
(NHTM) Việt Nam tất yếu sẽ tăng lên, sự cạnh tranh không chỉ diễn ra gay gắt
giữa các ngân hàng trong nước mà cả với các ngân hàng nước ngoài. Để tồn
tại và phát triển, đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải đầu tư đổi mới, cải tiến
phương thức quản lý, hiện đại hóa hệ thống thanh toán, nhanh chóng tiếp cận
và phát triển dịch vụ ngân hàng mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng
cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Và một trong những yếu tố quyết định
cho sự thành công của các ngân hàng là sử dụng đồng vốn hiệu quả nhất. Để
có đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh tế ngày càng phát triển thì các NHTM
cần hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Vì vậy phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giúp các nhà lãnh đạo của
Ngân hàng có được những thông tin cần thiết về tình hình hoạt động của Ngân
hàng hiện nay, xem xét các chỉ tiêu và mục tiêu đặt ra đạt được đến đâu, để từ
đó tìm ra những hạn chế cần phải khắc phục, phát huy những điểm mạnh của
Ngân hàng. Ngoài ra, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho các
Ngân hàng có những biện pháp thiết thực để gia tăng nguồn vốn, cắt giảm chi
phí không hợp lý, tăng lợi nhuận, nâng cao hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng. Bên cạnh đó, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh còn là những căn
cứ để các nhà lãnh đạo dự đoán, dự báo hoạt động kinh doanh và đưa ra những
chính sách kịp thời, định hướng phát triển cho Ngân hàng mình trong thời gian
sắp tới.
Trước tình hình đó, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần (TMCP) Xuất nhập
khẩu Việt Nam vẫn đang tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
mình, không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, các sản phẩm dịch vụ đa
dạng: Huy động tiền gởi tiết kiệm; Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn;
Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa; Thanh toán qua mạng bằng
Thẻ; Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học; Tư vấn đầu tư - tài chính -
tiền tệ; Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; Mặt khác, với sự cạnh tranh của các đối
thủ như: Viettinbank, MHB, BIDV…nên việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng

càng gay gắt. Vì vậy, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam phải nâng


2

cao sức cạnh tranh, để giữ vững thị phần, thu hút nhiều khách hàng, đồng thời
đòi hỏi các nhà lãnh đạo đưa ra những chiến lược mới để hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng càng hiệu quả hơn.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nên việc nghiên cứu đề tài “Phân tích
kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất
nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ” là rất cần thiết.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011 đến năm 2013 để
từ đó đưa ra một số giải pháp làm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
tốt hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2013.
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh tại
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn
2011 – 2013.
Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ trong thời
gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ. Do đó số liệu trong đề tài chủ
yếu là do Phòng kế toán của ngân hàng cung cấp.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2014 đến
tháng 04 năm 2014.
Thông tin và số liệu dùng trong đề tài là của ba năm 2011, 2012, 2013.



3

1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm
thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
Chi nhánh Cần Thơ trong ba năm 2011, 2012, 2013. Qua đó, đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.





























4

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản về Ngân hàng Thƣơng mại (NHTM) và
phân tích kết quả hoạt dộng kinh doanh của NHTM
2.1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm
gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM
đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế
hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao
nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và
trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.

Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM. Nhưng ở
Việt Nam: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động
chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm
hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và
làm phương tiện thanh toán.
Khác với các doanh nghiệp khác, NHTM không trực tiếp tham gia sản
xuất và lưu thông hàng hóa, nhưng nó góp phần phát triển kinh tế xã hội thông
qua việc cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung
gian tài chính và dịch vụ ngân hàng.
Đối tượng kinh doanh của NHTM là quyền sử dụng vốn tiền tệ thông
qua các nghiệp vụ vốn tín dụng và thanh toán của NHTM. Việc NHTM cấp
phát tín dụng vào nền kinh tế chính là hành vi tạo tiền của NHTM. Hành vi tạo
tiền của NHTM lại dựa trên cơ sở thu hút tiền gửi của người dân và của các tổ
chức kinh tế xã hội trong phạm vi quốc tế.
2.1.1.2 Khái niệm phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng Thương mại
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM là một báo cáo tài
chính cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của ngân
hàng.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giúp nhà phân
tích hạn chế được những khoản chi phí bất hợp lý, và từ đó có biện pháp tăng
cường các khoản thu, nhằm nâng cao lợi nhuận cho NHTM.


5

Đối tượng của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM: là kết
quả kinh doanh của đơn vị đó được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế. Đối
tượng phân tích có thể là kết quả kinh doanh của từng lĩnh vực hoạt động như:
doanh số cho vay, số tiền huy động được, tình hình dự trữ, …hoặc là kết quả

tổng hợp của quá trình kinh doanh như lợi nhuận. Phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh của NHTM được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, phụ
thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm của người phân tích và mức độ phát triển
của hệ thống ngân hàng.
2.1.1.3 Ý nghĩa của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân
Hàng Thương Mại
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển
đòi hỏi các ngân hàng phải kinh doanh có lãi. Để đạt được kết quả hoạt động
kinh doanh cao nhất các ngân hàng cần phải xác định phương hướng, mục tiêu
trong đầu tư, biện pháp sử dụng có hiệu quả các điều kiện vốn có về các nguồn
nhân tài và vật lực. Muốn được như thế các ngân hàng cần nắm được các nhân
tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được
trên cơ sở phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và điều đó
có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm:
Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu
kinh tế mà ngân hàng đã đề ra.
Nhận diện rủi ro và phòng ngừa rủi ro.
Giúp ngân hàng phát hiện, nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh và
thấy được hạn chế của mình.
Là công cụ quan trọng cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinh
doanh cho các nhà quản trị của ngân hàng một cách hiệu quả.
2.1.1.4 Mục tiêu và vai trò của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng Thương mại
- Mục tiêu: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM là dùng
các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM
trong một thời kỳ kinh doanh nhất định thông thường là một năm. Qua đó để
tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay
không có hiệu quả của NHTM. Nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện các hoạt
động của NHTM và để nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM.
- Vai trò: Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM có thể

đánh giá được các nhân tố quyết định sự thành công của NHTM. Bằng các chỉ
tiêu tài chính như doanh thu, lợi nhuận…của kỳ phân tích. Các nhà lãnh đạo


6

của ngân hàng có thể tìm ra được quy mô hoạt động, đánh giá được tốc độ
phát triển và tính bền vững ổn định các hoạt động của ngân hàng trong thời
gian qua. Để ngân hàng đánh giá lại chiến lược kinh doanh của mình có đúng
đắn, chính xác hay không, có phù hợp với thực tiễn hay chưa để có những điều
chỉnh lại và đề ra chiến lược mới cho phù hợp.
2.1.2 Phân tích thu nhập, chi phí, lợi nhuận của NHTM
Thu nhập của NHTM:
NHTM thường có những khoản thu nhập sau đây:
- Thu về hoạt động kinh doanh gồm:
+ Thu lãi cho vay: đây là khoản thu chủ yếu của ngân hàng.
+ Thu lãi tiền gửi: tiền gửi tại ngân hàng trung ương và các tổ chức tín
dụng khác.
+ Thu lãi hùn vốn, mua cổ phần.
+ Thu từ kinh doanh vàng bạc, đá quý.
+ Thu từ kinh doanh ngoại tệ.
+ Thu từ đầu tư chứng khoán.
+ Thu từ dịch vụ ngân hàng.
- Thu khác về hoạt động kinh doanh như: thanh lý tài sản, tài sản thừa
chờ xử lý trong kinh doanh, các khoản tiền phạt theo quy chế.
Phân tích chi phí của Ngân hàng
Chi phí của NHTM bao gồm các khoản sau:
+ Chi trả lãi tiền gửi.
+ Chi trả lãi tiền vay.
+ Trả lãi phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.

+ Chi phí về kinh doanh vàng bạc, đá quý.
+ Chi phí về kinh doanh ngoại tệ
+ Chi phí về mua bán chứng khoán.
+ Chi phí khác về hoạt động kinh doanh.
Phân tích lợi nhuận của Ngân hàng
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của
ngân hàng. Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền, tài sản…và vô hình như uy tín


7

của ngân hàng đối với khách hàng, hoặc phần trăm thị phần ngân hàng chiếm
được…
Trong kinh doanh tiền tệ, các nhà quản trị ngân hàng luôn phải đương
đầu với những khó khăn lớn về mặt tài chính. Một mặt họ phải thỏa mãn
những yêu cầu về lợi nhuận của hội đồng quản trị ngân hàng, của các cổ đông,
của khách hàng ký thác lẫn khách hàng đi vay…Mặt khác, họ phải đối phó với
những quy định, chính sách của Ngân hàng Trung Ương về tiền tệ ngân
hàng…Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề là làm thế nào để có thể đạt được lợi
nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp hành
đúng các quy định của ngân hàng nhà nước, thực hiện được kế hoạch kinh
doanh của ngân hàng. Để làm được điều này, các nhà quản trị buộc phải phân
tích lợi nhuận của ngân hàng. Thông qua phân tích lợi nhuận, các nhà phân
tích có thể theo dõi, kiểm soát, đánh giá lại các chính sách về tiền gửi và cho
vay của ngân hàng, xem xét các kế hoạch mở rộng và tăng trưởng trong tương
lai. Đồng thời, qua phân tích lợi nhuận, có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá
đúng hơn về kết quả đạt được, xu hướng tăng trưởng và các nhân tố tác động
đến lợi nhuận của ngân hàng.
Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí
2.1.3 Các chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của

NHTM
2.1.3.1 Chỉ tiêu phân tích kết cấu thu nhập:
Chỉ số này giúp nhà quản trị ngân hàng xác định được cơ cấu của thu
nhập để có thể biết được kết cấu thu nhập hay kết cấu đầu tư của ngân hàng có
hợp lý hay không. Từ đó, để nhà quản trị ngân hàng đưa ra quyết định điều
chỉnh kết cấu đầu tư của ngân hàng hợp lý hơn để đảm bảo tối đa hóa lợi
nhuận và tối thiểu hóa rủi ro.
Số thu từng khoản mục
Tỷ trọng từng khoản mục thu nhập (%) = x 100%
Tổng thu nhập
2.1.3.2 Chỉ tiêu phân tích kết cấu chi phí
Chỉ số này giúp các nhà quản trị có thể thấy được kết cấu các khoản chi
để có thể hạn chế các khoản chi bất hợp lý, tăng cường các khoản chi có lợi
cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt kết quả kinh doanh của ngân
hàng.



8

Số chi từng khoản mục
Tỷ trọng từng khoản mục chi phí (%) = x 100%
Tổng chi phí
2.1.3.3 Chỉ tiêu phân tích lợi nhuận
a) Hệ số ROA:
Là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Trong kỳ một đồng tài
sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ngoài ra chỉ tiêu này còn phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. ROA càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng càng
tốt. Nếu ROA quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi

nhuận. Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ phân tích là để thấy được
nguyên nhân của sự thành công hoặc thất bại trong kinh doanh của ngân hàng.
Lợi nhuận ròng
ROA =
Tổng tài sản
b) Hệ số ROE:
Là hệ số đo lường hiệu quả sử dụng một đồng vốn của chủ sở hữu. Hệ số
này cho biết lợi nhuận ròng mà các cổ đông có thể nhận được từ việc đầu tư
vốn của mình. Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có của ngân
hàng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng nguồn vốn. Việc huy động quá nhiều có thể
ảnh hưởng đến độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng.
Lợi nhuận ròng
ROE =
Vốn chủ sở hữu
c) Hệ số ROS:
Hệ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập. Đồng thời đánh giá
hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng. Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ ngân
hàng đã có những biệp pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập
của ngân hàng.
Lợi nhuận ròng
ROS =
Tổng thu nhập


9

d) Tổng thu nhập/Tổng tài sản (%):
Hệ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Hệ số này
cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả
tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của NHTM.

Tổng thu nhập
Tổng thu nhập/Tổng tài sản =
Tổng tài sản
e) Tổng chi phí/Tổng tài sản (%):
Đây là hệ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu
tư. Hệ số này cao cho nhà phân tích thấy được ngân hàng đang yếu kém trong
khâu quản lý chi phí của mình và từ đó nên có những thay đổi thích hợp để có
thể nâng cao lợi nhuận của ngân hàng trong tương lai.
Tổng chi phí
Tổng chi phí/Tổng tài sản =
Tổng tài sản
f) Tổng chi phí/Tổng thu nhập (%):
Hệ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Đây
cũng là hệ số đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thông thường chỉ
số này phải nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém
hiệu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tương lai.
Tổng chi phí
Tổng chi phí/Tổng thu nhập =
Tổng thu nhập
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Thu thập dữ liệu có liên quan đến việc phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng trong ba năm 2011, 2012, 2013. Đề tài sử dụng số liệu
thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng, bảng cân đối kế toán. Ngoài ra, thu thập số liệu từ
các giáo trình và Internet có liên quan đến đến tài.





10

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối:
Phương pháp là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ
gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Δy = y
1
– y
0

Trong đó:
y
0
: chỉ tiêu năm trước
y
1
: chỉ tiêu năm sau
Δy: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm
trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến
động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
Phương pháp so sánh bằng số tương đối:
Phương pháp là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của
các chỉ tiêu kinh tế.
Δy = x 100%
Trong đó:
y
0
: chỉ tiêu năm trước

y
1
: chỉ tiêu năm sau
Δy: tốc độ tăng trưởng của các số liệu kinh tế.
Phương pháp này được dùng để xem xét mức biến động của các chỉ tiêu
kinh tế trong một thời gian nhất định. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu
giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu từ đó tìm ra
nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
2.3 LƢỢC KHẢO THÀI LIỆU
Đề tài nghiên cứu có tham khảo một số tài liệu liên quan đến đề tài như
sau:
- Luận văn tốt nghiệp “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Kiên
Giang” của Điêu Thị Mỹ Huyền thuộc trường Đại Học Cần Thơ.


11

Đề tài sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối để đánh
giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đề tài phân tích hoạt động
huy động vốn, phân tích thu nhập, chi phí, lợi nhuận và đánh giá kết quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Thông qua đề tài này, tác giả cho ta thấy
được những tồn tại còn hạn chế, của ngân hàng. Tuy nhiên, bài phân tích còn
hạn chế như chưa phân tích kỹ các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
- Luận văn tốt nghiệp “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ” của Trần Ngọc
Diễm Hạ thuộc trường Đại Học Cần Thơ.
Đề tài sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối để đánh
giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đề tài phân tích thu nhập,

chi phí, lợi nhuận và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp để nâng cao kết quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Bài cũng còn hạn chế là chưa làm rõ nguyên nhân chủ
yếu ảnh hưởng đến thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng.
























12


CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH
CẦN THƠ

3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM
3.1.1 Khái quát chung về Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tiền thân là
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam được thành lập ngày 24/05/1989 theo
quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Ngày 17/01/1990, ngân hàng chính thức đi vào hoạt động.
Ngày 06/04/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký giấy
phép số 11/NH-GP cho phép ngân hàng hoạt động trong vòng 50 năm với vốn
điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng và lấy tên gọi chính thức là Ngân hàng Thương
mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam hay còn gọi là Vietnam Eximbank.
Một số thông tin về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam:
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt
Nam.
Tên tiếng Anh: Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank
Tên viết tắt bằng tiếng Anh: Vietnam Eximbank.
Trụ sở chính: Tầng 8, văn phòng số L8-01-11+16, Tòa nhà Vincom
Center, số 72 Lê Thánh Tôn và 47 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, thành phố
Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08) 38210056
Fax: (08) 38216913
Website: www.eximbank.com.vn
Logo:
- Hình ảnh logo tượng trưng cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam với chữ viết tắt là EIB (Export Import Bank).

- Màu xanh dương của logo là màu xanh của biển trời, màu xanh của sự
thân thiện, khát vọng thành công và hội nhập.


13

- Nhìn tổng thể, logo Vietnam Eximbank trông giống như một con thuyền
đang căn bườm lướt sóng với mong muốn Eximbank sẽ mãi vững mạnh và
ngày càng phát triển hướng tới việc tiếp cận tầm cao của lĩnh vực tài chính
ngân hàng hiện đại.
- Logo với chữ viết tắt EIB tạo thành một vòng tròn giống như quả địa
cầu nêu lên ý nghĩa Eximbank mong muốn trở thành một ngân hàng có quan hệ
rộng khắp với các ngân hàng trên thế giới. Một khoảng trắng trên đầu chữ b
tượng trưng cho cánh cửa Eximbank luôn rộng mở để đón mời các nhà đầu tư,
các khách hàng từ khắp nơi trên thế giới cùng đến hợp tác với Eximbank.
- Hình khối cơ bản của logo là hình vuông lồng vào hình tròn, tượng
trưng của đồng tiền thể hiện vai trò xã hội của ngân hàng.
- Tính âm dương cũng được biểu diễn qua hình khối này. Hình tròn tượng
trưng cho trời, hình vuông tượng trưng cho đất. Sự tương quan đặc rỗng của hai
nữa logo Eximbank.
- Với phương châm hoạt động là “ Tất cả vì sự thành công của khách
hàng” Vietnam Eximbank không ngừng nổ lực đem đến cho khách hàng những
dịch vụ ngân hàng tiện dụng, thiết thực với mong muốn luôn mang đến sự hài
lòng cho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng.
3.1.2 Những thành tựu đạt đƣợc
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển Eximbank đã đạt được một
số thành tựu đáng kể:
Năm 1991 và năm 1992: Được Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính tín
nhiệm giao thực hiện một phần chương trình tài trợ không hoàn lại của Thụy
Điển cho các đơn vị Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu.

Năm 1993: Được chọn để thực hiện chương trình viện trợ của Chính phủ
Thụy Sĩ và bản thân ngân hàng cũng được nhận một phần viện trợ từ chương
trình này. Tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
Năm 1995: Là thành viên hiệp hội các định chế tài trợ phát triển khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương (ADFIAP). Được Ngân hàng Nhà nước chọn là
ngân hàng đầu mối tham gia chương trình hàng đổi hàng với Indonesia theo
Bản ghi nhớ giữa Bộ thương mại Việt Nam với Phòng Thương mại và Công
nghiệp nước Cộng hòa Indonesia.


14

Được chọn là một trong sáu ngân hàng Việt Nam tham gia thực hiện Dự
án hiện đại hóa Ngân hàng (Bank Modernization Project) do Ngân hàn Nhà
nước Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới.
Năm 1998: Được giải thưởng “1998 Bét Services Quality Award” do
Chase Manhattan Bank (US) New York trao tặng.
Năm 2003: Triển khai hệ thống thanh toán nội hàng trực tuyến toàn hệ
thống.
Năm 2005: Được cúp vàng “Top ten sản phẩm uy tín chất lượng cho sản
phẩm hỗ trợ du học trọn gói”.
Năm 2006: Nhận bằng khen về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc
tế. Được cúp vàng Thương hiệu Việt trong cuộc bình chọn “Cúp vàng Topten
Thương hiệu Việt” lần thứ 2.
Năm 2007: Nhận bằng khen về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc
tế. Giải “Top Trade Servicer” về những thành tựu đã đạt được trong quá trình
hoạt động.
Chính thức trở thành thành viên của tổ chức IFC (Công ty Tài chính Quốc
tế toàn cầu).

Năm 2008: Nhận bằng khen về thanh toán Quốc tế xuất sắc. Danh hiệu
“Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008”. Danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt
Nam”.
Năm 2012, được giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam”
Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” liên tiếp
trong nhiều năm từ năm 2005 đến nay.
Và mới đây năm 2013, Eximbank nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất
Việt Nam”.
Ban đầu, mục tiêu chính của ngân hàng là đáp ứng nhu cầu về vốn và
cung cấp các dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh
xuất nhập khẩu. Nhưng cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế,
nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế khác trong nước là rất lớn đòi hỏi
ngân hàng phải mở rộng phạm vi hoạt động và đối tượng phục vụ. Đến nay,
Eximbank phục vụ cho mọi tầng lớp khách hàng thuộc tất cả các thành phần
kinh tế, các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước…Chính vì sự nỗ lực phát
triển không ngừng đó, trong những năm hoạt động kinh doanh của Eximbank
đã đạt được những kết quả khả quan, tiếp tục giữ vị trí là một trong ba ngân
hàng TMCP có quy mô lớn và hoạt động có hiệu quả.

×