Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

tình hình nhiễm cầu trùng heo tại hai xã cẩm sơn và phước hiệp, huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 66 trang )

Cần Thơ, 5/2014































TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
BÙI TRÍ THỨC

TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG HEO TẠI HAI XÃ:
CẨM SƠN VÀ PHƯỚC HIỆP, HUYỆN MỎ CÀY NAM,
TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: THÚ Y
Cần Thơ, 5/2014

































TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Tên đề tài:
TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG HEO TẠI HAI XÃ:
CẨM SƠN VÀ PHƯỚC HIỆP, HUYỆN MỎ CÀY NAM,
TỈNH BẾN TRE
Giáo viên hướng dẫn:
PGs.Ts. Nguyễn Hữu Hưng
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: THÚ Y
Sinh viên thực hiện:
Bùi Trí Thức
MSSV: 3103062
Lớp: Thú Y K36
i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “Tình hình nhiễm cầu trùng heo tại hai xã Cẩm Sơn và Phước Hiệp, huyện
Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre” do sinh viên Bùi Trí Thức thực hiện tại phòng thí
nghiệm Bệnh ký sinh trùng, Bộ môn Thú Y, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng
Dụng, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 12/2013 đến tháng 04/2014.








Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014 Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Duyệt bộ môn Duyệt giáo viên hướng dẫn












Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Duyệt Khoa Nông nghiệp & SHƯD
ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn




Bùi Trí Thức
iii


LỜI CẢM ƠN

Bần cùng không ngại nắng mưa
Chén cơm, manh áo Cha chừa cho con
Mẹ già trông ngóng mỏi mòn
Thức khuya dậy sớm, vuông tròn con yêu
Ơn Thầy lo lắng sớm chiều
Trăm lời thầy dạy, vạn điều Thầy khuyên
Còn có những lúc buồn phiền
Bạn bè sát cánh thường xuyên nói cười!
Kính dâng!
Cha, Mẹ đã hết lòng lo lắng cho con, vất vả vì sự học của con, luôn động viên,

khích lệ con trong suốt quãng đời. Xin Người nhận nơi con lòng biết ơn chân thành
và thiêng liêng nhất.
Mãi mãi ghi ơn!
Thầy Nguyễn Hữu Hưng đã tận tình chỉ bảo, lo lắng cho em. Thầy đã dành thời
gian quý báu của mình để giúp em hoàn thành tốt luận văn này.
Thầy cố vấn Lê Hoàng Sĩ đã dìu dắt em trong những năm đầu đại học còn bỡ ngỡ,
thầy luôn quan tâm đến những khó khăn của em để giúp em vững bước hơn trên
đường đời
Chân thành biết ơn!
Chị Nguyễn Hồ Bảo Trân đã ân cần chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài. Chị
tận tình giúp đỡ khi em gặp khó khăn.
Anh Đỗ Hoàng Minh đã sát cánh bên em trong quãng thời gian qua. Anh đồng hành
với những vất vả của em.
Cảm ơn!
Các Thầy Cô Bộ môn Thú Y đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu
của mình
Các bạn trong lớp Thú Y K36 đã luôn giúp đỡ, động viên tôi.
Với tất cả sự tận tình, lo lắng đó, tôi đã có động lực để vượt qua khó khăn khi thực
hiện đề tài và hơn thế nữa, đó là hành trang quý báu cho tôi được vững bước khi ra
đường đời!





iv

MỤC LỤC



TRANG DUYỆT i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
TÓM LƯỢC ix
CHƯƠNG 1 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CẦU TRÙNG HEO Ở TRONG NƯỚC 2
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CẦU TRÙNG HEO Ở NƯỚC NGOÀI 3
2.3 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI-VÒNG ĐỜI CỦA MỘT SỐ LOẠI CẦU TRÙNG
KÝ SINH Ở HEO 4
2.3.1 Cấu tạo noãn nang 4
2.3.2 Đặc điểm hình thái noãn nang 5
2.3.3 Vòng đời 7
2.3.4 Cơ chế sinh bệnh 10
2.3.5 Sức đề kháng của noãn nang cầu trùng 11
2.3.6 Miễn dịch 11
2.3.7 Dịch tễ 12
2.3.8 Triệu chứng 12
2.3.9 Bệnh tích 13
2.3.10 Chẩn đoán 13
2.3.11 Phòng trị 14
2.4 GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỰ NHIÊN
HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE 15
2.4.1 Điều kiện tự nhiên huyện Mỏ Cày Nam 15

2.4.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Mỏ Cày Nam 15
2.4.3 Tình hình phát triển chăn nuôi huyện Mỏ Cày Nam 16
2.4.4 Tình hình phòng bệnh 17
Chương 3 18
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 NỘI DUNG 18
3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 18
3.2.1 Thời gian 18
3.2.2 Địa điểm tiến hành 18
3.2.3 Đối tượng khảo sát 18
3.2.4 Phương tiện thí nghiệm 19
3.3 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 19
3.3.1 Cách lấy mẫu 19
v

3.3.2 Phương pháp kiểm tra phân tìm noãn nang của Willis 20
3.3.3 Phương pháp Mc Master 20
3.3.4 Phương pháp nuôi cấy noãn nang 21
3.3.5 Phương pháp đo kích thước noãn nang 21
3.3.6 Phương pháp theo dõi thời gian sinh bào tử 21
3.3.7 Phương pháp định danh phân loại 21
3.3.8 Phương pháp phân tích thống kê 22
CHƯƠNG 4 23
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG HEO TRÊN 2 XÃ CẨM SƠN VÀ
PHƯỚC HIỆP HUYỆN MỎ CÀY NAM TỈNH BẾN TRE 23
4.2 TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG HEO THEO PHƯƠNG THỨC CHĂN
NUÔI 23
4.3 TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG TRÊN HEO GIỮA CÁC KIỂU
CHUỒNG NUÔI 25

4.4 TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG HEO GIỮA CÁC LỨA TUỔI 25
4.5 THÀNH PHẦN LOÀI CẦU TRÙNG KÝ SINH 27
4.5.1 Kết quả khảo sát hình dạng, kích thước và theo dõi thời gian sinh bào tử
27
4.5.2 Tình hình nhiễm các loài cầu trùng heo giữa các lứa tuổi 30
4.6 TỶ LỆ NHIỄM GHÉP CÁC LOÀI CẦU TRÙNG GIỮA CÁC LỨA TUỔI 31
5.1 KẾT LUẬN 32
5.2 ĐỀ NGHỊ 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

vi

DANH MỤC VIẾT TẮT

SMKT Số mẫu kiểm tra
SMN Số mẫu nhiễm
TLN Tỷ lệ nhiễm
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
NXB Nhà xuất bản
vii

DANH MỤC BẢNG


Bảng
Tựa bảng
Trang
Bảng 1
Quy trình phòng bệnh tại các cơ sở chăn nuôi
17

Bảng 2
Phân bố số mẫu phân heo khảo sát tại huyện Mỏ Cày
Nam, tỉnh Bến Tre
19
Bảng 3
Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên heo tại hai xã trong huyện
23
Bảng 4
Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên heo theo phương thức chăn
nuôi
23
Bảng 5
Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên trên heo giữa các kiểu chuồng
25
Bảng 6
Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng trên heo giữa
các lứa tuổi
25
Bảng 7
Kết quả khảo sát hình dạng, kích thước noãn nang cầu
trùng heo
27
Bảng 8
Thời gian sinh bào tử noãn nang cầu trùng heo
27
Bảng 9
Tỷ lệ nhiễm các loại cầu trùng trên heo giữa các lứa tuổi
30
Bảng 10
Tỷ lệ nhiễm ghép các loài cầu trùng giữa các lứa tuổi

31

viii

DANH MỤC HÌNH



Hình
Tựa hình
Trang
Hình 1
Cấu trúc cơ bản của noãn nang cầu trùng sinh bào tử
5
Hình 2

Đặc điểm hình thái một số loài noãn nang cầu trùng ở heo
7
Hình 3
Chu trình sinh học của cầu trùng Isospora suis
10
Hình 4
Bản đồ hành chính huyện Mỏ Cày Nam
16
Hình 5
Chuồng trại tận dụng diện tích quanh nhà
24
Hình 6
Hệ thống thoát chất thải của chuồng trại nuôi gia đình chưa
hợp lý

24
Hình 7

Trại chăn nuôi có phòng sát trùng
24
Hình 8
Phân heo trong trại chăn nuôi được tập trung để xử lý
24
Hình 9
Heo nái được nuôi trong môi trường vệ sinh
26
Hình 10
Phân của heo nái được quét dọn thường xuyên
26
Hình 11
I.suis trước và sau khi sinh bào tử (X40)
28
Hình 12
E.scabra trước và sau khi sinh bào tử (X40)
28
Hình 13
E.suis trước và sau khi sinh bào tử (X40)
28
Hình 14
E.debliecki trước và sau khi sinh bào tử (X40)
29
Hình 15
E.polita trước và sau khi sinh bào tử (X40)
29
Hình 16

E.perminuata trước và sau khi sinh bào tử (X40)
29







ix




TÓM LƯỢC

Đề tài: Tình hình nhiễm cầu trùng heo tại 2 xã Cẩm Sơn và Phước Hiệp,
huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre được thực hiện tại 2 xã Cẩm Sơn và Phước Hiệp.
Tổng số heo kiểm tra là 317 con ở 4 lứa tuổi (heo con theo mẹ, heo cai sữa, heo thịt
và heo nái sinh sản), heo được phân bố theo hai phương thức là nuôi gia đình và
nuôi trang trại, với hai kiểu chuồng là chuồng nền sàn và nền xi măng.
Từ các kết quả thu được, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Heo ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre nhiễm cầu trùng với tỷ lệ khá cao
(53,00%), heo nuôi theo phương thức gia đình nhiễm cầu trùng cao hơn rất nhiều
(57,59%) so với phương thức nuôi ở trại (41,94%).
Heo ở tất cả lứa tuổi đều nhiễm cầu trùng với tỷ lệ khá cao tuần tự ở heo thịt
nhiễm cầu trùng cao nhất (55,67%), kế đến là heo cai sữa (54,10%), ở heo nái sinh
sản và heo con theo mẹ nhiễm thấp (52,54% và 42,50%).
Heo ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre nhiễm 6 loài noãn nang cầu trùng là
Isospora suis, Eimeria perminuta, Eimeria suis, Eimeria debliecki, Eimeria polita

và loài Eimeria scabra thuộc 2 giống Isospora và Eimeria. Trong đó loài Eimeria
debliecki nhiễm cao nhất (80,36%), kế đến là loài Isospora suis (53,57%), Eimeria
suis (33,33%), Eimeria perminuta (31,55%) và nhiễm với tỷ lệ thấp thuộc 2 loài
Eimeria polita (10,71%) và Eimeria scabra (5,36%). Trong đó heo con theo mẹ
nhiễm 4 loài cầu trùng, ít nhất so với các lứa tuổi, tập trung ở loài Isospora suis
(82,35%), kế đến là loài E.debliecki (64,71%), E.suis (23,53%), thấp nhất là
E.perminuta (17,65%) và không tìm thấy sự hiện diện của loài Eimeria polita và
Eimeria scabra. Ở heo con cai sữa nhiễm 5 loài cầu trùng với tỷ lệ nhiễm giảm dần
theo trình tự sau: I.suis nhiễm cao nhất (81,82%) , kế đến là loài E.debliecki
(74,24%), E.suis (16,67%), E.perminuta (15,15%) và thấp nhất là loài E.polita
(6,06%). Heo thịt có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất so với các lứa tuổi với 6 loài:
E.debliecki chiếm tỷ lệ cao nhất (92,59%), E.suis (40,74%), E.perminuta (35,19%),
I.suis(27,78%), E.polita (16,67%) và thấp nhất là E.scabra (11,11%). Ở heo nái
cũng phát hiện 6 loài cầu trùng với tỷ lệ nhiễm có phần thấp hơn so với heo cai sữa
và heo thịt. Cụ thể: E.debliecki chiếm tỷ lệ cao nhất (80,65%), E.perminuta
(67,74%), E.suis (61,29%), I.suis(22,58%), E.polita (16,13%) và thấp nhất là
E.scabra (9,68%).



1


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn nuôi heo là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Việc thúc đẩy
quy mô, chất lượng đàn heo rất được chú trọng. Bên cạnh việc nâng cao năng
suất thì các bệnh có tính lây lan nhanh và gây nguy hiểm cho heo rất đáng được
quan tâm. Đáng chú ý là các bệnh gây tiêu chảy ở heo con theo mẹ và heo cai

sữa, nó gây tổn thất một cách đáng kể cho người chăn nuôi heo. Đó là các bệnh
truyền nhiễm cho heo: E.coli, Rotavirus, và còn một bệnh do ký sinh trùng gây
ra cũng cần được quan tâm hàng đầu-bệnh cầu trùng ở heo.
Bệnh cầu trùng heo không gây dịch lớn như các bệnh truyền nhiễm nhưng
chúng làm cho heo chậm lớn, còi cọc, giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các
bệnh khác xâm nhập. Heo nhiễm cầu trùng có thể giảm 12-13% trọng lượng và tỷ
lệ nhiễm cầu trùng ở heo con từ 30-92%, gây tổn thất kinh tế lớn (Kolapxki,
1980). Ở Mỹ, ước tính tổn thất lên đến 10 triệu đô la mỗi năm do bệnh cầu trùng
heo gây ra bởi Isospora (Welter, 1996).
Xuất phát từ những tình hình trên, được sự chấp thuận của quý Thầy Cô
bộ môn Thú y, khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần
Thơ, đề tài “Tình hình nhiễm cầu trùng trên heo tại hai xã Cẩm Sơn và
Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre” được thực hiện nhằm tìm
hiểu thêm về tác hại của bệnh cầu trùng heo cũng như giúp bà con cải thiện năng
suất chăn nuôi.
Mục tiêu đề tài là nghiên cứu thành phần loài cầu trùng ký sinh ở heo, xác
định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm nhằm góp phần trong công tác phòng trị
bệnh cầu trùng heo phục vụ tốt cho ngành chăn nuôi heo của huyện được phát
triển tốt hơn.

2

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CẦU TRÙNG HEO Ở TRONG NƯỚC
Trong việc điều tra nguyên nhân gây bệnh heo con ỉa chảy ở miền Bắc
Việt Nam, Phan Địch Lân (1964) đã xét nghiệm phân của 1.806 heo trong đó có
1.150 heo khỏe và 656 heo con đi phân trắng và cho thấy số heo khỏe nhiễm cầu
trùng là (7,39%), số heo mắc bệnh ỉa phân trắng chứa cầu trùng là (2,43%) (Theo

Trịnh Văn Thịnh, 1982).
Trịnh Văn Thịnh (1982) cho rằng, loài cầu trùng chính ở heo là
E.debliecki (đồng nghĩa với E.jatimun, E.brumpti). Nhiều loài cầu trùng khác
thấy ở heo là E.scabra, E.perminuta, E.spinosa.
Theo Levine (1984), Cryptosporidium muris cũng được xếp vào nhóm cầu
trùng gây bệnh cho heo, được phát hiện lần đầu năm 1977 bởi Kennedy (Dẫn
theo Phạm Sĩ Lăng, 2006).
Theo Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), bệnh cầu
trùng do Isospora suis chiếm tỷ lệ (23,00%) ở heo con trước khi cai sữa.
Bùi Thanh Dũng (1999), điều tra heo tại huyện Thanh Bình Đồng Tháp
cho biết có 5 loài cầu trùng kí sinh ở heo với tỷ lệ nhiễm: Eimeria debliecki
(32,95%), Eimeria suis (24,24%), Eimeria perminuta (19,31%), Eimeria scabra
(7,10%) và Isospora suis (2,74%).
Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1998) cho biết các loài cầu trùng ở
phân heo con tiêu chảy tại các trại chăn nuôi TP.HCM là Isospora suis, Eimeria
debliecki, Eimeria scabra, Eimeria perminuta, Eimeria spinosa. Trong đó loài
Isospora suis có vai trò gây bệnh nhiều hơn Eimeria. Đối với heo con, bệnh nặng
có thể gây mất nước trầm trọng và tỷ lệ chết 10-50% hoặc cao hơn.
Đỗ Trung Giã (1998), đã điều tra tình hình nhiễm cầu trùng ở một số trại
heo trong tỉnh Cần Thơ qua xét nghiệm 1.729 mẫu phân bao gồm 250 con heo
nái, 624 con heo thịt, 846 con heo con và 9 con heo đực giống. Kết quả như sau:
Trại gia đình nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ (56,84%), trại thực nghiệm khoa học
nông nghiệp nhiễm cầu trùng với tỷ lệ (23,65%), trại chăn nuôi Miền Tây nhiễm
cầu trùng với tỷ lệ (4,49%), trại Nông trường Sông Hậu nhiễm cầu trùng với tỷ lệ
(24,33%).
Lâm Thị Thu Hương (2004), đã kiểm tra 3.698 mẫu phân lấy từ heo con
4-50 ngày tuổi tại 4 trại chăn nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy
tỷ lệ nhiễm Isospora suis cao nhất, chiếm (45%) số đàn và (26%) cá thể sau đó
đến Cryptosporidium và Eimeria với tỷ lệ tương ứng (10,55%) và (7,53%).
Isospora suis là loài thường thấy nhất ở những heo con bị tiêu chảy, sau đó đến

3

Cryptosporidium parvum và Eimeria thấy nhiều ở cả phân bình thường. Đa số
các mẫu phân heo nhiễm Isospora suis ở cường độ cao thì phân hơi sệt và có màu
từ vàng kem đến vàng sậm, đôi lúc xám. Tỷ lệ nhiễm trên 2 loại nền rất có ý
nghĩa về mặt thống kê với trường hợp nhiễm Isospora suis (P<0,001).
Nguyễn Thị Kim Lan và Trần Thu Nga (2005), cho biết giai đoạn sơ sinh
đến 2 tháng tuổi heo nhiễm cầu trùng cao nhất (56,19%) (heo nhiễm ở mức độ từ
nhẹ đến nặng (từ 3.725-15.251) noãn nang/gram phân). Giai đoạn trên 6 tháng
tuổi tỷ lệ nhiễm cầu trùng thấp nhất (28,76%), heo chỉ nhiễm ở cường độ nhẹ đến
trung bình (số lượng noãn nang/gram phân từ 1.257-4.272).
Nguyễn Thị Kim Lan và Trần Thu Nga (2005), đã kiểm tra 348 mẫu phân
heo nái sau cai sữa bị tiêu chảy và 326 mẫu phân heo bình thường tại 4 huyện
thuộc tỉnh Thái Nguyên cho biết heo bị tiêu chảy có tỷ lệ nhiễm cầu trùng
(56,32%) cao hơn phân của heo có trạng thái bình thường (36,50%). Ở trạng thái
phân sệt, heo nhiễm ở các cường độ từ nhẹ đến nặng. Trạng thái phân lỏng, heo
nhiễm cầu trùng ở cường độ nặng và rất nặng.
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CẦU TRÙNG HEO Ở NƯỚC NGOÀI
Bệnh cầu trùng heo đã được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới.
Bệnh cầu trùng của heo được Zurn và Rivolta phát hiện lần đầu tiên vào
năm 1878, song chưa xác định được căn bệnh và chưa đặt tên bệnh. Bệnh được
Douwes mô tả vào năm 1920 và đặt tên cho loài cầu trùng đầu tiên gây bệnh cho
heo là E. debliecki vào năm 1921. Trong những năm tiếp theo, các nhà khoa học
đã lần lượt phát hiện và đặt tên cho những loài cầu trùng ký sinh, gây bệnh cho
heo ở nhiều nước trên thế giới. (Theo Phạm Sỹ Lăng và cs, 2006).
Svanbaep (1967), điều tra tình hình nhiễm cầu trùng ở heo tại Kazakstan
cho thấy heo nhiễm cầu trùng chiếm tỉ lệ nhiễm cao nhất là ở heo con 30-60 ngày
(Trích dẫn từ Kolapxki, Paskin, 1980).
Svanbaep (1968), dùng Sulfadimezin với liều thông dùng phối hợp với
Zoalen liều 0,03g/kg thể trọng, một đợt trị 4 ngày cho kết quả tốt. (Trích dẫn từ

Kolapxki, Paskin, 1980).
Theo Soulsby (1971), Eimeria debliecki là loài gây bệnh quan trọng ở heo
nếu heo bị nhiễm với cường độ 45.000 noãn nang trong 1 gram phân thì có biểu
hiện triệu chứng lâm sàng: tiêu chảy, gầy mòn, suy nhược nặng và có thể chết.
Hoefling (1981), khi xét nghiệm 744 mẫu phân của heo con tiêu chảy ở
vùng Illinois Mỹ cho biết tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 17%.
Lindsay et al (1983), sử dụng Amprolium để trị cầu trùng với liều 25-65
mg/kg thể trọng cho heo nái sau khi đẻ 1-2 tuần và trước khi đẻ 1-2 tuần heo con
sẽ không bị nhiễm noãn nang từ heo mẹ. (Trích dẫn từ Kolapxki, Paskin, 1980).
4

Theo Hoefling (1986), heo đang bú mắc bệnh cầu trùng rất nặng ngay cả
heo 3 ngày tuổi nhưng phổ biến ở lứa tuổi 7-21 ngày với triệu chứng tiêu chảy,
gầy mòn, suy nhược. Tỷ lệ bệnh từ (50-75%), tỷ lệ chết có khi đến (75%).
Sanford (1987), ghi nhận rằng Eimeria spp. có thể hiện diện đến 90%
trong các mẫu phân của heo được xét nghiệm nhưng thường ít khi gây triệu
chứng lâm sàng, trong khi đó Cryptosporidium parvum được coi là một trong các
nguyên nhân gây tiêu chảy cho heo ( Trích từ Lâm Thị Thu Hương, 2005).
Welter (1996), loài Isospora suis là nguyên nhân gây nên từ 15-35%
trường hợp tiêu chảy ở heo con trước khi heo cai sữa, nó thường xuyên kết hợp
với các tác nhân gây bệnh khác như: Rotavirus, E.coli…nên có thể gây chết ở
heo con từ 10-50%.
Căn cứ vào báo cáo của trường Đại Học Illinois Mỹ người ta ước tính có
tới khoảng 10-15% các trường hợp tiêu chảy ở heo con là do cầu trùng heo gây
ra, ước tính tổn thất đến 10 triệu đô la hàng năm cho chăn nuôi heo ở Mỹ
(Welter, 1996).
Ohen et al (1996), Chal et al (1998) ở Đức; Welter et al (2001), ở Hàn
Quốc, các tác giả này ghi nhận tỷ lệ nhiễm Isospora suis là 50-70% ở các trại
được khảo sát. Đồng thời các tác giả trên cũng ghi nhận heo nhiễm Isospora suis
cao nhất trong giai đoạn 10-19 ngày tuổi (Trích từ Lâm Thị Thu Hương, 2005).

2.3 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI-VÒNG ĐỜI CỦA MỘT SỐ LOẠI CẦU TRÙNG
KÝ SINH Ở HEO
2.3.1 Cấu tạo noãn nang
Noãn nang (Oocyst) có hình tròn, elip, bầu dục hay hình trứng có khi hình
quả lê, màu vàng sáng hoặc không màu, màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt. Vỏ ngoài
của Oocyst thường nhẵn, cũng có loài vỏ xù xì (E. spinosa). Lớp vỏ trong (lớp vỏ
thứ 2) thường dày. Nguyên sinh chất ở dạng hạt, bên trong có chứa tế bào phôi.
Tùy theo loài cầu trùng mà noãn nang có hình dạng, kích thước khác nhau, có
hay không có nắp noãn, lỗ noãn, hạt cực cũng như khi sinh bào tử có hay không
có thể cặn trong noãn nang hay trong bào tử.
Đối với Eimeria: noãn nang gây nhiễm có 4 Sporocyst (túi bào tử). Mỗi
Sporocyst chứa 2 Sporozoite (bào tử thể).
Còn đối với Isospora : noãn nang gây nhiễm có 2 túi bào tử mỗi túi bào tử
có chứa 4 bào tử thể. Mỗi túi bào tử đều có thể cặn và thể Stieda.
Bào tử thể có hình lê dài, một đầu nhọn, có vòng cực ở phía đầu (anterior
polar ring) có lỗ hỏng ở đầu (anterior vesicle), nệm (conoid), cytostome, hạt đặc
(dense granule), lưới nội sinh chất, mạng lưới Golgi, màng trong, nhân, hạt hình
trứng màng nguyên sinh chất.

5


Hình 1 Cấu trúc cơ bản của noãn nang cầu trùng sinh bào tử
(Nguồn: />ter5.html)
2.3.2 Đặc điểm hình thái noãn nang
Eckert (1995), cho rằng 8 loại cầu trùng thuộc giống Eimeria và một loại
cầu trùng: Isospora suis thường xuyên gây nhiễm cho heo.
- Isospora suis: noãn nang hình cầu, vỏ mỏng, không có thể cặn noãn nang,
có thể cặn bào tử. Kích thước 17-25 x 16-22µm (20,6 x 18,1µm). Thời
gian sinh bào tử 1-2 ngày.

- Eimeria perminuta: noãn nang có hình tròn hay hình trứng, bề mặt vỏ xù
xì, không có nắp noãn, không có thể cặn noãn nang, có thể cặn bào tử.
Kích thước 12-15 x 10-13µm (13,3 x 11,7µm). Thời gian sinh bào tử 10-
12 ngày.
- Eimeria suis: noãn nang hình elip, không có nắp noãn, không có thể cặn
noãn nang, có thể cặn bào tử. Kích thước 15-23 x 12-18µm (18,2 x
14µm). Thời gian sinh bào tử: 5-6 ngày.
- Eimeria spinosa: noãn nang hình trứng, bề mặt có gai dài, không có nắp
noãn, không có thể cặn noãn nang nhưng có thể cặn bào tử. Kích thước:
17-24 x 12-19µm (21,2 x 15,8µm). Thời gian sinh bào tử 13 ngày.
- Eimeria neodebliecki: noãn nang có hình elip, vỏ nhẵn không có nắp noãn,
không có thể cặn noãn nang nhưng có thể cặn bào tử. Kích thước: 17-26 x
13-20µm (21,20 x 15,8µm). Thời gian sinh bào tử: 13 ngày.
6

- Eimeria debliecki: noãn nang có hình trứng, màu nâu vàng, không có nắp
noãn, không có thể cặn noãn nang nhưng có thể cặn bào tử. Kích thước:
15-25 x 11-18 µm (18,8 x 14,3µm). Thời gian sinh bào tử: 5-7 ngày.
Lê Văn Năm (2003) cho biết, loài E. debliecki có độc lực mạnh ở heo con,
nhưng khi ký sinh ở heo trưởng thành chúng ít có khả năng làm heo phát
bệnh.
- Eimeria polita: noãn nang có hình elip hay hình trứng, màu nâu vàng,
không có nắp noãn, không có thể cặn noãn nang, có thể cặn bào tử. Kích
thước: 20-33 x 14-22µm (29,5-18,1µm). Thời gian sinh bào tử: 8-9 ngày.
- Eimeria porci: noãn nang hình trứng, màu nâu vàng, võ nhẵn, có nắp
noãn, không có thể cặn noãn nang nhưng có thể cặn bào tử. Kích thước:
18-27 x 13-18µm (21,6 x 15,5µm). Thời gian sinh bào tử: 9 ngày.
- Eimeria scabra: noãn nang hình trứng hay elip, bề mặt thô dày, có nắp
noãn, không có thể cặn noãn nang nhưng có thể cặn bào tử. Kích thước:
24-42 x 20-24µm (31,9 x 22,5µm). Thời gian sinh bào tử: 9-12 ngày.

























7






Hình 2 Đặc điểm hình thái một số loài noãn nang cầu trùng ở heo
(Nguồn Levine (1985) trong Veterinary Protozoology, Iowa State University Press, Ames)
2.3.3 Vòng đời
2.3.3.1 Vòng đời của cầu trùng giống Eimeria
* Giai đoạn sinh sản vô tính (Schizogony)
Heo nuốt Oocyst có sức gây bệnh, vào đến dạ dày, dưới tác động của dịch
dạ dày, Oocyst vỡ ra, giải phóng 4 túi bào tử (Sporocyst). Đến ruột non, các bào
tử con (Sporozoite) bên trong túi bào tử được hoạt hoá bởi dịch mật và men
Trypsin, chúng trở nên hoạt động, phá vỡ lớp màng của túi bào tử và được giải
phóng ra. Lập tức, bào tử con xâm nhập tế bào biểu mô ruột và tiến hành sinh sản
8

vô tính. Chúng lớn lên rất nhanh, hình tròn hoặc hình bầu dục, phân chia theo
hình thức liệt phân thành nhiều thể phân lập thế hệ 1 (Schizont 1).
Ngay bên trong thể phân lập thế hệ 1, xung quanh mỗi nhân, nguyên sinh
chất xuất hiện và bao quanh để hình thành dạng ký sinh trùng nhỏ, hình bầu dục,
lúc này chúng được gọi là thể phân lập trung gian (Merozoite). Thể phân lập
trung gian phát triển, chúng phá tung tế bào biểu bì nơi chúng khu trú và giải
phóng ra rất nhiều Merozoite trưởng thành. Các Merozoite lại lập tức xâm nhập
vào các tế bào biểu bì mới để tiếp tục phát triển và trở thành thể phân lập thế hệ
mới, gọi là Schizont 2. Quá trình sinh sản vô tính cứ như vậy, được lặp đi lặp lại
nhiều lần và tạo ra thể phân lập thế hệ 3, 4, 5
Mỗi loài cầu trùng khác nhau có giai đoạn sinh sản vô tính khác nhau,
hình thành nên các thể phân lập và số thế hệ thể phân lập nhất định khác nhau,
sau đó chúng chuyển sang giai đoạn sinh sản hữu tính. (Nguyễn Thị Kim Lan và
cs, 2008).
* Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogony)
Giai đoạn sinh sản hữu tính bắt đầu từ thể phân lập thế hệ cuối cùng của
cầu trùng. Từ thể phân lập cuối cùng, chúng xâm nhập vào tế bào biểu bì ký chủ
để biến thành những thể sinh dưỡng và phát triển thành các giao tử đực, giao tử

cái. Giao tử cái (Macrogametocyte) có nhân rất to, chứa nhiều chất dinh dưỡng, ít
chuyển động và có lỗ noãn. Giao tử đực (Microgametocyte) nhỏ hơn, nhân cũng
nhỏ hơn, chúng chuyển động nhanh nhờ 2 lông roi. Qua lỗ noãn (Micropyle) của
giao tử cái, giao tử đực chui vào và thực hiện quá trình thụ tinh tạo hợp tử. Hợp
tử được bao bọc bởi một lớp màng bọc, lúc này nó được gọi là noãn nang
(Oocyst). Noãn nang có hình bầu dục, gần tròn, hình elip hay quả lê (phụ thuộc
vào từng loài). Đến đây, các Oocyst rơi vào lòng ruột và kết thúc giai đoạn sinh
sản hữu tính.
Màng vỏ bọc Oocyst gồm 2 lớp, nguyên sinh chất luôn ở dạng hạt. Ở một
số loài cầu trùng thấy ở một đầu Oocyst có cả nắp, lỗ noãn, điểm sáng hay hạt
cực. Như vậy, tuỳ từng chủng cầu trùng mà có hình dạng, kích
thước Oocyst khác nhau, có hay không có nắp, lỗ noãn, điểm sáng hay hạt cực,
cũng như giai đoạn sinh sản bào tử hình thành bào tử hay túi bào tử, có hay
không có thể cặn trong noãn nang hay trong bào tử (Nguyễn Thị Kim Lan và cs,
2008).
* Giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogony)
Sau khi Oocyst rơi vào lòng ruột, chúng cùng với phân được thải ra ngoài
môi trường và bắt đầu giai đoạn phát triển mới ngoài cơ thể.
Trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt hoàn toàn khác với môi trường
bên trong cơ thể ký chủ, các noãn nang muốn tiếp tục duy trì được sự sống buộc
phải thích nghi với điều kiện mới, trong đó nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không
9

khí luôn thay đổi. Noãn nang tự bảo vệ bằng cách nhanh chóng tạo ra vỏ cứng,
dày, gồm 1 – 2 lớp với màu sắc khác nhau tuỳ thuộc vào chủng cầu trùng. Sau
đó, trong mỗi noãn nang hình thành 4 túi bào tử có hình bầu dục. Trong mỗi túi
bào tử, nhân của tế bào lại chia đôi về hai phía, được ngăn cách bởi một màng
mỏng nữa để trở thành thể bào tử có hình lưỡi liềm, gọi là bào tử con.
Như vậy, trong quá trình sinh sản bào tử, đối với cầu trùng thuộc
giống Eimeria, trong mỗi Oocyst tạo ra 4 túi bào tử, trong mỗi túi bào tử chứa 2

bào tử con. Tất cả 8 bào tử con được bao bọc xung quanh bởi một vỏ cứng dày
gồm 2 lớp, gọi là bào tử nang (Oocyst gây bệnh). Chỉ có các Oocyst sau khi trở
thành Oocyst gây bệnh mới có khả năng gây bệnh và truyền bệnh từ gia súc này
sang gia súc khác (Kolapxki et al, 1980).
2.3.3.2 Vòng đời của cầu trùng giống Isospora
Vòng đời của cầu trùng giống Isospora tương tự như giống Eimeria, chỉ
khác ở giai đoạn 3 – giai đoạn sinh sản bào tử ở ngoài cơ thể. Trong
mỗi Oocyst chỉ hình thành 2 túi bào tử chứ không phải là 4 túi bào tử như
giống Eimeria. Nhưng trong mỗi túi bào tử hình thành 4 bào tử con, và tất cả
được bọc chung trong vỏ cứng gồm 2 lớp gọi là bào tử nang. Như vậy, kết thúc
giai đoạn sinh sản bào tử của cầu trùng giống Isospora cũng tạo ra bào tử nang
gồm 8 bào tử con như giống Eimeria.






















10


Hình 3 Chu trình sinh học của cầu trùng Isospora suis
(Nguồn: Levine (1985) trong Veterinary Protozoology, Iowa State University Press, Ames)
2.3.4 Cơ chế sinh bệnh
Theo tài liệu của một số tác giả, tác động gây bệnh của cầu trùng phụ
thuộc chủ yếu vào số lượng cầu trùng xâm nhập vào cơ thể, vào số lượng tế bào
biểu mô đường tiêu hoá bị chúng ký sinh và phá hủy.
Phạm Văn Khuê và cs (1996) cho biết, cầu trùng xâm nhập vào tế bào
biểu mô ruột, gây tổn thương lan tràn niêm mạc ruột, từ đó một số lượng lớn tế
bào biểu mô, lớp dưới niêm mạc, các mạch quản, thần kinh bị phá huỷ, tạo điều
kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển và xâm nhập vào cơ thể.
Theo Kolapxki (1980), trong màng niêm mạc ruột, cầu trùng phát triển
mạnh bằng sinh sản vô tính và làm cho hàng loạt tế bào biểu mô chết. Người ta
xác định rằng, một con vật mắc bệnh cầu trùng thải ra môi trường bên ngoài hàng
ngày từ 9 triệu đến 980 triệu Oocyst. Điều đó có nghĩa là trong cơ thể con vật
ốm, hàng ngày có trên 500 triệu tế bào biểu mô ruột bị phá huỷ. Không những
chỉ các tế bào trong đó có cầu trùng ký sinh, mà cả những tế bào bên cạnh, những
mao quản và mạch quản bị phá huỷ. Sự phá huỷ hàng loạt tế bào của ký chủ làm
cho tính toàn vẹn của vách ruột bị tổn thương. Những vùng ruột bị huỷ hoại làm
cho nhiều đoạn ruột không tham gia được vào quá trình tiêu hoá, làm cho con vật
thiếu dinh dưỡng dai dẳng, dẫn tới sự ngưng đọng và phù nề các cơ quan và mô
bào. Quá trình bệnh thường thể hiện loãng máu, mạch đập chậm. Sự sinh sản
mạnh của cầu trùng trong niêm mạc ruột và sự phá huỷ các tế bào biểu mô ruột
11


dẫn tới hậu quả là trên các vùng tế bào bị chết, hệ vi khuẩn gây mủ sinh sản, làm
nặng thêm quá trình viêm ruột, gây rối loạn chức năng hấp thụ và nhu động của
ruột, dẫn đến con vật ỉa chảy.
Khi con vật bị bệnh cầu trùng, lượng hồng cầu và hemoglobin giảm, con
vật bị thiếu máu. (Kolapxki et al, 1980).
2.3.5 Sức đề kháng của noãn nang cầu trùng
Oocyst tồn tại và phát triển được trong cả phân heo để tự nhiên ở điều kiện
nhiệt độ và ẩm độ không khí bình thường và trong phân heo luôn ướt nhão: tuy
nhiên, thời gian phát triển thành Oocyst gây bệnh trong phân để khô tự nhiên
ngắn (trong vòng 15 ngày), tập trung nhất trong 5-10 ngày; Oocyst gây bệnh chết
nhiều nhất trong 11-20 ngày, tồn tại lâu nhất đến 30 ngày. Trong phân heo luôn
ướt nhão, thời gian phát triển thành Oocyst gây bệnh dài (11-40 ngày), tập trung
nhất trong 31-40 ngày; Oocyst gây bệnh có thể tồn tại đến 70 ngày.
Đến 100% số Oocyst ngâm trong hố nước thải chuồng heo vẫn sống đến
ngày thứ 60, sau đó 57,36% chết ở ngày thứ 70; 85,88% chết ở ngày thứ 80,
100% chết ở ngày thứ 90. (Nguyễn Thị Kim Lan và Lê Minh, 2008).
2.3.6 Miễn dịch
Tyzzer (1929) đã chứng minh bằng thực nghiệm là có 2 mức miễn dịch
trong bệnh cầu trùng:
- Mức l: phát sinh sau khi con vật nhiễm một lượng nhỏ cầu trùng. Khi đó
sẽ tạo ra miễn dịch yếu và nếu gây nhiễm cho chúng một liều cầu trùng cao hơn
(liều siêu nhiễm) thì chúng sẽ mắc bệnh lại.
- Mức 2: khi con vật nhiễm một lượng lớn cầu trùng. Trong trường hợp
này sẽ có miễn dịch khi con vật mắc bệnh lại. Tác giả cho rằng, cường độ miễn
dịch có liên quan đến số lượng cầu trùng xâm nhập vào cơ thể. Nhận định
này được Beyer xác nhận khi thí nghiệm trên thỏ, và Paskin xác nhận khi thí
nghiệm trên gà con.
Bachman (1930) cho rằng, miễn dịch theo tuổi hình thành ở gia súc do
chúng tái nhiễm cầu trùng nhiều lần.
Horton Smith (1963) cũng chứng minh điều đó, tác giả nuôi cách ly

gà đến 6 tháng tuổi không cho tiếp xúc với cầu trùng. Sau 6 tháng tuổi, cho
nhiễm tự nhiên thấy gà rất cảm thụ với E. tenella, nhưng sau đó khi nuôi bình
thường thì gà không bị nhiễm E. tenella nữa.
Theo Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1982), nhận xét trong bệnh cầu
trùng có khả năng miễn dịch và tính miễn dịch là chuyên biệt. Hiện tượng miễn
dịch không truyền được qua huyết thanh của những con vật có miễn dịch, nói lên
là không hình thành đáng kể.
12

Theo Kolapxki (1980), nhiều tác giả cho rằng những gia súc trưởng thành
có sức chống đỡ với cầu trùng mạnh hơn những gia súc non. Miễn dịch theo tuổi
đuợc hình thành ở gia súc do chúng bị tái nhiễm nhiều lần trong quá trình sinh
trưởng.
Tyzzer (1929) bằng kỹ thuật gây bệnh thực nghiệm đã chứng minh cường
độ miễn dịch không đồng đều, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loài gây bệnh,
đường xâm nhập vào cơ thể và trạng thái sức khỏe vật nuôi. Những loài cầu trùng
gây bệnh ở tầng sâu thường kích thích cơ thể sản sinh kháng thể mạnh hơn những
loài cầu trùng chỉ ký sinh ở bề mặt niêm mạc. Xâm nhiễm qua quá trình tiêu hóa
tự nhiên kích thích sinh miễn dịch tốt hơn tiêm thẳng vào ruột, sức khỏe vật nuôi
tốt thì đáp ứng miễn dịch tốt hơn khi ốm đau.
Bản chất của đáp ứng miễn dịch bao gồm: đáp ứng miễn dịch tế bào
và đáp ứng miễn dịch dịch thể (Nguyễn Ngọc Lanh, 1982; Nguyễn Như Thanh
và cs, 1997).
Hiện nay, đã có vắc xin phòng bệnh cầu trùng nhưng việc sử dụng còn hạn
chế. Ở Mỹ, đã phát triển vắc xin sống, vắc xin này là hỗn hợp Oocyst của các
loài Eimeria phổ biến nhất. Vắc xin được pha vào nước uống, nhưng chỉ thuần
túy là khống chế việc nhiễm cầu trùng nên trong quá trình chăn nuôi, đến một lúc
nào đó vẫn phải điều trị. Sau này, các vắc xin sống phần lớn bị thay thế bằng các
vắc xin an toàn hơn, chế tạo từ các chủng cầu trùng nhược độc trong phòng thí
nghiệm đã mất độc lực nhưng vẫn sinh miễn dịch (Hunter, 2002).

2.3.7 Dịch tễ
Heo con từ 1-3 tháng tuổi rất dễ bị nhiễm bệnh này, đặc biệt heo con từ
15-60 ngày rất dễ bị bệnh và bệnh dễ dàng bùng nổ ở thể cấp tính và á cấp tính.
Heo trên 3 tháng tuổi chỉ mang trùng, rất ít khi nhiễm bệnh.
Các yếu tố stress có hại đóng vai trò thúc đẩy mức độ và tốc độ lây lan.
Đặc biệt khi heo con đang bị các bệnh ký sinh hoặc hen suyễn thì cầu trùng xảy
ra nặng hơn.
Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường xuất hiện nhiều hơn vào những
tháng khí hậu ẩm ướt, mưa phùn.
2.3.8 Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh 5-6 ngày.
Heo bệnh thể hiện: mệt nhọc, ăn kém, uống nước nhiều; sau đó ỉa chảy
phân màu vàng xám, có nhiều dịch nhày, lẫn máu. Mỗi lần ỉa, con vật thường
cong lưng, cong đuôi rặn, phân chỉ ra rất ít.
13

Vật bệnh mất nước, mất máu và rối loạn điện giải, có thể chết do kiệt sức
sau 4-5 ngày phát bệnh. Heo bị mắc bệnh thường ở lứa tuổi 1-4 tuần, đặc biệt heo
từ 7-10 ngày tuổi.
Heo con nếu khỏi bệnh cũng hồi phục chậm, giảm tăng trọng so với heo
bình thường. Tỷ lệ chết của heo bệnh tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể và
điều kiện môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc. Ở các trại chăn nuôi bị nhiễm, tỷ lệ
heo nhiễm cầu trùng có thể lên 50-75% và tỷ lệ chết của heo bệnh từ 10-40%
(Phạm Sĩ Lăng, 2006).
Bệnh sẽ trở nên trầm trọng nếu như heo bệnh có nhiễm trùng ruột thứ phát
do E.coli và Salmonella spp. và tỷ lệ chết có thể đạt 90-100% heo bệnh.
2.3.9 Bệnh tích
Mổ khám heo bệnh cầu trùng thấy màng niêm mạc ruột non viêm cata. Ở
heo bệnh kéo dài, bệnh tích có thể bị xuất huyết không chỉ ở ruột non mà cả ở
ruột non mà cả ở ruột già, tại chỗ viêm thấy những nốt trắng to bằng mặt hạt kê.

Khi xem dưới kính hiển vi các nốt đó thấy có các noãn nang, nhiều khi thấy cá
thể phân lập và thể phân đoạn (Kuffmann, J, 1996).
Theo Nguyễn Như Pho (2004), trong trường hợp cần thiết phải tiến hành
khám thử vài heo con, quan sát bệnh tích đại thể trên ruột non, các vết loét nhỏ
phủ fibrin, toàn bộ chất chứa trong ruột non có màu vàng là các đặc điểm cần lưu
ý.
Heo bệnh nặng: viêm ruột, có khi có máu, hoại tử và loét (Hồ Thị Thuận,
1997).
Gây bệnh cầu trùng cho heo rồi mổ khám heo mắc bệnh, Nguyễn
Thị Kim Lan và Lê Minh (2006 - 2008) cho biết, cầu trùng ký sinh và gây bệnh
tích ở ruột non của heo, không thấy ký sinh và gây bệnh tích ở ruột già. Làm tiêu
bản vi thể, tác giả nhận thấy những biến đổi bệnh lý vi thể ở ruột non heo do cầu
trùng gây ra.
2.3.10 Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng: căn cứ vào lứa tuổi nhiễm cầu trùng của heo từ 1-30
ngày và các triệu chứng lâm sàng đặc trưng: ỉa chảy, phân có máu tươi và thể
hiện hội chứng lỵ là những căn cứ để chẩn đoán bệnh.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm: xét nghiệm phân, tìm noãn nang cầu trùng
theo phương pháp phù nổi (Fulleborn, Willis). Để phân loại các loài cầu trùng,
cần nuôi cấy noãn nang và theo dõi các giai đoạn phát triển của chúng đến bào tử
thể (Zygote).
Chẩn đoán phân biệt: cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh viêm ruột gây
ỉa chảy của heo: bệnh do E.coli, Salmonella spp., Rotavirus, virus viêm ruột dạ
14

dày truyền nhiễm bằng các phương pháp xét nghiệm, xác định nguyên nhân
gây bệnh ở heo.
2.3.11 Phòng trị
Theo Lê Minh và cs (2009), điều trị triệt để cho những heo nhiễm cầu
trùng bằng một trong hai loại thuốc: Vinacoc ACB (Công ty cổ phần thuốc Thú y

Trung ương I – VINAVETCO, thành phần: Sulphachlopyrazin sodium salt) liều
100mg/10kg thể trọng và Cipcox 2,5% (Công ty Cipla Vetcare - Ấn Độ, thành
phần: Totrazuril) liều 7mg/kg thể trọng.
Phòng bệnh cầu trùng cho heo bằng thuốc Vinacoc ACB hoặc Cipcox
2,5%, đặc biệt chú ý dùng thuốc phòng cho heo con dưới 2 tháng tuổi. Định kỳ
dùng thuốc phòng cho heo nái sinh sản.
Vệ sinh chuồng trại, sân chơi và khu vực xung quanh chuồng nuôi. Giữ
chuồng trại, sân chơi và khu vực xung quanh chuồng khô ráo, sạch sẽ (đặc biệt
vào hè-thu). Chuồng trại chăn nuôi heo phải xây cao ráo, thoáng đãng và có
nhiều ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Thu gom triệt để phân và chất độn chuồng để ủ bằng phương pháp nhiệt
sinh học. Tùy theo mùa để ủ chìm hoặc ủ nổi: mùa hè nên ủ nổi, mùa đông nên ủ
chìm. Kích thước đống (hố) ủ và trọng lượng nguyên liệu ủ đủ lớn để khả năng
sinh nhiệt của phân ủ cao (hố chìm có kích thước tối thiểu 1m
3
, đống ủ nổi có
đường kính đáy tối thiểu 1,2m, cao 1m).
Có hố chứa nước thải chuồng heo, miệng hố đậy kín. Nước thải cần được
xử lý diệt Oocyst cầu trùng trước khi dùng tưới cho cây trồng.
Diệt các động vật có khả năng mang và phát tán Oocyst cầu trùng trong
khu vực chăn nuôi heo (ruồi, gián, kiến) bằng biện pháp cơ học (bắt giết), hóa
học (dùng thuốc diệt).
Đảm bảo nuôi heo đúng tiêu chuẩn về mật độ, tăng cường chăm sóc, nuôi
dưỡng, cho heo ăn đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng. Không nuôi chung heo
các lứa tuổi khác nhau trong cùng một ô chuồng. Đặc biệt chú ý chăm sóc nuôi
dưỡng heo mẹ đang nuôi con, heo con theo mẹ và heo con đang cai sữa.
Lê Văn Năm (2003), muốn phòng bệnh cầu trùng phải thường xuyên quét
dọn chuồng trại, cách ly tốt. Về điều trị, có 11 nhóm thuốc:
- Nhóm các hợp chất chứa Nitrofuran: đa số các chất trong nhóm này
đều bị cấm sử dụng.

- Nhóm Pyrinidin
- Nhóm Arsen
- Nhóm Nitrocarbanil
- Nhóm Dinitrobenzamid
- Nhóm Chinolin và các dẫn xuất

×