Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt ở huyện phù cừ, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 112 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







TRẦN DUY ĐIỀM




GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN THỊT
Ở HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP






HÀ NỘI, NĂM 2015









BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







TRẦN DUY ĐIỀM



GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN THỊT
Ở HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN




CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60.62.01.15




Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. QUYỀN ĐÌNH HÀ



HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương
tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2015
Học viên


Trần Duy Điềm














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi
đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình về nhiều mặt của các tổ chức và các
cá nhân trong và ngoài trường
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Kinh tế và PTNT, bộ môn Phát triển
nông thôn và các Thầy, Cô giáo đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Quyền
Đình Hà, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND huyện Phù Cừ,
phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên & Môi trường, Chi
cục thống kê huyện Phù Cừ và những hộ dân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi cung
cấp số liệu, tư liệu khách quan và nói lên những suy nghĩ của mình để giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ
tôi nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2015

Học viên


Trần Duy Điềm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

MỤC LỤC
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục sơ đồ viii
Danh mục biểu đồ viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Vị trí và vai trò phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt 7
2.1.3 Đặc điểm của trang trại chăn nuôi lơn thịt 9

2.1.4 Nội dung phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt 12
2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt 20
2.2 Cơ sở thực tiễn 23
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trên thế giới 23
2.2.2 Kinh nghiệm phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt tại Việt Nam 25
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu 39
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 39
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 39
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 41
3.2.4 Phương pháp phân tích, số liệu 41
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 41
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
4.1. Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt ở huyện Phù Cừ, tỉnh
Hưng Yên. 44
4.1.1 Quy mô trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện 44
4.1.2 Phát triển cơ sở hạ tầng trong chăn nuôi lợn thịt trang trại 48
4.1.3 Nâng cao trình độ quản lý và kỹ thuật cho chủ trang trại 49
4.1.4 Phát triển kỹ thuật và công nghệ cho trang trại chăn nuôi lợn thịt 50
4.1.5 Tổ chức sản xuất ngành hàng trong chăn nuôi lợn thịt 53
4.1.6 Đánh giá kết quả và hiệu quả phát triển chăn nuôi lợn thịt trong các hộ
điều tra 55
4.1.7 Giải quyết vấn đề môi trường trong chăn nuôi lợn thịt trang trại ở huyện Phù Cừ 61
4.2 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trang trại chăn nuôi

lợn thịt ở huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên 64
4.2.1 Các yếu tố khách quan 64
4.2.2 Các yếu tố chủ quan 73
4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt ở
huyện Phù Cừ trong thời gian tới 78
4.3.1 Giải pháp về công tác quy hoạch đất đai 78
4.3.2 Giải pháp về vốn 80
4.3.3 Giải pháp về giống 81
4.3.4 Giải pháp về thức ăn 83
4.3.5 Giải pháp về thú y và phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm 84
4.3.6 Giải pháp về khoa học, kỹ thuật 86
4.3.7 Giải pháp về thị trường, thông tin 87
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
5.1 Kết luận 89
5.2 Kiến nghị 91
5.2.1 Kiến nghị đối với các cấp chính quyền 91
5.2.2 Kiến nghị đối với các trang trại chăn nuôi lợn thịt 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 103
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQ : Bình quân
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
ĐVT : Đơn vị tính
GTSX : Giá trị sản xuất
HTKT : Hỗ trợ kỹ thuật
HTX : Hợp tác xã

KHKT : Khoa học kỹ thuật
LĐ : Lao động
NN&PTNT : Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
TSCĐ : Tài sản cố định
Tr.đ : Triệu đồng
UBND : UBND

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC BẢNG

Số bảng Tên bảng Trang


3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phù Cừ qua 3 năm 2011 - 2013 33
3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Phù Cừ qua 3 năm 2011 - 2013 34
3.3 Tình hình phát triển kinh tế của huyện Phù Cừ qua 3 năm 2012 - 2014 36
3.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện năm 2013 38
4.1 Quy mô, sản lượng lợn trên địa bàn huyện Phù Cừ 44
4.2 Quy mô các trang trại nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Phù Cừ 46
4.3 Tình hình chăn nuôi lợn thịt của huyện Phù Cừ qua 3 năm (2012 - 2014) 47
4.4 Đầu tư cơ sở vật chất trong các trang trại chăn nuôi lợn thịt ở huyện Phù Cừ 48
4.5 Tình hình tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ 49
4.6 Tỉ lệ hỗ trợ kỹ thuật cho hộ chăn nuôi lợn thịt được điều tra 51
4.7 Tình hình tiêm phòng cho đàn lợn thịt của các trang trại 51
4.8 Kỹ thuật xử lý chất thải và vệ sinh chuồng trại của các trang trại 52
4.9 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi lợn thịt 54
4.10 Chi phí của các trang trại chăn nuôi lợn thịt ở huyện Phù Cừ 55
4.11 Kết quả chăn nuôi lợn thịt ở các trang trại 58

4.12 Xử lý chất thải trong chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi lợn thịt 63
4.13 Lịch trình tiêm phòng dịch bệnh cho lợn thịt tại huyện Phù Cừ 66
4.14 Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi lợn thịt 67
4.15 Tình hình đầu tư vốn của các trang trại chăn nuôi lợn thịt ở huyện Phù Cừ 73
4.16 Thời hạn vay vốn của các chủ trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện 74
4.17 Nguồn cung cấp giống lợn trong chăn nuôi lợn thịt ở huyện Phù Cừ 76
4.18 Tình hình sử dụng thức ăn trong các trang trại chăn nuôi lợn thịt ở
huyện Phù Cừ 77
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang


4.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của huyện Phù Cừ 53
4.2 Quy trình xử lý chất thải trong chăn nuôi 62
4.3 Nguồn cung cấp giống 82


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang


4.1 Mức độ mắc bệnh của đàn lợn thịt ở các trang trại 68
4.2. Nhu cầu vay vốn của các chủ trang trại chăn nuôi lợn thịt 74
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam từ lâu nay vẫn được biết đến là một quốc gia có nền sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu với một số sản phấm nông nghiệp có chất lượng trên thị
trường quốc tế. Trong nông nghiệp chăn nuôi là ngành không thể thiếu và đóng
vai trò ngày càng quan trọng. Sản phấm chăn nuôi cung cấp cho công nghiệp chế
biến, là thị trường tiêu thụ các chế phấm từ trồng trọt và các sản phấm chế biến,
ngoài ra chăn nuôi còn cung cấp phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt.
Trong chăn nuôi thì chăn nuôi lợn là đối tượng phổ biến cả trong nước và
trên thế giới. Ở Việt Nam, chăn nuôi lợn là ngành sản xuất chính chiếm 75-80%
tổng sản phấm chăn nuôi. Hiện nay, trên thế giới, trung bình mỗi người tiêu thụ gần
42kg thịt/năm, người dân các nước đang phát triển tiêu thụ khoảng 30kg/năm trong
khi ở những nước công nghiệp tiêu thụ hơn 80kg/năm. Thịt lợn là thực phấm
truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu bữa ăn của người dân Việt Nam.
Sản phấm từ lợn hiện chiếm đến 70% trong tổng lượng thịt tiêu thụ của cả nước
mỗi năm (Công ty CP Việt Nam, 2013).
Phù Cừ là huyện nằm ở phía đông nam của tỉnh Hưng Yên, có diện tích
93,8 km
2
, dân số 100 nghìn người và chủ yếu làm nông nghiệp. Trong những
năm qua cùng sự phát triển chung của cả nước, Huyện đã và đang có những
thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là sự phát triển
của các trang trại chăn nuôi lợn thịt. Tuy nhiên, quy mô đàn trên địa bàn còn nhỏ
lẻ và manh mún, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghiệp hoá trong
chăn nuôi lợn chưa cao, môi trường chăn nuôi nhìn chung còn để ô nhiễm ảnh
hưởng đến đời sống các hộ dân xung quanh, việc kiểm soát dịch bệnh còn khó khăn.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu

đề tài: “Giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt ở huyện Phù Cừ,
tỉnh Hưng Yên”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng giải pháp phát triển trang trại chăn
nuôi lợn thịt ở huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển
trang trại chăn nuôi lợn thịt ở huyện Phù Cừ trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển trang trại
chăn nuôi lợn thịt.
- Đánh giá thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt ở huyện Phù
Cừ, tỉnh Hưng Yên.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trang trại chăn nuôi
lợn thịt ở huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển trang trại chăn nuôi
lợn thịt ở huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Vấn đề phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trên thế giới và Việt Nam
như thế nào?
- Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt ở địa bàn nghiên cứu
trong những năm qua như thế nào?
- Những yếu nào ảnh hưởng đến phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt ở
huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên?
- Những giải pháp nào nhằm phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt ở
huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt
trên địa bàn huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
- Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là các hộ, trang trại, khu chăn nuôi lợn;
nghiên cứu các hình thức tổ chức, các phương thức chăn nuôi, các mô hình liên kết
trong quá trình chăn nuôi lợn thịt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển trang trại
chăn nuôi lợn thịt, đánh giá các khả năng phát triển và đề xuất phương hướng
giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt ở vùng nghiên cứu.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Phù
Cừ, tỉnh Hưng Yên.
- Về thời gian:
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 03/2014 – 05/2015
+ Các số liệu điều tra và phân tích được lấy từ năm 2011 đến 2013



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm phát triển

Phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực. Bất
cứ trong lĩnh vực nào, sự phát triển đều thỏa mãn các thành tố như: sự tăng lên về
cả chất và lượng; sự thay đổi về cơ cấu, thể chế, chủng loại, tổ chức; sự thay đổi
về thị trường; và giữ công bằng xã hội, an ninh, trật tự (Nguyễn Phúc Thọ và Chu
Thị Kim Loan, 2013).
2.1.1.2 Khái niệm trang trại
- Trang trại nói chung là cơ sở sản xuất nông nghiệp, ở đây nói về trang
trại trong nền kinh tế thị trường thời kỳ công nghiệp hoá, với các khái niệm cụ
thể sau:
+ Trang trại là tổ chức sản xuất cơ sở của nền nông nghiệp sản xuất hàng
hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá.
- Trang trại là đơn vị sản xuất nông nghiệp độc lập tự chủ, là chủ thể pháp
lý có tư cách pháp nhân trong các quan hệ kinh tế xã hội.
- Trang trại có cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo sản xuất nông nghiệp,
có tổ chức lao động sản xuất kinh doanh, có quản lý kiểu doanh nghiệp (hạch
toán kinh tế).
- Trang trại là tổ chức sản xuất nông nghiệp có vị trí trung tâm thu hút các
hoạt động kinh tế của các tổ chức sản xuất tư liệu sản xuất, các hoạt động dịch vụ
và các tổ chức chế biến tiêu thụ nông sản.
+ Trang trại là loại hình sán xuất đa dạng và linh hoạt về tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.
- Trang trại có các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất và phương thức quản
lý khác nhau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

+ Trang trại gia đình là loại hình trang trại phổ biến nhất trong nông
nghiệp ở tất cả các nước, thường do các chủ gia đình làm chủ và quản lý sản xuất
kinh doanh của trang trại, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu và có thể sử dụng
lao động thuê ngoài, sở hữu một phần hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất (ruộng đất,

công cụ sản xuất, vốn …) cũng có thể đi thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ t liệu
sản xuất trên.
+ Trang trại tư bản tư nhân là loại hình trang trại nông nghiệp ít phổ biến
ở các nước, đến nay số lượng không nhiều thường là các trang trại tư bản tư
nhân, công ty cổ phần, sản xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng lao động làm thuê
kể cả lao động sản xuất và lao động quản lý.
- Trang trại thường có các qui mô khác nhau (nhỏ, vừa và lớn ) song song
tồn tại lâu dài với sự thay đổi về cơ cấu tỷ lệ và qui mô trung bình… Trang trại
thờng có các cơ cấu sản xuất khác nhau với cơ cấu thu nhập khác nhau, trong và
ngoài nông nghiệp, với phơng thức quản lý kinh doanh khác nhau (chuyên môn
hoá, đa dạng hoá sản phẩm) với trình độ năng lực sản xuất khác nhau.
Tóm lại: Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm,
ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập. Sản xuất được tiến hành
trên qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn, với
cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao: hoạt động tự chủ và
luôn gắn với thị trường (Uông Thị Phượng, 2009).
2.1.1.3 Khái niệm trang trại chăn nuôi, trang trại chăn nuôi lợn thịt.
- Cũng như khái niệm về trang trại nói chung, ta đi vào xem xét khái niệm
cụ thể về trang trại chăn nuôi.
- Trang trại chăn nuôi là một tổ chức sản xuất cơ sở nền sản xuất kinh tế
trong nông nghiệp với nông sản hàng hoá là sản phẩm của chăn nuôi đại gia súc,
gia cầm…Đó là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạt
động kinh doanh nông nghiệp, xét ở phạm vi chăn nuôi. Bao gồm các hoạt động
trước và sau sản xuất nông sản hàng hoá xung quanh các trục trung tâm là hệ
thống các trang trại chăn nuôi ở các vùng kinh tế khác nhau (Lê Trọng, 2006).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

- Trang trại chăn nuôi cũng là sản phẩm của thời kỳ công nghiệp hoá,

quá trình hình thành và phát triển các trang trại gắn liền với quá trình công
nghiệp hoá từ thấp đến cao, tỷ trọng hàng hoá từ thấp đến cao cũng như trình
độ sản xuất, qui mô và năng lực sản xuất đáp ứng đợc nhu cầu sản phẩm hàng
hoá nh thịt, trứng, sữa… trên thị trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế thị
trường hiện nay (Lê Trọng, 2006).
- Trang trại chăn nuôi là một nền tảng lớn của một hệ thống kinh tế trang
trại nói chung, là một bộ phận của nền sản xuất trong nông nghiệp, khác với các
nghành sản xuất khác: Lâm nghiệp hay Thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện
đất đai, khí tượng và thời tiết như đối với chăn nuôi đó chỉ là những ảnh hởng tác
động đến vật nuôi, nó phụ chính vào điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của các trang
trại. Sản phẩm của chăn nuôi nó phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của đại đa số
nguời dân trong cả nước (Lê Trọng, 2006).
- Trang trại chăn nuôi là sự phát triển tất yếu của qui luật sản xuất hàng
hoá, trong điều kiện kinh tế thị trờng, xuất phát từ nhu cầu thị trường, do vậy các
yếu tố đầu vào như vốn, lao động, giống, khoa học công nghệ, cũng như các sản
phẩm đầu ra như thịt, trứng, sữa đều là hàng hoá (Lê Trọng, 2006).
- Trang trại chăn nuôi lợn thịt là:
Vậy có thể đúc kết lại khái niệm về trang trại chăn nuôi lợt thịt nó là một
hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp với mục đích chủ yếu là sản
xuất hàng hoá như: thịt…Với qui mô đất đai, các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình
độ kỹ thuật cao, có tổ chức và quản lý tiến bộ, có hạch toán kinh tế như các
doanh nghiệp (Lê Trọng, 2006).
d. Khái niệm phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt
Phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt nhằm khai thác, sử dụng có hiệu
quả đất đai, vốn kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp
bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói
giảm nghèo, phân bố lại lao động dân cư, xây dựng nông thôn mới và là một
trong những loại hình kinh tế trang trại chiếm tỷ trọng tương đối lớn và đang có
xu hướng phát triển ngày càng mạnh ở các vùng sinh thái trên phạm vi cả nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7

Nó có liên quan đến khía cạnh kỹ thuật, quản lý, nên đã thu hút sự quan tâm
nghiêm cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý nhằm góp phần thúc đẩy
phương thức chăn nuôi quan trọng này phát triển có hiệu quả và bền vững
(Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2006)
2.1.2 Vị trí và vai trò phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt
2.1.2.1 Vai trò của chăn nuôi
Chăn nuôi là một trong hai nghành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, với
đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp
ứng nhu cầu của con người. Nghành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị
kinh tế cao như thịt, trứng, sữa, mật ong, nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng
thiết yếu hàng ngày của người dân. Một xu hướng tiêu dùng có tính quy luật
chung là khi xã hội phát triển thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi ngày
càng tăng lên một cách tuyệt đối so với các sản phẩm nông nghiệp nói chung.
Chăn nuôi là ngành cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên liệu qu ý giá cho các
nghành công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu. Chăn nuôi là nghành có
vài trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm tươi sống và sản phẩm chế
biến có giá trị kinh tế cho xuất khẩu.
Trong nông nghiệp ngành trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành có mối
quan hệ khăng khít hỗ trợ nhau. Chăn nuôi cung cấp cho trồng trọt nguồn phân
hữu cơ quan trọng không chỉ có tác động tăng năng suất cây trồng mà còn có tác
dụng cải tạo đất, tái tạo hệ vi sinh vật và bảo vệ cân bằng sinh thái. ở nhiều vùng,
trong sản xuất ngành trồng trọt vẫn cần sử dụng sức kéo củ động vật cho các hoạt
động canh tác và vận chuyển. Mặc dù rằng vai trò của chăn nuôi đối với ngành
trồng trọt có xu hướng giảm xuống, song vai trò của chăn nuôi nói chung ngày
càng tăng lên.
Như vậy chăn nuôi đã ngày càng khẳng định vai trò to lớn đối với sản xuất
và trong đời sống. Chăn nuôi đã thể hiện được vai trò của một trong hai ngành chủ
chốt của nông nghiệp lĩnh vực cung cấp sản phẩm thiết yếu của con người và cung

cấp sức sản xuất trong nông nghiệp (Uông Thị Phượng, 2009).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

2.1.2.2 Vai trò của trang trại chăn nuôi
Trang trại chăn nuôi nói riêng và trang trại nói chung là hình thức tổ chức
sản xuất nông nghiệp chủ yếu của nền sản xuất hàng hoá. Vì vậy trang trại có vai
trò hết sức quan trọng trong việc sản xuất lương thực thực phẩm cung cấp cho xã
hội. Trang trại là tế bào kinh tế quan trọng để phát triển NN- NT thực hiện sự
phân công lao động xã hội (Nguyễn Điền, 1994).
Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu với điểm xuất phát thấp từ nền
sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp lên nền sản xuất hàng hoá . Bởi thế sự gia
nhập của hình thức sản xuất kinh tế trang trại chăn nuôi nó sẽ góp phần tích cực
tới sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá chung. Nông nghiệp theo nghĩa hẹp
thì chăn nuôi chiếm 29,2% trong tổng giá trị sản xuất nghành Nông Nghiệp.
Chăn nuôi đã ngày càng góp phần quan trọng như một lĩnh vực mang lại giá trị
kinh tế cao, cung cấp sức kéo, ở đây tuyệt đại bộ phận nông sản phẩm cung cấp
cho xã hội được sản xuất ra từ các trang trại gia đình.
Nước ta kinh tế trang trại mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây.
Song vai trò tích cực và quan trọng của kinh tế trang trại chăn nuôi đã thể hiện
khá rõ nét cả về mặt kinh tế cũng như mặt xã hội và môi trường.
Kinh tế các trang trại chăn nuôi góp phần chuyển dịch cấu kinh tế, phát
triển các vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo
nên những vùng chuyên môn hoá cao mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp
chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế
trang trại chăn nuôi ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai
thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp
nông thôn so với kinh tế nông hộ. Do vậy phát triển kinh tế trang trại góp phần
tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp và kinh tế nông

thôn (Nguyễn Điền, 1994).
Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi góp phần quan trọng
làm tăng hộ giàu trong nông thôn giảm hộ nghèo, tạo thêm việc làm tăng thêm
thu nhập cho lao động. Điều này rất có ý nghĩa trong giải quyết vấn đề lao động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

và việc làm, một trong những vấn đề bức xúc của nông nghiệp nông thôn nước ta
hiện nay. Mặt khác phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi còn góp phần thúc đẩy
phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân
về cách thức tổ chức và quản lí sản xuất kinh doanh trong đó có phát triển kinh
tế trang trại góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới
bộ mặt xã hội nông thôn nước ta (Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly, 1996).
Về mặt môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ vì lợi ích thiết thực và
lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan
tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh
thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng.
Phát triển trang trại như một tất yếu khách quan để tạo ra một nền sản xuất
nông nghiệp bền vững.
2.1.3 Đặc điểm của trang trại chăn nuôi lơn thịt
Mỗi loài sinh vật đều có những đặc điểm, quy luật riêng về sinh trưởng,
phát triển. Để đảm bảo vật nuôi phát triển tốt cần phải lưu ý những đặc điểm về
kinh tế - kỹ thuật của loài.
* Con giống
Hiện nay ở nước ta có những giống lợn nội chính gồm : Móng Cái, Ba
Xuyên và Thuộc Nhiêu. Đặc điểm giống lợn truyền thống Việt Nam rất nhiều mỡ
và sinh trưởng chậm. Do vậy, những giống lợn truyền thống này không phù hợp
với nhu cầu phát triển kinh tế. Cũng chính vì thế, hiện nay, người dân Việt Nam
có xu hướng nuôi những con lợn lai nhập ngoại. Điều này đã khiến cho Việt Nam
đang mất dần đi những giống lợn bản địa. Theo một số tài liệu ghi chép Việt

Nam có khoảng 60 giống lợn, nhưng hiện vẫn chưa có con số nào thống kê chính
thức lợn giống của Việt Nam còn bao nhiêu. Trong thời gian qua, một số giống
lợn địa phương đã bị mai một. Hiện chúng ta chỉ còn lợn Móng Cái. Còn lợn ỉ,
lợn Mường Khương đang có nguy cơ tuyệt chủng (Phạm Sỹ Hiệp, 2010).
Một xu hướng không thể tránh khỏi là các giống lợn nội đang dần được
thay thế bởi các lợn ngoại cao sản, đặc biệt ở nhiều trang trại quy mô lớn có trình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

độ chăn nuôi thâm canh và đầu tư cao. Hiện những giống lợn ngoại xâm nhập
vào Việt Nam khá nhiều nhưng có một số giống chính: Lợn Yorkshire (lợn trắng
to hay gọi là lợn đại bạch), Lợn Landrace nhập ngoại từ Đan Mạch, Lợn Duroc
nhập khẩu từ Mỹ, Lợn Bietrain nhập ngoại từ Bỉ. Có thể nói bốn giống lợn nhập
ngoại này được lai tạo tương đối phổ biến.
Theo Đặng Vũ Bình (2007): “Giống lợn Việt Nam được coi là mắn đẻ, đẻ
nhiều con tương đương với các giống nhập ngoại.” Sử dụng các giống lợn thuần
chất lượng cao phù hợp với điều kiện sản xuất và môi trường nhiệt đới nước ta là
điều kiện tiên quyết để tối ưu lợi nhuận trong chăn nuôi lợn tập trung. Do vậy, các
giống lợn nội cần được bảo tồn và cải thiện tiềm năng di truyền để lai tạo với các
giống nhập nội cung cấp con lai phù hợp với điều kiện sản xuất trong từng vùng
đất nước.
* Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn
Quản lý dinh dưỡng và thức ăn phù hợp là rất quan trọng cho các hoạt
động chăn nuôi lợn, quản lý thức ăn, dự trữ an toàn, pha chế khẩu phần ăn tối ưu
và phân phát kịp thời gian là quyết định quản lý mà có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
sức khỏe tài chính của hoạt động.
Trên các hoạt động chăn nuôi lợn hiện đại, quản lý thức ăn được sử dụng
không chỉ để làm tối ưu năng suất lợn, mà còn để đề phòng và điều trị bệnh cho
lợn, làm giảm lãng phí dinh dưỡng và các mùi khó chịu, làm giảm rủi ro do vi
khuẩn Salmonella trong sản phẩm thịt lợn sử dụng cuối cùng.

Trong chăn nuôi thức ăn chiếm tới 63 - 67% giá thành sản phẩm chăn
nuôi, do đó chọn loại thức ăn phù hợp là rất quan trọng. Thức ăn dùng cho chăn
nuôi lợn có rất nhiều loại, nhưng có thể phân làm 4 nhóm thức ăn chủ yếu sau:
Nhóm thức ăn giàu năng lượng (Nhóm nguyên liệu thức ăn có giá trị năng lượng
cao từ 2.500 - 3.000 Kcal/kg nguyên liệu (tính theo vật chất khô), chủ yếu cung
cấp năng lượng cho các hoạt động như đi lại, thở, tiêu hóa thức ăn và góp phần
vào việc tạo nên các sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa, tinh dịch, thai, );
Nhóm thức ăn giàu đạm (Nhóm thức ăn có hàm lượng đạm cao chủ yếu tổng hợp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

thành đạm của cơ thể); Nhóm thức ăn giàu khoáng (Nhóm nguyên liệu thức ăn có
hàm lượng các chất khoáng cao để tham gia vào quá trình cấu tạo xương và các
bộ phận khác); Nhóm thức ăn giàu vitamin (Nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm
lượng vitamin cao, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể) (Vũ Duy
Giảng và cs, 1997).
Lợn ở các lứa tuổi khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy
người chăn nuôi cần nắm vững đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng của từng loại lợn ở
các giai đoạn phát triển khác nhau để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần cho
lợn phát triển tốt. Ngoài ra nước uống cũng là nhu cầu rất cần thiết cho đời sống
của sinh vật nói chung, "đói vài ngày không chết được chứ khát thì hãy coi
chừng"! Vì vậy cũng cần quan tâm đến lượng nước uống hàng ngày của lợn.
Chất lượng nước uống phải sạch, mát, đảm bảo vệ sinh, không bị nhiễm vi sinh
vật hay các ký sinh trùng gây bệnh (Vũ Duy Giảng và cs, 1997).
* Chuồng trại và chăm sóc
Cho tới nay việc thiết kế xây dựng chuồng trại cho lợn ở nước ta còn phụ
thuộc vào tình hình thực tế của các cơ sở, thường chưa tuân thủ nghiêm ngặt các
quy định có tính khoa học.
Trong chăn nuôi lợn tập trung có nhiều kiểu chuồng khác nhau nhưng hầu
hết người chăn nuôi cũng thiết kế sao cho hợp với khí hậu của địa phương, giảm

chi phí mà phải đảm bảo được tính bền vững và phù hợp với đặc điểm sinh lý của
từng loại lợn.
Dựa trên quy mô cơ cấu đàn lợn, chu kỳ nuôi (ngắn hạn hay dài hạn) để
xác định mặt bằng của công trình chính và phụ phù hợp với đặc điểm sinh lý của
từng loại lợn, thuận tiện trong việc chăm sóc và đảm bảo vệ sinh phòng dịch.
Đảm bảo các yêu cầu cơ bản:
- Chuồng trại phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chống được những
cơn bão giông có thể hất nước vào chuồng. Đặc biệt là phải phù hợp với đặc
điểm sinh lý của lợn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

- Chuồng trại phải thuận tiện cho việc phân phối thức ăn và nước uống
cho lợn, không làm lãng phí thức ăn và công chăm sóc nuôi dưỡng.
- Khi xây dựng chuồng trại phải tính toán hiệu quả kinh tế (vừa đảm bảo đủ
nhu cầu của chuồng nuôi nhưng lại tiết kiệm được sức lao động và nguyên vật liệu).
- Kết hợp được các kiểu chuồng nuôi hiện đại và truyền thống để có
những kiểu chuồng nuôi phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, đồng thời có khả
năng tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của gia đình và địa phương.
- Đảm bảo vệ sinh và an toàn dịch bệnh cho đàn lợn và sức khỏe cho con người.
Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống báo cáo, kế toán, kiểm tra, kiểm soát
thật chặt chẽ và chính xác. Bao gồm một số yếu tố như : Nhiệt độ, nước uống,
mật độ chăn nuôi, các khu nuôi khác nhau
Công tác thú y cũng cần phải được coi trọng, đặc biệt là từ thú y cấp cơ
sở. Chăm sóc và phòng bệnh cho lợn bằng qui trình vacxin và qui trình thuốc kháng
sinh. Về hai qui trình này tùy thuộc vào áp lực của từng trại và từng vùng khác nhau
để áp dụng cho phù hợp (Võ Trọng Hốt và Nguyễn Thiên, 2009).
2.1.4 Nội dung phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt
2.1.4.1 Quy hoạch phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt
Phát triển chăn nuôi bền vững đã được Chính Phủ và Bộ Nông Nghiệp

định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2020, trong đó có quy hoạch lại ngành
chăn nuôi.
Với điều kiện đất đai, địa hình tự nhiên, thời tiết khí hậu và kinh nghiệm
thực tiễn, cần quy hoạch tổng thể lại cho ngành chăn nuôi.
Trước tiên, cần quan tâm đến các yếu tố thời tiết khí hậu và địa hình tự
nhiên cho hai nhóm vật nuôi sau:
+ Với chăn nuôi loại gia súc ăn cỏ, tuy nó không cạnh tranh với lương thực
của con người, song nó đòi hỏi những vùng đất tương đối tốt và rộng. Do vậy cần
kế hoạch có thời hạn để tập trung dầu tư cho thủy lợi phục vụ trồng cỏ thâm canh;
ở những vùng có tiềm năng phát triển gia súc có sừng, cũng cần quan tâm đến các
nguồn phụ phế phẩm từ ngành công nghiệp chế biến (Lê Thanh Hải, 2008).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

+ Với chăn nuôi lợn, đặc điểm chính của loại vật nuôi này là không cạnh
tranh với đất canh tác màu mỡ, nhưng phải tránh được ô nhiễm nguồn nước và
môi trường.
Để tiết kiệm đất cho sản xuất nông nghiệp ở những vùng sản xuất nông
nghiệp cần áp dụng kỹ thuật chuồng trại mới. Ví dụ: với diện tích 195m2 có
thể nuôi dược 10 lợn nái và 180 lợn thịt năm, an toàn dịch bệnh cao, chăm sóc
và quản lý nhẹ nhàng; giảm tỷ lệ hao hụt; tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
lợn (Lê Thanh Hải, 2008).
2.1.4.2. Phát triển cơ sở hạ tầng chăn nuôi lợn trang trại
Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng của một địa phương là điều kiện quan
trọng quyết định đến sự phát triển của sản xuất vì thế mà không những được sự
đầu tư quan tâm của nhà nước và tỉnh. Hàng năm nguồn vốn đầu tư vào xây dựng
cơ sở hạ tầng chiếm một lượng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thay thế đư
ợc, có ý nghĩa
quyết định đối với việc hình thành và phát triển của kinh tế trang trại. Dựa vào

địa hình đặc thù của từng vùng mà đất đai được sử dụng vào xây dựng mô hình
trang trại phù hợp với địa hình đó.
Hiện nay, quỹ đất được sử dụng ở các trang trại có nguồn gốc phong phú
nhưng tập trung chủ yếu từ những nguồn sau:
- Đất nông nghiệp được nhà nước khoán giao cho thuê, đất khoán của các
nông lâm trường, thuê của chính quyền địa phương, đất trống đồi trọc, bãi bồi ven
sông, mặt nước chưa thuộc quy hoạch được các hộ đầu tư bỏ vốn khai hoang cải tạo.
Ngoài ra các trang trại cần đầu tư hệ thống giao thông, đường đi vào trang trại
để có thể thuận lợi cho việc tiêu thụ cũng như vận chuyển thức ăn vào cho đàn lợn.
Bên cạnh đó, các trang trại cần đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại một cách khoa
học, gần các ao để tiện cho việc tắm cho lợn và rửa chuồng trại (Vũ Đình Tôn, 2009).
2.1.4.3 Nâng cao trình độ quản lý và kỹ thuật cho chủ trang trại
Cần hỗ trợ và thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn
trang trại do các hộ chăn nuôi lợn trang trại quy mô nhỏ và vừa đã đạt kết quả
cao và những chuyên gia giỏi có kinh nghiệm thực tế về: kỹ thuật ghép phối
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

giống trong sản suất lợn thương phẩm qua gieo tinh nhân tạo, đạt năng suất và tỷ
lệ nạc cao; an toàn dịch bệnh; kỹ thuật nuôi dưỡng các loại lợn; kỹ thuật chuồng
trại: vệ sinh môi trường và giết mổ sạch, giúp người nông dân vươn lên trong sản
xuất trang trại theo từng giai đoạn (Lê Thanh Hải, 2008).
Thành lập nhóm - tổ kỹ thuật nòng cốt (nông dân chăn nuôi giỏi) ở từng
HTX chăn nuôi lợn trang trại kiểu mới để hỗ trợ các hộ mới bắt đầu phát triển
chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa.
Đẩy mạnh tuyên truyền, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho các HTX
mô hình chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa hình thành bằng chính nội lực
của bản thân và gia đình họ. Qua hệ thống thông tin nhà nước và các địa phương
tuyên truyền phát triển chăn nuôi lợn trang trại quy mô nhỏ thành một chương
trình thường xuyên và sâu rộng để thúc đẩy mọi người dân tham gia chương trình

một trăm ngàn trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ và vừa khi chính thức được
khả thi.
Trình độ kiến thức, kỹ thuật, kiến thức quản lý trang trại của người chăn
nuôi: Chăn nuôi trang trại đòi hỏi người chăn nuôi phải có nhận thức cao về kỹ
thuật chăn nuôi, về thị hiếu thị trường, người dân phải là người sáng suốt, quyết
đoán, dám thử sức và chấp nhận. Có như vậy, họ mới dám đầu tư, mới chủ động
trong sản xuất kinh doanh. Phần lớn chăn nuôi sử dụng lao động nông hộ, nhân
lực của hộ là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực
tiếp tới phương hướng, hiệu quả và quy mô sản xuất của hộ. Đặc biệt là tuổi, giới
tính, số năm kinh nghiệm, năng lực quản lý, trình độ của chủ hộ, quyết định đến
việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, khả năng chấp nhận rủi ro, mức độ mạnh dạn đầu
tư sản xuất kinh doanh. Vì vậy, có thể nói nguồn nhân lực là một trong những
nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng công nghệ nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt
theo hướng trang trại (Lê Thanh Hải, 2008).
2.1.4.4 Phát triển kỹ thuật và công nghệ chăn nuôi lợn thịt
Trong ngành chăn nuôi lợn hiện tại chúng ta đã có đàn lợn tốt với nhiều
nguồn gen quý. Hơn 20 năm qua nhiều chương trình nghiên cứu và phát triển
giống lợn của nhà nước, có thể khẳng định được nguồn giống hiện có cho đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

nay có thể cơ bản ổn về chết lượng, còn số lượng thuộc vào giải pháp nhân giống
của chúng, nhất là các đàn giống trong chương trình hỗ trợ giống của nhà nước.
Song muốn đàn giống ngày càng được cải thiện về di truyền, nâng cao năng suất
của các tính trạng sản xuất cần tổ chức và hình thành hệ thống đăng ký và quản
lý giống Quốc gia mang tầm chiến lược. Hiện nay không một nước chăn nuôi
tiên tiến nào trên thế giới lại không có hệ thống đăng ký và quản lý giống Quốc
gia (head book) nhờ đó đàn lợn của họ luôn được cải thiện về năng suất và chất
lượng sản phẩm do nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng theo từng giai đoạn.
Ngày nay nhiều tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn trên thế giới và trong

nước đã được áp dựng ở Việt Nam như. Chọn lọc và lai tạo ra những đàn lợn thịt
có mỡ dắt trong thịt từ 2 - 4% giúp thịt lợn có vị thơm, độ mềm và ngon. Nâng
cao tỷ lệ nạc, giảm mỡ, giảm chi phí thức ăn. Tăng khả năng tăng trọng; giảm
thời gian nuôi thịt; tăng số con sống trong một lứa
Sử dụng các sản phẩm từ dược thảo thay kháng sinh, tăng sức đề kháng và
thức ăn tăng chất lượng thịt (hương thảo). Loại thức ăn hỗ trợ để lợn nái đồng
loạt lên giống đạt 80% sau cai sữa lợn con 7 - 10 ngày và tăng số con bình quân
0,5 con/1ứa. Thức ăn cho lợn con đạt 31 kg/con lúc 70 ngày tuổi; thức ăn cho lợn
con theo mẹ và tập ăn giúp cai sữa sớm cho lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi để tăng
2,5 lứa đẻ/nái/năm. Những tiến bộ kỹ thuật này đã giúp ngành chăn nuôi lợn phát
triển cả về số và chất lượng (Lê Thanh Hải, 2008).
2.1.4.5 Tổ chức sản xuất ngành hàng trong chăn nuôi lợn thịt
Khi tổ chức chăn nuôi lợn thịt cần có đầu ra ổn định, các địa phương cần tổ
chức sản xuất theo chuỗi ngành hàng dọc "Từ chăn nuôi -> giết mổ sạch - > thị
trường” theo chuỗi dọc này người chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, người phân phối
đều yên tâm về số và chất lượng sản phẩm kể cả giá cả mua bán khi họ liên kết lại
với nhau. Từng loại công việc sẽ liên kết theo chuỗi ngang giữa các nhà chăn nuôi;
giữa các nhà giết mổ và giữa các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm trong các hợp tác
xã kiểu mới thông qua sự phát triển các hiệp hội chuyên môn nhằm ổn định sản
xuất, bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng (Lê Thanh Hải, 2008).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16

2.1.4.6. Giải quyết vấn đề môi trường trong chăn nuôi lợn thịt trang trại
Trong những năm qua, dù có nguy cơ dịch bệnh, nhưng ngành chăn nuôi
phát triển tương đối khá, đàn gia súc, gia cầm hàng năm tăng từ 4-4,5%. Quy mô
chăn nuôi trong các hộ nông dân và các trang trại ngày càng tăng, nhờ đó đã đóng
góp đáng kể vào tổng thu nhập của hộ nông dân. Chăn nuôi phát triển, đó là dấu
hiệu rất đáng mừng nhưng việc các làng nghề tham gia chế biến nông sản thực

phẩm phát triển mạnh, lò giết mổ gia súc, gia cầm của tư nhân mọc lên khắp nơi,
thường đan xen với khu dân cư lại là những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm
môi trường, tác động xấu đến sinh thái, ở nhiều nơi đã đến mức báo động nghiêm
trọng. Việc xử lý chất thải chăn nuôi, chất thải lò mổ, chất thải sinh hoạt là một
yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước và
nguồn dịch bệnh gây ra cho con người và động vật (Tổng cục Thống kê, 2013).
Chất thải chăn nuôi bao gồm chất khí như: mùi khai (NH3), mùi thối
(SH2); các vi sinh vật độc hại, chất thải rắn như phân và các chất độn chuồng,
đang là một vấn đề khá bức xúc trong tất cả các phương án phát triển chăn nuôi
từ quy mô nông hộ vừa đến chăn nuôi công nghiệp trang trại lớn. Chất thải chăn
nuôi có thể làm nguy hại tới độ phì đất, nếu không quản lý tốt có thể gây ô nhiễm
đất do nhiễm các kim loại nặng, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm; chất thải chăn
nuôi còn phát thải vào khí quyển nhiều khí nhà kính như CO2, NH3, N2, Song
chất thải vật nuôi lại có thể trở thành nguồn tài nguyên quý giá nếu chúng ta biết
tái sử dụng chúng làm vật tư cho ngành trồng trọt và thủy sản. Điều này làm tăng
hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và giảm giá thành nông sản phẩm, tăng thu
nhập, mặt khác nhờ được quản lý tốt nên nguồn ô nhiễm môi trường do chất thải
vật nuôi gây ra được giảm thiểu tối đa.
Tuy nhiên, quản lý chất thải trong chăn nuôi như thế nào hiện vẫn là vấn
đề nóng bỏng, phức tạp và rất nhiều khó khăn. Chăn nuôi theo phương thức đa
con, chăn nuôi còn lẫn trong khu dân cư và hệ thống xử lý chất thải còn khá thô
sơ, thậm chí nhiều hộ chăn nuôi còn chưa thực sự chú ý đến xử lý chất thải từ
đàn vật nuôi của mình để giảm thiểu ô nhiễm, phòng ngừa bệnh tật cho đàn gia

×