Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa nếp tan co giàng tại tân uyên, lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.34 MB, 90 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




TRẦN ĐỨC VƯỢNG



ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA NẾP
TAN CO GIÀNG TẠI TÂN UYÊN – LAI CHÂU




CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ NGÀNH: 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN CƯƠNG




HÀ NỘI – 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i



LỜI CAM ĐOAN

- Tác giả xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
- Tác giả xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn


Trần Đức Vượng











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và

người thân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS-TS. Nguyễn Văn
Cương, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi về chuyên môn
trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Di Truyền và
Giống Cây Trồng - Khoa Nông Học - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều
kiện hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện tốt
đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ phòng Nông Nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện Lai Châu, hai chủ hộ mô hình thí nghiệm đã quan tâm, ủng hộ và
hỗ trợ tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu tốt đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình người thân, anh
em, bạn bè những người luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập, công tác và thực hiện luận văn.
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn


Trần Đức Vượng



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC



Lời cam đoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích yêu cầu của đề tài 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam 3
1.1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 3
1.1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 7
1.2 Tình hình nghiên cứu lúa nương trên thế giới và ở Việt Nam 9
1.2.1 Tình hình nghiên cứu lúa nương trên thế giới 9
1.2.2 Tình hình nghiên cứu lúa nương ở Việt Nam 11
1.3 Đặc điểm sinh trưởng của cây lúa 13
1.4 Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa 15
1.4.1 Vai trò của phân bón 15
1.4.2 Một số nghiên cứu về lượng đạm bón cho lúa trên thế giới và ở
Việt Nam 18
1.5 Một số nghiên cứu về mật độ cho lúa trên thế giới và ở Việt Nam 26
1.5.1 Một số nghiên cứu về mật độ cho lúa trên thế giới 26
1.5.2 Một số nghiên cứu về mật độ, số dảnh cấy cho lúa ở Việt Nam 27
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Vật liệu nghiên cứu 31
2.2 Nội dung nghiên cứu 31
2.3 Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1 Bố trí thí nghiệm 31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv

2.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi 33
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 37
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1 Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các giai đoạn sinh
trưởng của Nếp Tan Co Giàng trong vụ Mùa tại Tân Uyên – Lai Châu. 38
3.2 Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái tăng
trưởng chiều cao của giống Nếp Tan Co Giàng 41
3.3 Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái đẻ nhánh
của giống Nếp Tan Co Giàng 43
3.4 Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái ra lá của
giống Nếp Tan Co Giàng 46
3.5 Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến các chỉ tiêu sinh lý
của giống Nếp Tan Co Giàng. 48
3.5.1 Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến chỉ số diện tích
lá (LAI) 48
3.5.2 Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến khả năng tích lũy
chất khô và tốc độ tích lũy chất khô của giống Nếp Tan Co Giàng 50
3.6 Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến mức độ nhiễm
sâu bệnh hại của giống Nếp Tan Co Giàng 51
3.7 Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất 54
3.8 Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến năng suất, hệ số
kinh tế 57
3.9 Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến hiệu quả kinh tế 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
1 Kết luận 61
2 Đề Nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC 65

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CCCC
CT
ĐNR
HSĐN
HSĐNHH
HSKT
KLTLCK
NSLT
NSSVH
NSTT
SLCC
SNHH
STT
TGST
TLHC
TSC

Chiều cao cây cuối cùng
Công thức
Đẻ nhánh rộ
Hệ số đẻ nhánh
Hệ số đẻ nhánh hữu hiệu
Hệ số kinh tế

Khối lượng tích lũy chất khô
Năng suất lý thuyết
Năng suất sinh vật học
Năng suất thực thu
Số lá cuối cùng
Số nhánh hữu hiệu
Số thứ tự
Thời gian sinh trưởng
Tỷ lệ hạt chắc
Tuần sau cấy




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của thế giới qua các năm 4
1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của một số quốc gia và khu vực
trên thế giới năm 2012 5
1.3 10 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2011 và dự báo
năm 2012 6
1.4 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam qua các năm 8
3.1 Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các giai đoạn
sinh trưởng của Nếp Tan Co Giàng trong vụ Mùa 2014 (ngày) 40
3.2 Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến tăng trưởng chiều

cao của giống Nếp Tan Co Giàng trong vụ mùa 2014. 42
3.3 Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái đẻ nhánh
của giống Nếp Tan Co Giàng vụ Mùa 2014 tại Tân Uyên 44
3.4 Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái ra lá của
giống Nếp Tan Co Giàng vụ Mùa 2014 tại Tân Uyên – Lai Châu. 47
3.5 Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến chỉ số diện tích
lá (LAI) 49
3.6 Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến khả năng tích lũy
chất khô giống Nếp Tan Co Giàng vụ mùa 2014 51
3.7 Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến tình hình phát sinh
phát triển sâu, bệnh trên Nếp Tan Co Giàng trong vụ Mùa 2014 53
3.8 Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất 55
3.9 Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến năng suất, hệ
số kinh tế 57
3.10 Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến hiệu quả kinh
tế của Nếp Tan Co Giàng 59
3.1 Bảng mô tả giống Nếp Tan Co Giàng (theo TCN 395"2006 của Bộ
N&PTNT) 67

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa.L) là một trong năm loại cây lương thực chính của thế
giới. Cây lúa cung cấp lương thực và đảm bảo sự sống cho hơn một nửa dân số toàn
cầu, đặc biệt là trên 90% dân số châu Á.
Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, cung cấp năng lượng

lớn nhất cho con người, bình quân 180-200 kg gạo/ người/ năm tại các nước châu Á
, khoảng 10 kg/ người/ năm tại các nước châu Mỹ và là nguồn sinh kế chủ yếu của
nông dân. Cây lúa còn góp phần tạo việc làm cho người dân nông thôn tại các quốc
gia đang phát triển châu Á, châu Phi.
Ở Việt Nam, dân số trên 90 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo
làm lương thực chính. Việt Nam là nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa thích
hợp cho cây lúa sinh trưởng, phát triển. Ở đây, cây lúa được canh tác bằng những
hình thức khác nhau tùy theo điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, miền. Trong đó, lúa
nương được xem là hình thức canh tác phổ biến còn gạo nương thì được xem là gạo
đặc sản truyền thống của bà con nông dân vùng trung du và miền núi.
Lai Châu là một tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Ở đây nông dân
thường trồng một số giống lúa chất lượng cao như Khẩu Ký, Khẩu nẩm pua,
Khẩu tan nương, Khẩu mang, Nếp Tan, nếp địa phương Đặc biệt, Nếp Tan Co
Giàng ở huyện Tân Uyên là giống có khả năng sinh trưởng và phát triển nhưng
dài ngày (khoảng 150 ngày), chiều cao thân cây khoảng 0,9-1,1 m, có năng suất
khá, chất lượng gạo tốt, màu trắng đục, thơm, dẻo, cơm ngon, được nhiều thị
trường ưa chuộng, và rất quan trọng vì bán được giá, người trồng lúa có lãi (báo
cáo nghiệm thu, phòng Nông nghiệp huyện Tân Uyên, Lai Châu). Tuy nhiên,
năng suất và chất lượng giống chịu ảnh hướng tổng hợp của rất nhiều yếu tố
trong đó mật độ và phân bón là hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn. Về ảnh hưởng
của dinh dưỡng cho lúa Nếp Tan, các nghiên cứu chưa đề cập đến nhiều về liều
lượng và kỹ thuật sử dụng phân bón đa lượng. Việc bón phân không cân đối, kỹ
thuật bón chưa hợp lý của nông dân làm hạn chế đến năng suất, không phát huy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

hết tiềm năng của giống. Do vậy, sự cần thiết nghiên cứu về vai trò của các
nguyên tố đa lượng và biện pháp kỹ thuật sử dụng phân bón hợp lý cho lúa, đảm
bảo tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp làm cơ sở cho địa phương chỉ đạo
và định hướng cho sản xuất của vùng.

Từ thực tiễn trên, để có thêm cơ sở khoa học cho công tác khuyến cáo, áp
dụng trong sản xuất lúa, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh
hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống
lúa Nếp Tan Co Giàng tại Tân Uyên – Lai Châu”.
2. Mục đích yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích:
Xác định được mật độ và lượng phân bón thích hợp cho giống lúa Nếp Tan
Co Giàng tại Tân Uyên – Lai Châu từ đó thiết lập quy trình canh tác cho giống lúa
này tại địa phương.
2.2.Yêu cầu:
- Tìm hiểu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến sinh
trưởng phát triển và năng suất của giống Nếp Tan Co Giàng tại Pắc Ta.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến sinh
trưởng phát triển và năng suất của giống Nếp Tan Co Giàng tại Thân Thuộc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa (Oryza sativ.L) là một loại cây ngũ cốc có lịch sử lâu đời, được con
người trồng cách đây từ hơn 10 nghìn năm và là cây lương thực quan trọng đứng
hàng thứ hai sau lúa mỳ. Cây lúa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, do khả năng thích
nghi rộng nên cây lúa được trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới
(Nguyễn Tuấn Thành, 2013). Theo số liệu thống kê của tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), tính đến năm 2006, toàn thế giới có 114 nước trồng lúa,
phân bố ở tất cả các châu lục. Trong đó, châu Phi – 41 nước, châu Á - 30 nước, Bắc
Trung Mỹ - 14 nước, Nam Mỹ - 13 nước, châu Âu - 11 nước và châu Đại Dương - 5
nước. Nhưng phân bố tập trung ở châu Á từ 30 vĩ độ Bắc đến 10 vĩ độ Nam. Trong

vài ba thập kỷ gần đây, tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới đã có mức tăng
trưởng đáng kể. Tổng sản lượng lúa tăng 70% trong vòng 32 năm, nhưng do sự
bùng nổ dân số nhất là ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La
Tinh nên vấn đề an ninh lương thực vẫn là vấn đề cấp bách cần được quan tâm
trong những năm trước mắt và lâu dài.
Thống kê của FAO năm 2013 cũng cho thấy, diện tích trồng lúa trên thế giới
tăng lên rõ rệt từ năm 1961- 1980. Trong vòng 19 năm, diện tích trồng lúa đã tăng
từ 115,4 lên 144,4 triệu ha, bình quân tăng 1,5 triệu ha/năm. Từ năm 1980 đến năm
2012, diện tích lúa toàn thế giới tăng chậm, thậm chí có thời gian giảm xuống (năm
2007 diện tích lúa giảm 0,2 triệu ha so với năm 2006), đạt cao nhất vào năm 2012
với 163,46 triệu ha.
Về sản lượng: Sản lượng lúa trên thế giới năm 2009 giảm 0,5% so với năm
2008 do có sự sụt giảm về diện tích, lý do chính là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
nông dân không chú trọng đầu tư vào cây lúa. Đến năm 2011 sản lượng lúa tăng lên
và đạt cao nhất ở mức 722,56 triệu tấn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của thế giới qua các năm
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng su
ất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1961 115,4 1,9 215,6
1965 124,8 2,0 254,1
1970 132,9 2,4 316,3

1975 141,7 2,5 357,0
1980 144,4 2,7 396,9
1990 147,0 3,5 518,6
2005 154,9 4,1 634,4
2006 155,3 4,1 641,1
2007 155,1 4,2 656,5
2008 157,7 4,4 689,1
2009 158,3 4,3 685,2
2010 161,66 4,34 701,05
2011 163,15 4,43 722,56
2012 163,46 4,39 718,35
Nguồn: FAOSTAT, 2013
Về năng suất: năng suất lúa cũng không ngừng được cải thiện, đặc biệt là sau
cuộc Cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965-1970, với sự ra đời của các
giống lúa thấp cây, ngắn ngày. Sự gia tăng của hai yếu tố diện tích và năng suất đã
làm cho tổng sản lượng lúa toàn thế giới tăng dần qua từng năm. Cụ thể, tổng sản
lượng lúa toàn thế giới năm 1961 đạt 215,6 triệu tấn, năm 1975 (ngay sau cuộc
Cách mạng xanh) đạt 357,0 triệu tấn, đến năm 2012 con số này là 718,35 triệu tấn.
Tổ chức FAO cũng dự báo tổng sản lượng lúa toàn thế giới sẽ vẫn còn tiếp tục gia
tăng trong những năm tới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của một số quốc gia và khu vực
trên thế giới năm 2012
Quốc gia và
khu vực
Diện tích
(triệu ha)
Năng su

ất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Ấn Độ 42,5 3,59 152,6
Trung Quốc 30,3 6,74 204,29
Inđônêxia 13,44 5,14 69,05
Thái Lan 12,6 3 37,8
Banglades 11,7 2,92 34,2
Myanmar 8,15 4,05 33
Việt Nam 7,75 5,63 43,66
Philippin 4,69 3,85 18,03
Cambodia 3,1 3 9,3
Pakistan 2,7 3,48 9,4
Thế giới 163,46 4,39 718,46
Nguồn: FAOSTAT, 2013
Năm 2012, đứng đầu về sản xuất lúa vẫn là 8 nước châu Á bao gồm: Ấn Độ,
Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Bangladesh, Myanmar, Việt Nam, Philippines.
Tuy nhiên chỉ có 3 nước có năng suất cao hơn 5 tấn/ha là Trung Quốc (6,74 tấn/ha),
Việt Nam (5,63 tấn/ha) và Inđônêxia (5,14 tấn/ha). Mặc dù năng suất lúa ở các nước
châu Á còn thấp nhưng do có diện tích sản xuất lớn nên châu Á vẫn là nguồn đóng
góp quan trọng cho sản lượng lúa thế giới.
Tính đến năm 2012, châu Á vẫn là khu vực sản xuất lúa lớn nhất thế giới với
diện tích 136,93 triệu ha chiếm 83,77% diện tích trồng lúa toàn thế giới), sản lượng
đạt 611,32 triệu tấn (chiếm 85,09% sản lượng lúa toàn thế giới). Bộ Nông nghiệp
Mỹ (USDA) đã hạ dự báo sản lượng gạo toàn cầu 2013-2014 xuống 473,2 triệu tấn
gạo, giảm khoảng 3,6 triệu tấn so với dự báo trước đó nhưng vẫn tăng gần 1% so
với năm 2012-2013. Dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu 2013-2014 cũng đã được hạ 1,4
triệu tấn xuống 473,1 triệu tấn, vẫn là mức cao kỷ lục.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Bảng 1.3. 10 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2011
và dự báo năm 2012
(Đơn vị: Triệu tấn)
STT Quốc gia Xuất khẩu (2011) Xuất khẩu (2012)
1 Thái Lan 10,64 7,50
2 Việt Nam 7,00 7,70
3 Ấn Độ 4,63 8,00
4 Pakistan 3,41 3,75
5 Brazil 1,29 0,90
6 Campuchia 0,86 0,80
7 Uruguay 0,84 0,85
8 Myanmar 0,77 0,60
9 Argentina 0,73 0,65
10 Trung Quốc 0,48 0,50
Nguồn: USDA (trích dẫn bởi Bộ Công thương, 2012)
Trên thế giới hiện nay có những nước xuất khẩu gạo nổi tiếng thế giới như:
Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ, Pakistan, Brazil, Campuchia Năm 2011, lượng
gạo xuất khẩu của Thái Lan đạt 10,64 triệu tấn, chiếm 22% tổng lượng gạo xuất
khẩu. Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 7,0 triệu tấn, Ấn độ đạt 4,63 triệu tấn.
Năm 2012 Thái Lan bị cơn lũ lịch sử gây thiệt hại nặng nề cho nghành nông nghiệp,
nhà nước Thái Lan phải thu mua gạo dự trữ do đó sản lượng xuất khẩu gạo giảm
còn 7,5 triệu tấn (Nguyễn Ích Tân và Nguyễn Thị Toàn, 2012).
Nhu cầu gạo nhập khẩu của thị trường trên thế giới cũng tương đối khác
nhau. Châu Âu, Châu Mỹ thường có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao, trong
khi đó Châu Phi lại có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng trung bình hoặc thấp.
Trong những năm qua, Indonexia là nước luôn có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn nhất
thế giới. Năm 1998 lượng gạo nhập khẩu của Indonexia lên tới 5,7 triệu tấn.

Philippin, Malaysia, Nhật cũng là những quốc gia có nhu cầu nhập khẩu gạo khá
lớn. Trung Quốc là một thị trường rất lớn nhưng nhu cầu nhập khẩu gạo còn hạn
chế. Hiện nay lượng gạo trao đổi trên thị trường thế giới chiếm tỉ trọng thấp trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

tổng cung (dưới 5%) và giá gạo chịu ảnh hưởng rất lớn lượng mua vào của một số
nước nhập khẩu chính như Indonexia, Philippin, Trung Quốc Thời gian vừa qua
Trung Quốc đã đẩy mạnh nhập khẩu gạo từ các nước khác, nhất là các nước Đông
Nam Á (Nguyễn Đình Luân, báo Nông nghiệp và Phát Triển, 2013).
Niên vụ 2012-2013, sản lượng gạo Trung Quốc tiếp tục tăng nhưng nhu cầu tiêu
thụ còn tăng mạnh hơn, và xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp tục sang niên vụ 2013-
2014 này. Thời tiết bất thường, hạn hán và lũ lụt đã ảnh hưởng tới sản lượng lúa gạo.
Theo trung tâm thông tin ngũ cốc và các loại dầu quốc gia Trung Quốc (CNGOIC), sản
lượng gạo của nước này trong năm nay sẽ giảm 0,7% so với năm ngoái, xuống còn
202,8 triệu tấn. Đây sẽ là lần đầu tiên trong vòng 10 năm sản lượng gạo Trung Quốc
sụt giảm. Về nhập khẩu, tháng 11 Trung Quốc giảm tốc độ nhập khẩu gạo, một phần
do giá gạo của những nước láng giềng nhích lên. Việt Nam và Pakistan vẫn chiếm phần
lớn gạo nhập khẩu vào Trung Quốc bởi mức giá rẻ hơn các đối thủ khác. Myanmar mất
dần lợi thế trên thị trường này bởi giá gạo xuất khẩu tăng. Tuy nhiên, xu hướng chung
Trung Quốc vẫn đang gia tăng nhập khẩu. bởi giá gạo nội địa cao trong bối cảnh giá
thế giới thấp. Trung Quốc nhập khẩu khoảng 3,2-3,4triệu tấn gạo trong năm 2012-
2013, gấp gần 6 lần so với 540.000 tấn gạo nhập khẩu trong năm 2010-2011. Theo
trung tâm thông tin ngũ cốc và các loại dầu quốc gia Trung Quốc (CNGOIC), nước này
sẽ tăng nhập khẩu gạo lên mức cao kỷ lục 5 triệu tấn trong năm 2013/14 (kết thúc vào
tháng 9/2014) do sản xuất trong nước sụt giảm mà giá tăng cao. Con số này cao hơn
khoảng 25% so với 4 triệu tấn gạo mà CNGOIC ước tính trước đây và cao hơn khoảng
47% so với ước tính khoảng 3,4 triệu tấn của USDA (Nguyễn Đình Luân, 2013).
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước trồng lúa trọng điểm trên thế giới, người

Việt Nam vẫn thường tự hào về nền văn minh lúa nước của nước mình. Từ xa xưa
cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống
của người dân Việt Nam (Bùi Huy Đáp, 1999). Xét về vị trí địa lý, nước ta nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lượng bức xạ mặt trời cao và đất đai phù hợp nên có
thể trồng nhiều vụ lúa trong năm và với nhiều giống khác nhau. Sản xuất lúa gắn liền
với sự phát triển của nông nghiệp, theo tài liệu khảo cổ học đáng tin cậy đã công bố
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

thì cây lúa được trồng phổ biến và nghề trồng lúa đã là nghề khá phồn thịnh ở nước ta
thời kỳ đồ đồng khoảng 4000 – 3000 năm trước Công Nguyên (Đinh Thế Lộc, 2006).
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam qua các năm
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng su
ất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2005 7.329,2 4,89 35,83
2006 7.324,8 4,89 35,5
2007 7.207,4 4,99 35,94
2008 7.400,2 5,23 38,73
2009 7.437,2 5,24 38,95
2010 7.489,4 5,34 40,01
2011 7.655,4 5,54 42,40
2012 7.753,2 5,63 43,66
Nguồn: FAOSTAT, 2013
Tính đến thời điểm 2012 lúa vẫn là cây lương thực quan trọng nhất ở nước

ta, cây lúa cung cấp 85-85% tổng sản lượng lương thực trong nước. Trong những
năm gần đây, diện tích lúa không tăng nhưng do năng suất lúa được cải thiện đáng
kể nên sản lượng lúa không ngừng tăng lên.
Từ năm 2005 trở lại đây, năng suất lúa của nước ta ổn định và tăng mạnh -
từ 5,34 tấn/ha (2010) lên 5,54 tấn/ha (2011) và đều cao hơn năng suất bình quân
của thế giới. Tính đến năm 2012, tổng sản lượng lúa của nước ta đạt 43,66 triệu tấn
(chiếm 6,07% tổng sản lượng lúa toàn thế giới).
Việt Nam từ một nước thiếu lương thực của những thập niên 80, 90 thế kỷ
trước thì những năm 2005–2008 sản lượng gạo xuất khẩu khá ổn định ở mức trên 4,5
triệu tấn và có bước đột phá từ những năm 2009. Cụ thể, mùa vụ 2010/2011, Việt Nam
xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng
26,37 triệu tấn, so với 6,73 triệu tấn
trong mùa vụ
(Nguyễn Ích Tân và Nguyễn Thị Thu, 2012).

Xét về lượng, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi từ 1,2
đến 1,5 triệu tấn gạo. Gạo xuất sang châu Phi thường được bán theo cơ sở giá FOB;
hàng hóa được chuyển bằng tàu lớn và dừng lại ở nhiều cảng tại các quốc gia châu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Phi khác nhau. Chính vì vậy, rất khó để đưa ra con số chính xác về lượng gạo xuất
khẩu của Việt Nam sang châu lục này (Nguyễn Ích Tân và Nguyễn Thị Thu, 2012).
Theo báo cáo của USDA, Việt Nam đang muốn tiếp cận thị trường mới để
đẩy mạnh xuất khẩu. Việt Nam đã xuất khẩu gạo đến Chile và Haiti trong năm ngoái
và đang tìm cách mở rộng thị phần tại Tây bán cầu.
1.2. Tình hình nghiên cứu lúa nương trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lúa nương trên thế giới
Do đời sống ngày càng được cải thiện nên nhu cầu về lúa chất lượng cao, đặc
biệt là lúa nương ngày càng tăng nên việc chọn lọc, cải tiến nhằm tạo ra các giống

lúa địa phương chất lượng cao đã được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan
tâm. Một số giống lúa địa phương cổ truyền của các nước như Basmati của Ấn Độ
và Pakistan, Khaodak Mali của Thái Lan đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thị
trường gạo trên thế giới.
Ấn Độ là một trong những trung tâm có nguồn gen lúa lớn nhất thế giới. Nông
dân Ấn Độ gieo trồng nhiều loại lúa chất lượng khác nhau, trong đó diện tích trồng
giống lúa Basmati chiếm phần lớn diện tích trồng lúa chất lượng cao trong cả nước.
Giống lúa Basmati là giống lúa ngon nổi tiếng, có giá trị cao trên cả thị trường nội địa
và xuất khẩu của nước này. Giống lúa Basmati cho năng suất 1,0 - 2,0 tấn/ha và có
chất lượng tốt nhất khi gieo trồng ở thời vụ có nhiệt độ ban ngày là 25
0
C, ban đêm
21
0
C. Ngoài đặc điểm hạt dài, gạo trong, cơm thơm, Basmati có hàm lượng amyloza
thấp, nhiệt độ hoá hồ, độ bền thể gel trung bình hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Giống lúa thơm Basmati 370 lần đầu tiên được phát triển tại Kala Shah Kaku
năm 1933 bằng phương pháp lọc thuần, giống lúa này đã được trồng rộng rãi ở cả Ấn
Độ và Pakistan cho đến tận ngày nay. Sau đó nhiều giống mới được tạo ra từ giống lúa
Basmati như Basmati Pak năm 1968; Basmati 198 năm 1972; KS 282 năm 1982;
Basmati 385 năm 1985 và Super Basmati năm 1996. Ở Ấn Độ trong khoảng thời gian
từ 1969 đến 1996, khi mà giống lúa thơm Basmati 370 vẫn còn phổ biến thì đã có hơn
28 giống lúa được tạo ra từ giống lúa này. Tuy nhiên, chỉ có giống lúa thơm Taraori
Basmati đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu (Chaudhary, 2001).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Ở Trung Quốc ngoài mục tiêu chọn các giống lúa siêu cao sản, việc cải
tiến dạng hạt và làm giảm hàm lượng amyloza của các giống lúa Indica và
Japonica hiện nay là mục tiêu chính của chương trình tạo giống lúa chất lượng

ở nước này. Các giống lúa chất lượng tốt được gieo trồng phổ biến ở Trung
Quốc đều có dạng hạt thon, chất lượng xay xát tốt, gạo trắng trong, hàm lượng
Amyloza từ thấp đến trung bình, độ bền thể gel mềm (Zhao et al., 1993).
Ở Thái Lan trồng nhiều giống lúa cổ truyền địa phương có chất lượng gạo
cao cho tiêu dùng và xuất khẩu. Những giống cải tiến ngắn ngày, năng suất cao
chiếm tỷ lệ thấp. Thái Lan là nước đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo với
loại gạo hạt dài, trắng trong, cơm thơm, ngon có chất lượng cao như: Khao Dawk
Mali 105, RD15…Trong số 6 loại gạo chất lượng chính trên thế giới, Thái Lan có 4
loại đó là: indica hạt dài chất lượng tốt, indica hạt dài trung bình, chất lượng tốt, lúa
thơm và lúa nếp hoặc lúa dẻo dính.
Các giống lúa đặc sản ở Myanmar được gieo trồng nhiều ở các tỉnh miền
Trung. Các giống lúa chất lượng cổ truyền hiện vẫn giữ vai trò chính trong thị
trường nội tiêu. Một số giống lúa chất lượng đang được gieo trồng phổ biến ở
đây như: Namathalay, Basmati, Paw San Bay Gyar…(Khin et al., 2000).
Khoảng 85% tổng sản lượng lúa gạo của Lào là lúa nếp. Các giống lúa ở Lào
hầu hết là các giống lúa cổ truyền, lúa nếp cảm quang, dài ngày và thường trỗ bông
vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, năng suất chỉ đạt 1,6 - 3,7 tấn/ha. Trong tương lai
Lào được coi là nước có tiềm năng xuất khẩu các giống lúa nếp và lúa thơm
(Schiller et al., 2001).
Giống lúa Koshihikari là một giống lúa chất lượng cổ truyền ở Nhật thuộc loài
phụ japonica, diện tích gieo trồng giống này chiếm khoảng 30% tổng diện tích trồng
lúa ở nước này. Giống lúa Koshihikari có năng suất bình quân 5,5 - 6,0 tấn/ha, hạt dài
5,4 mm, hàm lượng amyloza khoảng 17-18%, độ hoá hồ thấp, không thơm, không
dính, chất lượng dinh dưỡng cao và có vị ngon đặc biệt. Ở Nhật ngoài giống lúa
Koshihikari còn trồng một số giống lúa chất lượng cải tiến khác (Chaudhary, 2001).
Nhiều giống lúa đặc sản đã được chọn lọc phục tráng và trở thành thương
hiệu riêng của các quốc gia.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11


1.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa nương ở Việt Nam
Các giống lúa miền núi phía Bắc Việt Nam được chia làm hai dạng lúa nương
và lúa ruộng dựa trên tập quán canh tác của vùng. Từ lâu gạo nương vẫn được xem
là gạo đặc sản truyền thống, nhiều tập tục văn hóa truyền thống của người dân vùng
núi gắn liền với việc canh tác và sử dụng lúa nương. Những điều tra, đánh giá sơ bộ
về tập đoàn lúa địa phương của các dân tộc ở miền núi phía Bắc nước ta cho thấy
đây là những nguồn gen quý, phong phú về các tính trạng chất lượng, chống sâu
bệnh, cũng như các điều kiện bất thuận như chịu hạn, chịu úng…(Nguyễn Thị
Quỳnh, 2004).
Lê Doãn Diên và cộng sự khi tiến hành nghiên cứu chất lượng của tập đoàn lúa
đã chỉ ra các giống lúa địa phương cổ truyền ở miền núi phía Bắc Việt Nam có chất
lượng dinh dưỡng khá (Lê Doãn Diên,1995). Bên cạnh phẩm chất thơm, những
giống lúa địa phương có hàm lượng amyloze thấp, cơm dẻo, đậm, có vị đặc trưng
rất được người tiêu dùng ưa chuộng, có thể coi là đặc sản của vùng, miền. Phần lớn
các giống lúa đặc sản này thuộc nhóm lúa ruộng phân bố rải rác tại một số vùng
sinh thái từ đồng bằng đến miền núi (Nguyễn Thị Lan và cs., 2007).
Trong nghiên cứu đánh giá tập đoàn quỹ gen lúa Nương, một số nguồn gen có
khả năng sinh trưởng phát triển ở đồng bằng đã được bình tuyển. Kết quả đánh giá
41 nguồn gen lúa Nương cho thấy có 7/41 nguồn gen lúa Tẻ và 34/41 nguồn gen lúa
Nếp; 27/41 nguồn gen là lúa Japonica và 14/41 nguồn gen là lúa Indica. Lúa
Japonica ở đây là Japonica nhiệt đới. Có 15 nguồn gen có hương thơm, chiếm
36,6%. Các nguồn gen này là vật liệu di truyền quý để lai tạo giống mới, nhất là sử
dụng nguồn gen lúa Japonica để tạo giống lúa cơm mềm. Một số trong số 41 nguồn
gen có thể được bình tuyển để mở rộng sản xuất ở các địa bàn sinh thái thích hợp
(Lưu Ngọc Trình, 2006).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh (1998) về sự đa dạng di
truyền của tài nguyên lúa vùng Tây Bắc cho thấy: Các giống lúa nương có độ biến
động về chiều dài, chiều rộng và khối lượng 1000 hạt lớn, biểu hiện sự đa dạng di
truyền cao hơn lúa ruộng. Trong lúa nương tỷ lệ Japonica chiếm phần lớn còn
trong lúa ruộng tỷ lệ Indica và Japonica gần ngang nhau. Cấu trúc di truyền quần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

thể phức tạp phản ánh tính đa dạng di truyền cao của lúa vùng Tây Bắc. Sự đa dạng
di truyền tài nguyên lúa vùng Tây Bắc do sự đa dạng về địa lý sinh thái, sự đa dạng
về văn hoá dân tộc và tập quán canh tác tạo nên.
Kết quả nghiên cứu sự đa dạng về giống và bên trong giống của bộ giống lúa
tại huyện Đà Bắc, Hoà Bình của Nguyễn Thị Thanh Tuyết (2000) cho thấy: Lúa địa
phương chiếm trên 80% tổng số giống, tỷ lệ lúa Japonica chiếm 66,7%, cao hơn lúa
Indica (31,0%). Tại bản Tát lúa nương nhiều hơn lúa ruộng, số giống lúa nếp và lúa
tẻ ngang nhau, trong khi tại bản Cang lúa nương ít hơn lúa ruộng và lúa nếp nhiều
hơn lúa tẻ. Cũng theo tác giả các giống lúa địa phương có hệ số đa dạng cao hơn các
giống lúa cải tiến. Lúa ở bản Cang có sự đa dạng di truyền bên trong giống cao hơn
lúa ở bản Tát.
Nghiên cứu về nguồn gen lúa địa phương ở miền Bắc Việt Nam, Nguyễn Thị
Quỳnh (2004) kết luận như sau: Tài nguyên di truyền cây lúa địa phương ở miền
Bắc Việt Nam phong phú và đa dạng bao gồm: 40,8% lúa tẻ, 59,2% lúa nếp, 43,3%
lúa ruộng, 56,7% lúa nương, 6,0% lúa chiêm, 94,0% lúa mùa, 81,2% lúa japonica,
18,8% lúa indica. Trong lúa japonica có 62,9% là lúa nương, 61,0% lúa nếp.
Cũng theo tác giả các tính trạng có sự đa dạng cao nhất của lúa địa phương
miền Bắc Việt Nam là chiều dài hạt thóc và khối lượng 1000 hạt thóc. Các giống
lúa thuộc loài phụ Japonica có sự đa dạng hơn các giống lúa thuộc loài phụ Indica
về tính trạng râu đầu hạt, màu vỏ trấu và màu vỏ lụa hạt gạo. Lúa Japonica có tỷ lệ
bạc bụng ít hơn, nhiệt độ hoá hồ thấp hơn và tỷ lệ hạt to vừa và hạt to cao hơn lúa
Indica. Lúa nếp đa dạng hơn lúa tẻ về chiều dài hạt thóc, tỷ lệ D/R hạt và màu vỏ
lụa của hạt gạo. Chiều dài hạt thóc của lúa nương đa dạng hơn lúa ruộng, số giống
lúa nương có tỷ lệ hạt rất dài chiếm tỷ lệ 93,5%, cao hơn tỷ lệ tương ứng của lúa
ruộng 80,2%. Lúa nương đa dạng hơn lúa ruộng về màu vỏ trấu, màu vỏ lụa hạt
gạo, lúa nương ít bạc bụng hơn lúa ruộng.
Trong những năm qua, việc khai thác và phát triển các giống lúa đặc sản địa

phương đã được các nhà khoa học Việt Nam xúc tiến và thu được những kết quả
khích lệ. Bên cạnh chọn dòng thuần, các phương pháp phục tráng giống như chọn
dòng quần thể (mass selection), chọn cho mùa sau (secondary secletion) đã được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

thực hiện đối với các giống lúa thơm chủ lực như Tám Xuân Đài, Tám Xoan Thái
Bình, Tám Xoan, do các cơ sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình, Nam Định, Hà
Nam đề xuất (Lê Vĩnh Thảo, 2004).
Một số giống lúa địa phương có phẩm chất tốt đã được nông dân bảo tồn và
đưa vào phục tráng, nhân rộng như Séng Cù ở Mường Khương hay Nếp tan ở Sông
Mã, Sơn La. Các giống lúa đặc sản như Tám thơm, nếp Quýt, lúa nếp thơm ngắn
ngày NT-96 đã được bình tuyển và mở rộng sản xuất ở nhiều nơi.
1.3. Đặc điểm sinh trưởng của cây lúa
Cây lúa trải qua 3 thời kỳ sinh trưởng chính: thời kỳ sinh trưởng sinh
dưỡng hay còn gọi là thời kỳ sinh trưởng cơ bản; thời kỳ sinh trưởng sinh thực
và thời kỳ tích luỹ (thời kỳ chín) (Bùi Huy Đáp, 1980).
* Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng
Là thời kỳ hình thành các bộ phận quan trọng đầu tiên của cây. Thời kỳ này
được bắt đầu từ khi hạt nảy mầm. Các bộ phận: rễ, thân, lá, nhánh được hình thành
và phát triển.
Theo quy luật sinh trưởng của cây lúa nói chung là các cơ quan sinh dưỡng
hình thành theo một trình tự nhất định, không thay đổi theo giống cũng như điều
kiện ngoại cảnh. Quan sát các nhánh đẻ thấy rằng: nhánh con đẻ ở đốt đầu tiên của
thân chính chỉ xuất hiện khi thân chính ra lá thứ tư. Theo dõi tổng số lá thì nhánh
này luôn ít hơn nhánh mẹ 2 lá ở tất cả các giống. Nhánh con mọc ở đốt thứ hai kém
nhánh mẹ 3 lá và kém nhánh chị 1 lá. Nhánh con thứ 3 kém nhánh mẹ 4 lá, kém
nhánh chị đầu tiên 2 lá, kém nhánh con thứ hai 1 lá, nhánh con thứ 4 kém nhánh mẹ
5 lá v.v.
* Thời kỳ sinh trưởng sinh thực

Toàn bộ thời gian sinh trưởng sinh thực (phân hoá đòng) kéo dài 28-33 ngày.
Các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng sinh thực khác nhau, thời gian này
chênh nhau 2-3 ngày không làm thay đổi có ý nghĩa đối với thời gian sinh trưởng
của cây lúa (Nguyễn Văn Hoan, 2006).
Phân hoá đòng:
Bước 1: diễn ra ngay sau khi kết thúc phân hoá lá đòng. Ở bước này đỉnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

sinh trưởng sùi ra, bắt đầu bước vào quá trình phân hoá trục bông, thời gian hoàn
thành bước 1 khá nhanh (2 ngày ở hầu hết các giống).
Bước 2: tiếp sau là bước phân hoá nhánh nguyên thuỷ, thời gian kéo dài
3-4 ngày.
Bước 3: phân hoá gié cấp hai và phân hoá hoa, bông lúa non dài 1-2 mm
được phủ một lớp lông trắng, thời gian kéo dài 4-5 ngày.
Ba bước phân hoá đầu tiên này nếu gặp điều kiện thuận lợi thì bông lúa to,
nhiều gié cấp 1, cấp 2 và nhiều hạt. Thời gian qua ba bước đầu kéo dài 9-11 ngày,
đây là những ngày quan trọng đặt nền móng cho việc hình thành các bộ phận
“chứa” sản phẩm quang hợp để thu năng suất sau này. Những tác động bất lợi xảy
ra đúng lúc này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các quá trình sau.
Bước 4: bước phân hoá nhị đực, nhị cái diễn ra trong 5-7 ngày.
Bước 5: tiếp sau là bước hình thành tế bào mẹ hạt phấn, kéo dài 3 ngày.
Bước 6: sau khi hình thành, tế bào mẹ hạt phấn phân chia giảm nhiễm, quá
trình phân chia diễn ra nhanh trong 2 ngày, đây là thời điểm rất quan trọng của quá
trình phân hoá đòng.
Bước 7: là bước tích luỹ vật chất cho hạt phấn, thời gian qua bước 7 dài nhất
trong các bước phân hoá đòng (7-9 ngày).
Bước 8 diễn ra trong 2 ngày, là bước phân hoá cuối cùng, hạt phấn được tích
luỹ đầy đủ và chín, có thể nẩy mầm dễ dàng, đây cũng là thời gian cuối cùng của
quá trình tích luỹ vật chất vào hạt phấn, làm cho hạt mẩy, bao phấn đầy căng, khi

hoa nở bao phấn có thể vỡ ngay và tung phấn thuận lợi.
* Thời kỳ tích luỹ
Lúa trỗ bông, tung phấn và thụ phấn ngay sau khi hoa nở. Hoa lúa sau khi
thụ tinh xong, thì quá trình tích luỹ tinh bột bắt đầu, song song với quá trình phát
triển và hoàn thiện phôi. Thời kỳ này, nếu dinh dưỡng đầy dủ, ánh sáng, nước
dồi dào, sâu bệnh không gây hại thì phôi và nội nhũ phát triển rất nhanh, chỉ sau
7 ngày thể tích của nội nhũ đã chiếm đầy thể tích bên trong hoa. Trọng tâm hoạt
động quang hợp thời kỳ này là sản sinh ra vật chất tích luỹ vào hạt. Ba lá trên
cùng hoạt động quang hợp rất mạnh, vì vậy cần bảo vệ cẩn thận, tránh mọi tác
động gây tổn thương (Nguyễn Văn Hoan, 2006).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

1.4. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa
1.4.1. Vai trò của phân bón
Hơn thế kỷ đã qua, con người đã nhận ra rằng nhờ có phân bón mà năng suất cây
trồng tăng lên rõ rệt. Theo Bùi Đình Dinh từ những năm 1995 – 1999 cho rằng: cây lúa ở
mức 43,3 tạ/ha so với các giống đang sử dụng thì chỉ đạt 30-40% năng suất. Do đó muốn
tăng năng suất cây trồng hơn nữa thì biện pháp sử dụng phân bón là hữu hiệu nhất.
Khi chưa có sự xuất hiện của phân hóa học, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia
khác trên thế giới đều trải qua hình thức phát triển của nền nông nghiệp hữu cơ, nền
nông nghiệp này cho năng suất cây trồng rất thấp. Theo kết quả thử nghiệm sau 30 năm
của FAO cho thấy: “ nếu tận dụng hết phân truồng và tàn dư thực vật trong một trang
trại để bón ruộng mà không bón phân hóa học, năng suất cây trồng giảm ít nhất là 30%,
đất bị suy kiệt dinh dưỡng nghiêm trọng”. Thực tế chứng minh, phân hữu cơ chỉ có thể
là một loại phân bón bổ sung nhằm cân đối dinh dưỡng và cải thiện tính chất cơ lý của
đất chứ không thể thay thế hoàn toàn phân vô cơ. Do đó để đảm bảo cho nền nông
nghiệp bền vững phải tăng cường sử dụng phân bón trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa
phân vô cơ và phân hữu cơ.
Công nghệ phân hóa học ra đời làm cho năng suất cây trồng trên thế giới cũng

như ở nước ta tăng lên rõ rệt. Chỉ tính từ năm 1960 đến 1997, năng suất và sản lượng
lúa trên thế giới đã thay đổi theo tỷ lệ thuận với số lượng phân hóa học đã được sử
dụng để bón cho lúa. Trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20 (từ 1960-1997), diện tích
trồng lúa toàn thế giới chỉ tăng có 23,6% nhưng năng suất lúa đã tăng 108% và sản
lượng lúa tăng lên là 242%. Ở nước ta, năng suất lúa đã tăng từ 12,1 tạ/ha/vụ trong
những năm 30 lên 31,7 tạ/ha/vụ trong những năm 90 của thế kỷ XX, tức là đã tăng 2,6
lần nhờ có phân hóa học.
Lúa là loại cây trồng có phản ứng tốt với phân hóa học nên khi sử dụng phân
hóa học sẽ cho hiệu quả cao. Các yếu tố dinh dưỡng đa lượng: đạm, lân và kali cần
thiết cho cây lúa trong toàn bộ đời sống.
A. Nhu cầu dinh dưỡng đạm của cây lúa:
Đạm đóng một vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng nói chung, đặc biệt
là đối với cây lúa, đạm giữ một vị trí đặc biệt trong việc tăng năng suất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

Đạm là thành phần của Protein, axit Nucleic Đạm là yếu tố không thể thiếu
trong quá trình phát triển của tế bào và các cơ quan rễ, thân, lá….
Trong số các nguyên tố đa lượng thiết yếu thì đạm được xem là yếu tố quan
trọng nhất cho quá trình sinh trưởng và hình thành năng suất lúa, đạm luôn là yếu tố
hạn chế năng suất hàng đầu trên tất cả các loại đất. De Datta, 1981 kết luận rằng lúa
cần đạm trong suốt quá trình sinh trưởng sinh dưỡng để tích lũy chất khô và đẻ
nhánh, điều này xác định số lượng bông. Đạm góp phần tạo nên số hạt trong giai
đoạn phân hóa đòng, tăng kích thước hạt bằng giảm số lượng hoa thoái hóa và tăng
kích thước vỏ trấu trong suốt giai đoạn làm đòng. Đạm góp phần tích lũy
hydratcacbon trong thân lá ở giai đoạn trước trỗ và trong hạt ở giai đoạn vào chắc vì
chúng phụ thuộc nhiều vào tiềm năng quang hợp. Theo Nguyễn Như Hà (2006):
lượng đạm cần thiết để tạo ra 1 tấn thóc là 17 - 35 kg N, trung bình cần 22,2 kg N
Quang hợp của cây lúa trong giai đoạn vào chắc chiếm khoảng 60 – 100%
hàm lượng hydratcacbon trong hạt. Theo Yoshida, 1981 phần còn lại là do từ các bộ

phận khác chuyển đến. Để đạt được năng suất hạt cao nhất thì hoạt động trao đổi
trong hạt phải trùng với giai đoạn lá lúa có hoạt động quang hợp mạnh nhất. Thực
tế, năng suất lúa cao ở những giống mà lá có thể duy trì hoạt động quang hợp đến
tận giai đoạn vào chắc. Bón đạm làm tăng diện tích lá, bề rộng của tán lá, duy trì
hoạt động quang hợp của cây vì vậy ảnh hưởng quyết định đến năng suất lúa (Mea
et al.,1981).
Cây lúa cần đạm trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng, tuy nhiên giai đoạn đẻ
nhánh lúa cần nhiều N nhất (Nguyễn Văn Hoan và Vũ Văn Hiển, 1999).
Khi bón đạm nhiều làm cây chậm thành thục, hạt chín không đẫy hạt so với
bón ít đạm. Như vậy đạm nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến độ thành thục của hạt.
Cung cấp đủ đạm cho lúa và đúng lúc làm cho lúa đẻ nhánh nhanh và tập
trung, tạo nhiều nhánh hữu hiệu. Mặt khác bón đạm làm tăng hàm lượng protein, do
đó ảnh hưởng đến chất lượng gạo.
Thiếu đạm làm cho cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, đòng nhỏ, khả năng trỗ kém,
số hạt/ bông ít, hạt lép nhiều, năng suất thấp. Thừa đạm làm cho lá to, dài, phiến lá
mỏng, nhánh vô hiệu nhiều, lúa trỗ muộn, cây cao, lốp, đổ non, ảnh hưởng xấu đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17

năng suất và phẩm chất lúa.
Bên cạnh đó đạm cũng ảnh hưởng đến khả năng chống chịu sâu bệnh của
lúa. Thừa hoặc thiếu đạm đều làm cho lúa dễ bị nhiễm sâu bệnh hại do sức đề kháng
giảm (Nguyễn Như Hà, 2006).
Cây hút đạm dưới dạng NH
4
+
và NO
3
-
. Tùy loài cây mà có thể chia ra loài

cây ưa NH
4
+
và cây ưa NO
3
-
.
Lúa là cây ưa NH
4
+
điển hình.
Trong thời kỳ đầu sinh trưởng của cây lúa có khuynh hướng hút NH
4
+
, lúa
còn hút cả NO
3
-
.
Ở ruộng khô lúa hút cả hai dạng đạm NH
4
+
và NO
3
-
, còn trong ruộng nước
thì lúa chuyên hút NH
4
+
.

Đạm được chuyển từ rễ vào cơ thể cây lúa rồi từ đó kết hợp với axit hữu cơ
do sự oxy hóa của đường và tinh bột (sản phẩm của quang hợp) tạo thành axit amin
tổng hợp nên protein.
Nhiều công trình của nhiều tác giả trong và ngoài nước đều cho rằng cây lúa hút
đạm nhiều nhất vào hai thời kỳ: Thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng. Lúa hút nhiều
đạm vào thời kỳ nào thì cũng đồng thời hút lân và Kali nhiều nhất vào thời kỳ đó.
Đối với những giống lúa sớm ngắn ngày, sự hút đạm đạm xảy ra liên tục từ
lúc bắt đầu đẻ nhánh đến trỗ bông.
Còn ở các giống lúa muộn dài ngày thì 2 đỉnh đó có khoảng cách xa nhau từ
30 – 40 ngày.
B. Nhu cầu dinh dưỡng lân của cây lúa:
Cùng với đạm, lân xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng khả năng đẻ nhánh
đồng thời cũng làm cho lúa trỗ bông và chín sớm. Lân còn làm cho lúa chỗ bông
đều, chín sớm hơn, tăng năng suất và phẩm chất hạt. Để tạo ra một tấn thóc cây lúa
cần hút 7,1 kg P
2
O
5
, trong đó tích lũy chủ yếu vào hạt. Lúa thiếu lân, lá có màu
xanh đậm, bản lá nhỏ, hẹp, lá dài ra và mềm yếu, ria mép lá có màu vàng tía, lúa đẻ
ít, thời kỳ trỗ bông và chín đều chậm lại và kéo dài. Do trỗ bông muộn nên hạt lép
nhiều, độ dinh dưỡng hạt gạo thấp. Đặc biệt, lúa thiếu lân ở thời kỳ làm đòng thì
giảm năng suất một cách rõ rệt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 18

C. Nhu cầu dinh dưỡng kali của cây lúa:
Kali là một trong ba yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây lúa. Lúa
hút kali nhiều nhất sau đó mới tới đạm.
Đánh giá vai trò của kali, Đinh Thế Lộc và Vũ Văn Liết (2004) cho rằng:

kali không phải là chất tạo thành bất kỳ một chất hữu cơ nào của cây lúa nhưng nó
rất quan trọng cho hơn 40 Enzym hoạt động. Kali đóng vai trò trong hoạt động sinh
lý của cây như đóng mở khí khổng, tăng khả năng chống chịu bệnh và giúp lúa đẻ
nhánh thuận lợi, tăng kích thước hạt, tăng khối lượng hạt. Thiếu kali cây lúa sẽ còi
cọc, đẻ nhánh kém hơn, lá ngắn và có màu xanh tối, bông nhỏ và dài. Đối với chất
lượng hạt lúa, nếu thiếu kali hạt giống sẽ không bình thường, dị dạng cao, phôi và
rìa hạt bị đen, tỷ lệ nảy mầm của hạt kém, sức sống của hạt giảm nhanh trong quá
trình bảo quản
1.4.2. Một số nghiên cứu về lượng đạm bón cho lúa trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.2.1. Một số nghiên cứu về lượng đạm bón cho lúa trên thế giới
Nhiều thí nghiệm về hiệu lực, lượng phân đạm sử dụng trong mối quan hệ
với các yếu tố khác đã được tiến hành. Ở vùng ôn đới như Yanco – Australia và
Yunnan – Trung Quốc, năng suất lúa có thể đạt 13 – 15 tấn/ha và yêu cầu lượng
N hút là 250 kg N/ha (Ying et al., 1998).
Trong ruộng lúa nhiệt đới, để đạt năng suất hạt 9 – 10 tấn/ha, lúa cần hút
được 180 – 200 kg N/ha (Cassman et al., 1993). Muốn lúa hấp thu được 200 – 250
kg N/ha cần bón 150 – 200 kg N/ha vì lúa còn hút được đạm từ đất. Liểu lượng N
bón còn phụ thuộc vào giống, giống lai yêu cầu lượng đạm bón cao hơn giống thuần
(Yoshida, 1983).
Theo Yoshida (1985) nếu bón đạm với liều lượng cao thì hiệu suất cao nhất
là lúc lúa đẻ nhánh và sau đó giảm dần. Với liều lượng bón thấp thì bón vào lúc lúa
đẻ nhánh và 10 ngày trước trỗ cho hiệu quả cao.
Tác giả Yoshida (1789) cho rằng ở các nước nhiệt đới, lượng các chất dinh
dưỡng N, P, K cần để tạo ra 1 tấn thóc khô trung bình là 20,5 kg N + 55 kg P
2
O
5
+
44 kg K
2

O. Tỷ lệ hút đạm tùy theo từng chất đất, phương pháp, số lượng, thời gian bón
đạm và các kỹ thuật quản lý khác. Ở các vùng nhiệt đới hiệu suất sử dụng đạm đối với

×