Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

giải pháp chủ yếu về quản lý nhà nước trong phát triển trang trại trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





PHẠM VĂN THÀNH




GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA
SƠN, TỈNH THANH HÓA





LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ





HÀ NỘI, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





PHẠM VĂN THÀNH




GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA



CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60 34 04 10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. PHẠM VÂN ĐÌNH



HÀ NỘI, NĂM 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ
một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn.
Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả



Phạm Văn Thành














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

LỜI CẢM ƠN


Sau 2 năm học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo thạc sĩ,
chuyên ngành Quản lý kinh tế tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đến nay tôi
đã hoàn thành chương trình khóa học và hoàn thiện Luận văn này. Trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài tôi đã nhận được nhiều giúp đỡ quý báu của các tập thể
và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng các thầy, cô giáo
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn
Kinh tế nông nghiệp và chính sách.
- Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thanh Hóa;
- UBND huyện Nga Sơn, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Tài nguyên - Môi
trường, Tài chính - Kế hoạch, Công Thương, Chi cục Thống kê huyện, UBND
các xã, các cán bộ, công chức và các chủ trang trại nơi tôi trực tiếp điều tra;
- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Giáo sư, Tiến sĩ
Phạm Vân Đình đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả


Phạm Văn Thành


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

MỤC LỤC

Lời cam đoan 1

Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1. Một số khái niệm 5
2.1.2. Tiêu chí nhận dạng trang trại ở Việt Nam 10
2.1.3. Vai trò của trang trại đối với sự phát triển của nền kinh tế 12
2.1.4. Nội dung quản lý Nhà nước trong phát triển trang trại 15
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước trong phát triển trang trại 21
2.2 Thực tiễn phát triển trang trại trên thế giới và quản lý nhà nước
trong phát triển trang trại ở Việt Nam 23
2.2.1. Tình hình phát triển trang trại trên thế giới 23
2.2.2. Tình hình quản lý Nhà nước trong phát triển trang trại ở Việt
Nam 26
2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan 29
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nga Sơn 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 34
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 37

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 41
3.1.4. Đánh giá các điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới phát triển
trang trại 47
3.1.5. Tình hình phát triển trang trại giai đoạn 2010 - 2013 48
3.2 Phương pháp nghiên cứu 49
3.2.1. Phương pháp tiếp cận 49
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 50
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 51
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 54
3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 54
3.2.6. Phương pháp phân tích 55

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56
4.1 Thực trạng quản lý Nhà nước trong phát triển kinh tế trang trại,
huyện Nga Sơn - tỉnh Thanh Hóa 56
4.1.1. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước trong phát triển trang trại tại
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 56
4.1.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về trang trại 57
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước
trong phát triển trang trại tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 84
4.2.1. Chủ trương, chính sách của Nhà nước 84
4.2.2. Năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước 87
4.2.3. Trình độ, năng lực của chủ trang trại trên địa bàn 88
4.3 Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước
trong phát triển trang trại tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 89
4.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 89
4.3.2 Định hướng phát triển trang trại 89

4.3.3. Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý Nhà nước trong phát
triển trang trại 90
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
5.1 Kết luận 96
5.2 Kiến nghị 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC……………………………………………………….…………… 102


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
CNH
HĐH
HTX
KHCN
KHKT
KTTT
PTNT

UBND
VAC
XHCN
Công nghiệp hóa
Hiện đại hóa
Hợp tác xã
Khoa học công nghệ

Khoa học kỹ thuật
Kinh tế trang trại
Phát triển nông thôn
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Vườn ao chuồng
Xã hội chủ nghĩa


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC BẢNG

Số bảng Tên bảng Trang


3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện Nga Sơn 38
3.2. Một số chỉ tiêu về văn hóa - xã hội huyện Nga Sơn giai đoạn 2011-
2013 42
3.3. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Nga Sơn giai đoạn 2010 –
2013 44
3.4. Chọn điểm nghiên cứu 50
3.5. Nội dung, nguồn và phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 51
3.6. Đối tượng, phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 52
4.1. Quy hoạch phát triển trang trại giai đoạn 2011 - 2013 tại huyện Nga
Sơn 60
4.2. Tình hình vi phạm trong thực hiện quy hoạch trang trại tại Nga Sơn từ
2011 - 2013 62
4.3. Đánh giá của chủ trang trại về công tác quy hoạch phát triển trang trại

của cơ quan quản lý Nhà nước 63
4.4. Công tác tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy
về phát triển trang trại 66
4.5. Đánh giá của chủ trang trại về công tác tuyên truyền và hướng dẫn
thực hiện các văn bản pháp quy về phát triển trang trại 67
4.6. Công tác đăng ký xây dựng trang trại, thẩm định và phê duyệt dự án
của các chủ trang trại 69
4.7. Thời gian đăng ký xây dựng trang trại, thẩm định và phê duyệt dự án
của các chủ trang trại 70
4.8. Đánh giá của chủ trang trại về công tác đăng ký xây dựng trang trại,
thẩm định và phê duyệt dự án 72
4.9. Yêu cầu vệ sinh nước thải chăn nuôi lợn 74
4.10. Yêu cầu tiêu chuẩn nước thải chăn nuôi gia cầm 75

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

4.11. Đánh giá của chủ trang trại về công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và
nghiệm thu trang trại của các cơ quan quản lý 77
4.12. Tình hình thực hiện chính sách đất đai tại các trang trại được điều tra 78
4.13. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ theo loại trang trại từ 2011-2013 80
4.14. Đánh giá của chủ trang trại về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển
trang trại 82
4.15. Đánh giá của chủ trang trại về công tác kiểm tra, giám sát các hoạt
động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện chính sách của cơ
quan quản lý 83







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế trang trại là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông
hộ, là mô hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính chất phổ biến và không ngừng
phát triển. Trang trại là đơn vị cơ sở sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông
dân, được hình thành và phát triển từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
dần thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Ngày nay, trang trại là loại hình
tổ chức sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp của hầu hết các quốc gia trên
thế giới.
Ở nước ta, trang trại đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng thực sự
tạo điểm đột phá trong quá trình chuyển nền nông nghiệp từ tự cấp sang sản xuất
hàng hóa từ khi có chủ trương đổi mới cơ chế quản lý nhà nước trong nông
nghiệp theo nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước đã có
rất nhiều chính sách khuyến khích phát triển trang trại, đặc biệt là từ khi Ban
chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 26/NQ-TW, về nông
nghiệp, nông dân và nông thôn; Quốc hội ban hành luật Đất đai năm 2003 và luật
đất sửa đổi năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về
kinh tế trang trại, Nghị định 41/2010/NĐ-CP, về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn; Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Thông tư
số 27/2011/TT-BNNPTNT, quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận
kinh tế trang trại. Các chính sách của Đảng và nhà nước đã tạo hành lang pháp lý
cho kinh tế trang trại phát triển.
Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước trong phát triển trang trại đã bộc lộ
những bất cập như một số chính sách của Nhà nước chưa hoặc rất khó áp dụng

trong thực tiễn; đất đai cho sản xuất nông nghiệp manh mún, rất khó để tích tụ,
chưa được giao hoặc cho thuê ổn định lâu dài để chủ trang trại yên tâm sản xuất;
một số chính sách về đầu tư, tín dụng, lao động, cung cấp thông tin thị trường,
khuyến cáo khoa học kỹ thuật, công nghệ, môi trường, giúp trang trại định hướng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

sản xuất kinh doanh, còn nhiều rào cản, người dân rất khó tiếp cận, Nhà nước
chưa có biện pháp hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả Trình độ năng lực của chủ
trang trại còn nhiều hạn chế, thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, khó khăn trong tiêu
thụ sản phẩm. Bên cạnh đó thủ tục hành chính đối với trang trại còn rườm rà, chồng
chéo, đội ngũ cán bộ quản lý chưa thật nhiệt tình tâm huyết với công việc. Tất cả
những bất cập trên cần phải được quan tâm giải quyết.
Nga Sơn là huyện trọng điểm phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa,
có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế, văn
hoá - xã hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước. Nơi đây hội
tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại như: Nhân dân cần
cù lao động, đất đai màu mỡ, cơ sở hạ tầng nông thôn tương đối phát triển, các
cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đã ban hành nhiều cơ chế,
chính sách để quản lý phát triển kinh tế nói chung và kinh tế trang trại nói riêng.
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác quản lý nhà nước về trang trại còn
nhiều hạn chế như việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển trang trại chưa sát thực
tế, chưa có trang trại nào được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bất cập
về thủ tục hành chính, yếu kém trong quản lý đất đai, xây dựng, vật tư nông
nghiệp, quản lý môi trường, lao động, tiền vốn và thị trường, nguồn lực để xây
dựng trang trại gặp nhiều khó khăn. Kinh tế trang trại phát triển không đều giữa
các địa phương, các chủ trang trại còn thiếu kiến thức về quản lý kinh tế, KHKT,
thị trường, khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, thiếu vốn cho sản xuất và kinh doanh
(UBND huyện Nga Sơn, 2011).

Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng đắn, cần được quan tâm giúp
đỡ bằng các chính sách hợp lý, góp phần khai thác một cách có hiệu quả và bền
vững tiềm năng về đất đai, lao động ở địa phương. Xuất phát từ những lý do trên
tôi lựa chọn vấn đề “Giải pháp chủ yếu về quản lý nhà nước trong phát triển
trang trại trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận văn
thạc sĩ của mình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về phát triển trang trại,
tìm ra những giải pháp chủ yếu hoàn thiện hoạt động quản lý Nhà nước trong quá
trình phát triển trang trại trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về quản
lý Nhà nước trong phát triển trang trại.
- Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý Nhà nước về phát triển trang trại
trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với
các trang trại, nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trang trại ở huyện Nga
Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề quản lý Nhà nước trong phát triển trang trại.
- Đối tượng khảo sát là các cơ quan quản lý Nhà nước trong phát triển kinh
tế trang trại, gồm phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài nguyên - Môi trường,
phòng Công Thương, Ủy ban nhân dân xã và một số trang trại trên địa bàn

huyện.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Về không gian
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.3.2.2. Về thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2013, số
liệu khảo sát năm 2013, thời gian dự báo đến năm 2020.
1.3.2.3. Về nội dung
Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu các nội dung chủ
yếu sau đây:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

- Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước trong phát triển trang trại tại huyện
Nga Sơn. Tập trung mô tả và đánh giá các vấn đề có liên quan đến quản lý quy
hoạch; thủ tục thành lập trang trại; công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật;
công tác hỗ trợ vốn và tín dụng, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các
quy định trong phát triển trang trại. Bên cạnh thực trạng, đề tài phân tích rõ
những tồn tại và nguyên nhân gây ra.
- Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước trong phát
triển trang trại tại Nga Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước trong phát
triển trang trại tại huyện Nga Sơn.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
1. Nội dung quản lý Nhà nước trong phát triển trang trại là gì?
2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước trong phát triển trang trại tại Nga
Sơn diễn ra như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn đang gặp phải?
3. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước trong phát triển trang trại tại
Nga Sơn là gì?

4. Những giải pháp chủ yếu nào sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý
Nhà nước trong phát triển trang trại Nga Sơn?



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
- Khái niệm về quản lý nhà nước
Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái
niệm “quản lý”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác
nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người
nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và
khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ
riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời
sống xã hội.
Theo quan niệm của C. Mác (1960): “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay
lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn
đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá
nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ
cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập
của cơ thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có
nhạc trưởng”.
Tức theo Mác quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được
cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất. Ở đây Mác đã tiếp cận khái niệm

quản lý từ góc độ mục đích của quản lý.
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay:
Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã
đề ra và đúng với ý trí của người quản lý. Theo cách hiểu này thì quản lý là việc
tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và
mục đích quản lý (Nguyễn Danh Long, 2013).
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động
theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực
khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Theo Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước (2011): “Quản lý nhà nước
là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá
trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối
quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ
của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”.
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản
lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý
xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.
Quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm quản lý nhà nước là
toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành
pháp, đến hoạt động tư pháp. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt
động hành pháp. Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm
quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.

Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất
cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể
quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao
quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Khái niệm về trang trại
Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình
nông dân, hình thành và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trường khi
phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Một số
tác giả khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại trên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

giới cho rằng các trang trại được hình thành từ cơ sở của các hộ tiểu nông sau khi
từ bỏ sản xuất tự cung tự cấp khép kín, vươn lên sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu
cầu thị trường trong điều kiện cạnh tranh. Tuy nhiên, phần lớn các học giả đều
thống nhất cho quan điểm cho rằng, trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất
cơ sở trong nông, lâm, thủy sản có mục đích chính là sản xuất hàng hóa, có tư
liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản
xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ, có
trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường (Nguyễn Khắc
Hoàn, 2006).
Về mặt văn bản pháp luật, cho đến nay Chính phủ mới chỉ đưa ra khái
niệm “Kinh tế trang trại” theo Nghị Quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000,
trong đó nêu rõ: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá nông
nghiệp nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng
cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi lâm, thuỷ sản”.
Trong tiếng Việt hiện nay hai cụm từ “trang trại” và “kinh tế trang trại”
trong nhiều trường hợp được sử dụng như là thuật ngữ đồng nghĩa nhưng thực
chất đây là những khái niệm không đồng nghĩa. “Kinh tế trang trại” là tổng thể

các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình
tồn tại và hoạt động của trang trại; còn “trang trại” là nơi kết hợp các yếu tố vật
chất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ kinh tế đó (Nguyễn Khắc Hoàn,
2006).
Các quan hệ nảy sinh trong quá trình tồn tại và phát triển của trang trại có
thể tóm lược thành hai nhóm đó là quan hệ giữa trang trại với môi trường bên
ngoài và quan hệ giữa trang trại với môi trường bên trong (như các quan hệ về
đầu tư, phân bổ nguồn lực, phân phối lợi ích). Quan hệ giữa trang trại với môi
trường bên ngoài bao gồm hai cấp độ, môi trường vi mô (các đối tác, khách hàng,
bạn hàng, đối thủ cạnh tranh…) và môi trường vĩ mô (cơ chế, chính sách của nhà
nước, quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước…). Như vậy, công tác quản lý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

nhà nước trong phát triển trại là vấn đề tất yếu trong sự tồn tại và phát triển của
trang trại.
Theo Nguyễn Khắc Hoàn (2006), có ba yếu tố cơ bản cho sự hình thành
và phát triển kinh tế trang trại là Chính sách chung, Kinh tế nông hộ và Kinh tế
thị trường (Sơ đồ 2.1).

Sơ đồ 2.1. Ba yếu tố cơ bản hình thành và phát triển kinh tế trang trại
(Nguồn: Nguyễn Khắc Hoàn, 2006)
Trong đó, yếu tố Chính sách chung (gồm chính sách của trung ương và địa
phương) như hệ thống chính sách về đất đai, khoa học kỹ thuật, công nghệ, tín
dụng, lao động, thị trường, môi trường… trực tiếp tác động và chi phối quá trình
hình thành và phát triển của trang trại. Việc triển khai chính sách trong thực tế
được thực hiện thông quan cơ quan quản lý nhà nước từ các cấp trung ương tới
địa phương như sơ đồ 2.2.





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9


























Sơ đồ 2.2. Tác động của yếu tố chính sách đến phát triển trang trại
(Nguồn: Nguyễn Khắc Hoàn, 2006)
Tuy nhiên, đây là mối quan hệ 2 chiều, mỗi khi chính sách gặp vấn đề sẽ
nhận được sự phản hồi phía người thực thi chính sách thông qua các cấp chính
quyền.
Cơ chế chính sách
Quy định
- Địa vị pháp lý trang
trại
- Quyền lợi, nghĩa vụ
- Tiêu chí xác định
trang trại
Đất đai
- Luật đất đai
- Mức hạn điền
- Định canh định cư
- Giao đất giao rừng
Đầu tư
- Cho vay vốn
- Xây dựng
cơ sở hạ
tầng
Khuyến khích
phát triển
- Thuế
- Xuất nhập khẩu
- Khai hoang
- Khuyến nông
Cơ chế chính sách phù
hợp và việc thực thi

chính sách đúng sẽ thúc
đẩy kinh tế trang trại phát
triển vững chắc
Cơ chế chính sách không
phù hợp sẽ kìm hãm sự
phát triển kinh tế trang
trại, gây lãng phí nguồn
lực xã hội
KINH TẾ
TRANG
TRẠI
Công tác quản lý
Nhà nước trong
phát triển
trang trại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

- Bản chất của trang trại
+ Trang trại là một đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trực tiếp sản xuất
trồng trọt trên đồng ruộng và chăn nuôi với qui mô lớn, trình độ sản xuất và quản
lý tiến bộ… là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản với mục đích chính là sản xuất ra hàng hoá để cung ứng ra thị trường, là loại
hình sản xuất hàng hoá với tỷ trọng hàng hoá chiếm từ 70% đến 80% trở lên, đáp
ứng phần lớn hàng hoá ra thị trường không chỉ ở trong nước mà còn xuất khẩu ra
nước ngoài.
+ Trang trại với hình thức sản xuất nông nghiệp theo kiểu tập trung, quy
mô lớn và đã có từ lâu trên Thế giới và ở Việt Nam. Ở Trung Quốc trang trại có
từ thời Hán với các hình thức hoàng trang, cung trang, gia trang và điền trang. Ở

Việt Nam kinh tế trang trại đã có từ thời Lý, Trần với các hình thức như thái ấp,
các điền trang trong nông nghiệp. Thời nhà Lê - Nguyễn, kinh tế trang trại tồn tại
dưới các hình thức như đồn điền, điền trang Đến thời kỳ chủ nghĩa tư bản, khi
lực lượng sản xuất phát triển thì hình thức sản xuất tập trung qui mô lớn trong
nông nghiệp theo kiểu trang trại.
+ Đến Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI (4/1988) về phát huy
quyền làm chủ kinh tế hộ, đã đặt nền móng cho sự phát triển một cách nhanh
chóng. Vì vậy, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo
nghĩa rộng bao gồm: Nông, Lâm, Thuỷ sản có mục đích chính là sản xuất hàng
hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của một chủ trang trại, sản
xuất được tiến hành trên qui mô ruộng đất với các yếu tố sản xuất tập chung đủ
lớn, trình độ kỹ thuật cao hơn phương thức tổ chức sản xuất tiến bộ gắn với thị
trường có hạch toán kinh tế theo kiểu doang nghiệp.
2.1.2. Tiêu chí nhận dạng trang trại ở Việt Nam
Để xác định một đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong nông nghiệp có
phải là trang trại hay không, cần phải có tiêu chí để nhận dạng một cách khoa
học. Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Tổng cục Thống kê đã ban hành
Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT-TCTK, ngày 23/6/2000 về hướng dẫn tiêu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

chí để xác định trang trại, thông tư nêu rõ: Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản được xác định là trang trại phải đạt được cả 2 tiêu chí
định hướng sau:
- Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân một năm: Đối với các
tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên. Đối với các tỉnh
phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
- Quy mô sản xuất
+ Đối với trang trại trồng trọt: Trang trại trồng cây hàng năm: Từ 2 ha trở

lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải Miền Trung, từ 3 ha trở lên đối với
các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Trang trại trồng cây lâu năm: Từ 3 ha trở lên
đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải Miền Trung, từ 5 ha trở lên đối với các
tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Trang trại Hồ Tiêu từ 0,5 ha trở lên.
+ Trang trại Lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước.
+ Trang trại chăn nuôi: Chăn nuôi đại gia súc trâu, bò, chăn nuôi gia súc
sinh sản lấy sữa thường xuyên có từ 10 con trở lên, chăn nuôi lấy thịt thường
xuyên từ 50 con trở lên. Chăn nuôi gia súc: ợn, dê Chăn nuôi sinh sản phải đạt
từ 20 con trở lên đối với lợn và từ 100 con trở lên đối với dê, cừu. Chăn nuôi lấy
thịt phải đạt từ 100 con trở lên đối với lợn và từ 200 con trở lên đối với dê cừu.
Chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng có thường xuyên từ 2000 con trở lên (không
tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
+ Trang trại nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng từ 2 ha trở lên (đối
với nuôi tôm theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).
+ Đối với các loại sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản
có tính chất đặc thù như: Trồng hoa, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản, hải sản
thì tiêu chí xác định là sản phẩm hàng hóa.
- Ngày 4/7/2003 Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành Thông tư số
74/2003/TT-BNN về sửa đổi bổ sung mục III của Thông tư liên tịch
69/2000/TTLT/BNN-TCTK như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

+ Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản được xác
định là trang trại phải đạt một trong 2 tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hóa dịch
vụ bình quân một năm hoặc về quy mô sản xuất của trang trại được quy định của
Thông tư liên tịch 69/2000/TTLT/BNN-TCTK.
+ Đối với hộ sản xuất kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng
hóa của nghành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thì tiêu chí để xác định trang

trại là giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ bình quân 1 năm, theo Thông tư liên
tịch 69/2000/TTLT/BNN-TCTK.
- Tuy nhiên gần đây nhất, ngày 13/4/2011 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban
hành Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT, quy định về tiêu chí và thủ tục cấp
giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Cụ thể như sau: Cá nhân, hộ gia đình sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại
phải thỏa mãn điều kiện sau:
- Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
+ Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông
Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
+ Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
- Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000
triệu đồng/năm trở lên;
- Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá
trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
2.1.3. Vai trò của trang trại đối với sự phát triển của nền kinh tế
Sau gần hai thập kỷ tồn tại và phát triển, vị trí trang trại gia đình đã khẳng
định trong thực tiễn. Trang trại trở thành hình thức tổ chức sản xuất quan trọng
trong nền nông nghiệp thế giới. Ở các nước phát triển, trang trại gia đình có vai
trò to lớn quyết định trong sản xuất nông nghiệp, phần lớn sản lượng nông sản
phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất ra trong các trang trại. Ở Mỹ trang trại
sử dụng 65% quỹ đất nông nghiệp, tạo ra 70% giá trị nông sản cả nước. Ở Tây
Âu, hầu hết các trang trại là trang trại gia đình; nước Pháp với 98.000 trang trại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

sản xuất nông sản nhiều gấp 2,2 lần so với nhu cầu trong nước với tỷ lệ hàng hoá
về hạt cốc là 95%. Thịt sữa 70 – 80%, rau quả trên 70%; Hà Lan có 128.000
trang trại, riêng trồng hoa có 1.500 trang trại, hàng năm sản xuất 7 tỷ bông hoa

và 600 triệu chậu hoa trong đó 70% dành cho xuất khẩu, bình quân 1 lao động
trong trang trại có thể nuôi 60 người. Ở các nước Chấu Á; Nhật Bản với 4 triệu
lao động ở trang trại (3,7% dân số cả nước) đã bảo đảm lương thực và thực phẩm
cho 125 triệu người (gạo 107%; thịt 81%, trứng 98%, sữa 89%, rau quả 76 –
95%, đường 84%); Đài Loan: sản phẩm nông sản do trang trại tạo ra không chỉ
đáp ứng nhu cầu trong nước mà cả nhu cầu xuất khẩu; ở Malaysia các trang trại
trồng cây công nghiệp hàng năm sản xuất ra 4 triệu tấn dầu cọ (chiếm 75% sản
lượng thế giới), 1.6 – 1.8 triệu tấn mủ cao su, 274.000 tấn ca cao, 72.000 tấn dứa
quả và 23.000 tấn hồ tiêu (Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng, 1993; Trần
Đức, 1995) ở nước ta, trang trại phát triển mạnh những năm gần đây, có những
đóng góp to lớn cho nền sản xuất nông nghiệp nói riêng và sản xuất xã hội nói
chung, đóng góp này có ý nghĩa tích cực ở cả 3 mặt kinh tế – xã hội – môi
trường.
- Về mặt kinh tế, trang trại góp phần chuyển dịch kinh tế, phát triển các
loại cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng phân tán,
manh mún tạo nên những vùng chuyên canh, tập trung hàng hoá và thâm canh
cao. Mặt khác sự chuyển dịch cơ cấu góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp,
đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ phát triển sản xuất ở nông thôn
(Phạm Văn Hùng, 2000; Nhật Minh, 2000; Nguyễn Phượng Vỹ, 2001). Thực tế
cho thấy việc phát triển trang trại ở những nơi có điều kiện cũng đi liền với khai
thác, sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực công nghiệp, nông thôn
so với kinh tế hộ. Do vậy, việc phát triển trang trại góp phần tích cực thúc đẩy sự
tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn (Ngọc Châu,
2001); (Tỉnh uỷ Bắc Giang, 2002). Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản
xuất lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm
phương thức sản xuất chủ yếu. Vì vậy nó cho phép huy động khai thác, đất đai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14


sức lao động và nguồn lực khác một cách đầy đủ , hợp lý và có hiệu quả. Nhờ
vậy nó góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nông nghiệp
nông thôn nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Trang trại với kết quả
và hiệu quả sản xuất cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại
cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng manh mún tạo
vùng chuyên môn hoá cao, đẩy nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. Qua
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại tạo ra nhiều nông sản, nhất là các
nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp. Vì vậy trang trại góp phần thúc đẩy
công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và dich vụ sản xuất ở nông thôn phát
triển.
- Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại làm tăng hộ giàu ở nông thôn,
tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động và dân cư ở nông thôn,
điều này có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề việc giải quyết việc làm cho lao động
nông nghiệp và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, một trong những vấn đề bức
xúc của nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay. Góp phần thúc đẩy phát triển
kết cấu hạ tầng nông thôn là tấm gương cho các hộ nông dân về cách thức tổ
chức sản xuất kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả. Mặt khác phát triển trang trại
còn thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn và tạo ra thế hệ nông dân kiểu
mới mà chủ trang trại là các đại diện tiêu biểu có đặc điểm là: có kiến thức kỹ
thuật, có ý chí quyết tâm cao, có tính hợp tác cao, có khả năng tổ chức sản xuất
nông nghiệp là tấm gương để các hộ nông dân noi theo (Phạm Văn Hùng, 2000);
(Lê Hữu Quế, 2002); (Nguyễn Phượng Vỹ, 2002). Như vậy, chúng ta có thể thấy
rằng phát triển trang trại góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội
và đổi mới bộ mặt xã hội nông thôn nước ta.
- Về mặt môi trường: Trang trại càng phát triển thì những diện tích đất
trống, đồi núi trọc, diện tích đất còn hoang hoá ngày càng co hẹp và được đưa
vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (Nguyễn Phượng Vỹ, 2001). Điều đó có
nghĩa là việc trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, sử dụng
hiệu quả tài nguyên đất luôn tăng lên cùng với sự phát triển của trang trại. Như
vậy phát triển trang trại góp phần tích cực vào việc cải tạo, bảo vệ môi trường


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

sinh thái đất. Phát triển kinh tế trang trại góp phần cải tạo và bảo vệ môi trường
sinh thái. Thực tế phát triển kinh tế trang trại nước ta đã đem lại nhiều kết quả về
kinh tế xã hội và môi trường. Phát triển kinh tế trang trại ở nước ta phải phù hợp
với điều kiện tự nhiên kinh tế từng vùng và từng địa phương, nhất là những vùng
địa phương có điều kiện đất đai và điều kiện sản xuất hàng hoá.
- Về mặt khoa học kỹ thuật: Kinh tế trang trại là đơn vị sản xuất có qui mô
lớn hơn kinh tế hộ, vì vây có khả năng áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học
và công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Với cách
thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh tiên tiến, trang trại là nơi tiếp nhận
và chuyền tải các tiến bộ khoa học công nghệ đến hộ nông dân thông qua chính
hoạt động sản xuất của mình.
2.1.4. Nội dung quản lý Nhà nước trong phát triển trang trại
2.1.4.1. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển trang trại
Căn cứ các Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định số 800/QĐ-TTg,
ngày 4/8/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng Nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020; Thông tư số
09/2010/TT-BXD, ngày 4/8/2010 của Bộ xây dựng về quy định việc lập nhiệm
vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Các địa phương sẽ xây dựng và ban hành đề án phát triển kinh tế trang trại
gắn chặt với đề án xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, theo Quyết
định số 800/QĐ-TTg, ngày 4/8/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020;
Thông thường, công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển trang trại ở địa
phương do phòng Nông nghiệp (đối với cấp huyện) đảm nhiệm và trình UBND

huyện phê duyệt. Sau khi thông qua, quy hoạch phát triển trang trại sẽ được
thông báo rộng rãi đến các tổ chức, cá nhân ở địa phương.
2.1.4.2. Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy về
phát triển trang trại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16

Sau khi có quy hoạch phát triển trang trại, lực lượng cán bộ của Phòng
Nông nghiệp, phòng khuyến nông hoặc các phương tiện truyền thanh viết bài
tuyên truyền, dành thời lượng, thông tin về các cơ chế chính sách hỗ trợ, phối
hợp cùng với MTTQ và các đoàn thể tổ chức tuyên truyền quán triệt trong đoàn
viên, hội viên, để nhân dân nâng cao nhận thức về phát triển trang trại và thực
hiện.
UBND huyện đã ban hành hướng dẫn trình tự lập hồ sơ, thủ tục xây dựng
trang trại, quy định về việc quản lý đầu tư xây dựng và hoạt động của các trang
trại tổng hợp quy mô nhỏ trên địa bàn toàn huyện và đề nghị hỗ trợ theo cơ chế
của huyện, của tỉnh. Chỉ đạo Hội Làm vườn và trang trại thành lập câu lạc bộ
trang trại.
Tổ chức các hội nghị tập huấn cho lãnh đạo các xã, thị trấn và các hộ nông
dân làm trang trại, tổ chức tham quan các mô hình trang trại trong và ngoài tỉnh.
Hướng dẫn các chủ hộ lập hồ sơ dự án trang trại gồm: Hồ sơ trang trại
gồm có:
+ Đối với cấp huyện phê duyệt:
1. Đơn của chủ trang trại
2. Tờ trình đề nghị thẩm định dự án trang trại của UBND xã
3. Thuyết minh dự án
4. Trích bản đồ địa chính trang trại
5. Quy hoạch mặt bằng xây dựng
7. Cam kết BVMT hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường

8. Biên bản thẩm định dự án để phê duyệt dự án
9. Biên bản nghiệm thu dự án sau khi trang trại đã đi vào hoạt động
+ Đối với cấp tỉnh, bao gồm:
1. Tờ trình của UBND huyện để trang trại để được hưởng cơ chế hỗ trợ
2. Thiết kế bản vè thi công và dự toán các hạng mục công trình
2.1.4.3. Tiếp nhận đăng ký xây dựng trang trại, thẩm định và phê duyệt dự án
của các chủ trang trại

×