Tải bản đầy đủ (.docx) (133 trang)

Luận văn: TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯNG HÀ (TỈNH THÁI BÌNH) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LƯU THỊ VÂN ANH
TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
HUYỆN HƯNG HÀ (TỈNH THÁI BÌNH)
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số:
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM THỊ TUYẾT
HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn trân trọng và sâu sắc
nhất tới TS.Phạm Thị Tuyết, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ
tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài khoa học này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà, Phòng
Công thương huyện Hưng Hà, Phòng Thống kê huyện Hưng Hà, Thư viện
huyện Hưng Hà,…đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho tác giả những tư
liệu hết sức cần thiết, quý báu trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học
2
2
2
Sư phạm Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa lịch sử, các thầy giáo, cô giáo bộ môn
lịch sử Việt Nam, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ động viên tác giả trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Lưu Thị Vân Anh
3
3


3
Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình (Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà)
4
4
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NXB: Nhà xuất bản
HTX: Hợp tác xã
HTX-TTCN: Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp
CN-TTCN: Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
UBND: Ủy ban nhân dân
CCN: Cụm công nghiệp
ĐCN: Điểm công nghiệp
GDP: Tổng sản phẩm xã hội
GTSX: Giá trị sản xuất
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
TTGDTX: Trung tâm giáo dục thường xuyên
BCH: Ban chấp hành
NĐ-CP: Nghị định chính phủ
5
5
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ
6
6
MỤC LỤC
7

7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, nông nghiệp là ngành
nghề chính của cư dân Việt. Do đặc điểm của địa hình và khí hậu nước ta nên
nông nghiệp trồng lúa nước chính là nghề gốc của nhân dân ta (dĩ nông vi
bản). Tuy nhiên, bên cạnh đó,song song với nông nghiệp, người Việt còn có
các nghề thủ công khác. Nếu như nông nghiệp đảm bảo cung cấp nhu cầu
lương thực-thực phẩm cho người dân, thì TTCN lại đáp ứng các nhu cầu thiết
yếukhác của đời sống cư dân nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của nông
nghiệp thì thủ công nghiệp cũng ra đời từ rất sớm. Trên khắp lãnh thổ nước ta
đã hình thành nên một mạng lưới các nghề thủ công hết sức phong phú và hệ
thống các làng nghề đa dạng. Tùy vào điều kiện của từng vùng miền mà hình
thành các nghề cũng như các làng nghề khác nhau. Các nghề thủ công Việt
Nam ra đời cùng với nhu cầu của cư dân nông nghiệp và cũng phụ thuộc chủ
yếu vào nông nghiệp.
Hưng Hà (Thái Bình) là một huyện nằm trong lưu vực đồng bằng sông
Hồng, cư dân Việt đã sinh tụ ở đây từ rất sớm. Nghề nghiệp chính của cư dân
Hưng Hà cũng như bao cư dân khác trong vùng, lấy nông nghiệp trồng lúa
nước làm nghề chính. Nhưng bên cạnh đó, để phục vụ cho nhu cầu, đảm bảo
đời sống của nhân dân trong vùng, người dân ở Hưng Hà còn làm thêm các
nghề thủ công khác. Cùng với quá trình tụ cư của người dân Việt ở vùng đất
này, các nghề thủ công ở Hưng Hà cũng ra đời từ rất sớm, đồng thời với đó là
sự ra đời một hệ thống làng nghề thủ công truyền thống hết sức đa dạng,
phong phú với nhiều ngành nghề thủ công khác nhau.
Hầu hết các nghề thủ công ở Hưng Hà ngày nay đều là những nghề thủ
công truyền thống đã có từ rất lâu đời. Theo thời gian biến thiên, các nghề thủ
công ở Hưng Hà cũng có nhiều thay đổi theo từng giai đoạn gắn với tiến trình
8
8

phát triển của dân tộc nói chung và Hưng Hà nói riêng. Có những nghề thủ
công truyền thống bị mai một đi ở các địa phương, nhưng cũng có những
nghề thủ công mới được du nhập, nghề thủ công được phát huy, phát triển
nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự tâm huyết với nghề của những
người con vùng đất Hưng Hà.
Sự phát triển của TTCN Hưng Hà từ năm 1986 đến năm 2012, từ sau khi
đất nước Đổi mới, các ngành nghề TTCN Hưng Hà đã góp một phần không
nhỏ vào sự phát triển toàn diện của đời sống kinh tế-xã hội ở Hưng Hà, sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hưng Hà sang hướng công nghiệp hóa-hiện
đại hóa, thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển, đảm bảo và nâng cao đời
sống nhân dân trong vùng.
Nghiên cứu về TTCN ở Hưng Hà từ năm 1986 đến năm 2012, là một
việc làm rất cần thiết và bổ ích không chỉ có ý nghĩa trong việc tái hiện lại
bức tranh lịch sử về quá trình phát triển TTCN của Hưng Hà từ 1986 đến
2012, mà còn góp phần làm sinh động thêm bức tranh lịch sử kinh tế Thái
Bình nói chung và Hưng Hà nói riêng. Đồng thời, nghiên cứu TTCN Hưng
Hà giai đoạn này, sẽ góp thêm những minh chứng khẳng định tính đúng đắng,
phù hợp của những chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước,
chính quyền địa phương các cấp. Mặt khác, nghiên cứu quá trình chuyển biến
của TTCN huyện Hưng Hà từ năm 1986 đến năm 2012 cũng sẽ góp phần làm
phong phú thêm những nghiên cứu về lịch sử địa phương Thái Bình. Qua
nghiên cứu, tổng kết những thành tựu và hạn chế còn tồn tại, các kết quả
nghiên cứu sẽ phần nào giúp các cấp lãnh đạo địa phương ở Hưng Hà rút ra
những bài học kinh nghiệm cho việc quản lý và hoạch định chính sách phát
triển TTCN ở Hưng Hà trong giai đoạn tới. Chính vì những lý do trên, tôi
quyết định chọn vấn đề: Tiểu thủ công nghiệp huyện Hưng Hà (tỉnh Thái
Bình) từ năm 1986 đến năm 2012 làm đề tài luận văn cao học.
9
9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trước 1954 đã có một số sách về địa chí Thái Bình và Hưng Hà có đề
cập ít nhiềuđến các nghề thủ công truyền thống ở Hưng Hà như: Thái Bình
phong vật chícủa Phạm Văn Thụ xuất bản năm 1900, Thái Bình phong vật
phú của Dương Quảng Hàm, Tiên Hưng phủ chí của Phạm Nguyễn Hợp. Các
bài viết trên tờ báo Nam Phong như:Hưng Nhân ký sựcủa Nguyễn Văn Đào
năm 1920; Hưng Nhân kí sự của Đặng Xuân Viện, số 164 năm 1931. Cuốn
sách của P.Gourou xuất bản năm 1936 ở Paris “Les paysans du delta
Tonkinois (Người nông dân châu thổ Bắc Bộ) đã phản ánh tương đối rõ nét
tình hình một số hoạt động công nghệ và làng nghề ở Bắc Bộ nói chung và
trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng. Trong đó ông đề cập đến hoạt động của
một số làng nghề tiêu biểu của Hưng Hà như làng chiếu Thanh Triều, làng dệt
Duyên Hà,…
Sau năm 1954, tác phẩm Sơ thảo lịch sử phát triển tiểu thủ công nghiệp
của tác giả Phan Gia Bền xuất bản năm 1955 đã khái quát về TTCN Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám trong đó cũng cho người đọc được một số hình
dung khái quát nhất về nghề dệt chiếu ở Hưng Nhân-Hưng Hà. Tác phẩm
Truyện kể các tổ ngành nghề của Tạ Phong Châu, Nguyễn Quang Vinh (xuất
bản năm 1977) đã lược tả sự phát triển đa dạng của các nghề TTCN Việt Nam
trong đó có viết về ông tổ nghề chiếu ở Hưng Nhân là Phạm Đôn Lễ. Trong
cuốn Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858-1945(xuất bản năm 1996) tác giả
Vũ Huy Phúc đã nhận định rằng ở Thái Bình ngoài các làng nghề chạm bạc,
làm đồ trang sức thì nghề dệt và đan lát ở Hưng Hà là phát triển bậc nhất.
Những năm gần đây, một số tác phẩm như: Lịch sử Đảng bộ huyện
Hưng Hà 1927-1954 của các tác giả Bùi Phú Hảo, Nguyễn Nhật Lai, Phạm
Minh Trọng; Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng Hà 1954-2000 của các tác giả Vũ
Văn Thuyết, Nguyễn Nhật Lai, Lê Vạn, bên cạnh viết về phong trào đấu tranh
10
10
chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ của nhân dân Hưng Hà còn đề cập tới
những vấn đề về kinh tế xã hội của địa phương trong giai đoạn kể trên. Trong

đó vấn đề TTCN được trình bày tương đối rõ nét cả về chính sách tác động và
những thành tự đã đạt được. Cuốn Tiểu thủ công nghiệpThái Bình 1954-1995
lịch sử và di sản của Phạm Quốc Sử trình bày một cách rõ nét những chuyển
biến của TTCN Thái Bình, những ảnh hưởng tích cực của các chính sách của
Đảng và Nhà nước đến sự phát triển TTCN Thái Bình trong giai đoạn 1954-
1995, đồng thời cũng đề cập tới sự phát triển của TTCN Hưng Hà trong cùng
thời gian. Tác phẩm Xây dựng và phát triển công nghiệp-tiểu thủ công
nghiệp, nghề và làng nghề ở Hưng Hà của tác giả Nguyễn Bá Phong xuất bản
năm 2007, đã cho thấy một cái nhìn rõ nét về những ảnh hưởng, tác động tích
cực của các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển tiểu thủ
công nghiệp của Hưng Hà trong giai đoạn 2003-2007.
Kỷ yếu hội thảoHoằng Nghị đại vương và việc bảo tồn, tôn tạo khu di
tích lịch sử-văn hóa Phương La do UBND tỉnh Thái Bình và Hội Khoa học
Lịch sử Việt Nam tổ chức năm 2007 đã tập hợp được rất nhiều bài viết của
các nhà nghiên cứu ở cả trung ương và địa phương. Bên cạnh việc nghiên cứu
về nhân vật Hoằng Nghị đại vương các tác giả cũng đề cập tới sự phát triển
của nghề dệt truyền thống ở Phương La, nơi được đánh giá là chỉ sau làng
Vạn Phúc-Hà Đông.
Bên cạnh những tác phẩm trên, còn có nhiều các bài viết khác về TTCN
Hưng Hà được đăng trên các báo, tạp chí xuất bản tại địa phương Thái Bình
và trên một số cổng thông tin điện tử như: (www.thaibinh.gov.vn;
www.lukhach24h.com; www.hungha.gov.vn;www.baothaibinh.com.vn; );
www.socongthuong.thaibinh.gov.vn
Tóm lại, từ trước đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu có đề
cập ít nhiều về vấn đề TTCN Thái Bình nói chung và TTCN Hưng Hà nói
11
11
riêng. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở những mức
độ và các khía cạnh khác nhau, chưa có công trình nào đề cập một cách toàn
diện về TTCN Hưng Hà từ năm 1986 đến năm 2012.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài
* Mục tiêu:Đề tài nhằm nghiên cứu, làm rõ tình hình phát triển của
TTCN huyện Hưng Hà-Thái Bình từ sau Đổi mới 1986 cho đến năm2012,
qua đó đánh giá những tác động của sự phát triển TTCN đến tình hình
kinh tế-xã hội ở địa phương.
* Nhiệm vụ:
Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề khoa học sau đây:
- Phân tích những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của
TTCN Hưng Hà từ năm 1986 đến năm 2012
- Làm rõ quá trình chuyển biến của TTCN huyện Hưng Hà-Thái Bình từ
năm 1986 đến năm 2012 trên các phương diện như: ngành nghề, hình thức
sản xuất, vốn đầu tư trang thiết bị, công nghệ, giá trị sản xuất, sản phẩm và thị
trường, những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại.
- Đánh giá những tác động của TTCN đến sự chuyển dịch kinh tế, quá
trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đời sống nhân
dân, cảnh quan môi trường, văn hóa-xã hội ở Hưng Hà.
4. Đối tượng, phạm vi đề tài
* Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các ngành nghề TTCN hiện tại, các
làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Hưng Hà trong quá trình từ năm
1986 đến năm 2012.
* Phạm vi đề tài
- Về thời gian: Từ năm 1986 (khi đất nước chính thức tiến hành công
cuộc đổi mới) đến năm 2012.
12
12
- Về không gian: Địa bàn huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình gồm 33 xã và
hai thị trấn là thị trấn Hưng Hà (huyện lỵ) và thị trấn Hưng Nhân.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu

+ Nguồn tài liệu lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ, thư viện quốc gia, thư
viện địa phương, cụ thể là các văn bản hành chính, văn kiện của Đảng và Nhà
nước qua các kì đại hội, các tài liệu thống kê, bản đồ,… Đây là nguồn tài liệu
quan trọng và rất có giá trị, được tác giả khai thác chủ yếu và khá triệt để
nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của đề tài
+ Các công trình nghiên cứu đã được công bố có nội dung liên quan đến
đề tài bao gồm: sách chuyên khảo, sách tham khảo, luận văn, luận án, bài
nghiên cứu, thông tin đăng trên các báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của
Trung ương và địa phương. Đây là nguồn tài liệu có giá trị sử dụng khác nhau
tùy thuộc vào từng thể loại cung cấp những thông tin khái quát hoặc cụ thể về
vấn đề nghiên cứu, giúp tác giả có cái nhìn tổng thể hoặc là so sánh trong mối
tương quan.
+ Các tài liệu sưu tầm bao gồm các văn bia, hương ước, các tài liệu điền
dã đã bổ sung khá nhiều thông tin cụ thể và chi tiết để góp phần hoàn thiện
nội dung luận văn.
* Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tác giả sử dụng chủ
yếu hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic.
Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như:
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đối chiếu,…nhằm đảm
bảo độ tin cậy và tính khách quan, khoa học các kết quả nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
13
13
-Tái hiện lại bức tranh về quá trình phát triển của TTCN Hưng Hà từ năm
1986 đến năm 2012 một cách khái quát và có hệ thống
- Khẳng định những thành tựu đã đạt được cũng như những vấn đề còn
tồn tại của TTCN Hưng Hà và những tác động ảnh hưởng của nó đối với tình
hìnhkinh tế-xã hội huyện Hưng Hà.

- Góp phần khẳng định vai trò to lớn của đường lối đổi mới của Đảng
và Nhà nước đối với sự phát triển TTCN cả nước nói chung và của Hưng
Hà nói riêng.
- Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương nói riêng và lịch sử kinh tế Việt
Nam nói chung.
7. Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có bố cục như
sau:
Chương 1: Khái quát các điều kiện tác động tới tiểu thủ công nghiệp
huyện Hưng Hà giai đoạn 1986-2012.
Chương 2: Chuyển biếncủa tiểu thủ công nghiệp huyện Hưng Hà giai
đoạn 1986-2012.
Chương 3: Tác động của tiểu thủ công nghiệp huyện Hưng Hà giai
đoạn 1986-2012 đến tình hình kinh tế - xã hội địa phương.
14
14
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CÁC ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG TỚI TIỂU
THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯNG HÀGIAI ĐOẠN 1986 - 2012
1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lý
Ngày 17-6-1969, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 93/CP về việc
hợp nhất hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà thành huyện Hưng Hà, tên gọi
Hưng Hà xuất hiện từ đó
Huyện Hưng Hà là một huyện thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, có
diện tích tự nhiên là 20.012 ha, nằm ở rìa phía Tây Bắc của tỉnh Thái Bình, có
tọa độ địa lý từ 20°30'37'' đến 20°40'37'' vĩ độ Bắc và từ 106°06'00'' đến
106°19'22'' kinh độ Đông. Phía Đông Nam giáp với huyện Đông Hưng, phía
Nam giáp với huyện Vũ Thư, phía Đông Bắc giáp với huyện Quỳnh Phụ, phía
Tây Bắc giáp hai huyện Tiên Lữ, Phù Cừ của tỉnh Hưng Yên, phía Tây Tây
Nam giáp với huyện Lý Nhân của tỉnh Hà Nam.

Xã Tân Lễ là cực Tây của cả huyện Hưng Hà lẫn tỉnh Thái Bình, nằm
tại ngã ba sông, giữa sông Hồng và sông Luộc. Cực Nam của huyện là xã
Hồng Minh, nằm tại ngã ba sông Hồng và sông Trà Lý. Cực Đông là xã Bắc
Sơn, nằm tại ngã ba ranh giới của hai huyện Quỳnh Phụ và Đông Hưng.
Hưng Hà là một huyện đầu tỉnh Thái Bình, nằm trong phạm vi ảnh
hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Ở Hưng Hà có mạng lưới giao
thông đường bộ, cũng như đường sông tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và TTCN nói riêng.
Về đường bộ: Hưng Hà có 1125 km đường bộ. Chạy xuyên suốt địa bàn
huyện Hưng Hà là tuyến quốc lộ 39A, đây là tuyến giao thông đường bộ quan
trọng bậc nhất ở Hưng Hà, nối liền giữa Thái Bình và Hưng Yên. Tuyến
đường này có tổng chiều dài là 108 km, khởi đầu tại thị trấn Diêm Điền (Thái
15
15
Thụy) thông với các tuyến quốc lộ 37, 38. Điểm cuối của quốc lộ 39A nối liền
với quốc lộ 5 tại phố Nối thuộc thị trấn Bần-Yên Nhân huyện Mĩ Hào tỉnh
Hưng Yên. Đoạn chạy qua Hưng Hà có chiều dài khoảng 26 km. Từ huyện lỵ
Hưng Hà, dọc theo quốc lộ 39A tới thành phố Hưng Yên khoảng 20 km,
thành phố Thái Bình khoảng hơn 30 km, Hà Nội khoảng 80 km. Đây chính là
những thị trường tiêu thụ rộng lớn, hỗ trợ đầu tư, kỹ thuật, chuyển giao kinh
nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ thông tin cho sự phát triển kinh tế nói
chung và TTCN của huyện nói riêng.
Hệ thống đường liên huyện của Hưng Hà cũng khá phát triển, tổng chiều
dài của mạng lưới này là 49 km với 3 tuyến đường chính 226, 223, 224 do
huyện quản lý. Không những thế, Hưng Hà còn được đánh giá là huyện có hệ
thống giao thông nông thôn tương đối hiện đại và đồng bộ ở Thái Bình. Tính
đến thời điểm năm 2012, mạng lưới giao thông nông thôn có tổng chiều dài
579 km, trong đó đường liên xã-liên thôn là 72 km, đường thôn xóm, đường
ra đồng là 458 km. Toàn bộ các tuyến đường này đều được đổ bê tông, trải
nhựa, trải đá dăm, mặt đường tương đối rộng, bằng phẳng, đáp ứng nhu cầu đi

lại, vận chuyển, giao lưu buôn bán của nhân dân giữa các vùng trong huyện,
với các huyện trong tỉnh, và các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Hồng.
Tuy nhiên, hệ thống giao thông đường bộ ở Hưng Hà hiện cũng có một
số điểm hạn chế. Các tuyến đường, nhất là tuyến quốc lộ 39A chạy qua địa
bàn Hưng Hà đang xuống cấp trầm trọng, mặt đường thì nhỏ hẹp, ổ trâu, ổ voi
xuất hiện nhiều trên đường. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát
triển TTCN, đặc biệt là quá trình vận chuyển, chuyên chở nguyên vật liệu,
hàng hóa sản xuất TTCN ở Hưng Hà.
Về đường sông: Hệ thống giao thông đường sông là một thế mạnh tự
nhiên đặc biệt ở Hưng Hà, bao gồm hệ thống sông trong đê và hệ thống sông
ngoài đê được nối liền với nhau bằng các cống đập, tạo ra sự thông suốt cho
16
16
hệ thống giao thông đường sông ở Hưng Hà. Hệ thống sông trong đê gồm có
sông Tiên Hưng, sông Sa Lung có chiều dài khoảng 20 km. Hệ thống sông
ngoài đê có sông Hồng chảy qua địa bàn Hưng Hà dài khoảng 25 km, Sông
Luộc dài khoảng 27 km, sông Trà Lý dài khoảng 8 km (đây là hai phụ lưu của
sông Hồng chảy qua Hưng Hà). Với hệ thống sông như trên đã tạo điều kiện
thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa TTCN bằng đường sông.
Với vị trí địa lý, giao thông như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hưng
Hà phát triển và mở rộng các ngành nghề TTCN truyền thống và du nhập
thêm nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mới, giao lưu kinh tế với các
huyện trong tỉnh, với các tỉnh ngoài như Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng, Hải
Dương (là các vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ) và giao lưu quốc tế.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
* Địa hình, đất đai
Hưng Hà là một huyện phía Bắc tỉnh Thái Bình, nằm trong địa vực đồng
bằng sông Hồng nhưng mang nét độc đáo là tỉnh đồng bằng duy nhất không
có đồi núi, vì vậy có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống
Nam. Nền địa hình của huyện Hưng Hà là đồng bằng được hình thành cách

đây không lâu. Theo các nhà khoa học và căn cứ vào “Bản đồ lịch sử phát
triển châu thổ sông Hồng” thì vùng đất Hưng Hà có lịch sử từ 2500 đến 3000
năm [27; 13]. Nó là kết quả của quá trình biển lùi và phù sa bồi tụ của sông
Hồng và sông Trà Lý và quá trình khai hoang, quai đê lấn biển của cư dân nơi
đây qua hàng nghìn năm lịch sử. Quá trình bồi tụ diễn ra liên tục và từ từ, trải
qua một thời gian dài (hàng nghìn năm). Đồng thời đó còn là kết quả của “trí
tuệ và sức lao động của con người sống trên mảnh đất này. Họ đã chống chọi
với tự nhiên (bão tố, ngập lụt, hạn hán,…), cải tạo đất đai, san gò, lấp trũng để
có được những cánh đồng thẳng cánh cò bay và quanh năm tốt tươi như ngày
hôm nay.” [2; 30].
17
17
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng với địa hình bằng phẳng, đó là
những điều kiện có tác động trực tiếp tới TTCN Hưng Hà trên nhiều khía
cạnh, ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nguyên liệu. Vì vậy nó quy định các
ngành nghề chủ yếu của huyện; sự hình thành và phân bố nghề và làng nghề;
tạo sự thuận lợi lớn cho quá trình hình thành, du nhập và phát triển các ngành
nghề TTCN, giao lưu buôn bán các sản phẩm ở Hưng Hà với các vùng lân
cận. Đây cũng chính là một trong những nhân tố tác động tới việc thu hút các
nhà đầu tư vào phát triển tiểu thủ công nghiệp ở Hưng Hà cả về vốn và trang
thiết bị kỹ thuật.
Đất đai của huyện Hưng Hà được hình thành về cơ bản là do sự bồi đắp
phù sa của hệ thống sông Hồng và các phụ lưu của nó (sông Luộc và sông Trà
Lý). Sự bồi tụ được diễn ra từ từ trong một thời gian dài tạo ra một vùng châu
thổ khá bằng phẳng có độ cao dưới 2 m so với mực nước biển.
Ở Hưng Hà có thể kể đến các loại đất như sau: Đất phù sa trung tính
không được bồi đắp hàng năm, phần lớn có độ cao từ 1-2 m. Đây là loại đất
có dinh dưỡng khá, chế độ nước ngầm tầng nông tương đối ổn định, ít bị
nhiễm mặn. Đây là phần đất chính chiếm diện tích khá lớn trong huyện còn
được gọi là đất trong đê, được sử dụng chủ yếu để trồng lúa và các cây hoa

màu vào vụ đông.
Đất cát ven sông, chủ yếu là các đất cồn cát do sông Hồng bồi tụ đã được
ngọt hóa và không bị nhiễm mặn, là đất thổ cư, đất trồng hoa màu và các cây
công nghiệp hàng năm. Đây là loại đất có diện tích không lớn, phân bố tùy
thuộc vào hướng dòng chảy của sông. Diện tích loại đất này có thể thay đổi
theo dòng chảy của sông. Diện tích loại đất này có thể bị thay đổi hàng năm,
có nơi được bồi tụ, có nơi bị dòng chảy của sông sói mòn.
Do cấu tạo đất ở Hưng Hà chủ yếu là đất phù sa trung tính có cơ giới
thịt từ trung bình đến nặng nên phù hợp với việc sản xuất vật liệu xây dựng và
18
18
đất phù sa cát ven sông phù hợp với trồng cây màu lương thực, thực phẩm,
trồng dâu nuôi tằm,… Đây chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sự phát
triển TTCN của huyện, ảnh hưởng tới cơ cấu ngành nghề trong huyện.
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Hưng Hà-tỉnh Thái Bình năm 2012
Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 20.012 ha 100
1 Đất nông nghiệp 13.223 66,1
2 Đất chuyên dùng và ở 6.477 32.3
3 Đất chưa sử dụng 312 1,6
Nguồn: [Phòng Thống kê Hưng Hà, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội
huyện Hưng Hà năm 2012;tr1]
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của Hưng Hà
đến năm 2012 là 20.012 ha, chiếm 13% so với toàn tỉnh. Trong đó quỹ đất
dùng cho nông nghiệp chiếm 66,1%, hơn một nửa tổng diện tích toàn huyện.
Với tiềm năng đất đai như trên sẽ tạo điều kiện cho Hưng Hà phát triển kinh
tế nông nghiệp, cung cấp nguồn nguyên liệu tại chỗ hết sức dồi dào cho ngành
chế biến lương thực-thực phẩm trong huyện. Ngoài ra, trên địa bàn huyện vẫn
còn quỹ đất chưa sử dụng chiếm 1,6% tổng diện tích đất tự nhiên, đây là tiềm
năng có thể khai thác đưa vào phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, trồng

các cây công nghiệp hàng năm phục vụ sản xuất TTCN.
Là một huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, thâm canh cây lúa
và hoa màu, Hưng Hà vẫn được coi là vùng đất chật, người đông, với mật độ
dân số năm 2009 là 1.268 người/km², trong khi đó mật độ dân số bình quân
của tỉnh Thái Bình 1.209 người/km² , đứng thứ 2 trong tỉnh Thái Bình chỉ sau
thành phố Thái Bình. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên một đầu người
ở Hưng Hà là 507m², thấp hơn so với bình quân chung của tỉnh Thái Bình là
518,25 m²/đầu người. Với diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp, bên
cạnh việc phải thâm canh cao đối với các cây nông nghiệp, người dân Hưng
19
19
Hà buộc phải làm thêm các nghề phụ để đảm bảo cho đời sống hàng ngày.
Chính vì vậy, sản xuất TTCN ở Hưng Hà đã được phát triển từ khá lâu.
* Khí hậu
Nằm trong vùng ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên Hưng
Hà cũng như các huyện khác của tỉnh Thái Bình có nền khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa với bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Ở Hưng Hà có nhiệt độ trung
bình hàng năm 23-26°C, tổng nhiệt độ hoạt động trong năm đạt 8000-8500°C,
số giờ nắng 1600-1800 giờ. Tổng lượng mưa hàng năm 1500-2000mm, độ ẩm
không khí 80-90%. Gió mùa mang đến cho Hưng Hà một mùa đông lạnh khô
và ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều và hai kì chuyển tiếp ngắn. Là một
huyện chịu ảnh hưởng của khí hậu biển nên khí hậu Hưng Hà được điều hòa
bởi hơi ẩm từ vịnh Bắc Bộ tràn vào, có sự chênh lệch so với các huyện ven
biển như Tiền Hải, Thái Thụy. Tuy nhiên, sự phân hóa khí hậu theo lãnh thổ
giữa Hưng Hà và các huyện trong tỉnh là không rõ rệt.
Đặc điểm khí hậu đó vừa là điều kiện thuận lợi nhưng đồng thời cũng tạo ra
khó khăn trong sản xuất, bảo quản sản phẩm TTCN ở Hưng Hà. Với nền nhiệt
và số giờ nắng cao tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất, đặc biệt là việc phơi sấy
và bảo quản các sản phẩm TTCN, nhất là các sản phẩm thuộc ngành hàng lương
thực-thực phẩm và vật liệu xây dựng được phơi sấy chủ yếu dựa vào nắng tự

nhiên. Tuy nhiên, độ ẩm cao và lượng mưa lớn, cũng ảnh hưởng không nhỏ tới
quá trình sản xuất, vận chuyển và bảo quản các sản phẩm TTCN.
* Thủy văn
Hưng Hà là một huyện phía Bắc của tỉnh Thái Bình và được bao bọc bởi
các con sông. Hệ thống sông ngòi của Hưng Hà dày đặc được chia làm hai
loại: sông trong đê và sông ngoài đê.
Sông ngoài đê gồm có sông Hồng chảy qua Hưng Hà ở phía Tây. Sông
Luộc là một phụ lưu của sông Hồng chảy ở phía Bắc của huyện. Đây là nguồn
20
20
cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng phía bắc
Hưng Hà. Sông Trà Lý là một phụ lưu của sông Hồng chảy ở phía Nam của
huyện, đồng thời là ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Hưng Hà và Vũ Thư.
Sông trong đê gồm có sông Tiên Hưng, vốn là con sông tự nhiên có tổng
chiều dài 51 km chảy qua hai huyện Hưng Hà và Đông Hưng. Sông Sa Lung
là sông nhân tạo, được khởi công đào từ 1896-1900 chảy qua Hưng Hà. Đây
chính là nguồn cung cấp nước tưới nội đồng và là tuyến đường giao thông
thủy quan trọng của Hưng Hà.
Trong điều kiện mạng lưới giao thông đường bộ chưa phát triển thì việc
vận chuyển bằng đường sông thuận tiện đã giúp cho các sản phẩm TTCN Hưng
Hà sớm có điều kiện đến với các thị trường trong và ngoài tỉnh. Là một huyện
được bao bọc bởi các con sông, được phù sa bồi đắp hết sức màu mỡ, là nền
tảng quan trọng thu hút dân cư các nơi đến đây tụ cư và đem theo nhiều ngành
nghề thủ công. Điều đó làm cho các ngành nghề TTCN ở Hưng Hà rất đa dạng
và xuất hiện tương đối sớm cùng với quá trình tụ cư của cư dân nơi đây.
Ở Hưng Hà không có các hồ, đầm lớn, chủ yếu là các ao nhỏ, nằm xen
kẽ xung quanh các xóm làng, ven đê. Đây là kết quả của quá trình tạo lập đất
ở của người dân Hưng Hà (đào ao vượt thổ). Một số các điểm trũng tích nước
lâu trở thành ao, đầm, hồ tự nhiên. Các ao, đầm ở Hưng Hà có diện tích
không lớn, trung bình chỉ khoảng 200-300 m², với tổng diện tích khoảng hơn

900 ha.
Bên cạnh mục đích phục vụ tưới tiêu ruộng đồng, phục vụ sinh hoạt
hàng ngày của dân cư trong vùng. Trong những năm gần đây, diện tích ao,
đầm ở Hưng Hà đã được cải tạo nhằm mục đích phục vụ cho nuôi trồng thủy,
hải sản, gia cầm…. Đây chính là nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ cho
ngành chế biến lương thực-thực phẩm ở Hưng Hà phát triển.
21
21
Tài nguyên nước ở Hưng Hà khá dồi dào và đa dạng bao gồm cả nước mặt
và nước ngầm. Tổng lượng mưa hàng năm từ 1500-2000 mm. Nguồn nước mặt
dồi dào từ các sông và một số ao, hồ, đầm có thể đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của
nhân dân cho sản xuất và trong sinh hoạt. Song hiện nay nguồn nước mặt ở Hà
đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do tình trạng thải chất thải ra môi trường của các
cơ sở sản xuất, các làng nghề. Điều này đã ảnh hưởng không tốt tới việc cung
cấp nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất TTCN trong huyện.
* Tài nguyên
+Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản không có nhiều về số lượng và
chủng loại, chỉ có mỏ đất sét trắng ở xã Cộng Hòa, Canh Tân thuộc vùng ven
sông Luộc với diện tích phân bố khoảng 90 ha. Đây là nguồn nguyên liệu quý
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp của
huyện như sản xuất đồ gốm sứ, vật liệu xây dựng.
Gần đây đã phát hiện ra mỏ than bùn có trữ lương hàng trăm tỷ tấn trải
khắp lòng đất đồng bằng sông Hồng, trong đó, ở Hưng Hà có trữ lượng lên tới
hơn 70 triệu tấn. Đây là nguồn năng lượng quý để phát triển sản xuất cần
được quy hoạch và khai thác trong tương lai.
Theo kết quả xét nghiệm của trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nôi, tại
vùng đất xã Duyên Hải, ở độ sâu 50 m có nguồn nước nóng 57ºC, ở độ sâu
178 m có nguồn nước nóng 72ºC. Đây chính là nguồn nguyên liệu cho việc
phát triển sản xuất nước khoáng uống và chữa bệnh cho mọi người trong thời
gian tới.

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Điều kiện kinh tế
Cách đây khoảng 2500 năm, khu vực đất đai của huyện Hưng Hà đã
được hình thành. Vào khoảng 600-700 năm TTCN các lớp dân cư từ các
22
22
vùng trung du Bắc Bộ và Trung Bộ đã tiến dần đến khai phá lập làng, xây
dựng cuộc sống định cư trong đó có việc mở mang các nghề thủ công. Họ
đã “bám theo các triền sông, tụ cư trên các gò, đống, dải đất cao” dọc theo
các triền sông Hồng, sông Luộc, sông Trà lập nên các làng xã đông đúc, đa
dạng. Cùng với sự hình thành của mảnh đất Hưng Hà, các nghề thủ công ở
đây đã lần lượt ra đời.
Cũng như cư dân của các vùng quê khác, cư dân Hưng Hà sống chủ yếu
bằng nghề nông, chủ yếu là trồng lúa, bên cạnh đó nhân dân còn trồng nhiều
loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lấy gỗ,… Tính đến năm
2008, tổng diện tích gieo trồng lúa ở Hưng Hà là 12.587 ha, với năng suất
134,15 tạ/ha, được đánh giá là huyện có năng suất lúa cao nhất của tỉnh Thái
Bình. Ngoài ra,các cây màu lương thực, cây công nghiệp hàng năm được
trồng chủ yếu vào vụ đông như: khoai tây, đậu tương, lạc, ngô, mía, đay,
dâu… Đây chính là các cây nguyên liệu chính phục vụ cho các ngành nghề:
dệt chiếu, chế biến lương thực-thực phẩm,…Việc thâm canh cao các cây
trồng nông nghiệp, không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực của nhân dân trong
vùng, mà còn là nguồn nguyên liệu tại chỗ vô cùng quý giá để Hưng Hà phát
triển các ngành nghề TTCN trong huyện.
Bên cạnh đó,mỗi bộ phận dân cư khi di cư đến vùng đất Hưng Hà đã
mang theo nghề thủ công truyền thống của họ, đồng thời họ cũng sáng tạo ra
những nghề mới để phù hợp với điều kiện sống ở vùng đất mới. Vì thế mà các
nghề thủ công ở Hưng Hà tương đối đa dạng, “là sự tụ hợp của nhiều nghề thủ
công đã có trên hầu khắp đất nước, nhất là ở khu vực miền Bắc” [ 54; 16].
Theo thời gian, các nghề thủ công ở Hưng Hà ngày càng phát triển, nó đã

không còn đóng vai trò chỉ là nghề phụ trong đời sống kinh tế nhân dân Hưng
Hà. Một số ngành nghề đã trở thành nghề chính, nguồn thu nhập chính của
23
23
nhân dân như: dệt chiếu, dệt vải khăn, làm mộc,… Các sản phẩm của các
ngành nghề này nổi tiếng khắp cả nước và được xuất khẩu sang nước ngoài.
Từ xa xưa, trên mảnh đất Đa Cương Hương (thuộc Hưng Hà ngày nay),
cư dân đã biết dệt vải để đảm bảo nhu cầu mặc, bên cạnh nhu cầu ăn để sinh
tồn. Họ đã sử dụng đay, gai, bông để dệt vải thô. Những dọi se chỉ và dấu vải
in trong các mộ cổ đầu Công nguyên ở Hưng Hà đã nói lên điều đó. Ở Hưng
Hà, tại thôn Phú Hà-xã Tân Lễ, đến nay vẫn còn đền thờ nữ tướng Thục
Chinh, người có công giúp vua Hùng dựng nước. Sau khi hoàn thành, Bà
được cử chấn nhậm vùng đất này, bên cạnh việc dạy dân khai hoang trồng
lúa, còn dạy nhân dân trồng dâu nuôi tằm dệt vải. Điều đó cho thấy, nghề dệt
vải đã xuất hiện ở Hưng Hà từ rất sớm. Trải qua hơn 10 thế kỷ, dưới sự thống
trị của bọn phong kiến phương Bắc, nghề dệt vải ở Hưng Hà vẫn tồn tại trong
các làng xã.
Sang tới thời phong kiến, độc lập, tự chủ với những cuộc chiến tranh tàn
khốc, làm cho nhiều làng mạc điêu tàn, song nghề dệt vải vẫn tồn tại trong từng
gia đình, hương ấp ở Hưng Hà, đặc biệt là trong làng Mẹo. Cho đến nay, nghề
dệt ở làng Mẹo vẫn phát triển với những bí quyết riêng của mình và ngày càng
được mở rộng cả về quy mô và chất lượng sản phẩm của làng nghề.
Nghề dệt chiếu ở Hưng Hà theo truyền lại là có vào khoảng thế kỷ X-XI,
nhưng phải đến thế kỷ XV mới được phát triển, gắn liền với công của Trạng
nguyên Phạm Đôn Lễ tro ng việc cải tiến kĩ thuật dệt và biên chiếu, giúp cho
chiếu dệt nhanh hơn, đẹp hơn và bền hơn.
Ngoài hai nghề thủ công nổi tiếng, trên đất Hưng Hà từ xưa còn có nghề
xây dựng nhà cửa, đóng mộc. Ở các làng thời đó đã hình thành nên các tốp
thợ giỏi gắn với tên tuổi của làng như: mộc Riệc (Mĩ Giặc-Tân hòa), mộc Vế
(Canh Tân). Sản phẩm bún bánh làng Me (Tân Hòa )đã đi vào dân ca, cao dao

gắn với địa danh của làng. Sản xuất các vật dụng từ mây tre đan thì làng nào
24
24
cũng còn có từ sớm và tồn tại phát triển cho đến ngày nay: Cổ Trai (xã Hồng
Minh), xã Bình Lăng, xã Văn Cẩm, làm hương ở xã Duyên Hải.
Sự phát triển của các nghề và làng nghề thủ công chính là nền tảng, tiềm
năng để Hưng Hà phát triển TTCN với nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng.
Trải qua hàng nghìn năm chinh phục thiên nhiên, đức tính cần cù, lòng
dũng cảm, tính sáng tạo trong lao động sản xuất của người dân Hưng Hà đã
được hun đúc. Bằng sức lực và trí tuệ của mình, nhân dân Hưng Hà đã nhanh
chóng tiếp thu và làm chủ những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để ngày càng tạo
ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần đưa huyện Hưng Hà trở thành huyện
có bước phát triển khá trong tỉnh và trong khu vực.
1.2.2. Điều kiện xã hội
Mặc dù hình thành muộn, nhưng Hưng Hà là huyện có mật độ dân số
cao, hiện nay toàn huyện có 35 xã và thị trấn, trong đó có hai thị trấn là thị
trấn Hưng Hà (huyện lỵ-trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của toàn huyện),
và thị trấn Hưng Nhân- là trung tâm kinh tế xã hội vùng Đông Bắc của huyện;
có 7 thị tứ được quy hoạch, đó là những trung tâm kinh tế-xã hội của từng
vùng. Theo kết quả điều tra dân số 2009, dân số toàn huyện là 253.996 người,
mật độ dân số 1.268 người/km² chiếm 14,1% dân số của toàn tỉnh. Dân số
thành thị là 22.500 người, chiếm 8,85%, dân số nông thôn là 231.496 người,
chiếm 91,15%. Với sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, vấn đề dân số, lao
động, việc làm ở Hưng Hà trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến
theo hướng tích cực.
Dân số đông nên lực lượng lao động của Hưng Hà rất dồi dào, lao động
trong độ tuổi là 152.000 người, chiếm xấp xỉ 58% dân số của toàn huyện.
Trong đó số dân làm nông nghiệp kiêm thủ công nghiệp 132.000 người,
chiếm 86,8% dân số trong độ tuổi lao động [40; 11].
25

25

×