Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của các nông – lâm trường trên địa bàn tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 95 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






NGUYỄN VĂN QUẢNG




ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA CÁC NÔNG – LÂM TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LÀO CAI




LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







NGUYỄN VĂN QUẢNG



ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA CÁC NÔNG – LÂM TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LÀO CAI



CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ : 60.85.01.03



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS CAO VIỆT HÀ



HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN



Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của riêng tôi và được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Cao Việt Hà. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố; trường hợp sử dụng các
tài liệu, số liệu, kết quả tham khảo thì được nêu rõ nguồn gốc cụ thể.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.


Học viên


Nguyễn Văn Quảng








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy, cô, các anh, chị, các em và các bạn,
cùng gia đình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành tới:

Ban Giám hiệu, Ban quản lý đào tạo, các thầy, cô thuộc Khoa Quản lý Đất
đai và Bộ môn quản lý Đất đai. Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn.
Đặc biệt, xin trân trọng cảm ơn cô giáo PGS.TS. Cao Việt Hà đã hết lòng
giúp đỡ, hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận
văn. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn trân thành đối với các cán bộ Phòng Quản lý Tài
nguyên Đất Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai đã tận tình giúp đỡ tôi.
Xin cảm ơn Ban giám đốc các Công ty TNHH MTV Chè Phong Hải, Công
ty TNHH MTV Chè Thanh Bình, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Văn Bàn,
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Yên và các Ban quản lý rừng phòng hộ của
09 huyện, thành phố thuộc tỉnh Lào Cai.
Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em trong lớp cao học K22
QLDDC đã động viên và giúp đỡ tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn.
Cuối cùng xin trân trọng cảm ơn bố, mẹ, anh chị em đã luôn ở bên cạnh động
viên và giúp đỡ tôi học tập và hoàn thành Luận văn.
Học Viên


Nguyễn Văn Quảng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii

Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii

MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Các khái niệm về công tác quản lý sử dụng đất đai và Cơ sở pháp lý về việc
giao, cho thuê đất. 3
1.1.1. Các khái niệm về công tác quản lý sử dụng đất: 3
1.1.2 Cơ sở pháp lý của công tác giao đất, cho thuê đất 5
1.2. Chinh sách đất đai của các nước trên thế giói. 9
1.2.1. Chính sách đất đai ở Thái Lan 9
1.2.2. Chính sách đất đai ở Trung Quốc. 11
1.2.3. Chính sách đất đai ở Inđônêxia. 12
1.2.4. Chính sách đất đai ở Nhật Bản. 12
1.2.5. Chính sách ở Philippin. 13
1.3. Chính sách giao đất của Việt Nam qua các thời kỳ 14
1.3.1. Chính sách giao đất nông – lâm nghiệp trước thời kỳ đổi mới (Từ năm
1968 – 1980) 14
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1986. 15
1.3.3. Chính sách giao đất nông – lâm nghiệp trong thời kỳ đổi mới (1986 đến
nay) 16
1.4. Thực trạng quản lý sử dụng đất của các Nông lâm trường ở Việt Nam 22
1.4.1. Đối với công ty nông nghiêp: 23
1.4.2. Công ty Lâm nghiệp: 24
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.2 Phạm vi nghiên cứu 30
2.3. Nội dung nghiên cứu 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu 30
2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: 30
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 31
2.4.3. Số liệu Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 31
2.4.4. Phương pháp khảo sát thực địa 32
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 32
2.4.6. Phương pháp so sánh 32
2.4.7. Phương pháp minh họa bằng hình ảnh 33
2.4.8. Phương pháp chuyên gia 33
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Lào Cai. 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 34
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 40
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến
việc sử dụng đất của các nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 49
3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Lào Cai 50
3.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai 50
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai nông nghiệp của tỉnh Lào Cai năm 2013 (tính đến
ngày 31 tháng 12 năm 2013) 54
3.3. Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các nông lâm trường trên địa
bàn tỉnh Lào Cai. 57
3.3.1. Hiện trạng sắp xếp đổi mới nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai 57
3.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của 04 ông ty nông lâm trường. 60
3.3.3. Đánh giá chung tình hình quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm
trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai 69
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v

3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các
nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 73
3.4.1. Giải pháp về chính sách pháp luật 73
3.4.2 Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất 73
3.4.3. Giải pháp về đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất 73
3.4.4. Giải pháp về công tác giao đất 74
3.4.5. Giải pháp về giải quyết tranh chấp, lấn chiếm 74
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80












Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



STT Ký hiệu Ý nghĩa
1. BCHTW Ban chấp hành trung ương
2. CTNN Công ty Nông nghiệp
3. CTLN Công ty Lâm nhiệp
4. CNXH Chủ nghĩa xã hội
5. GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
6. HTX Hợp tác xã
7. NQ Nghị Quyết
8. QLDĐ Quản lý đất đai
9. SDĐ Sử dụng đất
10. SDĐĐ Sử dụng đất đai
11 TNMT Tài nguyên và Môi trường
12 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
13 TW Trung ương
14 UBND Ủy ban nhân dân
15 UBTVQH Ủy ban thường vụ quốc hội
16 XHCN Xã hội chủ nghĩa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng

Trang


3.1 Tổng sản phẩm (theo giá so sánh) và tốc độ tăng trưởng kinh tế
phân theo khu vực kinh tế 40

3.2 Tổng sản phẩm (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế 41
3.3 Giá trị sản xuất theo giá so sánh và chỉ số phát triển khu vực kinh tế
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 43
3.4 Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế 44
3.5 Dân số trung bình phân theo khu vực của tỉnh Lào Cai qua các năm 47
3.6 Hiện trạng đất nông nghiệp năm 2013 55
3.7 Tình hình sử dụng đất Nông lâm trường sau thực hiện sắp xếp,
chuyển đổi 59
3.8 Tổng hợp thực trạng quản lý, sử dụng đất tại các Nông lâm trường
hiện nay. 61
3.9 Diện tích sử dụng theo mục đích sử dụng của các nông, lâm trường 62
3.10 Các hình thức giao đất Nông, lâm trường 64
3.11 Các hình thức sử dụng đất Nông lâm trường 65
3.12 Các hình thức giao khoán sử dụng đất Nông lâm trường. 66
3.13 Diện tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các
nông lâm trường 68

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình

Trang


2.1 Sơ dồ quy trình điều tra hiệu quả sử dụng đất của các nông lâm
trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 32
3.1 Sơ đồ hành chính tỉnh Lào Cai 34

3.2 Vị trí tỉnh Lào Cai trong hành lang và vành đai kinh tế 36
3.3 Cơ cấu phân theo ngành kinh tế 41
3.4 Cơ cấu phân theo ngành kinh tế 44
3.5 Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Lào Cai năm 2013 55
















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho
con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội,
nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế
được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Đất là cơ sở của sản xuất nông

nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp,
đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống
con người.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, những thay đổi về các mối quan
hệ trong quản lý và sử dụng đất đai là một trong những vấn đề được quan tâm nhất,
vì đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mỗi cá nhân và cộng đồng, lợi ích
giữa các cộng đồng; trên phương diện vĩ mô, đất đai có tác động một cách trực tiếp
và sâu sắc đến phát triển kinh tế, xã hội và ổn định chính trị của mỗi quốc gia.
Phát triển Nông, Lâm trường là một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát
triển của đất nước, là xuất phát điểm cho sự phát triển vững mạnh ở Nông thôn và là
tiền đề không thể thiếu để sử dụng có hiệu quả các mối quan hệ hợp tác với nước
ngoài. Đây là một trong những thách thức lớn của nước ta. Trong những năm qua,
thực hiện đường lối đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI ( tháng 12/1996); Nghị quyết 10 của Bộ chính trị; Nghị quyết lần thứ 5 của
Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) và những văn bản tiếp theo của Đảng
và Nhà nước. Các Nông, Lâm trường đã có những thay đổi quan trọng cả về tổ
chức, nội dung và phương thức hoạt động; đóng góp tích cực vào sự phát triển
của nông nghiệp nông thôn nước ta và đã xuất hiện một số mô hình tiêu biểu về
đổi mới tổ chức quản lý. Tuy vậy, hiện nay nhiều Nông, Lâm trường còn hoạt
động kém hiệu quả.
Vấn đề quản lý và sử dụng đất Nông, lâm trường còn tồn tại nhiều tiêu cực,
đó là bỏ hoang không sử dụng trong thời gian dài, sử dụng không đúng mục đích, bị
lấn chiếm, chuyển nhượng, cho thuê trái phép, gây lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

tới sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Do vây, việc quản lý và sử dụng hợp lý
qũy đất giao cho nông, lâm trường là hết sực cần thiết.
Từ thực tiễn trên, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài "Đánh giá tình hình quản
lý và sử dụng đất của các nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai"

2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất của các nông, lâm trường trên
địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đối với
quỹ đất đã giao cho các nông, lâm trường sử dụng.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra phải
trung thực, chính xác, đảm bảo độ tin cậy và phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất
của các nông, lâm trường trên địa bàn nghiên cứu.
- Việc phân tích, xử lý số liệu phải trên cơ sở khoa học, có định tính, định
lượng bằng các phương pháp nghiên cứu thích hợp.
- Đánh giá đúng thực trạng, những đề xuất kiến nghị trên cơ sở tuân thủ quy
định của Luật Đất đai.
- Đề xuất một số giải pháp thiết thực, phù hợp với đặc điểm của địa phương
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường trên địa bàn
nghiên cứu.






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các khái niệm về công tác quản lý sử dụng đất đai và Cơ sở pháp lý về việc
giao, cho thuê đất.
1.1.1. Các khái niệm về công tác quản lý sử dụng đất:

+ Khái niệm đất:
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời,
hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời
gian. Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện tích (ha, km
2
) và độ
phì nhiêu, màu mỡ.
Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai bao
gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định
đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: yếu tố khí hậu,
địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật và
những biến đổi của đất do các hoạt động của con người.(FAO, 1994).
Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông - lâm
nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng. Nhưng đất đai
là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian.
(Nguyễn Đình Bồng, 2001)
+ Vấn đề sử dụng đất
Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được sử dụng.
Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là: “ những hoạt động của con người có liên quan
trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc có tác động lên chúng”. (Từ điển
tiếng Việt, 2002).
Số liệu về quá trình và hình thái các hoạt động đầu tư (lao động, vốn, nước,
phân hoá học ), kết quả sản lượng (loại nông sản, thời gian, chu kỳ mùa vụ ) cho
phép đánh giá chính xác việc sử dụng đất, phân tích tác động môi trường và kinh tế,
lập mô hình những ảnh hưởng của việc biến đổi sử dụng đất hoặc việc chuyển đổi
việc sử dụng đất này sang mục đích sử dụng đất khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4


Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chi phối
bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều
kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy có thể khái quát một số
điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất.
Điều kiện tự nhiên: khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian như diện
tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng , cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự
nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất
như: yếu tố khí hậu, yếu tố địa hình, yếu tố thổ nhưỡng.
Điều kiện kinh tế - xã hội: bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số, lao
động, thông tin, các chính sách quản lý về môi trường, chính sách đất đai, yêu cầu
về quốc phòng, sức sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương
nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử
dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn
nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Yếu tố không gian: đây là một tính chất “đặc biệt” khi sử dụng đất do đất đai
là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người. Đất đai
hạn chế về số lượng, có vị trí cố định và là tư liệu sản xuất không thể thay thế được
khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội. (Bách khoa tri thức, 2000)
+ Vấn đề quản lý đất đai:
Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác
lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng với
những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc bán, cho thuê hoặc thu thuế) và
giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất.
Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửa đất,
xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ, cập
nhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và các
nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản. Quản lý đất đai liên
quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm các hoạt động đo đạc, đăng
ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng cho công

tác quản lý.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Nhà nước phải đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách đất đai và
các nguyên tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm pháp Luật đất đai và pháp luật
liên quan đến đất đai. Đối với công tác quản lý đất đai, Nhà nước xác định một số nội
dung chủ yếu: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tập trung và phân cấp quản lý;
vị trí của cơ quan đăng ký đất đai; vai trò của lĩnh vực công và tư nhân; quản lý các tài
liệu địa chính; quản lý nguồn nhân lực; nghiên cứu; giáo dục và đào tạo; trợ giúp về
chuyên gia tư vấn và kỹ thuật; hợp tác quốc tế.(Bách khoa tri thức, 2000)
1.1.2 Cơ sở pháp lý của công tác giao đất, cho thuê đất
1.1.2.1. Giao đất
+ Khái niệm giao đất:
Giao đất là một nội dung của Quản lý Nhà nước đối với đất đai, là hoạt động
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chuyển giao đất trên thực tế là quyền sử
dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất. Căn cứ vào nhu cầu sử
dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy định của pháp luật. Nhà nước
trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng. Đây không phải là người sử dụng đất bất
kỳ mà phải đảm bảo những điều kiện phù hợp với mục đích được giao ví dụ như
công chức nhà nước không thể được giao đất sản xuất nông nghiệp …Những quy
định của pháp luật trong lĩnh vực giao đất rất chặt chẽ và cụ thể, bao gồm những
quy định chung và những quy định cụ thể cho từng cơ quan. Nhũng quy định chung
là các quy định mà mỗi cơ quan Nhà nước khi giao đất phải triệt để tuân theo: các
nguyên tắc, các căn cứ, trình tự, thủ tục, về giao đất. Những quy định về thẩm
quyền cụ thể nhằm giới hạn phạm vi các quyền hạn về giao đất thực hiện các thẩm
quyền này thống nhất và hợp lý, vừa không phân tán, thả nổi cho cấp dưới vừa
không tâp trung, quan liêu ở cấp trên làm cho mỗi cơ quan thấy được trách nhiệm
của mình trong lĩnh vực giao đất. (Từ điển Tiếng việt, 2002).
Theo khoản 7 điều 3 luật đất đai 2013 quy định: “Nhà nước giao quyền sử

dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định
giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất” (Luật đất
đai, 2013).
- Hoạt động giao đất thông quan 2 bước:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

+ Bước 1: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giao đất.
+ Bước 2: Trên cơ sở quyết định giao đất mà tiến hành đo đạc, xác định
địa giới và cắm mốc trên thực địa.
Quy trình này đảm bảo tính hợp pháp cũng như hạn chế những này sinh
đáng tiếc trong quá trình sử dụng đất đai như vi phạm pháp luật đất đai hoặc
tranh chấp đất đai.
- Giao đất là căn cứ pháp lý phát sinh quyền sử dụng, xác lập quan hệ
pháp luật đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất, làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ của các bên. Căn cứ quyết định giao đất tùy từng trường hợp phát sinh
các nghĩa vụ tài chính giữa người sử dụng đất và nhà nước.
- Quyết định giao đất là quyết định hành chính của cơ quan có thẩm
quyền nên quan hệ pháp luật về giao đất mang tính mệnh lệnh. Một quyết định
giao đất được coi là không trái pháp luật khi nó được thực hiện theo đúng
những nội dung mà pháp luật quy định: căn cứ, nguyên tắc, thẩm quyền, trình
tự, thủ tục …
+ Mục đích giao đất:
Đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp pháp, đúng mục đích có hiệu quả;
Giao đất là một nội dung quản lý nhà nước về đất đai, công nhận quyền sử
dụng đất của người được công nhận. Người sử dụng đất sử dụng đúng mục đích
ghi trong hồ sơ xin giao đất. Tính hợp pháp của quyền sử dụng đất tạo điều
kiện cho chủ sử dụng đất yên tâm đầu tư vốn, công sức nhằm khai thác tốt tiềm
năng đất đai, cải tạo bồi bổ đất đai, phát triển sản xuất, thực sự coi đất như tài
sản của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Xác lập mối quan hệ giữa nhà nước với người sử dụng đất, làm căn cứ
pháp lý để giải quyết mọi quan hệ đất đai đúng pháp luât;
- Làm cơ sở để người sử dụng đất thực hiện các quyền: chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn, bảo lãnh quyền sử dụng
đất theo pháp luật phù hợp với sự vận động vốn có của quan hệ đất đai trong
thực tiễn cuộc sống . (Từ điển Tiếng việt, 2002).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

1.1.2.2. Cho thuê đất:
+ Khái niệm cho thuê đất:
Cho thuê đất cũng là một hình thức thực hiện quyền định đoạt đất đai của
Nhà nước, thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật. Theo kinh nghiệm của nhà nước trên thế giới thì cho thuê đất đã tạo cho người
sử dụng đất một động lực đầu tư có hiệu quả vào đất đai. (Luật đất đai, 2013).
Cho thuê đất ở đây chúng ta phải phân biệt với cho thuê quyền sử dụng đất
Quyền cho thuê đất của Nhà nước được phát sinh trên cơ sở quyền sở hữu Nhà
nước về đất đai. Nhà nước có quyền định đoạt số phận pháp lý đối với đất đai thông
qua nhiều hình thức, trong đó có quyền cho thuê đất. Bởi vậy, theo pháp luật đất đai
Nhà nước có quyền cho thuê đất để sử dụng vào mọi mục đích sản xuất kinh doanh
cho tất cả các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Việc cho thuê đất được thực hiện
bằng một quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, quyền cho
thuê đất của Nhà nước là một quyền năng rộng rãi, Nhà nước có quyền cho thuê đối
với mọi đối tượng để sử dụng vào mọi mục đích mà không bị khống chế bởi không
gian, thời gian và diện tích sử dụng.
Theo khoản 8 điều 3 luật đất đai 2013 quy định: “Nhà nước cho thuê quyền
sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc Nhà nước quyết định
trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng
cho thuê quyền sử dụng đất. (Luật đất đai, 2013).
- Theo pháp luật hiện hành thì cho thuê đất được thực hiện với hai hình thức:

+ Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm
+ Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê
- Cho thuê đất được tiến hành thông qua quyết định hành chính của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, sau đó trên cơ sở quyết định này sẽ tiến hành ký kết hợp
đồng cho thuê đất.
- Bên thuê đất phải sử dụng đúng mục đích, phải trả tiền thuê và trả lại đất
khi hết thời hạn thuê được các bên thỏa thuận.
- Quyền và nghĩa vụ phát sinh khi quyết định cho thuê đất có hiệu lục pháp
luật và chấm dứt theo như thời hạn ghi trong quyết định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

+ Mục đích cho thuê đất:
- Đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp pháp, đúng mục đích, có hiệu quả;
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các đối tượng đặc biệt là cá nhân, tổ chức
người nước ngoài.
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
- Thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng các cơ sở hạ tầng, các cơ
sở kinh tế.
- Góp phần sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả, thực hiện tốt các nội
dung quản lý nhà nước về đất đai.
- Làm cơ sở để người sử dụng đất thực hiện các quyền sử dụng đất theo pháp
luật phù hợp với sự vận động vốn có của quan hệ đất đai trong thực tiễn cuộc sống.
- Xác lập mối quan hệ giữa nhà nước với người sử dụng đất hoặc người sử
dụng đất với người sử dụng đất làm, căn cứ pháp lý để giải quyết mọi quan hệ đất
đai đúng pháp luât; (Từ điển Tiếng việt, 2002).
1.1.2.3. Căn cứ giao đất, cho thuê đất:
Căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất Theo điều 52 luật đất đai 2013
bao gồm: (Luật đất đai, 2013).

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất
Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong các văn bản sau:
- Đối với tổ chức thì nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư;
- Đối với các dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét
duyệt hoặc không phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì phải thể hiện nhu cầu sử
dụng đất trong đơn xin giao đất, thuê đất có văn bản của Sở Tài nguyên và Môi
trường thẩm định về nhu cầu sử dụng đất;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

- Đối với hộ gia đình, cá nhân thì nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin
giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và phải có xác nhận của Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất;
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thì nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án
đầu tư thì phải có văn bản của Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định về nhu
cầu sử dụng đất;
- Đối với cộng đồng dân cư thì nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin
giao đất và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về
nhu cầu sử dụng đất.
- Đối với cơ sở tôn giáo thì nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong báo cáo kinh
tế kỹ thuật xây dựng công trình tôn giáo.
1.1.2.4. Cơ sở pháp lý của giao đất, cho thuê đất
Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác giao đất, cho thuê đất :
- Luật đất đai năm 2013 số : 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nghị định Số: 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ

về quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai 2013.
- Nghị định Số: 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ
về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định Số: 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ
về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
1.2. Chinh sách đất đai của các nước trên thế giói.
1.2.1. Chính sách đất đai ở Thái Lan
Tại Thái Lan bước sang chế độ quân chủ, luật ruộng đất được ban hành năm
1954 đã thúc đẩy mạnh mẽ chích sách kinh tế xã hội của đất nước. Luật ruộng đất
đã công nhận toàn bô đất đai bao gồm đất khu dân cư đều có thể được mua, tẩu lại
từ cá thể. Các chủ đất có quyền tự do chuyển nhượng, cầm cố một cách hợp pháp,
từ đó Chính phủ có được toàn bộ đất trồng và nhân dân đã trở thành người làm công
trên đất ấy. Tuy nhiên, trong giai đoạn này luật ruộng đất quy định chế độ định canh
ngắn, chế độ luân canh vừa. Bên cạnh đó việc thu địa tô cao, dân số tăng nhanh,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

tình trạng thiếu đất do việc phân hóa giàu nghèo, đã dẫn đến việc đầu tư trong nông
nghiệp thấp. Từ đó, năng suất cây trồng trên đất phát canh thấp hơn trên đất tự canh.
Bước sang năm 1974 Chính Phủ Thái Lan ban hành chính sách cho thuê đất
lúa, quy định rõ việc bảo vệ người làm thuê, thành lập các tổ chức người địa
phương làm việc theo sự điều hành của trại thuê mướn, Nhà nước tạo điều kiện cho
kinh tế hộ gia đình phát triển. Luật cải cách ruộng đất năm 1975 quy định các điều
khoản với mục tiêu biến tá điền thành chủ sở hữu ruộng đất, trực tiếp sản xuất trên
đất Nhà Nước quy định hạn mức đối với đất trồng trọt là 3,2 ha (50 rai), đối với đất
chăn nuôi 6,4 ha (100 rai), đối với những trường hợp quá hạn mức Nhà nước tiền
hành trưng thu để chuyển giao cho tá điền, với mức đền bù hợp lý.
Đối với đất rừng, để đối phó với vấn đề suy thoái đất, xâm lấn rừng. Bắt đầu
từ năm 1979 Thái Lan thực hiện chương trình giấy chứng nhận quyền hoa lợi, trong
rừng dự trữ Quốc gia, theo chương này mỗi mảnh đất được chia làm hai miền. Miền

từ dưới nguồn nước là miền đất có thể dùng để canh tác nông nghiệp, miền ở phía
trên nguồn nước thì hạn chế và giữ rừng, còn miền đất phù hợp cho canh tác nhưng
mà trước đây những người dân đã chiếm dụng (dưới 2,5 ha) thì được cấp cho người
dân một giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi. Đến năm 1976 đã có 600126 hộ
nông dân có đất được cấp giấy chứng nhân quyền hưởng hoa lợi. Cùng với chương
trình này, đến năm 1975 Cục Lâm Nghiệp Hoàng Gia Thái Lan đã thực hiện
chương trình làng lâm nghiệp nhằm giải quyết cho những hộ gia đình được ở trên
đất rừng, quá trình thực hiện chương trình này đã thành lập được 98 làng lâm
nghiệp với 1 triệu hộ gia đình tham gia. Đi cùng với chương trình này là việc thành
lập các hợp tác xã nông, lâm nghiệp hoạt động dưới sự bảo trở của ban chỉ đạo hợp
tác xã. Cục Lâm Nghiệp Hoàng Gia sẽ ký hợp đồng giao đất dài hạn cho các hợp tác
xã yêu cầu và thành lập nhóm chuyên gia đánh giá hiệu quả đầu tư trên đất được
giao đó. Thái Lan tiến hành giao được trên 200.000 ha đất gắn liền với rừng cho
cộng đồng dân cư sống gần rừng, diện tích mỗi hộ gia đình được nhận trồng rừng từ
0.8 ha đến 8 ha.
Bước sang thời kỳ những năm 90, Chính Phủ Thái lan tiếp tục chính sách
ruộng đất theo dự án mới. Trên cơ sở đánh giá, xem xét khả năng của nông dân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

nghèo, giải quyết khâu cung cầu về ruộng đất theo hướng sản xuất hàng hóa và giải
quyết việc làm. Dự án này có sự thỏa thuận giữa Chính Phủ, chủ đất và nông dân
giới đầu tư nhằm chia sẻ quyền lợi trong giới kinh doanh và người sử dụng ruộng
đất. Theo dự án này Chính Phủ Giúp đỡ tiền mua đất, mặt khác khuyến khích đầu tư
trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho nông dân nghèo.(Bộ Tài
nguyên và môi trường, 2012)
1.2.2. Chính sách đất đai ở Trung Quốc.
Đất canh tác được Nhà Nước bảo hộ đặc biệt, khống chế nghiêm ngặt việc
chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp sang đất khác. Mỗi hộ nông dân chỉ được
dùng một nơi làm đất nông nghiệp sang đất khác. Mỗi hộ nông dân chỉ được dùng

một nơi làm đất ở với diện tích giới hạn trong định mức quy định tại địa phương.
Đất thuộc sở hữu tập thể thì không được chuyển nhượng, cho thuê và mục đích phi
nông nghiệp. Đối với đất lâm nghiệp trước những năm 1970, Chính Phủ Trung
Quốc đã chỉ đạo nông dân trồng cây bằng biện pháp hành chính, nên hiệu quả trồng
rừng thấp, chưa có sự phối hợp giữa lợi ích cộng đồng với lợi ích của người dân. Để
khắc phục tồn tại đó bước sang giai đoạn cải cách nền kinh tế, Chính phủ Trung
Quốc đã quan tâm khuyến khích hỗ trợ nông dân kinh doanh lâm nghiệp phát triển,
bên cạnh đó coi trọng vấn đề bảo vệ rừng.
Theo hiến pháp của Nhà Nước vào đầu những năm 80, chính quyền Nhà
nước Trung ương đến tỉnh và huyện bắt đầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho tất cả các chủ rừng là các tổ chức nhà nước, tập thể và tư nhân. Mỗi hộ nông
dân được phân phối một diện tích đất rừng để sản xuất kinh doanh ‘ Luật lâm
nghiệp quy định đơn vị tập thể và nông dân trồng cây trên đất mình làm chủ thì
hoàn toàn được hưởng sản phẩm trên mảnh đất đó”. Sau khi được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, Chính Phủ đã áp dụng chính sách nhảy bén thúc đẩy phát
triển trang trại rừng và kinh doanh đa dạng để có lợi trước mắt và lâu dài. Đồng thời
với việc cải cách và mở cửa, ngành lâm nghiệp Trung Quốc đã được chuyển dịch từ
chỗ chỉ thực hiện chế độ sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể sang thực hiện nhiều
thành phần tham gia kinh doanh lâm nghiệp (Nhà nước, tập thể, cá nhân, liên
doanh, hợp tác…). Nhiều chính sách về đất lâm nghiệp được thực hiện, đặc biệt là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

chính sách “tam định”, trong đó định rõ 3 vấn đề: Quyền sử dụng đất đồi núi, quyền sử
dụng rừng và quy hoạch đất, diện tích đất lâm nghiệp được để lại cho các hộ nông dân
sử dụng. Người dân được giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng. Nhà
nước cũng ban hành nhiều luật, chính sách để tạo điều kiện cho việc lưu chuyển và troa
đổi quyền sử dụng đất lâm nghiệp. (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2012)
1.2.3. Chính sách đất đai ở Inđônêxia.
Nét đặc biệt trong chính sách đất đai ở Inđônêxia là Nhà nước quy định mỗi

nông dân ở gần rừng được nhận khoán 2.500 m
2
đất để trồng cây, hai năm đầu được
phép trồng cây nông nghiệp trên diện tích đó và được quyền hưởng toàn bộ sản
phẩm, không phải nộp thuế. Quá trình sản xuất của nông dân được hỗ trợ giống,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dưới hình thức cho vay. Sau khi thu hoạch người
nông dân phải hoàn trả lại giống đã vay, còn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chỉ
phải trả 70%, nếu mất mùa thì không phải trả vốn vay đó. Bên cạnh đó, thông qua
các hoạt động khuyến nông khuyến lâm Nhà Nước còn tổ chức hướng dẫn kỹ thuật,
tập huấn làm nghề cho người dân, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại nơi họ sinh
sống. Từ đó, việc quản lý rừng ở Inđônêxia bước đầu thu được những kết quả đáng
kể. (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2012)
1.2.4. Chính sách đất đai ở Nhật Bản.
Cũng như một số nước khác thuộc khu vực Châu Á, Nhật Bản đã ban hành
luật cải cách ruộng đất lần thứ nhất vào tháng 12 năm 1945, nhằm mục đích xác
định quyền sở hữu ruộng đất cho người dân, bên cạnh đó buộc địa chủ chuyển
nhượng ruộng đất cho người dân, bên cạnh đó buộc đại chủ chuyển nhượng ruộng
đất nếu có trên 5 ha. Quá trình cải cách ruộng đất lần thứ nhất tại Nhật Bản ban đầu
đã mang lại kết quả đáng kể, song lúc đó vai trò kiểm soát của Nhà nước đối với đất
đai chưa được chặt chẽ. Do vậy, Nhật Bản tiến hành cải cách ruộng đất lần thứ hai
nhằm xác lập vai trò kiểm soát của Nhà nước đối với việc thực hiện chuyển nhượng
quyền sở hữu ruộng đất là thuộc thẩm quyền của Chính Phủ, xác lập quyền sở hữu
ruộng đất của nông dân nhằm giảm địa tô.
Như vậy, qua hai lần cải cách ruộng đất bằng những chính sách cụ thể đã làm
thay đổi quan hệ sở hữu cũng như kết cấu sở hữu ruộng đất ở Nhật Bản đó là: Nhà
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

nước đã khẳng định được vai trò kiểm soát đối với việc quản lý và sử dụng đất đai,
người dân thực sự đã làm chủ đất để yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. (Bộ Tài

nguyên và môi trường, 2012)
1.2.5. Chính sách ở Philippin.
Chính sách lâm nghiệp xã hội “Institutional Social Forestry Program” (ISFP)
năm 1980 của Chính Phủ nhằm dân chủ hóa việc sử dụng đất rừng công cộng và
khuyến khích việc phân chia một cách hợp lý các lợi ích của rừng. Chương trình
đã đề cập nhiều vấn đề, trong đó có chứng chỉ hợp đồng quản lý và bản thỏa thuận
quản lý lâm nghiệp xã hội: bộ phận lâm nghiệp xã hội chịu trách nhiệm xử lý và
phát hành chứng chỉ hợp đồng quản lý “Certificates for Stewardship Contracts”
(CSC) và bản thỏa thuận quản lý lâm nghiệp xã hội “Community Forestry
Stewardship Agreements” (CFSA).
Giấy chứng chỉ CSC do Chính Phủ cấp cho người dân sống trên đất rừng đã
có đủ tư cách pháp nhân được hưởng các thành quả trên mảnh đất đó. Chứng chỉ
CSC cho phép sử dụng diện tích đang ở hay đang canh tác nhưng không quá 7 ha.
Đơn xin chứng chỉ CSC được nộp và lưu trữ tại văn phòng phát triển lâm nghiệp
huyện. Các cán bộ lâm nghiệp của văn phòng cấp huyện được ủy quyền cấp các
CSC với diện tích từ 5-7 ha, còn trên 7 ha do Tổng giám đốc văn phòng phát triển
lâm nghiệp.
Khác với các giấy chứng chỉ CSC, bản thỏa thuận lâm nghiệp xã hội (CFSA)
là một hợp đồng giữa Chính Phủ và một cộng đồng hay một hội lâm nghiệp kể các
nhóm bộ lạc. Sự khác nhau cơ bản giữa CSC và CFSA là: CFSA đất không được
nhượng cho cá nhân mà chỉ giao cho cộng đồng hay hiệp hội và các thành viên của
nó với sự thỏa thuận trước để sử dụng trên phạm vi một xã. Diện tích giữa các xã
cũng khác nhau và các đơn vị xin CFSA thường phải nộp và lưu trữ tại văn phòng
phát triển lâm nghiệp cấp huyện nhưng phải được ban thư ký vụ tài nguyên thiên
nhiên duyệt. (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2012)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

1.3. Chính sách giao đất của Việt Nam qua các thời kỳ
1.3.1. Chính sách giao đất nông – lâm nghiệp trước thời kỳ đổi mới (Từ năm

1968 – 1980)
Để thực hiện xây dựng Miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất
nước, bảo vệ thành quả cách mạng đã mang lại cho nhân dân miền Bắc, Đảng ta chủ
trương đưa nhân dân vào làm ăn tập thể, đồng thời thành lập các trạm trại nông
nghiệp, các Nông trường quốc doanh và hợp tác xã, xây dựng vùng kinh tế mới nông,
lâm nghiệp, tổ chức định canh, định cư cho đồng bào dân tộc miền núi vùng cao.
Chính sách giao đất trong giai đoạn này được thể hiện rõ nét qua các văn bản sau:
- Thông báo số 18 TB – TW ngày 23/10/1968 của Ban bí thư trung ương
Đảng đề cập đến vấn đề: “Nhà nước cần giao cho hợp tác xã sử dụng một số đất
hoang hoặc rừng cây để kinh doanh nghề rừng, hợp tác xã được hưởng lợi tùy theo
công sức bỏ ra”.
- Thực hiện chủ trương đó, ngày 12/11/1968, hội đồng Chính Phủ ban hành
quyết định 179/CP nhằm: “Đẩy mạnh trồng rừng, bảo vệ rừng và giao đất lâm
nghiệp cho hợp tác xã kinh doanh”.
- Ngày 3/10/1979, hội đồng Chính Phủ ban hành quyết định số 272/CP quy
định “Chính sách đối với hợp tác xã mở rộng diện tích sản xuất nông, lâm ngư
nghiệp, xây dựng vùng kinh tế mới, thực hiện chương trình định canh định cư”.
Trong giai đoạn này hầu hết ruộng đất của xã viên được đưa vào hợp tác xã
để thống nhất sử dụng, hàng năm xã viên được hưởng một phần hoa lợi tính trên số
ruộng đất mà họ góp vào hợp tác xã. Tuy nhiên, mỗi xã viên được phép để lại một
phần diện tích đất để trồng rau, trồng cây ăn quả, chăn nuôi. Nhưng không vượt quá
5% diện tích bình quân của mỗi người trong xã. Khi đã chia xong rồi là ổn định, số
người giảm trong hộ không phải trả ra, số người tăng không được chia thêm.
Do không giống nhau về trình độ quản lý, điều kiện kinh doanh nghề rừng,
sự quan tâm chỉ đạo không thống nhất ( chỗ tốt, chỗ xấu ), nên trong giai đoạn này
đã hình thành ba loại hình hợp tác xã sau.
- Loại hình hợp tác xã đã thực sự đưa rừng và đất rừng vào sản xuất dạng tự
doanh, loại hình này đã thực sự coi trọng nghề rừng, có đầu tư thích đáng cho nghề
rừng như (phân bón, giống cây trồng, lao động…). Song loại hình này còn quá ít
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15

như Quảng Ninh có 28/98 hợp tác xã, Lạng Sơn có 29/200 hợp tác xã được giao đất
triển khai.
- Loại hình hợp tác xã được giao đất, giao rừng nhưng vì nhiều lý do chưa
đảm bảo tự doanh nên vẫn hợp đồng làm khoán trồng rừng hoặc khai thác lâm sản
cho Lâm trường Quốc doanh trên diện tích rừng và đất rừng được giao.
- Loại hình hợp tác xã tuy nhận đất nhận rừng nhưng chưa đưa vào sản xuất
kinh doanh, do nhiều nguyên nhân: phải tập trung lao động sản xuất lương thực,
hoặc phương hướng trồng rừng và kinh doanh lâm nghiệp chưa rõ ràng, chưa có
vốn hỗ trợ, trình độ quản lý còn hạn chế.
Trong thời kỳ này ở Miền Bắc hình thành 3 hình thức sở hữu ruộng đất được
hiến pháp năm 1959 khẳng định: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân.
Ở miền Nam sau khi thắng lợi 30/4/1975. Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương
cải tạo XHCN với nông nghiệp, từng bước đưa nông dân vào làm ăn tập thể, từ hình
thức tập đoàn sản xuất đến hợp tác xã, phát triển nhất là từ Bình Thuận trở ra. Tuy
nhiên, do những hạn chế của các hợp tác xã miền Bắc nên việc xây dựng và hình
thành các hợp tác xã ở miền Nam gặp nhiều khó khăn.
Chính sách giao đất trong giai đoạn này mang đặc trưng chủ yếu là:
- Duy trì 3 hình thức sở hữu về đất đai (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở
hữu tư nhân). Sở hữu toàn dân và tập thể có xu thế ngày càng mở rộng, sở hữu tư
nhân có chiều hướng thu hẹp dần.
- Ý nghĩa khẩu hiệu “người cày có ruộng” bị mờ nhạt dần vì người nông dân
trực tiếp làm ruộng đã từng bước gián tiếp quản lý ruộng đất theo xu hướng phát triển
từ HTX bậc thấp lên bậc cao, cuối cùng chỉ thực sự làm chủ mảnh đất 5% của mình.
- Chính sách ruộng đất và thực hiện hợp tác xã nông nghiệp tuy có làm cho
sản xuất chậm phát triển nhưng thuận lợi cho việc động viên sức người, sức của cho
công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (Luật minh khuê, 2013).
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1986.
Đây là giai đoạn Nhà Nước ta tiến hành cải cách nền kinh tế đất nước bằng

các hình thức như: cải tiến việc quản lý các hợp tác xã nhằm đảm bảo việc phát
triển sản xuất, nâng cao hiểu quả kinh tế, bên cạnh đó thực hiện hình thức khoán sản

×