Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đánh giá công tác quản lý và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn xã thượng đình – huyện phú bình – tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.68 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG ĐÌNH TÚ
Tên đề tài :
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT
BẢO VỆ THỤC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THƢỢNG ĐÌNH,
HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: CHÍNH QUY

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Khoa

: MÔI TRƢỜNG

Lớp

: K43 – KHMT - N03

Khóa học

: 2011 - 2015

THÁI NGUYÊN - 2015




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG ĐÌNH TÚ
Tên đề tài :
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT
BẢO VỆ THỤC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THƢỢNG ĐÌNH,
HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: CHÍNH QUY

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Khoa

: MÔI TRƢỜNG

Lớp

: K43 – KHMT - N03

Khóa học


: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS. NGUYỄN NGỌC NÔNG

THÁI NGUYÊN - 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố
và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được
sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiêm khoa Môi trường,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã nghiên cứu đề tài:
Đánh giá công tác quản lý và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên
địa bàn xã Thƣợng Đình – huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên”
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Ban chủ nhiệm khoa và toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Môi
Trường đã tận tình giúp đỡ và dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực tập.
Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên hiện đang làm việc
tại UBND xã Thượng Đình cùng toàn thể người dân trong xã đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của
thầy giáo hướng dẫn: PSG.TS.Nguyễn Ngọc Nông, trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
khoá luận này.
Cuối cùng, tôi xin được gửi đến gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ
và tạo niềm tin cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong

thời gian thực hiện đề tài những lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Dương Đình Tú


ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.

Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại .............................. 7

Bảng 2.2.

Bảng phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại theo WHO ...... 8

Bảng 2.3.

Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện
tượng về độ độc cần ghi trên nhãn theo WHO ............................. 9

Bảng 4.1.

Tài nguyên đất theo mục đích sử dụng của người dân ............... 26

Bảng 4.2.

Lượng HCBVTV người dân sử dụng trong vụ mùa năm 2014 . 32


Bảng 4.3.

Lượng HCBVTV người dân sử dụng trong vụ xuân năm 2015. 33

Bảng 4.4:

Các loại HCBVTV được người dân sử dụng ............................. 34

Bảng 4.5.

Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân ......................... 36

Bảng 4.6.

Tình hình quản lý kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV trên địa
bàn khu vực xã Thượng Đình ..................................................... 37

Bảng 4.7.

Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về việc chọn thời tiết và
hướng gió khi phun HCBVTV ................................................... 38

Bảng 4.8.

Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về điều kiện đảm bảo sức
khỏe khi phun ............................................................................. 39

Bảng 4.9.

Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về việc sử dụng bảo hộ

lao động ...................................................................................... 41

Bảng 4.10. Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về cách pha HCBVTV . 42
Bảng 4.11. Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về nguồn gốc HCBVTV
sử dụng........................................................................................ 43
Bảng 4.12. Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về cách xử lý bao bì thuốc
BVTV sau khi sử dụng ............................................................... 44
Bảng 4.13. Kết quả điều tra, phỏng vấn về thái độ của người dân đối với
hành vi vứt bao bì hóa chất bừa bãi ............................................ 46
Bảng 4.14. Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về nguyên nhân của việc
vứt bao bì HCBVTV bừa bãi...................................................... 47
Bảng 4.15. Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về công tác quản lý
HCBVTV ở địa phương ............................................................. 49


iii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1.

Con đường phát tán của HCBVTV trong môi trường ................ 17

Hình 4.1.

Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân ......................... 36

Hình 4.2

Biểu đồ về việc chọn thời tiết và hướng gió khi phun HCBVTV ....38

Hình 4.3


Biểu đồ đảm bảo sức khỏe khi phun HCBVTV ......................... 40

Hình 4.4

Biểu đồ về việc sử dụng bảo hộ lao động................................... 41

Hình 4.5

Biểu đồ về cách pha HCBVTV. ................................................. 43

Hình 4.6

Biểu đồ về nguồn gốc HCBVTV sử dụng .................................. 44

Hình 4.7

Biểu đồ về cách xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng ...... 45

Hình 4.8

Biểu đồ thái độ của người dân đối với hành vi vứt bao bì hóa
chất bừa bãi ................................................................................. 46

Hình 4.9

Biểu đồ thể hiện nguyên nhân của việc vứt bao bì HCBVTV bừa
bãi ............................................................................................... 48

Hình 4.10


Công tác quản lý HCBVTV ở địa phương ................................. 49

Hình 4.11. Mô hình cộng đồng sử dụng an toàn thuốc BVTV .................... 55


iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BTNMT

Bộ tài nguyên môi tường

BVMT

Bảo vệ môi trường

CS

Cộng sự

HCBVTV


Hóa chất bảo vệ thực vật

HST

Hệ sinh thái

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KHCN&MT

Khoa học công nghệ và môi trường

THCS

Trung học cơ sở

VSV

Vi sinh vật

WHO

Tổ chức y tế thế giới


v
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1

1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ...................................................................... 2
1.2.1 Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 5
2.2. Giới thiệu chung về thuốc BVTV .............................................................. 6
2.2.1. Phân loại độ độc của HBVTV................................................................. 7
2.2.2. Những hệ quả của thuốc BVTV gây ra cho sinh quần ........................... 9
2.2.3. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc BVTV ................................. 10
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11
2.3.1. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới ...................... 11
2.3.2. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam ....................... 14
2.4. Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và HST ............................... 17
2.4.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường đất và các VSV đất ...... 17
2.4.2.Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường nước .............................. 18
2.4.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường không khí ..................... 18
2.4.4. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến cây trồng ......................................... 18
2.4.5. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với con người và động vật máu nóng .... 19
2.4.6. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với động vật sống trên cạn và dưới nước... 20
2.4.7. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến các thiên địch .................................. 21


vi
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 22

3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thượng Đình-huyện Phú
Bình- tỉnh Thái Nguyên .................................................................................. 22
3.3.2. Đánh giá công tác quản lý, sử dụng thuốc BVTV, hiểu biết của người
dân về thuốc BVTV tại khu vực nghiên cứu. ................................................. 22
3.3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử
dụng thuốc BVTV tại khu vực nghiên cứu. .................................................... 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
3.4.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 22
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 22
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 23
3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu................................. 24
3.4.5 Phương pháp so sánh.............................................................................. 24
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 25
4.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực xã Thượng Đình
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ........................................... 25
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 27
4.2. Đánh giá công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã
Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ......................................... 30


vii
4.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn bàn xã Thượng
Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ....................................................... 30
4.2.2. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn khu vực xã Thượng Đìnhhuyện Phú Bình- tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 31

4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng
thuốc BVTV .................................................................................................... 50
4.3.1 Giải pháp quản lý ................................................................................... 50
4.3.2. Giải pháp xử lý ...................................................................................... 56
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 57
5.1. Kết luận .................................................................................................... 57
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm
của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận
lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do
vậy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch
bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện
pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với phân bón hóa học, thuốc BVTV là yếu
tố rất quan trọng để bảo đảm an ninh lương thực cho loài người. Do các loại
thuốc BVTV thường là các chất hoá học có độc tính cao nên mặt trái của
thuốc BVTV là rất độc hại với sức khoẻ cộng đồng và là một đối tượng có
nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu không được quản lý chặt
chẽ và sử dụng đúng cách. Dư lượng thuốc BVTV quá giới hạn cho phép
trong nông sản, thực phẩm là mối đe dọa đối với sức khoẻ con người.
Ngoài mặt tích cực là tiêu diệt các sinh vật gây hại mùa màng, thuốc
BVTV còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng: phá vỡ cân bằng hệ sinh thái
đồng ruộng, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe người tiêu dùng và cả cho người sản suất.

Vì vậy, giải quyết hài hoà giữa việc sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ sản
xuất nông nghiệp với việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường là một đòi
hỏi và thách thức lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên và được sự đồng ý của Ban
Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường, dưới sự hướng dẫn
của thầy giáo PSG.TS.Nguyễn Ngọc Nông, Tôi tiến hành thực hiện đề tài :
“Đánh giá công tác quản lý và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên địa
bàn xã Thƣợng Đình – huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên”


2
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng HCBVTV trên địa bàn xã
Thượng Đình-huyện Phú Bình- tỉnh Thái Nguyên
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương
- Đánh giá công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV tại địa phương.
- Trên cơ sở đánh giá để đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô
nhiễm do thuốc BVTV, nâng cao ý thức người dân cũng như hiệu quả công
tác quản lý, sử dụng thuốc BVTV tại địa phương.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Phỏng vấn đại diện các tầng lớp, các lứa tuổi làm việc ở các ngành
nghề khác nhau.
- Thu thập các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại
khu vực nghiên cứu.
- Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực.
- Tiến hành điều tra theo phiếu điều tra đã lập sẵn; bộ câu hỏi trong
phiếu phải dễ hiểu đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
- Các kiến nghị được đưa ra phải phù hợp với tình hình địa phương và

có tính khả thi cao.
- Nắm được thực trạng sử dụng thuốc BVTV ở xã Thượng Đình –
huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều
kiện tốt hơn cho công tác BVMT sau này.
- Ý nghĩa thực tiễn:


3
Đưa ra nhận xét ban đầu về tình hình sử dụng thuốc BVTV và mức độ
ảnh hưởng của thuốc đối với môi trường tại Xã Thượng Đình.
Hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý, góp phần
giảm chi phí dùng thuốc, bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của người dân
nông thôn.
Tạo cơ sở đề xuất được các biện pháp quản lý và sử dụng thuốc BVTV
một cách phù hợp.
Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho người dân địa phương.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận
Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan:
- Khái niệm về môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao

quanh con người và có ảnh hưởng

tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát

triển của con người và sinh vật.( Lê Huy Bá, 2008) [1].
- Khái niệm về hóa chất BVTV: Là danh từ chung dùng để chỉ một
chất hoặc một hợp chất bất kỳ có tác dụng dự phòng, tiêu diệt hoặc kiểm soát
các sinh vật gây hại kể cả các Vector gây bệnh cho người và động vật, các
loại côn trùng hay động vật có hại trong quá trình sản xuất, chế biến, dự trữ,
xuất khẩu, tiếp thị lương thực, sản phẩm trong nông nghiệp, sản phẩm của gỗ,
thức ăn gia súc hoặc phòng chống các loại côn trùng, ký sinh trùng (Trần Văn
Hải, 2008) [8].
- Khái niệm về thuốc BVTV:
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có
nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng
và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên
thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và
các tác nhân khác(Trần Văn Hải, 2008) [8]
- Khái niệm về chất độc
Chất độc: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng
nhỏ cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể


5
sinh vật, phá hủy nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật
bị ngộ độc hoặc bị chết (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [19].
- Khái niệm về độc tính
Độc tính: Là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở
một lượng nhất định của chất độc đó (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [19].
Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: Độc tính là tính gây độc của một chất đối

với cơ thể sinh vật. Độc tính được chia ra các dạng:
 Độc cấp tính: chất độc xâm nhập vào cơ thể sinh vật gây nhiễm độc
tức thì, ký hiệu LD50 (Letal Dosis 50), biểu thị lượng chất độc (mg) đối với
1kg trọng lượng cơ thể có thể gây chết 50% cá thể vật thí nghiệm( thường là
chuột hoặc thỏ). Nếu chất độc lần với không khí (hơi độc hay ở trong nước)
thì được ký hiệu LC50 ( Letal Concentration 50) biểu thị lượng chất độc (mg)
trong một m3 không khí hoặc một lit nước có thể gây chết 50% cá thể thí
nghiệm. LD50 và LC50 càng thấp chứng tỏ độ độc cấp tính càng cao.
 Độc mãn tính(độc trường diễn): Chỉ khả năng tích lũy chất độc trong
cơ thể, khả năng gây đột biến, gây ung thư hoặc quái thai, dị dạng.
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng tới con người và
sinh vật [22].
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật BVMT năm 2005.
- Quyết định số 184/2006/QĐ – TTg ngày 10/08/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về
các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
- Quyết định số 89/2006/QĐ – BNN ngày 02/10/2006 của Bộ NN &
PTNT về việc ban hành quy định quản lý thuốc BVTV.


6
- Quyết định số 63/2007/QĐ – BNN ngày 2/07/2007 của Bộ NN & PTNT
về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về quản lý thuốc BVTV ban
hành theo quyết định số 89/2006/QĐ – BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ
NN & PTNT.
- Nghị định 58/2002/NĐ – CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ về
“hướng dẫn thi hành pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật”. trong đó có

“điều lệ BVTV”.
- Nghị định số 26/2003/NĐ – CP ngày 19/03/2003 của Chính phủ về
“quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật”.
- Thông tư số 38/2010/TT – BNN ngày 28/06/2010 của Bộ NN &
PTNT về việc quy định thuốc BVTV và công văn số 1538/BVTV – QLT
ngày 08/09/2010 hướng dẫn thi hành thông tư số 38/2010/TT – BNN.
- Thông tư số 12/2011/TT – BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài
nguyên & Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư 36/2011/TT – BNNPTNT ngày 20/05/2011 của Bộ NN &
PTNT về danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm
sử dụng ở Việt Nam.
- Thông tư số 10/2012/TT – BNNPTNT ngày 20/02/2012 của Bộ NN
& PTNT về việc ban hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn
chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam.
- Thông tư số 55/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/12/1014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về “ hướng dân triển khai một số hoạt động
bảo vệ môi trường trong chương trình mục tiêu quốc qia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”.
2.2. Giới thiệu chung về thuốc BVTV
Chủng loại HCBVTV đang được sử dụng ở Việt Nam rất đa dạng. Hiện
nay, nhiều nhất vẫn là hợp chất lân hữu cơ, Clo hữu cơ, nhóm độc từ Ia, Ib,
đến II và III, sau đó là các nhóm Cacbarmat và pyrethroid (Lê Huy Bá, 2008) [1].


7
Theo báo cáo của bộ thương mại thì hằng năm, mức tiêu thụ của
HCBVTV trong nước khoảng 1,5 triệu tấn, không kể một số lượng không nhỏ
được nhập cảng lậu qua đường biên giới mà chính quyền không thể kiểm soát
được. Theo thông tư 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 04 năm 2013 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì danh mục thuốc BVTV được phép

sử dụng có 1.634 hoạt chất, danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng có 12 hoạt
chất, danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng có 29 hoạt chất khác nhau [2].
2.2.1. Phân loại độ độc của HBVTV
Các nhà sản xuất HCBVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại, đơn vị
đo lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal dose 50) và tính bằng mg/kg
cơ thể. Các loại HCBVTV được chia mức độ độc như sau:
Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại
(theo quy định của WHO)
Trị số LD50 của thuốc(mg/kg)
Dạng lỏng

Dạng rắn

Qua miệng

Qua da

Qua miệng

Qua da

Rất độc

≤ 20

≤ 40

≤5

≤ 10


Độc

20 – 200

40 – 400

5 – 50

10 – 100

Độc trung bình

200 – 2000

400 – 4000

50 – 500

100 – 1000

Ít độc

> 2000

> 4000

> 500

> 1000


(Nguồn:Nguyễn Trần Oánh và cs, Giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [19]
Trong đó:
- LD50 Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị
LD50 càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh.
- Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một số giọt uống hay nhỏ mắt.
- Liều 5 – 50mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê.
- Liều 50 – 500mg/kg thể trọng tương đương hai thì súp


8
Bảng 2.2. Bảng phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại theo WHO
Nhóm Độc
Cảnh

Cảnh

Báo(III)

báo(IV)

500 – 5000

>5.000

Nguy hiểm(I)

Báo động(II)

< 50


50 – 500

<200

200 – 2000

<2

0.2 – 2

Gây hại niêm

Đục màng, sừng

mạc, đục màng,

mắt và gây ngứa

Gây ngứa

sừng mắt kéo dài

niêm mạc 7

niêm mạc

>7 ngày

ngày


LD50 qua
miệng
(mg/kg)
LD50 qua da
(mg/kg)
LD50 qua hô
hấp (mg/kg)
Phản ứng
niêm mạc
mắt
Phản ứng da

Mẩn ngứa da
kéo dài

Mẩn ngứa 72h

2000 –
20.000
2 - 20

>20.000

>20

Không
gây ngứa
niêm mạc


Mẩn ngứa

phản ứng

nhẹ 72h

nhẹ 72h

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, Giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [19]


9
Bảng 2.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện
tƣợng về độ độc cần ghi trên nhãn theo WHO
LD50 đối với chuột (mg/kg)
Nhóm

Chữ

Hình tƣợng

vạch

độc

đen

(đen)

màu


Qua miệng

Qua da

Thể

Thể

Thể

Thể

rắn

lỏng

rắn

lỏng

≤ 50

≤ 200

≤ 100

≤ 400

>50 –


>200 –

>100 –

>400 –

500

2000

1.000

4000

500 –

>2000

2000

– 3000

>1.000

>4.000

>2.000

>3.000


>1.000

>4.000

Đầu lâu
Nhóm

Rất

độc I

độc

xương chéo
trong hình

Đỏ

thoi vuông
trắng
Chữ thập

Nhóm

Độc

chéo trong

độc II


cao

hình thoi

Vàng

vuông trắng
Đường chéo
Nguy
hiểm

Nhóm
độc III

không liền

Xanh

nét trong

nước

hình thoi

biển

vuông trắng
Cẩn


Không biểu

Xanh

thận

tượng

lá cây

(Nguồn:Nguyễn Trần Oánh và cs, Giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [19]
2.2.2. Những hệ quả của thuốc BVTV gây ra cho sinh quần
2.2.2.1. Ưu điểm của biện pháp sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp
Trên thực tế hiện nay, dù muốn hay không ta cũng không thể phủ nhận
sự cần thiết của HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp của nước ta cũng như


10
nhiều nước trên thế giới. chúng ta đều hiểu rõ, thuốc BVTV nếu được sử dụng
hiệu quả sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người sản xuất như:
- Tiêu diệt dịch hại nhanh, triệt để và chắc chắn.
- Chặn đứng được dịch hại, nhất là trường hợp dịch hại phát sinh thành
dịch, đe dọa nghiêm trọng tới năng suất cây trồng mà các biện pháp khác
không thể ngăn cản nổi.
- Trong một thời gian rất ngắn có thể sử dụng trên diện tích rộng với
các phương tiện rải thuốc tiên tiến nhất.
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ năng suất, giá trị thẩm mĩ của
nông sản.
2.2.2.2. Nhược điểm của phương pháp sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất
nông nghiệp

Bên cạnh những giá trị lợi ích đó ta không thể không nhắc tới những
hậu quả mà thuốc BVTV gây ra như:
- Gây ô nhiễm môi trường, đầu độc khí quyển, ảnh hưởng đến mọi vật.
- Dư lượng thuốc tồn đọng trong nông sản, thực phẩm, đất, nước gây
ảnh hưởng xấu tới hoạt động sống của con người và các động vật khác.
- Hình thành nên tính kháng thuốc của dịch hại hoặc phát sinh dịch hại
mới...gây khó khăn cho công tác phòng trừ.
2.2.3. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc BVTV
- Nguyên tắc chung: Với thuốc BVTV chỉ được sử dụng thuốc BVTV
trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng hoặc danh mục hạn chế sử
dụng do Bộ NN & PTNT ban hành.
- Nghiêm cấm sử dụng thuốc BVTV trong danh mục cấm sử dụng ở
Việt Nam; các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; các loại thuốc không
có nhãn hoặc nhẵn chỉ ghi bằng tiếng nước ngoài.
- Sử dụng thuốc BVTV đúng với hướng dẫn được ghi trên nhãn thuốc.


11
- Sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc,
đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách) và phải tuân thủ thời gian
cách ly đã được ghi trên nhãn.
Chính quyền cấp xã. Phường chịu trách nhiệm quản lý việc buôn bán,
sử dụng thuốc BVTV tại địa phương; phối hợp với cơ quan chuyên môn về
bảo vệ và kiểm dịch thực vật tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn việc sử dụng
thuốc BVTV hiệu quả và xử lý các hành vi vi pham.
- Độc với cơ thể sinh vật: Tác động tới hệ thần kinh làm sinh vật tê liệt
và dẫn tới tử vong.
- Tồn dư lâu dài trong đất, nước qua chuỗi thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ
thể con người gây nhiều rối loạn và phát triển thành bệnh như ung thư, viêm
loét ngoài da...

2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới
Trước thế kỷ XX, theo một số triết gia cổ đại cho biết thì việc sử dụng
HCBVTV đã có từ xa xưa qua việc dùng lá cây rai xuống chỗ nằm để tránh
côn trùng đốt. Tài liệu của Hassall mô tả việc sử dụng các chất vô cơ để tiêu
diệt các loại côn trùng đã có từ thời Hy Lạp cổ đại, con người cũng đã biết sử
dụng các loài cây độc và lưu huỳnh trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh (Đỗ Hàm
và cs, 2007) [7], ( Phạm Bích Ngân và cs, 2006) [17]. Giữa thế kỷ XVI người
Trung Quốc đã biết dùng các chất thạch tín sau đó là Nicotin chiết xuất từ cây
thuốc lá để bảo vệ cây trồng ( Bùi Thanh Tâm và cs, 2002) [24]. Cuối thế kỷ
XIX, các HCBVTV đã được sử dụng rộng rãi nhưng biện pháp hóa học lúc
này vẫn chưa có vai trò đáng kể trong sản xuất nông nghiệp.
Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960, HCBVTV hữu cơ ra đời làm thay đổi
vai trò của biện pháp hóa học trong sản xuất nông nghiệp. Biện pháp hóa học
được khai thác ở mức tối đa. Từ cuối những năm 1950 những hậu quả xấu của


12
HCBVTV gây ra cho con người và môi trường được phát hiện (Nguyễn Trần
Oánh và cs, 2007) [19].
Từ năm 1960 – 1980, việc lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả
rất xấu cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Chính vì điều này mà các nhà
khoa học đã đầu tư vào nghiên cứu các loại HCBVTV mới an toàn hơn đối
với môi trường và sức khỏe con người. Nhiều HCBVTV mới ra đời có nguồn
gốc sinh học hay tác động sinh học. Lượng HCBVTV được sử dụng trên thế
giới không những không giảm mà còn liên tục tăng lên (Nguyễn Trần Oánh
và cs, 2007) [19].
Từ năm 1980 cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các
ngành KHCN, thuốc BVTV cũng được phát minh và sử dụng ngày càng nhiều
và đã đem lại những lợi ích kinh tế to lớn. Tới nay đã có hàng ngàn chất được

sáng chế và sử dụng làm thuốc BVTV. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế
giới (WHO), năm 1972 toàn thế giới sử dụng lượng thuốc BVTV trị giá 7,7 tỷ
USD, năm 1985 khoảng 16 tỷ USD, đến năm 1990 sử dụng trên 3 triệu tấn
hoạt chất thuốc BVTV, trị giá khoảng 25 tỷ USD. Trong đó thuốc trừ cỏ
chiếm 46%, thuốc trừ sâu chiếm 31%, thuốc trừ bệnh 18%, và 5% là các
thuốc khác. Khoảng 80% thuốc BVTV sản xuất ra được sử dụng ở các nước
phát triển. Tuy vậy, tốc độ sử dụng thuốc BVTV ở các nước đang phát triển
tăng 7-8%/năm, nhanh hơn các nước phát triển (2-4%/năm). Trong đó chủ
yếu là các thuốc trừ sâu (chiếm 70%) (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006)[10] .
Việc lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả rất xấu cho môi
trường và sức khoẻ cộng đồng. Trong nhân dân tư tưởng sợ hãi, không dám
dùng HCBVTV xuất hiện, thậm chí có người cho rằng cần loại bỏ không
dùng HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp . Chính vì điều này các nhà khoa
học đã đầu tư nghiên cứu các loại HCBVTV mới an toàn hơn đối với môi
trường và sức khoẻ con người. Nhiều HCBVTV mới ra đời như hoá chất trừ


13
cỏ mới, các HCBVTV nhóm perethroid tổng hợp, các HCBVTV bệnh có
nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinh trưởng côn
trùng và cây trồng. Lượng HCBVTV được dùng trên thế giới không những
không giảm mà còn liên tục tăng lên .Từ những năm 1980 đến nay, vấn đề
bảo vệ môi trường được quan tâm hơn, vai trò của biện pháp hoá học vẫn
được thừa nhận. Tư tưởng sợ HCBVTV cũng bớt dần , do hiểu biết tốt hơn về
tác động qua lại của côn trùng và cây trồng, các loại HCBVTV đã được phát
triển lên một tầm cao mới cũng như đã có một chiến lược mới về công thức
hoá học và các phương pháp sử dụng. Nhiều loại hoá chất mới, trong đó có
nhiều HCBVTV sinh học có hiệu quả cao với dịch hại nhưng an toàn với môi
trường ra đời . Sự phát triển mới này đã tạo ra cơ hội giảm bớt nguy cơ nhiễm
độc HCBVTV. Sản lượng HCBVTV thế giới tăng lên theo thời gian, năm

1955 thế giới sản xuất ra gần 400 nghìn tấn, thập niên 90 của thế kỷ XX sản
xuất ra hơn 3 triệu tấn mỗi năm . Đến nay thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu
tấn/năm với 2.537 loại HCBVTV . Những quốc gia có sản lượng, kim ngạch
xuất nhập khẩu và sử dụng HCBVTV đứng hàng đầu thế giới là Trung Quốc
và Hoa Kỳ.
Tại Trung Quốc để tăng cường tự chủ về HCBVTV, Chính phủ Trung
Quốc đã gia tăng đầu tư vào ngành công nghiệp HCBVTV. Chính vì vậy
ngành công nghiệp sản xuất HCBVTV phát triển mạnh, hiện tại có hơn 2500
nhà máy sản xuất lớn, nhỏ. Sản lượng HCBVTV của Trung Quốc đã tăng
trưởng nhanh, năm 2007 đạt 1731 nghìn tấn, năm 2008 đạt 1902 nghìn tấn.
Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất trong ngành công nghiệp HCBVTV toàn
cầu. Năm 2007 lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ, Trung Quốc đứng
đầu thế giới về sản xuất, sử dụng HCBVTV và cũng là nước xuất khẩu lượng
HCBVTV đứng hàng đầu thế giới. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc tổng
lượng xuất khẩu HCBVTV năm 2008 là 485 nghìn tấn với kim ngạch hơn 2 tỷ USD .


14
Tại Hoa Kỳ, từ 1966 đến 1986 nhu cầu đối với HCBVTV của nông dân
tăng rất mạnh, diện tích cây trồng được phun HCBVTV và chất diệt cỏ tăng
gấp đôi 75 % diện tích canh tác nông nghiệp của Hoa Kỳ đã và đang sử dụng
HCBVTV. Số HCBVTV nông dân sử dụng tăng từ 353 triệu lên 475 triệu
Pound. Ở Hoa Kỳ sản lượng HCBVTV được chi phối bởi khoảng 28 công ty
lớn, Hoa Kỳ là một quốc gia xuất khẩu HCBVTV lớn, năm 2008 xuất khẩu
115 nghìn tấn kim ngạch hơn 2 tỷ USD .
Trên đây là 2 quốc gia hàng đầu thế giới về sản lượng, kim ngạch xuất
nhập khẩu và sử dụng HCBVTV, ngoài ra một số nước sử dụng nhiều như:
Thái Lan, Nhật Bản, Brazil…Tuy vậy, mức đầu tư và cơ cấu tiêu thụ các
nhóm hoá chất tuỳ thuộc trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước .
HCBVTV thế giới là những hoá chất có độc tính cao đã từng bước

được loại ra khỏi thị trường và thay vào đó là các loại HCBVTV ít độc hại
hơn đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
2.3.2. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam
Giai đoạn trước năm 1957, biện pháp hóa học hầu như không có vị trí
trong sản xuất nông nghiệp. Tháng 1 năm 1956 thành lập tổ hóa bảo vệ thực
vật của Viện Khảo cứu trồng trọt đã đánh dấu sự ra đời của ngành hóa BVTV
ở Việt Nam (Phùng Văn Hoàn, 1997) [12]. Năm 1961, Cục BVTV được
thành lập là một cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ NN & PTNT. HCBVTV
được dùng lần đầu trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc tại Hưng Yên (vụ
Đông – Xuân 1956 – 1957), miền Nam HCBVTV được sử dụng từ năm 1962
(Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [19]
Giai đoạn 1957 – 1975, thời kỳ bao cấp việc nhập khẩu quản lý và phân
phối HCBVTV hoàn toàn do nhà nước thực hiện. Lượng HCBVTV dùng
không nhiều với hơn 20 chủng loại chủ yếu là thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh
(Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [19].


15
Thời kỳ 1976 – 1980, mỗi năm cả nước sử dụng 1.600 tấn HCBVTV.
Thời kỳ 1986 – 1990 trung bình mỗi năm cả nước sử dụng 1.400 tấn
HCBVTV, trong đó 55% là lân hữu cơ, 12% là hợp chất carbamat còn lại là
hợp chất thủy ngân, asen. Đa phần là các hóa chất tồn lưu lâu trong môi
trường hay có độc độc cao (Bùi Thanh Tâm và cs, 2002) [24].
Giai đoạn 1990 đến nay, kể từ khi có chính sách đổi mới năm 1986, thị
trường HCBVTV đã thay đổi cơ bản. Nền kinh tế thị trường, nguồn hàng
phong phú, nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều kiện
lựa chọn HCBVTV, giá cả khá ổn định có lợi cho nông dân (Nguyễn Trần
Oánh và cs, 2007) [19]. Năm 1991, hóa chất trừ sâu chiếm 83,3%, hóa chất
trừ nấm 9,5%, hóa chất diệt cỏ 4,1% và những loại khác chiếm 3,1% (Đỗ Văn
Hòe, 2005) [9]. Đến năm 2008 tỷ lệ hóa chất trừ sâu chiếm 37,9%, hóa chất

trừ nấm chiếm 21,12%, hóa chất diệt cỏ 13,77%, hóa chất diệt côn trùng
23,46% và những loại khác là 3,75%. Lượng HCBVTV tiêu thụ qua các năm
tăng đần, kim ngạch nhập khẩu HCBVTV tăng mạnh [27]. Theo số liệu của
Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu HCBVTV và nguyên liệu năm
2007 là 382.830.015 USD tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2006, năm 2008 là
473.760.692 USD tăng 23.6% so với cùng kỳ năm 2007. Nguồn HCBVTV
được nhập khẩu về trong năm 2008 chủ yếu từ : Trung Quốc (200.262.568
USD), Singapore (91.116.287 USD), Ấn Độ (42.219.807 USD), kế tiếp là
Nhật Bản (19.412.585 USD). Hiện nay số lượng và chủng loại HCBVTV sử
dụng ở nước ta tương đối cao so với khu vực (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)
[19]. Năm 2009, Bộ NN & PTNT cho phép 886 hoạt chất và 2537 thương
phẩm được phép sử dụng tại Việt Nam [2].
Thực trạng sử dụng HCBVTV, theo số liệu kiểm tra từ năm 2007 2009, tỷ lệ số hộ vi phạm: 35 - 17,8%, trong đó không đảm bảo thời gian cách
ly là 2,0 - 8,43%; không đúng nồng độ và liều lượng là 10,24 - 14,34%; sử


16
dụng thuốc cấm : 0.19 - 0.0%; thuốc ngoài danh mục: 2.17 - 0.52% (Vương
Trương Giang và cs, 2011) [6]. theo số liệu Cục BVTV giai đoạn 1981 1986, trong vòng 10 năm (2000 - 2011) số lượng HCBVTV được sử dụng
tăng 2.5 lần; số loại thuốc đăng ký sử dụng tăng 4,5 lần và giá trị thuốc nhập
khẩu tăng 3,5 lần. Số hoạt chất đăng ký sử dụng ở Việt Nam gần 1000 loại,
còn các nước trong khu vực là 400 - 600 loại (Nguyễn Quang Hiếu, 2012) [11].
Ở Việt Nam hệ thống văn bản pháp quy về quản lý HCBVTV tương
đối đầy đủ. Pháp lệnh về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật của Ủy ban thường vụ
Quốc hội công bố vào tháng 8/2001. Kèm theo là hệ thống văn bản hướng dẫn
thực hiện các Pháp lệnh này như: Các nghị định 58/2002/NĐ - CP về điều lệ
BVTV, nghị định 26/2003/NĐ - CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Chính phủ, các Thông tư của Bộ NN &
PTNT, Bộ Y tế... Về quản lý và sử dụng HCBVTV, về quản lý nhà nước mặc
dù đã có rất nhiều văn bản quy định việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu

HCBVTV tuy nhiên thực tế công tác quản lý còn rất nhiều bất cập. Qua công
tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan chức năng còn phát hiện việc buôn bán, sử
dụng HCBVTV cấm, HCBVTV ngoài danh mục, HCBVTV giả, HCBVTV
kém chất lượng, HCBVTV quá hạn sử dụng. Tình trạng thông tin, quảng cáo,
ghi nhãn HCBVTV sai quy định vẫn tồn tại.
Để tăng cường công tác quản lý HCBVTV từ đăng ký, nhập khẩu, sản
xuất kinh doanh và sử dụng, ngày 03/06/2009, Bộ NN & PTNT vừa ra chỉ thị
số 1504/CT-BNN-BVTV, về việc tăng cường quản lý đăng ký, nhập khẩu,
sản xuất kinh doanh và sử dụng HCBVTV. Đặc biệt là thuốc BVTV theo đó
Bộ NN & PTNT yêu cầu các địa phương, các cơ quan chức năng, các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV triển khai thực hiện.


×